Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Lập dự ánthành lập trung tâm thể dục thẩm mỹ Newlife

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.26 KB, 72 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.................................................................................................................................. 2
1.2. Sự cần thiết phải đầu tư....................................................................................................4
1.3. Cơ sở pháp lý.................................................................................................................... 5
1.3.1. Căn cứ pháp lý chung.................................................................................................5
1.3.2. Căn cứ pháp lý của dự án..........................................................................................5
1.4. Môi trường kinh tế vĩ mô...................................................................................................6
Quận Hai Bà Trưng là một trong những quận trung tâm của thành phố Hà Nội, tập trung
nhiều trường đại học lớn như: Trường Đại Học Kinh Tế - Kỹ Thuật Công Nghiệp, Đại học
Bách Khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng, Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Đại học Mở Hà Nội,
Đại học Dân lập Phương Đông, Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Bên cạnh đó,
còn có khu chung cư Phố Vọng, Hòa Phát, Hoàng Mai tạo ra lượng khách hàng mục tiêu
của dự án............................................................................................................................. 8
+ Thu nhập bình quân đầu người: đạt khoảng 3,1 triệu đồng/tháng năm 2010........................9
Máy tính để bàn Toshiba.....................................................................................................44
Bộ đèn huỳnh quang Philips 1.2m.............................................................................................44


DANH M C CÁC B N G , BI U
A. MỞ ĐẦU.................................................................................................................................. 2
Bộ đèn huỳnh quang Philips 1.2m.............................................................................................44


1

Lời nói đầu
Sau gần 30 năm đổi mới và phát triển, nền kinh tề Việt Nam đã có những biến
chuyển to lớn. Điều đó được khẳng định bằng những thành tựu to lớn về giá trị
cũng như tốc độ tăng trưởng trong những năm vừa qua. Tốc độ tăng trưởng ở nước
ta duy trì ở mức 7%/năm giai đoạn 2006 – 2010. Cán cân thương mại đã khởi sắc
khi mức nhập siêu đã giảm dần, và năm 2012 là năm đầu tiên Việt Nam xuất


siêu kể từ năm 1992. Góp chung vào sự thành công đó là hoạt động đầu tư phát
triển, đây là cơ sở cho các hoạt động kinh tế khác trong tổng thể nền kinh tế nước
nhà. Việc thu hút đầu tư, các quy hoạch tổng thể về chiến lược phát triển ngành đã
và đang đưa nền kinh tế phát triển đúng hướng và ngày càng bền vững.
Xã hội ngày càng phát triển thì mọi lĩnh vực của cuộc sống ngày càng được
hoàn thiện, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao.Hoạt động thể dục
thẩm mỹ cũng ngày càng được quan tâm, đặc biệt là ở một thành phố lớn như Hà
Nội, phát triển mạnh về cả cung lẫn cầu thể hiện ở việc hiện đang có khá nhiều
trung tâm thể dục thẩm mỹ được mở và việc đi tập các môn thể dục thẩm mỹ, yoga
đã trở thành thói quen của không ít người dân. Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng, nhu cầu này vẫn không thay đổi nhiều.
Trong tình hình đó, nhóm nghiên cứu đã thực hiện công trình “ Lập dự án
thành lập trung tâm thể dục thẩm mỹ Newlife” với mục đích đánh giá tính khả
thi của việc thành lập một trung tâm thể dục thẩm mỹ.


2

A. MỞ ĐẦU
1. Sự cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Cuộc sống của người dân Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng
được cải thiện. Trước đây người dân chỉ biết “ăn no, mặc ấm”, bây giờ chuyển
sang “ăn ngon, mặc đẹp”. Cùng với đó nhu cầu về vui chơi, giải trí, chăm sóc sức
khỏe trở thành nhu cầu thiết yếu của một bộ phận lớn dân cư. Việc tập thể dục thể
thao là một hoạt động giúp duy trì sức khỏe, tạo ra tâm lý thoái mải, giải tỏa được
những căng thẳng trong cuộc sống.
Với dân số khoảng 7,1 triệu người năm 2012 , Hà Nội dẫn đầu Việt Nam về tỷ
lệ người thường xuyên tập luyện thể thao với 28,5%. Nhưng dân số quá đông,
không gian đô thị ngày càng chật chội khiến những địa điểm thể thao trở nên khan
hiếm và không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Trước tình hình đó, việc thành

lập thêm các cơ sở cung cấp dịch vụ tập luyện các môn thể dục thể thao là hoạt
động đầu tư vừa mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư, vừa đóng góp cho sự phát triển
đời sống văn hóa, xã hội cho cộng đồng. Nhưng để có thể thực hiện một dự án
thành lập trung tâm thể dục thẩm mĩ thì việc lập dự án nghiên cứu, phân tích các
khía cạnh có liên quan ảnh hưởng đến sự thành bại của dự án là việc hết sức cần
thiết để việc đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội như mong muốn.
2. Mục tiêu của nghiên cứu
Công trình nghiên cứu “Lập dự án: Thành lập trung tâm thể dục thẩm mĩ
Newlife” được thực hiện nhằm đánh giá tính khả thi của việc mở một trung tâm thể
dục thẩm mĩ dựa trên việc xem xét các khía cạnh vĩ mô, thị trường, kỹ thuật-công
nghệ, tài chính, tác động kinh tế-xã hội,..Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước,
đây là cơ sở để thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư, thẩm định dự án. Đối với chủ
đầu tư là căn cứ để bỏ vốn đầu tư, cơ sở xin phép được đầu tư, xin hưởng các
khoản ưu đãi trong đầu tư,..đảm bảo việc thu được lợi nhuận khi thực hiện dự án.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân tích và so sánh tổng hợp. Phương pháp này
nhằm định hướng thống kê, phân tích từ đó phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh
hưởng của nó đến quá trình lập dự án. Việc phân tích, so sánh và tổng hợp các


3

thông tin, số liệu cũng như các vấn đề thực tiễn được tiến hành 1 cách hệ thống.
Kết quả của phương pháp này là cơ sở khoa học cho việc thực hiện mục tiêu dự
báo, đính hướng, các chiến lược trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này dùng để phỏng vấn
người dân về nhu cầu tập luyện thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Hà Nội
nhằm xác định được những mong muốn của người dân để từ đó xác định được
chính xác sản phẩm cho dự án và năng lực phục vụ tương ứng. Bên cạnh đó,
phương pháp này xác định được tình hình cung các loại hình dịch vụ thể dục thể

thao. Từ đó có những chiến lược cạnh tranh phù hợp cho dự án.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến quá trình lập dự án thành lập trung
tâm thể dục thẩm mỹ.
+ Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện
dự án đầu tư.
+Nghiên cứu khía cạnh thị trường của dự án đầu tư.
+ Nghiên cứu khía cạnh kĩ thuật của dự án đầu tư.
+Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án đầu tư.
+Nghiên cứu khía cạnh tài chính của dự án đầu tư.
+Nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội của dự án đầu tư.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc lập dự án của trung tâm thể dục thẩm mỹ xét trong
phạm vi thành phố Hà Nội, cụ thể là khu vực phố Vọng, Quận Hai Bà Trưng.


4

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ DỰ ÁN
1.1. Tên dự án và chủ đầu tư
* Tên dự án
- Dự án:
- Địa điểm:

Trung tâm thể dục thẩm mỹ NEWLIFE
phố Vọng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

* Chủ đầu tư

Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình có tiềm lực về tài chính, muốn đầu tư về lĩnh
vực thể dục thẩm mĩ nhưng chưa có chuyên môn về lĩnh vực này.
1.2. Sự cần thiết phải đầu tư
Cuộc sống của người dân Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng
được cải thiện. Trước đây người dân chỉ biết “ăn no, mặc ấm”, bây giờ chuyển
sang “ăn ngon, mặc đẹp”. Cùng với đó nhu cầu về vui chơi, giải trí, chăm sóc sức
khỏe trở thành nhu cầu thiết yếu của một bộ phận lớn dân cư. Việc tập thể dục thể
thao là một hoạt động giúp duy trì sức khỏe, tạo ra tâm lý thoái mải, giải tỏa được
những căng thẳng trong cuộc sống.
Với dân số khoảng 7,1 triệu người năm 2012 , Hà Nội dẫn đầu Việt Nam về tỷ
lệ người thường xuyên tập luyện thể thao với 28,5%. Nhưng dân số quá đông,
không gian đô thị ngày càng chật chội khiến những địa điểm thể thao trở nên khan
hiếm và không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Nhận thấy tình hình đó, chúng
tôi đã đưa ra dự án “mở trung tâm thể dục thẩm mỹ Newlife”.
Trung tâm thể dục thẩm mỹ Newlife bao gồm 3 môn học: aerobic, yoga, gym
sẽ là một địa chỉ đáng tin cậy cho mọi người dân. Với không gian luyện tập thoáng
mát, đầy đủ trang thiết bị tiện nghi, trung tâm sẽ đáp ứng được tối đa nhu cầu ngày
càng tăng của thị trường.


5

1.3. Cơ sở pháp lý
1.3.1. Căn cứ pháp lý chung
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
- Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của luật Đầu tư.
- Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định về việc
thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty

cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế
(sau đây gọi chung là doanh nghiệp); quy định về nhóm công ty.
1.3.2. Căn cứ pháp lý của dự án
Ngày 03/12/2010 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2198/QĐ-TTg
về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020.
Trong đó mục tiêu cho thể dục thể thao quần chúng cụ thể là: Số người tham gia
tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên đến năm 2015 đạt tỷ lệ 28% dân số và
năm 2020 đạt 33% (tính đến năm 2007, cả nước có 21,4% dân số thường xuyên tập
luyện thể dục, thể thao). Số gia đình thể thao đến năm 2015 đạt 22% số hộ gia đình
và năm 2020 đạt 25% (năm 2007 có 15,8% tổng số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia
đình thể thao). Với chiến lược này thì dự án sẽ có được những sự hỗ trợ cũng như
ưu tiên nhất định từ chính quyền địa phương.
Để dự án được cấp phép và hoạt động không vi phạm pháp luật cần căn cứ
vào những luật, văn bản luật sau:
- Luật Thể dục thể thao số 77/2006/QH11.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thể dục, thể thao.
- Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục Thể
thao về hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số112/2007/NĐ-CP


6

ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật thể dục, thể thao.
- Quyết định số 168/QĐ-STDTT ngày 19/11/2007 của Giám đốc Sở Thể dục
Thể thao V/v ban hành hướng dẫn thủ tục xin phép tổ chức các giải thi đấu về trình
độ chuyên môn, chứng chỉ về thể dục, thể thao; Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt
động các cơ sở thể thao.
- Quyết định số 1378/QĐ-UBND ngày 20/5/2009 của UBND tỉnh về việc phê

duyệt lại Đề án cải cách thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa
liên thông tại Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch.
-Thông tư số 16/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
ngày 14 tháng 11 năm 2011 Quy định điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ
chức hoạt động thể dục thẩm mỹ có hướng dẫn việc kinh doanh phòng tập thể dục
thẩm mỹ phải đảm bảo những điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân viên
chuyên môn thì được cấp chứng nhận đủ điều kiện.
1.4. Môi trường kinh tế vĩ mô
1.4.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước
Khó khăn: Kinh tế Việt Nam năm 2012 đã chịu gặp phải những bất ổn do
chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu
Âu. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động
sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa
bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Nhiều doanh nghiệp,
nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải
thể.
Thuận lợi: trước những khó khăn đó, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều
chính sách, chiến lược phát triển để đảm bảo ổn định nền kinh tế trong nước, giảm
tỷ lệ lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hoàn thiện các cơ chế chính sách,
chuyển từ nhà nước trực tiếp đầu tư sang các doanh nghiệp đầu tư theo quy hoạch
tổng thể. Kinh tế vĩ mô có những tiến bộ trên một số tiêu chỉ quan trọng trong đó:


7

Khu vực dịch vụ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng tăng 17,3%, nếu
loại trừ yếu tố giá cũng tăng 6,7%, ước cả năm tăng 18%.
Đây là những dấu hiệu tích cực trong nền kinh tế nói chung và khu vực dịch
vụ nói riêng rất thuận lợi cho việc thực hiện dự án.

1.4.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của Thành phố Hà Nội
Tổng sản phẩm trên địa bàn quý III tăng 8,5% - cao hơn quý I và II năm 2012
(tương ứng là 7,3% và 7,9%); nhờ đó, tăng trưởng 9 tháng đầu năm đạt 7,9%, trong
đó, dịch vụ tăng 8,9%, công nghiệp - xây dựng 8%, nông - lâm - thuỷ
sản giảm 0,6%. Trong điều kiện khó khăn chung, đây là mức tăng khá, tuy nhiên,
thấp hơn kế hoạch cả năm và mức tăng cùng kỳ của các năm trước. Lưu chuyển
hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội 9 tháng đầu năm 2012 tăng khá, đạt 20,7%,
trong đó, tổng mức bán lẻ tăng 20,4%.
Đẩy nhanh tiến độ một số dự án điểm, bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn được
tập trung chỉ đạo; công tác quản lý, duy tu, duy trì hệ thống đường, cầu, hầm được
tăng cường. Giao thông tại các tuyến, nút được tổ chức lại và thường trực chốt
phân luồng tại các trục đường và nút giao thông trọng điểm. Đã chỉ đạo quyết liệt
giải tỏa các điểm đỗ xe trên 262 tuyến phố, điều chỉnh giờ học, giờ làm, tăng
cường các giải pháp hạn chế tai nạn giao thông và xử lý nghiêm vi phạm.
Các lực lượng công an, quân đội đã phối hợp tốt, đảm bảo giữ vững an ninh
chính trị, không để xảy ra các tình huống đột xuất, bất ngờ.
1.4.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của quận Hai Bà Trưng
- Về kinh tế: Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có nhiều nhà máy, xí nghiệp
của Trung ương và Hà Nội như: Dệt Kim Đồng Xuân; cảng Hà Nội; cụm công
nghiệp Minh Khaii-Vĩnh Tuy với hàng chục xí nghiệp nhà máy, chủ yếu thuộc các
ngành dệt, cơ khí, chế biến thực phẩm.
Kinh tế nhiều thành phần trên địa bàn quận phát triển nhanh. Hiện trên địa
bàn quận có hơn 3.300 doanh nghiệp, trong đó 70% là thương mại, dịch vụ, còn lại
là hoạt động công nghiệp. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc
doanh tăng 14,5%; doanh thu thương mại, du lịch, dịch vụ tăng hơn15%; tổng thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn quận đạt 933,841 tỷ đồng.
- Về công tác xã hội: Công tác y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình; công tác
giáo dục đào tạo; công tác thông tin tuyên truyền và tổ chức các hoạt động văn hóa



8

nghệ thuật, thể dục thể thao tiếp tục giữ vững và đạt kết quả tốt trong nhiều năm
qua.
Kết luận: Với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay khá thuận lợi cho việc hình
thành dự án, từ việc đảm bảo các yếu tố đầu vào ( môi trường đầu tư, cơ sở hạ
tầng, vốn lao động ) đến thị trường đầu ra( Lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thể
dục thẩm mỹ).
1.5. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển dự án
* Địa điểm đặt dự án: tại khu Phố Vọng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội, là nơi giao thoa của nhiều tuyến đường.
* Dân số ở quận Hai Bà Trưng:năm 2010 là 439.000 người
* Vị trí địa lý quận Hai Bà Trưng:
- Đông giáp sông Hồng, qua bờ sông là quận Long Biên
- Tây chủ yếu giáp quận Đống Đa, một phần nhỏ giáp quận Thanh Xuân
- Nam giáp quận Hoàng Mai
- Bắc giáp quận Hoàn Kiếm
Quận Hai Bà Trưng là một trong những quận trung tâm của thành phố
Hà Nội, tập trung nhiều trường đại học lớn như: Trường Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng, Đại
học Kinh tế Quốc dân, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Dân lập Phương
Đông, Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Bên cạnh đó, còn có khu
chung cư Phố Vọng, Hòa Phát, Hoàng Mai tạo ra lượng khách hàng mục tiêu
của dự án.
* Diện tích tự nhiên quận Hai Bà Trưng: 9,62km²
* Khí hậu:
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí
hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.


9


Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa
nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, nhiệt độ trung bình
29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông, thời tiết khô ráo, nhiệt độ
trung bình 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng
10). Cho nên có thể nói rằng Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn
mùa thay đổi như vậy đã làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng.
Kết luận: Qua khảo sát thực tế vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, nhận thấy
địa điểm đặt dự án phù hợp, có tiềm năng phát triển.
1.6. Môi trường chính trị, văn hóa, xã hội
* Môi trường chính trị:
Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chính trị ổn định.
* Môi trường văn hóa xã hội:
- Dân số:
+ Dân số quận Hai Bà Trưng năm 2010 là 439.000 người, mật độ dân số là
hơn 30.000 người/km2. Với mật độ dân số cao như vậy thì việc cung cấp dịch vụ
công cộng như giao thông, giáo dục, giải trí, chăm sóc sức khỏe càng trở nên căng
thẳng.
+ Thu nhập bình quân đầu người: đạt khoảng 3,1 triệu đồng/tháng năm 2010
Thu nhập ở Hà Nội được đánh giá là một trong 3 thành phố, tỉnh cao nhất cả
nước. Với thu nhập ở mức trung bình khá như trên thì dự án này hướng đến khách
hàng chủ yếu bình dân gồm công nhân viên chức, học sinh, sinh viên.
Qua đó chúng ta có thể nhận thấy đời sống và trình độ của người dân ngày
một nâng cao, dẫn tới nhu cầu chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cũng tăng lên, tăng
sự thu hút khách hàng của dự án.
- Lao động:
Năm 2011 số người trong độ tuổi lao động của Hà Nội khoảng 4,338 triệu
người và dự báo đến năm 2015 sẽ là 4,667 triệu người. Như vậy, bình quân tăng
hằng năm khoảng 90.000 người, với mức tăng như vậy, mỗi năm thành phố có
khoảng 180.000 - 200.000 lao động chưa có việc làm. Đồng thời, cầu lao động

hằng năm dao động khoảng 175.000 - 280.000 người.


10

Như vậy nguồn lao động ở Hà Nội khá dồi dào. Tuy nhiên các kết quả điều
tra cho thấy 60% lao động của Hà Nội vẫn chưa qua đào tạo vì vậy thành phố cần
chú ý cả về chất lượng nguồn nhân lực.


11

CHƯƠNG II. NGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH THỊ TRƯỜNG
2.1. Phân tích tổng thể hiện trạng cung - cầu thị trường hiện tại
2.1.1. Hiện trạng cầu
Trong những năm gần đây, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao,
do đó nhu cầu về vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe trở thành nhu cầu thiết yếu
của một bộ phận lớn dân cư. Việc tập thể dục thể thao là một hoạt động giúp duy
trì sức khỏe, sự dẻo dai và cân bằng cuộc sống hằng ngày.
Với dân số khoảng 7,1 triệu người năm 2012 , Hà Nội dẫn đầu Việt Nam về tỷ
lệ người thường xuyên tập luyện thể thao với 28,5%. Nhưng dân số quá đông,
không gian đô thị ngày càng chật chội khiến những địa điểm tập luyện thể thao trở
nên khan hiếm và không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Nhằm mục đích tìm hiểu thêm thông tin về nhu cầu người tiêu dùng trong
việc tập luyện thể dục, thể thao tại các trung tâm, phòng tập, dự án đã tham khảo
kết quả cuộc khảo sát của công ty W&S. Công ty W&S đã thực hiện khảo sát với
chủ đề "Khảo sát về nhu cầu tập luyện thể dục thể thao của người dân ở các thành
phố lớn", dựa trên nhóm đáp viên online của Vinaresearch.
- Khảo sát được tiến hành từ ngày 02-06-2012 đến ngày 02-11-2012
- Qua khảo sát sàng lọc hơn 800 người đang đang tập luyện thể thao, W&S

thu được 80 mẫu đáp viên đang tập luyện tại các trung tâm, phòng tập thể thao để
tham gia khảo sát. Thống kê khảo sát:
1. Tỷ lệ người đang tập thể dục, thể thao tại trung tâm, phòng tập so với mẫu
điều tra: 10%
2. Có tới 58% số người chọn trung tâm thể dục bình dân là địa điểm tập luyện
thường xuyên.
3. Có đến 68% số người đến trung tâm thể dục mỗi ngày 1 lần.
4. Phần lớn các đáp viên biết đến trung tâm thể dục là qua bạn bè (53,9%).
5. Thời gian rảnh dành cho việc tập thể dục thường vào buổi sáng trước khi đi
làm hoặc đi học (42,8%) và vào buổi tối trước khi kết thúc công việc/học (36,7%).


12

6. Các môn thể thao được luyện tập hàng đầu tại các trung tâm, phòng tập:
Thể hình, chạy bộ, aerobic, yoga.
7. Mong muốn có thân hình đẹp là ưu tiên hàng đầu cho việc đến tập tại các
trung tâm, phòng tập, chiếm đến 71,1% tổng các lựa chọn.
8. Tiêu chuẩn được nhiều người khảo sát quan tâm nhất khi lựa chọn các
trung tâm, phòng tập cho mình là “Giá cả”, “Gần nhà”, chiếm tới 46%.
Dưới đây là một số biểu đồ về kết quả cuộc khảo sát trên:
Biểu 2.1. Tỉ lệ lựa chọn trung tâm, loại hình phòng tập

Nhận xét: thu nhập của người dân Việt Nam bình quân ở mức trung bình, do
đó, họ ít có nhu cầu đến tập tại các trung tâm lớn, mà thường ưu tiên cho các trung
tâm có mức giá vừa phải, đồng thời họ rất quan tâm đến các trung tâm gần nhà,
thuận tiện việc đi lại.
Biểu 2.2. Tần suất đến trung tâm, phòng tập



13

Nhận xét: Dựa trên tần suất đến các phòng tập thể dục trên, ta có thể dự tính
được số lượt người có nhu cầu đến phòng tập 1 ngày/lần, 2 ngày/lần, 3 ngày/lần, 1
tuần/lần.

Biểu 2.3. Nguồn cung cấp thông tin về trung tâm, phòng tập

Nhận xét: Nhận thấy, phần lớn thông tin các trung tâm được biết đến nhiều
nhất là qua bạn bè, đồng nghiệp. Kết quả trên sẽ hỗ trợ trong việc đưa ra chiến lược
tiếp thị cho dự án.

Biểu 2.4. Thời điểm đi tập thể dục

Nhận xét: Đây là cơ sở để dự án chia ca tập hợp lí.


14

Biểu 2.5. Các loại hình thể dục thường tập

Nhận xét: Những loại hình sản phẩm của dự án đưa ra gồm: aerobic, yoga,
gym phù hợp với nhu cầu phổ biến của người dân.
Biều 2.6. Mục đích tham gia tại các trung tâm, phòng tập:

Nhận xét:Căn cứ để đưa ra các chương trình học phù hợp


15


Biểu 2.7. Mức độ quan tâm nhất cho các yếu tố trong
trung tâm, phòng tập.

Nhận xét: Kết quả cho thấy, người tập quan tâm nhiều nhất đến giá cả, và địa
điểm. Trung tâm thể dục thẩm mỹ Newlife đặt tại phường Đồng Tâm, xung quanh
tập trung các khu đông dân cư, trường đại học, tạo ra ưu thế về địa điểm của trung
tâm, đồng thời trung tâm đưa ra chiến lược giá cạnh tranh để thu hút khách hàng.
Như vậy, xét về phía cầu, có thể khẳng định rằng nhu cầu tập luyện thể dục
thể thao, đặc biệt là ở các trung tâm thể dục thẩm mỹ là rất lớn và đang ngày càng
tăng lên, chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của một bộ phận lớn dân cư.
Đó là điều kiện tiền đề tốt cho sự hình thành và khẳng định tính khả thi về mặt thị
trường cho dự án.
2.1.2. Hiện trạng cung các dịch vụ thể dục thể thao
Nhu cầu luyện tập thể dục thể thao tại Hà Nội là rất lớn nhưng dân số quá
đông, không gian đô thị ngày càng chật chội khiến những địa điểm thể thao trở nên
khan hiếm và không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Đây chính là cơ hội cho
dự án khắc phục sự thiếu hụt của thị trường.
Tính đến thời điểm ngày 28/ 02/2013 trên địa bàn Hà Nội có khoảng 90 trung
tâm, phòng tập thể thao, trong đó trong quận Hai Bà Trưng có 7 trung tâm thể dục
thẩm mỹ sau:


16

Bảng 2.1. Các trung tâm thể dục thẩm mỹ tại quận Hai Bà Trưng
TT
1
2
3
4

5
6
7

Tên Trung tâm
CLB Golden Gym
Trung tâm Olympia
Tuấn Vũ Sport
CLB Hải Đăng - Lạc Trung
CLB Hoàng Dương
CLB Đồng Hành
CLB Mùa Xuân

Địa chỉ
Nhà thi đấu bách Khoa
Tầng 1 chung cư phố Vọng – Đồng Tâm
Số 658 Trương Định - Hoàng Mai
Số 56 ngõ 6 Lạc Trung
142A - Hồng Mai
255 - Bạch Mai
Công chính Công viên Thống Nhất

* Giá cả tại một số trung tâm thể dục thẩm mỹ trong quận Hai Bà Trưng:
Bảng 2.2. Giá vé tại một số trung tâm thể dục.
Đơn vị: nghìn đồng
Loại thẻ

CLB Hải Đăng –
Lạc Trung


Tuấn Vũ sport

Trung tâm Olympia

Vé ngày

30

60

40

Thẻ gạch

450

760

450

Thẻ 10 buổi

200

-

-

Thẻ 1 tháng


300

600

350

Thẻ 2 tháng

600

1.000

600

Thẻ 3 tháng

850

1.300

780

Thẻ 6 tháng

1.380

2.400

1.450


Thẻ 1 năm

2.400

4.400

2.600

Vào giờ cao điểm, do lượng khách đến quá đông nên các trung tâm thường bị
quá tải, ảnh hưởng không tốt đến quá trình tập luyện. Xét về phía cung, các trung
tâm, phòng tập thể thao tại Hà Nội và quận Hai Bà Trưng đều chưa đáp ứng đủ cả
nhu cầu về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là các phòng tập cho tầng lớp sinh


17

viên và nhân viên văn phòng. Do đó thị trường cho dự án còn rất lớn và đầy tiềm
năng.
2.2. Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu
2.2.1. Phân đoạn thị trường
Nghiên cứu về nhu cầu thể dục thể thao theo một số tiêu chí:
* Theo độ tuổi:
- Đối tượng từ 5- 15 tuổi : ưa thích các hoạt động thể dục thể thao nhẹ nhàng,
phát triển toàn diện cơ thể, hoặc các môn thể thao mang tính tập thể. Lứa tuổi này
thường tập luyện ở các cung văn hóa hoặc sân chơi xung quanh nơi ở.
- Đối tượng từ 15-30 tuổi: Là độ tuổi cần quan tâm đến sức khỏe nhiều, họ ưa
thích các hoạt động thể thao vận động, nhu cầu làm đẹp vóc dáng, cơ thể. Đối
tượng này thường tập luyện tại các trung tâm thể dục thẩm mỹ, phòng tập gym…
- Đối tượng từ 30-50 tuổi: Ưa thích các bài tập nhỏ mang tính lặp hơn là các
loại hình tập luyện đòi hỏi nhiều sức lực. Họ thường tham gia tập luyện các môn

thể thao như aeorobic, yoga…
- Đối tượng từ 50 tuổi trở lên: Ưa thích các hoạt động vận động nhẹ nhàng,
cường độ thấp như đi bộ, các bài thể dục dưỡng sinh… Địa điểm tập luyện của họ
thường là ở công viên hay các con đường xung quanh ngõ, khu phố…
* Theo giới tính:
- Nam: Họ mong muốn tập luyện cho thân hình đẹp hơn, vạm vỡ hơn, có xu
hướng tập luyện những môn thể thao vận động rèn luyện cơ thể như thể hình, chạy
bộ, bóng đá…. Ngoài ra phòng tập còn được xem như một địa điểm để tán gẫu, xả
stress sau một ngày dài làm việc cùng bạn bè hay đồng nghiệp.
- Nữ : có một lý do quan trọng khác thúc đẩy họ đến các phòng tập là vì mục
tiêu giảm cân và tập luyện kết hợp chế độ ăn kiêng để lấy lại vóc dáng.Yêu thích
những môn thể thao vận động nhẹ nhàng, có nhịp điệu, giúp cơ thể dẻo dai như
aeorobic, yoga, thể dục thẩm mỹ…
* Theo thu nhập:


18

- Thu nhập trung bình:
+ Đối tượng sinh viên: có thu nhập từ 2 đến 5 triệu/1người/1 tháng.
+ Đối tượng người lao động: có thu nhập từ 5 đến 10triệu/1 người/1 tháng.
Họ ưa thích tập luyện tại những nơi tập trung nhiều bạn bè, tập các môn thể
thao vận động, rèn luyện cơ thể khỏe mạnh với giá cả vừa phải.
- Thu nhập cao:
+ Đối tượng sinh viên có thu nhập trên 5 triệu đông/ người/tháng.
+ Đối tượng người đi làm, công nhân viên chức: có thu nhập trung bình trên
10 triệu/người/tháng.
Chi tiêu trung bình một ngày cho tập thể dục: 30- 100 nghìn đồng/ người/
ngày. Nhu cầu của họ là các dịch vụ cao cấp tiện nghi, họ ưa thích không gian rộng
rãi, thoáng mát, tập luyện với sự hướng dẫn của các chuyên gia với bài tập riêng

phù hợp từng đối tượng, ưa thích các trung tâm thể dục thẩm mỹ lớn, có các dịch
vụ sau tập như: phòng tắm hơi, matsxa, bể bơi trong nhà…
2.2.2. Xác định thị trường mục tiêu
Sau khi phân đoạn thị trường tổng thể, dự án đã lựa chọn được đoạn thị
trương cụ thể để tiến hành kinh doanh:
- Đối tượng là học sinh, sinh viên từ 15 – 22 tuổi. Đây là những đối tượng có
thu nhập trung bình, ưa thích các hoạt động thể thao vận động, tăng cường sức
khỏe. Họ có nhu cầu tập luyện thể thao đều đặn như tập thể hình, yoga..
- Đối tượng là nhân viên văn phòng, công nhân viên chức độ tuổi từ 22 – 50
tuổi. Họ có nhu cầu tập luyện để có lại vóc dáng, thân hình đẹp, nâng cao sức khỏe.
Họ có xu hướng tập luyện các loại hình như thể dục thẩm mỹ, yoga…
* Thị trường tiềm năng:
Trong vòng 5 đến 10 năm tới cuộc sống của người dân ngày càng được phát
triển, nhu cầu tập luyện thể dục thể thao được nâng cao. Mặt khác khu vực quận
Hai Bà Trưng tập trung nhiều trường đại học lớn, số lượng sinh viên tuyển sinh


19

qua các năm ngày càng tăng, điều này sẽ duy trì được một lượng khách hàng ổn
định cho trung tâm, hứa hẹn một thị trường đầy tiềm năng cho dự án.
2.3. Xác định sản phẩm của dự án
Trên cơ sở đã xác định được thị trường mục tiêu, chúng tôi đưa ra các loại
hình dịch vụ tập thể dục thẩm mỹ phù hợp với từng đối tượng như sau:
2.3.1. Aerobic
Đây là bộ môn thể thao đã quá quen thuộc với các chị em phụ nữ. Người tập
tìm đến aerobic với nhiều lí do, có thể là tập để khỏe, thoải mái tinh thần, nhưng
đại đa số là vì nguyên nhân giảm cân, lấy lại vóc dáng đẹp…
Hiện nay, ở phần lớn các trung tâm thể dục thẩm mỹ đều có Aerobic.Tuy
nhiên, hình thức tập và chất lượng ở mỗi trung tâm đều rất khác nhau và đại đa số

là chỉ có không nhiều là các trung tâm lớn có HLV, trang thiết bị đầy đủ và chương
trình dạy bài bản. Đa số chúng ta đều nghĩ tập aerobic rất đơn giản, chỉ cần có
nhạc, kết hợp với 1 số động tác tập theo nhịp điệu là đã có thể được coi là tập
aerobic. Tuy nhiên, tập như thế nào và cường độ sao cho phù hợp với thể trạng
từng người, từng mục đích khi đến với aerobic thì không phải chị em nào cũng
hiểu rõ, và để có thể tập có hiệu quả, không mất công vô ích cần chọn phòng tập có
giáo viên chuẩn, có hiểu biết về cơ thể người và chế độ ăn uống đủ chất nhưng ko
thừa năng lượng. Do vậy, chúng tôi muốn mở những lớp học aerobic chỉ với 20-25
học viên/lớp, phòng tập rộng từ 60-70m2 được trang bị đầy đủ dụng cụ tập bổ trợ,
được đứng lớp bởi các giáo viên giỏi, có kinh nghiệm để có thể hướng dẫn chị em
kĩ hơn các quy trình, động tác tập phù hợp, ngoài ra còn có thể tư vấn thêm về chế
độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt lành mạnh sao cho hiệu quả nhất với mục đích tập
của họ.
Về hiệu quả mang lại của các lớp tập này, chúng tôi cam kết mang lại hiệu
quả như yêu cầu của chị em mong muốn từ ban đầu đến với trung tâm, tất nhiên là
sẽ có sự tư vấn thêm của các chuyên gia sao cho phù hợp với khả năng của từng
người và khách hàng đến với trung tâm cũng phải cam kết thực hiện theo sự tư vấn
của các chuyên gia. Có như vậy, hiệu quả mang lại mới đạt được tốt nhất.


20

2.3.2. Thể hình (gym)
Đây là bộ môn thể thao được nhiều cánh mày râu lựa chọn. Mục đích của họ
khi chọn bộ môn này là có được 1 thân hình khỏe mạnh, cơ bắp nhằm có được sức
khỏe và thu hút người khác giới. Cũng như aerobic, tập thể hình cũng cần phải có
HLV kinh nghiệm để có thể tư vấn phương pháp và thời lượng sao cho phù hợp
với thể trạng và thời kì phát triển cơ bắp của từng người, ngoài ra nếu muốn đạt
hiệu quả tốt nhất còn phải kết hợp với 1 chế độ dinh dưỡng khá nghiêm ngặt. Hiện
nay, trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều trung tâm thể hình, tuy nhiên đa số trong đó

ko có HLV chuyên nghiệp hoặc ko thường xuyên trực tại trung tâm, dẫn đến việc
người đi tập thường phải tự tập.
Nắm được tình hình đó, trung tâm chúng tôi quyết định sẽ đầu tư trang thiết bị
đầy đủ, thuê các HLV thể hình chuyên nghiệp thay phiên trực tại trung tâm để
hướng dẫn cho khách hàng đến tập bất kì thời gian nào. Đồng thời trong phòng tập
đầy đủ máy và dụng cụ tập.
2.3.3. Yoga
Bộ môn Yoga bằng là một bộ môn khoa học tập luyện thể lực từ xưa nguồn
gốc từ Ấn Độ. Từ sơ khai, những bài luyện được sư tổ Bộ môn Yoga tìm được
giúp nâng cao sức mạnh của cơ thể, giúp yên ổn đầu óc để có được sự chú ý với
thiền định. Với thời gian, các kỹ thuật này đã được lựa chọn và phát triển.
Tập luyện Bộ môn Yoga với thảm tập yoga hoàn toàn khác với luyện tập
những bộ môn thể thao vận động mạnhkhác nữa.những kỹ thuật asanas thì là sự kết
hợp với nhiều chuyển động uyển chuyển chậm rãi trong cơ thểvới nhiều tư thế kéo
căng, uốn, vặn vẹo, kết hợp với nhịp thở với xen kẽ và nhiều tư thế nhất định dễ
chịu. nhờ thế, nhiều động tác sẽ làm nghỉ ngơi tối đa làm cho toàn bộ cơ và thần
kinh. Trong suốt thời gian luyện tập asanas, thể lực được tăng cường mà tuyệt đối
không bị tiêu hao. hơn thế nữa, nhiều tác động tinh tế với nhiềutuyến dọc theo cơ
thểthân thể làm ổn định sự điều tiết nhiều chất hormone . chuyện này làm hồi phục
và cân bằng sức khỏe và tâm lý, và từ đó đẩy lùi các bệnh tật về thể chất cũng như
tinh thần.


21

Căng thẳng tâm sinh lý stress:
Với xã hội hiện đại, bên cạnh sự đi lên ngày càng lớn với cuộc sống vật chất,
chúng ta đang buộc phải đối mặt với nhịp sống ngày càng tất bật cùng nhiều lo
toan. Điều đó làm tăng lên mất cân bằng cùng uể oải.
Với mỗi cá nhân cùng tổ ấmngày càng đầy đủ cùng vật chất,nhưng mà mọi

người chúng ta lại càng có xu hướng cảm nhận bất an cũng không thực hạnh
phúc.Chuyện này là nguyên nhân, đồng thời à hậu quả của sự mất cân bằng về thể
chất cùng tinh thần.
Cân bằng thân và trí óc:
Yoga giúp đối mặt đạt hiệu quả với nhiều thử thách cùng không an tâm mà
mọi người phải đương đầu mọi ngày.
Yoga rút ra 1 biện pháp dễ dàng mà thực tiễn cho nhiều vấn đề nêu trên và
giúp chúng ta tìm một sự quân bình ở trong đời sốngcủa chúng ta.
Thiền:
Yoga cùng thảm tập yoga không những dừng lại trong những động tác. Là
một phần cấu thành cùng Bộ môn Yoga,động tác thiền giống như một cách có tính
hệ thống và khoa học về tập trung tâm trí. sự phản ứng của cơ thể trong khi luyện
tập thiền là ngược lại so với sự phản ứng cùng nhiều sự mất cân bằng về tâm lý và
sinh lý đau đầu. Thiền định làm mát hệ thần kinh trung tâm, nhịp thở,nhịp đập và
đường huyết.
Những người luyện tập thiền định đều đặn và đúng phương pháp sẽ đạt trạng
thái an bình và hoà hợp nội tâm, và khi đó sẽ cảm thấy được sự bình an với yên vui
ngập tràn.
Với những đặc thù và ích lợi trên của Yoga, chúng tôi sẽ mở các lớp học
Yoga nhận học viên từ 15 tuổi trở lên, với số lượng 15- 20 học viên/ lớp, phòng
học rộng từ 60-70m2.
Tất cả các học viên tham gia tập luyện tại trung tâm dù tham gia lớp học nào
và thanh toán dưới hình thức sử dụng vé như thế nào, hàng tháng đều được tham
gia buổi nói chuyện tư vấn về sức khỏe với chuyên gia hàng đầu Việt Nam.


22

2.4. Dự báo cung - cầu thị trường
2.4.1. Dự báo cầu

Để tiến hành dự báo lượng cầu về tập thể dục thể thao tại các trung tâm,
phòng tập, dự án sử dụng phương pháp định mức.
Phương pháp định mức sử dụng số liệu từ dự báo dân số và kết quả “Khảo sát
về nhu cầu tập luyện thể dục thể thao của người dân ở các thành phố lớn” của
Công ty W&S , để dự báo lượng cầu.
* Công thức:
Lượng cầu = định mức tiêu dùng x dự báo dân số

* Dự báo dân số:
Biểu 2.8: Theo dõi dân số qua các năm trong độ tuổi từ 15-50
(điều tra vào thời điểm 1 tháng 4 hàng năm)
Đơn vị: nghìn người

Từ đồ thị nhận thấy dân số trong độ tuổi từ 15 – 50 tăng lên mạnh từ năm
2007 – 2008 do lượng dân nhập cư và sinh viên tốt nghiệp ở lại làm việc rất lớn.


23

Từ năm 2009 đến 2011, lượng dân số giữ ổn định, trên đồ thị các điểm được phân
bố hầu như trên một đường thẳng.
Giả thiết tốc độ tăng dân số các năm tiếp theo không đổi.
Để dự báo dân số trong độ tuổi 15 – 50 trong những năm tiếp theo, dự án đã
sử dụng phương pháp hàm xu thế.
Thiết lập mối quan hệ giữa sự gia tăng quy mô dân số theo thời gian và chọn
mô hình toán học thích ứng với quy luật thời gian.

Y = a + bt
Trong đó:


Y là dân số Hà Nội từ 15 – 50 tuổi

(nghìn người)

a, b: các hệ số
t: thời gian (năm 2008 có t=1 )
Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.3. Kết quả tính toán hàm tuyến tính
Năm
2008
2009
2010
2011
Tổng

Y
3421,2
3405,8
3581,3
3572,9
13981,2

t
1
2
3
4
10

t2


ty
3421,2
6811,6
10743,9
14291,6
35268,3

1
4
9
16
30

Thay số liệu vào hệ phương trình:
13981,2 = 4a + 10b
35268,3 = 10a + 30b
=> a = 3337,65; b = 63,06
Vậy hàm xu thế: Y(t) = 3337,65 + 63,06x t
Kết quả dự báo dân số từ năm 2013 đến 2017 được thể hiện ở bảng sau:


×