Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Thực trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.5 KB, 41 trang )

MỤC LỤC
Trang
PHẦN A: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề …………………………………………………………………
2. Mục đích, yêu cầu………………………………………………………….
2.1 Mục đích……………………………………………………………….
2.2 Yêu cầu…………………………………………………………………
3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………..
5. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………..
6. Kết quả nghiên cứu………………………………………………………..
PHẦN B: NỘI DUNG TIỂU LUẬN...............................................................
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................
1.Khái niệm ô nhiễm môi trường……………………………………………
2.Các khái niệm phạm trù……………………………………………………
2.1 Nguyên nhân, kết quả………………………………………………
2.2 Bản chất, hiện tượng……………………………………………….
2.3 Cái chung, cái riêng………………………………………………..
3. Áp dụng các khái niệm phạm trù về vấn đề ô nhiễm môi trường………...
4. Ý nghĩa phương pháp luận……………………………………………….
II. THỰC TRẠNG…………………………………………………………
2.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới…………………………..
2.2 Hiện trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam………………………………….
2.2.1 Ở đô thị và các khu sản xuất………………………………………
2.2.2 Ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp……………………
2.2.3 Hiện trạng ô nhiễm nước ở một số sông lớn ở nước ta……………
2.3 Nguồn gốc gây ô nhiễm………………………………………………..
2.3.1 Ô nhiễm tự nhiên …………………………………………………
2.3.2 Ô nhiễm nhân tạo…………………………………………………
i. Từ sinh hoạt……………………………………………………
ii. Từ các hoạt động công nghiệp…………………………………


iii. Từ y tế …………………………………………………………
iv. Từ hoạt động sản xuất nông, ngư nghiệp……………………..
2.4 Ảnh hưởng……………………………………………………………..
2.4.1 Sức khoẻ con người…………………………………………...
i. Do kim loại trong nước………………………………………..
ii. Trong nước nhiễm chì………………………………………….
iii. Trong nước nhiễm thủy ngân…………………………………..
III. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP..............................................................
3.1 Định hướng giải pháp …………………………………………………..
3.2 Giải pháp…………………………………………………………………
3.2.1 Giải pháp tổng thể……………………………………………….
3.2.2 Giải pháp cụ thể………………………………………………….
Lựa chọn các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các phương tiện
giao thông thủy……………………………………………………………..
i. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do rác thải…………………………
ii. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải và nước dằn tàu…….
iii. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hàng độc hại………………….
iv. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do dầu……………………………

PHẦN C: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ...........................................................
Phần A : MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề:
Thế kỉ 21, Việt Nam ta đang từng bước phát triển thành nước công nghiệp
hóa- hiện đại hóa. Hàng loạt các khu công nghiệp, nhà máy được hình thành quanh
các bờ kênh, con sông ngoại ô thành phố. Người dân tập trung ở nhưng khu đô thị,
khu công nghiệp để sinh sống. Trong giai đọan đó, môi trường sống của chúng ta
đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm trầm trọng và chưa ai nhận rõ điều này. Đây là một
trong những vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay.
Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô

nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi
cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả
hệ thống chính trị và của toàn xã hội.Vì thế việc điều tra sự ô nhiễm môi trường được
đề ra bức thiết để hiểu rõ mức độ ô nhiễm của môi trường để đề ra giải pháp hợp lý,
giúp nước Việt Nam phát triển vững mạnh và có một môi trường sống tốt cho người
dân.
1.2 Mục đích, yêu cầu:
1.2.1 Mục đích:
Đề tài tiểu luận được viết với chủ đề ô nhiễm môi trường có mục đích nêu ra
những nguyên nhân và hậu quả, làm rõ bản chất và hiện tượng của vấn đề ô nhiễm
môi trường nhằm khơi dậy sự quan tâm của mọi người về vấn đề được xem là cấp
thiết hiện nay. Từ đó mọi người có thể nhận thức được những hậu quả của việc ô
nhiễm môi trường sẽ gây ra cho môi trường sống của chúng ta, thấy được tầm quan
trong của việc giữ gìn môi trường xung quanh chúng ta. Để mọi người có thể đưa ra
những ý kiến và cùng nhau bàn luận tìm ra những giải pháp hiệu quả thiết thực hơn
góp phần vào vịêc bảo vệ môi trường sống của chúng ta ngày càng trong lành và sạch
đẹp hơn.
1.2.2 Yêu cầu:
_ Về hình thức:
+Xây dựng một đề tài tiểu luận hay, hợp lý, thuyết phục được bạn đọc
+Phần thuyết trình phải có kết cấu chặt chẽ, trình bày dễ nhìn, không quá lạm
dụng màu sắc, các dạng trình chiếu
+ Nội dung thuyết trình không quá ngắn, không quá dài mà vẫn thể hiện đầy
đủ nội dung cần thiết quan trọng
+ Hạn chế tối đa mọi sai sót nếu là nhóm thuyết trình sau khi đã được rút kinh
nghiệm từ các nhóm khác.
_ Về nội dung :
+ Đi đúng chủ đề, đi sâu vào và làm rõ chủ đề tiểu luận, các thành viên phải
nắm được khái niệm thế nào là ô nhiễm môi trường nước, vì sao nước lại bị ô nhiễm,
từ đó đua ra các biện pháp giải quyết ô nhiễm nước.

+ Các hình ảnh, vì dụ minh họa thực tế đi kèm phải sinh động, không lạp lại
gây sự nhàm chán cho người nghe người đọc.
+ Nội dung phải phản ánh đúng thực tế, manh tính khách quan, thông tin chính
xác.
+ Bài tiểu luận phải đi sâu vào lòng của người đọc người nghe, cung cấp thêm
kiến thức về môi trường và có thể nâng cao ý thức của những người tham gia vào
buổi tiểu luận.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Để thấy rõ sự ô nhiễm môi trường ở mức độ đáng báo động hiện nay, đối
tượng nghiên cứu là nguyên nhân nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường và các chất gây
ô nhiễm môi trường.
_ Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, nhưng có các nguyên
nhân chính sau:
 Do hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp.
 Do hoạt động làng nghề .
 Do sự sinh hoạt tại các đô thị lớn
_ Chất gây ô nhiễm bao gồm các chất thải ra từ hoạt động giao thông vận tải
trên biển, do việc thăm dò khai thác khoáng sản ,đặc biệt là khai thác dầu khí ,nghỉ
mát du lịch trên biển
Ở các khu công nghiệp,chất gây ô nhiễm là hổn hợp nước thải do sinh hoạt
sản xuất công nghiệp hay nông ngiệp từ các thành phố các khu công nghiệp dưới
dạng nước mặt hay đường ống dẫn ngầm dưới mặt đất, nước thải chứa tỉ lệ lớn các
chất thải hữu cơ ,các vi sinh vật…
Ngoài ra còn có kim loại nặng là một trong những chất gây nguy hiểm cho
môi trường nước:
+ Chất hữu cơ : hiện nay có 2 loại cho hữu cơ được sũ dụng nhiều nhất là PCB
và thuốc trừ sâu DDT..v..v..
+ Dầu : do giao thông biển từ các máy lọc dầu ,từ các khu thăm dò khai thác
dầu khí trên biển , do rò rĩ đường ống dẫn dầu trong biển cũng như các thành phố và
khu công nghiệp.

+ Kim loại nặng : Thủy ngân ,cadimi, đồng, kẽm. coban, mangan, niken, chì,
sắt, asen, crom….đều tồn tại trong nước lẫn trầm tích đáy và đều mang tính đọc hại.
+ Các chất phóng xạ :do việc thử vũ khí hạt nhân trên biển của các cường
quốc hạt nhân.Trong biển còn có hiện tượng phú dưỡng và thủy triều đỏ.
+ Các chất thải sinh hoạt nhu bao nilon, nước thải trong quá trình sinh hoạt.
(tắm giặc ,vệ sinh cá nhân…).
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê
a.Mục đích:
_ Nghiên cứu các tài liệu lien quan đến môi trường Việt Nam trong thời kì
trước đây và tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.
_ Thống kê, trình bày bảng số liệu chỉ tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.
b.Tiến hành:
_ Nghiên cứu tài liệu, thống kê số liệu, tính tóan sự thay đổi các tính chất môi
trường.
_ Đưa ra các nhận xét về thay đổi môi trường và mức ô nhiễm môi trường
hiện nay.
Phương pháp biện chứng duy vật
a.Mục đích:
_ Điều tra, tìm hiểu mối liên hệ giữa qúa trình đô thị hóa và ô nhiễm môi
trường.
_ Xét sự vận động nói chung về sự phát triển, chuyển biến của hiện tượng ô
nhiễm môi trường dự đóan tương lai của quá trình.
b.Tiến hành:
_ Nghiên cứu, tài liệu về lịch sử của các nước đã phát triển về thời kì đang
phát triển, xem xét vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước đó và chuyển biến của nó
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
a.Mục đích
_ Nghiên cứu khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động biến đổi
của môi trường

_ Nghiên cứu về sự phát triển trong vấn đề gây ô nhiễm môi trường hịên nay
b.Tiến hành
_ Nghiên cứu vận động của môi trường, thông qua các tài liệu của những năm
qua và các công trình nghiên cứu khoa học đã được thực hiện
Phương pháp lịch sử logic
_ Trong quá trình tiến hành phải sử dụng các số liệu, các hiện trạng đã xảt ra
trước và hiện nay, kết hợp một các logic và sáng tạo
1.5 Phạm vi nghiên cứu:
Từ ngày 10/10/2010 đến nay ,ở thành phố Hồ Chí Minh, Nhóm 5 ĐHH6C đã
tiến hành khảo sát về sự ô nhiễm môi trường ở Việt Nam . Nhóm đã nghiên cứu các
vấn đề ô nhiễm môi trường ở ven vùng biển, con sông và kênh rạch chảy qua các khu
công nghiệp, khu đô thị, khảo sát ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh, tiêu biểu:
_ Các khu công nghiệp tây bắc Củ Chi ., khu công nghiệp Tân Bình, khu công
nghiệp Vĩnh Lộc….các khu công nghiệp viên các kênh rạch ngoại ô thành phố Hồ
Chí Minh với lượng chất gây ô nhiễm đổ ra các kênh rạch khá lớn, chủ yếu là hổn
hợp nước thải do sinh hoạt sản xuất công nghiệp hay nông ngiệp từ các thành phố các
khu công nghiệp dưới dạng nước mặt hay đường ống dẫn ngầm dưới mặt đất, nước
thải chứa tỉ lệ lớn các chất thải hữu cơ ,các vi sinh vật…
Và nghiên cứu tài liệu, sách báo, các báo cáo môi trường về các vấn đề:
_ Bờ biển Quảng Nam-nơi xả y ra vụ tràn dầu (1/2/2007) gây ô nhiểm mặt
nước biển và vụ tràn dầu ở bờ biển Vũng Rô ở Phú Yên.
_ Nghiên cứu ở ven các biển, các nhà máy lọc dầu, từ các khu thăm dò khai
thác dầu khí trên biển, sự rò rỉ của các đường ống dẫn dầu trong biển cũng như các
thành phố và khu công nghiệp
_ Nghiên cứu ở các khu nông nghiệp ở Đông Nam Bộ cho thấy sử dụng nhiều
thuốc trừ sâu độc hại, các chất hoá học kích thích tăng trưởng theo mưa chảy xuống
các con kênh, sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước
1.6 Kết quả nghiên cứu:
Môi trường Việt Nam từ năm 2000 đến nay rất ô nhiễm . Từ nông thôn đến
thành phố , nguồn nước ở các vùng này luôn luôn “thừa nước vào mùa mưa và

thiếu nước vào mùa khô”.Đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh hiện nay .
Trong những năm gần đây môi trường thành phố Hồ Chí Minh ngày càng ô
nhiễm trầm trọng hơn . Các nhà máy xí nghệp ngày càng nhiều nhưng hệ thống xử lí
nước thải thì không được chú trọng .

Vì vậy nguồn nước đã được xử lí của các nhà máy vẫn còn ô nhiễm .
Khi nguồn nước bị ô nhiễm thì ảnh hưởng rất lớn đến môi trương xung
quanh , đăc biệt là con người .
Cần phải tìm ra các biện pháp hơp lí nhất để giải quyết vấn đề này . Vì đây là
môi đe dọa lớn của chúng ta .
Nếu không có cách giải quyết hơp lí thì trong tương lai không xa , môi trường
của chúng ta sẽ ô nhiễm trầm trọng . Và đây là một vấn đề cần phải đặt lên hàng
đầu của xã hội Việt Nam.
Phần B: NỘI DUNG TIỂU LUẬN
I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học–
sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước
trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.
Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo
ngại hơn ô nhiễm đất.
Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác
công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:
"Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông
nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".
Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi
khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất
thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại

rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón
hữu cơ... sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc
ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lí hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá
khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối.
2. Các khái niệm phạm trù
2.1 Nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật,
hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau và gây nên sự biến đổi nhất
định
Kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do tác dộng giữa các mặt, các
yếu tố giữa sự vật hiện tượng, hoặc giữa các sự vật hiện tượng gây nên
2.2 Phạm trù cái chung và cái riêng
Phạm trù cái chung dùng để chỉ một sư vật , một hiện tượng, một quá trình
nhất định.
Phạm trù cái chung dùng để chỉ nhưng mặt, những tuộc tính, những yếu tố,
những quan hệ tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng.
2.3 Phạm trù bạn chất và hiện tượng
Phạm trù bản chất dùng để chỉ sự tổng hợp tất những mặt ,những mối liên hệ
tất nhiên, tương đối ổn đinh bên trong quy định sự vận động và phát triển của sự vật,
hiện tượng đó.
Phạm trù hiện tượng dùng để chỉ sự biểu hiện của những mặt, những mối liên
hệ đó trong những điều kiện xác định.
3. Áp dụng các khái niệm phạm trù về vấn đề ô nhiễm môi trường
Trong hoạt động sống, con người đã không ngừng tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp vào mt tạo ra những sự thay đổi lớn cho môi trường, đặc biệt là ÔNMT nói
chung và ÔNMT nước nói riêng. Rất nhiểu người chỉ vì lợi ích riêng, vì cái tôi của
chính họ mà không nghĩ đến mọi người xung quanh, bất chấp tất cả chỉ biết lợi ích
riêng mình làm ảnh hưởng đến cái chung – cuộc sống tốt đẹp – của người khác.
Trong quá trình CNH, HDH đất nước, hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp đã đưa
ra một khối lượng lớn các chất thải chứa qua xử lý vào ao, hồ, sông, suối làm cho

nước bị ô nhiễm. Sự vô ý thức của người dân trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp
cũng gây nên sự ô nhiễm trầm trọng. Nhưng dòng nước này chảy ra biển, cùng với
những vụ tràn dẩu làm cho biển ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng hơn. bên cạnh
những nguyên nhân chủ quan do con người thì còn có nguyên nhân khách quan khác
do thiên tai tạo nên, chẳng hạn như gió bão, lũ lụt, lũ quét...
Tất cả những nguyên nhân trên, chù quan hay khách quan đều sản sinh ra một
kết quả, chính là ÔNMT nước. Nguyên nhân và kết quả có sự tiếp nối dây chuyền với
nhau. Kết quả của sự việc này cũng chính là nguyên nhân của sự việc khác. Một
nguyên nhân có thể tạo ra nhiều kết quả, và một kết quả cũng có thể được tạo thành
từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nguyên nhân kể trên có kết quả là ÔNMT,
và ÔNMT lại là nguyên nhân làm ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người và nhiều
loại sinh vật khác. Nhiều căn bệnh hiểm nghèo, nhiều trận đại dịch đã lấy đi rất
nhiều mạng sống con người, và những cái chết hàng loạt của nhiều sinh vật đã khiến
chúng ta phải lên tiếng.
Mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý
thức con người. Chúng ta không thể nói rằng "Do sản xuất, tôi và nhiều người phải
đưa hàng loạt chất thải vào mt nhưng tôi muốn tận hưởng một mt sạch sẽ, trong
lành". Chất thải chắc chắn sẽ làm ÔNMT, đó là điều tất nhiên, không phụ thuộc vào ý
thức, dù muốn hay không thì điều đó vẫn xảy ra. Một khi mt bị ô nhiễm , điều tất yếu
sẽ xảy đến chính là bệnh tật cho người.
4. Ý nghĩa lý luận:
Vì mối liên hệ nhân quả có tính khách quan nên cần phải tìm nguyên nhân của
các sự vật, hiện tượng dẫn đến kết quả đó.
Vì nguyên nhân có liên hệ mật thiết với kết quả, nên muốn biết được bản chất
của một hiện tượng nào đó mới xuất hiện ta có truy từ nguyên nhân ra đời của nó.
Vì mối liên hệ nhân quả rất phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính xác
các loại nguên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với mỗi trường
hợp cụ thể trong nhận thức vả thực tiễn.
Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại nên trong nhận
thức và thực tiễn cần phải có cách nhìn toàn diện và lịch sử - cụ thể trong phân tích,

giải quyết và ứng dụng quan hệ nhân – quả.
II. THỰC TRẠNG:
2.1.Tình trạng ô nhiễm nước trên thế giới
Hiện nay, môi trường nước trên thế giới đang bị đe doạ một cách nghiêm
trọng với nhiều thảm hoạ đang xảy ra:
_ Hơn một tháng đã trôi qua kể từ khi vụ nổ tại dàn khoan dầu Deepwater
Horizon trong vịnh Mexico giết chết 11 người và khiến hàng trăm nghìn tấn dầu tràn
lên mặt biển. Trong những tuần sau đó, giới chức Mỹ và các tổ chức thực hiện mọi
biện pháp để ngăn chặn sự lan rộng của dầu và giảm thiểu những thiệt hại về mặt môi
trường.
Hình ảnh một con chim biển bơi sát một tàu trong vùng biển ngoài khơi Louisiana.
_ Hungary - Thảm họa bùn đỏ và cái giá phải trả: ngày 4-10 vừa qua, đợt sóng
bùn đỏ cao 1,5m đã vượt bờ đê tràn vào ngôi làng Kolontar, phía Tây Hungary, gây
ra cái chết của 7 người và làm nhiều người bị bỏng do hóa chất. 150 người còn đang
điều trị tại bệnh viện, trong đó có hàng chục người đang nguy kịch. Hàng trăm cư dân
của ngôi làng này phải sơ tán. Nhưng thảm họa này chưa dừng lại ở đó.
Cơn lốc bùn đỏ, với ước tính hơn 1 triệu m³, từ nhà máy khai thác quặng
nhôm đã quét qua khu vực có diện tích 40km² và tràn xuống sông Danube, con sông
lớn thứ hai ở châu Âu, đe dọa các quốc gia có con sông này chảy qua. Croatia, Serbia
và Romania đang kiểm tra từng giờ nguồn nước trên con sông này (sông Danube dài
2.850km, chảy qua các nước Hungary, Croatia, Serbia, Romania, Bulgaria, Ukraine
và Moldova sau đó đổ ra biển Đen). Vậy mà ngay trước khi xảy ra thảm họa này, các
quan chức môi trường của Hungary luôn cho rằng hồ chứa chất bùn đỏ này an toàn.
Hồ này có diện tích 300m x 450m
2.2. Hiện trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam
2.2.1 Ở đô thị và các khu sản xuất
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong
việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô
nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại.
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số

gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi
trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi
nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất
công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử
lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công
nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH
trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu ôxy hoá học (COD)
có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm ượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần
giới hạn cho phép.
Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến
84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã
gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất,
cụm công nghiệp tập trung là rất lớn.
Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước
bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000
m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. ở thành phố Thái Nguyên, nước
thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu,
khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên
chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và
hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi
khó chịu…
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt
nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử
lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực.
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ
thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương).
Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện
và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong

thành phố không thu gom hết được là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước.
Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồở các thành phố lớn là rất nặng.
Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000
-400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý
nước thải, hiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý
nước thải; lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả
vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan,
các chất NH 3, NO , NO …. ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định
cho
phép ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày;
chỉ có 4/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản
xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như
Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng không
được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn
cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Ô xy hoà tan (DO)
đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP
2.2.2 Ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp:
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp,
hiện nay Việt Nam có gần 76% dân sốđang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ
tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý
nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt
hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộn Nông nghiệp cà phát triển
nông thơn, số vi khuẩn Fecacoliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml
ở các vùng ven con sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3.800-12.500MNP/100ml ở
các kênh tưới tiêu.
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật,
các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường
nước và sức khoẻ nhân dân.
Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho

nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha. Do nuôi trồng thuỷ sản
ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động
tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các
loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ,
lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một
số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất
hiện thuỷ triều đỏở một số vùng ven biển Việt Nam.
2.2.3 Hiện trạng ô nhiễm nước ở một số sông lớn ở nước ta:
Sau gần 20 năm mở cửa và đẩy mạnh kinh tế với hơn 64 khu chế xuất và khu
công nghiệp, cộng thêm hàng trăm ngàn cơ sở hóa chất và chế biến trên toàn quốc.
Vấn đề chất thải là một vấn đề nan giải đối với những quốc gia còn đang phát triển,
và chất thải lỏng trong trường hợp Việt Nam đã trở thành một vấn nạn lớn cho quốc
gia hiện tại vì chúng đã được thải hồi thẳng vào các dòng sông mà không qua xử lý.
Qua thời gian, nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng dần, và cho đến hôm nay, có thể nói
rằng tình trạng ô nhiễm trên những dòng sông ở Việt Nam đã tăng cường độ kinh
khủng và không còn phương cách nào cứu chữa được nữa.
Qua bá chì và truyền thanh ở VN từ hơn hai năm qua, tin tức ô nhiễm
nguồn nước ở hầu hết sông ngòi VN, đặc biệt ở những nơi có phát triển trọng điểm.
Nhiều dòng sông trước kia là nơi giặt giũ tắm rữa, và nước sông được xử dụng như
nước sinh hoạt gia đình. Nay tình trạng hoàn toàn khác hẳn. Người dân ở
nhiều nơi không thể dùng những nguồn nước sông này nữa. Những nơi được đề cập
đến có thể được chia ra từng khu vực khác nhau từ Bắc chí Nam tùy theo sự phát
triển của từng nơi một. Ðó là:
Lưu vực sông Cầu và các phụ lưu qua các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên,
Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương.
Lưu vực sông Nhuệ, sông Ðáy chảy qua các tỉnh Hòa Bình, TP Hà Nội,
Hà Tây, Hà Nam, Nam Ðịnh, và Ninh Bình.
Lưu vực sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn gồm các tỉnh Lâm Ðồng, Ðắc Lắc,
Ðắc Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Ðồng Nai (Biên Hòa), TP HCM, Bà
Rịa-Vũng Tàu, Ninh Thuận, và Bình Thuận.

Lưu vực Tiền Giang và Hậu Giang gồm các tỉnh thuộc ÐBSCL.
2.3. Nguồn gốc gây ô nhiễm
2.3.1. Ô nhiễm tự nhiên
Là do mưa,tuyết tan, lũ lụt,gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động
sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng.
Cây cối, sinh vật chết đi , chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu
cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm. hoặc
theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.

×