Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Các giải pháp để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.19 KB, 17 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
A- Đặt vấn đề.
b- nội dung
1. Sự cần thiết xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay .
1.1. Kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng XHCN.
1.1.1. Kinh tế thị trường .
1.1.2. Kinh tế thị trường định hướng XHCN .
1.2. Vai trò của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong công cuộc
xây dựng XHCN ở nước ta .
2. Thực trạng quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở nước ta .
2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN .
2.1.1. Khẳng định tính tất yếu lịch sử của quá trình xây dựng và phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta .
2.1.2. Phát triển nhanh ,hiệu quả, bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với
việc thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường .
2.1.3. Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm,xây dựng đồng bộ nền
tảng cho một nước công nghiệp là yêu cầu cấp thiết .
2.1.4. Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội
nhập quốc tế . 2.1.5. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế -xã hội với quốc
phòng –an ninh .
2.2. Những thành tựu và hạn chế của quá trình xây dựng và phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta .
2.2.1. Thành tựu.
2.2.2. Hạn chế .
3. Các giải pháp để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam .
3.1. Đẩy mạnh công nghiệp hoá ,hiện đại hoá , ứng dụng nhanh tiến bộ khoa
học- công nghệ trên cơ sở đẩy mạnh phân công lao động xã hội .


3.2. Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường .
3.3. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần.
3.4. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
3.5. Giữ vững ổn định chính trị,hoàn thiện hệ thống luật pháp .
3.6. Xoá bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, hoàn thiện cơ chế
quản lí của Nhà nước.
c- kết luận .
d- danh mục tài liệu tham khảo.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
A- đặt vấn đề.
Để thực hiện được mục tiêu của chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ,vấn
đề quan trọng hàng đầu là phải xây dựng được cơ sở vật chất -kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội,mà muốn xây dựng được cơ sở vật chất kinh tế của CHXH thì
nhất thiết phải phát triển được lực lượng sản xuất,giải phóng triệt để sức sản
xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ
của lực lượng sản xuất . Đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay.giải phóng và
phát triển sức sản xuất. đảm bảo kinh tế tăng trưởng nhanh,phát triển bền vững
phải là nhiệm vụ chính trị trọng đại số một,nhiệm vụ trung tâm bởi vì không như
thế thì sẽ không thể có “dân giàu ,nước mạnh”, tức là không thể có CNXH.

Muốn phát triển lực lượng sản xuất ,kinh nghiệm thực tế cho thấy không
thể áp dụng mô hình kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp mà phải phát
triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy nhanh công nghiệp hoá,hiện đại
hoá. Do vậy từ 1986, Đảng ta đã đề ra phương hướng đổi mới kinh tế là
chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, định hướng XHCN.
Sau 20 năm đổi mới,chúng ta đã thu được những thành quả bước đầu, tuy vậy
cũng còn tồn tại nhiều thực trạng yếu kém trong nền kinh tế của đất nước và
cần có những giải pháp khắc phục.


Hy vọng qua bài tiểu luận với đề tài “Quan điểm toàn diện với việc xây
dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay “sẽ giúp em nhận thức đầy đủ hơn về thực
trạng nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay ,từ đó xác định phương
hướng nhiệm vụ tương lai cho mình .
Do sự hiểu biết còn hạn chế nên trong bài tiểu luận này em không tránh
khỏi những thiếu sót , mong thầy giáo thông cảm và tạo giúp đỡ em để bài tiểu
luận sau em làm được tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


b-nội dung.
1. Sự cần thiết xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay .
1.1. Kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng XHCN.
1.1.1. Kinh tế thị trường .
Một nền kinh tế trong đó các vấn đề cơ bản của nó do thị trường quyết định
được xem là nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường các chủ thể kinh tế có tính độc lập,có quyền tự
chủ trong sản xuất kinh doanh ;giá cả do thị trường quyết định ,hệ thống thị
trường được phát triển đầy đủ và có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối cac
nguồn lực kinh tế vào trong các ngành ,các lĩnh vực của nền kinh tế ;nền kinh
tế vận động theo những quy luật vốn có của nó như quy luật giá trị ,quy luật
cung cầu ,quy luật cạnh tranh ….Sự tác động của các quy luật đó hình thành
cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế ;nền kinh tế thị trường hiện đại có sự điều
tiết vĩ mô của Nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hoá ,các chính
sách kinh tế .
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Kinh tế thị trường không chỉ là “công nghệ “, là “phương tiện” để phát triển

kinh tế xã hội mà còn là những quan hệ kinh tế -xã hội ,nó không chỉ bao gồm
các yếu tố của lực lượng sản xuất mà còn cả hệ thống quan hệ sản xuất .
1.1.2. Kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế thị trường do sự tác
động của các quy luật vốn có của nó .Nói một cách cụ thể hơn,cơ chế thị
trường là hệ thống hữu cơ của sự thích ứng lẫn nhau , tự điều tiết lẫn nhau của
các yếu tố giá cả ,cung-cầu, cạnh tranh … trực tiếp phát huy tác dụng trên thị
trường để điều tiết nền kinh tế thị trường .
Trong quá trinh xây dưng xã hội ở nước ta , Đảng và Nhà nước đã chủ
trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước
theo định hướng XHCN. Đó chính là nền kinh tế thị trừơng định hướng XHCN.
Ngoài những tính chất chung của nền kinh tế thị trường, nề kinh tế thị
trường định hướng XHCN có những đặc trưng bản chất khác :
- Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trướng ở nước ta là giải
phóng sức lao động, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để
thực hiên công nghiệp hoá , hiện đại hoá, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của
CNXH , nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện tứng bước đời sống nhân
dân.
- Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN lấy chế độ công hữu những tư
liệu sản xuất làm nền tảng gồm những thành phần kinh tế : Kinh tế nhà nước ,
kinh tế tập thể ,kinh tế cá thể ,tiểu thủ công nghiêp, kinh tế tư bản tư nhân, kinh
tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhằm khai thác mọi
nguồn lực kinh tế , phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế nhằm
đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội.Trong các thành phần kinh tế thì kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
- Kết hợp nhiều hình thức phân phối trong đó phân phối theo lao động là
chủ yếu .Thu nhập phân phối theo hiệu quả lao động , hiệu quả kinh tế , phân
phối theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã
hội, nhưng hinh thức phân phối chủ yếu là theo kết quả lao động và hiệu quả

kinh tế vì nó là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của chế độ công hữu .
- Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng là nền kinh tế mở hội
nhập . Đây là đặc điểm phản ánh sự khác biệt giữa nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN mà chúng ta đang xây dựng với nền kinh tế đóng, khép kín trước
đổi mới , đồng thời phản ánh xu hướng hội nhập của nền kinh tế nước ta trong
điều kiện toàn cầu hoá kinh tế .
- Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà
nước XHCN .vai trò quản lí nhà nước XHCN là thực sự quan trọng. Nó đảm
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả cao, đặc biệt là đảm bảo
công bằng xã hội. Không ai ngoài nhà nước có thể giảm bớt đi đựợc sự chênh
lệch giữa giàu và nghèo , giữa thành thị và nông thôn , giữa các vùng của đất
nước trong điều kiện kinh tế thi trường .
1.2.Vai trò của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Bước đầu chúng ta đã khai thác được những tiềm năng trong nước và thu
hút được vốn, kĩ thuật ,công nghệ của nước ngoài, giải phóng năng lực sản
xuất, góp phần quyết định vào việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế với nhịp độ
tương đối cao trong thời gian qua. Có được vậy là nhờ vào những vai trò to lớn
của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN:
Kinh tế hàng hoá tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá ,buộc mỗi chủ thể sản xuất
phải cải tiến kỹ thuật , áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để giảm chi phí sản
xuất tới mức tối thiểu nhờ đó có thể cạnh tranh được về giá cả, đứng vững
trong cạnh tranh .Quá trình đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển,nâng cao
năng suất lao động xã hội .
Kinh tế hàng hoá kích thích tính năng động ,sáng tạo của chủ thể kinh tế,
kích thích việc nâng cao chất lượng ,cải tiến mẫu mã ,cũng như tăng khối
lượng hàng hoá dịch vụ do trong nền kinh tế hàng hoá ,người sản xuất phải
căn cứ vào nhu cầu của người tiêu dùng ,của thị trường để quyết định sản xuất
sản phẩm gì ,với khối lượng bao nhiêu ,chất lượng như thế nào .

Sự phát triển kinh tế hàng hoá sẽ thúc đẩy sự phân công lao động xã hội
và chuyên môn hoá sản xuất .Vì thế phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng
vùng cũng như lợi thế của đất nước có tác dụng mở rộng quan hệ kinh tế với
nước ngoài .
Sự phát triển của kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung
sản xuất ,do đó tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn, xã hội hoá cao ; đồng thời
chọn lọc được những người sản xuất, kinh doanh giỏi, hình thành đội ngũ cán
bộ quản lý có trình độ ,lao động lành nghề, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất
nước .
Như vậy viêc chuyển nền kinh tế lạc hậu của nước ta thành nền kinh tế hiện
đại ,hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế hay nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN là một nhiệm vụ cấp bách và tất yếu . Đó là con đường đúng
đắn để phát triển sản xuất ,khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước vào
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá .
Nhờ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chúng ta đã bước đầu
khai thác được tiềm năng trong nước và thu hút được vốn ,kỹ thuật ,công nghệ
của nước ngoài, giải phóng được năng lực sản xuất, góp phần quyết định vao
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế với nhịp độ tương đối cao trong thời gian
qua .
2.Thực trạng quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay .
2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về việc xây dưng và phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
2.1.1. khẳng định tính tất yếu lịch sử của quá trình xây dưng và phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN .

Do mô hình kế hoạch hoá tập trung tỏ ra thiếu sức sống trong khả năng
phát triển nội sinh về kinh tế nên kinh tế thị trường được nhìn nhận như một
phương thức sản xuất có tính lịch sử, là thành quả của văn minh nhân loại,

đươc sử dụng phục vụ cho sự phát triển thịnh vượng của mọi dân tộc mà
không phải là tài sản riêng của chủ nghĩa tư bản .
Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là một chủ trương đúng,là
phương thức, là con đường xây dựng CNXH ở nước ta trong thời kỳ quá độ .
2.1.2.Phát triển nhanh,hiêu quả, bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với
việc thực hiện tiến bộ ,công bằng xã hội và bảo vệ môi trường .
Phát huy mọi nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu quả những sản
phẩm, ngành, lĩnh vực mà nước ta có lợi thế , đáp ứng nhu cầu trong nước và
đẩy mạnh xuất khẩu, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường
trong và ngoài nước .Tăng nhanh năng suất lao động xã hội và nâng cao chất
lượng tăng trưởng .Triệt để tiết kiệm chống lãng phí ,tăng tích luỹ cho đầu tư
phát triển .
Tăng nhanh nội lực về khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng hiệu
quả giáo dục và đào tạo , đáp ứng yêu cầu về công nghiêp hoá , hiện đại hoá .
Đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ nhập khẩu . Đi nhanh vào công nghệ
hiên đại ở những ngành và lĩnh vực then chốt để tạo tốc độ tăng trưởng vượt
trội ở những sản phẩm và dịch vụ chủ lực. Công nghiệp hoá gắn liền với hiện
đại hoá ngay từ đầu và trong suốt các giai đoạn phát triển. Nâng cao hàm
lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh tế -xã hội, từng bước phát triển
kinh tế tri thức ở nước ta
Nâng cao nhân lực và tạo cơ hội cho mọi người đều có thể phát huy hết tài
năng, tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả phát triển,
đồng thời nâng cao trách nhiệm của mỗi người trong sự nghiệp xây dựng đất
nước , giữ gìn và phát triển văn hoá dân tộc, đẩy lùi tệ nạn xã hội. Nâng cao
chất lượng cuôc sống của nhân dân trên tất cả các khía cạnh như ăn , mặc, ở,
đi lại ,y tế, văn hoá ….Khuyến khích làm giàu hợp pháp, ra sức xoá đói giảm
nghèo, tạo điều kiện về hạ tầng và năng lưc sản xuất cho các vùng , các cộng

×