Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 100 trang )

Đề tài nghiên cứu khoa học

Đ

1

TKKD51

LỜI MỞ ĐẦU

ể có thể đánh giá về một sinh viên, chúng ta không nên chỉ dựa vào
kết quả học tập hay điểm số mà cần phải đánh giá một cách toàn diện
về mọi khía cạnh, từ việc rèn luyện đạo đức, tác phong, cho đến sự
năng động, sáng tạo,… Bởi vì hình mẫu người sinh viên Việt Nam đang được
TƯ Hội sinh viên Việt Nam xây dựng đó là hình mẫu người sinh viên “5 tốt”,
gồm có đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, kỹ năng tốt, hội nhập tốt. Tuy nhiên,
chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, khi một học sinh phổ thông bước chân
vào giảng đường đại học, thì mục tiêu được đặt lên hàng đầu đó là đạt được kết
quả học tập cao nhất theo khả năng của mình. Khi đã tốt nghiệp ra trường và
cầm trên tay bảng điểm để đi xin việc, bên cạnh những sinh viên hài lòng vì sự
cố gắng của mình thì vẫn còn có không ít những sinh viên cảm thấy buồn vì kết
quả học tập của mình trong những năm tháng học đại học.
Vậy tại sao lại có sự khác nhau đó, và có những nguyên nhân, yếu tố nào
ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên? Như chúng ta đã biết, “biển học
vô bờ”, người sinh viên cần phải trải qua cả một quá trình lâu dài để tiếp thu,
chọn lọc và tích lũy kiến thức từ kho tri thức vô tận của nhân loại trở thành kiến
thức của riêng mình. Trong quá trình đó, có rất nhiều yếu tố tác động tạo nên
chất lượng sinh viên. Những nhân tố hàng đầu phải kể đến chính là những nhân
tố nằm trong chính bản thân mỗi sinh viên, đó là việc người sinh viên đó tự sắp
xếp thời gian làm thêm và thời khóa biểu học tập thế nào, mỗi ngày dành ra bao
nhiêu thời gian để học tập, tần suất lên thư viện là bao nhiêu, đã có phương pháp


học tập khoa học chưa,... Bên cạnh đó là sự tác động từ bên ngoài như phương
pháp giảng dạy của giảng viên, điều kiện sống, cơ sở vật chất của nhà trường,…
Việc tìm ra các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó không
chỉ giúp người sinh viên nhận biết được đâu là nguyên nhân, nguồn gốc tạo ra
kết quả học tập của mình để tiếp tục phát huy hoặc cải thiện kết quả đó, mà từ
đó còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước nhà. Bởi vì, một
trong những đặc điểm nổi bật của nguồn nhân lực hiện nay là “vừa thừa lại vừa
thiếu”.Việt Nam là một nước đông dân và có cơ cấu dân số trẻ, số lượng người
trong độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng cao. Bên cạnh ưu thế nguồn lao động giá rẻ
Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

2

TKKD51

và đông đảo là thực trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, nguồn lao động chất lượng cao
“vừa thiếu lại vừa yếu”, tỉ lệ thất nghiệp trong dân số còn cao. Trước thực trạng
đó thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta là một vẫn đề cấp
bách. Sinh viên nói riêng và thế hệ trẻ nói chung chính là lực lượng nòng cốt
trong sự nghiệp xây dựng nước nhà, việc nâng cao chất lượng học tập của sinh
viên khi còn ngồi trên ghế giảng đường chính vì thế cũng trở nên cấp thiết hơn
bao giờ hết.
Trong thời kì hội nhập quốc tế và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh
mẽ, bản thân mỗi người sinh viên đều phải tự hoàn thiện bản thân mình, trong
đó có việc nâng cao chất lượng học tập để có thể hội nhập, thích ứng với xu thế
đó và để bản thân mình không trở nên lỗi thời.
Nhận thức sâu sắc được vấn đề đó, chúng tôi, những sinh viên năm thứ 3

của trường Đại học Kinh tế quốc dân đã lựa chọn đề tài “Những nhân tố ảnh
hưởng tới kết quả học tập của sinh viên trường đại học KTQD” nhằm đưa ra
một cái nhìn chung về chất lượng học tập của sinh viên trong trường; từ đó tìm
ra những yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó tới kết quả
học tập và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập cho sinh
viên kinh tế nói riêng và sinh viên nói chung.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài gồm có 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung và phương pháp nghiên cứu sự ảnh
hưởng của các nhân tố tới kết quả học tập của SV đại học KTQD.
Chương II: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập
của SV hệ chính qui trường đại học KTQD và kiến nghị, giải pháp.

Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

3

TKKD51

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA SV ĐẠI HỌC KTQD
Đối với SV, việc học tập luôn phải được đặt lên hàng đầu. Hơn thế nữa,
SV lại là nguồn nhân lực chủ yếu để phát triển đất nước, họ đang gánh trên vai
tương lai của nước nhà.Bởi vậy, việc học tập của SV luôn được xã hội đặc biệt
quan tâm. Vậy thì cách thức mà các trường đại học đang đánh giá kết quả học
tập của SV như thế nào, thực tế thì tình hình học tập trên ghế giảng đường của
SV có đúng như những gì chúng ta đang nghĩ không, và họ đã bị tác động bởi

những gì trong quá trình để tạo ra kết quả đó? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi
đã tiến hành nghiên cứu chi tiết như sau:
1.1. Phương pháp đánh giá kết quả và thực trạng học tập của SV
1.1.1. Cách tính điểm.
Hiện nay, có nhiều cách tính điểm khác nhau cho SV các trường đại học
tại Việt Nam. Tùy thuộc vào hình thức đào tạo là đào tạo theo tín chỉ hay theo
niên chế mà mỗi trường đại học lựa chọn một cách tính điểm riêng cho SV
trường mình. Tuy nhiên, cũng có thể cùng một hình thức đào tạo nhưng các
trường khác nhau lại có những cách tính điểm khác nhau. Ví dụ: cùng là đào tạo
theo hệ thống tín chỉ nhưng trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học quốc gia Hà Nội
quy về thang điểm 4, nhưng Đại học KTQD vẫn giữ thang điểm 10.
Dưới đây là cách tính điểm học phần, điểm tổng kết chung cho SV trường
KTQD:


Điểm học phần

Từ năm 2007 đến nay, Bộ GD & ĐT cho áp dụng Quy chế 43/2007 về
đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Về cơ bản, Quy
chế này là sự kết hợp của các quy chế trước với nhau. Theo đó, điểm học phần
được tính 02 cách: hoặc căn cứ vào một phần như quy định trong Quy chế
04/1999 và 31/2001 hoặc gồm tất cả các điểm đánh giá bộ phận như quy định
trong Quy chế 25/2006.

Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

4


TKKD51

Một điểm mới trong Quy chế 43/2007 là cách tính điểm đánh giá bộ phận
và điểm học phần. Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được
chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần
nhân với trọng số tương ứng:
Bảng 1.1: Cơ cấu điểm thành phần
STT
1
2
3

Cơ cấu điểm thành phần
Điểm đánh giá của GV
Điểm kiểm tra học phần
Điểm thi kết thúc học phần

Tỉ lệ (%)
10%
20%
70%

Điểm HP = Điểm đánh giá của GV ×10%+Điểm KTHP×20%+Điểm thi
HP×70%
Trong đó:

Điểm 10% (thường được gọi là điểm chuyên cần):
Do GV đánh giá, thường dựa trên các tiêu chí như: mức độ đều đặn khi

lên lớp (số buổi đến lớp, số buổi vắng), thái độ trong giờ học (có tích cực xây
dựng bài hay không, tập trung nghe giảng hay làm việc riêng, ngủ gật, mất trật
tự….).


Điểm 20%( thường được gọi là điểm kiểm tra giữa kì):

Do GV đánh giá. Mỗi GV cũng có một cách riêng để đánh giá, cho điểm
SV. Đó có thể là bài tập nhóm, thuyết trình trước lớp, cũng có thể là một bài
kiểm tra theo cách truyền thống trên lớp, hay một tiểu luận….Bên cạnh đó, cũng
không ít thầy cô “cá tính” bằng cách miễn bài kiểm tra giữa kì cho SV (thường
cho 9; 10) nếu SV đó có một bài phát biểu được đánh giá cao, hay một cách làm
mới đầy sáng tạo…


Điểm thi kết thúc học phần:

Đây là bài thi bắt buộc đối với SV. SV phải tham gia kì thi cuối kì cùng
với những SV học cùng học phần trong kì đó. Hình thức thi có thể là thi viết(tự
luận, trắc nghiệm, kết hợp tự luận với trắc nghiệm); thi trên máy vi tính; thi vấn
đáp; thi kết hợp các hình thức trên.
Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

5

TKKD51



Điểm trung bình chung học tập( Điểm TBCHT), điểm trung bình chung
tích lũy (điểm TBCTL).
N

= ∑a n
∑n
i =1

i i

i

Trong đó:
: điểm TBCHT học kì hoặc điểm TBCTL
ai: điểm của học phần thứ i
ni : số tín chỉ học phần thứ i

N: tổng số học phần
Điểm TBCHT được để lẻ 2 chữ số thập phân. Kết quả của các học phần
Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất không tính vào điểm TBCHT
1.1.2. Ý nghĩa của việc đánh giá kết quả học tập
Sau mỗi học kì, năm học, căn cứ vào điểm TBCHT, số tín chỉ tích lũy,
trường xếp loại học lực của SV thành 2 loại:


Loại đạt: SV có điểm TBCHT từ 5,00 trở lên




Loại không đạt: SV có điểm TBCHT dưới 5,00

Điểm TBCHT, TBCTL là cơ sở để xét thi đua, khen thưởng, học bổng,
được tính theo điểm học phần sau lần thi thứ nhất.
Dù biết rằng bằng cấp và điểm số không phải là tất cả và không thể hoàn
toàn dựa vào đó mà đánh giá một con người, tuy nhiên nếu cầm một bảng điểm
“đẹp” trên taythì những sinh viên vừa mới chân ướt chân ráo trên con đường lập
nghiệp sẽ tự tin hơn rất nhiều khi phải đương đầu với nhà tuyển dụng. Và chắc
chắn,những SV đó sẽ dễ dàng ghi được điểm trong mắt doanh nghiệp, ít nhất là
về khía cạnh học tập.

Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

6

TKKD51

Hơn thế nữa, trong một xã hội còn một bộ phận coi trọng bằng cấp, khi
vấn đề bằng giả, mua bán bằng cấp còn là vấn đề gây bức xúc như ngày nay thì
việc có kết quả học tập tốt cũng gần như đồng nghĩa với việc có được tấm bằng
tốt nghiệp đại học tốt, SV sẽ có thêm rất nhiều ưu thế trong cuộc sống và công
việc. Bởi vì, theo quan điểm của rất nhiều người hiện nay,phải có bằng cấp mới
có thể “ngẩng đầu lên được”.
1.1.3. Thực trạng học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay
Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định
tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo
dục hiện nay là nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam.

Bàn về tính không hiệu quả của giáo dục đại học ngày nay, người ta
thường đổ lỗi do thiếu trang thiết bị học tập, thương mại hóa giáo dục, phong
cách giảng dạy của GV, việc học thiên về lý thuyết nhiều hơn thực tiễn... mà
quên đi thái độ của SV trong việc học của mình.
Có một thực tế đáng buồn là sau bao năm học phổ thông vất vả, nặng
nhọc để giành được một chiếc ghế lên giảng đường đại học thì không ít SV đã
vội vàng tự mãn, xem đại học chỉ là nơi xả hơi để tụ tập gặp gỡ, ăn chơi đua đòi
cùng chúng bạn thay vì biết trân trọng thành quả của mình. Bởi vì nếu biết trân
trọng những gì mình đã và đang có được, họ sẽ không ngừng học hỏi, nâng cao
trình độ chuyên môn cho bản thân. Tại sao lại như vậy? Một trong những lý do
là khả năng tiếp cận thông tin của SV ta còn kém. Khi còn học phổ thông, đặc
biệt là cấp III, các bạn học sinh đã phải mang trên vai gánh nặng tâm lý từ gia
đình, người thân là phải vào đại học. Nhưng bản thân những cô, cậu ấy chưa
hoặc không nhận thức được vào đại học để làm gì? Và chuyên ngành mình chọn
có phù hợp với mục tiêu, sở thích, tính cách năng lực của bản thân hay không?
Chính vì thế mà khi đã đậu vào đại học rồi thì cũng đồng nghĩa với việc đã làm
xong nghĩa vụ với bố mẹ và người thân chứ không phải đạt được ước mơ của
chính bản thân thì làm gì có được sự trân trọng thành quả cố gắng học tập.
Một lý do khác nữa là SV năm thứ nhất thường chịu ảnh hưởng nhiều từ
“sự hướng dẫn” của các anh chị đi trước. Các bạn đang cực kỳ thỏa mãn với

Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

7

TKKD51


chính mình, 12 năm đèn sách rồi, chọi bao nhiêu đối thủ mới nghiễm nhiên trở
thành SV đại học, thỏa mãn mong ước của bố mẹ, thầy cô, bè bạn. Càng nghĩ
các bạn càng tự hào và hài lòng về bản thân mình. Rồi các bạn dần cảm thấy cái
việc “nghỉ xả hơi” rất hiển nhiên. Theo quan điểm năm nhất ăn chơi, năm hai
thong thả, năm ba cố gắng, năm tư chuẩn bị ra trường thì các bạn chỉ mới ở giai
đoạn 1 mà thôi vội gì. “Thả phanh” ung dung suốt học kỳ để rồi đến kỳ thi lại
lao đầu vào học, thức khuya dậy sớm chạy mãi mà vẫn không đuổi kịp khối kiến
thức mà cả học kỳ không thèm để mắt tới. Cứ chọn đại một “tủ” may mắn thì
trúng, còn không thì... học lại. Những bạn này thường đến lớp thi bằng khuôn
mặt mệt mỏi và đương nhiên kết quả đạt được chỉ có... trời mới biết. May mắn
thì qua, coi như thoát hiểm, còn không lại lục đục mượn vở bạn bè ôn luyện, lại
thi, qua được lần hai có thể thở phào, hú vía, còn nếu không, chuyện nhỏ, học lại
với các em cũng vui. Kết quả là các cô cậu SV được “tốt nghiệp sớm” hoặc “tốt
nghiệp trễ” hay tốt nghiệp đúng lúc nhưng không biết gì? Đây cũng là hiện trạng
“học để lấy bằng cấp chứ không phải để lấy kiến thức” - tấm bằng cử nhân của
chúng ta lúc này có giá trị bằng một tờ giấy chứng nhận “năng lực ảo” là công
lao của những đêm thức trắng ôm tập “tủ” một cách vội vã gấp gáp để rồi quên
ngay sau khi kỳ thi vừa kết thúc.
Làm thêm, dạy kèm, bán hàng, tiếp thị dẫn đến lơ là học tập, hoặc không
theo nổi chương trình học đại học là những lý do SV bị buộc thôi học. Tuy nhiên
đó không phải là lý do chính, vì có những SV vừa học vừa làm thêm nhưng kết
quả học tập vẫn đạt điểm cao. SV không chịu tìm tòi sách, tài liệu phục vụ cho
chuyên môn của mình, mặc dù trong phương pháp giảng dạy Đại học nhiều thầy
cô lên lớp chỉ hướng dẫn và đưa ra những tư liệu, liệu, đầu sách cần thiết cho
SV tìm kiếm tham khảo.
Trong khi đó, ở Việt Nam, giáo viên phải nhắc đi nhắc lại cho SV từng ý
bài học vì sợ họ quên. Có những SV không chịu đọc giáo trình trước khi đến lớp
khiến thầy phải ghi chú gạch từng ý trong trang giáo trình cho SV. Giáo viên
phải “cầm tay chỉ việc” cho từng SV...
Từ thực tế trên cho thấy bên cạnh chương trình học tập đại học hiện nay

đã nặng nề, thì công cụ để truyền tải kiến thức hiện nay cũng chưa lấy gì làm hài

Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

8

TKKD51

lòng. Nếu chịu khó đảo mắt qua thư viện của một số trường đại học mới thấy
thật đáng buồn về tính chủ động trong học tập của SV, khi mà trong một thư
viện của một trường đại học lớn như vậy, khi con số SV hay tìm tòi tài liệu chỉ
có…vài chục người. Có điều một số SV đến mượn hai ba cuốn sách rồi đánh bài
“chuồn” luôn, hết học kỳ mà vẫn không thấy bóng dáng các bạn đến thư viện để
trả sách lại!
Trong khi đó, giờ giảng dạy của GV trên lớp không có gì hơn ngoài một
cái micrô cứ ọc-ẹc theo kiểu “mạnh thầy thầy cứ nói”, còn lớp học đông đúc thì
“mạnh trò, trò ngủ”.
Thêm nữa, tâm lí quen “đọc - chép” mỗi khi trên lớp cũng dẫn tới tình
trạng thụ động của SV, nếu GV không đọc thì sinh viên cũng không chép, chỉ
ngồi nghe và thưc tế là kiến thức đọng lại trong đầu khi đó sẽ rất ít,thậm chí là
không có gì. Trong khi đó SV cũng không có thói quen đọc giáo trình và các tài
liệu liên quan đến môn học đó khi ở nhà.
Với những hiện trạng nêu trên vô tình chỉ ra việc giáo dục đại học mà tiêu
biểu là SV với việc học hiện nay chỉ mang tính hình thức.
1.2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập.
1.2.1. Các nhân tố chủ quan
1.2.1.1.


Mức trợ cấp từ gia đình, người thân

Đối với SV thì mức chu cấp từ gia đình hàng tháng là nguồn kinh phí chủ
yếu để chi tiêu cho việc học tập và sinh hoạt.Tùy vào điều kiện kinh tế, hoàn
cảnh của mỗi gia đình mà mức trợ cấp đối với mỗi SV là khác nhau.
Mức trợ cấp từ gia đình cho mỗi SV hàng tháng là bao nhiêu? Khoản trợ
cấp đó là thiếu, vừa đủ hay “ dư giả” đối với SV đó? Họ có thể tiết kiệm được từ
khoản trợ cấp hàng tháng này không? Và trong khoản trợ cấp đó, cơ cấu chi tiêu
của mỗi SV là như thế nào? Họ dành bao nhiêu cho việc học tập, so với những
chi tiêu dành cho việc giải trí, mua sắm, ăn uống…là nhiều hay ít?
1.2.1.2.

Vấn đề làm thêm

Đối với hầu hết học sinh phổ thông, việc đỗ vào trường đại học mà mình
mơ ước dường như đã là tất cả. Tuy nhiên, đỗ vào đại học mới chỉ là bước khởi

Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

9

TKKD51

đầu của một hành trình mới.Bởi khi đó, bạn thực sự đã là một người tự lập với
biết bao nhiêu lo toan, một cuộc sống mới với biết bao khoản phải chi trả, nào
tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, tiền học phí,...Ngoài các khoản chi cố định

hàng tháng,mỗiSVcòn phải đối mặt với muôn vàn những vẫn đề phát sinh như
chẳng may ốm đau, sinh nhật bạn bè, hay ‘tình phí” … Đôi khi, trợ cấp từ phía
gia đình không đáp ứng đủ những nhu cầu này. Vì đã trưởng thành nên nhiều
SV không muốn liên tục “ngửa tay xin tiền” của bố mẹ nữa, khi đó, một giải
pháp tối ưu được đặt ra là đi làm thêm.
Không thể phủ nhận rằng việc làm thêm sẽ mang lại cho SV nhiều kinh
nghiệm,đặc biệt là đối với SV kinh tế với việc được giao tiếp,rèn luyện thêm kĩ
năng mềm… lại đóng góp thêm vào thu nhập hàng tháng để trang trải cho sinh
hoạt phí. Tuy nhiên, việc gì cũng có hai mặt của nó, khi chúng ta thực hiện một
công việc cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đã đánh đổi lợi ích nếu như khi đó
ta thực hiện công việc khác, trong ngôn ngữ kinh tế chúng ta gọi là “ chi phí cơ
hội”. Việc đi làm thêm cũng vậy, để có được những lợi ích của nó thì SV phải
đánh đổi thời gian dành cho việc học tập và các hoạt động khác.Vừa tan tiết học
là nhiều bạn hối hả lao đi làm thêm ngay, với tâm trạng sợ bị trễ giờ, bị trừ
lương…Chính vì đầu tư thời gian quá nhiều cho việc làm thêm nên thời gian
dành cho việc học hành bị giảm bớt. Không chỉ ảnh hưởng đến thời gian học
hành mà việc làm thêm quá nhiều còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
của SV.Mất ngủ, gầy gò, thiếu máu, dễ bệnh tật,….là điều khó tránh khỏi.Sức
khỏe không đảm bảo lại quay lại ảnh hưởng xấu đến việc học. Không chỉ không
có thời gian học tập, làm bài tập ở nhà mà nhiều bạn còn tranh thủ giờ học trên
lớp để … ngủ bù, dẫn đến việc lơ là bài vở trên giảng đường.
1.2.1.3.

Hoạt động ngoại khóa

Những hoạt động ngoại khóa tiêu biểu mà SV thường tham gia có thể kể
đến là: tham gia vào các tổ chức, các CLB thể thao,CLB học thuật, đồng hành
cùng các chương trình của Đoàn TNCSHCM…Trường Đại học KTQD là một
trường đại học được đánh giá là rất sôi nổi trong các hoạt động ngoại khóa.Sân
kí túc xá luôn là nơi “đến hẹn lại lên” của các bạn SV ưa nhiệt tình, sôi nổi.Hầu

như không tuần nào, đặc biệt là dịp cuối tuần lại không có hoạt động, sự

Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

10

TKKD51

kiện.Nếu không là các cuộc họp của Hội SV, Hội SV tình nguyện quản trị kinh
doanh (STQ),Các liên chi đoàn (Đầu tư, kế toán…), CLB âm nhạc kinh tế MEC,
CLB tuyên truyền… thì cũng là các chương trình ca nhạc với sự góp mặt của
các ca sĩ trẻ nổi tiếng như Thùy Chi, Mạnh Quân….Các chương trình tiêu biểu
của Đoàn trường thực sự thu hút được SV nhờ tính nhân văn, nhân đạo của nó
phải kể đến là: hiến máu nhân đạo, mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi.
Khác với các hoạt động khác thiên về tính giải trí và gắn kết cộng đồng,
các CLB học thuật lại thiên về tính hàn lâm, học thuật đúng như tên gọi của nó.
Hiện nay, trong hầu hết các trường đại học đều có rất nhiều các CLB phong phú
như vậy để SV mặc sức lựa chọn như: CLB tiếng anh,CLB võ thuật,CLB âm
nhạc, guitar,Nhà kinh tế trẻ, ban đối ngoại, CLB thuyết trình,CLB du lịch,đặc
biệt là CLB nghiên cứu khoa học.Đối với SV chuyên ngành kinh tế thì việc
tham gia vào các CLB này có tác dụng giống như một khóa học, một sự trải
nghiệm trên hành trình thực hiện ước mơ trở thành những nhà kinh tế.Các bạn
có cơ hội được giao tiếp với người nước ngoài, thuyết trình bằng tiếng anh, cơ
hội được đắm chìm trong niềm đam mê âm nhạc, được du lịch “thế giới đó
đây”….nếu tham gia vào các CLB đó.
Việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa có tác động rất nhiều tới SV.
Được hòa mình vào tập thể, có thêm những người bạn mới giúp các bạn thêm tự

tin khi đứng trước đám đông, nâng cao khả năng giao tiếp, rèn luyện các kĩ năng
mềm,nhờ đó có thêm tinh thần phấn chấn và sự hào hứng cho việc học tập.Tuy
nhiên, nếu không giữ được mình mà quá đà hay bị lôi cuốn quá mức vào các
cuộc vui chơi thì việc hoạt động sôi nổi đó lại phản tác dụng, bạn sẽ ngày nào
cũng chỉ muốn gặp gỡ, tình nguyện thay vì nghĩ đến chuyện học.
1.2.1.4.
Tham gia các CLB học thuật
Bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu được giải trí thì các CLB học thuật còn
là một công cụ đắc lực hỗ trợ trong học tập cho SV.Tại sao nói như vậy? Bằng
chứng là sinh viên được tự mình thực hiện các hoạt động của phòng kinh doanh,
phòng marketing (CLB nhà kinh tế trẻ), được tự mình đi xin nguồn tài trợ của
các công ty (Ban đối ngoại)…rất nhiều hoạt động thực tế trong nền kinh tế khác;
biết cách thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Trong khi ở trên lớp, SV lại

Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

11

TKKD51

học về chính các chuyên ngành này. “Học đi đôi với hành” chẳng phải là
phương pháp học tập hữu hiệumà Bác Hồ đã từng nói và đang được ngành giáo
dục khuyến khích hay sao? Hơn nữa,chúng ta luôn tin tưởng rằng nhờ vào việc
sớm được tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp, những SV kinh tế tương lai sau
khi ra trường sẽ không còn bỡ ngỡ và tăng khả năng thích ứng nhanh với môi
trường làm việc mới; đồng thời thực hiện chủ trương “gắn nhà trường với doanh
nghiệp” ở bậc đại học.

1.2.1.5.

Điều kiện sinh sống, nhà ở.

Tục ngữ xưa vẫn có câu “an cư, lạc nghiệp”.Ai cũng vậy,không loại trừ
SV, cần có một nơi sinh sống phù hợp, ổn định mới có thể học tập, làm việc lâu
dài. Tuy nhiên,hiện tại, vấn đề nhà ở, nhà trọ dành cho SV vẫn còn là vấn đề
nhức nhối của xã hội và khiến báo chí tốn không ít giấy mực.Trường ta hiện nay
đã có kí túc xá dành cho SV nhưng số lượng phòng mới chỉ đáp ứng một phần
rất nhỏ so với nhu cầu của SV.Số lượng SV muốn vào kí túc xá ngày một tăng,
mà đã vào là không muốn chuyển ra cũng bởi sự tiện lợi của kí túc xá mang
lại.Những lợi ích lớn nhất đó là:không cần phương tiện để đến trường; dễ dàng
trao đổi bài vở vì các bạn cùng phòng đều là SV của trường, thậm chí còn cùng
khoa, cùng lớp; giá cả,điện, nước đều được nhà trường ưu đãi.Lựa chọn của SV
không có tiêu chuẩn trong kí túc xá tât yếu là ngoại trú. Trừ những SV có nhà ở
Hà Nội,các SV còn lại đều phải đi tìm cho mình một chỗ ở thuận tiện. Một
phòng trọ tốt không chỉ là thoáng mát, mà còn phải có giá cả phù hợp, an ninh
đảm bảo, tiện lợi cho việc đi lại của SV.Tuy vậy, tìm kiếm được những phòng
trọ như vậy là rất khó khăn vì nhà trọ tại Hà Nội hiện nay đã bão hòa khiến cho
SV không thể chuyên tâm vào học tập. Có nhiều SV lên có 1 tháng mà phải “vắt
chân” lên đi tìm nhà,chuyển nhà tới 2, 3 lần.Nhà ở quá chật hẹp, an ninh không
đảm bảo, nước sinh hoạt thiếu, giá điện “cắt cổ”, giá nhà “trên trời”, nhà trọ
cách xa trường… khiến cho SV lúc nào cũng trong tâm trạng lo âu, ăn ở còn
chưa xuôi huống chi là học hành….
1.2.1.6.

Thời gian dành cho việc vui chơi, giải trí

Muốn có được thành công, chúng ta cần có một lối sống khoa học. Một
lối sống được gọi là khoa học là khi chúng ta biết cân bằng một cách hài hòa

Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

12

TKKD51

giữa các yếu tố trong cuộc sống.Là một SV, tất yếu việc học tập, nghiên cứu
luôn được ưu tiên hàng đầu.Tuy nhiên, nếu chỉ biết học “gạo” ngày đêm thì bạn
sẽ chẳng khác gì một con mọt sách chỉ biết đến sách vở mà “gà mờ”, thờ ơ với
những sự việc khác trong cuộc sống. Khi đầu óc bạn đã căng lên vì học hành, thi
cử thì việc tìm cho riêng mình một thú tiêu khiển chính là liều thuốc linh diệu
nhất. Đối với SV, các hình thức vui chơi giải trí là vô cùng đa dạng, từ xem
phim, nghe nhạc, lướt web, đọc truyện, chơi game đến tám chuyện cùng bạn bè,
đi mua sắm…Ngày nay, khi mà công nghệ đã mang cả thế giới đến ngôi nhà của
bạn, bạn hoàn toàn có thể ở nhà mà vẫn tự tìm được rất nhiều nguồn giải trí.Việc
giải trí trong thời gian ngắn, vừa phải giúp đầu óc thư thái, tất yếu việc học tập
sẽ hiệu quả, hơn là việc cứ cố gắng nhồi nhét.
Thế nhưng, nếu quá buông thả bản thân thì chính việc giải trí sẽ chính là
liều thuốc độc cướp đi con đường học vấn cũng như sự nghiệp, tương lai của
SV. Có những minh chứng rất rõ ràng là có khá đông SV (đa số là SV nam)
không tiếc tay mà nướng sạch số tiền mà bố mẹ còm cõi gửi cho hàng tháng vào
game online hay các trò cờ bạc đỏ đen.Nếu biết chơi vừa đủ, dừng đúng lúc thì
đã không nên chuyện, nhưng nếu cứ lao theo như một con thiêu thân thì những
trò giải trí đó không còn mang ý nghĩa lành mạnh của nó là giúp giải tỏa áp lực
học hành nữa. Có lẽ không còn ai xa lạ với Ngõ cột cờ, Ngõ tự do nữa, vì đó
chính là các tụ điểm với đầy dẫy các quán game online quen thuộc của SV 3
trường Đại học như: KTQD, Xây dựng, Bách khoa.Nếu chưa tưởng tượng ra

được hậu quả của việc chơi bời quá đà đối với việc học tập, bạn hãy nhớ lại một
“tấm gương” điển hình là Nguyễn Đức Nghĩa.Vốn là một sinh viên ngoan ngoãn
của một trường đại học trọng điểm, đại học Ngoại thương, chỉ vì mơ mộng đi
theo những trò chơi ảo tưởng của game online mà anh ta đã sát hại dã man bạn
gái của mình để cướp tài sản, lấy tiền chơi game….Tất nhiên, vì nghiện game,
toàn bộ thời gian đều nướng vào game thì lấy gì mà mua sách vở, nộp học phí và
các khoản đóng góp?? Kết quả là tuy đã ra trường được mấy năm nhưng anh ta
vẫn chưa có bằng tốt nghiệp, lí do là vẫn còn phải trả nợ rất nhiều môn…..
1.2.1.7.

Năm 2012

Việc tự học của SV


Đề tài nghiên cứu khoa học

13

TKKD51

Học bao giờ và lúc nào cũng chủ yếu là tự học, tức là biến kiến thức khoa
học tích lũy từ nhiều thế hệ của nhân loại thành kiến thức của mình, tự cải tạo tư
duy của mình và rèn luyện cho mình kĩ năng thực hành những tri thức ấy. Khái
niệm tự học luôn đi cùng, gắn bó chặt chẽ với khái niệm tự thân. Tri thức, kinh
nghiệm, kĩ năng của mỗi cá nhân chỉ được hình thành bền vững và phát huy hiệu
quả thông qua các hoạt động tự thân ấy. Để có được, đạt tới sự hoàn thiện thì
mỗi SV phải tự thân tiếp nhận tri thức từ nhiều nguồn; Tự thân rèn luyện các kĩ
năng; Tự thân bồi dưỡng tâm hồn của mình ở mọi nơi mọi lúc.
Tại sao trong chiến tranh và thời kỳ bao cấp đầy khó khăn, chúng ta vẫn

có những nhà khoa học, bác sĩ, kỹ sư tài năng? Tại sao nhiều SV hiện nay, do
hoàn cảnh gia đình phải lăn lộn làm thêm kiếm tiền vẫn học tốt?
Mỗi người có một cách học riêng, người nào chịu khó tìm tòi, trao đổi, có
sự phân bổ thời gian và cách học hợp lý thì người đó có kết quả cao. Và tự học
thì đâu bị chi phối bởi “đọc - chép”!


Vị trí vai trò của tự học

Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học.
Bồi dưỡng năng lực tự học là phương cách tốt nhất để tạo ra động lực
mạnh mẽ cho quá trình học tập.
Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời
Với những lí do nêu trên có thể nhận thấy, nếu xây dựng được phương
pháp tự học, đặc biệt là sự tự giác, ý chí tích cực chủ động sáng tạo sẽ khơi dậy
năng lực tiềm tàng, tạo ra động lực nội sinh to lớn cho SV.


Cách thức tự học

Các hình thức tự học của SV cũng rất đa dạng:tự đọc sách, làm bài ở
nhà,học nhóm, lên thư viện học và tìm tài liệu; tìm thông tin trên mạng, tivi…
Trong đó,học nhóm là hình thức tự học được đánh giá rất cao.Bởi vì cho dù nội
dung môn học như thế nào thì sinh viên làm việc theo từng nhóm nhỏ cũng có
khuynh hướng học được nhiều hơn những gì được dạy và nhớ lâu hơn so với các

Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học


14

TKKD51

hình thức dạy học. Nếu học tập theo nhóm được tổ chức và điều khiển một cách
khoa học và hợp lý sẽ đem lại rất nhiều lợi ích.
Mỗi SV đều có cách tự học riêng của mình, nhưng cách tự học nào được
đánh giá là thực sự hiệu quả?
Vì tinh thần của bậc giáo dục đại học là tự học là chính nên quỹ thời gian
rảnh rỗi của SV lớp nên phần lớn SV mất đi sự tự giác trong học tập.Đa số SV
rong chơi cả kì, đến khi mùa thi đến gần mới “vắt chân lên cổ” cố nhồi nhét, học
gạo, học tủ; hay “cầu cứu” các cửa hàng phôtô để đi thi. Đôi khi, chúng ta nghe
được những câu nói rất hóm hỉnh nhưng cũng thật đáng buồn về thái độ học tập
của SV ngày nay: Năm thứ nhất: “Trời ơi, còn 1 tháng nữa là thi rồi”; năm thứ
2: “còn 1 tuần nữa là thi”; năm thứ 3:“mai thi rồi”, năm thứ 4:“đã thi xong từ
tuần trước rồi sao??”.Cách học như vậy, tuy cũng là tự học nhưng không khoa
học chút nào và chỉ khiến SV cảm thấy mệt mỏi và thêm sợ hãi, chán nản với
việc học hành.Ngược lại, có những SV có cách học được xem là rất hiệu quả.
Đó là “học bài nào, xào luôn bài ấy”.Tức là, ở trên lớp được học những gì, về
nhà chúng ta học lại và làm luôn bài tập về nội dung của bài học ấy.Và sau
nhiều đơn vị bài học, chúng ta tổng kết luôn nội dung cần phải ôn tập từ đầu
chương trình đến đơn vị bài học đó. Ví dụ: môn học A có 15 chương,cứ sau mỗi
chương, chúng ta đều làm bài thu hoạch của chương đó. Vậy là sau 15 chương,
chúng ta đã học được ít nhất là 15 lần. Với cách học như vậy, SV vừa có thể
nắm được ngay nội dung bài học, vừa nhẹ nhàng với việc ôn tập cho khi kì thi.
1.2.1.8.

Ảnh hưởng của việc yêu đối với việc học.


Tình yêu có ảnh hưởng đến việc học của SV?
Chắc hẳn nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi trên vì đó là chuyện rất đỗi bình
thường, không còn xa lạ gì đối với chúng ta nữa. Vậy thì đối với SV, tình yêu sẽ
ảnh hưởng ra sao?
Trong tất cả các mối quan hệ xã hội,quan hệ tình bạn,tình yêu luôn chiếm
một vị trí quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.Vì vậy có thể coi tình yêu là
một trong những nhân tố quan trọng điều chỉnh hành vi và hoạt động của thanh

Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

15

TKKD51

thiếu niên,Học sinh – SV.Đó là một bộ phận trong cấu trúc nhân cách ảnh hưởng
trực tiếp đến xu hướng,năng lực tính cách,lối sống…của Học sinh –SV
Có thể nói tất cả các yếu tố trong cuộc sống, dù lớn hay nhỏ đều ảnh
hưởng đến mỗi người, và tình yêu cũng không ngoại lệ, chỉ có điều là nó có lợi
hay hại mà thôi. Theo dòng chảy chung đó, SV chúng ta cũng không thể tránh
khỏi sự tác động của tình yêu mà ngược lại còn là đối tượng nhạy cảm nhất về
chuyện này. Vậy giữa lợi và hại của tình yêu, cái nào sẽ nhiều hơn? phải thừa
nhận rằng tình yêu thời Học sinh – SV nó vừa có cái gì đó chưa đủ độ
chín,nhưng vừa có cái gì đó rất đẹp,rất đáng trân trọng.Bởi các bạn đến với nhau
bằng tình cảm thật sự,gắn kết với nhau bằng chính những sẻ chia,những khó
khăn,những đồng cảm theo đúng nghĩa “Sinh Viên”.Hãy tạm thời đừng nói đến
việc tình yêu có đâm hoa kết trái hay không,nhưng chắc chắn nó sẽ là những kỉ
niệm dù đắng cay hay ngọt ngào thì cũng được gói gọn trong hai từ “rất

đẹp”….Bởi khi ra trường,tình yêu của bạn khi đó sẽ không hề giản đơn như thế
nữa mà ngược lại,nó sẽ mang dáng dấp của kinh tế,của địa vị,của danh lợi….của
“một chỗ dựa an toàn hơn những chỗ dựa khác”…
Tuy nhiên, khi đã yêu rồi thì lại có nhiều điều cần phải nhìn nhận lại.
Trước hết, hãy xác định lại nhiệm vụ của chúng ta trên giảng đường Đại
học là gì? Rõ ràng, nhiệm vụ của chúng ta là học tập cho thật tốt để sau này trở
thành một người có ích cho xã hội. Một số người còn quyết tâm nhiều hơn khi
họ chính là người mở đường cho thế hệ mai sau thoát khỏi cảnh nghèo khó bằng
những công việc mới hơn, tri thức hơn. Vậy nếu họ yêu rồi thì sẽ ra sao? Chẳng
lẽ, họ sẽ lại có một nhiệm vụ mới còn quan trọng hơn việc học? Có thể nhiều
người sẽ cho rằng tình yêu sẽ mang đến cho họ một nguồn sinh lực mới để học
tốt hơn nhưng suy cho cùng thì chính tình yêu chưa đúng thời điểm đó lại là một
con dao hai lưỡi, nó có thể khiến chúng ta đánh mất chính mình bất cứ lúc nào.
Đối với SV năm nhất thì vấn đề trên càng tệ hại hơn. Đặt trường hợp, một SV
mới bước vào Đại học và yêu phải một người nào đó thì chắc chắn một điều
rằng việc học của họ sẽ bị chi phối ít nhiều, bởi lẽ lúc này họ không chỉ có học
mà còn có yêu. Nếu tình yêu của họ tiến triển tốt đẹp thì có thể không ảnh
hưởng gì nhiều nhưng thử hỏi khi họ chia tay nhau thì hậu quả sẽ như thế nào?

Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

16

TKKD51

Không biết nó sẽ ra sao nhưng có lẽ một SV năm nhất gặp phải chuyện không
muốn trên thì chắc hẳn quãng thời gian còn lại của giảng đường Đại học sẽ là

một quá khứ đau buồn nếu không biết cách vượt qua.
Nói như vậy không có nghĩa tình yêu sẽ làm cho người ta trở nên mù
quáng mà ngược lại tình yêu cũng có thể là một động lực cho chúng ta phấn đấu
nếu nhận thức đúng về nó. Chẳng hạn, khi hai người yêu nhau, một trong hai
người này học tốt hơn người còn lại thì dĩ nhiên người học yếu hơn sẽ nỗ lực,
phấn đấu hết sức để theo kịp người kia và cũng một phần để bảo vệ tình yêu của
họ. Để làm được điều này thì những ai đã yêu hay ít nhất là đang yêu hãy dành
cho nhau hết tình cảm của mình, hãy tin tưởng nhau và cùng giúp đỡ nhau trong
công việc nói chung và việc học tập nói riêng, điều quan trọng nhất là phải biết
phân phối thời gian hợp lý giữa việc học và chuyện yêu đương. Như vậy, trong
trường hợp này, chẳng phải tình yêu là một liều thuốc tinh thần không thể tốt
hơn cho việc học tập đạt hiệu quả hay sao?
1.2.2. Các nhân tố khách quan.
1.2.2.1.
Phương pháp giảng dạy của GV
Một nguyên nhân cơ bản tạo nên những yếu kém và chất lượng thấp của
giáo dục Việt Nam là phương pháp giảng dạy còn lạc hậu, nhiều GV sử dụng
phương pháp giảng bài truyền thống theo kiểu thông báo đồng loạt. Đa số GV
chỉ chú trọng tới việc thông tin đầy đủ những nội dung cần truyền đạt trong
chương trình, cố gắng làm cho sinh viên hiểu và nhớ bài giảng trên lớp, do vậy
đã đặt người học vào trong thói quen thụ động, lắng nghe, ghi chép bài giảng và
học thuộc lòng, ít có cơ hội động não.Phương pháp dạy học truyền thống với vai
trò“GV làm trung tâm”(teacher-centered method) và SV thụ động tiếp nhận
thông tin như vậy đã trở nên lạc hậu trước yêu cầu đào tạo của xã hội. Để khắc
phục những nhược điểm của phương pháp giảng dạy còn quá nhiều hạn chế đó,
các phương pháp dạy học mới dựa trên quan điểm phát huy tính tích cực của
người học, lấy người học làm trung tâm đang được áp dụng rộng rãi trên thế
giới. Chúng ta hãy cùng so sánh để thấy rõ sự khác nhau giữa 2 phương pháp
đó:


Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

17

TKKD51

Bảng 1.2: So sánh sự khác nhau giữa 2 phương pháp giảng dạy lấy người
học làm trung tâm và lấy người dạy làm trung tâm
Quan điểm lấy người học làm trung Quan điểm lấy người dạy làm
tâm
trung tâm
1. GV định hướng nghiên cứu và tài 1. GV truyền đạt tri thức
liệu nghiên cứu.
2. GV độc thoại phát vấn
2. Người học tự tìm ra tri thức bằng 3. GV áp đặt những kiến thức có
hành động tự học là chủ yếu.
sẵn
3. Đối thoại 2 chiều giữa GV và người 4. Người học học thuộc lòng
học.
5. GV độc quyền đánh giá cho
4. Người học cùng với GV khẳng định điểm.
kiến thức lĩnh hội được, hình thành các
phương pháp học, tư duy và giải quyết
các vấn đề cụ thể.
5. Tự đánh giá, tự điều chỉnh.
Chúng ta xác định được 2 mục tiêu giảng dạy chính là : tạo ra phương
pháp giúp SV có thể tự tìm hiểu kiến thức; truyền cảm hứng cho họ, tạo ra động

lực giúp SV hứng thú trong học tập. “Nhà giáo không phải người nhồi nhét kiến
thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn”( Uyliam
Bato Dit). Ngọn lửa tâm hồn chính là lòng nhiệt tình của SV, sự thích thú của họ
với 1 vấn đề nào đó. Theo đó, quan điểm lấy người học làm trung tâm đã thỏa
mãn được các mục tiêu trên, phát huy được tính chủ động của SV.
Tại một số nước, SV học theo kiểu phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.
Mỗi vấn đề được giải quyết lại liên quan đến hàng loạt vấn đề khác, quá trình cứ
như vậy cho đến vô cùng. Trong quá trình học tập, thầy giáo chỉ là người hướng
dẫn để đưa ra kết quả đánh giá phù hợp, còn SV phải chủ động trao đổi vấn đề
với nhau. Với phương pháp giảng dạy “dẫn dắt” như vậy,SV của họ phát huy
được hết các khả năng tư duy, sáng tạo và tăng thêm niềm say mê, hứng khởi
trong quá trình học tập, nghiên cứu.Đây là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả
học tập và chất lượng SV.

Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

18

TKKD51

Ngoài ra thay vì phải lên giảng đường nhiều, các GV ở nước ngoài có
nhiều thời gian để nghiên cứu các vấn đề chuyên môn sâu sắc hơn, dẫn đến có
nhiều kết quả nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu lại được trình bày cho SV, bổ
sung thêm tri thức cho SV. Trong thực tế đã chứng minh sự hiệu quả của nó ở
những nơi áp dụng. Nó tạo ra một thê hệ trẻ năng động, sáng tạo, luôn làm chủ
được bản thân và tương lai của chính mình.Đã có những tấm gương tuy tuổi đời
còn rất trẻ nhưng đã đang nắm giữ các vị trí rất lớn trong các công ty, tập đoàn.

1.2.2.2.

Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường

Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu cũng là một yếu tố ảnh hưởng không
tốt tới kết quả học tập của SV.Số lượng sách tham khảo cũng như tài liệu còn
quá ít không đáp ứng được nhu cầu cần tra cứu của SV. Nếu có thì cũng là tài
liệu được viết ra cách đây hàng chục năm không còn phù hợp với tình hình hiện
nay nữa. Trong điều kiện tình hình kinh tế xã hội biến động qua từng năm, khoa
học kỹ thuật cũng thay đổi đến chóng mặt nhưng nội dung của giáo trình cũ vẫn
giữ nguyên không thay đổi cho phù hợp tất nhiên sẽ ảnh hưởng tới sự tiếp thu
thong tin của SV.
Bên cạnh giáo trình, phòng học cũng là một vấn đề cần phải bàn đến.
Phòng học chật chội, thiếu không gian, số lượng SV một lớp quá đông, cộng với
việc bàn ghế sắp xếp không hợp lí …..đã ảnh hưởng rất lớn tới việc học của
SV.Một lớp học quá đông,không gian không thoáng khí vào mùa hè thực tế đã
gây ra tình trạng SV cảm thấy ngột ngạt, nóng bức khó chịu nên không “nuốt”
được bài; hay vào mùa đông,phòng lại không kín, SV ngồi co ro chỉ nghĩ đến
việc giữ ấm thì còn đâu tâm trí mà màng đến bài vở. Còn bàn ghế? Ở hầu hết các
giảng đường, bàn ghế được sắp xếp theo hướng 1 chiều, SV khó nhìn lên bảng
và khó quan sát, lắng nghe các bạn xung quanh phát biểu để tiếp thu thêm ý
kiến. Đồng thời việc sắp xếp bàn ghế cứng nhắc như vậy cũng làm giảm khả
năng phản ứng nhanh của SV trước các tình huống cũng như gây khó khăn khi
muốn thảo luận nhóm hay thuyết trình trước lớp vì phải quay ngang, quay dọc
hay phải xoay bàn ghế.
Trong trường Đại học KTQD hiện nay, do số lượng SV đông, lại chưa có
đủ số lượng lớp học cần thiết vì vậy rất nhiều lớp đã phải chuyển sang học nhờ ở
Năm 2012



Đề tài nghiên cứu khoa học

19

TKKD51

một số trường khác do nhà trường đi thuê.Điều này gây bất lợi cho nhiều SV
trong việc sắp xếp thời khóa biểu cũng như chỗ ở và phương tiện đi lại.Bởi lẽ,
khi đi thuê nhà trọ, ai cũng xác định khoảng cách đến trường là không quá 2-3
km, nhưng thực tế lại không được học ở trường mà phải học ở giảng đường đi
thuê khác ở cách xa trường nên việc đi lại gặp phải khó khăn. Có những bạn đã
phải chuyển nhà tới mấy lần vào đầu các kì học mới để tiện đường đến trường
hay phải bắt tới mấy tuyến xe bus để đến lớp học. Bên canh đó, những trường
hợp 3 tiết đầu học ở trường, 2 tiết sau lại học ở giảng đường đi thuê cũng không
phải chuyện hiếm.Và trong các giảng đường đi thuê, việc trang bị đầy đủ các
trang thiết bị cần thiết cho việc giảng dạy cũng còn cần thời gian. Trong thời
gian chờ đợi đó đương nhiên sẽ là cách dạy và học không gây nhiều cảm hứng
cho SV:thầy dậy chay, trò cũng học chay!!!. Hơn nữa, vì giảng đường là thuê lại
của các trường cấp 1, cấp 2 nên cũng phải chứng kiến những cảnh khóc dở mếu
dở khi những SV đại học cao to cứ phải lom khom ngồi cho vừa bàn ghế của các
em….tiểu học. Cơ sở vật chất không đầy đủ như vậy ảnh hưởng đến việc học tập
của SV là một vấn đề không cần phải bàn cãi thêm.
1.3. Phương pháp thống kê nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến
kết quả học tập.
1.3.1. Phương pháp bảng, đồ thị

Khái niệm, tác dụng của bảng thống kê
Sau khi tổng hợp các tài liệu điều tra thống kê, muốn phát huy tác dụng
của nó với giai đoạn phân tích thống kê, cần phải trình bày kết quả tổng hợp
theo 1 hình thức thống nhất và thuận lợi, đó chính là bảng thống kê.

Có các loại bảng thống kê là bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết
hợp.
Ý nghĩa và tác dụng: là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một
cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng
của hiện tượng nghiên cứu. Các tài liệu trong bảng thống kê được sắp xếp theo 1
cách khoa học, nên có thể giúp ta tiến hành mọi việc so sánh, đối chiếu, phân
tích theo các phương pháp khác nhau, nhằm nêu lên sâu sắc bản chất của hiện
tượng.

Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học



20

TKKD51

Đặc điểm vận dụng phương pháp bảng thống kê trong đề tài.

Trong đề tài này,chúng em chủ yếu sử dụng loại bảng thống kê dưới dạng
kết hợp. Cụ thể là:các thông tin thu thập được từ cuộc điều tra đều được phân
tích dưới dạng kết hợp và phân chia theo khóa,theo giới tính, theo khối thi…
Bằng cách phân chia một cách tỉ mỉ và chi tiết như vậy nhờ phần mềm SPSS,
chúng em dễ dàng phân tích được các vấn đề có liên quan đến các nhân tố ảnh
hưởng đến kết quả học tập của SV KTQD trong đề tài.
1.3.2. Phân tổ thống kê
a.

Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ:
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay nhiều tiêu thức nào đó để tiến
hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất
khác nhau.
Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích
thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê
khác.
Phân tổ nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau: phân chia các loại hình kinh
tế- xã hội của hiện tượng nghiên cứu; biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên
cứu; biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức.
b.

Các loại phân tổ:

Căn cứ vào nhiệm vụ của phân tổ thống kê: phân tổ phân loại, phân tổ kết
cấu và phân tổ liên hệ.
Căn cứ vào số lượng của tiêu thức phân tổ: phân tổ giản đơn, phân tổ kết
hợp, phân tổ nhiều chiều.
1.3.3. Phương pháp hồi quy tương quan
• Định nghĩa hồi quy tương quan
Phân tích hồi quy là nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến là biến phụ
thuộc hay còn được gọi là biến giải thích vào một hay nhiều biến khác là biến
độc lập hay còn được gọi là biến giải thích. Với ý tưởng cơ bản là ước lượng hay
dự đoán giá trị trung bình của biến phụ thuộc trên cơ sở đã biết của biến độc lập
Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

21


TKKD51

Ví dụ: Chúng ta đang rất quan tâm đến mối liên hệ giữa điểm thi đại học,
thời gian tự học, phương pháp dạy của GV, sự cạnh tranh… đến kết quả học tập
của sinh viên. Vậy ở đây biến phụ thuộc là điểm tích lũy trong các kì học trên
giảng đường đại học của SV, còn biến giải thích hay còn gọi là biến độc lập ở
đây là điểm thi đại học, thời gian tự học, phương pháp dạy của GV, sự cạnh
tranh …


Các vấn đề mà phân tích hồi quy giải quyết được

Phân tích hồi quy giải quyết các vấn đề sau đây
Ước lượng giá trị trung bình của biến phụ thuộc dựa vào các giá trị
đã biết của biến độc lập
-

Kiểm định giả thiết về bản chất của sự phụ thuộc

Dự đoán giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi biết giá trị của
biến độc lập
-

Kết hợp các vấn đề trên



Xác định mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ


Căn cứ vào nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể mà chọn ra một, hai, ba tiêu thức
nguyên nhân và một tiêu thức kết quả. Các tiêu thức nguyên nhân được chọn là các
tiêu thức có ảnh hưởng lớn tới tiêu thức kết quả. Để giải quyết tốt vần đề này đòi hỏi
phải có sự phân tích một cách sâu sắc bản chất của mối liên hệ trong điều kiện lịch
sử cụ thể. Đây là vấn đề đầu tiên quyết định sự thành công của nghiên cứu hồi quy
tương quan
Từ đó có thể xây dựng mô hình hồi quy giữa một tiêu thức nguyên nhân và
một tiêu thức kết quả (Mô hình hồi quy tuyến tính đơn). Mô hình hồi quy tuyến tính
đơn có thể là mô hình tuyến tính hoặc mô hình phi tuyến tính. Hoặc có thể xây dựng
mô hình hồi quy giữa một tiêu thức kết quả và nhiều tiêu thức nguyên nhân, mô hình
này thường được xây dựng dưới dạng tuyến tính và được gọi là mô hình hồi quy
tuyến tính bội


Năm 2012

Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ


Đề tài nghiên cứu khoa học

22

TKKD51

Việc đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan được thực hiện
thông qua việc tính toán hệ số tương quan, tỷ số tương quan, hệ số tương quan
bội , hệ số tương quan riêng phần. Dựa vào kết quả tính toán có thể kết luận
được mức độc chặt chẽ của mối liên hệ, giúp cho việc nhận thức hiện tượng
được sâu sắc, từ đó đề ra những biện pháp cụ thể


Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

23

TKKD51

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA SV HỆ CHÍNH QUI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD
VÀ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP
2.1.

Thiết kế phương án điều tra thu thập thông tin.

Để có được những số liệu thực tế, từ đó đưa ra những phân tích chân thực
nhất phục vụ cho việc nghiên cứu vấn đề trên, chúng tôi đã tiến hành một cuộc
điều tra trong SV hệ chính qui 4 khóa đang học tập tại trường.
2.1.1. Mục đích cuộc điều tra
Cuộc điều tra được tiến hành nhằm những mục đích sau đây:

Thứ nhất, đưa ra cái nhìn toàn cảnh và bao quát về kết quả học tập
hiện tại và thực trạng, thái độ trong học tập của SV hệ chính qui trường đại học
KTQD.

Thứ hai, nghiên cứu các nguyên nhân, lí do chủ quan và khách quan
dẫn đến kết quả học tập như vậy của SV, cũng chính là việc xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến kết quả đó. Từ đó, phân tích xem xác nhân tố đó có ảnh hưởng

không, ảnh hưởng như thế nào, tích cực hay tiêu cực và mức độ ảnh hưởng của mỗi
nhân tố ra sao?

Thứ ba, từ việc phân tích được sự ảnh hưởng của các nhân tố, đưa
ra các kiến nghị và giải pháp từ phía gia đình, nhà trường, xã hội và chính bản
thân SV để cải thiện kết quả học tập của SV trường KTQD.
2.1.2. Đối tượng, đơn vị và phạm vi điều tra.
Đối tượng, đơn vị điều tra là SV hệ chính quy đang học tại trường đại học
KTQD. Với số lượng tuyển sinh mỗi năm trung bình 4000 SV, SV hệ chính qui
là nguồn đào tạo chính của trường. Việc đào tạo ra các thế hệ sinh viên chính
qui với chất lượng cao phục vụ cho xã hội luôn là mục tiêu được đặt lên hàng
đầu của nhà trường, đặc biệt với một ngôi trường đầu ngành về kinh tế như
trường đại học KTQD.Bởi vây, việc nghiên cứu kết quả để phục vụ cho chính
việc nâng cao chất lượng học tập của SV hệ chính qui là một điều dễ hiểu.

Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

24

TKKD51

Phạm vi: trường đại học KTQD
2.1.3. Nội dung điều tra.

Phương pháp thu thập thông tin
Với mỗi đề tài nghiên cứu, thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp và quyết định đến kết quả của đề tài. Việc lựa chọn phương

pháp thu thập thông chính xác là điều kiện tiên quyết để kết quả thu thập được
có độ chính xác cao và đảm bảo tính khách quan cho nguồn số liệu.
Điều tra xã hội học là một trong những phương pháp thu thập thông tin
hữu hiệu và ngày càng được áp dụng phổ biến, linh hoạt cho nhiều đối tượng,
phạm vi nhất là trong điều kiện thông tin ngày càng đa dạng phong phú như hiện
nay. Điều tra xã hội cung cấp cho sinh viên các kĩ năng về thiết kế nghiên cứu,
xây dựng phương án điều tra hoàn chỉnh; kĩ thuật câu hỏi bảng hỏi; phương
pháp xử lý tài liệu thu thập được. Tại trường Đại học KTQD, không chỉ SV
chuyên ngành Thống kê mà tất cả các SV khối ngành kinh tế đều được trang bị
kiến thức về môn học này. Vận dụng kiến thức điều tra xã hội học, nhóm điều
tra sử dụng phương pháp Anket để tiến hành thu thập thông tin, mà cụ thể là
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi tại chỗ kết hợp với phát bảng hỏi qua
internet:


Khái niệm phương pháp phỏng vấn Anket

Phương pháp Anket là phương pháp phỏng vấn mà người hỏi vắng mặt,
giữa người hỏi và người trả lời chỉ có sự tiếp xúc thông qua bảng hỏi, người trả
lời tự điền câu trả lời vào bảng hỏi.

Đặc điểm:
Trong phương pháp này, người hỏi và người trả lời không trực tiếp
gặp nhau.
Bảng hỏi là cầu nối duy nhất giữa người hỏi và người trả lời.
Người được hỏi phải tự điền câu trả lời vào bảng hỏi.

Ưu điểm:
Dễ tổ chức: chỉ cần có bảng hỏi được thiết kế sẵn là có thể tiến
hành điều tra, phỏng vấn mà không cần phải gặp trực tiếp với người trả lời.

Nhanh chóng: bằng phương pháp này việc điều tra có thể tiến hành
với nhiều người cùng một lúc, tranh thủ giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học để
Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

25

TKKD51

phát bảng hỏi đến tận tay các SV và có thể thu lại ngay hoặc chờ giờ ra chơi tiết
sau để thu lại. Hơn nữa còn có thể nhờ người quen trong các khóa lớp để phát
bảng hỏi tới các lớp mà không cần trực tiếp đến phát bảng hỏi cho SV.
Tiết kiệm chi phí.
Câu trả lời mang tính khách quan vì người hỏi và người trả lời có
thể không trực tiếp gặp nhau mà chỉ thông qua một người thứ ba, câu trả lời của
người được hỏi sẽ không bị ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan của người phỏng
vấn.
Đảm bảo tính khuyết danh: người trả lời chỉ phải điền câu trả lời
thông qua bảng hỏi, mọi thông tin sẽ được đảm bảo bí mật tuyệt đối.
Hơn thế nữa đối tượng được điều tra là sinh viên trường Đại học
KTQD,đều là những người có học vấn, trình độ, do đó lượng thông tin thu được
đảm bảo độ chính xác cao mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp để giải thích cho
họ hiểu rõ nội dung câu hỏi.

Điều tra qua internet
Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ với nhiều
tiện ích, việc trao đổi thông tim qua internet trở nên rất phổ biến. Đa số các bạn
SV đều sử dụng internet mỗi ngày. Vì vậy việc gửi phiếu điều tra qua internet

vào các hòm thư điện tử (email); facebook hay yahoo trở nên dễ dàng hơn, lại có
thể điều tra với nhiều người cùng một lúc mà không phải gặp gỡ, tiết kiệm thời
gian và chi phí khi điều kiện điều tra là SV. Nhờ tiện ích của việc thiết kế bảng
hỏi trên công cụ thiết kế Google Docs giúp cho những SV được phỏng vấn
không mất quá nhiều thời gian cho việc trả lời, chỉ cần bỏ ra từ 5 đến 10 phút là
đã có thể hoàn thành xong phiếu trả lời của mình. Mặt khác, việc thực hiện điều
tra thông qua công cụ thiết kế bảng hỏi trên Google Docs còn giúp điều tra viên
tổng hợp luôn kết quả điều tra khi nhận được câu trả lời từ người được hỏi.

Nội dung điều tra.
Dưới đây là những phân tích đi sâu vào nội dung, cách sắp xếp câu từng
câu hỏi trong bảng hỏi.
Phần I trong bảng hỏi là những câu hỏi về thông tin cá nhân của đối tượng
điều tra bao gồm thông tin về lớp, khóa, khoa, giới tính, và chỗ ở hiện tại. Việc
tìm hiểu những thông tin trên nhằm mục đích đưa ra những kết luận xem giữa

Năm 2012


×