ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC
---***---
LỚP K53A - SINH HỌC
CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA
TRÙNG SỐT RÉT
VÀ BỆNH SỐT RÉT Ở VIỆT NAM
TIỂU LUẬN ĐỘNG VẬT HỌC ĐỘNG VẬT KHÔNG CÓ XƯƠNG SỐNG
Hà Nội, 11/2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC
---***---
LỚP K53A – SINH HỌC
CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA
TRÙNG SỐT RÉT
VÀ BỆNH SỐT RÉT Ở VIỆT NAM
Tiểu luận ĐỘNG VẬT HỌC ĐỘNG VẬT KHÔNG CÓ XƯƠNG SỐNG
Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Vịnh
Sinh viên thực hiện : Phan Hồng Anh
Đào Trọng Khoa
Đoàn Diệu Linh
Trần Văn Hiếu
2
Hà Nội, 11/2009
MỤC LỤC
3
MỞ ĐẦU
Động vật nguyên sinh (Protozoa) là động vật đơn bào xuất hiện sớm nhất thuộc giới
nguyên sinh vật (Protista). Động vật nguyên sinh có khoảng 60.000 loài, trong đó gần một
nửa là các dạng hóa thạch, sống chủ yếu trong môi trường nước, đất ẩm và các môi trường
giàu chất hữu cơ phân hủy. Một số loài sống ký sinh trong cơ thể các sinh vật khác.
Cơ thể của động vật nguyên sinh có cấu trúc cơ bản là một tế bào, nhưng đảm nhận
tất cả các chức năng của một cơ thể sống như ở động vật đa bào. Một sốt tập đoàn động
vật nguyên sinh tuy có cấu tạo tế bào nhưng chưa có sự phân hóa thành các mô, các cơ
quan. Hoạt động sống của tập đoàn về cơ bản vẫn dựa trên cơ sở một tế bào.
Các chức năng sống của động vật nguyên sinh do các cơ quan tử (organelle) đảm
nhận: tiên mao, tiêm mao hay chân giả đảm nhận chức năng vận chuyển, thu nhận thức ăn;
không bào tiêu hóa có chức năng tiêu hóa, không bào co bóp có chức năng bài tiết và điều
hòa áp suất thẩm thấu v.v…
Ở động vật nguyên sinh, sinh sản vô tính là hình thức sinh sản phổ biến, mặc dù sinh
sản hữu tính cũng có với sắc thái riêng của từng ngành. Động vật nguyên sinh sinh sản vô
tính bằng phân đôi, có khi bằng liệt sinh hay bằng mọc chồi; sinh sản hữu tính bằng tiếp
hợp, có hiện tượng xen kẽ thế hệ ở một số loài.
Động vật nguyên sinh có vai trò rất quan trọng đối với người, vật nuôi, cây trồng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như: sốt
rét, bệnh ngủ Châu Phi, bệnh lị amip v.v…
Hệ thống phân loại của động vật nguyên sinh có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, hiện nay
đa số các nhà nguyên sinh động vật nhất trí cho rằng động vật nguyên sinh là một phân
giới của Động vật. Căn cứ vào đặc trưng của cơ quan tử di chuyển và việc vó hay không
giai đoạn bào tử trong vòng đời của nhóm ký sinh, có thể phân biệt thành 4 nhóm Động vật
nguyên sinh với 12 ngành:
Nhóm động vật nguyên sinh có long bơi
• Ngành Trùng lông bơi Ciliophora
Nhóm động vật nguyên sinh có chân giả
• Ngành Trùng biến hình Amoebozoa
4
• Ngành Trùng lỗ Foraminifera
• Ngành Trùng phóng xạ Radiozoa
• Ngành Trùng mặt trời Heliozoa
Nhóm động vật nguyên sinh có roi bơi
• Ngành Archaezoa
• Ngành Trùng roi động vật Euglenozoa
• Ngành Trùng roi giáp Dinozoa
• Ngành Trùng roi cổ áo Choanozoa
Nhóm động vật nguyên sinh có bào tử
• Ngành Trùng bào tử Sporozoa
• Ngành Trùng vi bào tử Microsporozoa
• Ngành Trùng bào tử gai Cnidosporozoa
Trong giới hạn nội dung bài tiểu luận, chúng tôi xin được trình bày một số kiến thức
về Trùng sốt rét (Plasmodium) - nhóm Trùng bào tử máu (Haemosporidia) - ngành Trùng
bào tử (Sporozoa) và những hiểu biết cơ bản vể căn bệnh nguy hiểm ở Việt Nam do Trùng
Plasmodium gây ra - bệnh sốt rét.
5
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TRÙNG SỐT RÉT - PLASMODIUM
1.1. Vị trí phân loại
Trùng bào tử (Sporozoa) sống ký sinh trong tế bào, ống tiêu hóa hoặc xoang cơ thể
của động vật không xương sống và có xương sống. Trùng bào tử không có bào quan vận
chuyển, thức ăn được hấp thụ qua toàn bộ cơ thể, có cơ quan đỉnh giúp chúng xâm nhập
vào tế bào vật chủ. Vòng đời của Trùng bào tử thay đổi phức tạp nhưng có thể thấy có xen
kẽ ba giai đoạn: sinh sản hữu tính, sinh bào tử và sinh sản vô tính (thường bằng liệt sinh).
Giai đoạn đơn bội chiếm phần lớn trong vòng phát triển. Giai đoạn lưỡng bội (2n) ngắn,
phân bào giảm nhiễm ngay từ lần đầu tiên của hợp tử. Trong vòng phát triển có giai đoạn
bào tử có vỏ bảo vệ chịu được điều kiện sống bất lợi khi ra khỏi cơ thể vật chủ. Bào tử
được hình thành bên trong hoặc ngoài vật chủ để phát tán sang vật chủ khác; trong trường
hợp không có giai đoạn nào ở ngoài môi trường thì bào tử tiêu giảm (ví dụ Trùng bào tử
máu). Khả năng sinh sản bằng liệt sinh giúp cho Trùng bào tử tăng nhanh số lượng cá thể.
Trùng bào tử được chia thành 3 nhóm lớn: Trùng hai đoạn, Trùng hình cầu và
Trùng bào tử máu.
Trùng hai đoạn (Gregarinida): Ký sinh ở sâu bọ và động vật không xương
sống. Có kiểu sinh sản hữu tính riêng bằng cách gắn hai cá thể và tạo giao tử
trong kén. Các giao tử có thể giống nhau hoặc khác nhau tùy loài. Vòng phát
triển thiếu thế hệ liệt sinh.
Trùng hình cầu (Coccidiida): Ký sinh trong tế bào mô bì ruột, gan, thận và một
vài nội quan khác của động vật. Vòng đời xen kẽ đều đặn thế hệ sinh sản hữu
tính và vô tính.
Trùng bào tử máu (Haemosporidia): Có hàng trăm loài, ký sinh trong tế bào nội
mô của động vật có xương sống. Vòng phát triển không qua môi trường ngoài.
Vật truyền bệnh là chân khớp hút máu. Đáng chú ý là trùng sốt rét Plasmodium
gây bệnh sốt rét ở người.
Theo các tài liệu về phân loại động vật không có xương sống, các nhà nguyên sinh
động vật thống nhất xếp vị trí phân loại của Trùng sốt rét Plasmodium như sau:
Ngành Trùng bào tử Sporozoa
6
Lớp Aconoidasida
Bộ Trùng bào tử máu Haemosporidia
Họ Plasmodiidae
Chi Plasmodium
1.2. Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống
Trùng sốt rét Plasmodium sống ký sinh trong tế bào, có kích thước bé, khoảng 5-
8µm. Cấu tạo cơ thể của Trùng có màng 2 lớp bọc ngoài và các sợi vi cơ ở dưới. Đỉnh tế
bào có chóp cứng nhận chất tiết từ một vài túi dịch và có khoảng 10 – 12 dải vi cơ bao
quanh. Cả hệ cơ quan đỉnh này là cấu tạo đặc trưng của trùng sốt rét giúp chúng chui vào tế
bào vật chủ. Ở khoảng giữa cơ thể, cạnh nhân có lỗ thông của màng tế bào, nơi hình thành
không bào tiêu hóa.
Mang những đặc điểm chung của ngành, Trùng sốt rét Plasmodium di chuyển bị
động (theo dòng máu, theo luồng thức ăn…) nhưng cũng có khi di chuyển uốn mình để len
qua tế bào hoặc tiết dòng dịch để di chuyển theo hướng ngược lại.
Trùng sốt rét có một tầm quan trọng thực tiễn vô cùng to lớn. Chúng là những sinh
vật gây ra bệnh sốt rét – một tai họa đối với nhân dân ở nhiều địa phương.
7
Hình 1.1. Cấu tạo liệt trùng của trùng bào tử
1.Chóp; 2. Vi cơ; 3. Vi quản; 4. Lỗ; 5. Hạt mỡ; 6. Nhân; 7.
Màng nội chất hạt; 8. Thể Golgi; 9. Ty thể; 10. Túi
dịch
1.3. Phân loại
Trải qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận: có tất cả 4 loài
Plasmodium gây bệnh:
o Plasmodium falciparum (Hình 1.2)
o Plasmodium vivax (Hình 1.3)
o Plasmodium malariae (Hình 1.4)
o Plasmodium ovale (Hình 1.5)
8
PHẦN II: CHU TRÌNH SỐNG CỦA TRÙNG SỐT RÉT –
PLASMODIUM
Trong vòng đời của Trùng sốt rét có các thế hệ sinh sản vô tính bằng liệt sinh
(schizogoine) xen kẽ giữa các thế hệ sinh bào tử và sinh giao tử. Ở Trùng sốt rét, liệt sinh
được tiến hành khởi đầu trong tế bào gan (giai đoạn liệt sinh ngoài hồng cầu), sau đó mới
trong tế bào máu (giai đoạn liệt sinh trong hồng cầu). Quá trình sinh giao tử ở hai nhóm
này cũng tiến hành trong tế bào hoặc bắt đầu trong tế bào vật chủ.
Chu trình sinh sản của Trùng sốt rét ở người và muỗi có 2 giai đoạn: giai đoạn sinh
sản vô tính trong người và giai đoạn sinh sản hữu tính trong cơ thể muỗi truyền bệnh.
Chu trình phát triển của Trùng sốt rét diễn ra như sau:
2.1. Giai đoạn sinh sản vô tính trong cơ thể người
Trùng sốt rét sau khi được muỗi Anopheles truyền vào máu người, bắt đầu sinh sản
vô tính qua hai thời kỳ:
2.1.1. Thời kỳ ngoài hồng cầu
Bào tử theo máu xâm nhập vào gan. Chúng chỉ tồn tại trong máu từ nửa giờ đến
một giờ, vì máu không phải là môi trường thích hợp của chúng. Đến gan, bào tử xâm nhập
vào các tế bào gan, dồn nhân của tế bào gan về một phía và bắt đầu lớn lên thành liệt thể
(schizoit) là một dạng trọng, chuẩn bị sinh sản. Khi đủ điều kiện, liệt thể liệt sinh cho ra
nhiều liệt tử (merozoit). Các liệt tử phá vỡ tế bào gan, chui vào tế bào gan khác và tiếp tục
liệt sinh. Thời kỳ này thường kéo dài 14 ngày. Bệnh nhân trong thời kỳ này chưa có triệu
chứng gì, số lượng liệt tử trong gan rất lớn. Đại bộ phận liệt tử xâm nhập vào máu, một số
ít xâm nhập vào tế bào gan khác để tiếp tục liệt sinh như trên.
2.1.2. Thời kỳ trong hồng cầu
Liệt tử từ gan vào máu, xâm nhập vào hồng cầu, bắt đầu giai đoạn trong hồng cầu.
Trong máu những người mắc bệnh sốt rét sẽ tìm thấy trong các hồng cầu những ký sinh
trùng nhỏ, thay đổi hình dạng như amip. Ký sinh trùng (mỗi con trong một hồng cầu) lớn
lên rất nhanh thành liệt thể, liệt thể liệt sinh cho nhiều liệt tử, và chứa đầy trong hồng cầu.
Hồng cầu ấy chỉ còn lại phần chung quanh ngoại bên. Liệt thể hút hết huyết cầu tố và huyết
cầu tố trong cầu trùng biến thành một sắc tố có hạt màu đen, gọi là melanine. Một phần
9