Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Thực trạng và đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199 KB, 18 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Mục lục
Trang
Lời mở đầu......................................................................................................2
A. Cơ sở lý luận..............................................................................................3
I, Khái niệm, đặc điểm, vai trò của kinh tế tư nhân........................................3
1.Quan niệm về kinh tế tư nhân......................................................................3
2. Bản chất, đặc điểm của khu vực kinh tế tư nhân.........................................3
2.1.Bản chất của kinh tế tư nhân.....................................................................4
2.2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân...................................................................5
2.3. Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện
nay...................................................................................................................5
3.Các hình thức biểu hiện của kinh tế tư nhân ở nước ta................................6
3.1. Hình thức kinh doanh cá thể, tiểu chủ......................................................6
3.2. Các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN.................................6
B. Thực trạng và đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân................................6
1. Thực trạng kinh tế tư nhân ở Việt Nam......................................................6
2. Vai trò của kinh tế tư nhân..........................................................................9
3. Một số hạn chế của khu vực kinh tế tư nhân.............................................11
4. Nguyên nhân của thực trạng......................................................................12
C. Một số giải pháp cụ thể.............................................................................14
Kết luận.........................................................................................................17
Phụ lục ..........................................................................................................18
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Lời mở đầu
Chúng ta đang chứng kiến một thời đại các rào cản đầu tư, thương mại
hàng hóa và dịch vụ dần bị dỡ bỏ, nền kinh tế thị trường mở đang tạo điều kiện dễ
dàng cho kinh tế tư nhân lớn mạnh không ngừng. Trong quá trình phát triển, kinh
tế tư nhân đã tồn tại dưới nhiều dạng như kinh tế cá thể, Công ty và ngày nay là
những Công ty đa quốc gia. Sự lớn mạnh của các Công ty đa quốc gia trong những


năm cuối của thế kỷ XX cho thấy kinh tế tư nhân đã có sự phát triển vượt bậc với
những thay đổi về chất. Các Công ty đa quốc gia chính là biểu hiện của kinh tế tư
nhân được quốc tế hóa, nó trở thành lực lượng hùng mạnh nhất của kinh tế tư nhân.
Trong nền kinh tế thị trường mở, quốc gia nào có nền kinh tế tư nhân
tham gia nhiều nhất, đầy đủ nhất và sâu sắc nhất vào nền kinh tế toàn cầu thì
quốc gia đó sẽ càng có ưu thế trong cạnh tranh. Dựa trên bối cảnh và xu thế phát
triển này, mỗi quốc gia cần phải có chính sách phát triển kinh tế tư nhân thích
hợp của mình, trong đó, phải đặc biệt chú ý đến sự hợp tác của kinh tế tư nhân
trong nước với các công ty đa quốc gia cũng như trực tiếp tham gia vào.
Thực tế cho thấy kinh tế tư nhân có vai trò đắc lực tạo ra sự phát triển
của xã hội, tạo cho mỗi cá nhân vô số cơ hội có việc làm để khẳng định mình, để
mưu cầu cuộc sống và hạnh phúc, tức là góp phần tạo ra con người với nhiều
phẩm chất tốt đẹp hơn. Phát triển kinh tế, suy cho cùng không phải là mục tiêu
mà chỉ là phương tiện. Mục tiêu tối thượng của nhân loại là xã hội phát triển,
con người phát triển. Có thể nói rằng kinh tế tư nhân là một phương tiện quan
trọng để con người có cơ hội hoàn thiện mình trong quá trình phát triển hướng
thiện của nhân loại. Con người đã sáng tạo ra và quyết định lựa chọn kinh tế tư
nhân để phát triển, nhưng đồng thời kinh tế tư nhân lại là môi trường tốt để con
người tự thân phát triển, con người có cơ hội tự hoàn thiện vì sự phát triển của
chính nó và thông qua đó phát triển toàn xã hội. Đó chính là giá trị nhân văn
chân chính của kinh tế tư nhân.
Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc cải cách
khu vực kinh tế tư nhân và thực hiện những cải thiện về môi trường đầu tư để
thu hút sự đầu tư của mọi thành phần kinh tế, trong đó cơ bản là thu hút đầu tư
từ khu vực kinh tế tư nhân để thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển từng bước
hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
A.Cơ sở lý luận :


Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên
một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.
Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập, mà có liên hệ chặt chẽ
với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm
nhiều thành phần kinh tế.
Căn cứ vào nguyên lý chung và điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay,
Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: nền kinh tế trong thời kỳ quá độ chủ
nghĩa xã hội Việt Nam có 6 thành phần:
- Kinh tế nhà nước
- Kinh tế tập thể
- Kinh tế cá thể, tiểu thủ
- Kinh tế tư bản tư nhân
- Kinh tế tư bản nhà nước
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Ở đây chúng ta sẽ nghiên cứu khu vực kinh tế tư nhân.
I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của kinh tế tư nhân :
1. Quan niệm về kinh tế tư nhân :
Kinh tế tư nhân (KTTN) là khu vực kinh tế được hình thành và phát
triển dựa trên nền tảng chủ yếu là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lợi
ích cá nhân.
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, do đặc điểm của lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất, kinh tế cá thể vẫn tiếp tục tồn tại và tồn tại bên
cạnh hình thức doanh nghiệp. Kinh tế cá thể và doanh nghiệp thuộc khu vực
KTTN là hai hình thức biểu hiện chủ yếu của KTTN.
Ở nước ta hiện nay, KTTN không phải là một thành phần kinh tế,
mà là một khu vực kinh tế gồm hai thành phần kinh tế: thành phần kinh tế cá
thể, tiểu chủ và thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Hai thành phần kinh tế cá
thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân đều thuộc cùng một chế độ sở hữu tư nhân về
tư liệu sản xuất, vì vậy cũng thuộc khu vực KTTN.
2. Bản chất, đặc điểm của khu vực kinh tế tư nhân :

2.1. Bản chất của khu vực kinh tế tư nhân :
- Về quan hệ sở hữu: sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là cơ sở tồn tại của
KTTN. Sở hữu KTTN phát triển từ thấp đến cao và bao gồm hai hình thức
cơ bản :
1, Sở hữu tư nhân nhỏ là sở hữu của cá nhân hay hộ gia đình sản xuất ra sản
phẩm bằng sức lao động của chính cá nhân hay hộ gia đình đó.
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2, Sở hữu tư nhân lớn gắn liền với sự xác lập nền sản xuất lớn, là đại biểu của
nền kinh tế hàng hoá phát triển đến trình độ cao, của phương thức sản xuất tư
bản công nghiệp.
- Về quan hệ phân phối: trong KTTN, các hình thức tổ chức sản xuất kinh
doanh khác nhau có quan hệ phân phối khác nhau. Đối với kinh tế cá thể,
do dựa vào sức lao động của bản thân nên sản phẩm và kết quả lao động
chủ yếu thuộc về gia đình hay cá nhân đó. Đối với kinh tế tư bản tư nhân,
nhìn chung quan hệ phân phối được dựa trên nguyên tắc: chủ sở hữu tư
liệu sản xuất chiếm chiếm phần sản phẩm thặng dư còn người lao động
được hưởng phần sản phẩm tất yếu.
2.2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân :
Một là, KTTN gắn liền với lợi ích cá nhân - một trong những động lực
thúc đẩy xã hội phát triển.
Trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, với việc tôn trọng
lợi ích cá nhân đã tạo ra một động lực mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển. Quá trình chuyển đổi của nền kinh tế nước ta trong những năm
qua cũng đã chứng minh điều đó. Sự hồi sinh và phát triển của KTTN trong
những năm đổi mới chính là sự kết hợp đúng lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội
trong quá trình sản xuất, do đó đã tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
Hai là, KTTN, mà tiêu biểu là doanh nghiệp (DN) của tư nhân, là mô hình
tổ chức kinh doanh của nền sản xuất hàng hoá.

Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá. Trong
đó cơ cấu của kinh tế thị trường chủ yếu dựa trên cơ sở của mô hình tổ chức
DN có mục tiêu cao nhất và cuối cùng là tạo ra giá trị thặng dư. Lịch sử phát
triển kinh tế cho thấy, mô hình tổ chức DN đã đang và còn tiếp tục là một mô
hình tổ chức kinh tế có hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường hiện đại.
Ba là, KTTN là bộ phận quan trọng của kinh tế thị trường.
Mọi người đều thừa nhận rằng cơ chế thị trường là cách thức tốt nhất và
duy nhất (cho đến nay) để một nền kinh tế vận hành có hiệu quả cao. Kinh tế
thị trường là phương tiện để đạt đến một nền sản xuất lớn, hiện đại. Nền kinh
tế thị trường khó có thể tồn tại và phát triển nếu không có sở hữu tư nhân và
KTTN. Nói cách khác cơ chế thị trường hiện đại chính là dạng thức sinh tồn
của KTTN mà điển hình là mô hình tổ chức DN. Hình thức tổ chức sản xuất
này là sản phẩm tự nhiên của cơ chế thị trường và tự nó lớn lên trong cơ chế
thị trường. Ở Việt Nam muốn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa thì phải phát triển KTTN nói chung và mô hình tổ chức DN nói
riêng.
Chúng ta cũng có thể xem xét một số đặc điểm của KTTN ở nước ta hiện
nay:
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Một là, KTTN mới được phục hồi và phát triển nhờ công cuộc đổi mới
do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Hai là, KTTN hình thành và phát triển trong điều kiện có Nhà nước Xã
hội Chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng Sản.
Ba là, KTTN ở nước ta ra đời và phát triển trong điều kiện quan hệ sản
xuất thống trị trong xã hội không phải là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Sự tồn tại và phát triển của KTTN ở nước ta hiện nay được coi như một công
cụ là những hình thức tổ chức sản xuất – kinh doanh theo mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội, là bộ phận cấu thành của quan hệ sản xuất định hướng xã hội
chủ nghĩa.

Bốn là, KTTN nước ta ra đời và phát triển ở một nước quá độ lên chủ
nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phát triển chậm, trong bối cảnh thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải phóng lực lượng sản xuất, chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế đã trở thành vấn đề trung tâm.
KTTN ở nước ta có đặc điểm khác về bản chất so với KTTN ở các nước tư
bản chủ nghĩa hiện nay, điều đó thể hiện ở chỗ :
Một là, KTTN ở nước ta hiện nay là kết quả của chính sách phát triển
kinh tế nhiều thành phần, là bộ phần hữu cơ của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy nó mang bản chất khác với kinh tế tư bản tư
nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa trước đây và hiện nay.
Hai là, KTTN ở nước ta bị chi phối và phát triển theo định hướng mà
Đảng Cộng Sản Việt nam đề ra thông qua hệ thống các chính sách và pháp
luật của nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Và thông qua các
chính sách kinh tế vĩ mô, Nhà nước có thể điều tiết việc sử dụng lao động
phân phối thu nhập của kinh tế tư bản tư nhân nhằm đảm bảo các mục tiêu
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, KTTN ở nước ta ngay từ khi mới ra đời đã mang những yếu tố tích
cực :
KTTN, đặc biệt là các DN đại diện cho một lực lượng sản xuất mới, góp
phần quan trọng giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
và trực tiếp giải quyết nhiều vấn đề xã hội gay gắt (lao động, việc làm xoá
đói giảm nghèo...)
Các DN thuộc khu vực KTTN thông qua các hoạt động của mình cũng góp
phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, gắn kết các giai tầng xã hội vì
mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
2.3.Vai trò của khu vực KTTN trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện
nay :
Sự phát triển của khu vực KTTN thời gian qua đã khơi dậy một bộ
phận tiềm năng của đất nước cho phát triển kinh tế xã hội. Nguồn tiềm năng
này là trí tuệ, kinh nghiệm, khả năng kinh doanh, quan hệ xã hội, tiền vốn,

5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
sức lao động của con người, tài nguyên, thông tin và các nguồn lực khác.
Những nguồn lực này chủ yếu là trong nước, nhưng cũng có một số không ít
cá nhân sử dụng vốn của gia đình ở ngoài nước gửi về. KTTN có một vai trò
quan trọng trong sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay :
- Đóng góp vào tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước (GDP).
- Đóng góp và huy động các nguồn vốn trong xã hội, nộp ngân sách cho Nhà
nước.
- Khu vực KTTN tạo việc làm và góp phần xoá đói giảm nghèo.
- Khu vực KTTN góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý
kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
3. Các hình thức bi ểu hiện của kinh tế tư nhân ở nước ta :
3.1. Hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ
Theo tinh thần Nghị định số 66- HĐBT ngày 02-03-1992 của Hội đồng
Bộ trưởng và Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03-02-2000 của Chính phủ
về đăng ký kinh doanh,thì hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia
đình làm chủ, kinh doanh tại một địa điểm cố định, không thường xuyên thuê
lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình đối với hoạt động kinh doanh.
3.2. Các loại hình DN thuộc khu vực KTTN:
Quan niệm về DN: theo Luật Doanh nghiệp, DN là tổ chức kinh tế có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký hoạt động kinh
doanh.
Các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở nước ta hiện nay là :
- DN tư nhân: là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (hai thành viên trở nên).Công ty trách nhiệm
hữu hạn là loại công ty đối vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn.
- Công ty cổ phần là loại hình công ty đối vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn,

trong dó các thành viên (cổ đông) có cổ phần và chỉ chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số
vốn góp vào doanh nghiệp. Đây là một trong những loại hình doanh
nghiệp đang chiếm ưu thế, hoạt động có hiệu quả và mang tính xã hội hoá
cao.
- Công ty hợp danh: đây là một loại hình tổ chức ít được các chủ sở hữu lựa
chọn. Công ty hợp danh là DN trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp
danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
B. Thực trạng và đóng góp của khu vực KTTN:
1. Thực trạng của khu vực KTTN ở Việt Nam
Trước đổi mới, các DN tư nhân chủ yếu giới hạn trong khu vực hộ kinh
doanh, thường không có tư cách pháp nhân chắc chắn và hoạt động chủ yếu ở
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thị trường ngầm. Tuy nhiên đến cuối thập kỷ 80, có rất nhiều thương nhân
hoạt động khắp đất nước và nhiều hoạt động tư nhân quy mô nhỏ ở cả khu
vực nông thôn và khu vực thành thị, mặc dù hầu hết họ không được chấp
nhận chính thức. Số hộ kinh doanh tăng từ khoảng 0.84 triệu năm 1990 lên
2,2 triệu hộ năm 1996 và 3 triệu hộ tính đến cuối năm 2004. Ngoài ra, cả
nước còn có khoảng 130 000 trang trại và trên 10 triệu hộ nông dân sản xuất
hàng hoá.
• Về doanh nghiệp của khu vực KTTN:
Sau khi Luật công ty được phê chuẩn năm 1990, số lượng các công ty
tư nhân tăng lên nhanh chóng. Năm 1991 chỉ có 414 DN thì đến năm 1992 là
5189 DN, năm 1995 là 15 276 DN, năm 1999 là 28 700. Trong giai đoạn
1991- 1999 bình quân mỗi năm tăng thêm 5000 DN.
Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/1/2000 là một khâu đột phá thúc
đẩy sự phát triển vượt bậc của DN thuộc khu vực KTTN. Sau gần 5 năm thi
hành Luật doanh nghiệp, đến cuối năm 2004, cả nước đã có gần 108 300 DN
mới đăng ký, đưa tổng số DN đăng ký lên tới khoảng 150 000 DN. Trong 10

tháng đầu năm 2004, nước ta đã có 27 013 DN mới đăng ký mới, với số vốn
tương ứng khoảng trên 53000 tỷ đồng, tăng 36% về số lượng DN và 29 % về
vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2003, chưa kể đến năm 2004 nước ta có trên
4000 DN tăng vốn với 144 000 tỷ đồng. Ước cả năm 2004 có trên 33 000 DN
đăng ký kinh doanh với mức vốn khoảng 65 000 tỷ đồng. Số DN đăng ký
mới trung bình hàng năm thời kỳ 2000 – 2004 bằng 3,75 lần so với trung
bình hàng năm của thời kỳ 1991- 1999. Số DN mới đăng ký trong 5 năm
(2000 – 2004) ước cao gấp gần 2 lần so với 9 năm trước đây (1991- 1999)
tăng bình quân 25,6% năm.
• Mức vốn đăng ký trung bình một DN tăng nhanh, từ 570 triệu đồng/DN thời
kỳ 1991- 1999 lên 2015 tỷ đồng năm 2004. DN có mức vốn đăng ký thấp
nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là khoảng 200 tỷ đồng.
Quy mô vốn bình quân mỗi DN cũng rất khác nhau ở từng địa phương.
Một số tỉnh, thành phố có mức vốn bình quân khá cao như Hưng Yên (3 tỷ
đồng/DN), Quảng Ninh, Bình Dương (2,5 tỷ đồng/DN), Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh (1,25tỷ đồng/DN). Năm 2004, 10 tỉnh, thành phố có số lượng
đăng ký nhiều nhất là: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Nghệ An, Cà Mau, Bình Dương, Đồng Nai, Kiên Giang và Khánh
Hoà. Một số DN không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm nhưng có số
lượng DN đăng ký tương đối nhiều như Nghệ An, Cà Mau, Kiên Giang.
Không chỉ số lượng các DN tăng nhanh mà quy mô và phạm vi hoạt động
của các DN cũng được mở rộng. Từ năm 2000, tốc độ tăng sản lượng của
khu vực KTTN trong nước đã vượt cả khu vực DNNN và các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài.
7

×