Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Báo cáo đánh giá thực hiện chuẩn KTKN 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.78 KB, 6 trang )

PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH
TRƯỜNG TH LÊ HOÀN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số : .../BC- GD&ĐT Tam dân, ngày17 tháng 11 năm 2010
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG CÁC MÔN HỌC
VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC
Thực hiện công văn chỉ đạo số: 466/GD&ĐT ngày 10/11/2010 của Phòng
GD&ĐT huyện Phú Ninh về việc đánh giá thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các
môn học và Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học;
Trường Tiểu học Lê Hoàn báo cáo kết quả việc thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ
năng Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học của nhà trường trong thời gian qua,
cụ thể như sau:
1/ Về việc thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học:
1.1. Tổ chức dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học theo
Công văn số 624/BGDĐT-GDTH ngày 05/02/2009 về việc hướng dẫn thực hiện
Chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở tiểu học.
Chương trình Giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (ban hành kèm theo Quyết
định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ Giáo dục và đào tạo) đã xác
định Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình tiểu học là
“các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục
mà học sinh cần phải và có thể đạt được”. Dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ
năng là quá trình dạy đảm bảo mọi đối tượng học sinh đều đạt chuẩn kiến thức, kĩ
năng cơ bản của môn học trong chương trình bằng sự nỗ lực đúng mức của bản thân,
đồng thời đáp ứng được nhu cầu phát triển năng lực riêng của từng học sinh trong
từng môn học hoặc trong từng chủ đề của từng môn học.
a)Về công tác chỉ đạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên tại địa
phương; những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai dạy học theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng của các môn học ở tiểu học
- Triển khai chuyên đề dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cấp trường. Tổ


chức dạy thực hành theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho 100% giáo viên.
- Nhà trường đã tổ chức cho 100% giáo viên và Ban giám hiệu tham gia
chuyên đề dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng do phòng GD&ĐT huyện Phú
Ninh tổ chức.
- Mua tài liệu Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng cho 100% số
giáo viên.
- Thường xuyên dự giờ, góp ý, trao đổi thảo luận về dạy học theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng.
- Trong quá trình triển khai thực hiện dạy và học theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng nhà trường nhận thấy:
* Thuận lợi:
Chuẩn kiến thức, kĩ năng: Là cơ sở pháp lí cho công tác chỉ đạo, quản lí, dạy học.
Là mức độ cần đạt để GV thực hiện dạy học đảm bảo những yêu cầu cơ bản, tối
thiểu của chương trình giáo dục cấp tiểu học.
Thực hiện dạy học phù hợp với các đối tượng, tạo cơ hội cho giáo viên chủ động,
linh hoạt trong dạy học, từng bước thực hiện chất lượng giáo dục và bình đẳng trong
phát triển năng lực của mỗi học sinh.
Thực hiện theo chuẩn kiến thức kĩ năng giáo viên có điều kiện giúp học sinh yếu
nắm được kiến thức cơ bản của bài và hoàn thành bài học kịp tốc độ chung.
Là cơ sở giúp giáo viên chọn phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học
phù hợp với tùng đối tượng học sinh trong từng bài học.
Là cơ sở giúp giáo viên khắc sâu được kiến thức trọng tâm cơ bản cho tất cả đối
tượng học sinh tránh tình trạng dạy quá chuẩn.
* Khó khăn:
Quá trình thực hiện một số giáo viên vẫn lúng túng khi vận dụng đối với các đối
tượng học sinh khác nhau.
Đối với học sinh yếu thì việc nắm được tất cả các yêu cầu cơ bản của chuẩn vẫn
còn khó khăn.
Tranh các môn học còn thiếu nhiều.
b) Sự phù hợp của chuẩn kiến thức, kĩ năng:

+ Đối với khả năng của học sinh. Học sinh có đủ khả năng tiếp thu theo chuẩn
kiến thức, kĩ năng.
+ Điều kiện học tập của nhà trường và gia đình đảm bảo cho thực hiện chuẩn
kiến thức, kĩ năng.
+ Học sinh có khả năng phát triển tư duy tốt, nhiều em có khả năng tiếp thu cao
hơn so với chuẩn kiến thức, kĩ năng.
+ Trình độ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Nhiều giáo viên có trình độ trên chuẩn đặc biệt là giáo viên trẻ có khả năng dạy học
cao hơn chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với đối tượng học sinh khá giỏi.
c)Những vướng mắc tồn tại trong quá trình thực hiện bộ tài liệu Hướng dẫn
thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học theo từng lớp của Bộ
GD&ĐT cụ thể:
Môn/lớp Bài dạy Nội dung vướng
mắc khó thực hiện
được
Đề nghị điều
chỉnh
Thủ công
Lớp 1
Xé, dán hình con

HS thực hiện chưa
được
Cần điều chỉnh cho
phù hợp.
Luyện từ và câu
Lớp 2
Vở bài tập Tự
nhiên và xã hội
Lớp 2

Mở rộng vốn từ:
Từ ngữ về đồ dùng
và công việc trong
nhà (Trang 90, tuần
11)
Bài 40: Cây sống ở
đâu?
(Trang 22)
Bài tập số 1: Tìm
các đồ vật được vẽ
ẩn trong bức tranh
sau và cho biết mỗi
vật dùng để làm gì.
-> Đồ vật vẽ trong
tranh nhiều. học
sinh tìm mất nhiều
thời gian.
Hình 1 Trang 22.
Hình nhìn không rõ
Giảm bớt đồ vật
trong tranh.
Hình rõ hơn để học
sinh dễ nhận biết.
Toán
Lớp 4
Thực hành vẽ hình
chữ nhật và thực
hành vẽ hình vuông
Hai bài ghép chung
dạy trong một tiết

thì học sinh trung
bình và yếu không
nắm được kiến
thức cơ bản và
hoàn thành bài tập
mà tài liệu yêu cầu
cần làm.
Hai bài tập này dạy
trong 2 tiết.
Bài tập cần làm
thêm bài 2b trong
bài: Thực hành vã
hình chữ nhật và
thêm bài 3 trong
bài: Thực hành vẽ
hình vuông.
1.2. Triển khai dạy môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học theo công văn số
7975/BGDĐT-GDTH ngày 10/9/2010 về hướng dẫn dạy học môn Thủ công, Kĩ
thuật ở tiểu học:
Nhà trường triển khai lựa chọn, điều chỉnh nội dung, kế hoạch dạy học môn
Thủ công, Kĩ thuật phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học các vùng
miền theo hướng:
Thay đổi thứ tự dạy học các chủ đề, các bài học trong mỗi chủ đề cho phù
hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tiễn của địa phương.
Tăng hoặc giảm thời lượng dạy học cần thiết của một số bài học.
Lựa chọn nội dung dạy học có trong chương trình, sách giáo khoa, phù hợp
với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của địa phương.
1.3. Thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh theo thông tư số
32/2009/BGDĐT-GDTH ngày 27/10/2010:
Nhà trường tiến hành tổ chức triển khai Thông tư số 32/2009/BGDĐT-GDTH

ngày 27 tháng 10 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến từng cán bộ, giáo viên
trong nhà trường.
Đối với hai môn Tiếng Việt Và Toán khi xây dựng đề kiểm tra nhà trường
bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và sự vận dụng của học sinh trong quá trình học tập
trong chuẩn để ra đề.
Việc đánh giá xếp loại giáo dục học sinh chỉ dựa vào điểm bài kiểm tra định
kì cuối năm là chưa phù hợp (còn mang tính may rủi).
Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét :
Giáo viên căn cứ vào tiêu chí đánh giá của từng môn học, từng học kỳ, từng
lớp bám sát chuẩn kiếm thức, kĩ năng của môn học để đánh giá xếp loại học sinh
hoàn thành tốt(A+), hoàn thành (A) hoặc chưa hoàn thành (B).Việc đánh giá nhẹ
nhàng không tạo áp lực cho cả GV và HS , đó khơi dậy tiềm năng học tập của học
sinh. Linh hoạt trong quá trình tìm chứng cứ đánh giá, không cứng nhắc.
1.4. Triển khai hoạt động cam kết, bàn giao chất lượng học sinh theo công
văn số 7312/BGDĐT-ĐTH ngày 21/8/209 và Công văn số 4919/BGDĐT –GDTH
ngày 17/8/2010 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010,
năm học 2010 – 2011:
Nhà trường có dự kiến phân công giáo viên giảng dạy cho năm học tiếp theo
ngay từ năm học trước, từ đó tất cả 4 đợt kiểm tra định kỳ từ lớp 1 đến lớp 5 đều
được bố trí giáo viên dự kiến sẽ dạy lớp đó coi và chấm bài và giám sát chấm bài
kiểm tra định kỳ .
Khi bàn giao lớp đầu năm học mới nhà trường đó chỉ đạo giáo viên cũ và mới
bàn giao cả về tình hình lớp, chất lượng học sinh và đặc điểm, cá tính, hoàn cảnh
gia đình của từng học sinh.
2. Việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học từ năm học 2007 – 2008
đến nay.
Đây là nhiệm vụ trọng tâm, là hoạt động chủ đạo trong nhà trường do vậy việc
đổi mới PPDH được nhà trường quan tâm và chỉ đạo sát sao.
- Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện:
Nhà trường đã tổ chức cho giáo viên nghiên cứu sâu, kĩ về yêu cầu đổi mới

phương pháp dạy học như: Nghiên cứu, tham gia các chuyên đề do cấp trên tổ chức.
Thường xuyên tổ chức chuyên đề cấp trường. Tổ chức cho 100% giáo viên dạy học
theo hướng đổi mới phương pháp dạy học kết hợp hài hoà phương pháp dạy học
truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại.
Ban giám hiệu, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn thường xuyên dự giờ góp ý cho
giáo viên. Tổ chức cho giáo viên dạy theo chuyên đề cho toàn thể giáo viên dự theo
từng môn, từng khối lớp từ đó giáo góp ý, rút kinh nghiệm và thống nhất phương
pháp dạy học.
Nhà trường có phòng thư viện – thiết bị đựng đồ dùng. Do tình hình thực tế của
nhà trường, tổ chức cho giáo viên ngay từ đầu năm học mượn đồ dùng dạy học để
phục vụ giảng dạy. Khai thác tối đa hiệu quả các trang thiết bị dạy học sẵn có, đồ
dựng dạy học tự làm và phòng thiết bị của trường.
- Việc sử dụng tài liệu bồi dưỡng và thiết bị dạy học về đổi mới phương pháp dạy
học.
Coi trọng thực hành, thí nghiệm, rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho
học sinh, bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho
học sinh theo chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình do Bộ giáo dục quy định.
Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng cho học sinh từng môn học, từng lớp học trong
từng bài giảng để phân phối thời gian một cách hợp lí, tuyệt đối tránh việc dạy học
phụ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa.
- Đánh giá về hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học: Thuận lợi, khó
khăn, kết quả.
Khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu, đồ dùng dạy học trong những tiết dạy
hằng ngày. Thường xuyên có kế hoạch chỉ đạo, động viên và kiểm tra việc sử dụng
đồ dùng để dạy học sinh.
* Về hiệu quả
Học sinh hứng thú học tập và tiếp thu bài tốt hơn.
Giảm căng thẳng cho học sinh trong học tập.
Học sinh được thực hành nhiều hơn do vậy nắm chắc kiến thức hơn, kĩ năng
thuần thục hơn.

Vận dụng kiến thức đã học và thực tế cuộc sống gần gũi tốt hơn.
* Về thuận lợi.
Sự quan tâm, chăm lo của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục, công tác xã hội
hoá giáo dục ngày càng mang lại hiệu quả.
Sự phát triển của công nghệ thông tin là cơ sở triển khai thành công việc đổi mới
phương pháp dạy học.
Nhiều giáo viên có đạt trình độ trên chuẩn, đủ điều kiện để tiếp nhận chương
trình và sách giáo khoa mới cũng như các phương pháp dạy học hiện đại.
Xã hội chấp nhận và đồng tình hưởng ứng với cuộc vận động : “ Hai không” với
4 nội dung của ngành giáo dục.
Đổi mới PPGD ở tiểu học phù hợp với lứa tuổi các em. Những học sinh trung
bình hay yếu cũng làm được bài tập.

×