Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Những biến đổi văn hóa trong phong tục cưới xin và tang ma của người sán dìu trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.16 KB, 31 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa “thống nhất trong đa dạng”. Nền
văn hóa đó là sự hội tụ các giá trị văn hóa của 54 dân tộc cùng sinh sống trên
lãnh thổ Việt Nam. Trong lịch sử hình thành và phát triển, mỗi dân tộc đều sáng
tạo ra các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng cho tộc người đó. Mỗi tộc
người có những giá trị văn hóa riêng, qua lịch sử, các giá trị văn hóa ấy trở
thành bản sắc văn hóa của từng tộc người, góp phần hình thành nền văn hóa
Việt Nam đa sắc thái.
Đặc trưng văn hóa là một trong 3 tiêu chí để xác định thành phần các dân
tộc ở Việt Nam. Như vậy, sự tồn tại của mỗi tộc người gắn liền với bản sắc văn
hóa. Khi các giá trị văn hóa của một dân tộc mất đi sẽ dần kéo theo sự biến mất
của dân tộc đó. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, vấn đề văn hóa các
dân tộc ngày càng được quan tâm. Một yêu cầu bức thiết đặt ra là hội nhập
không đồng nghĩa với hòa tan. Chúng ta hội nhập cùng xu thế chung của quốc tế
nhưng vẫn phải giữ được những giá trị dân tộc truyền thống. Giá trị dân tộc ấy
là bản sắc văn hóa. Và bản sắc văn hóa Việt Nam chính là các giá trị văn hóa
riêng của mỗi tộc người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam mà cụ thể là của dân
tộc Kinh và 53 dân tộc thiểu số còn lại. Việc tìm hiểu, nghiên cứu bản sắc văn
hóa Việt Nam không thể không gắn liền với vấn đề tìm hiểu bản sắc văn hóa
của từng tộc người riêng trong cộng đồng 54 dân tộc ở Việt Nam.
Đảng và Nhà nước ta cũng rất coi trọng đến vấn đề bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa của các dân tộc. Năm 1991, với “Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội”, Đảng đã xác định: tôn
trọng lợi ích truyền thống văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân
tộc, đồng thời kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mĩ, các di
sản văn hóa nghệ thuật của dân tộc.



Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, người Sán Dìu hay còn được
gọi là Sơn Dao Nhân (người Dao ở trên núi), tập trung sinh sống ở các tỉnh
Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái...
Đến Việt Nam và ở Thái Nguyên cách đây khoảng 3 thế kỷ, nhưng người Sán
Dìu trong quá trình sinh sống và lao động đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa
riêng cho tộc người mình, đồng thời có sự tiếp thu văn hóa của các tộc người
cộng cư, tạo nên một đặc trưng văn hóa truyền thống cho dân tộc mình.
Có thể khẳng định rằng các nghi lễ vòng đời là một trong những biểu hiện
sâu đậm về bản sắc văn hóa tộc người, đặc biệt là đời sống tâm linh, tâm lý và
phong tục tập quán của mỗi dân tộc. Đồng thời đây cũng là mảng văn hóa đặc
sắc được lưu giữ bền lâu và chậm biến đổi. Bởi chính trong bản thân trong các
nghi lễ vòng đời chứa đựng các giá trị nhân văn đầy sâu sắc. Điều này là nền
tảng cho sự hưng thịnh của văn hóa tộc người. Mỗi thành viên thuộc về tộc
người Sán Dìu, từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, đều trải qua các nghi lễ đời
người của tộc người mình. Chính những nghi thức được thực hiện gắn với chu
kỳ đời người của người Sán Dìu đó đã góp phần tạo nên những giá trị văn hóa
của dân tộc. Việc nghiên cứu các giá trị văn hóa của tộc người Sán Dìu không
thể bỏ qua những nghi lễ vòng đời người.
Các mốc quan trọng chính trong cuộc đời con người được trải qua các
nghi lễ cơ bản sau: cưới xin, sinh đẻ và tang ma. Đây là những dịp đánh dấu các
bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời con người. Nó tạo ra trong bản thân mỗi
người một sự phát triển phù hợp với quy luật của tự nhiên đồng thời cũng chịu
sự chi phối của các quy luật xã hội. Vấn đề tìm hiểu văn hóa tộc người Sán Dìu
nói chung và lý giải những biến đổi trong nghi lễ vòng đời người nói riêng còn
nhiều vấn đề cần được giải đáp.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài Những biến đổi văn
hóa trong phong tục cưới xin và tang ma của người Sán Dìu trên địa bàn


huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên làm đề tài nghiên cứu với hy vọng đưa ra

được những biến đổi sâu sắc trong phong tục cưới xin và tang ma của người Sán
Dìu nơi đây, góp phần tìm hiểu các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam nói riêng, làm nền tảng cho việc tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam nói
chung.
Với đề tài này, chúng tôi mong rằng sau khi hoàn thành, kết quả của công
trình sẽ đóng góp vào việc tìm hiểu văn hóa tộc người Sán Dìu cũng như văn
hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Từ đó có những chính sách bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa thể hiện qua phong tục cưới xin và tang ma trong
nghi lễ chu kỳ đời người người Sán Dìu trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên nói riêng và tộc người Sán Dìu nói chung.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, xu hướng tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa tộc
người đã, đang và rất được quan tâm. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 13% tổng số
dân cả nước nhưng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, mỗi dân tộc lại có một nền
văn hóa riêng, độc đáo, tạo nên một nền văn hóa chung, thống nhất trong đa
dạng - một nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tộc người Sán Dìu ở Việt Nam cũng là vấn đề được nhiều nhà nghiên
cứu dân tộc học và nhiều tác giả dày công nghiên cứu. Đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về người Sán Dìu, cả về sách báo cũng như các tạp chí:
Cuốn Người Sán Dìu ở Việt Nam của tác giả Ma Khánh Bằng, xuất bản
năm 1983 là một bức tranh toàn cảnh về người Sán Dìu ở Việt Nam. Tác giả đã
nghiên cứu và trình bày một cách khái quát tổng thể về dân tộc Sán Dìu: từ tên
gọi, lịch sử hình thành và phát triển đến cách tổ chức đời sống, văn hóa vật chất,
văn hóa tinh thần cùng các phong tục tập quán làm nên các giá trị văn hóa riêng
của tộc người Sán Dìu ở Việt Nam. Tác giả đã khẳng định tộc người Sán Dìu là


“Một tộc người với dân số ít, tiếp thu văn hóa của nhiều dân tộc khác, song vẫn

luôn ý thức được mình là một dân tộc”.
Tác giả Diệp Trung Bình với Phong tục và nghi lễ chu kỳ đời người của
người Sán Dìu ở Việt Nam (2005) đã mô tả một cách toàn diện các nghi lễ trong
chu kỳ đời người người Sán Dìu nói chung từ khi sinh ra đến khi mất đi. Đồng
thời tác giả cũng đã có những ý kiến đánh giá về giá trị văn hóa và những biến
đổi về văn hóa của tộc người Sán Dìu được thể hiện qua nghi lễ vòng đời người.
Trong Tri thức dân gian trong chu kỳ đời người Sán Dìu ở Việt Nam, nhà
xuất bản Văn hoá dân tộc, 2011, tác giả Diệp Trung Bình cũng đã giới thiệu
những đặc trưng văn hóa của tộc người Sán Dìu ở Việt Nam qua hệ thống
những tri thức dân gian của đồng bào liên quan đến sinh đẻ, nuôi dạy con cái và
sự trưởng thành, cưới xin, tang ma.
Diệp Thanh Bình cũng đã sưu tầm và biên dịch những làn điệu dân ca của
tộc người Sán Dìu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và những lời hát đối đáp
trong đám cưới. Tất cả được tập trung trong cuốn Dân ca Sán Dìu, nhà xuất bản
Văn hóa dân tộc, năm 1987.
Cuốn Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc) cũng trình bày
một cách khái quát nhất về bức tranh tộc người Sán Dìu ở Việt Nam. Các tác
giả đã giới thiệu những nét cơ bản về lịch sử tộc người, văn hóa mưu sinh, văn
hóa vật chất qua nhà ở, trang phục, ẩm thực và văn hóa tinh thần: cưới xin, ma
chay...
Ngô Văn Trụ và Nguyễn Xuân Cần (Chủ biên), Dân tộc Sán Dìu ở Bắc
Giang, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003. Cuốn sách là một bức tranh toàn
cảnh về người Sán Dìu ở Bắc Giang: Từ nguồn gốc, tên gọi, địa bàn cư trú…
đến các hoạt động kinh tế truyền thống, ẩm thực, trang phục truyền thống, các
phong tục nghi lễ liên quan đến chu kỳ đời người…


Tác giả Nguyễn Ngọc Thanh trong tác phẩm Văn hóa truyền thống dân
tộc Sán Dìu ở Tuyên Quang, xuất bản năm 2011 cũng trình bày một cách tổng
quan nhất từ lịch sử tộc người, địa bàn cư trú cùng những đặc trưng văn hóa của

tộc người này ở tỉnh Tuyên Quang.
Những công trình nghiên cứu trên đây cũng là một điều kiện về cơ sở lý
luận, tạo thuận lợi cho tác giả có một cái nhìn khách quan, có sự đối sánh trong
nghiên cứu những biến đổi văn hóa của người Sán Dìu ở Phú Bình – Thái
Nguyên qua phong tục cưới xin và tang ma.
Tác giả Nguyễn Thị Quế Loan cũng đã dày công nghiên cứu một khía
cạnh văn hóa của người Sán Dìu Thái Nguyên trong luận án tiến sĩ Tập quán ăn
uống của người Sán Dìu ở Thái Nguyên. Luận án đã trình bày về nguồn gốc
lương thực và thực phẩm truyền thống của người Sán Dìu ở Thái Nguyên, cách
chế biến các món ăn, đồ uống, đồ hút truyền thống, sự tiếp thu các món ăn, đồ
uống, đồ hút của các dân tộc khác, các yếu tố xã hội trong ăn uống, những biến
đổi trong tập quán ăn uống của người Sán Dìu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Cùng một vấn đề trên, tác giả Nguyễn Thị Quế Loan còn có bài viết Biến
đổi trong tập quán ăn uống của người Sán Dìu tỉnh Thái Nguyên trên Tạp chí
Dân tộc học, số 2, trang 13, năm 2008.
Lê Minh Chính cũng có công trình nghiên cứu về người Sán Dìu huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên dưới góc độ y học: Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ
Sán Dìu trong thời kỳ mang thai tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên và hiệu
quả của biện pháp can thiệp.
Trên tạp chí Dân tộc và thời đại, số 89, năm 2006, hai tác giả Đàm Thị
Uyên và Nguyễn Thị Hải có bài viết Tín ngưỡng trong cư trú của người Sán
Dìu ở Thái Nguyên. Bài báo đề cập đến vấn đề tổ chức xã hội và những quan
niệm tâm linh của đồng bào Sán Dìu trong tập quán cư trú.


Tạp chí Dân tộc và thời đại số 87, năm 2006 đăng tải bài viết của tác giả
Nguyễn Thị Mai với nội dung nghiên cứu là Lễ hội cầu mùa của người Sán Dìu.
Tác giả Chu Thái Sơn, nhà nghiên cứu dân tộc học, có cuốn Dân tộc Sán
Dìu theo chương trình “Sách Nhà nước tài trợ cho thiếu nhi các trường trung
học cơ sở miền núi - vùng sâu - vùng xa”, nhà xuất bản Kim Đồng, 2011. Tác

phẩm đã giới thiệu sơ lược lịch sử dân tộc, cuộc sống lao động, tập quán sinh
hoạt, phong tục cổ truyền, đời sống tâm linh và cuộc sống hiện nay của dân tộc
Sán Dìu ở Việt Nam.
Các công trình nêu trên đã phản ánh một bước tiến lớn trong lịch sử
nghiên cứu về văn hóa của người Sán Dìu nói chung; bước đầu hình thành
những kết quả nghiên cứu về tộc người Sán Dìu cả nước nói chung và người
Sán Dìu ở từng địa phương nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề tìm hiểu người Sán Dìu
ở Phú Bình – Thái Nguyên nói chung và đi sâu nghiên cứu những biến đổi văn
hóa trong phong tục tập quán cưới xin và tang ma nói riêng vẫn còn nhiều bỏ
ngỏ. Những công trình nghiên cứu trên đây là cơ sở để tôi đi sâu tìm hiểu, làm
sáng rõ hơn những biến đổi văn hóa trong phong tục cưới xin và tang ma của
người Sán Dìu ở Phú Bình – Thái Nguyên.
3.

Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn Những biến đổi văn hóa trong phong tục cưới xin và tang ma
của người Sán Dìu trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên được
thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu, nghiên cứu các giá trị văn hóa của tộc người
Sán Dìu trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên được biểu hiện qua một
số nghi lễ trong chu kỳ đời người. Trên cơ sở đó đề xuất một vài kiến nghị trong
việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Sán Dìu ở địa
bàn nghiên cứu nói riêng và tộc người Sán Dìu ở Việt Nam nói chung.


- Việc tìm hiểu phong tục cưới xin và nghi lễ tang ma liên quan đến các
quan niệm tâm linh, về vũ trụ và cuộc sống con người. Vì vậy, nghiên cứu
những biến đổi của dạng thức này là tiếp cận với các quan niệm về cưới xin và
tang ma của người Sán Dìu.
- Việc nghiên cứu những biến đổi phong tục cưới xin và tang ma trong

nghi lễ vòng đời hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần xây dựng
đời sống văn hóa ở cơ sở. Dựa vào đó, có những đề xuất nhằm phát huy giá trị
văn hóa truyền thống tốt đẹp và giảm thiểu những hủ tục lạc hậu còn tồn tại
trong đời sống tinh thần đồng bào Sán Dìu.
3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là những biến đổi cơ bản và những
nguyên nhân gây nên sự biến đổi trong phong tục cưới xin và tang ma của
người Sán Dìu huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên hiện nay, dựa trên cơ sở so
sánh với phong tục truyền thống trước đây. Qua đó, các giá trị văn hóa trong các
nghi lễ của dân tộc, các mối quan hệ giữa con người, giữa các thành viên trong
gia đình và cộng đồng được bộc lộ rõ.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, tập trung
nghiên cứu tại 2 xã có số lượng người Sán Dìu sinh sống đông nhất là Bàn Đạt
và Tân Khánh.
Về thời gian: đề tài nghiên cứu đặc trưng văn hóa trong phong tục cưới
xin và tang ma của người Sán Dìu trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên từ truyền thống đến hiện tại dưới cái nhìn đối sánh.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận


Đề tài thực hiện dựa trên cơ sở quan điểm duy vật lịch sử, duy vật biện
chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và về văn hóa dân tộc. Theo đó, đề tài
luôn xem xét và đánh giá các sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động liên
tục trong không gian và thời gian.
Đề tài cũng kế thừa thành tựu nghiên cứu, lý luận và phương pháp luận
của các nhà dân tộc học tại thực địa.
- Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là khảo sát điền dã dân tộc học, tiếp xúc
trực tiếp với các đối tượng thông qua phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm, đồng
thời quan sát, ghi chép, ghi hình, ghi âm ở 2 xã (Bàn Đạt và Tân Khánh) trong
huyện Phú Bình; nghiên cứu tài liệu văn bản; phương pháp liên ngành: dân tộc
học, văn hóa học, lịch sử, xã hội học, so sánh, đối chiếu…
- Nguồn tài liệu: Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tập hợp các tư liệu từ
các nguồn: khảo sát, điền dã dân tộc học; trao đổi với các nhà khoa học; tìm
hiểu các tài liệu, sách báo ấn phẩm về dân tộc Sán Dìu, các nghi lễ vòng đời của
dân tộc Sán Dìu và của các dân tộc khác ở Việt Nam.
5. Đóng góp của đề tài
- Góp thêm nguồn tư liệu điền dã mới, qua đó thấy được những thay đổi
rõ nét trong phong tục cưới xin và tang ma người Sán Dìu trên địa bàn huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên hiện nay so với truyền thống.
- Là đề tài nghiên cứu mang tính hệ thống, chi tiết về hai phong tục trong số
các nghi lễ vòng đời còn được duy trì và bảo tồn trong cộng đồng người Sán Dìu
trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và những biến đổi của mỗi nghi
lễ trong giai đoạn hiện nay.


- Góp phần nghiên cứu, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của
dân Sán Dìu ở Việt Nam nói chung và ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nói
riêng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho
việc hoạch định các chính sách xã hội, văn hóa giáo dục, trong đó ưu tiên cho
việc giữ gìn, bảo tồn các nghi lễ mang yếu tố tích cực, hạn chế những nghi lễ
mang tính chất tiêu cực, tốn kém về vấn đề vật chất, hạn chế về trình độ nhận
thức, gây cản trở sự phát triển xã hội. Điều này được gắn với việc xây dựng nếp
sống văn hóa mới của cộng đồng ở địa phương trong thời kì công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
6. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về tự nhiên và con người huyện Phú Bình –
tỉnh Thái Nguyên.
Chương 2: Truyền thống và biến đổi trong phong tục cưới xin và tang ma
của người Sán Dìu trên địa bàn huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị trong phong
tục cưới xin và tang ma của người Sán Dìu trên địa bàn huyện Phú Bình – tỉnh
Thái Nguyên.


NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỰ NHIÊN VÀ CON NGƯỜI HUYỆN
PHÚ BÌNH – TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý
Thời Lý, vùng đất huyện Phú Bình ngày nay có tên gọi là huyện Tư
Nông, thuộc châu Thái Nguyên. Thời Minh, thuộc phủ Thái Nguyên. Thời Lê,
thuộc Thái Nguyên thừa tuyên, Ninh Sóc thừa tuyên.
Đầu thế kỷ XX, Toàn quyền Đông Dương đổi tên huyện Tư Nông thành
phủ Phú Bình.
Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, phủ Phú Bình là một trong bảy phủ,
huyện, châu của tỉnh Thái Nguyên gồm 9 tổng, 46 xã, 7 thôn và 1 phường.
Ngày 25 tháng 3 năm 1948, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
ra Sắc lệnh 148/SL quy định bãi bỏ các danh từ phủ, châu, quận; cấp trên xã và
dưới cấp tỉnh thống nhất gọi là cấp huyện. Từ đó phủ Phú Bình gọi là huyện
Phú Bình1 [22, tr. 6].
Đến nay, huyện Phú Bình có 21 đơn vị hành chính, bao gồm 20 xã và 1
thị trấn (Tân Khánh, Hà Châu, Tân Hoà, Đồng Liên, Lương Phú, Dương Thành,
Tân Thành, Bảo Lý, Nhã Lộng, Tân Kim, Đào Xá, Tân Đức, Xuân Phương,

Thanh Ninh, Kha Sơn, Úc Kỳ, Bàn Đạt, Điềm Thuỵ, Nga My, Thượng Đình và
Thị trấn Hương Sơn) với 315 xóm và 4 tổ dân phố. Trong đó có 7 xã được xếp
vào diện xã miền núi.

1 Ngày 1/7/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 268 SL thành lập khu tự trị Việt Bắc, huyện Phú Bình
được tách khỏi tỉnh Thái Nguyên, sát nhập vào Bắc Giang, sau gần 1 năm, ngày 15/6/1957, Chủ tịch Hồ Chí
Minh ký quyết định trả huyện Phú Bình về tỉnh Thái Nguyên.


Huyện Phú Bình có toạ độ địa lý là: 21o23' - 21o35' vĩ Bắc; 105o51' 106o02' kinh Đông.
Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Đồng Hỷ.
Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Phổ Yên và Thành phố Thái Nguyên.
Phía Đông giáp huyện Yên Thế (Bắc Giang).
Phía Nam giáp huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang).
Phú Bình là địa đầu phía Nam tỉnh Thái Nguyên. Phú Bình không xa
thành phố Thái Nguyên (trung tâm huyện lỵ cách Thành phố Thái Nguyên 28
km), Khu công nghiệp Gang thép, thủ đô Hà Nội, lại liền đường giao thông nên
việc tiếp cận kinh tế thị trường, giao lưu kinh tế, xã hội giữa Phú Bình với Thái
Nguyên, Hà Nội khá nhanh nhạy. Đó là cơ sở, là thế mạnh để Phú Bình tiến
nhanh, tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế
kỷ XXI.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Tổng quỹ đất của huyện là 249,36 km 2, trong đó diện tích đất dùng cho
nông nghiệp là lớn nhất: 13.845,93 ha chiếm tỷ trọng 55,52% diện tích tự nhiên
[30, tr.1].
- Địa hình: Có độ dốc giảm dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, với độ
dốc khoảng 0,04%, độ chênh cao trung bình là 14m, thấp nhất là 10m (xã
Dương Thành), đỉnh cao nhất là đỉnh đèo Bóp xã Tân Kim với độ cao là 250m
so với mực nước biển.
Nhìn chung, địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, vùng đồi núi chủ

yếu là đồi bát úp thoải và thấp có độ cao dưới 100m. Diện tích có độ dốc nhỏ
hơn 8o chiếm đa số (chiếm 67,56% tổng diện tích tự nhiên). Đây là điều kiện tự


nhiên thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất cây lương
thực.
- Khí hậu, thuỷ văn: Do nằm ở Bắc chí tuyến, trong vành đai Bắc bán cầu
nên khí hậu của huyện mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa (Thuộc
vùng khí hậu nóng của tỉnh). Khí hậu mang đặc điểm của khí hậu trung du miền
núi Bắc Bộ lại thuộc vùng Đông Bắc nên gió mùa dễ dàng xâm nhập.
+ Nhiệt độ trung bình năm: 23,1o - 24,4oC. Nhiệt độ chênh lệch giữa
tháng nóng nhất với tháng lạnh nhất là 13,7oC.
+ Lượng mưa trung bình năm 2000 - 5000 mm, lượng mưa cao nhất vào
tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.
+ Tổng số giờ nắng trong năm dao động 1.206 - 1.570 giờ
+ Độ ẩm trung bình năm: 81 - 82%
+ Gió: Mùa hè có gió Đông Nam thịnh hành. Mùa đông có gió Đông Bắc
nên thời tiết lạnh, khô. Vì thế sản xuất gặp không ít khó khăn.
Phú Bình là một huyện thuộc vùng khí hậu ấm của tỉnh thuận lợi cho sản
xuất nông, lâm nghiệp và đời sống cư dân, thuận lợi cho việc phát triển một hệ
sinh thái đa dạng bền vững nói chung và ngành nông lâm nghiệp nói riêng.
- Sông ngòi: Huyện Phú Bình có 2 con sông và 3 dòng suối chảy qua nên
nguồn nước ở đây khá phong phú.
Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ huyện Chợ
Đồn của tỉnh Bắc Kạn chảy qua Bạch Thông, Phú Lương, Võ Nhai rồi vòng
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam về thành phố Thái Nguyên, trôi về Phú Bình,
Phổ Yên và chạy vào địa phận tỉnh Bắc Giang. Đoạn sông Cầu chảy qua huyện
Phú Bình có chiều dài 29 km, chảy từ đập Thác Huống (xã Đồng Liên) qua 9
xã, rồi đổ về Chã (Huyện Phổ Yên). Lòng sông rộng trung bình khoảng 120 m.



Đây là điều kiện thuận lợi cho giao thông đường sông và cung ứng nước tưới
tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
Sông Đào (Còn gọi là sông Máng) bắt nguồn từ đập Thác Huống (xã
Đồng Liên) chảy qua địa phận 9 xã và đổ về sông Thương (Bắc Giang) với
chiều dài 31 km. Đây là con sông nằm trong hệ thống đại thuỷ nông, hàng năm
cung cấp nước tưới cho 1.800 ha ruộng của Phú Bình và hàng ngàn ha ruộng
của các huyện Hiệp Hoà, Tân Yên, Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang.
Phú Bình còn có 3 dòng suối chính bắt nguồn từ phía Đông Bắc của
huyện chảy qua các xã Bàn Đạt, Đào Xá, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành đổ
vào sông Cầu.
Với hệ thống sông ngòi như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp của huyện.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Kinh tế
Nhân dân Phú Bình sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Diện
tích đất nông nghiệp là 13.845,93 ha, trong đó, có 10.085,14 ha đất trồng cây
hàng năm, 2.296,55 ha đất vườn tạp, 1.060,43 ha đất trồng cây lâu năm [32, tr.1,
2]. Với tiềm năng đất đai như vậy, nhân dân cần cù lao động, giàu kinh nghiệm
sản xuất, Phú Bình có điều kiện phát triển nông nghiệp. Ngoài việc cấy trồng
lương thực, rau màu, Phú Bình còn có 400,8 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.
Sản xuất nông nghiệp tuy còn khó khăn, phụ thuộc vào thiên nhiên nhưng
từ xưa đến nay, Phú Bình vẫn được coi là vựa lúa, kho người, kho của ở Thái
Nguyên.


Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, Phú Bình cũng có nhiều nghề thủ công.
Đáng chú ý là nghề làm đồ gốm ở Lang Tạ, nghề đan lát đồ mây tre đều có rải
rác ở các thôn xã (xã Thượng Đình, Điềm Thụy)...
Do vị trí địa lý, giao thông thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa, đặc biệt

thuận tiện trong cung cấp lương thực, thực phẩm cho thị trường Thái Nguyên,
Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội nên buôn bán ở Phú Bình có vị trí đáng kể.
Huyện Phú Bình còn có một số chợ lớn nằm sát đường giao thông, đó chính là
những cầu giao lưu hàng hóa với các vùng xung quanh, như Chợ Đồn, Chợ Cầu,
chợ Tân Đức, Chợ Hanh. Thị trấn Hương Sơn ngày càng được mở rộng, dân cư
hội tụ về đây làm ăn buôn bán ngày một sầm uất.
Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Phú Bình thực hiện công cuộc đổi mới
do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo (1986) qua các kỳ Đại hội
Đảng bộ huyện (Từ Đại hội XIX năm 1986 đến Đại hội lần thứ XXIV giai đoạn
2005- 2010) đã thu được nhiều kết quả trên mọi lĩnh vực và từng bước phát huy
được tiềm năng của địa phương. Năm 2011, chính quyền và nhân dân huyện
Phú Bình phải đối mặt với những thách thức trong bối cảnh khó khăn chung của
cả nước, nhưng việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện đã
đạt được những thành tựu đáng kể sau:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn ước đạt 11,5%.
Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 13 triệu đồng/người/năm.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2011 tăng 3,9%, trong đó
giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng 5,2% (Do được mùa cả 2 vụ lúa, là năm có
năng suất lúa cao nhất từ trước tới nay, các cây trồng khác tương đối ổn định và
thuận lợi). Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt. Sản lượng lương thực
có hạt 75.877 tấn, tăng 3,7% so với năm 2010.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 48,5 tỷ đồng.


Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (theo giá cố định năm
1994) ước đạt 75 tỷ đồng.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 17.000 tấn, tăng 6,25% so với năm
2010.
Diện tích trồng rừng toàn huyện đạt 351 ha, tăng 56,5% so với năm 2010.
Giá trị sản phẩm/1ha đất nông nghiệp trồng trọt (theo giá thực tế) ước đạt

67 triệu đồng, tăng 9 triệu đồng so với kế hoạch.
Tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 25%.
* Xã hội
Theo kết quả sơ bộ cuộc Tổng điều tra Dân số của huyện tính đến ngày
01- 4 - 2009 dân số huyện Phú Bình là 133.322 người, 34.963 hộ. Trong đó:
Dân số khu vực nông thôn là 125.887 người, dân số thành thị là 7.435 người.
Mật độ dân số trung bình là 556 người/km 2 đứng thứ 2 sau Thành phố Thái
Nguyên.
Ngoài tiềm năng về đất đai và tài nguyên, tiềm năng về lao động là điểm
đáng chú ý của Phú Bình.
Trong năm đã tạo việc làm mới cho 3.100 lao động, bằng 103% chỉ tiêu
kế hoạch năm, trong đó đi lao động có thời hạn tại nước ngoài 130 người, bằng
108,3% kế hoạch năm; Trung tâm dạy nghề huyện đã đào tạo và liên kết đào tạo
nghề cho trên 702 người, bằng 140% kế hoạch năm, trong đó 96,8% lao động có
việc làm ngay sau đào tạo.
Giảm tỷ suất sinh thô trên địa bàn ước đạt 0,3 0/oo, vượt 0,10/oo so với kế
hoạch.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn 5,07%, vượt 2,07% so với kế hoạch.


Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc được cải thiện rõ
rệt, nhiều chính sách xã hội hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, vùng
khó khăn được chú trọng thực hiện. Các chính sách của Đảng và Nhà nước
được triển khai đồng bộ, kịp thời, có hiệu quả.
Toàn huyện có 21 trường Mầm non, 21 trường Tiểu học và 21 trường
Trung học cơ sở, 03 trường Trung học phổ thông, 01 Trung tâm giáo dục
thường xuyên, 01 Trung tâm hướng nghiệp, 01 Trung tâm dạy nghề và các xã,
thị trấn đều có Trung tâm học tập cộng đồng, đến nay huyện đã hoàn thành công
tác xoá mù chữ, hoàn thành công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, toàn
huyện có 25 trường học đạt Chuẩn Quốc gia. Cơ sở vật chất của các trường phổ

thông trên địa bàn cơ bàn đã được xây dựng kiên cố.
Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân: Bệnh viện huyện đang tiếp
tục được đầu tư cơ sở vật chất; 100% các trạm y tế cấp xã có bác sỹ, cơ sở vật
chất, y dụng cụ được tăng cường; đội ngũ cộng tác viên Dân số - kế hoạch hoá
gia đình và cán bộ y tế thôn bản được bố trí ở hầu hết các xóm, tổ dân phố. Do
đó, cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.
Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 21,4%.
Tỷ lệ số hộ dân cư ở nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt
75%.
Đảm bảo an ninh trật tự xã hội và công tác quân sự địa phương, hoàn
thành 100% các chỉ tiêu đề ra.
Cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông được quan tâm đầu tư, dự án cải tạo
nâng cấp Quốc lộ 37 đã hoàn thành, các tuyến đường liên xã được đầu tư mở
rộng và nhựa hoá: Tuyến đường Cầu Mây - Tân Kim - Tân Khánh, Cầu Mây Đồng Liên, tuyến đường Úc Sơn - Tân Thành - Hợp Tiến và có nhiều tuyến
đường đang được thi công và chuẩn bị đầu tư xây dựng. Cơ sở vật chất trường,


lớp học, bệnh viện, trạm xá tiếp tục được quan tâm đầu tư. 100% số xóm có
điện lưới quốc gia để sử dụng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Đây
là điều kiện thuận lợi để khơi dậy tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy kinh tế của các
xã miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và phát triển.
Hệ thống giao thông trên địa bàn Phú Bình tương đối dày đặc. Quốc lộ 37
từ thành phố Thái Nguyên chạy qua suốt chiều dài của huyện đến thị xã Bắc
Giang. Quốc lộ 38 từ Điềm Thụy qua Hà Châu, Kha Sơn đi Nhã Nam (Bắc
Giang). Ngoài 2 tuyến quốc lộ trên, Phú Bình còn có 120 km đường liên xã, 198
km đường liên thôn, đảm bảo cho xe ô tô đi lại thuận tiện đến các thôn, xã trong
huyện.
Tình hình an ninh - trật tự: Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội trên địa bàn huyện luôn ổn định, nhân dân các dân tộc thiểu số trong huyện
tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền. Các xã Tân

Khánh, Tân Hoà, Tân Kim, Tân Khánh, Bàn Đạt, Đồng Liên trong những năm
qua luôn làm tốt công tác an ninh trật tự vùng giáp ranh.
1.3. Người Sán Dìu trên địa bàn huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên
1.3.1. Tộc danh, nguồn gốc lịch sử, dân số
Ở Việt Nam, dân tộc Sán Dìu là một trong những dân tộc thiểu số có số
dân ít phân bố chủ yếu ở miền Bắc nước ta: Với khoảng 4 vạn người, cư trú ven
các triền núi thấp, trên các gò đồi thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc
Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang,
Tuyên Quang và một bộ phận ở Thanh Hoá [4, tr 87].
Người Sán Dìu tự nhận là Sán Déo Nhín, âm Hán Việt là “Sơn Dao
Nhân”, tức là người Dao ở trên núi hay người Sán Dìu. Còn các tộc người khác
căn cứ vào những đặc điểm như cách ăn mặc, loại hình nhà ở... mà gọi người
Sán Dìu bằng nhiều tên gọi khác nhau: Mán quần cộc, Trại cộc, Mán váy xẻ,
Trại đất...


Đến tháng 3 năm 1960, Tổng cục thống kê Trung ương mới khẳng định
tên Sán Dìu. Và cũng từ đó, Sán Dìu trở thành tên gọi chính thức được ghi trong
các văn bản Nhà nước. Đến nay, tên Sán Dìu đã phổ biến trong toàn quốc.
Lai lịch của người Sán Dìu còn chưa được làm sáng rõ, vì rằng chúng ta
chưa có một cứ liệu lịch sử có thể tin cậy được mà chỉ là phỏng đoán.
Để nói về nguồn gốc của mình, đồng bào Sán Dìu ở huyện Phú Bình,
Thái Nguyên cũng có huyền thoại “Truyện Vua Cóc”. Huyền thoại này được lưu
truyền rộng rãi trong nhân dân. Do ách áp bức tàn bạo của phong kiến Trung
Quốc (từ cuối đời nhà Minh đến đầu nhà Thanh vào khoảng thế kỷ XVII), dân
tộc Sán Dìu bị tan nát nhà cửa, số người sống sót ít ỏi tập hợp lại, di cư đến các
nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Tuy không xác định được nguồn gốc của mình nhưng người Sán Dìu luôn
có ý thức dân tộc với cái tên tự nhận là Sán Dìu. Quá trình phiêu bạt trên đất
nước ta như thế nào thì không ai còn nhớ tường tận, mà chỉ còn đọng lại trong

kí ức của họ nỗi bi thảm và hãi hùng. Nhưng quá trình vào chung sống với các
dân tộc ở Việt Nam thì đồng bào còn nhớ rõ.
Trong tác phẩm "Người Sán Dìu ở Việt Nam" của Ma Khánh Bằng có viết
"Vào Việt Nam, người Sán Dìu đã vượt dãy Hoàng Chúc Cao Sơn tới Hà Cối,
Tiên Yên rồi toả đi các nơi. Một bộ phận đã dọc theo bờ biển đến Đầm Hà, Móng
Cái, Hoành Bồ, Mạo Khê, Đông Triều và một số nhỏ đi sang Chí Linh (Hải
Dương). Còn phần lớn đã theo dãy Yên Tử để vào Lục Nam, Lục Ngạn, Lạng
Giang, Yên Thế (Bắc Giang) rồi lại từ đó chuyển lên Vĩnh Yên, Phúc Yên (Vĩnh
Phúc), Tuyên Quang (Hà Tuyên), Thái Nguyên (Bắc Thái). Như vậy người Sán
Dìu đã cư trú trên suốt một dải bán sơn địa rộng lớn từ tả ngạn sông Hồng trở về
phía Đông. Ngoài những cư dân sống tập trung trong một số xã thuộc các huyện
Bắc Giang cũ, đại bộ phận còn lại sống bao quanh phía Đông - Nam và Đông Bắc dãy Tam Đảo, thuộc phần đất các tỉnh Vĩnh Phú, Hà Tuyên và Bắc Thái
ngày nay" [2, tr 17].
Phú Bình là huyện tập trung nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống:
người Hoa, Tày, Nùng, Sán Chay, Dao, Hmông... Dân số của huyện Phú Bình,


tỉnh Thái Nguyên theo tổng điều tra dân số 01/04/2009 là 134.150 người, trong
đó người Sán Dìu là 3.115 người, chiếm 2.3% dân số toàn huyện2.
Bảng 1.1: Dân số huyện Phú Bình chia theo dân tộc, giới tính và khu
vực thành thị, nông thôn

Dân tộc

Tổng số
Tổng

%

Thành thị


Nam

Nữ

Tổng

Na

số

m

số
Tổng số

Nông thôn
Nữ

13415

66

67

7

3

3


0

259

892

394

617

777

Tổng số

Nam

126 756 62

Nữ

64 114

642

Chia ra
1.Kinh

12418


92.5

61

62

7

3

3

116 980 57

59 303

2

7

208

974

202

531

671


2.Tày

1804

1.34

962

842

61

33

28

1 743

929

3.Nùng

4594

3.42

2 361

2 233 108


44

64

4 486

2 317 2 169

4.Sán Dìu

3115

2.32

1 521

1 594 7

1

6

3 108

1 520 1 588

5.Sán Chay 19

0.01


3

16

2

0

2

17

3

14

6.Dao

103

0.08

29

74

3

1


2

100

28

72

7.Hmông

24

0.02

15

9

0

0

0

24

15

9


8.Hoa

207

0.15

123

84

0

0

0

207

123

84

102

0.08

37

65


11

7

4

91

30

61

677
814

(Hán)
9.Các dân
tộc khác
Nguồn: [27, tr.119]
Người Sán Dìu ở Phú Bình, Thái Nguyên có mặt ở hầu hết các xã nhưng
tập trung chủ yếu ở hai xã Bàn Đạt và Tân Khánh, chiếm lần lượt là 81% và
2 Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Thái Nguyên năm 2009


11.7% so với tổng số người Sán Dìu toàn huyện. Tuy có sự phân bố dân cư rải
rác ở các xã trong huyện nhưng văn hóa của người Sán Dìu ở Phú Bình là thống
nhất. Vì vậy, đề tài chúng tôi được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu thực tế
tại hai địa bàn người Sán Dìu tập trung đông nhất trong cả huyện nhằm khái
quát những nét văn hóa được thực hành trong hai nghi lễ cưới xin và tang ma
hiện nay trong thế đối sánh với phong tục truyền thống, từ đó tìm ra nguyên

nhân dẫn đến những biến đổi trong việc thực hành hai phong tục ấy hiện nay
của đồng bào.
Bảng 1.2: Dân số người Sán Dìu ở huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên

STT

Tên xã

Tổng số hộ
(hộ)

Tổng số
khẩu

Dân số Sán
Dìu

(người)

(người)

Tỉ lệ người Sán D
(%)

1

Đồng Liên

1104


4569

32

2

Bàn Đạt

1431

6194

2224

81

3

Tân Khánh

1789

7372

322

11.7

4


Tân Kim

1774

7646

21

5

Tân Thành

1293

5472

5

6

Tân Hoà

1962

8289

8

7


Tân Đức

2065

8651

11

8

Úc kỳ

1318

5586

27

9

Xuân Phương

1835

7761

3

10


Kha Sơn

2049

7747

4

11

Lương Phú

1078

4001

9

12

Bảo Lý

1575

6540

33


13


Điềm Thụy

1924

7215

6

14

Dương Thành

1614

6549

7

15

Nhã Lộng

1792

7432

1

16


Thanh Ninh

1235

4410

6

17

Hà Châu

1358

2538

2

18

Thượng Đình

2104

8509

6

19


Nga My

2330

9672

3

20

TT Hương
Sơn

2170

7751

7

21

Đào Xá

1,433

5,198

8


Tổng cộng

35.233

139.102

2.745

Nguồn: Kết quả tổng hợp phiếu điều tra dân tộc thiểu số huyện Phú Bình
của UBND huyện Phú Bình, Phòng dân tộc, năm 2011.
1.3.2. Tổ chức xã hội
Quan hệ làng bản:
Ở huyện Phú Bình, làng bản người Sán Dìu được lập ở những bãi đất
bằng phẳng, những thung lũng nhỏ hoặc chân những quả đồi thấp và chú ý đến
các tiêu chí nhất định sau:
Thứ nhất là phải tựa lưng vào đồi núi hoặc các dải đất cao, phía trước
thoáng đãng, bằng phẳng. Với người Sán Dìu, ngoài sự lựa chọn mang tính tự
nhiên, còn có ảnh hưởng của thuật phong thủy Trung Hoa. Sinh sống ở vùng
Trung châu - bán sơn địa, dựa lưng vào đồi núi và nhìn ra thung lũng họ vừa có
thể khai khẩn ruộng nước vừa có thể làm nương rẫy và tận dụng được các
nguồn lợi tự nhiên do rừng mang lại. Còn theo thuật phong thủy, người ta tin
rằng mỗi thôn làng, cũng như mỗi ngôi nhà, ít nhất cũng đều cần có điểm tựa để
gối (chẩm). Trong trường hợp hai bên có “tay ngai”, phía trước có “án” (cũng


đều là những trái núi), thì được coi là “đắc địa”, thôn làng có thể “ăn nên làm
ra”.
Thứ hai là phải gần các nguồn nước tự nhiên (Sông suối, ngòi lạch, ao
đầm, thuận tiện cho việc sản xuất và sinh hoạt. Xưa kia, người Sán Dìu không
đào giếng, vì vậy sông suối, ngòi lạch, ao đầm cũng chính là nguồn cung cấp

nước sinh hoạt cho cộng đồng thôn xóm. Chính vì vai trò quan trọng ấy, trong
tất cả các thôn xóm của người Sán Dìu đều có những quy ước chặt chẽ để bảo
vệ nguồn nước. Mặt khác, do ảnh hưởng của thuật phong thuỷ và tín ngưỡng
dân gian, người dân thường linh thiêng hoá các nguồn nước của mình và gắn
cho nó những huyền tích kỳ bí.
Thôn làng của người Sán Dìu là loại hình công xã nông thôn, lấy quan hệ
láng giềng làm cơ sở chủ đạo. Mỗi thôn làng đều bao gồm các thành viên thuộc
nhiều dòng họ cùng chung sống. Đó là những tổ chức tông tộc cổ truyền, huyết
thống sinh theo dòng cha, con cái sau khi sinh theo họ bố. Do đó quan hệ anh
em tương đối gần, cùng với tính cấu kết cộng đồng, sự tương thân tương ái
trong cùng thôn làng, là nguyên tắc bắt buộc. Đồng bào thường nói “Slan Déo
loỏng si” nghĩa là người Sán Dìu ít ỏi, phải đùm bọc quý mến nhau. Trong các
thôn làng, nhà cửa được bố trí theo kiểu mật tập, mỗi gia đình đều có khuôn
viên riêng, ranh giới xác định rõ ràng. Trước kia, mỗi xóm người Sán Dìu tập
trung khoảng 50 nóc nhà. Hiện nay, mật độ cư trú của đồng bào cao hơn rất
nhiều, lên đến khoảng 100 hộ trong mỗi xóm.
Quan hệ dòng họ:
Người Sán Dìu rất coi trọng vấn đề dòng họ. Ở Phú Bình, Thái Nguyên,
trong một làng có nhiều dòng họ cùng sinh sống: Hoàng, Vi, Ân, Tô, Trương,
Dương, Đỗ, Hà, Lưu, Phạm, Viêm, Đào, Lý, Trần, Ninh, Từ, Lê, Diệp, Tạ…
Mỗi họ có hệ thống tên đệm riêng. Họ cho rằng trước kia mỗi dòng họ
cùng cư trú trong một khu vực, cùng thờ một ông tổ chung. Nhưng do biến động


của lịch sử, nên họ phải chuyển đi các nơi khác nhau. Khi gặp nhau, nếu cùng
họ và tên đệm thì nhận nhau anh em, căn cứ vào hệ thống tên đệm mà phân thứ
bậc. Song cách xưng hô trong họ hàng lại theo tuổi tác. Ai nhìn thấy mặt trời
trước thì người đó làm anh chị.
Nếu như ở một số dân tộc, vai trò của người trưởng họ được đề cao thì ở
người Sán Dìu, tộc trưởng không có vai trò gì quan trọng. Tuy nhiên, đôi khi,

người trong họ cũng mời tộc trưởng đến chủ trì các nghi lễ trong ma chay, cưới
xin và hãn hữu lắm cũng có người mời tộc trưởng đến để chứng kiến việc chia
tài sản cho con cái [17, tr.23].
Trong quan hệ hôn nhân của người Sán Dìu, đồng bào đặc biệt coi trọng
nguyên tắc ngoại tộc hôn, người trong họ không được phép lấy nhau. Do đó,
vấn đề dòng họ luôn được người Sán Dìu chú trọng và dạy bảo con cháu mình.
Quan hệ gia đình:
Từ trước Cách Mạng tháng Tám, người Sán Dìu đã chuyển sang chế độ
gia đình nhỏ phụ hệ, song tinh thần gia tộc vẫn tồn tại mạnh mẽ. Người tộc
trưởng của người Sán Dìu không có uy quyền trong dòng họ. Tuy nhiên người
trong họ vẫn mời tộc trưởng đến chủ trì trong các nghi lễ tang ma. Trong gia
đình, người cha hoặc người chồng có quyền định đoạt mọi việc. Người con trai
trưởng được tôn trọng gần ngang với người bố. Chỉ có những người con trai
mới có quyền thừa hưởng tài sản của cha mẹ. Giữa bố chồng và con dâu, anh
chồng và em dâu có sự cấm kỵ rất nghiêm ngặt. Con dâu muốn đưa con cho bố
chồng hoặc anh chồng bế hộ cũng không được đưa trực tiếp mà phải đặt bé
xuống giường rồi bố hoặc anh chồng mới bế. Bố chồng và anh chồng cũng
không bao giờ được vào buồng con dâu, kể cả khi con dâu không có mặt trong
buồng. Địa vị người con gái trong gia đình thấp kém, không có quyền thừa kế
tài sản cha mẹ, trừ trường hợp gia đình không có con trai, con gái lấy chồng và
ở rể thì mới được hưởng của cha mẹ. Hôn nhân người Sán Dìu là chế độ một vợ


một chồng. Nhưng vì trọng nam khinh nữ nên nếu không có con trai hoặc không
có con người chồng thường lấy thêm vợ lẽ.
1.3.3. Văn hóa mưu sinh
Có thể nói, cũng như các dân tộc khác cư trú trên địa bàn huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên, cộng đồng người Sán Dìu đã biết dựa vào thiên nhiên,
khai thác tự nhiên để duy trì cuộc sống và phát triển cộng đồng của mình. Địa
hình, khí hậu, đất đai, chế độ mưa nắng, thuỷ văn… của vùng miền núi trung

du, các hoạt động mưu sinh của họ có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó
khăn thách thức. Trong hoàn cảnh sống như vậy, với những tập quán mưu sinh
cổ truyền, họ đã tạo dựng cuộc sống ổn định, mặc dù chưa hẳn tất cả đã là ấm
no. Trải qua hàng trăm năm sinh sống, người Sán Dìu huyện Phú Bình đã rút ra
được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, thể hiện ở chu kỳ sản xuất hàng năm
của họ, xây dựng một đời sống kinh tế mang dấu ấn của vùng núi trung du,
nhưng cũng đậm dấu ấn truyền thống tộc người nơi đây.
Về trồng trọt: Cũng giống như các dân tộc khác, trồng trọt là hình thức
đem lại nguồn lương thực chủ yếu, nhằm phục vụ các bữa ăn hàng ngày, thức
ăn để chăn nuôi, nguyên liệu dùng trong các ngành nghề khác như dệt may,
nhuộm vải… Người Sán Dìu sử dụng nhiều loại cây trồng giống các tộc người
láng giềng như: Lúa (vó), Hoa màu: Ngô (Mạc), khoai lang (hông dzi), khoai sọ
(xí hủ), sắn trắng (pạc mộc suy), sắn đỏ (hông mộc suy); cây lấy rau: Bầu, bí,
rền, cải, cà ghém – khê, hành - sổng, tỏi – tôn…; Cây nguyên liệu: Mía, chè,
bông, chàm, chẩu, hồi, mây, tre, cọ…; Cây ăn quả: Nhãn, Mít, Cam, Quýt…
thích hợp trồng, canh tác trên các loại đất khác nhau trên địa bàn phù hợp với
từng mùa vụ nhất định.
Huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên thuộc vùng trung du với địa hình
tương đối ổn định về mặt kiến tạo. Song vùng đất này có lịch sử khai phá lâu
đời nên lớp phủ thực vật tự nhiên, đặc biệt là rừng bị hủy hoại nghiêm trọng, đất


đai cằn cỗi, bị xói mòn, nhiều nơi còn trơ sỏi đá, không một chút màu xanh.
Người Sán Dìu đã phải áp dụng chế độ xen canh, tăng vụ tương đối triệt để. Tập
quán luân canh, xen canh của người Sán Dìu là cả một kho tàng tri thức quý báu
về giải pháp đất trồng của họ. Công cụ làm ruộng của người Sán Dìu đa dạng và
phong phú gồm cày chìa vôi (lái cợc/ láy) chắc và nhẹ, phù hợp với chân ruộng
bậc thang và trên nương dốc. Bừa có bừa một, bừa đôi, bừa bàn. Người Sán Dìu
có nhiều loại cuốc, cào với kích thước to nhỏ khác nhau được dùng vào những
công việc nhất định. Cái cào bàn là một công cụ rất tiện trong vun luống, năng

suất gấp nhiều lần vun bằng cuốc. Để cắt, gặt lúa họ có vằng (vố lém) và hái
nhắt, gần đây có thêm liềm. Ngoài ra còn có trục làm đất (môc lôc), xẻng, dao
quắm, xe quệt, gầu tát nước…
Về chăn nuôi: Chăn nuôi của người Sán Dìu khá phát triển. Trong truyền
thống, họ chăn nuôi chủ yếu để nhằm đáp ứng nhu cầu về sức kéo, thực phẩm
cho các cuộc ma chay, cưới hỏi, tế lễ… thì ngày nay, chăn nuôi đã phần nào
chuyển dần sang mục đích hàng hoá. Tỷ trọng thu nhập từ chăn nuôi ở các gia
đình Sán Dìu ngày càng tăng dần. Để thực hiện mục đích đó, phương thức chăn
nuôi theo kiểu bỏ dài, thả rông xưa kia đã dần được thay thế bằng việc chăn
nuôi có quy hoạch, chuồng trại, cho ăn đầy đủ, và áp dụng các biện pháp phòng
chống bệnh dịch cần thiết.
Về thủ công gia đình: Sán Dìu là tộc người có truyền thống làm sợi, dệt
vải, làm cao chàm, rèn, làm giấy, đan lát, làm đồ mộc…Các sản phẩm thủ công
chủ yếu phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong gia đình, đôi khi được đem đi để
trao đổi hàng lấy hàng hoặc mua bán trong vùng.
1.3.3. Văn hóa vật chất
Ẩm thực: Ẩm thực của người Sán Dìu về cơ bản vẫn dựa trên cơ sở của
nền văn minh thực vật. Hàng ngày, người Sán Dìu chủ yếu ăn cơm tẻ, rau luộc,
rau xào, canh. Thông thường các dân tộc ăn cơm là chính, nhưng với người Sán


×