Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG CÁN CÂN VÃNG LAI VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ CÁCH TIẾP CẬN LIÊN THỜI KỲ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.55 KB, 98 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CƠNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2013

Tên cơng trình:
NHÂN TỐ TÁC ĐỢNG CÁN CÂN VÃNG LAI VIỆT NAM - GÓC
NHÌN TỪ CÁCH TIẾP CẬN LIÊN THỜI KỲ VÀ
HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội

HÀ NỘI, 2013


i

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................iii
PHỤ LỤC.....................................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................v
Chương I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI..................................................................1
Chương II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU........7
Chương III: THỰC TRẠNG CÁN CÂN VÃNG LAI VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 1996 - 2012.....................................................................................22
Chương IV: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG TỚI CÁN CÂN VÃNG LAI...........................................................62
Chương V: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................86



ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng tới tài khoản vãng lai - kết quả ước
lượng từ các nghiên cứu thực nghiệm điển hình ........................................19
Bảng 2: Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư qua các năm, %GDP..............................24
Bảng 3: Diễn biến cán cân thương mại giai đoạn 1996-2012 ....................26
Bảng 4: Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu ........................................................31
Bảng 5: Cơ cấu xuất khẩu phân theo khu vực kinh tế qua các năm ...........33
Bảng 6: Cơ cấu nhập khẩu trung bình phân theo khu vực kinh tế qua các
giai đoạn .....................................................................................................37
Bảng 7: Cán cân dịch vụ của Việt Nam, triệu USD ....................................39
Bảng 8: Cán cân thu nhập, triệu USD ........................................................41
Bảng 9: Nợ nước ngoài của Việt Nam qua các năm, %GDP .....................48
Bảng 10: Danh mục hàng hóa trong khuôn khổ CEPT của Việt Nam .......50
Bàng 11: Các biến số, nguồn số liệu và cách đo lường ..............................62
Bảng 12: Kết quả hồi quy cán cân vãng lai và cán cân thương mại ...........64


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Cán cân vãng lai Việt Nam qua các thời kỳ ..................................23
Hình 2: Cán cân vãng lai mợt số nước, triệu USD .....................................24
Hình 3: Cán cân thương mại theo khu vực kinh tế .....................................27
Hình 4: CCTM theo nước, khối nước chính, tỷ USD ................................29
Hình 5: X́t khẩu hàng hố qua các năm ..................................................30
Hình 6: Cơ cấu x́t khẩu hàng hố theo nhóm hàng .................................32
Hình 7: Cơ cấu x́t khẩu phân theo nước, khối nước chính .....................34

Hình 8: Nhập khẩu hàng hố qua các năm .................................................35
Hình 9: Cơ cấu nhập khẩu phân theo nhóm hàng ......................................36
Hình 10: Cơ cấu nhập khẩu chia theo nước, khối nước chính ...................38
Hình 11: Chuyển giao thu nhập rịng, triệu USD .......................................43
Hình 12: Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, tỷ USD .......45
Hình 13: Đầu tư trực tiếp nước ngồi theo đối tác .....................................45
Hình 14: Đầu tư gián tiếp nước ngồi, triệu USD ......................................47
Hình 15: Tỷ giá danh nghĩa hữu hiệu (NEER) và tỷ giá thực hữu hiệu
(REER) .......................................................................................................54


iv

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hiệu ứng đường cong J .............................................................79
Phụ lục 2: Cơ chế tỷ giá Việt Nam giai đoạn 1997 – 2012 ........................79
Phụ lục 3: Tính tốn REER ........................................................................80
Phụ lục 4: Các kiểm định tự tương quan ....................................................81
Phụ lục 5: Cán cân thanh toán Việt Nam giai đoạn 1996-2011..................81
Phụ lục 6: Biến động thu nhập tương đối (ΔRel_y) ...................................83


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACFT
A

ASEAN China Free Trade Area


Khu vực Mậu dịch tự do
ASEAN-Trung Quốc

AFTA

ASEAN Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN

APEC

Asia-Pacific Economic
Cooperation

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Á - Thái Bình Dương

ASEM

Asia-Europe Meeting

Diễn đàn hợp tác Á - Âu

CA

Current Account

Cán cân vãng lai


CCTM

Cán cân thương mại

CEPT

Common Effective Preferential
Tariff

Chương trình ưu đãi thuế quan
có hiệu lực chung

CIF

Cost, Insurance, Freight

Giá nhận hàng tại biên giới
Việt Nam

CNY

China Yuan Renminbi

Đồng Nhân dân tệ

EMEs

Emerging market economies

Các nền kinh tế thị trường mới

nổi

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FGLS

Feasible Generalized Least
Squares

FOB

Free On Board

Giá giao hàng tại biên giới
nước xuất khẩu

FPI

Foreign Portfolio Investment

Đầu tư gián tiếp nước ngồi

GDP

Gross Domestic Product


Tổng sản phẩm quốc nợi

GMM

Generalized method of moments

GSO,

General statistics office

Tổng cục thống kê


vi
TCTK
IDCs

Industrial developed countries

Các nước công nghiệp phát
triển

IFS

International Financial Statistics

Thống kê tài chính quốc tế

IMF


International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

KCN

Khu công nghiệp

KCNC

Khu công nghệ cao

KCX

Khu chế xuất

LIFEs

Low-income and fragile
economies

Các nước thu nhập thấp và dễ
bị tổn thương

MENA

Middle East and North Africa

Khu vực Trung Đơng và Bắc
Phi


MOF

Ministry of Finance

Bợ Tài chính

NEER

Nominal effective exchange rate

Tỷ giá danh nghĩa hữu hiệu

NFA

Net Foreign Assets

Tài sản rịng nước ngồi

OECD

Organisation for Economic Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế

OER

Official exchange rate


Tỷ giá chính thức thống nhất
do NHNN cơng bố

OLS

Ordinary least squares

Phương pháp bình phương nho
nhất

REER

Real effective exchange rate

Tỷ giá thực hữu hiệu

SBV,
NHNN

The State Bank of Vietnam

Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam

TOT

Terms of trade

Tỷ giá thương mại


VECM

Vector error correction model

Mơ hình véctơ hiệu chỉnh sai
số


vii
WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế Giới


1

Chương I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Lý do nghiên cứu
Tài khoản vãng lai là bợ phận chính yếu trong cán cân thanh tốn quốc
tế, nó ghi nhận các giao dịch thương mại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ;
thu nhập và chuyển giao rịng từ nước ngồi; và là một trong những chỉ số
quan trọng để đánh giá hành vi trong tương lai của nền kinh tế. Theo cách

tiếp cận liên thời kỳ, cán cân vãng lai phản ánh mức độ chênh lệch giữa tiết
kiệm và đầu tư trong nước. Thâm hụt cán cân vãng lai đồng nghĩa với việc
tiết kiệm trong nước không đủ mức đầu tư lớn hơn trong nước, địi hoi phải
thu hút các ng̀n vốn từ bên ngoài như FDI, kiều hối hay là các khoản vay
nợ nước ngồi. Với mợt nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và đang ở
giai đoạn đầu của sự phát triển như Việt Nam hiện nay thì thâm hụt cán cân
vãng lai là điều dễ hiểu. Thậm chí, xét ở mợt góc đợ nào đấy, điều này cịn
là cần thiết để Việt Nam có thể tận dụng được ng̀n vốn từ bên ngồi
nhằm phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng
tới khả năng thanh tốn của mợt quốc gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác động
xấu tới nền kinh tế. Tác đợng này có thể xảy ra như là mợt cú sốc đối với
cân bằng bên ngồi của nền kinh tế dưới hai hình thức: (i) như mợt c̣c
khủng hoảng tiền tệ đi kèm với sự mất giá mạnh đồng nội tệ hay suy kiệt
dự trữ ngoại tệ của quốc gia đó; (ii) như mợt c̣c khủng hoảng nợ nước
ngoài, dưới dạng mất khả năng trả nợ nước ngoài và/hoặc khơng có khả
năng vay nợ nước ngồi. Thâm hụt cán cân vãng lai kéo dài nếu không
được tài trợ bằng thặng dư cán cân vốn sẽ dẫn tới thâm hụt cán cân thanh
toán, gây ra sức ép giảm giá đồng nội tế. Đối với những nước với thị
trường vốn phát triển, cơ chế tỷ giá linh hoạt thì vấn đề này không phải là
nghiêm trọng. Nhưng đối với những nước đang phát triển, khi mà thị
trường vốn còn bị kiểm soát chặt chẽ, cơ chế tỷ giá neo cố định thì sự mất


2
giá đồng nội tệ liên tục không những không thể giúp cải thiện cán cân
thương mại mà còn gây ra những tác đợng tiêu cực tới nền kinh tế. Khi
Chính phủ theo đuổi chính sách tỷ giá cố định, họ buộc phải sử dụng dữ trữ
ngoại hối nhằm ổn định tỷ giá như đã cam kết với người dân, do đó thâm
hụt vãng lai kéo dài có thể dẫn tới mất cạn kiệt dự trữ ngoại hối và cuối
cùng là một cuộc khủng hoảng tiền tệ. Mặt khác, được tài trợ bằng cán cân

tài khoản vốn sẽ giúp quốc gia đó tránh mợt c̣c khủng hoảng tiền tệ. Tuy
nhiên, mợt quốc gia không thể mãi là người đi vay và cũng khơng mợt
nước nào có thể cho nước khác vay mãi nếu khơng chắc chắn rằng họ có đủ
khả năng trả nợ. Khi phải vay nợ nước ngoài kéo dài, niềm tin của các nước
vào nước đi vay sẽ giảm sút và đến mợt lúc nào đó quốc gia này sẽ khó có
khả năng vay nợ thêm cũng như mất khả năng thanh toán nợ cũ. Cuối cùng
sẽ dẫn tới mợt c̣c khủng hoảng nợ nước ngồi. Roubini & Wachel (1998)
cho rằng thâm hụt cán cân vãng lai trong các nền kinh tế đang chuyển đổi
phản ánh cả hai khía cạnh trên.
Có quan điểm cho rằng, thâm hụt cán cân vãng lai phản ánh những
thành cơng trong q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần thu hút
vốn đầu tư nước ngoài và mở ra triển vọng tăng trưởng kinh tế nhanh. Ở
mợt góc đợ khác, thâm hụt vãng lai lại phản ánh một sự quản lý tồi trong
quá trình chuyển đổi, thể hiện những mất cân đối quá mức và là nguy cơ
của một cuộc khủng hoảng cán cân thanh tốn (Roubini và Wachel, 1998).
Như vậy thì thâm hụt vãng lai là tốt hay xấu là một câu hoi khơng dễ trả
lời, điều này cịn phụ tḥc vào tình hình kinh tế vĩ mơ cũng như tình hình
tài khoản vốn. Nó chỉ thực sự trở nên xấu khi thâm hụt kéo dài và dẫn tới
khủng hoảng cán cân thanh tốn, mất giá đờng nợi tệ. Tuy nhiên, hiện nay
ở Việt Nam vẫn có mợt quan niệm phổ biến là cứ nhập siêu, thâm hụt
thương mại cũng như thâm hụt tài khoản vãng lai là xấu, là phản ánh của
một nền kinh tế yếu kém và ngược lại, thặng dư tài khoản vãng lai thể hiện
một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh tốt.


3
Ngoài ra, cân bằng tài khoản vãng lai cũng quyết định tới thay đổi tài
khoản rịng của mợt nước so với các nước khác thế giới, phản ánh những
quyết định liên thời gian của cả cư dân trong và ngoài nước. Chính bởi vậy
mà biến đợng tài khoản vãng lai luôn là một trong những chỉ số quan trọng

để đánh giá hành vi nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào, đồng thời ảnh
hưởng sâu sắc tới các phân tích của các nhà hoạch định chính sách về sự
phát triển của nền kinh tế, và Việt Nam cũng không là mợt ngoại lệ trong
đó. Kể từ năm 1996 tới nay, cán cân thương mại cũng như cán cân vãng lai
của Việt Nam liên tục thâm hụt trong nhiều năm liền và có xu hướng gia
tăng trong những năm gần đây. Sau c̣c khủng hoảng tài chính châu Á
1997-1998, cán cân vãng lai chuyển từ thâm hụt 8,2% GDP năm 1996 sang
thặng dư trong những năm 1999-2001 (khoảng từ 2-4% GDP). Tuy nhiên
thâm hụt vãng lai bắt đầu quay trở lại từ năm 2002 và liên tục trong nhiều
năm liền, đặc biệt với mức thâm hụt lên tới 11,88% GDP năm 2008. Đối
với cán cân thương mại, kể từ năm 2003 trở đi, thâm hụt liên tục ở mức cao
với đỉnh điểm là hai năm 2007-2008 lên tới 20% GDP. Do đó việc hiểu rõ
các phương thức của sự mất cân đối tài khoản vãng lai có ý nghĩa rất quan
trọng đối với những chính sách kinh tế vĩ mơ.
Trên thế giới đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu các nhân tố ảnh
hường tới cán cân vãng lai và ng̀n gốc của mất cân bằng cán cân vãng lai
tồn cầu. Điền hình như của Debelle & Faruquee (1996); Chinn & Prasad
(2003), và gần đây là của Lucun Yang (2011) hay Haddad & Nedeldjkovic
(2012) v.v. Mặc dù hầu hết những nghiên cứu này đều dựa trên phương
pháp tiếp cận liên thời kỳ nhưng mỗi nghiên cứu lại thực hiện trên một
phạm vi các quốc gia khác nhau, cũng như do mục tiêu khác nhau dẫn tới
các biến đưa vào mô hình cũng có những sự khác biệt nhất định.
Cịn tại Việt Nam, cho tới thời điểm này vẫn chưa có những nghiên
cứu cụ thể nào thực hiện kiểm định những nhân tố tác động tới cán cân


4
vãng lai của Việt Nam. Những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở phân tích
thâm hụt và khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai, cán cân thương
mại như Nguyễn Thị Hiền (2009); Nhật Trung (2008); hay gần đây là của

Mai Thu Hiền và Cao Thị Thanh Thủy (2011); Tơ Trung Thành (2012). Để
có thể lấp đầy khoảng trống học thuật đồng thời bổ sung bài nghiên cứu
theo phương pháp định lượng dựa trên những số liệu về Việt Nam, đờng
thời góp phần đưa ra những tài liệu tham khảo có ý nghĩa thực tiễn cho các
nhà hoạch định chính sách nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Nhân tố tác động cán cân vãng lai Việt Nam - góc nhìn từ cách tiếp cận
liên thời kỳ và hàm ý chính sách”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với số liệu thu nhập được về Việt Nam, nhóm tác giả xác định mục
tiêu chính là tìm ra những nhân tố ảnh hường tới cán cân vãng lai của Việt
Nam, chiều hướng tác động của các biến số cũng như ảnh hưởng về đợ lớn
của nó. Đờng thời cố gắng bổ sung vào khoảng trống học thuật nghiên cứu
về cán cân tài khoản vãng lai. Với mục tiêu tổng quát như vậy, đề tài
nghiên cứu này tập trung giải quyết các vấn đề lớn sau:
Thứ nhất, phân tích thực trạng thâm hụt cán cân vãng lai của Việt
Nam qua các năm.
Thứ hai, phân tích những ng̀n tài trợ chính cho thâm hụt vãng lai ở
Việt Nam, đờng thời tìm hiểu những chính sách có liên quan tới cán cân
thương mại, cán cân vãng lai trong giai đoạn 1996 - nay.
Thứ ba, xem xét tác động của các yếu tố tới cán cân vãng lai của Việt
Nam theo phương pháp tiếp cận liên thời kỳ. Đờng thời giải thích ngun
nhân gây ra thâm hụt cán cân vãng lai trong giai đoạn nghiên cứu.
Từ những kết quả thu được, chúng tôi đề xuất các lựa chọn chính sách
như là ý kiến đóng góp đối với các nhà hoạch định.


5
3. Phương pháp nghiên cứu, phạm vi và số liệu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng phương pháp tiếp cận liên
thời kỳ tới cán cân vãng lai. Đồng thời chúng tơi ước lượng mơ hình hời

quy bằng phương pháp bình phương nho nhất (OLS) để xem xét tác đợng
của các biến giải thích tới cán cân vãng lai.
Ở Việt Nam, do số liệu thống kê còn chưa đầy đủ nên chúng tôi lựa
chọn bộ số liệu từ quý I năm 1996 tới quý II năm 2012. Đây là giai đoạn
mà số liệu phục vụ cho nghiên cứu khá đầy đủ, đồng thời cũng phản ánh
được giai đoạn Việt Nam bắt đầu có sự hợi nhập sâu hơn với nền kinh tế
khu vực cũng như thế giới. Điều này giúp cho mơ hình hời quy đạt được
kết quả tốt nhất.
Số liệu sử dụng trong bài nghiên cứu được chiết xuất từ ng̀n chính
là IFS (IMF), ngồi ra, để phục vụ cho bài nghiên cứu chúng tôi cũng sử
dụng một số số liệu từ các nguồn khác như GSO, MOF, WB, SBV...
4. Cấu trúc bài nghiên cứu
Cấu trúc của bài nghiên cứu bao gồm 5 chương:
Chương I giới thiệu đề tài nghiên cứu, đưa ra lý do, mục tiêu, câu hoi
nghiên cứu cũng như phương pháp, số liệu được sử dụng trong bài nghiên
cứu.
Chương II cung cấp cơ sở lý thuyết của phương pháp tiếp cận liên thời
kỳ, đồng thời đưa ra tổng quan tài liệu, kết quả thực nghiệm của các nghiên
cứu quốc tế đã đạt được.
Chương III sẽ xem xét diễn biến cán cân vãng lai của Việt Nam trong
giai đoạn nghiên cứu cũng như các chính sách liên quan. Trong đó chúng
tơi đề cập đến thực trạng thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam, cơ cấu
cán cân vãng lai cũng như các nguồn tài trợ thâm hụt. Sau đó xem xét các


6
chính sách có liên quan tới biến đợng cán cân thương mại, cán cân vãng lai
của Việt Nam giai đoạn 1996 - nay.
Chương IV mô tả phương pháp nghiên cứu, số liệu và cách đo lường
cụ thể, kết quả thực nghiệm từ mơ hình hời quy. Từ đó phân tích tác động

của các nhân tố tới sự thay đổi trong cán cân vãng lai.
Chương V trình bày tóm tắt các kết quả ước lượng cũng như đưa ra
các khuyến nghị chính sách. Đờng thời xem xét những hạn chế của bài
nghiên cứu và đề ra định hướng nghiên cứu trong tương lai.


7

Chương II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN
NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp tiếp cận liên thời kỳ với tài khoản vãng lai
Từ trước đến nay đã có rất nhều mơ hình, phương pháp tiếp cận tìm
cách giải thích biến đợng của tài khoản vãng lai. Mợt số phương pháp có
thể kể đến như cách tiếp cận chi tiêu - absorption approach; cách tiếp cận
co giãn thương mại – trade elasticity approach; và từ giữa những năm 90
của thế kỷ trước cho tới này là sự phát triển mạnh mẽ của phương pháp tiếp
cận liên thời kỳ tới tài khoản vãng lai – intertemporal approach to current
account. Trong đó, chúng tơi gợp hai phương pháp tiếp cận đầu tiên vào
nhóm các phương pháp tiếp cận cổ điển bởi các phương pháp tiếp cận này
là những phương pháp đầu tiên xem xét giải thích cán cân vãng lai và cho
đến hiện nay ít được áp dụng.
1.1 Các phương pháp tiếp cận cổ điển
Thứ nhất, phương pháp tiếp cận chi tiêu do A.Marshall, A.Lerner,
Joan Robinson và F. Machlup phát triển, là một phương pháp theo định
hướng kinh tế vĩ mơ. Điều đó có nghĩa mơ hình được xây dựng mà khơng
cần tham chiếu trực tiếp tới hành vi tối ưu hóa của người dân. Nó dựa trên
mợt vài đặc điểm kinh tế vĩ mô, điểm mạnh của phương pháp này là đơn
giản và tính thực tiễn. Tuy nhiên, mợt điểm cần lưu ý là phương pháp này
thiếu nền tảng lý thuyết sâu. Theo đó, thì cán cân vãng lai là sự dư thừa sản
xuất của một quốc gia (Y) so với chi tiêu (A) được cho bởi công thức:

CA = Y - A
trong đó Y là thu nhập quốc dân; A = C + I + G là nhu cầu nội địa; C,
I, G lần lượt là tiêu dùng, đầu tư trong nước và chi tiêu Chính phủ. Như
vậy, mợt tài khoản vãng lai thặng dư có nghĩa là nước đó đang chi tiêu dưới


8
mức thu nhập của mình (như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc); và thâm
hụt cán cân vãng lai có nghĩa là nước này chi tiêu lớn hơn thu nhập của
mình (như Hoa Kỳ và nhiều nước đang phát triển). Với một quốc gia đang
trải qua giai đoạn thâm hụt cán cân vãng lai, chỉ có hai giải pháp khắc phục
theo mơ hình này: tăng Y hoặc giảm A.
Tăng Y là vấn đề về phía cung, IMF cho rằng tự do hóa kinh tế
(thương mại tự do, tư nhân hóa, v.v.) sẽ mở ra sự năng động trong khu vực
kinh tế tư nhân kéo theo sự gia tăng sản lượng. Nhưng điều này sẽ tốn rất
nhiều thời gian, ngay cả khi nó có thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
Giải pháp thứ hai là vấn đề về phía cầu, giảm cầu chi tiêu trong nước A.
Thông thường điều này đồng nghĩa với các chính sách thắt lưng ḅc bụng
– ngân sách eo hẹp và thắt chặt tiền tệ. Đây chính là những điều kiện trùn
thống của IMF, mợt chính sách có thể đạt được kết quả gần như ngay lập
tức. Vì vậy các giải pháp cổ điền mà IMF đề x́t đó là: điều chỉnh kinh tế
vĩ mơ (hiệu quả ngay lập tức nhưng phải chịu những tác động tiêu cực) kết
hợp với tự do hóa kinh tế (mở rợng “chiếc bánh kinh tế” theo thời gian).
Như vậy phương pháp tiếp cận này chỉ xem xét cán cân vãng lai dựa trên
những đặc điểm của kinh tế vĩ mô mà không xem xét đến những nhân tố
tác động tới các đặc điểm này như hành vi của người dân. Đồng thời như
đã nói, nó cịn thiếu mợt nền tảng lý thuyết sâu, do đó chỉ áp dụng được
trong mợt số trường hợp cụ thể mà không thể áp dụng rộng rãi.
Thứ hai, cách tiếp cận co giãn thương mại do Alexander (1952) phát
triển là mợt lý thuyết hồn tồn khác. Nó rất dễ hiểu những cũng rất dễ hiểu

nhầm, do đó nhiều nhà kinh tế học cho rằng phương pháp này đòi hoi
người đọc phải nắm khá vững kiến thức về kinh tế học. Ban đầu, cán cân
vãng lai được coi như là cán cân x́t khẩu rịng của mợt quốc gia. Theo
cách tiếp cận này thì giá quốc tế tương đối và các yếu tố quyết định điều
này được xem là trung tâm của sự thay đổi tài khoản vãng lai. Một quốc gia


9
trong tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai có thể sử dụng chính sách tỷ giá
nhằm cải thiện tình hình, cụ thể là chính sách phá giá đờng nợi tệ. Theo
hiệu ứng đường cong J1, trong ngắn hạn phá giá sẽ làm trầm trọng thêm
thâm hụt cán cân vãng lai. Nhưng sau đó trong trung hạn và dài hạn, tài
khoản vãng lai sẽ được cải thiện và chuyển sang thặng dư. Ngoài ra, theo
phương pháp này, điều kiện để phá giá có hiệu quả là tổng hệ số co giãn
cầu nước ngoài đối với hàng xuất khẩu và cầu trong nước đối với hàng
nhập khẩu theo tỉ giá lớn hơn một:
EX+EM>1 (điều kiện Marshall-Lerner)
Trong những năm 1980, nhiều nhà kinh tế Mỹ (bao gồm cả Fred
Bergsten và Paul Krugman) cho rằng một sự phá giá của đồng đô la Mỹ là
hiệu quả trong việc giảm thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ. Mặc dù
phương pháp tiếp cận co giãn thương mại có lợi ích là dự đốn thực
nghiệm đơn giản, thường được tìm thấy là hữu ích trong việc kiểm tra tác
động ngắn hạn của sự thay đổi tỷ giá tới cán cân tài khoản vãng lai, do tính
chất cân bằng từng phần của nó2. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng hạn
chế trong việc giải thích trạng thái dài hạn hoặc cân bằng của cán cân vãng
lai.
1.2 Phương pháp tiếp cận liên thời kỳ
Nghiên cứu cán cân vãng lai theo cách tiếp cận liên thời kỳ là một xu
hướng mới và đang phát triển trên thế giới, theo đó cho phép đi sâu hơn tác
đợng của nhiều biến số tới thâm hụt tài khoản vãng lai, bao gờm cả các

biến chính sách. Theo cách tiếp cận liên thời kỳ, biến động tài khoản vãng
lai là hệ quả của các quyết định tiêu dùng và đầu tư trong dài hạn đặt dưới
những kỳ vọng tương lai. Theo đó, mơ hình này cho thấy những thay đổi
của cán cân thương mại có thể phản ánh những nhân tố ảnh hưởng đến tình
1

Xem phụ lục 1
tức là cách tiếp cận này chỉ nhìn vào giao dịch trên thị trường hàng hoá mà bo qua sự tương tác của
các thị trường khác trong nền kinh tế
2


10
hình tiết kiệm và đầu tư quốc gia. Điều này cho phép mơ hình có thể mở
rợng ra rất nhiều biến số có thể tác đợng tiềm ẩn lên tài khoản vãng lai.
Phương pháp tiếp cận này được đề xuất bởi Sachs (1981), Buiter
(1981) và được phát triển thêm bởi Obstfeld & Rogoff (1994). Thực nghiệm
các ứng dụng của mô hình liên thời kỳ đi theo hai hướng chính. Mợt mặt,
nhiều nghiên cứu cố gắng thiết lập bằng chứng ủng hợ mơ hình cơ bản sử
dụng các “chiến lược kiểm định” khác nhau (different testing strategies)
(Bergin & Sheffrin, 2000; Nason & Rogers, 2006). Mặt khác, một số bài
viết đã xem xét các mối quan hệ dài hạn giữa cán cân vãng lai và các nhân
tố vĩ mô cơ bản quyết định nó bằng cách áp dụng các kỹ thuật kinh tế
lượng chuẩn (Debelle & Faruquee, 1996; Chinn & Prasad, 2003; Gruber
& Kamin, 2005; Lucun Yang, 2011). Bài nghiên cứu của chúng tôi sẽ đi
theo hướng thứ hai tương tự như những nghiên cứu này.
Phương pháp tiếp cận liên thời kỳ xem xét tài khoản vãng lai như là sự
khác biệt giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước:
CA= S - I
và tập trung vào các yếu tố vĩ mô mà quyết định tới hai biến này. Phương

pháp tiếp cận liên thời kỳ cho rằng hệ quả quyết định tiết kiệm và đầu tư
dài hạn được tính tốn dựa trên giá trị kỳ vọng của các yếu tố kinh tế vĩ mơ
khác nhau. Phương pháp này cố gắng giải thích sự phát triển của tài khoản
vãng lai thông qua việc xem xét kỹ hơn các quyết định tiêu dùng, tiết kiệm
và đầu tư theo thời kỳ. Cách tiếp cận này đã tổng hợp quan điểm thương
mại và dịng chảy tài chính bằng cách xem xét các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng
như thế nào tới giá tương đối trong tương lai và giá tương đối này lại ảnh
hưởng như thế nào tới quyết định tiết kiệm và đầu tư (Obstfeld & Rogoff,
1994).
Cách tiếp cận liên thời kỳ chỉ ra rằng, đối với nền kinh tế đang phát
triển, tăng trưởng dài hạn có thể làm phức tạp thêm các phân tích bởi việc


11
cho phép cán cân tài khoản vãng lai khác không tại trạng thái ổn định. Điều
này đồng nhất với tỷ lệ NFA/GDP là ổn định, ngụ ý rằng tại trạng thái ổn
định ta có:
CA/Y = g*NFA/Y
với g là tốc đợ tăng trưởng GDP danh nghĩa (g=ΔY/Y). Trong quá trình
chuyển sang trạng thái ổn định dài hạn, có thể có nhiều yếu tố tác động ảnh
hướng tới mối quan hệ trên (Calderon et al., 2000). Cụ thể, xu hướng trong
tỷ giá hối đối thực tế có thể làm phức tạp thêm mối quan hệ này nếu nó có
ảnh hưởng khác nhau tới NFA và GDP (Debelle & Faruqee, 1996).
Cũng có sự khác nhau giữa nước đi vay và nước cho vay trong mối
quan hệ giữa NFA và CA. Kraay & Ventura (2003) lập luận rằng những
dấu hiệu của tài khoản vãng lai với những cú sốc tạm thời phụ thuộc vào
phần tài sản nước ngoài (đi vay hoặc cho vay) trên tổng tài sản trong nước
của một quốc gia. Theo một số giả định, họ cho rằng phản ứng của tài
khoản vãng lai trước những cú sốc tạm thời bằng sự gia tăng tiết kiệm được
tạo ra trong thời gian xảy ra cú sốc. Quy tắc này ngụ ý rằng với mợt cú sốc

có lợi sẽ tạo ra thâm hụt cán cân vãng lai đối với nước đi vay và thặng dư ở
nước cho vay.
Cách tiếp cận liên thời kỳ cũng cho thấy tỷ giá hối đối thực tế đóng
mợt vai trị quan trọng trong giải thích sự phát triển dài hạn sự phát triển tài
khoản vãng lai thông qua mức độ của xu hướng tiết kiệm. Đặc biệt, sự đánh
giá cao của tỷ giá hối đoái thực làm tăng sức mua hàng hoá nhập khẩu bằng
cả thu nhập hiện tại và tương lai. Hiệu ứng này gây ra xu hướng tăng tiêu
dùng và giảm tiết kiệm, do vậy làm giảm số dư tài khoản vãng lai.
Ngoài ra cách tiếp cận này chỉ ra rằng có thể xác định tài khoản vãng
lai thơng qua tập trung rõ hơn vào phần cịn lại trong cán cân thanh tốn đó
là tài khoản vốn. Trong mợt nền kinh tế mở, tài khoản vốn có thể bị ảnh
hưởng bởi đặc điểm các quốc gia và sự phản ứng lại đối với các chính sách


12
kinh tế vĩ mơ. Ví dụ, mức đợ mở thương mại quốc tế có thể phản ánh các
lựa chọn chính sách, bao gồm cả các chế độ thuế quan, hạn ngạch. Theo
các nghiên cứu chỉ ra, các quốc gia cởi mở hơn trong thương mại quốc tế
có xu hướng thu hút vốn nước ngoài để tài trợ cho chi tiêu liên quan tới thu
nhập, góp phần tạo ra thâm hụt tài khoản vãng lai. Do đó, các quốc gia mà
duy trì tài khoản vốn tương đối mở sẽ có khả năng có sự mất cân bằng lớn
trong cán cân vãng lai hơn là khơng duy trì. Vì vậy đợ mở thương mại có
thể có tác đợng quan trọng trong dài hạn đối với tài khoản vãng lai.
Một nhân tố khác quyết định tới tiết kiệm mà theo Edwards (1995) là
độ sâu tài chính, thường được đại diện bởi tỷ lệ cung tiền M2/GDP. Có thể
giải thích rằng biến này như là một thước đo cho sự phát triển của hệ thống
tài chính, hệ thống tài chính càng phát triển có thể gây ra tiết kiệm nhiều
hơn. Nhưng biến này cũng có thể xem như là đại diện cho các hạn chế cho
vay đối với các cá nhân, do đó, thực sự có liên quan với mức đợ thấp hơn
trong tiết kiệm tư nhân. Tuy nhiên, Chinn & Prasad (2003) cho rằng những

ảnh hưởng của đợ sâu tài chính thường ít rõ ràng hơn từ góc đợ lý thuyết.
Biến đợng tỷ giá thương mại (TOT) là một yếu tố khác quyết định
biến động tài khoản vãng lai trung hạn. Các đại lý của các công ty xuyên
quốc gia tại các nước đối diện với TOT biến đợng có thể sẽ tiết kiệm nhiều
hơn với lý do dự phịng. Các nước có nhiều biến đợng trong tỷ giá thương
mại cũng có thể sẽ kém hấp dẫn đối với các dòng vốn bên ngồi. Tuy
nhiên, Aizenman (1994) và cợng sự đã lập luận rằng các cơng ty xun
quốc gia có xu hướng đa dạng hoá cơ sở sản xuất của họ tại nhiều quốc gia
với tỷ giá thương mại biến đợng để có sự linh hoạt nhằm tận dụng những
thuận lợi trong TOT cho bản thân họ.
2. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm


13
Từ sau c̣c khủng hoảng tài chính châu Á đã xuất hiện sự mất cân
bằng lớn trong cán cân vãng lai tồn cầu, bắt đầu có nhiều nghiên cứu hơn
xem xét cán cân vãng lai theo cách tiếp cận liên thời kỳ như của Calderon,
Chong & Loayza (2000); Karaay & Vetura (2003); Chinn & Prasad
(2003); M. Busière, M. Fratzscher & G. J. Muller (2004) ; Gruber &
Kamin (2005); Chinn & Ito (2007, 2008); Lucun Yang (2011) v.v. Hầu hết
các nghiên cứu đều chỉ ra mợt nhóm các biến số có ảnh hưởng tới cán cân
vãng lai trong ngắn và dài hạn bao gồm: quy mô ban đầu của tài sản nước
ngồi rịng; đợ mở thương mại; tỷ giá thực hữu hiệu; thu nhập tương đối;
tốc độ tăng trưởng; tỷ giá thương mại; phát triển tài chính;... ngồi ra cịn
có yếu tố khác như chính sách và thể chế (Chinn & Ito 2008). Tuy nhiên do
mỗi khu vực kinh tế lại có các đặc điểm riêng biệt nên tác đợng của các
nhân tố này tới cán cân vãng lai là có thể khác nhau.
2.1 Quy mô ban đầu của tài sản nước ngồi rịng (NFA)
Chinn & Prasad đã tìm thấy mối quan hệ tích cực của NFA tới cán
cân vãng lai khi nghiên cứu số liệu của 18 nước công nghiệp và 71 nước

đang phát triển giai đoạn 1971-1995. Strom & Cashin (2011) cũng kết luận
rằng NFA tác đợng tích cực tới tài khoản vãng lai. Lucun Yang (2011) nhận
thấy tác đợng của NFA là quan trọng hơn trong giải thích sự thay đổi dài
hạn của cán cân vãng lai. Tuy nhiên, theo kết quả khi nghiên cứu trên 8 nền
kinh tế mới nổi châu Á thì lại có sự khác nhau giữa các nước, mợt số nước
có mối quan hệ cùng chiều như Hồng Kông, Hàn Quốc, Ấn Độ trong khi
các nước cịn lại thì lại có mối quan hệ ngược chiều. Ngồi ra, nghiên cứu
này cũng tìm thấy mối quan hệ ngược giữa cán cân vãng lai tới NFA trong
trường hợp của Trung Quốc. Haddad & Nedeldjkovic (2012) lại tìm thấy
mối quan hệ ngược chiều giữa NFA và CA trong trường hợp của Thổ Nhĩ
Kỳ, tuy nhiên ảnh hưởng của NFA tới thâm hụt cán cân vãng lai là tương
đối nho.


14
2.2 Độ mở thương mại (Trade Openness)
Chinn & Prasad (2003) đã tìm thấy mối tương quan âm giữa các chỉ
số mở cửa thương mại với cán cân vãng lai trong khu vực các nước đang
phát triển. Strom & Cashin (2011) cũng chỉ ra có tác đợng tiêu cực của đợ
mở thương mại đối với các nước đang phát triển khi nghiên cứu sự mất cân
đối tài khoản vãng lai khu vực Trung Đông. Gruber & Kamin (2005) khi cố
gắng giải thích sự mất cân bằng cán cân vãng lai tồn cầu, đặc biệt là thặng
dư tài khoản vãng lai các nước châu Á, đã dựa trên cơ sở bài viết của Chinn
& Prasad. Tuy nhiên nghiên cứu này lại chỉ ra mối tương quan dương của
thương mại quốc tế tới cán cân vãng lai. Chinn & Ito (2008) cũng tìm thấy
mối tương quan dương giữa độ mở thương mại tới cán cân vãng lai trong
khu vực các nước công nghiệp (IDCs). Kết quả nghiên cứu trong trường
hợp của Thổ Nhĩ Kỳ (Haddad & Nedeldjkovic, 2012) cũng tương đồng với
kết quả của Gruber & Kamin hay của Chinn & Ito. Lucun Yang (2011) khi
xem xét 8 nền kinh tế mới nổi châu Á cũng chỉ ra rằng đợ mở thương mại

có tác động tới sự thay đổi trong dài hạn của tài khoản vãng lai. Và mối
quan hệ này là cùng chiều hay ngược chiều lại tuỳ thuộc vào từng nước
được xét đến.
2.3 Tỷ giá hữu hiệu thực (REER)
Debelle & Faruqee (1996) khi nghiên cứu số liệu của 21 nước công
nghiệp giai đoạn 1971- 1993 đã tìm thấy tỷ giá thực có tác đợng tới cán cân
vãng lai trong ngắn hạn. Calderon, Chong và Loayza (2000) cũng chỉ ra
rằng việc tỷ giá thực được đánh giá cao có xu hướng làm xấu đi cán cân
vãng lai. Mối quan hệ tương tự cũng được chỉ ra trong nghiên cứu của
Lucun Yang (2011), tuy nhiên tác động này chủ yếu xảy ra trong ngắn hạn
cịn trong dài hạn chỉ tìm thấy được ở một số nước. Như vậy hầu hết các
nghiên cứu đều chỉ ra rằng có tương quan âm giữa REER với cán cân vãng
lai. Biến số này cũng có thể được xem như mợt biến chính sách do đó kết


15
quả nhận được ngụ ý mợt số vai trị của chính sách tỷ giá trong việc điều
chỉnh bên ngồi (Haddad & Nedeldjkovic, 2012).
2.4 Giai đoạn phát triển kinh tế
Thông thường để xem xét mức độ phản ánh giai đoạn phát triển kinh
tế của một quốc gia người ta thường xem xét tốc độ tăng trưởng và/hoặc
thu nhập tương đối so với các quốc gia phát triển.
Chinn & Prasad (2003) chỉ ra hiệu ứng dương của thu nhập tương đối
và hiệu ứng âm của bình phương biến này. Điều này hàm ý rằng khi thu
nhập tương đối tăng có thể cán cân vãng lai sẽ được cải thiện nhưng mức
độ giảm dần. Tuy nhiên Chinn & Ito (2008) lại chỉ thấy mối tương quan
dương trên khu vực các nước công nghiệp cịn các nước đang phát triển lại
khơng thấy được mối quan hệ này. Haddad & Nedeldjkovic (2012) cũng
tìm thấy kết quả tương đồng khi nghiên cứu yếu tố này tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngược lại, Aristovnik (2007) lại phát hiện được tương quan âm giữa thu

nhập tương đối (so với thu nhập khối OECD) của khu vực Trung Đông và
Bắc Phi (MENA) với cán cân vãng lai. Lucun Yang (2011) lại tìm thấy tác
đợng tích cực ở mợt số nước và tác động tiêu cực ở một số nước trong dài
hạn, tuy nhiên tác động này nho hơn tác động của NFA hay độ mở thương
mại.
Calderon, Chong & Loayza (2000) khi nghiên cứu các nước đang phát
triển nhận thấy tăng trưởng kinh tế góp phần làm gia tăng thâm hụt cán cân
vãng lai. Haddad & Nedeldjkovic (2012) cũng ước lượng được 1% tăng
trưởng làm giảm cán cân vãng lai 0,11% GDP tại Thổ Nhĩ Kỳ. Chinn &
Prasad (2003) khơng tìm thấy mối quan hệ giữa tăng trưởng với cán cân
vãng lai với tồn bợ mẫu tuy nhiên khi xem xét trong khu vực các nước
công nghiệp lại cho thấy tương quan dương khá mạnh. Aristovnik (2007)
cũng chỉ ra tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện cán cân vãng lai của khu vực
MENA, kết quả này tương đồng với kết quả của Chinn & Prasad.


16
2.5 Phát triển tài chính
Biến phát triển tài chính thường được đo bằng “độ sâu tài chính financial deepening”, đại diện bởi tỷ lệ mức cung tiền M2 so với GDP và
là biến số quan trọng tại Việt Nam tác động tới cán cân thương mại. Biến
số này được giả thuyết là có tác đợng tiêu cực đến cán cân thương mại Việt
Nam, bởi tình trạng bùng nổ tín dụng và nới long điều kiện cho vay trong
những năm gần đây đã dẫn đến đầu tư gia tăng mạnh mà khơng có sự gia
tăng tương ứng trong tiết kiệm do sự phát triển tài chính yếu kém. Biến này
cũng được sử dụng để đánh giá tác đợng của chính sách tiền tệ lên cán cân
thương mại.
Chinn & Prasad (2003) xem xét tỷ lệ cung tiền M2/GDP đại diện cho
biến “độ sâu tài chính”, kết quả cho thấy biến này có tác đợng tích cực khá
mạnh lên các nước đang phát triển tuy nhiên lại khơng tìm thấy điều này ở
các nước công nghiệp. Aristovnik (2007) cũng thu được kết quả tương tự

khi nghiên cứu biến động cán cân vãng lai của khu vực MENA, đợ sâu tài
chính có tác đợng tích cực trong ngắn hạn tới cán cân vãng lai.
2.6 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Vốn đầu tư nước ngồi tăng thêm sẽ là ng̀n tài chính ổn định để tài
trợ cho thâm hụt thương mại, bởi vì khả năng duy trì thâm hụt của mợt
quốc gia bị hạn chế bởi ng̀n tài chính bên ngồi. Vốn đầu tư nước ngồi
cao hơn cũng có thể giúp tăng nhập khẩu. Hơn nữa, tác động của FDI trên
cán cân thương mại có thể được thể hiện thơng qua các yếu tố khác như
tăng trưởng kinh tế cao hơn và tích lũy NFA cao hơn. Tuy nhiên, FDI cũng
có thể là mợt nguồn lực quan trọng để cải thiện năng lực sản xuất trong
nước, sau đó là xuất khẩu, khiến cán cân thương mại được cải thiện hơn.
Biến này cũng có thể giúp đánh giá các chính sách về FDI tại Việt Nam.
Tổng dịng vốn FDI trong các giai đoạn trước có thể có tác đợng tiêu
cực tới cán cân vãng lai, Haddad chỉ ra tại Thổ Nhĩ Kỳ rằng nếu FDI tăng


17
thêm 10% GDP sẽ làm giảm cán cân vãng lai 1,8% GDP (Haddad &
Nedeldjkovic, 2012). A. Aristovnik (2007) cũng chỉ ra mối quan hệ ngược
chiều này khi ước lượng GMM, FGLS đối với 17 nước khu vực Trung
Đông - Bắc Phi.
2.7 Tỷ giá thương mại
Một biến số vĩ mô nữa cũng có tác đợng lớn tới hoạt đợng x́t nhập
khẩu do đó ảnh hưởng tới cán cân thương mại cũng như cán cân vãng lai đó
là tỷ giá thương mại. Những cú sốc TOT tích cực có thể cải thiện cán cân
thương mại. Tuy nhiên, một hàm ý trong phương pháp tiếp cận liên thời kỳ
là phản ứng của tài khoản vãng lai đối với các cú sốc về TOT phụ thuộc
vào ảnh hưởng lâu dài của những cú sốc. Nếu tờn tại lâu dài thì hiệu ứng
đầu tư sẽ cao hơn hiệu ứng tiết kiệm, khiến cán cân thương mại xấu đi
(Kent và Cashin, 2003). Các kết quả thực nghiệm về tác động của TOT, thu

nhập tương đối và tăng trưởng đối với cán cân thương mại có thể có ý
nghĩa đối với hành vi tiết kiệm - đầu tư của quốc gia và sẽ có ngụ ý liên
quan đến cơ cấu nền kinh tế.
Tỷ giá thương mại tăng có tác đợng tích cực tới tài khoản vãng lai khu
vực đang phát triển nhưng lại có tác đợng tiêu cực tới các nước công
nghiệp phát triển (Chinn & Prasad, 2003). Strom & Cashin (2011) cũng
tìm thấy mối tương quan dương giữa TOT và cán cân vãng lai, trong đó các
nước xuất khẩu dầu là khá lớn và thấp hơn ở các nước thu nhập thấp (khu
vực MENA). Kết quả tương tự cũng được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ (Haddad
& Nedeldjkovic, 2012).
2.8 Một số biến số khác
Ngoài ra trong mợt số nghiên cứu các tác giả cịn xem xét tác động
của các biến số như giá dầu (Aristovnik, 2007); các biến chính sách, thể chế
(Chinn & Ito, 2008); tăng trưởng ở các nước công nghiệp phát triển hay là
OECD... tuỳ theo đặc điểm của từng khu vực nghiên cứu cụ thể. Thậm chí


×