Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Sử dụng mô hình swot phân tích thực trạng nông thôn hiện nay tại Kim Bảng -HÀ nam . Đề ra biện pháp để phát triển nông thôn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.06 KB, 11 trang )

BÀI TẬP LỚN
KINH TẾ NÔNG THÔN
ĐỀ TÀI : SỬ DỤNG SWOT ĐỂ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NÔNG THÔN TẠI ĐỊA
PHƯƠNG ( XÃ TÂN SƠN-HUYỆN KIM BẢNG –TỈNH HÀ NAM)
ĐỀ RA BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỊA PHƯƠNG

HỌ VÀ TÊN : TRẦN THỊ THÚY
LỚP : KINH TẾ NÔNG THÔN_1
MÃ SINH VIÊN : 11133871

1


Đánh giá thực trạng nông thôn tại chính địa phương em đang
sinh sống ( xã Tân Sơn –huyện Kim Bảng –tỉnh HÀ NAM )

Hiện nay và trong tương lai , nông nghiệp vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong đời sống quốc gia và trong kinh tế nông thôn .Bất kì một quốc gia nào xuất
phát điểm nền kinh tế ban đàu cũng là nông nghiệp sau quá trình công nghiệp hóa
mới trở thành nước công nghiệp phát triển .
Không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp , nông thôn lạc hậu và nông
dân có đời sống văn hóa và vật chất thấp .Vì vậy phát triển nông thôn có vai rò hết
sức quan trọng và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói
chung của đất nước.
Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ chương chính sách nhằm phát triển
nông thôn trong quá trình phát triển đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
Ngày 5/8/2008 tại hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X
đã ra nghị quyết 26 – NQ/TW về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn. Đồng thời,
nhằm thực hiện các nhiệm vụ mà Nghị quyết 26-NQ/TW ( 05/8/2008)[13] đề ra,
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009[15] ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới.


Tiếp sau đó ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT đã quyết định
ra thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí
quốc gia về NTM. Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 phê duyệt chương trình
Mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới 2010 - 2020
Hà Nam cũng đã và đang tiến hành rà soát sơ bộ tại các huyện trên địa
tỉnh, và cũng tiến hành xây dựng nông thôn mới thí điểm tại một số xã trong các
huyện. Kim Bảng là một huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, và là một trong số
các huyện được tỉnh quan tâm chú trọng phát triển tới đời sống của người dân
trong vùng. Việc xây dựng các mô hình thí điểm về nông thôn mới đã và đang
được các ban ngành trong huyện chú trọng thúc đẩy để nâng cao đời sống của

2


người dân trong huyện, cũng như giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc từ bao
đời nay.
Việc xây dựng Nông thôn mới mang lại một diện mạo mới cho nông thôn hiện nay
nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân ở nông thôn.
Sau đây em sẽ sử dụng mô hình SWOT để phân tích về thực trạng nông thôn tại
địa phương em dựa trên các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới tại địa phương
nhằm chỉ ra những điểm mạnh , điểm yếu , cơ hội và thách thức của địa phương
và từ đó đưa ra những giải pháp để phát triển nông thôn tại địa phương em.

A: PHÂN TÍCH SWOT
1. Điểm mạnh
Mạng lưới giao thông của xã khá hoàn thiện với đường quốc lộ 21B qua xã,
đường nối trung tâm huyện, các tuyến đường xã, đường liên thôn và đường phục vụ
sản xuất nên rất thuận lợi trong việc đi lại, giao lưu kinh tế văn hóa giữa các vùng với
nhau.
Điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng không bị ảnh hưởng bởi ngập lụt nên

thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng các cơ sở vật chất. Với 25% là gò đồi
nhưng độ cao không lớn thuận lợi cho việc bố trí các công trình có cảnh quan đẹp.
Nguồn nước ngầm dồi dào bảo đảm nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt. Mạng
lưới sông, kênh, mương máng dày đặc dày bảo đảm cho việc tiêu thoát nước
Nguồn tài nguyên đất có độ phì nhiêu tương đối cao có khả năng khai thác tốt
trong việc sản xuất các loại cây trồng có năng xuất và chất lượng cao, đa dạng sản
phẩm là cơ sở cho phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Nguồn tài nguyên có nhiều dãy núi đá vôi và núi phong hóa có thể khai thác. Một số
cơ sở công nghiệp đã hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả thu hút được lực
lượng lao động trên địa bàn.

3


Mạng lưới hạ tầng kĩ thuật tương đối hoàn chỉnh có hệ thống điện tương đối bảo
đảm, hệ thống cấp nước đã được đầu tư xây dựng, môi trường tương đối trong lành.
Các công trình hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu của nhân dân
Nguồn nhân lực dồi dào, cần cù sáng tạo trong lao đọng sản xuất. Lao động
trong độ tuổi chiếm tỉ lệ cao là thuận lợi lớn cung cấp nguồn ngân lượng cho phát
triển sản xuất địa phương.
2. Điểm yếu
Công tác cải tạo vườn tạp và phát triển kinh tế vườn chưa đạt được hiểu quả, số
lượng vườn được cải tạo còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu.
Cơ sở hạ tầng còn chưa được đầu tư đồng bộ, một số công trình như giao thông,
thủy lợi, điện, nước,… chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
Chất lượng nguồn nhân lực, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo
thấp, việc tiếp thu khoa học kỹ thuật và tiếp cận kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa
có nhiều hạn chế.
Các thôn xóm ở phía Tây xã có địa hình khá cao, nằm xem kẽ với các núi đá,
khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như trong công tác quản lý của cán bộ xã.

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nông nghiệp vẫn là ngành chủ
đạo, ngườn lao động nông nghiệp lúc nông nhàn chưa được khai thác và tận dụng triệt
để.
Chưa tìm ra được hướng đi đúng đắn cho xã, chưa tìm ra được loài cây con chủ
đạo mang lại hiểu quả kinh tế cho xã, cũng như chưa phát triển được nhành tiểu thủ
công nghiệp mang nét riêng của xã.
Công tác cải cách hành chính chưa đồng bộ. Có bộ phận không có cán bộ, một cán
bộ chịu trách nhiệm với cả 2 bộ phận, vì vậy chất lượng quản lý còn yếu kém.
Dân cư sống tập trung, cơ sở hạ tầng còn lộn xộn, diện tích đất/đầu người khá
thấp khó khăn trong việc quy hoạch cơ sở hạ tầng.
Nguồn vốn tập trung cho việc xây dựng Nông thôn mới còn hạn hẹp, việc huy
động vốn rất khó khăn.
4


3. Cơ hội
Có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển Nông lâm nghiệp tại địa
phương góp phần tạo tiền đề để xã thực hiện xây dựng Nông thôn mới.
Chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển tại tỉnh nhà,
tạo cơ hội cho xã tiếp cận với các doanh nghiệp, cũng như khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư phát triển tại xã.
Nhiều ngành tiểu thủ công nghiệp (mỹ ký, mây tre đan, thêu ren…) đang rất
cần lao động, xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp đứng ra chủ động phát triển ngành
nghề tạo việc làm cho lao động tại xã những lúc nông nhàn.
4. Thách thức
Giá cả trang thiết bị nông nghiệp ngày càng tăng cao, nguồn thu nhập từ nông
nghiệp có tăng nhưng không đáng kể, lợi nhuận thu được từ ngành nông nghiệp không
cao, thậm chí còn bấp bênh không ổn định.
Chưa tìm ra được mặt hàng chủ đạo của địa phương để nâng cao giá trị sản xuất
nông nghiệp.

Các doanh nghiệp hiện tại đang hoạt động sản xuất trong xã, chưa đảm bảo an
toàn lao động cũng như vệ sinh môi trường, khó khăn trong việc kiểm soát và xử lý.
Một số tiêu chí như tiêu chí về cơ sở hạ tầng như giao thông, hay tiêu chí hộ
nghèo sẽ khó đạt được các chỉ tiêu mà Bộ tiêu chí đạt ra. Đối với tiêu chí về giao
thông, việc mở rộng thêm diện tích lòng đường là khá khó khăn bởi một xã có mật độ
dân số khá cao so với các xã khác trong huyện, đặc biệt ở khu vực thôn Thụy Sơn, nên
việc tuyên truyền mở rộng diện tích đường giao thông nông thôn đối với người dân là
khá khó khăn. Còn với tiêu chí hộ nghèo, để giảm hộ nghèo từ 15,67% xuống còn 3%
là một vấn đề nan giải và không dễ dàng đối với một xã mà ngành nông lâm nghiệp
còn chiếm tới 41% cơ cấu lao động.

5


B: GIẢI PHÁP
1. Một số giải pháp chung
Về tuyên truyền, vận động
- Chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các hoạt động tuyên
truyền sâu rộng về chương trình xây dựng nông thôn mới để nhân dân hiểu rõ ý nghĩa,
mục đích về chương trình xây dựng nông thôn mới, từ đó tiến hành vận động người
dân chủ động tham gia tổ chức thực hiện.
- Tuyền truyền, vận động nhân dân tự nguyện dồn điền đổi thửa.
- Thực hiện tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như:
Phát thanh, truyền hình, tờ rơi, sinh hoạt câu lạc bộ… làm thay đổi nhận thức, trách
nhiệm của mỗi người dân để khơi dậy phong trào tự thân vận động cải thiện điều kiện
sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ môi trường sống, xây dựng tổ chức cộng
đồng, giữ vững an ninh, trật tự xã hội.
- Thường xuyên tổ chức họp thôn xóm để thông báo tình hình xây dựng NTM
tại xã cũng như các vấn đề cần bàn bạc triển khai, để từ đó người dân nắm vững, hiểu
rõ và chủ động hơn trong việc tham gia xây dựng NTM tại xã.

- Cán bộ Đảng viên, trưởng thôn xóm tích cực tuyên truyền, động viên cho
người thân trong gia đình hưởng ứng tham gia Chương trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn.
- Tổ chức phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, coi đây là chỉ
tiêu thi đua của Đảng, chính quyền và các đoàn thể, với phương châm cán bộ, đảng
viên gương mẫu làm trước và vận động nhân dân làm theo.
Về chính sách
Vận dụng các chính sách hiện hành để thực hiện Đề án điểm xây dựng nông
thôn mới, cụ thể:
- Chính sách đào tạo nghề cho nông dân; hỗ trợ nông dân chuyển đổi nghề;
khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng
hoá thông qua hợp đồng; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; thúc đẩy các hoạt

6


động về xúc tiến thương mại và hội nhập; Các chính sách phát triển nông nghiệp,
nông thôn khác của tỉnh.
- Chính sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng nông thôn; đất đai; thuế; thị trường...
- Chính sách bảo hiểm y tế, dân số, giáo dục..
Huy động các nguồn lực
- Kêu gọi sự tham gia, vào cuộc của các cơ quan đoàn thể như hội phụ, đoàn
thanh niên, hội cựu chiến binh,… trong công cuộc tham gia và vận động dự thm gia
của mọi người, mọi thành viên trong xã.
- Các Ban, ngành, đoàn thể tổ chức động viên khuyến khích các thành viên
mình quản lý và nhân dân đóng góp vốn tham gia cùng nguồn vốn hỗ trợ của nhà
nước trên cơ sở Đề án, quy hoạch được phê duyệt và phân bổ kế hoạch vốn hàng năm
để bố trí, lồng ghép kinh phí đầu tư, hỗ trợ cho xã xây dựng nông thôn mới.
- Huy động các nguồn lực sẵn có trong nhân dân, tổ chức:
- Huy động các nguồn tài trợ từ bên ngoài, kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức

kinh tế, các cá nhân trong và ngoài nước nhằm tăng nguồn lực hỗ trợ cho xây dựng
nông thôn mới
Giải pháp huy động vốn, quản lý vốn
-Giải pháp huy động vốn
Ngoài các nguồn vốn từ ngân sách Trung ương cho các hạng mục công trình
được hỗ trợ theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010, còn huy động tối đa các
nguồn từ ngân sách địa phương thu được như: đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có
thu tiền, cho thuê đất trên địa bàn xã.
Vốn vay từ các quỹ tín dụng chủ yếu đầu tư cho các lĩnh vực giảm nghèo, an
sinh xã hội.
Vốn lồng ghép từ các chương trình, các dự án đã được phê duyệt đầu tư.
Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn
trực tiếp.

7


Vốn huy động từ nhân dân đóng góp theo phương châm Nhà nước và nhân dân
cùng làm đối với các công trình như: giao thông thôn, xóm, nội đồng; nhà văn hóa
thôn bản.
-Giải pháp quản lý sử dụng vốn
Quản lý tốt các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ nhằm đảm bảo việc đầu tư đúng mục
đích, đồng bộ và đạt hiệu quả cao.
Có biện pháp phối hợp đồng bộ giữa các nguồn vốn, tạo sức thu hút đầu tư,
thực hiện đầu tư có trọng tâm, tránh đầu tư dàn trải để phát huy hiệu quả các nguồn
vốn.
2. Một số giải pháp cụ thể
Dựa vào tình hình thực tế tại địa phương, đưa ra những tiêu chí cần đạt được
trước tiên và tập trung trước từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể để đẩy nhanh việc
hoàn thành các tiêu chí một cách sớm nhất. Một số tiêu chí được xã ưu tiên thực hiện

trước là:


Đào tạo, gồm đào tạo cán bộ, đào tạo lao động có đủ trình độ, chuyên môn

nghiệp vụ để có những con người thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình xây dựng
NTM;


Hoàn thiện các hạ tầng kinh tế xã hội, gồm điện, đường, trường trạm, chợ.

Cần ưu tiên thực hiện các tiêu chí trên, làm nền tảng cho việc định hướng phát
triển ổn định hạ tầng kinh tế kỹ thuật và phát triển kinh tế của địa phương.
Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn xã nhằm nâng cao chất lượng lao
động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn của xã.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn xã với giải quyết việc làm,
bằng cách liên hệ trước với công ty hay các cơ sở kinh doanh, kêu gọi sự tham gia đầu
tư của doanh nghiệp vào xã.

8


Hằng năm, xã sẽ tổng kết về lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực của xã,
đánh giá đúng mặt được, mặt chưa được, kịp thời rút ra những kinh nghiệm, trên cơ sở
đó mà điều chỉnh những hướng dẫn về hướng nghiệp, dạy nghề, học nghề cho những
lao động trên địa bàn xã.
Giải pháp hoàn thiện nhóm hạ tầng kinh tế xã hội
Tập chung phát triển hạ tầng kinh tế xã hội là góp một phần khá quan trọng vào

công cuộc xây dựng NTM tại xã, làm nền tảng để ổn định hạ tầng kinh tế kỹ thuật và
phát triển kinh tế của địa phương.
-

Duy trì một số tiêu chí đã đạt được (điện, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông

thôn, bưu điện) và một số tiêu chí chưa đạt được (giao thông, thủy lợi, trường học, nhà
ở dân cư) tiếp tục nâng cấp, sửa chữa, hoàn thiện.
-

Tuy nhiên để hoàn thiện nhóm hạ tầng kinh tế xã hội cần có một nguồn vốn

rất lớn. Vì vậy để đạt được nhóm tiêu chí này, trong khi nguồn vốn để đầu tư vào xây
dựng còn thấp. Nên chia thời gian thực hiện các tiêu chí dãn cách, không nên tập
chung đồng bộ và ồ ạt để tránh hiện tượng các công trình bị bỏ dở dang, không đưa
vào sử dụng do thiếu vốn.
-

Kêu gọi sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong xã và ngoài xã, các doanh

nghiệp đóng trên địa bàn xã… cùng tham gia vào xây dựng các tiêu chí.
-

Thường xuyên, nắm bắt các thông tin về xây dựng NTM từ trên đưa xuống,

phối hợp cùng huyện trong công tác xây dựng NTMtại địa phương.
- Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của nhà nước phát huy nội lực kết cấu hạ tầng,
thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng đón nhận đầu tư .
- Chủ động phòng chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai.
- Xây dựng kế hoạch triển khai kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn,

sửa chữa nâng cấp hệ thống hồ đập thủy lợi với sự hỗ trợ của nhà nước.
Giải pháp khác cho các tiêu chí còn lại


Giải pháp về xử lý chất thải, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sinh thái

9


Hạn chế sử dụng các hóa chất trong nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Đầu tư xây bể tập trung tại khu vực sản xuất lớn
để người dân bỏ đồ thải thuốc trừ sâu để tiêu hủy. Tăng cường sử dụng phân xanh,
phân hữu cơ tại chỗ kết hợp với phân hoá học, không dùng phân tươi bón trực tiếp cho
cây trồng.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân, cộng đồng
trong giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn. Ngoài việc có tổ thu gom rác thải, thường
xuyên tổ chức ngày tổng vệ sinh trong xóm với sự tham gia của mọi người trong xóm,
người dân có sơ hội hiểu nhau hơn, cũng như có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi
trường sinh thái.
Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng để giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường
nông thôn như: làm rãnh thoát nước trong khu dân cư; xây dựng nơi xử lý và chứa rác
thải thuận tiện cho người dân; hướng dẫn thành lập và hỗ trợ hoạt động dịch vụ vệ
sinh môi trường trong nông thôn.


Giải pháp về giáo dục, y tế, văn hóa, nâng cao tinh thần của cộng đồng

-Về giáo dục
Huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục, xây
dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng

góp để phát triển giáo dục cũng như được hưởng thụ những thành quả của giáo dục
càng cao.
-Về y tế
Củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu
quả của mạng lưới y tế cơ sở (trạm y tế xã, y tế thôn bản).
Tăng cường cán bộ và trang bị kỹ thuật cho mạng lưới y tế tuyến thôn, bản.
Nâng cao trách nhiệm của các ngành, đoàn thể của xã trong việc củng cố và
hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở (trạm y tế xã, y tế thôn bản)
-Về văn hóa
10


Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách về phát triển văn hoá thể thao
cho nhân dân có nhận thức đúng, đầy đủ, thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá
lĩnh vực văn hoá, thể dục thể thao.
Trong các xóm, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ tại nhà văn hóa vào
các buổi tối cuối tuần hay cac hoạt động thể dục thể thao để người dân có cơ hội
hưởng thụ văn hóa, cũng như tăng tình cảm làng xóm, giúp người dân hòa đồng hơn,
tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng hơn.



Giải pháp về hệ thống chính trị
Đội ngũ cán bộ xã cón yếu kém về trong lĩnh vực chuyên môn, thiếu cán bộ

trong cơ cấu tổ chức, vì vậy cần bổ xung thêm đội ngũ cán bộ có trình đọ về xã, cũng
như dào tạo bồi dưỡng thêm các kiến thức chuyên môn cho các cán bộ hiện đang làm
việc tại xã.
Duy trì và thực hiện tốt công tác của lực lượng công an và dân quân tự vệ địa
phương, giữ gìn an ninh thôn xóm. Thường xuyên mở các đợt truy xét tệ nạn xã hội

và các loại tội phạm .
Quan tâm công tác thu chi ngân sách nhất là chi cho hoạt động của hệ thống chính trị,
chi cho đầu tư phát triển, đảm bảo an sinh xã hội

11



×