Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

ĐO LƯỜNG CÁC ĐẶC TÍNH VĂN HÓA KINH DOANH VIỆT NAM SỬ DỤNG MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG THỨC PHÁP LUẬN CỦA TROMPERNAARS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.03 KB, 80 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cấp thiết của đề tài.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, khi các dân tộc
ngày càng ràng buộc gắn bó với nhau hơn bao giờ hết, khi các tế bào gia đình,
các tổ chức và cả những đơn vị kinh doanh cũng đang chịu áp lực ngày càng
lớn của những dòng chảy biến động của văn hóa và hội nhập thì ngay cả những
tập đoàn hùng mạnh đến những công ty nhỏ bé đều phải đứng trước các thách
thức xây dựng văn hóa riêng phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của
công ty đó. “Một cao trào mãnh liệt đang xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới
ngày nay, tạo ra môi trường... lạ lùng. Trong bối cảnh đầy thách thức đó, các
doanh nhân phải chèo chống cố cưỡng lại trào lưu kinh tế đang trội dạt…các hệ
thống giá trị đang tan vỡ và sụp đổ…” (Chinh phục các đợt sóng văn hóa,
2008, trang 6). Văn hóa là một phần không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp
và văn hóa doanh nghiệp, văn hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự
phát triển bền vững. Điều đó lí giải vì sao các tập đoàn lớn thành công trên cả
thế giới và ở Việt Nam đều phải tạo dựng được nét đặc trưng văn hóa riêng
biệt, độc đáo nhưng cũng rất toàn cầu.
Với thực tế đó, những nghiên cứu văn hóa vô cùng cần thiết. Trên thế
giới đã có rất nhiều học giả nghiên cứu văn hóa như Trompernaars, Hall,
Alder, Hofstede,... trong đó công trình của Hofstede và Trompernaars có quy
mô rộng trên toàn thế giới. Các công trình nghiên cứu này đã chỉ ra những đặc
trưng văn hóa của từng quốc gia góp phần làm cho thế giới xích lại gần nhau
vượt qua những rào cản về văn hóa.
Năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại thế giới khiến việc xử lý những thách thức về văn hóa đối với các
doanh nghiệp trở nên cấp bách. Những chuyển biến thay đổi diễn ra nhanh
chóng hơn cùng với sự du nhập của nhiều những yếu tố văn hóa khiến hoạt



2

động của doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phức tạp trong mối quan hệ công
việc, cá nhân, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp đa dạng...
Từ việc tổng hợp các công trình nghiên cứu đã công bố trong và ngoài
nước, có thể thấy:
1. Một số lượng hạn chế các nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế về
so sánh văn hóa kinh doanh giữa Việt Nam với các nước trên
thế giới và ngược lại.
2. Một số lượng hạn chế các nghiên cứu đã đưa ra khuyến nghị
trong kinh doanh giữa Việt Nam với thế giới dựa trên các
phương diện văn hóa.
3. Chưa có một công trình nghiên cứu mang tính định lượng về
văn hóa Việt Nam dựa trên mô hình văn hóa phổ biến thế giới
của Trompernaaars.
Vì vậy, với mong muốn đóng góp một phần vào cái nhìn tổng quan, so
sánh văn hóa Việt Nam với các nước trên thế giới trên cùng một mô hình
nghiên cứu, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài: “ Đo lường các đặc tính văn
hóa kinh doanh Việt Nam sử dụng mô hình và phương pháp luận của
Trompernaars”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài là đo lường các đặc tính văn hóa kinh doanh ở Việt Nam dựa trên
mô hình có sẵn và phương pháp luận của Trompernaars, dựa trên công trình “
Chinh phục các đợt sóng văn hóa”- Trompernaars, 2005, NXB Tri Thức.
Mục tiêu chính của nhóm:
1. Đo lường các phương diện văn hóa dân tộc có ảnh hưởng đến kinh
doanh.
2. Định vị văn hóa Việt Nam trên bản đồ của tác giả Trompernaars.
3. Đưa ra khuyến nghị kinh doanh giữa Việt Nam với các nước khác.



3

4. Đưa ra khuyến nghị kinh doanh giữa các nước khác với Việt Nam.
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu kết hợp hai phương pháp: định tính và định lượng.
• Phương pháp định tính: phỏng vấn chuyên gia để đưa ra các
nhận định khách quan về văn hóa, đồng thời trong quá trình
nghiên cứu, nhóm đã phỏng vấn 15 người đi làm để có cái nhìn
tổng quan và xác thực hơn về các tình huống được lựa chọn.
• Phương pháp định lượng: bảng hỏi với 6 tình huống trong hệ
thống các tình huống đưa ra trong cuốn “ Chinh phục các đợt
sóng văn hóa” - Trompernaars, 2005, nhóm nghiên cứu tiến hành
điều tra 538 đối tượng chủ yếu là những người đang đi làm và
đang theo học tại chức, văn bằng hai, cao học tại trường Đại học
Kinh Tế Quốc Dân. Sau đó, thông kê, xử lý số liệu thu thập được
trên phần mềm SPSS.
Dữ liệu nghiên cứu bao gồm: dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.
• Dữ liệu sơ cấp: nhóm thu thập dữ liệu dựa trên bảng hỏi với sáu
tình huống về sáu phương diện văn hóa được nghiên cứu. Sáu
câu hỏi này được nằm trong hệ thống các câu hỏi mà
Trompernaars đưa ra trong cuốn “ Chinh phục các đợt sóng văn
hóa”, 2008, NXB Trị Thức.
• Dữ liệu thứ cấp: thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá các
tài liệu nghiên cứu trước, thừa kế có chọn lọc những tài liệu này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu


4


Đề tài nghiên cứu tập trung vào đo lường các đặc tính văn hóa kinh
doanh chủ yếu trên địa bàn Hà Nội dựa trên mô hình và phương pháp luận của
Trompernaars, chứ không phải toàn bộ hệ thống các giá trị văn hóa Việt Nam.
Mặc dù vậy, kết quả của đề tài có giá trị tham khảo cao đối với các doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài.
4. Cấu trúc của báo cáo nghiên cứu
Báo cao nghiên cứu khoa học gồm ba chương chính:
Chương 1: trình bày cơ sở lý luận về văn hóa và các mô hình đo lường phương
diện văn hóa dân tộc.
Chương 2: trình bày phần nghiên cứu thực địa bao gồm: quá trình nghiên cứu
và kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu.
Chương 3: trình bày một số quan sát chung trong xã hội Việt Nam theo sáu
phương diện đã nghiên cứu và đồng thời đưa ra khuyến nghị trong kinh doanh
giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.


5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH
VÀ CÁC MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG PHƯƠNG DIỆN VĂN HÓA
DÂN TỘC
1.1Văn hoá và văn hoá kinh doanh
1.1.1 Khái niệm văn hoá
Văn hóa là một khái niệm mở và phức tạp với nhiều định nghĩa khác
nhau. Năm 1952, hai nhà nhân chủng học Strodtbeck và Kluckhohn đã liệt kê
được 164 khái niệm khác nhau về văn hóa. Không có định nghĩa nào là đúng
hay sai một cách tuyệt đối. Đó là lý do cần đưa ra một số định nghĩa khác nhau
để xem xét theo các khía cạnh khác nhau.
Theo PGS.TS Trần Ngọc Thêm, văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá

trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt
động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
xã hội. (Cơ sở văn hóa Việt Nam, 1997, trang 10).
Theo Federico Mager Zaragoza, tổng giám đốc UNESCO, văn hóa phản
ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống con
người đã và đang diễn ra qua hàng thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống
các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa vào đó mỗi dân tộc khẳng
định bản sắc của mình để tồn tại và phát triển. (Lễ phát động thập kỷ thế giới
phát triển văn hóa của UNESCO, Paris, 1992).
Theo Edgar Schein (1993), văn hóa là một khuôn mẫu các giả định cơ
bản được chia sẻ mà nhóm học được khi nó giải quyết các vấn đề để thích nghi
với bên ngoài hay hòa nhập bên trong, mà đã vận hành tốt đủ để được coi là có
giá trị và do đó, được dạy cho các thành viên mới.
Theo Hofstede (1994), nhà tâm lý học người Đan Mạch, thế giới đầy rẫy
sự đối đầu giữa người, nhóm người, các tổ chức và các quốc gia với những suy
nghĩ, cảm xúc và hành động khác nhau. Văn hóa là sự hình thành nhân cách
mang tính tập thể phân biệt các thành viên của nhóm người này với nhóm
người khác. Theo nghĩa này, văn hóa bao gồm các hệ thống giá trị và các giá trị
là ở giữa các dãy nhà văn hóa. (Hofstede, 2004, trang 22).
“Văn hóa là các hành vi được học hỏi gồm cách suy nghĩ, cảm nhận và


6

hành động” (Hofstede, 1996, trang 41).
Cũng theo Hofstede, văn hóa có thể được tưởng tượng như một củ hành
với nhiều lớp khác nhau:
• Lớp đầu tiên là những cái do con người tạo ra và các hành vi. Chúng
là những biểu hiện vật chất như kiến trúc hay quy tắc ăn mặc.
• Lớp thứ hai bao gồm các biểu hiện của hành vi như lễ nghi chào hỏi,

bắt tay, hôn… Nó có liên quan tới các giá trị là các quan niệm, tư tưởng được
chia sẻ bởi các thành viên của một nền văn hóa về cái gì là tốt, và cái gì là
không tốt; liên quan tới các chuẩn mực là các hướng dẫn không chính thống về
cái gì là hành vi xã hội chuẩn mực được xem xét trong một nhóm người cụ thể.
• Lớp thứ ba ám chỉ biểu hiện bằng lời rõ ràng như truyện cười, giai
thoại hay thần thoại…
Ba lớp này có thể được so sánh và hoàn thiện bởi mô hình tảng băng trôi.
Hình 1.1. Mô hình tảng băng trôi về văn hóa

Nguồn: Hofstede (1995)
Theo mô hình tảng băng trôi này, lớp bề mặt liên quan tới những cái do
con người tạo ra và các hành vi không bị che giấu. Các quy tắc ngầm hiểu là
các biểu hiện hành vi được hiểu ngầm ít hay nhiều. Và các quy tắc tiềm thức
thể hiện những thứ mà người ta có thể không nghĩ đến.
Trong số các định nghĩa trên, định nghĩa và cách phân chia lớp văn hóa
của Geert Hofstede là hữu ích hơn cả để tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp.
1.1.2 Khái niệm văn hoá kinh doanh


7

Càng ngày con người càng nhận thấy rằng văn hóa tham gia vào mọi
quá trình hoạt động của con người và sự tham gia đó ngày càng được thể hiện
rõ nét và tạo thành những lĩnh vực văn hóa đặc thù như văn hóa chính trị, văn
hóa pháp luật, văn hóa giáo dục, văn hóa giá đình… và văn hóa kinh doanh.
Theo từ điển tiếng Việt, kinh doanh được hiểu là tổ chức việc sản xuất
sao cho sinh lời. Với nghĩa phổ thông này từ “ kinh doanh” không những có
nghĩa “buôn bán” mà còn bao hàm cả nghĩa tổ chức nhằm đạt mục đích đạt lợi
nhuận qua một loạt các hoạt động kinh doanh như hoạt động tiếp thị, quản trị,
tài chính, kế toán, sản xuất. Kinh doanh là hoạt động cơ bản của con người,

xuất hiện cùng với hàng hóa và thị trường. Mục đích chính của kinh doanh là
đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh nên bản chất của của kinh doanh là
kiếm lời. Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh là một nghề chính đáng xuất
phát từ nhu cầu phát triển của xã hội, do sự phân công lao động xã hội tạo ra.
Còn việc kinh doanh như thế nào, kinh doanh đem lại lợi ích gì và giá trị
cho ai thì đó chính là vấn đề của văn hóa kinh doanh. Theo nghĩa rộng văn hóa
kinh doanh là toàn bộ các giá trị vật chất và giá trị tinh thần do chủ thể kinh
doanh sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động kinh doanh, trong sự
tương tác giữa chủ thể kinh doanh với môi trường kinh doanh. Theo nghĩa hẹp
“văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị các chuẩn mực, các quan niệm
và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trìn kinh doanh, được thể
hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một
khu vực” (Dương Thị Liễu, giáo trình Văn hóa kinh doanh, 2011, NXB ĐH
Kinh tế Quốc Dân).
Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các giá trị văn hóa được chủ thể kinh
doanh sử dụng và tạo ra trong một hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh
doanh của chủ thể đó. Văn hóa kinh doanh không chỉ là văn hóa mà các chủ thể
kinh doanh sử dụng trong kinh doanh của họ mà còn là giá trị sản phẩm văn
hóa mà các chủ thể kinh doanh (là doanh nhân, doanh nghiệp) sáng tạo ra trong
hoạt động kinh doanh của họ. Theo đó, văn hóa kinh doanh ở đây được xem
xét trên 2 phương diện:


8

•Cách thức, mức độ mà doanh nhân, doanh nghiệp sử dụng trong quá
trình kinh doanh của họ.
•Sản phẩm và những giá trị văn hóa mà các doanh nhân doanh nghiệp
tạo ra trong hoạt động kinh doanh của họ.
Văn hóa kinh doanh là những giá trị văn hóa gắn liền với hoạt động kinh

doanh thể hiện trong hình thức mẫu mã và chất lượng sản phẩm, trong thông
tin quảng cáo của sản phẩm, trong cửa hàng bày bán sản phẩm trong cách chọn
và bố trí máy móc và dây chuyền công nghệ, trong cách tổ chức bộ máy nhân
sự và các quan hệ giao tiếp ứng xử của người bán đối với người mua, trong tâm
lý bản thị hiếu tiêu dùng, rộng ra là trong cả quá trình tổ chức sản xuất kinh
doanh…nhằm tạo ra những chát lượng hiệu quả kinh daonh nhất định. Trong
quan hệ giữa các doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh có thể bao gồm môi
trường kinh doanh trong thị trường, những quy tắc ứng xử được các đối tác
cùng chia sẻ hoặc những truyền thống hay thói quen có tính đặc thù cho từng
thị trường, từng nước hay từng nhóm đối tác. Văn hóa kinh doanh không chỉ
tạo ra tiêu chí cho cách thức kinh doanh hàng ngày mà còn tạo ra những khuôn
mẫu chung về quan điểm và động cơ trong kinh doanh. Văn hóa kinh doanh là
những nét văn hóa rất được chú trọng trong các quốc gia công nghiệp hóa
nhanh và thành công.
Bản chất của văn hóa kinh doanh là làm cho cái lợi gán bó chặt chẽ với
cái đúng , cái tốt và cái đẹp. Văn hóa kinh doanh là một phương diện của văn
hóa xã hội, kinh doanh có văn hóa đòi hỏi chủ thể không chỉ đạt được mục tiêu
lợi nhuận cá nhân mà còn mang đến cái lợi cái thiện cái đẹp cho khách hàng,
đối tác, xã hội, nó cần áp dụng trong hoạt động của doanh nghiệp doanh nhân
và cả trong hành vi ứng xử của khách hàng.
Văn hóa kinh doanh được cấu thành bởi các yếu tố chính là triết lý kinh
doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp và văn
hóa ứng xử trong hoạt động kinh doanh. Văn hóa kinh doanh là văn hóa của
nghề kinh doanh, là văn hóa của cộng đồng kinh doanh, là văn hóa của giới
doanh nhân. Vai trò của nó không chỉ trong công tác quản trị nội bộ mà còn cả


9

trong quan hệ của doanh nghiệp, doanh nghiệp với xã hội; doanh nghiệp cần

tạo ra những sản phẩm dịch vụ có hàm lượng văn hóa đậm đà, vươn tới việc
sáng tạo ra các giá trị nhân văn giàu bản sắc, qua đó quảng bá nâng tầm giá trị
thương hiệu quốc gia dân tộc.
1.2 Các nghiên cứu trước đây về các phương diện văn hoá kinh doanh trên
thế giới
Hình 1.2: Các phương diện văn hóa

(nguồn: Scheinder và Barsoux 2003)
1.2.1 Mô hình văn hóa của Hall
Edward Twitchell Hall (16/5/1914 – 20/7/2009) là nhà nhân chủng học
người Mỹ và là nhà nghiên cứu về các nền văn hóa khác nhau. Dựa trên kinh
nghiệm ở ban đối ngoại, Edward T.Hall đã xuất bản hai cuốn sách “The Silent
Language” (1959) và “The Hidden Dimension” (1969). Trong hai cuốn sách
này, ông định nghĩa hai khía cạnh văn hóa: văn hóa bối cảnh cao/thấp và định
hướng thời gian polychronic/monochronic.
Đầu tiên, ông định nghĩa văn hóa bối cảnh cao, văn hóa bối cảnh thấp
chủ yếu liên quan tới cách truyền đạt thông tin. Theo Hall, trong văn hóa bối


10

cảnh cao, việc trao đổi thông tin thành công hay không phụ thuộc vào việc áp
dụng khung hiểu biết được chia sẻ, ý nghĩa thường ngầm hiểu chứ ít theo nghĩa
đen, dựa nhiều vào giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, diễn tả nét mặt, tiếp xúc mắt,
sự im lặng, và các ám hiệu không lời và bối cảnh đóng vai trò quyết định.
Trong văn hóa bối cảnh thấp, truyền tải thông tin dựa trên ý nghĩa rõ ràng,
thường được viết ra, từ ngữ được hiểu theo nghĩa đen, truyền đạt không lời
thường bị bỏ qua.
Khái niệm bối cảnh cao/thấp là một trong những khái niệm đơn giản
nhất sử dụng trong các cuộc gặp giữa các nền văn hóa khác nhau. Khái niệm

này chủ yếu đề cập tới ngôn ngữ, cái mà nằm ở lớp bên ngoài trong văn hóa
“củ hành” theo cách chia của Hofstede, và là một trong những khái niệm cơ
bản nhất cho bất kỳ loại trao đổi văn hóa giao tiếp nào, hoặc khi cần phân tích
chúng.
Khái niệm thứ hai của Hall là định hướng thời gian polychronic và
monochronic. Khái niệm này liên quan tới cách các nền văn hóa cấu trúc thời
gian của họ. Bảng sau giúp đưa ra cái nhìn tổng quan ngắn gọn về hai khái
niệm thời gian này:
Bảng 1.1: Mô phỏng định hướng thời gian
Văn hóa Monochronic
Mối

quan

hệ Quan hệ giữa các cá nhân

giữa các cá nhân

Đặt đồng hạng
hành động

Xử lý công việc

phụ thuộc vào kế hoạch đưa ra
Kế hoạch đặt đồng hạng với
hành động, thời gian cuộc hẹn
là khắt khe
Một công việc một lúc

Văn hóa Polychronic

Kế hoạch đưa ra phụ thuộc
vào mối quan hệ giữa các cá
nhân
Mối quan hệ giữa các cá
nhân đồng hạng với các hành
động, thời gian cuộc hẹn linh
hoạt
Nhiều công việc được xử lý

đồng thời
Thời gian nghỉ Thời gian nghỉ giải lao và Thời gian nghỉ giải lao và


11

giải lao và cá
nhân
Cơ cấu thời gian
Sự tách biệt thời
gian



công việc

nhân/

thời gian cá nhân là bất khả
xâm phạm bất kể mối ràng


thời gian cá nhân phụ thuộc

mối ràng buộc cá nhân
buộc cá nhân
Thời gian không linh hoạt, Thời gian linh hoạt, thời gian
thời gian là cụ thể, rõ ràng
Thời gian làm việc tách biệt
rõ ràng với thời gian cá nhân

là vô hình, hay thay đổi
Thời gian làm việc không
tách biệt rõ ràng với thời

gian cá nhân
Các hoạt động bị tách biệt với Các hoạt động được tích hợp
tổ chức như một tổng thể; vào tổ chức như một tổng

Nhận thức về tổ công việcđược đo lường bằng thể; các công việc được đo
chức

sản lượng trong một thời lường như là một phần của
gian(hoạt động mỗi giờ hoặc mục tiêu tổng thể của tổ
phút)

chức.

(Nguồn: The Hidden Dimension, 1969).
Mặc dù các khái niệm thời gian monochronic/polychronic, khái niệm
văn hóa bối cảnh cao/thấp rất hữu ích và có thể dễ dàng thấy được nhưng việc
thiếu dữ liệu thực nghiệm làm cho việc áp dụng các khái niệm này trong

nghiên cứu gặp khó khăn, đặc biệt là khi nghiên cứu so sánh các nền văn hóa
tương đối gần nhau.
1.2.2 Mô hình các phương diện văn hóa của Hofstede
Công trình nghiên cứu nổi tiếng đầu tiên trên thế giới về mối quan hệ
giữa văn hoá và kinh doanh quốc tế là của Geert Hofstede. Hofstede là chuyên
gia tâm lí học của hãng IBM, và một phần công việc của ông từ năm 1967 đến
năm 1973 là thu thập dữ liệu, số liệu về thái độ cũng như giá trị của nhân viên
trên cơ sở điều tra từ 10000 cá nhân, gọi là điều tra Hermes (tên một vị thần
trong thần thoại Hy Lạp, bảo trợ thương mại). Dựa trên kết quả nghiên cứu
này, Hofstede đã nêu ra bốn đặc điểm chính để phân biệt sự khác nhau giữa các
nền văn hoá dân tộc, đó là (1) sự phân cấp quyền lực, (2) tính cẩn trọng, (3)


12

chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể và (4) nam tính/ nữ tính. Chúng ta xem
xét trên 4 khía cạnh:
- Sự phân cấp quyền lực: Theo Hofstede, tập trung vào việc xã hội có
cách giải quyết như thế nào trước một thực tế là con người có những vị trí khác
nhau trong hệ thống phân cấp quyền lực của xã hội. Nó được thể hiện dưới
dạng thước đo mức độ chấp nhận của những người có ít quyền lực trong gia
đình, trường học, làng xã, nơi làm việc…với sự phân chia không công bằng về
quyền lực. Sự phân cấp quyền lực thể hiện trong mối quan hệ độc lập hay phụ
thuộc giữa cha mẹ - con cái, thầy - trong, thủ trưởng - nhân viên, ông chủ người làm thuê… nó sẽ cho ta biết mức độ bình đẳng giữa những người có địa
vị khác nhau trong xã hội cũng như trong công việc. Các nước Châu Á trong
đó có Việt Nam đều có truyền thống về sự phân cấp quyền lực cao. Tại gia
đình, con cái phải nghe lời bố mẹ, ngay cả khi chúng không đồng ý. Tại cơ
quan, cấp dưới phải phục tùng cấp trên. Điều này cũng một phần do ảnh hưởng
của đạo Khổng, một tôn giáo rất phổ biến ở Châu Á. Trong khi đó sự phân cấp
quyền lực ở các châu lục khác không ở mức cao như vậy. Cũng theo Hofstede,

những nền văn hóa có sự phân quyền lực cao đều dẫn đến sự bất bình đẳng về
quyền lực và của cải, còn những nền văn hóa có sự phân quyền lực thấp là
những xã hội cố gắng hạn chế sự bất bình đẳng đến mức có thể.
- Tính cẩn trọng: Phản ảnh mức độ mà thành viên của nền văn hóa
khác nhau chấp nhận các tình thế không rõ ràng hoặc bất ổn. Các thành viên
của các nền văn hóa mang tính cẩn trọng cao thường có một khoản tiền bảo
hiểm cho an toàn lao động, tiền hưu trí… Họ cũng cần có các quy định và luật
điều chỉnh rõ ràng.
- Tính cá nhân/ tính tập thể: Đặc điểm này liên quan đến mối quan hệ
giữa cá nhân với những người xung quanh. Trong những xã hội mang nặng
tính cá nhân, sự ràng buộc, liên kết giữa các cá nhân là hết sức lỏng lẻo và
thành công cũng như tự do của cá nhân được đánh giá rất cao. Còn ở xã hội
mà người ta nhấn mạnh đến chủ nghĩa tập thể, mối quan hệ giữa các cá nhân lại


13

rất chặt chẽ. Trong xã hội đó con người được sinh ra trong tập thể, giống như
một gia đình lớn và mọi người đều phải vì lợi ích của tập thể.
Nghiên cứu của Hofstede chỉ ra rằng, phần lớn các nước Châu Á là
những nước có tính cộng đồng cao, trong khi chỉ số tính cá nhân cao nhất ở
Mỹ: 91/100 và ở Pháp 71/100. Các nước ở Châu Á có chỉ số từ 31
(Philippines) đến 14 (Indonesia).
- Nam tính/ nữ tính: Đặc điểm này xem xét mối quan hệ giữa giới tính
và vai trò trong công việc. Trong môi trường nam tính, vai trò giới tính rất
được coi trọng và các “ giá trị nam tính” truyền thống như sự thành đạt, quyền
lực… quyết định các ý tưởng văn hóa. Trong môi trường nữ tính, vai trò của
giới tính ít được coi trọng hơn và trong cùng một công việc, ít có sự phân biệt
giữa nam và nữ. Sở dĩ phải tính đến yếu tố này vì Hofstede đã thu được những
câu trả lời hoàn toàn khác nhau khi hỏi các nhân viên nam và nhân viên nữ của

IBM về vai trò của giới tính trong công việc, trừ những người từ những nước
có tính nữ tính cao như Thụy Điển, nơi chỉ số nam tính chỉ là (5/95) và Na Uy (
8/95).
Nghiên cứu còn cho thấy rằng, các nước Châu Á rất khác nhau trong chỉ
số nam tính, từ Nhật Bản (95/95) đến Philippines (64/95), Hồng Kong (57/95)
… và cuối cùng là Thái Lan (34/95).
Hofstede đã tiến hành nghiên cứu 5 phương diện văn hóa của ông tại
Việt Nam, bảng 1.2 số điểm trong năm phương diện văn hóa Việt Nam so với
một số nước trên thế giới.
Bảng 2.1. Điểm số Việt Nam với một số nước trên thế giới qua 5
phương diện văn hóa của Hofstede
Quốc gia

Việt Nam

Khoảng

Chủ

cách

nghĩa cá

quyền lực
70

nhân
20

Nam tính


Tránh rủi ro Hướng
tương lai

40

30

80


14

Trung Quốc
Nhật Bản
Thái Lan

Đan Mạch

80
54
64
40
18

20
46
20
91
74


66
95
34
62
16

30
92
64
46
23

118
80
56
29
Không có

(nguồn: Hofstede, />1.2.3 Mô hình văn hóa của Trompernarss
Fons Trompenaars là chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực giao tiếp đa văn
hóa người Hà Lan. Cùng với các đồng nghiệp của ông và người đồng sáng lập
Charles Hampden-Turner, Fons đứng đầu một công ty tư vấn, làm việc với các
công ty hàng đầu cung cấp dịch vụ đào tạo và tư vấn trong các lĩnh vực phát
triển bền vững và toàn cầu hoá, cũng như đào tạo và phát triển đa dạng, nâng
cao nhận thức văn hóa, đổi mới và lãnh đạo.
Trompernarss và cộng sự thực hiện nghiên cứu này từ quan điểm nền
tảng của các khác biệt văn hóa. Ông cho rằng mọi nền văn hóa đều tự phân biệt
nó với các nền văn hóa khác bằng cách chọn những phương án giải quyết riêng
đối với các tình huống khó xử. Ông cho rằng các khác biệt này chủ yếu dựa

trên 3 nhóm vấn đề:
• Những vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa con người với con
người.
• Liên quan đến thời gian.
• Liên quan đến môi trường.
Từ ba nhóm vấn đề nêu trên, ông đã phát triển ra 7 phương diện chính của văn
hóa như sau:
1.2.3.1 Các quan hệ với con người
• Chủ nghĩa phổ biến và chủ nghĩa đặc thù: Cách tiếp cận của chủ
nghĩa đặc thù rất mạnh mẽ “Có thể định nghĩa cái tốt và cái đúng; và có thể
luôn luôn áp dụng chúng”. Trong các nền văn hóa đặc thù, người ta tập trung


15

nhiều hơn vào nghĩa vụ của các quan hệ và hoàn cảnh riêng. Đặc điểm văn hóa
này làm cho con người ít chú ý đến các quy tắc xã hội trừu tượng hơn.
• Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cộng đồng: Phương diện này trả lời
câu hỏi liệu người ta coi bản thân họ là một cá nhân độc lập hay là một phần
của cộng đồng.
• Trung lập và cảm xúc: Trong các mối quan hệ chúng ta nên có mục
đích và không thiên vị hay chúng ta nên thể hiện cảm xúc của mình?
• Cụ thể và phổ biến: Khi một người tham gia vào mối quan hệ kinh
doanh, khi đó sẽ tồn tại sự tiếp xúc thật sự và cá nhân thay cho mối quan hệ cụ
thể được quy định trong hợp đồng.
• Thành tích và quy gán: Thành tích có nghĩa là chúng ta được đánh
giá dựa trên những gì bạn mới đạt được và trên thành tích của bạn. Quy gán có
nghĩa là những đặc điểm như tuổi tác, dòng họ, giới tính, những mối quan hệ,
học tập được dùng để đánh giá một con người. Trong nền văn hóa thành tích,
người ta có xu hướng hỏi “bạn đã học cái gì?” trong khi đó trong nền văn hóa

quy gán, người ta sẽ hỏi “Bạn học ở trường nào?”.
1.2.3.2. Thái độ với thời gian
Các xã hội khác nhau nhìn nhận thời gian khác nhau. Ở một số xã hội,
những gì người khác đạt được trong quá khứ không quan trọng, quan trọng hơn
là họ đã phát triển kế hoạch gì cho tương lai. Ở một số xã hội khác, người ta có
thể gây nhiều ấn tượng với những thành tích trong quá khứ hơn là những thành
công hiện tại. Những khác biệt văn hóa đó ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động
của công ty.
Ở một số nền văn hóa, thời gian trôi theo đường thẳng, một sự tiếp nối
của các sự kiện riêng rẽ. Các nền văn hóa khác lại coi thời gian như một vòng
quay, các khả năng quá khứ và hiện tại đi cùng với những khả năng tương lai.
Điều này tạo nên sự khác biệt đáng kể khi lập kế hoạch, đầu tư, quan điểm về
đào tạo tài năng hay mua tài năng từ bên ngoài.
1.2.3.3. Thái độ với môi trường


16

Một số nền văn hóa coi nguồn gốc tội lỗi và đức hạnh nằm trong bản
thân con người, các động cơ và giá trị bắt nguồn từ bên trong. Các nền văn hóa
khác coi thế giới mạnh mẽ hơn các cá nhân, họ coi tự nhiên là đối thủ của
mình.
1.2.4 . Các phương diện văn hóa Việt Nam
Chân dung văn hóa kinh doanh Việt Nam theo nghiên cứu của Hofstede
thông qua các phương diện: sự phân cấp quyền lực, tính cẩn trọng, tính đối lập
giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cộng đồng, tính đối lập giữa nam tính và
nữ tính. Thông qua bốn yếu tố trên tuy có thể chưa thật đầy đủ song cũng tạo ra
một nền tảng chung để nhận dạng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam.
- Sự phân cấp quyền lực:
Việt Nam là nước có mức độ phân cấp quyền lực khá cao. Sự phân cấp

này thể hiện rất rõ qua cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp Việt Nam và mức độ
phụ thuộc trong mối quan hệ giữa các cấp trong doanh nghiệp. Sự phân cấp
này thể hiện rất rõ không chỉ trong công việc mà trong cả các mối quan hệ giao
tiếp. Trong xã hội Việt Nam, tôn ti trật tự phụ thuộc vào hai yếu tố: chức vụ và
tuổi tác. Giám đốc là người có quyền quyết định tối cao về công việc, nhưng
ngay cả giám đốc cũng phải tỏ ra tôn trọng người cao tuổi, nhất là khi người
này làm việc lâu năm trong công ty. Trong giao tiếp, người Việt Nam có xu
hướng hòa nhập các mối quan hệ. Cách xưng hô trong công ty phụ thuộc vào
tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp cụ thể.
Người Việt Nam rất coi trọng tình nghĩa và ít tách bạch giữa cuộc sống
riêng tư với công việc. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là doanh nghiệp
nhà nước, quan tâm đến nhân viên không chỉ về mặt lương bổng và sự thăng
tiến trong công việc, mà còn cả về những như cầu khác của họ trong cuộc sống
hàng ngày như nhà cửa, đất đai, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chăm sóc con
cái, giải trí.
Qua một số biểu hiện về chức năng của tổ chức và cách xưng hô trong
doanh nghiệp, có thể thấy các tổ chức doanh nghiệp ở Việt Nam giống như một
gia đình, người lãnh đạo như những ông bố bà mẹ, phải quán xuyến hết tất cả


17

các công việc trong gia đình. Dẫn đến nhân viên trở lên phụ thuộc, ít quyền tự
quyết, phải tuân theo mọi sự chỉ dẫn từ cấp trên.
- Tính cẩn trọng cao:
• Tính ưa ổn định : Nhiều doanh nghiệp ưu thích làm việc theo lối cũ,
thường có xu hướng chọn những bạn hàng đã quen biết tuy giá cả không hấp
dẫn bằng bạn hàng mới, nhưng gặp ít rủi ro.
• Tránh xung đột trực diện trong quan hệ: Xuất phát từ ý thức “ giữ thể
diện” và xu hướng tránh mọi xung đột trực diện trong quan hệ, thay vì nói

“không” , các doanh nhân Việt Nam thường nói “chúng tôi sẽ xem xét vấn đề
này”, “chúng tôi sẽ liên lạc với ông (bà) khi có quyết định cụ thể”. Không chỉ
vậy, trong các mối quan hệ họ thường im lặng còn hơn nói “ không”.
• Sự coi trọng các mối quan hệ: Các mối quan hệ có vai trò rất quan
trọng trong kinh doanh tại Việt Nam. Các nhà kinh doanh rất chú trọng việc
mở rộng các mối quan hệ : “Trong kinh doanh, quen biết rộng nhiều khi quan
trọng hơn năng lực”. Doanh nhân Việt Nam coi việc đầu tư cho các mối quan
hệ như hình thức làm ăn và là một cách để “ Tự bảo hiểm”.
• Tin vào vận may trong kinh doanh: Đa số doanh nhân Việt Nam tin
tưởng vào “ số” và “ may rủi” trong kinh doanh. Họ thường có chung tâm lý
thờ cúng, thắp hướng cúng bái, vào những dịp lễ tết, đầu năm và cuối năm để
mong muốn một khởi đầu hay một kết quả kinh doanh mong muốn.
- Quan niệm về chủ nghĩa cá nhân và cộng đồng:
• “ Nếp sống dân chủ” mang tính hình thức: Mọi doanh nghiệp đều
nhắc tới nếp sống dân chủ như một yếu tố khách quan, nhưng lãnh đạo và nhân
viên chưa hẳn đã tuân thủ theo nó. Một hiện không hiếm là nhiều giám đốc
luôn khuyến khích nhân viên “ nói thẳng nói thật”, nhưng khi nhân viên dám
góp ý hay phê bình thẳng thắn thì lại tìm cách gây khó dễ.
• Quan điểm về lợi ích tập thể: Môi trường doanh nghiệp Việt Nam ít
khuyến khích sự thể hiện vai trò cá nhân, các thành tích cá nhân thường được
gắn liền với vai trò tập thể.
• Sự coi trọng “con dấu” : Tại Việt Nam con dấu của cơ quan quan
trọng hơn chữ kí cá nhân. Nếu một văn bản chỉ có chữ kí cá nhân mà không có
đóng dấu thì người ta sẽ nghi ngờ về tính đáng tin cậy của văn bản đó.


18

- Tính đối lập giữa nam tính và nữ tính: Theo thống kê xã hội học, cả trình độ
học vấn lẫn trình độ chuyên môn nữ giới ở Việt Nam đều kém hơn nam giới,

điều đó lý giải tại sao vị thế lao động nữ giới thấp hơn nam giới. Những giá trị
mang tính nam tính như sự thành đạt, quyền lực, tính quyết đoán dễ cao hơn là
các giá trị nữ tính như lòng bao dung, thông cảm…. trong các doanh nghiệp
Việt Nam.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1
Văn hóa là một khái niệm mở và phức tạp. Không có định nghĩa nào
đúng hay sai một cách tuyệt đối nhưng tất cả các khái niệm chúng đều có đặc
điểm chung là miêu tả văn hóa là tất cả những gì hướng tới giá trị chân, thiện,
mĩ và đề cao giá trị của con người. Trên thế giới đã có rất nhiều các học giả
nghiên cứu về văn hóa. Edgar Schein cho rằng văn hóa là một khuôn mẫu các
giả định cơ bản được chia sẻ mà nhóm học được khi nó giải quyết các vấn đề
để thích nghi bên ngoài hay hòa nhập bên trong. Hofstede lại cho rằng văn hóa
là sự hình thành nhân cách mang tính tập thể phân biệt các thành viên của
nhóm người này với nhóm người khác. Trompernaars lại chia văn hóa thành 3
nhóm vấn đề : những vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa con người và con
người, liên quan đến thời gian và liên quan đến môi trường. Những nghiên cứu
về văn hóa của các học giả trên thế giới đều hướng đến mục tiêu đo lường văn
hóa và giúp các nước vượt qua rào cản văn hóa để xích lại gần nhau, tăng
cường mối quan hệ kinh tế và giao lưu giữa các nước.
Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các giá trị vật chất, tinh thần do chủ thể kinh
doanh sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động kinh doanh, trong sự
tương tác giữ chủ thể kinh doanh với môi trường kinh doanh. Văn hóa kinh
doanh không chỉ là văn hóa mà các chủ thể kinh doanh sử dụng trong kinh
doanh của họ mà còn là giá trị sản phẩm văn hóa mà các chủ thể kinh doanh (là
doanh nhân, doanh nghiệp) sáng tạo ra trong hoạt động kinh doanh của họ.Văn
hóa kinh doanh là một phần của văn hóa nói chung và chịu tác động nhiều từ
văn hóa. Hiểu được văn hóa quốc gia sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng được
văn hóa kinh doanh, tạo hình ảnh, thương hiệu cho doanh nghiệp mình.



19

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA
2.1 Quá trình nghiên cứu
Trong phần này, nhóm nghiên cứu miêu tả toàn bộ quá trình thực hiện
nghiên cứu từ việc lựa chọn mô hình nghiên cứu, đến thiết kế bảng hỏi, lựa
chọn mẫu nghiên cứu, thử bảng hỏi, phát bảng hỏi, thu thập bảng hỏi, nhập liệu
và xử lý dữ liệu.
2.1.1 Lựa chọn mô hình nghiên cứu
Như trình bày ngay trong tên của bài, nhóm nghiên cứu lựa chọn mô
hình của Trompernass, với các lý do sau:
Thứ nhất, đây là một trong những nghiên cứu lớn được thực hiện gần
đây nhất về các phương diện văn hóa dân tộc, chính vì thế được thừa hưởng về
cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của các nghiên cứu đi trước.
Thứ hai, các tình huống được sử dụng nhằm đo lường các phương diện
văn hóa dân tộc là một cách tiếp cận khả thi đối với nhóm sinh viên nghiên cứu
khoa học.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu của bảy phương diện được nghiên cứu trên
35 nước khác nhau với 30000 người tham gia, bao gồm những nước có khoảng
cách địa lý xa so với Việt Nam, cũng như các nước khá gần gũi với Việt Nam
về các yếu tố văn hóa như Trung Quốc. Từ những kết quả sẵn có như vậy, giúp
cho nhóm nghiên cứu có thể so sánh và định vị Việt Nam với các nước khác.
2.1.2 Thiết kế bảng hỏi
Nghiên cứu của Trompernaars trên 7 phương diện với hệ thống câu hỏi
đa dạng liên quan đến văn hóa kinh doanh. Nhóm nghiên cứu đã chọn lựa ra 6
câu hỏi thuộc 6 phương diện: (1) chủ nghĩa phổ biến – đặc thù, (2) chủ nghĩa
cá nhân – cộng đồng, (3) định hướng trung lập – cảm xúc, (4) định hướng cụ
thể - phổ biến, (5) định hướng thành tích – gán, (6) định hướng bên trong – bên



20

ngoài để thiết kế cho bảng hỏi của mình. Đây là những câu hỏi đảm bảo tính
ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu và gần gũi với tình huống thực tế ở Việt Nam.
2.1.3 Lựa chọn mẫu
Với đề tài nghiên cứu là các đặc tính trong văn hóa kinh doanh Việt
Nam, nên đối tượng điều tra được hướng đến là những người làm trong lĩnh
vực kinh doanh. Để đảm bảo tính thuận tiện và khả thi cho quá trình nghiên
cứu, đối tượng điều tra được lựa chọn là sinh viên chính quy, cao học, tại chức
đang theo học tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
2.1.4 Thử bảng hỏi, phát, thu bảng hỏi
Quá trình thử bảng hỏi được thực hiện từ ngày 1 tháng 12 năm 2011.
Bảng hỏi được thiết kế gồm 7 hỏi nghiên cứu 7 phương diện văn hóa kinh
doanh. Quá trình tiếp thu ý kiến chỉnh sửa bảng hỏi được thực hiện từ ngày 5
tháng 12 năm 2011 đến ngày 10 tháng 12 năm 2011.Sau quá trình tiếp thu ý
kiến số lượng câu hỏi được rút xuống còn 6 câu do câu hỏi về phương diện văn
hóa kiểm soát thời gian được phản ánh là quá trừu tượng và không được người
tham gia điều tra trả lời.
Thực hiện điều tra chính thức từ ngày 20 tháng 12 năm 2011 đến ngày 5
tháng 2 năm 2012. Số bảng hỏi phát ra 800, số bảng hỏi thu về 538. Tỷ lệ hồi
đáp là 67,25%.
2.1.5 Xử lý dữ liệu
Nhóm nghiên cứu thực hiện nhập dữ liệu và thống kê dữ liệu trên phần
mềm SPSS.
2.2 Kết quả nghiên cứu
2.2.1 Các thông tin chung về mẫu nghiên cứu

Hình 2.1 Thống kê mẫu nghiên cứu



21

(Nguồn: nhóm nghiên cứu thống kê)
Theo kết quả thống kê hình 2.1, tổng thể mẫu nghiên cứu với tỷ lệ nam
nữ khá cân đối, đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu (không thiên về
nghiên cứu văn hóa theo bất cứ giới tính nào). Độ tuổi của đối tượng nghiên
cứu chủ yếu là giới trẻ (70% từ 25 đến 35 tuổi) với tình trạng công việc hầu hết
là người đi làm.
Mẫu nghiên cứu trên phù hợp với nội dung đề tài nghiên cứu các đặc tính
về văn hóa kinh doanh.
2.2.2 Chủ nghĩa phổ biến và chủ nghĩa đặc thù
Hành vi phổ biến có nghĩa là hành vi dựa trên luật lệ. Con người chú
trọng vào luật lệ hơn là các mối quan hệ, đó là cách mà các loại hợp đồng pháp
lý kinh doanh được tạo ra dựa trên luật lệ, trong nền văn hóa mà hành vi chủ
yếu mang tính chất phổ biến thì người được coi là đáng tin tưởng là người tôn
trọng những lời nói và giao ước. Với họ thỏa thuận chỉ mang tính giao ước
không ràng buộc, họ chỉ tin tưởng và chấp nhận sự thật khi điều đó được đồng
ý. Những người theo chủ nghĩa phổ biến thường gặp trong văn hóa đạo tin
lành. Ví dụ như ở Đức hay Thụy Sỹ là những nước rất tôn trọng luật lệ thì nếu
như bạn qua đường trong khi có đèn đỏ thì dù ngay cả khi không có xe trên
đường bạn vẫn sẽ nhận được những cái nhìn khó chịu. Nó hướng tới hàm ý
bình đẳng theo nghĩa bất kỳ ai không làm theo luật cũng bị xử lý như nhau.
Hành vi đặc thù là chủ nghĩa hành vi mà trong đó con người chú trọng
vào các mối quan hệ hơn luật lệ. Họ sẵn sàng dựa trên tình cảm cá nhân để thay
đổi những giao kèo hợp pháp đã ký kết. Đối với họ người đáng tin cậy là người
những người tôn trọng lẫn nhau, tình trước lý sau. Những mối quan hệ trong xã
hội được coi trọng và luôn luôn thay đổi, tiến triển. Nếu người thân của bạn
gặp vấn đề gì thì bạn luôn bảo vệ người ấy dù luật lệ có quy định gì đi chăng
nữa.



22

Bảng hỏi đưa tình huống đầu tiên như sau:
Tình huống 1:
Bạn là một nhà báo, hàng tuần bạn phải viết bài phê bình về những nhà hàng
mới. Một người bạn của bạn đã dùng hết tiền tiết kiệm để mở một nhà hàng.
Bạn đến đó ăn và thực sự nghĩ rằng nhà hàng này không ngon. Bạn của bạn
dựa vào đâu để mong rằng bạn sẽ nhẹ tay với nhà hàng của cô ta trong bài
phê bình sắp tới của bạn?.
a. Bạn của tôi hoàn toàn có quyền mong đợi tôi nhẹ tay với nhà hàng của
cô ấy trong bài phê bình của tôi.
b. Bạn của tôi có ít quyền mong đợi tôi làm điều này.
c. Bạn của tôi không có quyền mong đợi tôi làm điều này.
Liệu bạn có nhẹ tay với nhà hàng của cô ấy trong bài phê bình của bạn với
trách nhiệm đối với độc giả và trách nhiệm đối với người bạn của bạn?
d. Có.
e. Không.
Theo kết quả khảo sát, ta có được bảng so sánh sự lựa chọn của người
Việt nam với một số nước trên thế giới như sau.
Hình 2.2 Nhà hàng tồi
Phần trăm những người trả lời không viết bài phê bình sai hay không cho
người bạn có quyền mong đợi được giúp đỡ (câu trả lời c hoặc b và e)


23

(Nguồn: Trompernaars 2009 và nhóm nghiên cứu)
Theo Hình 2.2, với tình huống này ta thấy, Việt Nam với 34% số người
trả lời không giúp đỡ, thuộc nhóm 3 nước thấp nhất, xã hội Việt Nam có xu

hướng theo chủ nghĩa đặc thù, giống như các nước Secbi (24%), Hàn
Quốc(45%), Trung Quốc (49%).
Trong khối các nước theo chủ nghĩa đặc thù, con người với đặc điểm coi
trọng các mối quan hệ xã hội, thường dành nhiều thời gian cho việc thăm hỏi,
tìm hiểu và tăng sự gần gũi với nhau trong kinh doanh, họ thường và sẵn sàng
thăm dò hiểu biết về đối tác trong hoạt động đời thường trước rồi mới tới ký


24

kết hợp đồng kinh doanh. Nhưng đối với các nước theo chủ nghĩa phổ biến như
Canada, Thụy Sỹ, Phần Lan thì họ rất coi trọng hợp đồng. Hợp đồng là việc ghi
lại những nguyên tắc thống nhất và lập ra các luật lệ về những điều mà các bên
cam kết thực hiện. Bản hợp đồng cũng hàm ý sự ưng thuận, nhất trí và cung
cấp sự trợ giúp nếu các bên không thực hiện đúng cam kết. Bản hợp đồng được
coi là dứt khoát với những người theo chủ nghĩa phổ biến nhưng lại là một bản
chỉ dẫn với người theo chủ nghĩa đặc thù.
Biểu hiện ở Việt Nam là hình thức đi quà cáp các dịp lễ tết để lấy lòng
cũng như củng cố mối quan hệ giữa cấp trên và nhân viên. Các hợp đồng
thường được ký kết trên cơ sở ngoại giao từ trước... Trong đám cưới của người
nước ngoài đặc biệt là phương tây họ chủ yếu chỉ mời những người thân thiết
nhất của họ trong cuộc sống như người thân và bạn thân, còn đám cưới ở Việt
Nam lại chủ yếu là đồng nghiệp và bạn bè là nhiều nhất do họ muốn củng cố
mối quan hệ bất cứ khi nào có thể đặc biệt là qua các dịp cưới hỏi, lễ tết.
Trong công việc của người Việt Nam, nếu có hai người đồng nghiệp
trong một công ty làm cùng trong một mảng công việc, nếu họ có thiện cảm
với nhau và quý mến nhau, trong công việc họ sẽ trợ giúp nhau và ủng hộ nhau
trong các cuộc họp của công ty. Nhưng nếu hai người có một điều hiềm khích
nào đó khiến cho cả hai không ưa nhau hay ganh ghét nhau thì trong công việc
họ sẽ đối đầu với nhau và chống đối nhau trong các cuộc họp hay thường cạnh

tranh nhau ngáng đường nhau trong công việc. Tuy nhiên, doanh nhân nước
ngoài theo định hướng cụ thể sử dụng hợp đồng và hợp đồng mẫu như một
cách tự bảo vệ bằng pháp lý. Việc tạo dựng quan hệ thân thiết hay các thủ pháp
xoa dịu tinh thần với họ hầu như không cần thiết vì đã ký thì cứ y theo hợp
đồng mà làm.
Một số quan sát chung về chủ nghĩa phổ biến và đặc thù trong kinh
doanh quốc tế của người Việt Nam.


25

Một số ví dụ đặc trưng cho chủ nghĩa đặc thù ở Việt Nam và một nước
đặc trưng cho chủ nghĩa phổ biến như nước Pháp. Nhóm nghiên cứu phỏng vấn
T.S Trương Thị Nam Thắng có cho biết tại CFVG trung tâm đào tạo Pháp –
Việt về quản lý cách một năm có một hội nghị định hướng thường niên. Bao
gồm các đại diện của Bộ Giáo Dục Việt Nam, đại sứ Pháp tại Việt Nam, đại
diện của các trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, đại học Kinh Tế Thành Phố
Hồ Chí Minh, các giám đốc pháp tại Việt Nam. Hội nghị một năm tổ chức tại
Hà Nội, năm sau sẽ được tổ chức tại Paris, khi các đại diện của pháp tới Hà
Nội tham dự hội nghị thường niên, đại diện bên Việt Nam đón tiếp rất nồng
nhiệt. Ví dụ như xe đưa đón đại diện, đưa đi ăn, thăm quan thành phố….
Nhưng khi đại diện Việt Nam sang Paris tham dự hội nghị thì ngược lại bên
phía Pháp không quá chú trọng vào vấn đề lễ nghi hình thức như đưa đón, thăm
quan của đại diện Việt Nam, khác với cách đón tiếp khách của Người Việt
Nam. Khiến cho người Việt Nam cảm thấy hụt hẫng và cảm thấy mình không
được quan tâm khi văn hóa Việt Nam là “có đi có lại”. Còn ngược lại đối với
người Pháp họ cảm thấy được quan tâm quá, người pháp sẽ cảm thấy “điều đó
có đi quá giới hạn về mối quan hệ công việc hay không”. Đó cơ bản là sự khác
nhau giữa hai định hướng đối lập phổ biến và đặc thù.
Hợp đồng: đối với xã hội theo chủ nghĩa phổ biến, hợp đồng được coi là

một bản pháp lý phục vụ cho việc ghi lại những nguyên tắc thống nhất và lập
ra các luật lệ về những điều các bên tương ứng cam đoan thực hiện. Việc có
luật sư của hai bên trong quá trình ký kết hợp đồng hàm ý rằng bất kỳ sự vi
phạm nào cũng phải trả giá đắt và rằng các cam kết lúc đầu phải được giữ
nguyên, ngay cả khi việc thực hiện chúng gặp phiền phức. Với Việt Nam, theo
chủ nghĩa đặc thù thì bản hợp đồng giống như một bản chỉ dẫn, các điều kiện
tuy đã được xác nhận trong hợp đồng nhưng lại có thể thay đổi thông qua quá
trình thỏa thuẫn giữa đôi bên. Đó là dấu hiệu của một sự ưu tiên cho quá trình
thích nghi lẫn nhau. Việc các mối quan hệ khách hàng và nhân viên tốt có thể
sẽ liên quan đến việc làm nhiều hơn những gì bản hợp đồng yêu cầu.


×