Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

BIẾN ĐỔI CƠ BẢN TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HIỆN NAY Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.51 KB, 5 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
Môn: Xã hội học
Đề tài:
"BIẾN ĐỔI CƠ BẢN TRONG LĨNH VỰC
ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HIỆN NAY Ở VIỆT NAM"

SV: ...................Tồ..........................
Mã sv: .............................................
Lớp: ................................................
Giáo viên hướng dẫn: .....................
.........................................................

Hà nội, ngày ... tháng ... năm 2012

1


Phần I. Đặt vấn đề:
Vừa qua Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt
Nam đã bàn tới vấn đề là đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Thiết
nghĩ vì sao lúc này chúng ta đặt vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và
đào tạo? Việc làm này liệu có lặp lại lối mòn? Hay phải chăng nền giáo dục của
nước ta cần phải đổi mới? Và việc đổi mới này như thế nào?
Phần II. Biến đổi cơ bản trong đào tạo đại học việt nam hiện nay.
2.1. Thực trạng hiện nay:
- Giáo dục còn mang tính truyền thụ kiến thức, chưa phát huy được khả năng
tự học, tính chủ động sáng tạo của sinh viên.
- Giáo dục mang tính đại trà.
- Chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của xã hội.
- Chú trọng nhiều đến phát triển quy mô hơn chất lượng dẫn đến chất lượng
chưa không đáp ứng được nhu cầu thực tế.


- Công tác quản lý còn nhiều bất cập.
2.2. Hướng thay đổi:
1. - Các trường Đại học Cao đẳng phải xây dựng và công bố chuẩn đầu ra
các ngành đào tạo;
- Rà soát và bổ sung các chỉ số trong chiến lược phát triển theo từng giai
đoạn , định hướng 2020;
- Cam kết chất lượng đào tạo.
2. Tổ chức rà soát tình hình giáo trình của trường, phối hợp với các trường
trong cùng khối ngành để biên soạn giáo trình sử dụng trong cùng khối ngành đào
tạo. Cam kết theo lộ trình tất cả các chương trình đào tạo tại các trường đều có đủ
giáo trình phục vụ đào tạo cho các môn học được thực hiện dưới các hình thức: Tổ
chức biên soạn; lựa chọn; mua bản quyền của nước ngoài, dịch và in trong nước.
Các môn học không có giáo trình, kiên quyết không đưa vào chương trình đào tạo.
3. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp tham gia quá trình đào
tạo của trường, gắn đào tạo với thực tiễn xã hội, coi doanh nghiệp là 1 yếu tố của
2


quá trình đào tạo, tham gia xây dựng, đánh giá phản biện chương trình đào tạo, hỗ
trợ và hướng dẫn sinh viên thực hành thực tập, tham gia báo cáo các chuyên đề,
hướng dẫn tốt nghiệp, nhận sinh viên sau tốt nghiệp, hợp tác nghiên cứu khoa học
và chuyển giao công nghệ,...
4. Xây dựng quy hoạch, lộ trình cụ thể để phát triển đội ngũ giảng viên đủ
về số lượng, hợp lý về cơ cấu, phải chấm dứt tình trạng đại học dạy đại học. Kiên
quyết chấm dứt giảng viên lên lớp vượt quá nhiều giờ so với quy định.
5. Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả
giáo dục đại học
- Các trường tập trung thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương
pháp dạy học, thi và áp dụng công nghệ đo lường hiện đại trong đánh giá để đáp
ứng tốt hơn nhu cầu người học.

- Đổi mới chương trình đào tạo đại học theo hướng tiếp cận năng lực người
học, đáp ứng chuẩn đầu ra và theo nhu cầu xã hội.
- Tăng cường áp dụng các chương trình đào tạo tiên tiến của các trường đại học
trên thế giới vào giảng dạy tại các trường đại học của Việt Nam. Thí điểm nhập
chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến, dịch, xuất bản làm chương trình
chính thức trong giảng dạy, học tập cho sinh viên, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về
chất lượng đào tạo.
6. Sửa đổi, bổ sung Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ sao cho phù hợp
với thực tiễn giáo dục đại học Việt Nam.
7. Thực hiện nghiêm túc Qui chế công khai theo Thông tư số 09/2009/TTBGDĐT ngày 7/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gắn với trách nhiệm của Thủ
trưởng các cơ sở giáo dục đại học.
8. Tăng cường hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học giữa các cơ sở
đào tạo với doanh nghiệp, hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội; đây được xem là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ sở đào tạo đại học,
sử dụng kinh phí nhà nước cấp cho nghiên cứu khoa học một cách có hiệu quả;
3


9. - Triển khai Nghị quyết 35 của Quốc hội về đổi mới cơ chế tài chính trong
giáo dục và đào tạo, kiểm tra chặt chẽ các trường áp dụng mức trần học phí mới
theo hướng tăng học phí phải gắn liền với các giải pháp cụ thể để nâng cao chất
lượng đào tạo. Thực hiện tốt chính sách miễn giảm học phí, chính sách tín dụng
cho sinh viên và việc cấp bù học phí được miễn giảm cho các trường.
10. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới về thành lập trường,
tuyển sinh tổ chức đào tạo, quản lý tài chính, quản lý chất lượng... tạo cơ sở để các
trường ĐH, CĐ thực hiện quyền tự chủ và nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm trước xã
hội và nhà nước theo quy định của Luật Giáo dục.
11. Kiểm tra, xử lý nghiêm khắc với các trường sau ba năm thành lập vẫn
không đáp ứng đủ các tiêu chí, điều kiện thành lập trường ĐH, CĐ như đã cam kết.
12. Thực hiện việc các Sở Giáo dục và Đào tạo và các trường ĐH, CĐ tham

gia đánh giá sự lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hoạt động của các Vụ,
Cục ở Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2010.
Phần III. Kết luận
Giáo dục đại học chính là nguồn đào tạo và cung cấp chủ yếu lao động có
trình độ cao cho nền kinh tế và bộ máy quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, hiện nay Giáo dục đại học VN còn nhiều những hạn chế, yếu
kém. Việc đổi mới trước tiên cần phải tìm được nguyên nhân. Phải chăng đó là sự
yếu kém trong quản lý nhà nước về giáo dục đại học và yếu kém trong quản lý của
bản thân các trường ĐH, CĐ.
Tóm lại: Cần quán triệt nhận thức. Phát triển quy mô giáo dục đại học phải
đi đôi với bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo. Kiên quyết chấm dứt tình trạng
không kiểm soát được chất lượng đào tạo. Cần tạo ra cơ chế và động lực trong
quản lý nhà nước và quản lý của các cơ sở đào tạo để thực hiện mục tiêu bảo đảm
và nâng cao chất lượng đào tạo.
- Coi việc đổi mới quản lý giáo dục đại học, bao gồm quản lý nhà nước về giáo dục
đại học và quản lý của các cơ sở đào tạo là khâu đột phá để tạo ra sự đổi mới toàn

4


diện của giáo dục đại học, từ đó bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao
hiệu quả nghiên cứu khoa học một cách bền vững.

(e buồn ngủ rồi chị ak, mai làm tiếp nhé) Đề ra khá rộng, ko tỉnh táo nựa ko biết có
lạc đề ko nựa. hic.

5




×