Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG MA NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.82 KB, 12 trang )

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG M&A
NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
Năm 2011 tiếp tục mang đến những nhân tố thuận lợi cho hoạt động M&A ở
Việt Nam nói chung hay hoạt động M&A ngân hàng ở Việt Nam nói riêng. Việc dỡ
bỏ các quy định về giới hạn tỷ lệ tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào
lĩnh vực tài chính - ngân hàng, chứng khoán ở Việt Nam là một trong các động lực
thu hút các ngân hàng nước ngoài tham gia thị trường M&A ngân hàng. Hơn thế
nữa, các quy định mới về vốn điều lệ đã buộc nhiều ngân hàng phải đối mặt với
những thách thức mang tính sống còn, buộc phải tái cấu trúc để tồn tại. Chiến lược
M&A lúc này được coi là chiến lược kinh doanh ngắn nhất để đạt hiệu quả cao và
cũng là phương thức đầu tư ít tốn kém nhất. Trong các thương vụ M&A ngân hàng,
kỹ thuật định giá (Bank valuation) là khâu hết sức quan trọng.
Việc định giá NHTM chính xác nhằm bảo đảm quyền lợi của Nhà nước và
quyền lợi của cổ đông, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát
triển của hoạt động M&A ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay, công tác định giá ngân
hàng ở Việt Nam nói chung hay cho công tác định giá trong hoạt động M&A ngân
hàng nói riêng còn có nhiều hạn chế.
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỊNH GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG
M&A NGÂN HÀNG
1.1 Lý luận chung về hoạt động M&A ngân hàng
Lịch sử cho thấy, M&A là một xu hướng phổ biến và là một chiến lược hiệu
quả tạo ra nhiều tên tuổi trên trường kinh doanh quốc tê. Ngày nay, các ngân hàng
trên thế giới cũng đang nỗ lực mở rộng hoạt động bằng cách thúc đẩy tăng trưởng
hoặc thông qua hoạt động M&A.
Tuy nhiên, M&A lại là một thuật ngữ khá mới mẻ tại Việt Nam và thuật ngữ
này chỉ thực sự được biết đến nhiều hơn khi có sự bùng nổ của thị trường chứng
khoán từ năm 2006. Ngân hàng thương mại là một trong các loại hình doanh nghiệp
trong nền kinh tế, vì vậy M&A ngân hàng cũng là một bộ phận của M&A doanh
nghiệp. Trong phần này, các quan điểm khác nhau về định nghĩa, phân loại hay hình

1




thức M&A đang tồn tại sẽ được đưa ra để làm rõ thêm vấn đề đang phân tích của
nghiên cứu.
i Khái niệm
ii Phân loại hoạt động M&A ngân hàng
* Theo mối quan hệ giữa ngân hàng sáp nhập và ngân hàng mục tiêu.
* Dựa trên cách thức cơ cấu tài chính
* Theo mức độ kết hợp giữa 2 ngân hàng
iii Hình thức M&A ngân hàng
* Tham gia mua cổ phần khi ngân hàng tăng vốn điều lệ hoặc đấu giá phát
hành cổ phiếu ra công chúng
* Mua gom cổ phiếu để giành quyền sở hữu và chi phối
iv Động cơ của hoạt động M&A ngân hàng và vấn đề hậu M&A
v Tổng quan quá trình thực hiện một thương vụ M&A ngân hàng
1.2 Định giá trong hoạt động M&A ngân hàng
i Quan điểm về giá trị
ii Khái niệm về định giá
* Định giá tài sản
• Theo các quan điểm
• Theo Luật Việt Nam
* Định giá doanh nghiệp
• Theo Phạm Tiến Đạt (2009)
• Theo Đào Lê Minh (2003)
* Định giá ngân hàng
Giá trị của ngân hàng thu được là tổng giá trị của các bộ phận được định giá
gồm giá trị nội tại của ngân hàng, giá trị kiểm soát và giá trị cộng hưởng từ hoạt
động M&A.
iii Đặc trưng cơ bản của công tác định giá trong hoạt động M&A ngân
hàng

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động M&A ngân hàng diễn ra và ngân
hàng được coi như một hàng hóa, chúng được mua bán, trao đổi. Vì vậy mà nhu cầu

2


định giá ngân hàng xuất hiện như một đòi hỏi tự nhiên. Tuy nhiên thì công tác định
giá ngân hàng lại hoàn toàn không đơn giản bởi vì định giá ngân hàng là công việc
vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật.
NHTM cũng là một loại hình doanh nghiệp, vì vậy nó cũng mang những đặc
trưng như của định giá doanh nghiệp trong hoạt động M&A.
Ngoài ra, hệ thống ngân hàng có đặc điểm riêng là hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh tiền tệ, cung cấp dịch vụ tài chính, do vậy ta cần chú ý một số đặc trưng
cơ bản nữa trong định giá ngân hàng ( Nguyễn Mạnh Dũng, 2009)
iv Phương pháp định giá (valuation)
Hiện nay công tác định giá được tiếp cận dưới 3 cách :
• Dựa trên thị trường
• Dựa trên thu nhập
• Dựa trên tài sản
Tuy nhiên ngân hàng là ngành nghề trong lĩnh vực tài chính với giá trị tài sản
cố định là không nhiều, thì nhóm phương pháp dựa trên tiếp cận về tài sản là không
phù hợp. Vì vậy ta chỉ tập trung phân tích việc định giá theo 2 hướng tiếp cận đầu
tiên.
v Ưu nhược điểm của từng phương pháp khi sử dụng để định giá ngân
hàng
vi Quy trình định giá trong M&A ngân hàng
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác định giá trong hoạt động M&A
ngân hàng
i Nhân tố chủ quan
• Mục đích của việc định giá

• Nguồn nhân lực thực hiện định giá
• Cở sở dữ liệu và thông tin
• Phương pháp định giá được lựa chọn
ii Nhân tố khách quan
• Hệ thống luật pháp

3


• Môi trường kinh tế
CHƯƠNG 2 : CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG M&A
NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
2.1 Thực trạng hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam
i Thực trạng hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam những năm 1990
-2005
Có thể nói, đây chính là giai đoạn xuất hiện thương vụ M&A ngân hàng đầu
tiên. Có nhiều ý kiến tranh luận về việc đâu là thương vụ M&A ngân hàng đầu tiên
ở Việt Nam.
Tới những năm 1998, nguy cơ đổ vỡ của nhóm ngân hàng thương mại cổ
phần bắt đầu trở nên căng thẳng . Trước tình hình đó, NHNN đã phải can thiệp.
Một số ngân hàng TMCP nông thôn thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất, cho
Ngân hàng khác mua lại, chuyển thành Ngân hàng TMCP đô thị… nên đến nay chỉ
còn 7 Ngân hàng TMCP nông thôn đang hoạt động, giảm đáng kể từ số lượng 20
Ngân hàng TMCP nông thôn được thành lập trong giai đoạn 1990 – 1996.
ii Thực trạng hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam từ năm 2006 tới
nay
Đây là giai đoạn có nhiều thay đổi và biến động trong hoạt động M&A ngân
hàng tại Việt Nam. Hoạt động M&A ngân hàng trong giai đoạn này có nhiều bước
phát triển bởi vì thị trường M&A đã tạo điều kiện tốt hơn cả về mặt hàng hóa và
khung khổ pháp lý. Giai đoạn này, làn sóng mua lại cổ phần của các ngân hàng

thươngmạicổ phần Việt Nam diễn ra khá sôi động.
Đánh giá :
Nhìn lại quá trình phát triển thị trường M&A ngân hàng nói trên, có thể rút
ra một số đánh giá như sau :
• Đa số các vụ M&A ngân hàng đáng kể đều có yếu tố nước ngoài
• Hình thức M&A ngân hàng của Việt Nam mang tính “thân thiện”
nhiều hơn
• Hoạt động của thị trường M&A chưa chuyên nghiệp
4


• Hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện và thống nhất
2.2 Thực trạng công tác định giá trong hoạt động M&A ngân hàng tại
Việt Nam (Minh họa bằng một trường hợp cụ thể : định giá ngân hàng X (*) để phục
vụ cho mục đích IPO - phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng)
i Tổng quan về ngân hàng thương mại X trước thời điểm định giá (trước
2007)
* Tổng quan về hoạt động chính của ngân hàng thương mại X trước thời
điểm định giá ( trước 2007)
* Kết quả kinh doanh của ngân hàng trước khi định giá
Kết quả hoạt động của ngân hàng trước khi công tác định giá tiến hành sẽ
được thấy rõ qua các báo cáo tài chính giai đoạn 2004-2006
ii Phân tích công tác định giá tại NHTM X cho hoạt động IPO của ngân
hàng
* Lựa chọn phương pháp định giá :
• Phương pháp P/B
• Phương pháp DDM
• Phương pháp GGM
* Thời điểm định giá : 31/12/2007
* Quá trình định giá và kết quá : được trình bày dưới đây

• Định giá theo phương pháp so sánh thị trường
• Định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF
• Định giá theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức – Mô hình tăng
trưởng Gordon ( GGM )
* Tổng hợp kết quả
Bảng 2.21: Tổng hợp kết quả định giá
Phương pháp
P/B
Chiết khấu dòng

Giá CP (VND)
43,061 – 58,425
15,622 – 18,000

2006 P/BV(VAS)
5.08 – 5.88
1,56 – 1,80x

2006 P/BV (IAS)

cổ tức DDM
Mô hình tăng

16,379 – 21,000

1,64 – 2,10x

2,60x – 3,33x

5


2,48x – 2,85x


trưởng Gordon
Nguồn : tổng hợp
iii Đánh giá công tác định giá NHTM X
Việc định giá ngân hàng X đã không sử dụng phương pháp định giá tài sản
mà lựa chọn các phương pháp định giá như trên cho hoạt động IPO là khá hợp lý.
Tuy nhiên, cũng có thể tham khảo một số phương pháp khác như phương pháp
FCFE hay RI vào việc định giá NH này.
Theo phương pháp P/B áp dụng khi đưa ra giá IPO, đây là phương pháp đơn
giản và cho phép ước lượng tương đối nhanh về giá trị ngân hàng. Tuy nhiên với
một thị trường chứng khoán chưa phát triển và hiệu quả như ở Việt Nam thì liệu
con số này có thực sự chính xác hay không.
Đối với phương pháp chiết khấu dòng cổ tức thì việc các yếu tố đầu vào mà
tổ chức định giá sử dụng như thu nhập ròng, vốn cấp 1 hay cổ tức chi trả tối đa...đều
dựa trên tài liệu và dự đoán dựa vào giả thuyết của ban lãnh đạo của NHTM X sẽ
đem tới một câu hỏi về tính khách quan. Hơn thế nữa, việc chỉ sử dụng một LSCK
cho cả thời kỳ liệu có phù hợp không và liệu mô hình CAPM để xác định lãi suất
chiết khấu có phát huy hết tác dụng trong điều kiện Việt Nam hay không khi lãi suất
phi rủi ro được tính theo lãi suất tín phiếu kho bạc nhà nước Việt Nam vẫn chưa
thực hoàn toàn là một con số chuẩn.
Về kết quả định giá, có thể thấy phương pháp chiết khấu dòng cổ tức và
phương pháp P/B cho kết quả khá chênh lệch. Điều này phần nào lý giải bởi vì giá
IPO trong nước bị ảnh hưởng nhiều bởi xu hướng trị trường.
2.3 Đánh giá thực trạng công tác định giá trong M&A ngân hàng tại
Việt Nam trong thời gian qua
i Kết quả đạt được trong công tác định giá NH trong hoạt động M&A tại
Việt Nam

Trong thời gian qua, công tác định giá ngân hàng trong hoạt động M&A tại
Việt Nam đã bước đầu đạt được những thành công. Thành công đó được thể hiện
qua các mặt sau:
* Về xác định mục tiêu định giá trong M&A ngân hàng

6


Trong những năm qua, công tác định giá ngân hàng luôn xác định và thực
hiện tốt mục tiêu là có được kết quả đảm bảo đúng quy định, được các cấp có thẩm
quyền phê duyệt. Điều này đã góp phần đẩy nhanh được tiến độ và sự phát triển của
thị trương M&A ngân hàng trong thời gian qua, mang lại lợi ích lớn cho đất nước.
* Về việc lựa chọn và áp dụng phương pháp định giá đúng quy định
Qua điều tra, khảo sát thực tế thực tế cho thấy, đa số các công tác định giá
đều tuân thủ nghiêm ngặt các phương pháp định giá đã được quy định trong luật.
Trong quá trình định giá M&A ngân hàng, các phương pháp định giá đã
được vận dụng khá linh hoạt sao cho vừa tuân thủ đúng pháp luật vừa đảm bảo hiệu
quả cuộc định giá.
* Áp dụng nhóm phương pháp thị trường
Nhìn chung, phương pháp định giá đơn giản, các ngân hàng khi sử dụng
phương pháp thị trường để xác định mức giá bán của cổ phiếu thường sử dụng cả 2
phương pháp so sánh P/E và P/BV. Một số ngân hàng đã có cổ phiếu được giao
dịch trên thị trường phi tập trung sẽ có thể sử dụng giá giao dịch bình quân trên thị
trường này như một giá tham chiếu để xác định mức giá bán của cổ phiếu.
* Áp dụng nhóm phương pháp thu nhập
Hiện nay, Chính phủ đã có nghị định 109/2007/NĐ-CP quy định về phương
pháp định giá cho NHTMNN thực hiện cổ phần hóa. Theo thông tư 146 hướng dẫn
thi hành Nghị định 109/2007/NĐ-CP, một trong hai phương pháp có thể áp dụng
trong việc xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa (bao gồm cả
ngân hàng) là phương pháp dòng tiền chiết khấu.

ii Hạn chế và nguyên nhân trong công tác định giá NHTM VN
* Hạn chế
Mặc dù công tác định giá NH trong hoạt động M&A tại Việt Nam thời gian
qua có nhiều bước phát triển và đạt được nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó,
công tác này vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Điều này được thể hiện qua các
mặt sau:
a, Về xác định mục tiêu định giá trong M&A ngân hàng

7


Việc xác định sai mục tiêu định giá như vậy còn dẫn đến một hiện tượng khá
phổ biến hiện nay là các tổ chức định giá phải đi giải một bài toán ngược khi ngân
hàng đưa ra đáp án kết quả việc định giá, tổ chức định giá sẽ tìm cách để có được
kết quả đó. Khi đó, mục tiêu của định giá sẽ mang tính chủ quan, phương pháp
mang tính chủ quan, các số liệu, phương pháp phân tích và bằng chứng thu thập sẽ
mang tính chủ quan.
b, Về việc lựa chọn và áp dụng phương pháp định giá
Có thể thấy công tác định giá nói chung hay định giá ngân hàng trong M&A
nói riêng đều không phải là việc tìm ra một con số chính xác về giá trị mà giá trị
doanh nghiệp nói chung hay giá trị ngân hàng trong M&A nói riêng được xác định
là một con số ước tính một cách hợp lý nhất dựa trên phương pháp phù hợp nhất.
* Áp dụng nhóm phương pháp thị trường
Khi thực hiện định giá trong M&A ngân hàng, phương pháp so sánh là
phương pháp khá tốt vì nó thể hiện rõ hơn giá trị ngân hàng trên thị trường. Tuy
nhiên, định giá theo phương pháp này vấp phải khó khăn khi muốn thành công thì
phải tìm được những ngân hàng có đặc điểm giống với ngân hàng định giá. Việc tìm
kiếm này ở Việt Nam không phải dễ dàng do hệ thống Ngân hàng thương mại ở
Việt Nam chưa thực sự phát triển.
Tuy nhiên, tổng kết chung lại, với ưu điểm là đơn giản, số liệu sẵn có, các

công ty tư vấn niêm yết tại Việt Nam đã rất thường xuyên sử dụng các phương pháp
thuộc nhóm thị trường này để tính giá trị cổ phiếu trước khi niêm yết (ngân hàng Á
Châu, ngân hàng Công Thương, ngân hàng Xuất nhập khẩu).
* Áp dụng nhóm phương pháp thu nhập
Quy định trong các văn bản pháp luật này vẫn còn gây khó khăn cho việc
định giá NHTMNN. Ví dụ, đối với các NHTMNN trong quá trình cổ phần hóa, sau
khi được định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền, kết quả thu được phải
được so sánh với kết quả định giá theo phương pháp tài sản cùng thời điểm để lựa
chọn, theo nguyên tắc: Giá trị doanh nghiệp xác định và công bố không thấp hơn
giá trị doanh nghiệp xác định bằng phương pháp tài sản. Như vậy, đối với các
NHTMNN cổ phần hóa, đây là một điểm hạn chế lớn của phương pháp này. Điều

8


này phản ánh là những giả định về các khoản thu kì vọng trong tương lai sẽ được
điều chỉnh để kết quả sát với giá trị đánh giá theo phương pháp tài sản. Trong điều
kiện của Việt Nam hiện nay, rất khó để có thể áp dụng mô hình CAPM.
iii Nguyên nhân
* Chủ quan
Nguồn lực thực hiện công tác định giá trong M&A ngân hàng chưa thực sự
chất lượng
Chưa thực sự chú trọng hệ thống cơ sở dữ liệu về định giá ngân hàng trong
M&A
* Khách quan
Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh
Môi trường vĩ mô
Vai trò quản lý, giám sát các công tác định giá của cơ quan

quản lý Nhà


nước chưa thực sự thể hiện được tầm quan trọng
Hệ thống chuẩn mực kế toán chưa hoàn chỉnh
Nguồn thông tin tham khảo phục vụ cho việc định giá trong M&A ngân hàng
ở Việt Nam hầu như không có
Nguyên nhân đặc thù khác
- NHTMNN có số lượng tài sản lớn dàn trải
- Khó khăn trong việc định giá lợi thế kinh doanh
- Số lượng ngân hàng niêm yết nhỏ
- Đặc thù trong báo cáo tài chính
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ
CHO HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
3.1 Xu hướng chung cho hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam
Có nhiều quan điểm khác nhau về tình hình M&A ngân hàng tại Việt Nam
trong năm 2011. Chưa thể đánh giá được quan điểm nào đúng hoặc sai, song từ
những kết quả của năm 2010, có thể nhận thấy M&A trong năm 2011 sẽ phát triển
theo 2 xu hướng dưới đây.

9


• Các nhà đầu tư ngoại ít hào hứng hơn
• Nhà đầu tư nội mạnh dạn hơn trong M&A ngân hàng
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác định giá trong hoạt động M&A ngân
hàng tại Việt Nam
i Giải pháp mang tính vĩ mô
* Hoàn thiện hàng lang pháp lý
* Ổn định vĩ mô nền kinh tế
* Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) theo chuẩn mực
kế toán quốc tế (IAS)

ii Giải pháp cụ thể
a, Hoàn thiện mục tiêu định giá
b, Nâng cao tính hợp lý trong việc lựa chọn phương pháp định giá ngân
hàng trong hoạt động M&A
Để có một kết quả định giá tốt, một phương pháp định giá phù hợp là cực kỳ
quan trọng. Các phương pháp định giá đã được trình bày về mặt lý thuyết ở chương
1, trong đó có thể thấy 4 phương pháp cụ thể là phương pháp P/B, P/E, DDM, RI là
các phương pháp hay được sử dụng để định giá NH trong hoạt động M&A. Để có
thể tìm hiểu mức độ phù hợp của từng phương pháp vào công tác định giá ngân
hàng, việc tính thử giá trị 2 ngân hàng theo 4 phương pháp trên được tiến hành.
* Quá trình tính thử
Hai ngân hàng thương mại được lựa chọn để tiến hành tính thử là Ngân hàng
thương mại X và Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.
Thời gian định giá : 31/12/2010
Các giả định và quy trình định giá:
Việc định giá lại NH TMCP X và NH TMCP ACB đã thực hiện bao gồm cả
việc dựa trên thay đổi từ những hạn chế của công tác định giá NH TMCP X đã được
nêu ở chương 2.
Ngoài phương pháp P/B, chiết khấu dòng cổ tức DDM, mô hình tăng trưởng
Gordon ta sử dụng thêm 2 phương pháp nữa là P/E và RI.

10


Về LSCK, việc sử dụng một LSCK cho toàn bộ thời kỳ định giá của NH
TMCP X đã được cho là mang lại kết quả không chính xác. Mô hình tính thử đã giả
định LSCK thay đổi theo 3 thời kỳ chứ không giữ nguyên duy nhất một LSCK.
* Kết quả
Bảng 3.22 : Kết quả tính thử
STT

1
2

Phương pháp
Giá cổ phiếu trên giá trị ghi sổ (P/B)
Giá cổ phiếu trên thu nhập của cổ

phiếu (P/E)
3
Chiết khấu cổ tức (DDM)
4
Lợi nhuận ngoài kỳ vọng (RI)
5
Bình quân
Giá cổ phiếu đóng cửa ngày 31/12/2010

NH X
32,035
25,876

Kết quả
NH ACB
19,303
22,553

29,273
23,863
27,762
23,000


20,636
19,485
20,494
26,100

* Kết luận và lựa chọn
Khuyến khích việc kết hợp nhiều phương pháp trong định giá ngân hàng
Theo như kết quả vừa tính toán và phần lý thuyết đã nêu, không có phương
pháp định giá nào là hoàn hảo và mang lại kết quả chính xác, muốn cho kết quả
đáng tin cậy, người định.giá phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp.
Tăng sự đơn giản và giảm tính chủ quan khi áp dụng mô hình
• Khuyến khích sử dụng các mô hình định giá phù hợp và đơn giản
• Giảm tính chủ quan trong việc xây dựng các mô hình định giá
Lựa chọn phương pháp định giá ngân hàng cần chú ý tới đặc điểm riêng
của từng thương vụ M&A
c, Hoàn thiện nguồn nhân lực thực hiện công tác định giá ngân hàng
d, Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu
e, Định giá hợp lý các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị NHTM
KẾT LUẬN

Những năm tới đây, chúng ta sẽ được chứng kiến thị trường M&A và sự sôi
động của nó trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập toàn cầu ngày càng sâu
rông. Các ngân hàng lớn muốn mở rộng thị phần một cách nhanh nhất phải tính đến
M&A. Đây được coi là một trong các con đường ngắn nhất cũng như hiệu quả nhất
11


của hoạt động đầu tư bởi nó tiết kiệm được nguồn lực, thời gian và tránh được các
rào cản. Trong các thương vụ M&A, thì công tác định giá là khâu hết sức quan
trọng đối với cổ động của cả bên mua và bên bán.

Với việc vận dụng kiến thức, hiểu biết và phương pháp nghiên cứu khoa học,
đề tài đã hoàn thành một số nội dung sau.
Thứ nhất, hoạt động định giá ngân hàng đã và đang là nhu cầu thiết yếu vì
tầm quan trọng của nó trong hoạt động M&A và ý nghĩa to lớn đối với các cổ đông,
những nhà đầu tư tiềm năng và các cơ quan quản lý, cơ quan giám sát
Thứ hai, một trong những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động định giá trong
M&A ngân hàng không chỉ từ phía nội tại của công tác định giá mà còn có sự tác
động lớn từ bên ngoài. Để công tác định giá ngân hàng trong M&A ngày càng phát
triển và hoàn thiện thì nhà nước cần chú ý đặc biệt hơn nữa hoàn thiện hành lang
pháp lý, minh bạch hóa thị trường.
Cuối cùng, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định giá trong
M&A ngân hàng trong điều kiện Việt Nam hiện nay.

12



×