Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Thực trạng hoạt động của kinh tế Nhà nước trong thời gian qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.96 KB, 17 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Mở đầu
Kể từ khi nước ta tiến hành đổi mới toàn diện, đồng bộ với những bước đi
phù hợp, trải qua gần 20 năm, thế và lực của nước ta đã được nâng lên một tầm
cao mới. Trong lĩnh vực kinh tế, Đảng ta đã chủ trương và lãnh đạo thực hiện
nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần và coi đó là vấn đề mang tính
chất chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Đường lối đó đã mang
lại thắng lợi to lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế
thị trường, dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, hay còn gọi
là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, kinh tế Nhà nước đã và đang chiếm
một bộ phận to lớn và đóng vai trò cực kỳ quan trọng, vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế quốc dân ở Việt Nam. Kinh tế Nhà nước là bộ phận kinh tế quan trọng
nhất của mọi quốc gia nó chi phối mọi hoạt động của các ngành KT – XH, phản
ánh bản chất và phục vụ cho giai cấp thống trị xã hội. Việc nhận diện vai trò của
kinh tế Nhà nước, đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh kinh tế Nhà nước
trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là việc làm có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn hết sức thiết thực trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước và hoạch định
chiến lược phát triển KT – XH Việt Nam trong thời gian tới. Chính vì vậy, Đảng
ta luôn luôn khảng định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế
thị trường định hướng XHCH.
Việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà
nước sẽ giúp chúng ta đánh giá đúng, yều cầu đúng đối với doanh nghiệp nhà
nước và trên cơ sở đó tìm biện pháp, chính sách, cơ chế phù hợp, hữu hiệu để
thúc đẩy nó phát triển. Với tầm quan trọng to lớn như vậy nên em sẽ đi sâu vào
tìm hiểu vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
B. Nội dung
1. Kinh tế Nhà nước


1.1. Quá trình hình thành và phát triển của kinh tế Nhà nước.
Hầu hết các nước trên thế giới, nền kinh tế được chia làm hai khu vực: khu
vực Nhà nước và khu vực Tư nhân. Cách phân chia này dựa vào tiêu chí quản lý
là chính.
Trước đây, Việt Nam không dùng khái niệm “kinh tế Nhà nước”, “kinh tế
Tư nhân” mà dùng khái niệm “kinh tế Quốc doanh” và “kinh tế ngoài Quốc
doanh”. Thuật ngữ “kinh tế Nhà nước” được sử dụng rộng rãi sau Đại hội VIII
của Đảng, khi trong văn kiện Đại hội VIII dùng: “thành phần kinh tế Nhà nước”
thay cho “thành phần kinh tế Quốc doanh” trước đó.
Đây không chỉ đơn thuần việc thay đổi tên gọi mà còn thể hiện sự thay đổi
trong tư duy, trong quan niệm, tiếp cận gần hơn với cách hiểu chung trên thế
giới, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. “Kinh tế Nhà nước”
là khái niệm rộng hơn “kinh tế Quốc doanh”. Nếu như “kinh tế Quốc doanh
trước đây” được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ khu vực kinh doanh của Nhà nước, cụ
thể là các xí nghiệp Quốc doanh thì “kinh tế Nhà nước” có phạm vi rộng hơn,
ngoài khu vực kinh doanh của Nhà nước còn bao gồm cả khu vực khác (phi kinh
doanh) như: tài nguyên thiên nhiên, các quỹ hỗ trợ…
1.2. Khái niệm kinh tế Nhà nước.
Sau Đại hội VIII của Đảng, tuy thuật ngữ “kinh tế Nhà nước” đã được sử
dụng tương đối rộng rãi, phổ biến nhưng trong tất cả các văn kiện Đại hội, khái
niệm “kinh tế Nhà nước”chưa được xác định rõ, do vậy chưa có cách hiểu thống
nhất về kinh tế Nhà nước.
Một số ý kiến đồng nhất kinh tế Nhà nước với khu vực doanh nghiệp Nhà
nước, một số khác cho rằng kinh tế Nhà nước bao gồm cả bộ máy Nhà nước, các
tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức xã hội hoạt động chủ yếu bằng nguồn ngân
sách Nhà nước.
Khái niệm “kinh tế Nhà nước” cũng được đưa ra trong nhiều đề tài nghiên
cứu, báo cáo, tham luận… trong đó đáng lưu ý nhất về kinh tế Nhà nước là:
“Kinh tế Nhà nước là loại hình kinh tế do Nhà nước nắm giữ, bao gồm quyền sở
2

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng hiệu quả kinh doanh do lực lượng vật chất
đó mang lại”
Kinh tế Nhà nước phải là những hoạt động kinh tế mà Nhà nước là người
chủ sở hữu, có quyền tổ chức, chi phối hoạt động theo hướng đã định. Kinh tế
Nhà nước được biểu hiện dưới hình thức nhất định đó là doanh nghiệp Nhà
nước, ngân sách Nhà nước, ngân hàng Nhà nước, quỹ dự trữ Quốc gia, hệ thống
bảo hiểm…
Nghĩa là kinh tế Nhà nước có nhiều bộ phận hợp thành và tất cả những bộ
phận đó đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, kể cả vốn góp của Nhà nước
đưa vào doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
1.3. Hoạt động, chức năng và nhiệm vụ của một số bộ phận hợp thành của
kinh tế Nhà nước.
1.3.1. Doanh nghiệp Nhà nước.
Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh doanh do Nhà nước đầu tư vốn,
thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích
nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao.
Như vậy doanh nghiệp Nhà nước có hai loại: một loại hoạt động kinh
doanh vì mục đích lợi nhuận và một loại khác hoạt động công ích không vì mục
tiêu lợi nhuận mà vì phúc lợi xã hội.
1.3.2. Ngân sách Nhà nước.
Là bộ phận kinh tế Nhà nước, thực hiện chức năng thu, chi ngân sách và có
tác dụng điều chỉnh, quản lý, kiểm soát các hoạt động của kinh tế Nhà nước,
doanh nghiệp Nhà nước và các thành phần kinh tế khác theo mục tiêu kinh tế -
xã hội đã định.
1.3.3. Ngân hàng Nhà nước.
Là một bộ phận của kinh tế Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước có tác dụng
điều chỉnh, quản lý, kiểm soát các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp Nhà nước
và các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là xây dựng và tổ chức hệ thống chính
sách tiền tệ để phát triển kinh tế - xã hội.

1.3.4. Các quỹ Quốc gia.
Là một bộ phận của kinh tế Nhà nước, nhằm đảm bảo cho kinh tế Nhà
nước, kinh tế Quốc dân hoạt động bình thường trong mọi tình huống; các quỹ
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Quốc gia dùng lực lượng vật chất của mình để điều tiết, quản lý, bình ổn giá cả
thị trường, đảm bảo cho tình hình kinh tế, xã hội ổn định để phát triển.
1.3.5. Hệ thống bảo hiểm.
Cũng là một bộ phận không thể thiếu của kinh tế Nhà nước trong nền kinh
tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, chịu trách nhiệm thực hiện chế độ bảo
hiểm do Nhà nước quy định để phục vụ cho kinh tế Nhà nước và các thành phần
kinh tế khác, nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh tế - xã hội bình thường trong
những điều kiện bị tổn thất do rủi ro khách quan.
2. Vai trò của kinh tế Nhà nước.
2.1. Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam.
Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước là quan điểm lý luận và được các
nước XHCN thừa nhận rộng rãi trong hoạt động lãnh đạo của nền kinh tế quốc
dân coi đó là một đặc trưng cơ bản để phân biệt kinh tế thị trường định hướng
XHCN với kinh tế thị trường TBCN.
2.1.1. Kinh tế Nhà nước có tác dụng mở đường cho sự phát triển các thành phần
kinh tế khác.
Điều đó được thể hiện ở chỗ:
- Kinh tế Nhà nước thúc đẩy việc xây dựng quy hoạch, chiến lược, định
hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển các thành phần kinh tế
khác theo con đường XHCN; chính quyết định này là để mở đường cho các
thành phần kinh tế khác phát triển.
- Kinh tế Nhà nước đảm nhận phát triển cơ cấu hạ tầng và công trình công
cộng khác để tạo điều kiện, mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát
triển.

- Kinh tế Nhà nước được tiến hành cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp
Nhà nước, liên doanh liên kết với tư nhân trong và ngoài nước với các thành
kinh tế khác; việc làm này chính là mở đường cho các thành phần kinh tế khác
phát triển. Ở đây cần chú ý: chúng ta cổ phần hoá chứ không phải tư nhân hóa,
cổ phần hoá nhưng Nhà nước phải giữ một tỷ lệ cổ phần khống chế và chỉ cổ
phần hoá những doanh nghiệp Nhà nước không giữ những vị trí quan trọng yết
hầu của nền kinh tế. Việc cổ phần hoá, liên doanh, liên kết với các thành phần
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
kinh tế khác là nhằm mục đích mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát
triển. Song phải chú ý một điều là kinh tế Nhà nước luôn luôn giữ vai trò quyết
định xu hướng phát triển, vai trò trung tâm cuốn hút, hướng dẫn các thành phần
kinh tế khác đi vào quỹ đạo XHCN, nếu rời bỏ vai trò này sẽ chệch hướng
XHCN.
2.1.2. Kinh tế Nhà nước nêu gương, tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác phát triển.
-Điều này được thể hiện ở chỗ Kinh tế Nhà nước và các thành phần khác
đều bình đẳng trong kinh doanh, bình đẳng trong cạnh tranh, những doanh
nghiệp đi đầu trong việc thực hiện pháp luật, chế độ, gương mẫu trong việc nộp
thuế…đã nêu gương và tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát
triển.
2.1.3. Vai trò hợp tác, tạo điều kiện giúp đỡ các thành phần kinh tế khác phát
triển:
Kinh tế Nhà nước luôn luôn có một bộ phận là doanh nghiệp Nhà nước trực
tiếp làm kinh tế, trực tiếp kinh doanh nhằm can thiệp sâu hơn, chủ động hơn,
mạnh mẽ hơn vào các hoạt động kinh tế. Chính thông qua những hoạt động này,
doanh nghiệp Nhà nước phát triển quan hệ hợp tác, tạo điều kiện giúp đỡ các
thành phần kinh tế khác phát triển.
Chẳng hạn như doanh nghiệp Nhà nước đảm nhận những lĩnh vực vốn lớn,
thu hồi vốn chậm, mạo hiểm mà tư nhân không giám hoặc không đủ sức làm

như việc xây dựng kết cấu hạ tầng, đường xá, điện nước…
Chính việc phát triển các lĩnh vực này mới tạo điều kiện cho các thành
phần kinh tế khác phát triển. Mặt khác, kinh tế Nhà nước thông qua chủ sở hữu
của mình là Nhà nước để hoạch định các chính sách quản lý vĩ mô, vừa hỗ trợ,
vừa giúp đỡ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển.
Chẳng hạn như chính sách tài chính, thực hiện cho vay với lãi suất ưu đãi,
thuế, chính sách mậu dịch, hải quan để bảo vệ sự phát triển của các doanh
nghiệp trong nước…Nhà nước còn cung cấp, đảm bảo thông tin, đào tạo bồi
dưỡng cán bộ cho các doanh nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế khác phát
triển kinh doanh.
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2.1.4. Kinh tế Nhà nước tạo nền tảng cho việc xây dựng chế độ xã hội mới - chế
độ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Kinh tế Nhà nước thông qua chủ sở hữu của mình là Nhà nước đề ra các
chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý cụ thể, đồng bộ, có tác dụng phát huy sức
mạnh tổng hợp của tất cả các bộ phận cấu thành kinh tế Nhà nước, tạo thành một
lực lượng kinh tế hùng mạnh chi phối các thành phần kinh tế khác, đi đầu trong
việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiến bộ, hiện đại, đi đầu trong sự nghiệp
CNH, HĐH, là lực lượng đóng góp xứng đáng vào ngân sách Nhà nước, là công
cụ và là lực lượng vật chất để Nhà nước điều tiết, hướng dẫn nền kinh tế, hạn
chế những khuyết tật của cơ chế thị trường, chăm lo các chính sách xã hội, thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vững
bước đi lên CNXH.
Tất cả những việc làm đó là nhằm tạo ra nền tảng cho việc xây dựng chế độ
xã hội mới. Đây là một nội dung để khẳng định vai trò chỉ đạo của Kinh tế Nhà
nước.
2.2. Tính tất yếu khách quan của việc: “Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo”
trong nền Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Qua quan niệm về vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước tại các kỳ đại hội,

có thể rút ra nhận định kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế có
nghĩa là:
+ Kinh tế Nhà nước phải mạnh và có khả năng chi phối nền kinh tế.
+ Là công cụ hữu hiệu để đảm bảo sự ổn định xã hội và ổn định nền kinh
tế.
+ Là lực lượng vật chất để tạo nên môi trường hoạt động thuận lợi cho các
thành phần kinh tế khác.
Khi nói đến “chủ đạo” và “vai trò chủ đạo của nền kinh tế” của một bộ
phận kinh tế nào đó, tức là nói đến tầm quan trọng của nó và tính chất quyết
định của nó đối với một chế độ xã hội nào đó, bộ phận kinh tế chủ đạo phải chi
phối và dẫn dắt các bộ phận kinh tế khác.
Một câu hỏi đặt ra là hầu hết các nước trên thế giới đều có kinh tế Nhà
nước và Nhà nước đều có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế, tại
sao chỉ ở Việt Nam mới xác định: “Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo” và
điều đó có thực sự cần thiết không? Có đúng không?
6

×