Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

vấn đề hiện thực trong tác phẩm trái tim chó của mikhail bulgacov

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.38 KB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN


NGUYỄN THỊ THÙY LIÊN
MSSV: 6095786

VẤN ĐỀ HIỆN THỰC
TRONG TÁC PHẨM TRÁI TIM CHÓ
CỦA MIKHAIL BULGACOV
Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV. TRẦN VĂN THỊNH

Cần Thơ,
04 - 2013


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ,


TÁC PHẨM VÀ LÍ LUẬN.
1.1. Những vấn đề về thời đại nước Nga sau cách mạng tháng Mười năm 1917
1.1.1. Tình hình xã hội
1.1.2. Tình hình văn học
1.2. Đôi nét về tác giả Mikhail Bulgacov
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Mikhail Bulgacov
1.2.1. Quan điểm nghệ thuật
1.3. Đôi nét về tiểu thuyết Trái tim chó
1.3.1. Tóm tắt tiểu thuyết Trái tim chó
1.3.2. Vài nét chính về nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Trái tim chó
của Mikhail Bulgacov
1.3.2.1. Những nét chính về nội dung của tiểu thuyết Trái tim chó
1.3.2.2. Những nét chính về nghệ thuật của tiểu thuyết Trái tim chó


1.4. Các vấn đề lí luận
1.4.1. Giới thuyết về yếu tố hiện thực trong tiểu thuyết
1.4.2. Giới thuyết về giá trị hiện thực trong tiểu thuyết
1.4.3. Giới thuyết về yếu tố hiện thực và giá trị hiện thực trong tiểu thuyết
Trái tim chó của Mikhail Bulgacov

CHƯƠNG II: YẾU TỐ HIỆN THỰC TRONG TÁC PHẨM TRÁI
TIM CHÓ CỦA MIKHAIL BULGACOV
2.1. Hiện thực con người Liên Xô trong xây dựng Xã hội Chủ nghĩa
2.1.1. Svonđer – hiện thực về phương diện hạn chế của người vô sản
2.1.2. Philip Philippovich – hiện thực về người tư sản chưa hòa nhập được
vào xã hội mới
2.1.3. Saricov – hiện thực về một hiện tượng người vô sản sống bản năng
tha hóa
2.2. Bức tranh hiện thực xã hội Liên Xô trong xây dựng Xã hội Chủ nghĩa

2.2.1. Hiện thực về đời sống sinh hoạt của người dân ở Moskva
2.2.2. Hiện thực về giai cấp và mối quan hệ giai cấp ở Moskva
2.2.3. Hiện thực về những hạn chế trong quá trình xây dựng Xã hội Chủ
nghĩa
2.2.4. Hiện thực về đạo đức và trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học

CHƯƠNG III: Ý NGHĨA CỦA YẾU TỐ HIỆN THỰC TRONG
TÁC PHẨM TRÁI TIM CHÓ CỦA MIKHAIL BULGACOV
3.1. Ý nghĩa của yếu tố hiện thực đối với việc tiếp nhận đề tài và chủ đề

3.2. Ý nghĩa của yếu tố hiện thực đối với sự lí giải chủ đề, cảm hứng tư tưởng và
tình điệu thẩm mĩ
3.3. Ý nghĩ của yếu tố hiện thực đối với giá trị hiện thực


3.4. Yếu tố hiện thực từ phương thức thể hiện

PHẦN KẾT LUẬN
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mikhail Bulgacov là một nhà văn xuất hiện trên văn đàn ngay từ thời tuổi đời còn rất
trẻ. Thời gian để nhà văn khẳng định tình yêu văn chương và quyết định giành trọn cuộc
đời cho sáng tác văn chương cũng chính là khoảng thời gian đánh dấu sự thay đổi chế độ
ở nước Nga. Mikhail Bulgacov là nhà văn trưởng thành ngay trong thời kì của xã hội mới,
đó là thời kì đánh một dấu mốc quan trọng đối với lịch sử nước Nga. Hiện thực xã hội lúc
bấy giờ, nó chi phối mạnh mẽ đến tư tưởng và cách sáng tác của các nhà văn, nhà thơ.
Nhưng điều đó chưa đủ để nói lên vai trò quan trọng của Bulgacov đối với xã hội mà cụ
thể là đối với người dân Xô viết và nước Nga – Xô viết. Điều làm nên tầm quan trọng của
Bulgacov đối với văn chương và lịch sử nước Nga là ở cái nhìn thấu đáo của nhà văn về
xã hội, về chính trị qua các tác phẩm văn chương. Trong đó, hiện thực là yếu tố chủ đạo

chi phối mạnh mẽ từ tư tưởng đến ngòi bút thể hiện của nhà văn. Qua các tác phẩm, hiện
thực hiện lên rất đậm nét. Tuy nhiên số lượng tác phẩm của Bulgacov được dịch sang
tiếng Việt chưa được nhiều, tác phẩm Trái tim chó là một trong các tác phẩm được dịch
và đồng thời các công trình nghiên cứu về tác phẩm này vẫn còn rất ít.
Trái tim chó là một tác phẩm vô cùng đặc sắc trong số những tác phẩm đặc sắc khác
của nhà văn. Tác phẩm chứa đựng chất hiện thực đậm đặc thông qua những yếu tố hiện
thực trong tác phẩm. Nhìn về góc độ hiện thực lịch sử Nga, Trái tim chó đóng một vai trò
vô cùng quan trọng vì tác phẩm đã chỉ ra được những mặt hạn chế của hiện thực xã hội
Liên Xô thời bấy giờ. Đó là những mặt hạn chế của giai cấp cầm quyền vô sản cũng như
những hạn chế trong đường lối, chính sách xây dựng nước Nga xã hội chủ nghĩa. Tác
phẩm đã chỉ rõ từng mặt hạn chế cũng như những yếu tố khách quan và chủ quan làm nên
những hạn chế đó. Đồng thời thông qua việc chỉ rõ hiện thực, nhà văn còn muốn cảnh báo
một hiện tượng xã hội, những nguy cơ có thể làm sụp đổ chính quyền mới. Lời nói của
nhà văn trong tác phẩm là đúng lúc, là kịp thời đối với xã hội. Đó cũng chính là điều rất


nhạy cảm đối với chế độ chính trị, là nguyên nhân gây nên bao thăng trầm cho sự nghiệp
và cuộc đời nhà văn. Bởi, các nhà văn cùng thời chưa ai cất tiếng nói trực tiếp như
Bulgacov và cũng chưa ai nhìn thẳng vào vấn đề như Bulgacov. Do đó, tác phẩm Trái tim
chó có vai trò vô cùng quan trọng đối với hiện thực xã hội nước Nga thời bấy giờ thông
qua những yếu tố hiện thực và ý nghĩa của nó được nhà văn thể hiện cụ thể.
Mikhail Bulgacov có một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ nhưng vì những hạn chế
của xã hội nên tác phẩm của Bulgacov mãi về sau mới được in một cách hoàn chỉnh.
Cũng vì lí do đó nên hiện tại số lượng tác phẩm được dịch và các công trình nghiên cứu
về các tác phẩm của Bulgacov ở nước ta không nhiều. Phần lớn, mọi người chỉ tìm hiểu
sâu về công trình lớn của Bulgacov là Nghệ nhân và Margarita, riêng những tác phẩm
khác thì các bài nghiên cứu rất ít, đôi khi được in trên báo với một vài nội dung lẻ tẻ, mờ
nhạt và mang tính chung chung.
Vì những lí do trên nên hiện nay, tác phẩm Trái tim chó giống như những tác phẩm
khác của nhà văn. Tác phẩm Trái tim chó vẫn chưa được nhiều người nghiên cứu, nếu có

nói đến thì cũng chỉ là một vài điều sơ lược nhất về nội dung chính, nó mang ý nghĩa tóm
gọn nội dung của câu chuyện để đọc giả dễ dàng tiếp cận tác phẩm. Việc đi sâu nghiên
cứu tác phẩm là chưa hề có ở nước ta và khi nhìn về sự đóng góp của tác phẩm về phương
diện hiện thực lại càng không có.
Vì vậy, việc người nghiên cứu chọn đề tài nghiên cứu về giá trị hiện thực trong tác
phẩm Trái tim chó của Mikhail Bulgacov là muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về
phương diện hiện thực của một trong những tác phẩm đặc sắc, để từ đó thấy được vai trò
và vị trí văn chương của Bulgacov đối với nền văn học Nga và văn học thế giới.

2. Lịch sử vấn đề
Hiện nay ở nước ta, công trình nghiên cứu chuyên sâu về các tác phẩm của Mikhail
Bulgacov vẫn chưa có. Hiện tại chỉ có một vài bài viết nhỏ được in lẻ tẻ trên các báo hoặc
vài bài viết trên Internet. Trong tạp chí sông Hương, người viết chủ yếu xoáy sâu vào tiểu
thuyết Nghệ nhân và Margarita, chỉ nói lướt qua tác phẩm Trái tim chó “Giáo sư
Preobraijenski trong Trái tim chó và nhà động vật học thiên tài Persicov trong Những
quả trứng định mệnh cũng là những lộ thiên và trách nhiệm nặng nề nhưng cao cả ấy:


mỗi tìm tòi, mỗi phát minh khoa học đều phải đặt dưới sự kiểm soát về trách nhiệm đạo
đức của nhà bác học; nếu phát minh đó vượt ra ngoài sự kiểm soát thì nó đe dọa các giá
trị đạo đức mà loài người đã tạo nên, đe dọa cả người sinh ra nó và sự tồn tại nói chung
của nền văn minh nhân loại” [17]. Những bài viết khác chủ yếu chỉ đề cập đến những
thăng trầm trong cuộc đời, sự nghiệp văn chương của nhà văn và nội dung của quyển tiểu
thuyết lớn, Nghệ nhân và Margarita, riêng về tác phẩm Trái tim chó và những tác phẩm
khác thì ít được đề cập đến.
Trong nhà trường, một số giáo trình văn học Nga vẫn chưa đưa nhà văn Mikhail
Bulgacov và các tác phẩm của nhà văn vào giảng dạy. Như trong quyển Giáo trình Văn
học Nga, xuất bản ở Hà Nội, Đỗ Hải Phong chưa đề cập đến nhà văn Bulgacov và tác
phẩm. Ở trường Đại học Cần Thơ, trong tập Bài giảng Văn học Nga thế kỉ XX, Trần Thị
Nâu đã có đưa nhà văn Mikhail Bulgacov và tác phẩm vào giảng dạy. Trong đó, Trần Thị

Nâu có đề cập đến cuộc đời, sự nghiệp, phong cách nghệ thuật của Mikhail Bulgacov một
cách khái quát nhất và các công trình văn học của Bulgacov. Tiểu thuyết Trái tim chó và
tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita là hai tiểu thuyết được đưa vào nghiên cứu trong quá
trình giảng dạy. Đối với tiểu thuyết Trái tim chó, Trần Thị Nâu đã có tóm tắt diễn biến tác
phẩm một cách rõ ràng và đầy đủ. Đồng thời, Trần Thị Nâu cũng nêu sơ lược về những
đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm và cũng đầy đủ những nội dung cơ bản cần nghiên cứu
trong quá trình học. Trần Thị Nâu đã đưa ra ba vấn đề trọng tâm của tác phẩm là hiện
tượng người vô sản tha hóa, những hạn chế của xã hội đương thời và vấn đề trách nhiệm,
đạo đức của nhà khoa học. Một vấn đề khác được khái quát vượt ra phạm vi của một xã
hội cụ thể là vấn đề Thiện và Ác, vấn đề mang tầm khái quát nhân loại. Do đó, yếu tố hiện
trong tác phẩm chỉ được đề cập sơ lược nhất.
Trong các công trình dịch thuật, Đoàn Tử Huyến là người có nhiều đóng góp nhất
đối với việc dịch các tác phẩm của Mikhail Bulgacov. Bên cạnh việc dịch thuật, Đoàn Tử
Huyến còn đưa vào những nhận định, những khái quát chung về tác phẩm, trong đó có
tiểu thuyết Trái tim chó. Trong quyển Mikhail Bulgacov Tuyển tập văn xuôi, Nghệ nhân
và Margarita, Trái tim chó, mỗi quyển đều có đề cập đến nội dung tác phẩm Trái tim chó.
Trong quyển Nghệ nhân và Margarita và Trái tim chó, Đoàn Tử Huyến đề cập nội dung
tiểu thuyết Trái tim chó một cách chung nhất. Chủ yếu, Đoàn Tử Huyến nói về nguyên


nhân tạo ra Saricov, nêu lên bản chất của một hiện tượng xã hội là Saricov, từ đó thấy
được hiện tượng này là mối đe dọa lớn với văn minh nhân loại và đặt ra vấn đề trách
nhiệm, đạo đức đối với nhà khoa học. Trong quyển Mikhail Bulgacov Tuyển tập văn xuôi,
Đoàn Tử Huyến đề cập đến nội dung tác phẩm Trái tim chó đầy đủ hơn. Bên cạnh những
nội dung trên, Đoàn Tử Huyến còn chỉ ra những nguyên nhân khách quan đã tạo ra những
hiện tượng người vô sản tha hóa “cách mạng đã giải phóng những khả năng sáng tạo kì
diệu của người lao động đồng thời cũng kích thích dậy những bản năng thấp hèn đó,
chúng có khả năng tha hóa, phá hoại, thậm chí giết chết các lí tưởng cách mạng” [5; tr.
13].
Nhìn chung, công trình nghiên cứu chuyên sâu về các tác phẩm của Mikhail

Bulagacov hiện nay chưa có. Tác phẩm được quan tâm và có nhiều bài viết nhất, đó là
tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita. Riêng về tiểu thuyết Trái tim chó thì chỉ có một vài
ý kiến về nội dung, được viết xen lẫn với ý kiến về nhà văn Bulgacov hay là tiểu thuyết
Nghệ nhân và Margarita. Các nội dung được viết còn rất chung chung, chưa đi sâu vào
các phương diện cụ thể của tác phẩm. Do đó, vấn đề hiện thực trong tiểu thuyết Trái tim
chó vẫn chưa được nhắc đến trong các bài viết. Hiện thực trong tiểu thuyết Trái tim chó
vẫn còn là một vấn đề đang bỏ ngỏ, bởi chưa ai đi sâu vào khai thác.

3. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu về vấn đề hiện thực trong tác phẩm Trái tim chó là nhằm mục đích
tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề hiện thực, một vấn đề nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của
Mikhail Bulgacov. Riêng ở vấn đề hiện thực này, người nghiên cứu sẽ chỉ ra các các yếu
tố hiện thực được phản ánh trong tiểu thuyết và các giá trị nhận thức được thông qua biểu
hiện của nó. Trong tiểu thuyết Trái tim chó, hiện thực nổi bật ở hai phương diện chính, đó
là phương diện hiện thực về con người Liên Xô trong xây dựng Xã hội Chủ nghĩa và
phương diện hiện thực về bức tranh xã hội Liên Xô trong xây dựng Xã hội Chủ nghĩa.
Thông qua việc đi sâu vào nghiên cứu về hai phương diện chính của hiện thực, người
nghiên cứu đã nêu lên ý nghĩa của nó đối với việc tiếp nhận các phương diện chủ quan và
khách quan của nội dung tác phẩm để thấy được giá trị hiện thực của tác phẩm. Đồng
thời, người nghiên cứu còn đề cập đến một vấn đề không chuyên sâu lắm, đó là phương


thức nghệ thuật thể hiện yếu tố hiện thực. Vì thông qua việc nghiên cứu về phương thức,
người nghiên cứu sẽ dễ dàng nhận ra các yếu tố hiện thực được phản ánh và cũng dễ nhận
ra được các ý nghĩa của nó. Từ việc nghiên cứu đó, người nghiên cứu muốn mang lại cái
nhìn khái quát, toàn diện và sâu sắc hơn về tác phẩm của Mikhail Bulgacov. Nghiên cứu
là để phát hiện ra những cái mới, những cái đặc sắc mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm
thông qua yếu tố hiện thực và giá trị biểu hiện của nó. Từ đó, người viết đưa ra nhận định
về những thành tựu và những đóng góp to lớn của tác phẩm đối với nền văn học Nga
trong suốt tiến trình lịch sử phát triển xã hội kể từ khi tác phẩm ra đời cho đến nay ở

phương diện hiện thực. Đồng thời qua vấn đề được nghiên cứu trong tác phẩm, bài nghiên
cứu cũng góp phần khẳng định được vai rò, vị trí và tầm quan trọng của nhà văn đối với
văn nền văn học Nga, lịch sử xã hội Nga nói riêng và thế giới nhân loại nói chung. Qua
đó, người nghiên cứu muốn định hướng cho người đọc có được cái nhìn sâu sắc và toàn
diện hơn về tác phẩm cũng như những đóng góp của tác phẩm và tầm quan trọng của
Mikhail Bulgacov.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mikhail Bulgacov là một nhà văn có số lượng tác phẩm cũng khá đồ sộ với nhiều thể
loại. Trong quá trình nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu được giới hạn trong tác phẩm
Trái tim chó của Mikhail Bulgacov.
Phạm vi được đề cập tới và đi sâu trong quá trình nghiên cứu về tác phẩm là ở
phương diện hiện thực. Biểu hiện của phạm vi là ở những yếu tố sau: từ việc chỉ ra những
biểu hiện của hiện của những yếu tố hiện thực để nêu ý nghĩa và khái quát được những
giá trị hiện thực trong tác phẩm.

5. Phương pháp nghiên cứu
Vấn đề về giá trị hiện thực trong tác phẩm là một đề tài đã được nhiều nhà phê bình,
nhiều người nghiên cứu viết nhiều. Vì vậy, đây không phải là một đề tài hoàn toàn mới
trong lĩnh vực nghiên cứu văn chương. Người viết các bài phê bình và các bài nghiên cứu
cũng đã sử dụng rộng rãi và đa dạng các phương pháp khác nhau. Phương pháp nào được
sử dụng là tùy theo mục đích vận dụng của người viết. Do vậy, người nghiên cứu trong
bài nghiên cứu này sẽ sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu đan xen nhau, việc sử dụng


là tùy theo từng vấn đề nhỏ của bài mà vận dụng khác nhau. Nhằm mục đích là làm cho
nội dung được nghiên cứu đạt hiệu quả tốt và khai thác được một cách triệt để, sâu sắc
vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp diễn dịch – quy nạp: Việc vận dụng phương pháp này nhằm mục đích
đi sâu vào từng khía cạnh nhỏ và làm sáng tỏ từng vấn đề nhỏ trong quá trình nghiên cứu.

Phương pháp phân tích-tổng hợp: Đây là một phương pháp mang tính lôgic cao và
khá chặt chẽ trong quá trình nghiên cứu. Thể hiện ở việc nêu vấn đề rồi đi vào phân tích
vấn đề để thấy được ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của vấn đề.
Phương pháp hệ thống cấu trúc: Phương pháp này là nhằm đi sâu vào quá trình
nghiên cứu, bởi một tác phẩm văn chương là một hệ thống hoàn chỉnh. Để làm sáng tỏ giá
trị của yếu tố hiện thực trong tác phẩm thì người viết cần phải thể hiện được yếu tố hiện
thực là một trong những yếu tố tồn tại trong hệ thống và quan hệ chặt chẽ trong hệ thống.
Phương pháp hình thức: Trong phương pháp này người viết phát hiện ra những yếu
tố độc đáo được thể hiện trong tác phẩm, cụ thể trong bài nghiên cứu là những yếu tố hiện
thực đã được nhà văn chọn lọc và thể hiện. Thông qua đó, người viết cắt nghĩa, lí giải
việc nhà văn chọn lựa, sử dụng những yếu tố hiện thực. Cụ thể trong bài nghiên cứu
người viết sẽ thể hiện là ý nghĩa của những yếu tố hiện thực đã được nhà văn lựa chọn và
sử dụng trong tác phẩm.
Những phương pháp trên đã giúp người nghiên cứu giải quyết được vấn đề nghiên
cứu. Đồng thời, người nghiên cứu có thể trình bày bài viết mạch lạc, thuyết phục và mang
tính khoa học cao thông qua các phương pháp.


NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT:
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
VÀ LÍ LUẬN
1.1. Những vấn đề về thời đại nước Nga sau cách mạng tháng Mười năm 1917
1.1.1. Tình hình xã hội
Cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 đã diễn ra và mang lại thắng lợi vĩ đại cho
nước Nga. Thắng lợi của Cách mạng đã đập tan ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản
và chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở nước Nga, đưa giai cấp công nhân, nông dân lên
nắm chính quyền, biến ước mơ, nguyện vọng của hàng ngàn quần chúng lao động về một
chế độ xã hội không còn bóc lột, áp bức, bất công và biến lí luận chủ nghĩa xã hội khoa
học thành hiện thực sinh động. Ngay sau đó, Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô

viết được thành lập, gọi tắt là Liên Xô. Cách mạng tháng Mười cũng góp phần to lớn vào
việc cỗ vũ tinh thần giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.
Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười, nhiệm vụ hàng đầu của giai cấp
công nhân và nông dân nước Nga là phải đập tan hoàn toàn bộ máy nhà nước cũ của giai
cấp tư sản và địa chủ, khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước mới của những người lao
động. Chính quyền Xô viết đã ban hành hàng loạt các đạo luật và sắc lệnh. Ngày 28 – 10
– 1917, sắc lệnh thành lập cảnh sát công nông đã được ban hành, thay thế cho các cơ quan
cảnh sát của Chính phủ lâm thời (hầu như duy trì nguyên vẹn từ chế độ Nga hoàng). Các
bộ của Chính phủ tư sản đều bị thủ tiêu. Các cơ quan của chính quyền tư sản địa chủ ở
các địa phương (như các viện Đuma thành phố) đều bị bãi bỏ. Các quan lại, tay chân của
chính phủ lâm thời đều bị sa thải, cách chức. Từ cuối năm 1917 đến giữa năm 1918 là
thời kì hệ thống chính trị - nhà nước Xô viết từ trung ương đến địa phương được khẩn
trương xây dựng. Chính quyền Xô viết đã khẩn trương và triệt để thủ tiêu những tàn tích
của chế độ phong kiến nông nô nhằm giải quyết những nhiệm vụ còn lại của cách mạng
dân chủ tư sản. Sau sắc lệnh xóa bỏ chế độ ruộng đất của giai cấp địa chủ, Ban chấp hành
Xô viết toàn Nga đã ban hành sắc luật xóa bỏ mọi sự phân biệt đẳng cấp, dân tộc và mọi


tước vị phong kiến, tất cả mọi người chỉ có một danh hiệu chung là những công dân của
nước Cộng hòa Xô viết Nga. Chính quyền Xô viết tuyên bố về sự bình đẳng giữa nam và
nữ, quyền tự do tín ngưỡng, quyết định nhà thờ tách khỏi nhà nước và trường học. Ngày
10 – 1 – 1918, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ III đã khai mạc, Đại hội tán thành quyết
định của Đảng Bôn sê vích và Chính phủ Xô viết đối với Quốc hội lập hiến. Đại hội thông
qua bản Tuyên ngôn về quyền lợi của nhân dân lao động và bị bóc lột. Với sự khẳng định
nước Nga là một nước Cộng hòa Xô viết và mục tiêu là xóa bỏ mọi chế độ người bóc lột
người, xóa bỏ giai cấp, Tuyên ngôn đã trở thành cơ sở cho bản Hiến pháp đầu tiên của
nước Nga Xô viết, được thông qua vào tháng 7 – 1918. Toàn bộ những biện pháp trên đây
của Đảng Bôn sê vích và Chính quyền Xô viết có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc
đập tan bộ máy nhà nước tư sản - địa chủ cũ và hình thành hệ thống chính trị - Nhà nước
Xô viết. Đầu tháng 12 – 1917, Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao đã được thành lập nhằm

thống nhất quản lí toàn bộ nền kinh tế quốc dân của đất nước, thực hiện những chức năng
tổ chức kinh tế của Nhà nước Xô viết. Lênin còn đề ra những nguyên tắc và biện pháp
quan trọng để xây dựng thắng lợi nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước Nga, trong đó
nguyên tắc tập trung dân chủ là quan trọng nhất.
Tuy cách mạng đã mang lại thắng lợi to lớn nhưng nước Nga Xô viết vẫn phải đối
mặt với muôn vàn khó khăn, Chính phủ Xô viết phải đối mặt với đói, rét, cháy rận và bọn
phản cách mạng. Nước Nga đã trải qua một khoảng thời gian vô cùng khó khăn, gian khổ
với bốn năm chống nội chiến và giặc ngoài kể từ khi Liên xô ra đời. Thắng lợi của cách
mạng tháng Mười và sự ra đời của Nhà nước Xô viết đã làm cho các nước đế quốc hết sức
lo lắng. Chúng nhanh chóng tập hợp lực lượng phối hợp hành động và ráo riết tiến hành
chống phá, mưu đồ bóp chết nước Cộng hòa Xô viết trẻ tuổi. Đó là cuộc nội chiến do các
thế lực phản động trong nước và cuộc can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc bên ngoài
tiến hành. Ngày 25 – 5 – 1918, quân đoàn Tiệp Khắc nổi loạn. Cùng với bọn Bạch vệ Nga
và các thế lực phản động khác, quân đoàn Tiệp Khắc đã chiếm được toàn bộ vùng Xibia
rộng lớn và nhiều thành phố dọc sông Vonga như Xamara, Ximbiếc, Cadan... ở nhiều nơi,
Chính quyền Xô viết đã bị lật đổ. Cuộc nổi loạn của quân đoàn Tiệp Khắc đã đánh
dấu thời kì mở rộng can thiệp vũ trang của các nước đế quốc. Tình hình càng nghiêm
trọng hơn khi sự rối ren lại xảy ra trong nội bộ nước Nga Xô viết. Cuộc nội chiến đã diễn


ra trên toàn lãnh thổ. Ở nhiều vùng, các đội quân Bạch vệ liên tiếp nổi dậy. Như thế, các
kẻ thù nổi loạn trong nước và quân nước ngoài can thiệp đã chiếm được một vùng lãnh
thổ rộng lớn, từ sông Vonga tới cảng Vlađivôxtôc, trên bờ Thái Bình Dương. Ở hậu
phương, bọn phản cách mạng điên cuồng tổ chức những vụ nổi loạn phá hoại và khủng bố
ám sát đầy tội ác. Như thế, từ giữa năm 1918 nước Nga Xô viết lâm vào tình hình cực kì
gay gắt và khó khăn. Chính quyền Xô viết chỉ kiểm soát được một phần tư lãnh thổ của
nước Nga sa hoàng trước kia và đã mất đi những vùng lương thực, nguyên liệu và nhiên
liệu quan trọng nhất của đất nước.
Trước những thách thức khóc liệt, Đảng Bôn sê vích và Nhà nước Xô viết đã trả lời
bằng những biện pháp kiên quyết và tập trung toàn bộ sức lực vào một mục tiêu: giữ vững

chính quyền Xô viết. Tháng 9 – 1918, nước Cộng hòa Xô viết được tuyên bố là một mặt
trận quân sự thống nhất với việc thực hiện mọi biện pháp khẩn cấp cho cuộc chiến đấu
đánh bại thù trong giặc ngoài. Chính quyền Xô viết tuyên bố thi hành chính sách khủng
bố đỏ nhằm vào những phần tử có quan hệ với các tổ chức Bạch vệ, các âm mưu và bạo
loạn. Tháng 11 – 1918, Hội đồng quốc phòng công nông được thành lập do Lênin đứng
đầu. Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây, từ mùa hè 1919, nước Nga Xô viết quyết định
chuyển sang thực hiện chính sách cộng sản thời chiến. Vừa chiến đấu vừa xây dựng,
Hồng quân và nhân dân Xô viết đã vượt qua được những thử thách cực kì hiểm nghèo,
từng bước đẩy lùi các cuộc tấn công của kẻ thù. Trong nửa sau năm 1918, Hồng quân đã
đánh tan quân đoàn Tiệp Khắc và bọn Bạch vệ, đẩy lùi chúng về bên kia dãy Uran. Ở mặt
trận phía nam, Hồng quân cũng giành được những thắng lợi quan trọng, đánh tan quân
đoàn sông Đông của tướng Craxnốp. Ở hậu phương, các cuộc bạo loạn của bọn phản cách
mạng đều bị trấn áp. Trong năm 1919, Hồng quân đã đánh tan những lực lượng quân sự
chủ yếu của bọn Bạch vệ và can thiệp - các đội quân của Cônsắc, Đênikin, Iuđênít và
Milerơ. Bọn can thiệp nước ngoài cũng bị đẩy lùi tại nhiều mặt trận như ở phía bắc, phía
nam Uran và Trung Á, và buộc phải rút dần quân ngay từ mùa xuân năm 1919. Những
thắng lợi có ý nghĩa quyết định trong năm 1919 đánh dấu bước ngoại của cuộc nội chiến,
tạo thuận lợi cho Hồng quân và Chính quyền Xô viết. Từ tháng 3 – 1920, sau khi đánh tan
những lực lượng chủ yếu của bọn Bạch vệ, nước Cộng hòa Xô viết đã tranh thủ thời gian


đình chiến để khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Cuộc nội chiến và can
thiệp ở nước Nga đã chấm dứt.
Như thế, trải qua ba năm chiến đấu cực kì gian khổ và khóc liệt, giai cấp công nhân
và nhân dân lao động Xô viết đã bảo vệ thắng lợi Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên
thế giới. Chính quyền Xô viết được giữ vững, nền độc lập và tự chủ của đất nước được
khẳng định. Đó là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và quốc tế sâu sắc, cỗ vũ mạnh mẽ giai cấp
công nhân và các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản thế giới.
Sau những năm chiến tranh đế quốc và nội phản, nhân dân Nga bước vào thời kì xây dựng
kinh tế với những thuận lợi và khó khăn, cả bên trong và bên ngoài. Nga bắt đầu hàn gắn

vết thương chiến tranh khôi phục kinh tế và bước đầu công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Ở trong nước Nga, Chính quyền Xô viết được thiết lập ở khắp nơi trong nước. Những
biện pháp của Chính quyền Xô viết bước đầu đã gây được sự tin cậy trong dân chúng. Đó
là thuận lợi căn bản bảo đảm cho đất nước bước vào thời kỳ mới. Tuy nhiên, khó khăn vô
cùng lớn. Từ những khó khăn kinh tế lại dẫn đến những khó khăn về chính trị, xã hội. Sau
chiến tranh, chính sách Cộng sản thời chiến không còn phù hợp nữa, kìm hãm sản xuất.
Bọn phản động lợi dụng tình hình khó khăn, kích động quần chúng bất mãn, chống đối
chính quyền. Nước Nga lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị nghiêm trọng.
Từ ngày 8 đến 16 tháng 3 năm 1921, Đảng Cộng sản Nga họp Đại hội lần thứ X quyết
định chuyển từ chính sách “Cộng sản thời chiến” sang chính sách kinh tế mới do Lênin
khởi thảo. Thực chất của chính sách kinh tế mới là sự chuyển từ một nền kinh tế bao cấp,
độc quyền của nhà nước sang một nền kinh tế hàng hoá có sự điều tiết của nhà nước. Nhờ
có đường lối đúng đắn, công cuộc khôi phục kinh tế đã thu được những kết quả nhanh
chóng. Năm 1925, mặc dù kinh tế khôi phục xấp xỉ mức chiến tranh nhưng căn bản Liên
Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây. Đại hội
Đảng Cộng sản Liên Xô lần XIV họp tháng 12 năm 1925 đã đề ra nhiệm vụ công nghiệp
hoá Xã hội Chủ nghĩa nhằm biến Liên Xô từ một nước công nghiệp thành một nước công
nghiệp. Công cuộc công nghiệp hoá Xã hội Chủ nghĩa ngay trong năm đầu đã thu được
những kết quả tốt đẹp. Năm 1927, việc công nghiệp hoá Xã hội Chủ nghĩa đã đạt được
những kết quả rất tốt. Năm 1929, công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã giải


quyết được 3 vấn đề then chốt: tích luỹ vốn, ngành công nghiệp nặng và năng suất lao
động.
Công cuộc công nghiệp hoá Xã hội Chủ nghĩa đã thu được những kết quả tốt đẹp.
Nhìn chung, nước Nga – Xô viết trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa có nhiều
chuyển biến theo chiều hướng tốt.

1.1.2. Tình hình văn học
Bên cạnh những khó khăn về mặt xã hội thì tình hình văn học nghệ thuật Nga lúc

bấy giờ cũng rất phức tạp “Riêng ở Moskva có hơn ba chục tổ chức văn học nghệ thuật”
[13; tr. 490]. Sự phức tạp đó là do mâu thuẫn từ nhiều phía, một phần do các nhà văn yêu
nước nhưng lại chưa hiểu thấu đáo được cách mạng, một số thì xuất thân từ xã hội cũ nên
họ luôn bị ví như “bạn đường”, một số nhà văn có xuất thân từ giai cấp vô sản nên họ
luôn mang một cái nhìn nghi kị và phân biệt rạch ròi với những nhà văn thuộc xã hội cũ,
một phần khác là những bọn phản cách mạng. Mâu thuẫn vẫn xuất hiện ngay trong đội
ngũ những nhà văn vô sản yêu nước, luôn ngợi ca cách mạng. Trong khi, họ là những nhà
văn đang cùng nhau góp sức xây dựng nền văn học Xô viết thì trong họ vẫn tồn tại mâu
thuẫn. Nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn như vậy là bởi vì cuộc sống của những
năm đầu cách mạng thay đổi một cách nhanh chóng, dồn dập, thực tiễn cách mạng phát
triển mạnh mẽ, xô bồ, bề bộn… mà nhận thức về thực tiễn với mỗi nhà văn là khác nhau,
như nhà phê bình Kaxatkin viết “Bản chất của cuộc sống cách mạng là thoắt biến thoắt
hóa, rối ren đến mức độ tàn nhẫn” [13; tr. 492]. Vì vậy, mâu thuẫn là tất yếu cho dù họ là
những nhà văn có cùng chung lí tưởng cách mạng.
Nhìn chung, giai đoạn văn học những năm đầu cách mạng đều mang “tinh thần lãng
mạn cách mạng” [13; tr. 492]. Biểu hiện của nó là ở tâm lí thời đại, họ xây dựng và ngợi
ca những hình tượng anh hùng mang một khí phách hiên ngang, phi thường trong các tình
thế hào hùng. Bên cạnh đó, cái cá nhân luôn tiêu tan trong tập thể “Chúng tôi muốn chẳng
có thưởng thung gì cả… Trong trung đoàn, tất cả chúng tôi sẽ bằng nhau” [13; tr. 493],
trong Chapaep của Phurmanôp. Đó là hiện tượng tả khuynh vấn đề ở những năm đầu nội
chiến.


Sau khi kết thúc những năm nội chiến, Liên Xô bắt tay vào việc xây dựng Chủ nghĩa
Cộng sản, ban hành nhiều chính sách mới. Khi bàn về nhà báo và nhà văn, Lênin viết:
“Cần quan tâm nhiều hơn nữa đến những sự việc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa
cộng sản, những sự kiện hết sức đơn giản nhưng sinh động, được lấy ngay trong cuộc
sống và kiểm tra bằng cuộc sống…” [13; tr. 498]. Khẩu hiệu này mang mục đích khắc
phục hiện tượng tả khuynh. Đồng thời, nó còn mang ý nghĩa nhắc nhở các nhà văn phải
liên hệ với đời sống, lấy sự kiện, những tấm gương ngay trong đời sống để giáo dục quần

chúng. Nhìn chung, tình hình văn học đầu những năm 20 vẫn rối ren do bút chiến giữa
các trường phái với nhau.
Những năm sau đó, văn học có dấu hiệu của sự đổi mới do các nhà văn tích cực
tham gia vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, dần dần họ nhận thấy cần phải
khắc phục việc tả khuynh. Bấy lâu, cái nhìn lãng mạn chung chung của các nhà văn đã
làm cho văn học không tương xứng với thời đại mà văn học hiện tại cần phải có một nội
dung cụ thể, văn học phải liên hệ thực tại cuộc sống. Đó là điều mà nhà văn cần làm.
Đi vào thực tế cuộc sống thì mỗi nhà văn lại có những cách phản ánh và nhìn nhận
vấn đề khác nhau. Bởi, đây chính là thời điểm quan trọng đối với nước Nga – Xô viết.
Nhân dân Liên Xô đang chuyển từ đấu tranh vũ trang sang mặt trận lao động, bắt tay cùng
nhau xây dựng hòa bình, khôi phục kinh tế và bắt đầu sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội
chủ nghĩa. Hiện thực xã hội Liên Xô là một thực tế khách quan tồn tại bên ngoài thế giới
quan của mỗi nhà văn nhà thơ, nên khi nhìn nhận vấn đề thì mỗi nhà văn sẽ nhìn theo một
khía cạnh khác nhau để phản ánh và việc đó tùy thuộc vào thế giới quan mà mỗi nhà văn
nhà thơ có thái độ khác nhau đối với từng sự việc.
Văn chương thời nội chiến như một cái đà trượt dài trên con đường chiến thắng nên
nó thiên về lãng mạn hào hùng nhưng sang những năm sau nội chiến cái đà đã hết thì cách
mô tả chung chung, trừu tượng không còn thích hợp nữa. Khi đó, văn chương cần phải có
cách diễn tả mới thay thế cho phù hợp với thời đại. Văn chương phải đi sâu vào thế giới
riêng tư của con người để khai thác con người ở góc độ cá nhân. Bên cạnh đó, văn
chương cũng phải thể hiện đầy đủ những khía cạnh và sắc thái riêng trong sự biến đổi của
xã hội. Do đó, văn chương thời kì sau nội chiến mang tính hiện thực cao.


1.2. Đôi nét về tác giả Mikhail Bulgacov
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Mikhail Bulgacov
Mikhail Bulgacov sinh ngày 15/5/1891 tại Kiev, sinh ra trong một gia đình trí thức,
là con một. Cha là một giáo sư thần học biết nhiều ngoại ngữ, mẹ cũng là con mục sư, đã
từng dạy học trước khi lập gia đình. Mikhail Bulgacov từ nhỏ thông minh, được gia đình
lo chuyện học hành chu đáo. Sau khi tốt nghiệp trung học, năm 1909 Bulgacov theo học

chuyên ngành Y khoa Đại học tổng hợp Kiev. Năm 1913, Bulgacov kết hôn lần thứ nhất
với cô Tatiana Lappa (1892 – 1982). Năm 1916, với bằng tốt nghiệp đại học xuất sắc,
Bulgacov xin ra trận Thế chiến I với tư cách nhân viên tình nguyện của Hội Chữ thập đỏ.
Ít lâu sau, Bulgacov bị gọi về Moskva và được cử đi phụ trách một bệnh viện nông thôn
hẻo lánh ở Sutrev. Từ đó, cuộc đời Bulgacov bắt đầu những năm tháng chìm nổi qua các
vùng Viazma, Vladikavkaz, Tiflix, Batum, Kiev… Đã từng bị bắt buộc theo bọn phỉ ở
Petlura, đã từng tham gia Hồng quân… Tháng 9 năm 1921, Mikhail Bulgacov đến
Moskva, sống và làm việc tại đó cho đến cuối đời.
Mikhail Bulgacov vốn có thiên hướng văn chương rất sớm, vì vậy, Bulgacov bắt đầu
sự nghiệp văn chương từ khi tuổi đời còn rất trẻ. Tại thủ đô Moskva sau nội chiến,
Bulgacov kiếm sống bằng cách viết những truyện ngắn và tiểu phẩm trào phúng cho các
báo và tạp chí. Bulgacov cũng cộng tác với tạp chí Đêm trước của những người Nga lưu
vong ở Berlin và cho báo Tiếng còi của ngành đường sắt. Năm 1923, Mikhail Bulgacov
trở thành hội viên Hội Nhà văn Nga. Năm 1925 kết hôn lần thứ hai với Liubov
Belozerskaia (1898 – 1987). Từ năm 1924, báo Tiếng còi bắt đầu đăng tải tiểu thuyết
Bạch vệ. Tác phẩm phản ánh khách quan về số phận bi kịch của tầng lớp trí thức chọn lầm
con đường lịch sử, về những người lính Bạch vệ ngoan cường phòng thủ thành phố Kiev
trong cuộc nội chiến ở Nga, mà động cơ của họ chính là tinh thần yêu nước và lí tưởng.
Đồng thời, tác phẩm cũng khẳng định sự sụp đổ của thế giới cũ là một lợi ích của nước
Nga và thế giới về mặt xã hội – lịch sử. Nội dung trong tác phẩm của Bulgacov như đi
ngược lại với nền chính trị của xã hội Nga đương thời, vì vậy, Bulgacov trở thành mục
tiêu công kích từ phía các nhà phê bình văn học và quan chức ngành văn hóa. Báo Tiếng
còi bị cấm đăng tiếp phần kết của tiểu thuyết Bạch vệ. Theo lời khuyên của bạn bè,


Mikhail Bulgacov chuyển thể tiểu thuyết thành kịch nói, và vở kịch Những ngày tháng
của anh em Turbin ra đời, lần đầu tiên công diễn tại Nhà hát Nghệ thuật Moskva năm
1926 dưới dạng bị kiểm duyệt cắt xén nhưng vẫn thu được thành công lớn.
Năm 1925, đây là khoảng thời gian Bulgacov cho ra đời nhiều tác phẩm mang đậm
phong cách văn chương và để lại dấu ấn riêng trong lòng đọc giả về sau, nhưng hầu hết

các tác phẩm chỉ được in vào thời kì cải tổ về sau. Đó là truyện vừa giả tưởng Những quả
trứng định mệnh, tập truyện ngắn Ổ quỷ, và hoàn thành tiểu thuyết trào phúng Trái tim
chó, những tác phẩm này mãi hơn 60 năm sau mới được xuất bản và sau đó là tác phẩm tự
truyện Bút kí của một bác sĩ trẻ (1925 -1927).
Từ nửa sau những năm 1920, Mikhail Bulgacov tập trung sáng tác kịch. Bulgacov
lần lượt cho ra đời vở Căn hộ Zozia (1926), viết về mặt trái của chính sách kinh tế mới;
vở Chạy trốn (1926 – 1926) viết về cách mạng – vở kịch lập tức bị cấm ngay sau buổi
công diễn đầu tiên. Đến cuối những năm 1920, tất cả những tác phẩm của Mikhail
Bulgacov đều bị cấm xuất bản. Trong cảnh cùng quẫn, nhà văn đã viết cho Chính phủ
Liên Xô bức thư bày tỏ sự phản kháng quyết liệt và nguyện vọng trung thực của mình.
Nhờ sự can thiệp kiệp thời của Stalin, nhà văn đã từ bỏ ý định tự tử và được nhận vào làm
việc ở Nhà hát Nghệ thuật Moskva (từ năm 1930 đến năm 1936). Năm 1932, Bulgacov
kết hôn cùng với Elena Silovskaia (người sẽ trở thành nguyên mẫu của nhân vật nữ trong
tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita). Trong những năm này Bulgacov tiếp tục sáng tác
các vở kịch Những ngày cuối cùng – về A.Puskin, Địa vị tôi là đạo đức giả - về Moliere.
Chủ đề chính trong những tác phẩm này là sự phụ thuộc của người nghệ sĩ vào bộ máy
quan liêu và chính quyền trong chế độ cực quyền. Cả hai vở kịch được phép dàn dựng khi
phải cắt xén nhiều đoạn lớn và lập tức bị cấm sau lần công diễn đầu tiên. Năm 1936,
Mikhail Bulgacov chuyển sang Nhà hát lớn với tư cách nhà biên kịch và phiên dịch.
Những quan sát mà ông có được khi làm việc ở Nhà hát Nghệ thuật do đạo diễn nổi tiếng
Konstantin Stanislavski phụ trách là cơ sở cho tác phẩm trào phúng Tiểu thuyết sân khấu
(1936 – 1937) ra đời.
Từ năm 1928, Mikhail Bulgacov bắt đầu viết công trình lớn nhất của mình
Nghệ nhân và Margarita, một trong những đỉnh cao của tiểu thuyết Nga và thế giới. Đây
là tác phẩm phức tạp, nhiều tầng nghĩa, kết hợp các yếu tố trào phúng, giả tưởng và hiện


thực trong một văn phong tuyệt vời trong suốt, đặt ra những vấn đề triết học như vai trò
của cá nhân trong lịch sử, quan hệ giữa nghệ thuật và chính quyền, tình yêu và số phận
người nghệ sĩ… Sự kiện trong tác phẩm đa tầng này diễn ra cùng một lúc trong nhiều

thực tại khác nhau: Chúa quỷ Voland đại náo Moskva những năm 1930; Ponti Pilat và
cuộc hành hình chúa Giêsu trong giấc mơ và tiểu thuyết Ngệ nhân; nàng Margarita với
tình yêu thủy chung và lễ hội của Chúa Quỷ… Sáng tác trong 12 năm, khi đã gần kề cái
chết, mắt lòa, Mikhail Bulgacov vẫn đọc cho vợ là Elena Sergeevna sửa chữa tác phẩm
chính của mình, nhưng cuối cùng bản thảo vẫn không được hoàn thành trọn vẹn. Nhà văn
mất ngày 10 – 3 – 1940 tại Moskva ở tuổi 49.
Và đến giữa những năm 1950, một số vở kịch của Mikhail Bulgacov đã được dàn
dựng. Cuối năm 1996, Nghệ nhân và Margarita được in trên tạp chí Moskva dưới dạng bị
cắt xén; bản in trọn vẹn đầu tiên của tác phẩm này đến năm 1973 mới ra đời. Kể từ thời kì
“cải tổ” ở Nga, các tác phẩm của Mikhail Bulgacov được in đi in lại nhiều lần, được dịch
ra nhiều thứ tiếng, hầu hết truyện vừa, tiểu thuyết, kịch của nhà văn được đưa lên sân
khấu, dựng thành phim. Tại Việt Nam, bản dịch Nghệ nhân và Margarita được thực hiện
năm 1987, sau đó là Trái tim chó và Những quả trứng định mệnh cùng một số truyện
ngắn và kịch.
Nhìn chung cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà văn Mikhail Bulgacov đã
phải trải qua rất nhiều thăng trầm và biến cố. Tuy nhiên, những tác phẩm Bulgacov để lại
cho đời là rất đồ sộ và có giá trị rất to lớn.

1.2.2. Quan điểm nghệ thuật
Hành trình cuộc đời và nghệ thuật đầy gian truân, Mikhail Bulgacov đã để lại cho
nền văn học Nga một sự nghiệp văn chương vô cùng đồ sộ với tư cách là một nhà văn
lớn. Những tác phẩm văn chương để lại cho đời luôn mang một vẻ kì bí gắn liền với
những yếu tố giả tưởng trên nhiều thể loại và luôn hướng về bất tử như chính nhà văn đã
từng nhận định trong tiểu thuyết lớn của mình “Các bản thảo không cháy”. Sức sống mỗi
tác phẩm cũng như tên của nhà văn luôn trường tồn trong lòng đọc giả ở trước đây, hiện
tại và cả về sau. Số phận của một nhà văn luôn được định đoạt bởi nghệ thuật và được thử


thách qua thời gian. Bởi, nghệ thuật chính là tài năng và trách nhiệm của một nhà văn đối
với văn chương của chính mình.

Qua các tác phẩm nhà văn đã để lại cho đời và những biến cố trong cuộc đời, ta có
thể nhận thấy rằng Bulgacov là một nhà văn có tâm có tài. Quan niệm trong sáng tác của
Bulgacov về thiên chức của một nhà văn là phải viết và phải nói cho đúng sự thật, lột tả
cho hết mọi mặt của đời sống xã hội thì đó là một nhà văn chân chính. Trong thư
Bulgacov gửi Stalin có đoạn đã viết:
"Người ta đối xử với tôi như đối với một con sói. Và đã nhiều năm nay người ta săn đuổi
tôi như săn đuổi một con thú bị bắt nhốt vào trong khoảng sân rào kín theo các nguyên
tắc của một cuộc đầu độc văn học.
Tôi không căm giận, nhưng tôi rất mệt, và cuối năm 1929 thì tôi gục. Bởi vì con thú cũng
có thể mệt lắm chứ.
Con thú đã tuyên bố rằng nó không phải là sói nữa, không phải là nhà văn nữa. Từ bỏ
nghề nghiệp của mình. Im lặng. Điều đó, xin nói thẳng ra, là hèn nhát.
Không có một nhà văn nào lại có thể im lặng được. Nếu anh ta im lặng, thì có nghĩa đó
không phải là nhà văn chân chính.
Còn nếu nhà văn chân chính mà im lặng thì anh ta sẽ chết”. [14]
Đoạn thư trên như đã nói lên hết quan điểm nghệ thuật của một nhà văn đã nếm trải mọi
gian nan, thăng trầm với hai từ “chân chính”. Những nỗi khắc khổ trên con đường nghệ
thuật và trên đường đời vẫn chưa đủ sức để buộc một nhà văn chân chính phải im lặng.
Ông im lặng chỉ khi ông từ giã cuộc đời.
Vì vậy, quan điểm nghệ thuật trong sự nghiệp văn chương của Mikhail Bulgacov
luôn gắn liền và đi đôi với hai từ “chân chính”.

1.3. Đôi nét về tiểu thuyết Trái tim chó
1.3.1. Tóm tắt tiểu thuyết Trái tim chó
Hệ thống nhân vật:
Philip Philippovich: Nhà bác học thiên tài
Bormental: Bác sĩ trợ lí của Philip Philippovich
Daria Pet’rovna: y tá, trợ lí của Philip Philippovich



Dina: Chị nấu bếp
Sarik (con chó) – Saricov (sinh vật có dáng người mang trái tim chó được tạo ra từ thí
nghiệm của Philip Philippovich)
Svonđer: Chủ tịch Hội đồng Nhà cửa
Vasnesova: nhân viên đánh máy, nạn nhân của Saricov
Kết cấu gồm 9 chương và phần kết.
Tóm tắt:
Tác phẩm được mở đầu bằng hình ảnh của một con chó vô chủ, gầy còm, xơ xác
dưới một nền trời đầy bão tuyết. Đói khát, lạnh lẽo, thân đầy những vết thương, nó hiện
lên trong một dáng vẻ đáng thương và rất tội nghiệp. Tuy vậy, mọi người vẫn cứ hay gọi
nó với cái tên đầy vẻ quý tộc, Sarik. Đời sống của một con chó hoang là kiếm ăn từ mọi
nơi có thể, như lục lọi trong thùng rác hay len lõi vào các quán ăn, đó là hai nơi chính có
thể nuôi sống được nó. Nhưng không phải ngày nào nó cũng được no bụng, nếu gặp phải
người đầu bếp tốt bụng thì đó là ngày hạnh phúc nhất và ngược lại thì hậu quả vô cùng tồi
tệ. Điều tồi tệ nhất có thể xảy đến với bản thân chính là nó phải mang theo bên sườn một
vết bỏng và sống lây lất dưới nền trời đầy bão tuyết. Nó rất biết cách nắm bắt thời cơ, thời
cơ đó cũng chính là vận may có thể thay đổi vận mệnh đời nó. Đó là thời điểm nó gặp
Giáo sư Philip Philippovich, sau đó, nó được Giáo sư mang về nhà nuôi. Từ lúc về sống
cùng Giáo sư, Sarik luôn mang tâm trạng bỡ ngỡ về mọi thứ. Sarik được sống trong một
căn nhà rộng rãi, luôn được chăm sóc cẩn thận. Sarik cảm nhận được vết bỏng ở bên sườn
đã biến mất, bản thân nó luôn được ăn no, luôn được Giáo sư chăm sóc và đối xử như thể
với một con người thực thụ. Giáo sư dạy dỗ nó chỉ bằng lời nói chứ chẳng cho ai dùng
bạo lực, cho dù Sarik chỉ là một chú chó. Sarik bây giờ là Sarik tròn đầy, mập béo được
sống cùng một quý ngài và mang cái tên đầy vẻ quý tộc giống như những gì nó đang có,
cái tên Sarik. Nhưng không bao lâu sau, Sarik lại bị đưa lên bàn mổ để tiến hành một cuộc
thí nghiệm. Giáo sư đã cấy tuyến yên não của người vào trong đầu của Sarik. Kết quả của
cuộc thí nghiệm là Sarik tinh nghịch, đáng yêu đã dần dần chuyển đổi thành người. Con
người ấy mang tên là Saricov, một sinh vật được tạo ra từ thí nghiệm. Sau khi biến đổi
thành một người hoàn thiện, Saricov cũng bắt đầu bộc lộ rõ tất cả những thói xấu của một
tên vô sản lưu manh, sống tha hóa, bản chất thật của một con người cụ thể. Kết quả cuộc



thí nghiệm mang lại không như những gì Giáo sư mong muốn và kì vọng mà hoàn toàn
trái ngược lại. Giáo sư bắt đầu mệt mỏi, đau đầu vì một người như Saricov, một con
người hoàn toàn không thể nào đào tạo được. Saricov sau khi đã trở thành người thì cũng
bắt đầu phát ra những âm thanh của người, đó chính là tiếng nói. Nhưng, Saricov không
dùng những từ mình học được để giao tiếp mà để chửi. Việc tiếp theo Saricov làm, đó
chính là tìm một cái tên và một thân phận sao cho hợp pháp, do đó, Saricov đã thực hiện
việc hợp pháp hóa thân phận công dân với mọi đặc quyền đặc lợi. Tiếp theo sao là những
hành động khó có thể chấp nhận, Saricov làm cho mọi thứ rối tung lên từ trong nhà cho
đến xã hội. Saricov bắt mèo trong nhà Giáo sư, rồi lại trở thành Trưởng ban làm sạch phố
khỏi những giống vật hoang. Được sinh ra trong nhà của Giáo sư nhưng Saricov chẳng
những không biết quý trọng mà còn lợi dụng vào việc đó để đòi cái ăn, nơi ở. Thậm chí,
Saricov lại còn viết thư tố cáo Giáo sư, lấy cắp tiền của Giáo sư, dở trò sàm sở với người
hầu gái, dụ dỗ cô nhân viên đánh máy. Saricov càng lúc càng xem thường mọi người
chính bởi vì Saricov có người chóng lưng cho là Chủ tịch Hội đồng Nhà cửa, Svonđer.
Bởi vì, Giáo sư vốn là người của chế độ cũ nên Svonđer vô cùng căm ghét và sẵn sàng
giúp đỡ Saricov để chèn ép Giáo sư. Saricov càng lúc càng ngang tàng. Giáo sư và
Bormental nhiều lần răng đe và giáo huấn nhưng hắn thì càng lúc càng lấn tới chứ không
nhượng bộ. Giáo sư là người sống theo tư tưởng bất bạo động nên chẳng cho ai dùng vũ
lực ngay trước mặt mình, Giáo sư đã nhiều lần ngăn cản Bormental dùng vũ lực với
Saricov nhưng có lần Bormental dùng biện pháp mạnh với Saricov Giáo sư lại im lặng.
Qua nhiều lần suy tính, Giáo sư đã không cho Bormental kết liễu sự sống của Saricov mà
cả hai lại một lần nữa tiến hành một cuộc thí nghiệm khác. Cuộc thí nghiệm lần này, nó
diễn ra trong âm thầm. Kết quả của cuộc thí nghiệm là cái sinh vật biết sử dụng ngôn ngữ
của người ấy đã biến mất. Saricov vĩnh viễn không tồn tại trong nhà của Giáo sư cũng
như ngoài xã hội mà chỉ có một Sarik của ngày nào tinh nghịch, lém lĩnh, đáng yêu đang
hiện diện trong nhà Giáo sư. Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh của chú chó Sarik quay trở
lại.


1.3.2. Vài nét chính về nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Trái tim chó
của Mikhail Bulgacov


1.3.2.1. Những nét chính về nội dung của tiểu thuyết Trái tim chó
Tiểu thuyết Trái tim chó của Mikhail Bulgacov đã khắc họa được tính cách của một
lớp người mới xuất hiện theo hướng tiêu cực trong thời đại xã hội chủ nghĩa ở nước Nga –
Xô viết. Đó là một dạng người có trái tim chó, những kẻ thấp hèn sống bản năng, tha hóa
và biết sử dụng thành tựu văn minh để phục vụ cho những mục đích bản năng thấp hèn
của mình. Từ đó, Trái tim chó là tiếng nói cảnh báo lâu dài và cấp bách về nguy cơ một
hiện tượng xã hội có khả năng làm sụp đổ cả một chế độ, giết chết lí tưởng cách mạng, đe
dọa đến sự tồn tại các giá trị đạo đức của loài người, đe dọa đến người tạo ra nó và cả sự
tồn tại của nền văn minh nhận loại. Bên cạnh đó, tiểu thuyết Trái tim chó cũng đã khái
quát được những mặt hạn chế của của xã hội Liên Xô đương thời mà cụ thể thể là những
hạn chế trong đường lối xây dựng nước Nga – Xô viết xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, tiểu
thuyết Trái tim chó còn mang một ý nghĩa cấp bách đối với tinh thần trách nhiệm và đạo
đức của nhà khoa học trong các phát minh của mình.

1.3.2.2. Những nét chính về nghệ thuật của tiểu thuyết Trái tim chó
Trái tim chó là một tiểu thuyết ngắn nhưng bản thân lại là kết tinh của nhiều thủ
pháp nghệ thuật độc đáo, là một câu chuyện hư cấu mang đậm chất viễn tưởng huyền bí
nhưng đồng thời nó cũng chứa đựng một nội dung hiện thực sâu sắc. Hiện thực, châm
biếm và viễn tưởng là ba thủ pháp nghệ thuật chủ yếu có tác dụng to lớn trong việc mang
lại sự thành công cho tiểu thuyết.
Các biện pháp nghệ thuật được nhà văn kết hợp rất độc đáo và nhuần nhuyễn, chúng
luôn đan xen hỗ trợ nhau chứ không hề làm rời rạc nhau ra. Xét về các khía cạnh của
truyện, ta thấy rằng nhà văn không bao giờ chỉ dùng một biện pháp nghệ thuật đơn điệu
mà nhà văn luôn kết hợp mọi biện pháp để nhằm làm nổi bật vấn đề. Các yếu tố hiện thực,
hư cấu, châm biếm luôn cùng nhau tồn tại và cũng kết hợp với nhau chặt chẽ trong từng
tình tiết của truyện, tạo nên sự xuyên suốt cho mạch truyện. Tình huống của truyện là yếu

tố để làm nên truyện. Trong tác phẩm, tình huống truyện hoàn toàn được nhà văn hư cấu
nên nhưng bên trong của sự hư cấu là những yếu tố hiện thực được đan xen vào kết hợp
cùng với các yếu tố châm biếm nhằm thu hút hấp dẫn người đọc, tạo được tiếng cười đả
kích để thấy được những điều nghịch thường của cuộc sống, những tình huống đầy trớ


trêu, dở khóc, dở cười. Khi miêu tả về nhân vật, Bulgacov xây dựng họ ở nhiều góc độ
đối lập nhau nhằm phơi bày được cái ác, cái xấu, cái hiện thực đầy cay đắng của xã hội để
thấy được những điều bất cập và nhận ra được cái chân thiện mĩ của cuộc sống. Về bối
cảnh của truyện hay các tình tiết cũng đều được Bulgacov xây dựng trong sự đan xen của
các biện pháp nghệ thuật.
Trái tim chó là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc bởi sự khéo léo trong việc kết hợp,
sử dụng các biện pháp nghệ thuật.

1.4. Các vấn đề lí luận
1.4.1. Giới thuyết về yếu tố hiện thực trong tiểu thuyết
Mác viết: “Vận động của tư duy chỉ là sự phản ánh của vận động hiện thực được di
chuyển vào và được sự cải tạo trong đầu óc của con người”. Kế thừa quan niệm của Mác,
Lênin viết: “Kết luận duy nhất của mọi người rút ra trong đời sống thực tiễn, kết luận mà
chủ nghĩa duy vật lấy làm cơ sở cho nhận thức luận của mình một cách tự giác là: có
những đối tượng, vật, vật thể, tồn tại ở ngoài chúng ta, không lệ thuộc vào chúng ta, và
cảm giác của chúng ta đều là hình ảnh của thế giới bên ngoài” [8; tr. 63]. Từ đó ta thấy
rằng: “Phản ánh luận Mác – Lênin đã khẳng định: bản chất của thế giới là vật chất, tồn
tại khách quan, độc lập với ý thức con người. Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có
sau, vật chất quyết định ý thức. Ý thức phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con
người” [1; tr. 45]. Điều đó cũng có nghĩa hiện thực là nguồn gốc của nhận thức, của ý
thức. Tuy nhiên, văn học cũng là một hình thái ý thức, một hình thức của nhận thức. Khi
đó, hiện thực đời sống sẽ là một mảnh đất màu mỡ để nuôi dưỡng và khơi nguồn cho mọi
sự sáng tạo văn học.
Để hiểu được hiện thực trong tiểu thuyết thì ta cần phải hiểu được nội hàm của “hiện

thực” bao gồm những gì. “Hiện thực” là bao gồm tất cả những gì tồn tại trong tự nhiên
và mọi mối quan hệ của chúng với nhau. Đó là thế giới tự nhiên bao quanh con người,
con người, môi trường xã hội, các quan điểm và học thuyết chính trị, xã hội, tư tưởng,
tình cảm… Đó là nội hàm của “hiện thực”. Thông qua nội hàm của “hiện thực”, ta thấy
rằng hiện thực đó là hiện thực khách quan nó tồn tại khách quan với ý thức của con người.


Trong văn học, hiện thực lại trở thành thuộc tính phản ánh. Bởi vì, văn học là một hình
thái ý thức nên nó không thể tách rời khỏi tư tưởng mà tư tưởng thì cũng bắt nguồn từ
thực tế. “Cho nên, xét đến cùng, bất kì một nền văn nghệ nào cũng hình thành trên một cơ
sở hiện thực nhất định. Bất kì một người nghệ sĩ nào cũng thoát thai từ một môi trường
sống nào đó. Bất kì một tác phẩm nào cũng là sự khúc xạ từ những vấn đề trong cuộc
sống” [8; tr. 63]. Nghĩa là người nghệ sĩ phải thoát thai từ một môi trường sống nào đó và
chính cái hiện thực cuộc sống đó được người nghệ sĩ nhận thức. Những nhận thức đó sẽ
phản ánh vào tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ. Mà văn học thì lại không thể tách khỏi
tư tưởng nên bất kì một tác phẩm văn học nào cũng là sự khúc xạ của hiện thực hay nói
cách khác văn học như mọi hình thái thuộc kiến trúc thượng tầng khác, nó phản ánh sự
tồn tại xã hội. Như trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán,
Lênin đã khẳng định: quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại là quan hệ
giữa cái được phản ánh và cái phản ánh “Cảm giác của chúng ta, ý thức của chúng ta
chẳng qua là hình ảnh của thế giới bên ngoài, vả chăng, rõ ràng là không có cái được
phản ánh thì không có sự phản ánh. Nhưng cái được phản ánh tồn tại độc lập với cái
phản ánh”. Qua đó ta thấy được rằng, “quan hệ giữa văn học và hiện thực là một biểu
hiện của quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa cái phản ánh và cái được phản ánh” [1; tr.
46].
Tiểu thuyết là một trong những thể loại của văn học nói chung. Là một thể loại có
dung lượng rất đồ sộ, nên bản thân thể loại này là một điều kiện thuận lợi trong việc phản
ánh hiện thực. Vì, dung lượng lớn không bị giới hạn nên nội dung truyền tải sẽ nhiều hơn
và phong phú hơn những thể loại khác. Mà mỗi tác phẩm là sự khúc xạ của hiện thực, nên
với dung lượng lớn thì những yếu tố hiện thực được khúc xạ trong nó cũng sẽ nhiều, đầy

đủ, phong phú và đa dạng hơn so với những thể loại khác. Từ đó, ta có thể khẳng định
rằng, tiểu thuyết cũng là một sự khúc xạ của hiện thực, phản ánh sự tồn tại của xã hội và
hơn thế sự phản ánh đó sẽ nhiều, đầy đủ và toàn diện hơn.

1.4.2. Giới thuyết về giá trị hiện thực trong tiểu thuyết
Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng khúc xạ từ những vấn đề trong đời sống, do
đó hiện thực trở thành thuộc tính tất yếu của văn học. Nhưng xét cho cùng đó cũng chỉ là


sự phản ánh hiện thực ở những khả năng hiểu biết, khám phá được bản chất hoặc những
khía cạnh bản chất của hiện thực. Tác phẩm văn học nào cũng có sự phản ánh nhưng
không đồng nhất với tác phẩm văn học nào cũng đem lại giá trị hiện thực. Bởi vì, chỉ khi
tác phẩm văn học phản ánh đúng đắn bản chất hay một vài khía cạnh bản chất hiện thực
thì tác phẩm đó mới có tác dụng nhận thức, mới đạt được giá trị hiện thực, cũng có nghĩa
là tác phẩm đó đạt được tính chân thật. Nói đến giá trị hiện thực của tác phẩm văn học là
nói đến việc đạt đến chân lí của đối tượng mà chân lí của đối tượng là sự nhận thức từ
phản ánh “chứ không phải chỉ dừng lại ở thuộc tính phản ánh chung, nó chính là vấn đề
phẩm chất, là chất lượng của sự phản ánh ấy” [8; tr. 65]. Vì vậy, tác phẩm văn học nào
cũng có sự phản ánh hiện thực nhưng không phải tác phẩm nào cũng đạt đến giá trị của
hiện thực.
Văn học không đơn thuần chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn biểu hiện thế
giới chủ quan của người sáng tác. Nghĩa là khi sáng tác người sáng tác phải lấy thực tế
làm gốc, thông qua những khía cạnh thực tế đó, họ muốn nói lên bản chất của từng khía
cạnh hiện thực và đồng thời cũng biểu hiện khát vọng của con người hoặc toàn bộ hế giới
chủ quan của con người: thế giới quan, cá tính, lí tưởng, ước mơ, tình cảm… Đó cũng
chính là phẩm chất hay giá trị của hiện thực. Khi đó tác phẩm sẽ đạt được giá trị toàn diện
của nó về cả ba mặt “chân”, “thiện”, “mĩ”.
Như vậy, “văn học không chỉ phản ánh hiện thế giới khách quan mà còn biểu hiện
toàn bộ thế giới chủ quan của nhà văn. Nếu cho tác phẩm văn học chỉ phản ánh hiện thực
khách quan thì đó là duy vật siêu hình. Nhưng nếu cho tác phẩm văn học chỉ thuần túy

biểu hiện tinh thần chủ quan thì lại là duy tâm. Theo phản ánh luận Mác – Lênin thì văn
học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Và đó là cách nhìn duy vật biện
chứng. Khách quan và chủ quan ở đây không hề là dấu cộng, mà là sự chuyển hóa lẫn
nhau. Cái chủ quan của nhà văn, xét cho cùng, cũng bắt nguồn từ khách quan…Nhưng
mặt khác, phải thấy rằng, cái khách quan tự nó không đi thẳng vào tác phẩm văn học mà
trước hết nó phải được chuyển hóa thành cái chủ quan” [8; tr. 71].
Bên cạnh đó, giá trị hiện thực không chỉ dừng lại ở nhận thức mà còn góp phần sáng
tạo ra thế giới khách quan. Nghĩa là nhận thức không đơn thuần chỉ là nhận thức mà nhằm
mục đích nhất định và nhận thức chính là đẩy mạnh việc sáng tạo thế giới theo chiều


×