LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước đi lên và đạt
được những thành tựu to lớn, đặt biệt là lĩnh vực kinh tế. Trong đó công cuộc đổi mới
nền kinh tế ngành Ngân hàng đã đạt được những bước quan trọng trong hệ thống các
công cụ lãi suất được coi là nhạy cảm nhất, nó thực sự là vấn đề nóng bỏng nhất, thu hút
nhiều sự quan tâm của xã hội.
Lãi suất với tư cách là công cụ của chính sách tiền tệ, đặc biệt trong cơ chế thị
trường, lãi suất trở thành công cụ đắc lực để Ngân hàng trung ương (NHTW) thực thi
chính sách tiền tệ nhằm điều tiết các mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư, lạm phát và
tăng trưởng kinh tế…
Có nhiều loại lãi xuất khác nhau như lãi suất tiền vay, lãi suất tiền gởi, lãi suất tái
cấp vốn, lãi suất liên ngân hàng,… Lãi suất còn là một hiện tượng tiền tệ phản ánh mối
quan hệ giữa cung và cầu tiền. Cung tiền được xác định một cách ngoại sinh, cầu tiền
phản ánh các nhu cầu đầu cơ, phòng ngừa và giao dịch về tiền.
Vấn đề về lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Trên tầm vĩ mô lãi suất là
công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô rất có hiệu quả của chính phủ thông qua việc thay đổi
mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ nhất định, làm ảnh hưởng kinh tế của cả quốc
gia. Và đối với tầm vi mô, lãi suất là cơ sở để cho cá nhân cũng như doanh nghiệp đưa ra
quyết định của mình như chi tiêu hay để dành tiết kiệm, đầu tư, mua sắm trang thiết bị
phục vụ sản xuất kinh doanh hay cho vay hoặc gởi tiền vào ngân hàng.
Xuất phát từ những vấn đề mang tính thời sự của lãi suất trên cơ sở những kiến
thức đã học cùng với kiến thức trong khuôn khổ tài liệu cho phép. Chúng tôi xin trình
bày những vấn đề của “LÃI XUẤT” để hiểu một cách hệ thống và chi tiết hơn về vấn đề
này.
Tuy nhiên bàn về lãi suất có nhiều vấn đề đề cập, song trong khuôn khổ một bài
tiểu luận nhỏ và kiến thức có hạn, chúng tôi chỉ có thể đề cập đến những vấn đề cơ bản,
thực trạng về vấn đề lãi suất hiện nay tại Việt Nam. Làm thế nào để giải quyết được bài
toán Lãi suất ở Việt Nam hiện nay một cách hiệu quả nhất?
1
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LÃI SUẤT
1.1. Khái niệm và vai trò của lãi suất
1.1.1. Khái niệm
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm phản ánh tiền lãi phải trả tính trên tổng số vốn vay trong
một thời gian nhất định.
LS (kỳ) =
S ố tiề n l ã i(k ỳ)
T ổ ng số vố n chovay(k ỳ)
×100
Thực chất tiền lãi (lợi tức) chính là giá mà người đi vay phải trả cho người cho vay
để có được quyền sử dụng tạm thời vốn tín dụng trong thời gian nhất định và là lợi tức
người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu, thường gọi tắt là giá cả của vốn tín
dụng .
1.1.2. Vai trò
Lãi suất là phương tiện kích thích lợi ích vật chất để thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi
trong nền kinh tế. Đối với ngân hàng, ngoài việc phục vụ tốt, sử dụng công cụ lãi suất
bằng cách đưa ra lãi suất huy động tiền gởi cao và thích hợp sẽ kích thích lòng ham
muốn lợi nhuận và thu hút được nguồn vốn từ khách hàng.
Lãi suất là công cụ kích thích đầu tư phát triển kinh tế. Với mức lãi suất hợp lý sẽ
kích thích các nhà đầu tư vay vốn mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.
Lãi suất là đòn bẩy kích thích ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu
quả. Doanh nghiệp khi vay vốn phải lên kế hoạch kinh doanh và thực sự quan tâm tới
kinh doanh để đảm bảo hoàn trả đúng hạn cả vốn lẫn lãi. Ngân hàng phải tích cực sáng
tạo nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi và thực hiện các biện pháp cho vay
hiệu quả, phải đáp ứng được các nhu cầu hạch toán kinh tế.
Lãi suất là một trong những công cụ dự báo tình hình nền kinh tế. Sự biến động lãi
suất có thể dự báo được một số yếu tố của nền kinh tế. Từ đó các ngân hàng hoặc doanh
nghiệp có điều kiện để chuẩn bị và lựa chọn phương án kinh doanh cho phù hợp.
Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Sự thay đổi của lãi suất góp phần điều
tiết sản xuất và tiêu dùng, cung và cầu hàng hóa, là công cụ để thực hiện mục tiêu chính
sách tiền tệ quốc gia.
1.2. Phân loại lãi suất
Căn cứ vào hình thức tín dụng
Lãi suất tín dụng thương mại: áp dụng khi các doanh nghiệp cho nhau vay dưới hình
thức mua ban chịu hàng hoá .
2
Công thức: (LSTM) =
(
Gi áh à ng h ó ab án ch ị u
)
−(Gi á h àng h óa b án tr ả ngay)
(Gi á h à ng h ó ab á ntr ảngay )
×100
Lãi suất ngân hàng: áp dụng trong quan hệ tín dụng ngân hàng. Bao gồm các loại LS
tiền gửi, LS cho vay, LS chiết khấu của NHTM, LS chiết khấu của NHTW, LS tái cấp
vốn, LS liên NH, LS cơ bản.
Lãi suất tín dụng Nhà nước: áp dụng khi Nhà nước đi vay của các chủ thể khác nhau
trong xã hội dưới hình thức phát hành tín phiếu hoặc trái phiếu .
Căn cứ vào thời hạn của tín dụng
Lãi suất ngắn hạn: áp dụng đối với các khoảng tín dụng ngắn hạn.
Lãi suất dài hạn: áp dụng trong quan hệ trung hạn và dài hạn.
Căn cứ vào tính chất ổn định của lãi suất
Lãi suất cố định (ổn định): là lãi suất áp dụng cố định trong suất thời hạn vay .
Lãi suất biến đổi (thả nổi): Là lãi suất có thể thay đổi lên xuống và có thể báo trước
hoặc không báo trước. Điều chỉnh theo biến động của lãi suất trên thị trường.
Căn cứ vào phương pháp trả lãi
Lãi suất chiết khấu: Áp dụng khi lãi của khoản cho vay được khấu trừ ngay từ đầu kỳ
vào giá trị vốn cho vay. Nó được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá trị
và được khấu trừ ngay khi Ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng.
Lãi suất coupon: Là lãi suất được hoàn trả định kỳ cố định cho đến ngày đáo hạn.
Lãi suất mãn hạn: Là lãi suất được hoàn trả toàn bộ vào lúc cuối kỳ. Có thể được xác
định theo phương pháp lãi suất đơn hoặc theo phương pháp lãi suất kép.
1.3. Các phương pháp tính lãi suất
Phương pháp lãi đơn
Là việc tính lãi dựa trên số vốn gốc, không tính trên số lãi do vốn gốc sinh ra. Lãi
đơn thường dùng trong các nghiệp vụ tài chính ngắn hạn (thời gian thanh toán dưới một
năm và chỉ có một kỳ thanh toán) do khá đơn giản trong việc tính toán.
Công thức
Số tiền lãi mỗi năm:
I
1
=I
2
=…=I
n
=C
0
∗i
Số tiền cả gốc và lãi :
C
n
=C
0
+C
0
∗i∗n=C
0
(
1+i∗n
)
Phương pháp lãi kép
Là việc tính lãi bằng cách cộng dồn lãi các kỳ trước vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ
tiếp theo. Lãi kép thường được sử dụng trong các nghiệp vụ tài chính dài hạn.
Công thức tính số tiền lãi và tổng số tiền nhận được mỗi kỳ như sau
3
I
1
=C
0
∗i C
1
=C
0
+I
1
=C
0
+C
0
∗i=C
0
(
1+i
)
1+i ¿
2
I
2
=C
1
∗i C
2
=C
1
+ I
2
=C
0
¿
Tổng quát:
1+i ¿
n
C
n
=C
0
¿
Trong đó
C
0
: Số vốn gốc cho vay ban đầu
i
: lãi suất
C
1
,C
2
,… ,C
n
:
tổng số tiền nhận được vào cuối các thời kỳ
I
1
,I
2
,…, I
n
:
Tiền lãi thu được trong các thời kỳ
n
: Số thời kỳ tính lãi
2. THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM
2.1. Tình hình lãi suất Việt Nam qua các giai đoạn
2.1.1 Trước năm 2000
Giai đoạn trước tháng 6/ 1992
NHNN can thiệp ở mức độ cao và trực tiếp vào lãi suất thông qua ấn định các mức lãi
suất tiền gửi và lãi suất tiền vay.
Giai đoạn tháng 6/1992 đến 1995
NHNN đã có nhiều bước điều chỉnh trong điều hành chính sách lãi suất: chuyển từ cơ
chế lãi suất thực âm sang cơ chế lãi suất thực dương, xóa bỏ về cơ bản sự chênh lệch lãi
suất cho vay giữa các thành phần kinh tế. Bắt đầu từ tháng 10/1993 lãi suất cho vay có 2
loại (1.8%/ tháng đối với doanh nghiệp Nhà nước, 2.1%/ tháng cho nền kinh tế ngoài
quốc doanh) và NHNN cho phép NHTM được thỏa thuận lãi suất với khách hàng (áp
dụng trong trường hợp huy động vốn bằng phát hành kỳ phiếu lãi suất huy động có thể
cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn 0,2%/ tháng và cho vay cao hơn mức trần 2,1%/
tháng).
4
Giai đoạn từ năm 1996 đến tháng 7/2000
NHNN tiếp tục ấn định mức lãi suất tái cấp vốn và những đổi mới căn bản về điều hành
lãi suất. NHNN chỉ quy định mức lãi suất trần theo thời hạn cho vay và khống chế chênh
lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn bình quân là 0,35%/ tháng. Cuối
tháng 1/1998, NHNN xóa bỏ quy định chênh lệch lãi suất. Cùng với nới lỏng sự kiểm
soát lãi suất, NHNN liên tục điều chỉnh trần lãi suất cho vay theo hướng giảm cơ cấu
trần và mức khống chế, đặc biệt trong các năm 1998, 1999. Trong năm 1997 thay đổi
hình thức quy định lãi suất tái cấp vốn sang quy định mức lãi suất cụ thể. Tháng 11/
1999 NHNN đưa vào sử dụng nghiệp vụ chiết khấu được quy định ở mức lãi suất thấp
hơn 0,05%/ tháng so với lãi suất tái cấp vốn, tháng 7/2000 NHNN đưa vòa sử dụng
nghiệp vụ thị trường mở.
2.1.2. Giai đoạn 2000 - 2009
Giai đoạn từ tháng 8/2000 đến tháng 2002
Đây là giai đoạn sử dụng lãi suất cơ bản cùng với lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp
vốn trong điều hành chính sách tiền tệ. TCTD ấn định lãi suất cho vay đối với khách
hàng trên cơ sở lãi suất cơ bản do NHNN công bố theo nguyên tắc lãi suất cho vay
không được vượt quá mức lãi suất cơ bản cộng biên độ do Thống đốc NHNN quy định
từng thời kỳ.
Giai đoạn từ 2002 đến 2005
Năm 2004, tình hình Thế giới có nhiều biến động, giá thành nguyên vật liệu tăng mạnh
tạo ra chi phí đẩy làm cho giá cả tăng nhanh, lạm phát gia tăng. Lãi suất tăng không theo
kịp lạm phát, đồng tiền mất giá, làm cho lạm phát càng gia tăng. Đến 6 tháng đầu năm
2005, chỉ số giá tăng so năm 2004 là 8.6%, như vậy đã làm cho lãi suất thực tế trong 2
năm này ở mức âm. Lạm phát cao ở nhiều nước, Cục dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất
lên cao cũng trực tiếp ảnh hưởng đến tình hình lãi suất ở Việt Nam.
Tình hình lãi suất cho vay qua các năm 2001-2004
Năm
Lãi suất cho
vay (%/năm)
Lạm phát
(%/năm)
Lãi suất cho
vay thực tế
(%/năm)
Tỷ lệ
LSCVTT/TP
(%)
5
2001 9.0 0.8 8.2 1052.0
2002 9.2 4.0 5.2 130.0
2003 9.6 3.0 6.6 220.0
2004 10.0 9.5 0.5 5.2
Trước tình hình năm 2004-2005 có nhiều diễn biến, giá cả tăng, nhu cầu tín dụng cho
nền kinh tế cũng tăng, NHNN không tăng mức lãi suất, chủ trương giữ ổn định cả lãi
suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu, chính sách được áp dụng để kìm
chế lạm phát đó là mức dự trữ bắt buộc.
Từ năm 2005 đến 2009, đã có nhiều sự thay đổi lãi suất huy động tiền gởi VNĐ của
các NHTM tại VN. Sự thay đổi đáng chú ý nhất bắt đầu từ tháng 2 năm 2008 kéo dài
cho đến nay.
Giai đoạn 2005 đến 2009
Lãi suất thay đổi qua các tháng trong năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2006, lãi suất huy động và cho vay của các NHTM tăng nhẹ
so với đầu năm. Tuy nhiên, trong quý 3/2006, các ngân hàng không tăng lãi suất nhiều
như giai đoạn trước. Chỉ một số ngân hàng tăng lãi suất với biên độ nhỏ, nguồn huy
động chủ yếu của các ngân hàng phần lớn vẫn là từ cá nhân và các tổ chức kinh tế.
Thị trường tài chính tương đối ổn định, chính sách lãi suất của NHNN vẫn được điều
hành. So với cuối năm 2005, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên thị trường tăng
nhẹ, chủ yếu trong 7 tháng đầu năm.
Lãi suất năm 2007
không có biến động nhiều
giữa các tháng trong năm.
Năm 2008 có thể được
coi là năm của lãi suất khi
lãi suất biến động trái
chiều với một biên độ lớn
chỉ trong vòng 12 tháng.
6
Lãi suất huy động VNĐ từ 2005 - 2009
Những tháng đầu năm 2009, lãi suất huy động của các ngân hàng tăng nhẹ.
Từ tháng 5 đến tháng 7/2009, làn sóng đua tăng lãi suất huy động Việt nam đồng
(VND) ở các NHTM chưa có dấu hiệu dừng do nhu cầu hấp thụ vốn của nền kinh tế tăng
cao, lãi suất huy động VND đang tiến sát về mức trần cho vay. Nhiều NHTM chỉ trong 2
tuần đã tăng lãi suất tiền gửi 2 đến 3 lần.
Từ tháng 8 đến tháng10/2009, các ngân hàng gia tăng lãi suất và đỉnh cao nhất lên
đến 9,5%.
NHNN đã nâng lãi suất cơ bản lên 8% cuối tháng 11, nhưng tình trạng căng thẳng
vốn vẫn chưa có chiều hướng được giải quyết khiến NHNN phải có biện pháp răn đe
thanh tra toàn diện các ngân hàng nâng lãi suất huy động lên quá 10,5%.
2.1.3. Sau 2009 đến nay
Từ đầu năm 2010, lãi suất cho vay bằng VND liên tục tăng cao lên mức 16% -
18%/năm, cá biệt có những trường hợp lên tới 18 - 20%/năm) nên nhiều doanh nghiệp
chuyển sang vay bằng Đôla do lãi suất vay USD thấp hơn nhiều so với lãi suất vay VND
trong khi rủi ro tỷ giá hối đoái chưa hiện hữu.
Cuối năm 2010, lãi suất huy động và cho vay VND của các NHTM đã giảm dần với
lãi suất huy động VND không vượt quá 14%/ năm; lãi suất cho vay bình quân
15,27%/năm. Biến động liên tục của thị trường nguyên nhiên vật liệu cơ bản, của thị
trường tài chính tiền tệ quốc tế càng làm cho việc kiểm soát lạm phát nói chung và ổn
định lãi suất nói riêng của chúng ta thêm khó khăn.
Kể từ đầu tháng 11/2010, lãi suất đồng Việt Nam liên tục biến động theo chiều hướng
gia tăng, cả lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay. NHNN phải tăng lãi suất cơ bản
từ 8% lên 9% sau khi đã cố định nó suốt từ tháng 12/2009 với kỳ vọng thắt chặt chính
sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Một mặt, tín hiệu thắt chặt chính sách tiền tệ phát ra
dường như chưa đủ mạnh và rõ ràng, mặt khác, tín hiệu đó lại phát ra đúng vào thời
điểm cầu tín dụng tăng mạnh. Hơn nữa, tính thanh khoản của các NHTM nước ta không
tương đồng, thậm chí rất khác nhau nên các NHTM có thanh khoản không tốt (thường là
NHTM qui mô nhỏ và trung bình) buộc phải đẩy lãi suất huy động lên khi giảm sự trông
cậy vào thị trường liên ngân hàng, do đó, kéo theo các NHTM có thanh khoản tốt hơn
vào cuộc đua lãi suất.
6 tháng đầu năm 2011
7