Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bao cao danh gia thuc hien nhiem vu nam hoc 2010 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.43 KB, 9 trang )

PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG HỶ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS CHÙA HANG 1
Số: /BC

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Chùa Hang, ngày 19 tháng 5 năm 2011
BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2010-2011

Thực hiện chỉ thị số 3399/CT- BGD-ĐT ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010-2011.
- Căn cứ vào công văn số 241/HD-PGD ngày 19/5/2011 về hướng dẫn tổng
kết năm học 2010 - 2011 của phòng GD&ĐT huyện Đồng Hỷ.
- Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2010- 2011 của trường
THCS Chùa Hang 1 .
Trường THCS Chùa Hang 1 báo cáo đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ năm
học 2010 - 2011 với các nội dung cơ bản sau:
1. Tình hình và kết quả thực hiện các phong trào thi đua do Bộ GDĐT
phát động theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011.
Ngay khi tiếp thu các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng
GD&ĐT trường đã tổ chức triển khai tới tất cả cán bộ giáo viên, học sinh trong nhà
trường.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả và sáng tạo cuộc vận động "Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" theo Chỉ thị 06-CT/TW ngày 07/11/2006
của Bộ Chính trị gắn với đặc thù của ngành là thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy,
cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Thực hiện nghiêm túc quy định về
đạo đức nhà giáo theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 củ Bộ


GD&ĐT.
100% cán bộ giáo viên và học sinh thực hiện tốt Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ thông qua cuộc vận động "Hai không" của ngành. Tăng
cường các giải pháp để khắc phục hiện tượng học sinh ngồi sai lớp, giảm tỷ lệ học
sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi.
1


100% cán bộ giáo viên và học sinh tham gia tích cực phong trào thi đua "Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
Tăng cường giáo dục đạo đức, lý tưởng, rèn luyện kỹ năng sống, ứng xử cho
học sinh để chuẩn bị cho việc học tập, lao động ở giai đoạn tiếp theo.
Kết quả là trong 3 năm liên tục trường được xếp loại xuất sắc trong thực hiện
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
2. Triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản
lý nhà trường và các hoạt động giáo dục. Thực hiện chủ đề năm học là tiếp tục
"Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” nhà trường đã có các giái
pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà trường:
* Đối với cán bộ quản lý: Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học
sát thực tế của đơn vị, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo kế hoạch, khoa
học và nghiêm túc. Có biện pháp hữu hiệu để chấn chỉnh nền nếp dạy và học, nền
nếp kiểm tra, thi cử, đánh giá chất lượng dạy và học. Thường xuyên dự giờ thăm lớp
để có cơ sở đánh giá đúng chất lượng dạy và học. Tổ chức đánh giá thi đua công
khai dân chủ và khách quan.
* Đối với giáo viên: Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, đổi mới
phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giờ lên lớp. Thực hiện kiểm tra, đánh
giá đúng chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh. Phối hợp với Đoàn thanh
niên, Đội thiếu niên tuyên truyền và giáo dục học sinh thái độ trung thực, nghiêm
túc trong học tập, kiểm tra, thi cử.
* Đối với học sinh: Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, lễ phép với ông bà, cha

mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi… thương yêu giúp đỡ bạn bè xây dựng nếp sống
văn minh. Không vi phạm nội qui của nhà trường và pháp luật của nhà nước. Tích
cực hưởng ứng cuộc vận động bằng cách học tập nghiêm túc, hiệu quả, chất lượng.
* Đổi mới công tác quản lý: Thực hiện giao việc cụ thể cho từng thành viên
trong Ban giám hiệu các tổ chuyên môn, tổ công tác, xây dựng Quy chế dân chủ
trong các hoạt động của nhà trường, quy định cụ thể quyền, trách nhiệm của mỗi cá
nhân, mỗi tổ chức. Thực hiện quản lý bằng kế hoạch, bằng hiệu quả , chất lượng
2


công việc, gắn chất lượng cá nhân vào xét thi đua, khen thưởng. Giảm những cuộc
họp không cần thiết, chỉ đạo bằng văn bản chi tiết, hướng dẫn các công việc cụ thể,
Thực hiện nhiệm vụ năm học, ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức
triển khai cho CBGV học tập nội dung, yêu cầu các cuộc vận động, tổ chức cho
CBGV ký cam kết thực hiện các cuộc vận động.
Kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh:
Năm học 2009-2010
Năm học 2010-2011
SL
%
%
Tốt
332
68
267
65.12
Khá
133
27.3
105

25.62
Trung bình
23
4.7
37
9.02
Yếu
0
0
1
0.24
+ Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lý: Đã thực hiện có
hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các nội dung:
- Quản lý điểm của học sinh.
- Quản lý phổ cập.
- Xếp thời khóa biểu.
- Quản lý tài chính.
3. Đánh giá về quy mô trường, lớp, học sinh và việc giúp đỡ phù đạo học
sinh yếu kém:
Số lớp học 11 lớp giảm so với năm học trước 1 lớp.
Số học sinh 410 học sinh giảm hơn so với năm học trước 62 học sinh.
Các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém:
- Ngay từ đầu năm học nhà trường đã triển khai kế hoạch phân loại học sinh
yếu kém để có biện pháp giúp đỡ các em học sinh: tổ chức bồi dưỡng không thu phí
cho các em học sinh yếu 1 buổi/tuần.
- Củng cố các tổ chức trong nhà trường, nâng cao hiệu quả,hiệu lực quản lý.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên.
- Nâng cao hiệu quả công tác Xã hội hoá giáo dục: Thành lập ban đại diện cha
mẹ học sinh tham gia cùng giáo dục học sinh.
- Duy trì sĩ số học sinh gắn với nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Kết quả xếp loại học lực:
3


Năm học 2009-2010
SL
%
Giỏi
44
9.0
Khá
275
56.4
Trung bình
162
33.2
Yếu
7
1.4
Kém
0
0
Kết quả xây dựng trường chuẩn quốc gia:

Năm học 2010-2011
SL
%
33
8.05
241

58.78
124
30.24
12
2.93
0
0

Trường đạt chuẩn quốc gia năm 2005. Hiện nay trường đang hoàn thiện hồ sơ
và cải tạo CSVC chuẩn bị cho kiểm tra công nhận đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư
số 06 /2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Thực hiện chương trình, sách giáo khoa các môn học và giải pháp nâng
cao chất lượng giáo dục.
4.1. Thực hiện chương trình, sách giáo khoa các môn học:
Đã triển khai thực hiện tốt chương trình và kế hoạch giáo dục theo đúng các văn bản chỉ
đạo của Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT. Thực hiện phân phối chương trình do Sở GD&ĐT
Thái nguyên ban hành với thời lượng 37 tuần.
4.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục:
4.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, quán triệt sâu sắc quan điểm
phát triển giáo dụccủa Đảng.
4.2.2. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đồng thời kết
hợp chặt chẽ với giáo dục gia đình và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong
cộng đồng dân cư tiến tới một xã hội học tập.
+ Giáo dục trong nhà trường:
Đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hướng
dẫn và khuyến khích học sinh tự học
Tăng cường thực hành, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn đời sống và học tập.
Chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Quán triệt nguyên lý giáo dục:
“Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với
thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.

Đẩy mạnh công tác dạy nghề, hướng nghiệp, thực hiện tốt nội dung giáo dục
hướng nghiệp. Thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh đúng thực chất.

4


Đổi mới quản lý giáo dục, tăng cường việc tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý.
Thực hiện đánh giá nhà trường theo chuẩn kiểm định chất lượng và đánh giá cán bộ
quản lý giáo dục theo chuẩn hiệu trưởng. Đẩy mạnh công tác thi đua dạy tốt-học tốt
trong trường học, xem thi đua là một trong những động lực phát triển giáo dục
Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo cơ cấu bộ môn và chất
lượng giảng dạy, tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ chuẩn và trên chuẩn về lý luận
chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Thực hiện tốt các cuộc vận động : Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Hai không”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thực hiện đánh giá giáo viên theo chuẩn
nghề nghiệp kết hợp với việc đánh giá công chức và xét thi đua từng năm
+ Giáo dục ở gia đình học sinh
-Từng gia đình cần có góc học tập thuận tiện cho con em, cha mẹ cần quản lý
thời khoá biểu học tập của con em, tạo điều kiện về thời giờ học tập và khuyến khích tự
học, gần gũi, động viên kịp thời, chia sẻ, an ủi khi con em gặp khó khăn.
- Cha mẹ cần nêu gương tốt về cử chỉ, lời nói, việc làm cho con em noi theo.
- Cha mẹ học sinh thường xuyên phối hợp với nhà trường để nắm bắt kịp thời
tình hình học tập của con em mình và cùng với nhà trường giúp đỡ, hướng dẫn con em
trong quá trình học tập và rèn luyện.
- Cha mẹ học sinh cần nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến, công sức và tiền của,
góp phần xây dựng nhà trường ngày càng to đẹp và nâng cao chất lượng giáo dục để trẻ
em cảm thấy được “Đi học là hạnh phúc”, “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
+ Giáo dục trong cộng đồng dân cư
- Cấp uỷ và chính quyền cần thật sự quan tâm đến công tác giáo dục, thường
xuyên lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục, có các chương trình, kế hoạch phát triển

giáo dục của địa phương, kịp thời giải quyết những khó khăn, kiến nghị của nhà trường
và của ngành giáo dục. Lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị phối hợp chặt chẽ
với nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh. Quản lý tốt các hoạt động
kinh doanh, dịch vụ trên lĩnh vực văn hoá có ảnh hưởng đến quá trình học tập của học
sinh như game online, các loại văn hoá phẩm độc hại…bảo đảm an ninh, trật tự khu vực
trường học, giải toả các lều quán trước cổng trường.

5


- Hội đồng giáo dục, Hội Khuyến học, Ban đại diện cha mẹ học sinh phát huy tốt
vai trò, trách nhiệm của tổ chức mình, tích cực phối hợp với nhà trường đề xuất các giải
pháp hiệu quả để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
4.2.3. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học
Tiếp tục đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia; “trường học thân thiện, học
sinh tích cực”, tạo điều kiện cho nhà trường thật sự tự chủ về tài chính đồng thời đẩy
mạnh xã hội hóa để huy động các nguồn lực trong xã hội chăm lo phát triển sự nghiệp
giáo dục
4.2.4. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục.
- Tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và gia đình học
sinh tham gia giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục, phối hợp với nhà trường thực
hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn và thân thiện.
- Thực hiện công khai tài chính minh bạch, thu chi các loại quỹ do nhân dân đóng
góp theo đúng quy định của Nhà nước. Kêu gọi các nhà tài trợ, những người hảo tâm
tham gia đóng góp các quỹ học bổng hổ trợ học nghèo, học sinh khuyết tật, khen
thưởng học sinh giỏi.
Ba giải pháp chủ yếu được lựa chọn làm các phải pháp đột phá để nâng cao chất
lượng giáo dục là đổi mới quản lý giáo dục, xây dựng đội ngũ giáo viên và xã hội hoá
giáo dục.


4.3. Việc triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; việc dạy môn Tin học,
Ngoại ngữ, thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong các môn học; triển khai tích
hợp giáo dục môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các môn học:
+ Về triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng:
- Thực hiện theo công văn hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng chương
trình cho tất cả các môn học, ngay từ đầu năm trường THCS Chùa Hang 1 đã triển
khai các kế hoạch về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo
đúng yêu cầu nhiệm vụ năm học.

6


- Cung cấp tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình đối
với các môn học ngay từ đầu năm học. Chăm lo các điều kiện phương tiện phục vụ
giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Tạo điều kiện cho giáo viên bồi dưỡng chuyên môn hè, đồng thời tổ chức bồi
dưỡng đội ngũ thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn thường kỳ, thông qua công tác dự
giờ thăm lớp.
- Kiểm tra các tổ chuyên môn và đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên. Kiểm
tra công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên. Đã tiến hành đánh giá phân
loại giáo viên theo chuẩn một cách khách quan.
- Cải tiến công tác coi, chấm, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Phối hợp ban đại diện cha mẹ học sinh để quản lý học tập học sinh ở nhà, bồi
dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS yế kém, giảm học sinh lưu ban, bỏ học.
- Xây dựng kho tài nguyên của nhà trường, chỉ đạo các tổ chuyên môn họp thống
nhất đề kiểm tra trong các tổ, nhóm chuyên môn, xây dựng ngân hàng đề kiểm tra.
Chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn lưu giữ các bài kiểm tra của học sinh.
- Đã tổ chức một chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
theo chuẩn kiến thức kĩ năng cho tất cả giáo viên.

+ Việc dạy môn Tin học, Ngoại ngữ: đã tổ chức dạy môn Tin học cho tất cả học sinh
khối 6,7,8; dạy môn ngoại ngữ (tiếng Anh) cho tất cả học sinh các lớp.
+ Thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục địa phương theo quy định; triển khai tích hợp giáo
dục môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học theo đúng chỉ đạo của ngành.
5. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
Đã xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức thực hiện có
hiệu quả đối với tất cả các môn học; thực hiện dạy học, kiểm tra đánh giá theo
chuẩn kiến thức kỹ năng; Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa
trên chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS.
Thực hiện việc thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên
và học sinh; thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm.
7


- Giáo viên sử dụng hợp lý sách giáo khoa khi giảng bài trên lớphạn chế dạy
học thuần tuý theo lối "đọc - chép"; chú trọng phát huy tính tích cực, hứng thú trong
học tập của học sinh.
- Bước đầu khai thác các tư liệu dạy học qua mạng Internet thông qua trang
Web .
- Tăng cường sử dụng hợp lý công nghệ thông tin trong các bài giảng thông
qua sử dụng các bài giảng điện tử ; khai thác các thiết bị dạy học, phương tiện nghe
nhìn, phòng học bộ môn; coi trọng thực hành, thí nghiệm; bảo đảm cân đối giữa việc
truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh theo chuẩn kiến thức và kỹ
năng của Chương trình giáo dục phổ thông; chú trọng liên hệ thực tế trong giảng dạy
phù hợp với nội dung từng bài học.
6. Công tác xét tốt nghiệp lớp 9:
Thực hiện đúng Quy chế số 11/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 4 năm
2006 của Bộ GD&ĐT. Kết quả:
Năm học 2009-2010

Năm học 2010-2011
Tổng số HS
Tổng số HS
Tốt nghiệp
Tỷ lệ
Tốt nghiệp
Tỷ lệ
lớp 9
lớp 9
150
150
100%
124
123
99.19%
7. Biện pháp duy trì kết quả phổ cập:
Kiện toàn, củng cố Ban Chỉ đạo PCGD, đội ngũ cán bộ giáo viên chuyên
trách, hồ sơ PCGD các cấp; coi trọng công tác điều tra cơ bản, rà soát đánh giá kết
quả và báo cáo hằng năm về thực trạng tình hình PCGD; tích cực huy động các đối
tượng diện phổ cập giáo dục THCS ra lớp; chống bỏ học;
8. Kết qủa công tác xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm, tự làm thiết bị dạy
học
- Tiếp nhận, sử dụng , bảo quản tốt các trang thiết bị được cấp.
- Nâng cao ý thức bảo quản sách, thiết bị, tài sản của nhà trường.
- Mua mới 10 bộ bàn ghế học sinh.
- Mua và lắp đặt 11 màn chiếu cho tất cả các phòng học.
9. Việc tổ chức đánh giá Hiệu trưởng và giáo viên theo chuẩn.
8



- Việc đánh giá chuẩn hiệu tưởng theo đúng thông tư số 29/2009TT- BGDĐT
xếp loại hiệu trưởng loại khá chiếm …%, Loại Xuất sắc ….%, Loại trung bình ….%.
Đánh giá giáo viên theo chuẩn ….% Giáo viên xếp loại khá trở lên … % xếp
loại trung bình.
100% giáo viên trong nhà trường tham gia tập huấn xây dựng quy trình ra đề
kiểm tra theo ma trận đề, thực hiện tích hợp giảng dạy giá trị kỹ năng sống, luật
thuế trong môn giáo dục công dân và tích hợp môn trường trong các môn: Sinh, Hoá
Lý, Công nghệ.
10. Việc chấp hành chế độ thông tin, báo cáo, thi đua khen thưởng:
Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo theo quy định.
Về công tác thi đưa khen thưởng trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác thi
đua theo từng năm học, quy định các tiêu chí cụ thể trong bình xét thi đua, khen
thưởng trên cơ sở các quy định của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15-4-2010
của
11. Những kiến nghị, đề nghị.
+ Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo các yêu cầu của trường chuẩn quốc
gia.
+ Ổn định biên chế giáo viên, bố trí đủ biên chế được đào tạo cho các vị trí;
văn phòng, y tế trường học, nhân viên thiết bị, bảo vệ…
Nơi nhận:

HIỆU TRƯỞNG

- PGD&ĐT (b/c)
- Lưu VP

HOÀNG KIM ĐỈNH

9




×