TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CƠNG TRÌNH THAM GIA XÉT
GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2013
Tên cơng trình:
Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên từ bậc Mầm non đến
Trung học phổ thông vùng Bãi ngang ven biển thuộc tỉnh
Thanh Hóa thơng qua Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Chính phủ
Thuộc nhóm ngành khoa học: KD2
HÀ NỘI, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CƠNG TRÌNH THAM GIA XÉT
GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2013
Tên cơng trình:
Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên từ bậc Mầm non đến
Trung học phổ thông vùng Bãi ngang ven biển thuộc tỉnh
Thanh Hóa thơng qua Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Chính phủ
Thuộc nhóm ngành khoa học: KD2
Họ và tên sinh viên
Lê Thị Nhung
Nữ
Ngô Thị Kiều Oanh Nữ
Lê Thị Lượng
Nữ
Vũ Thị Ngân
Nữ
Ngô Thúy Quỳnh
Nữ
Lớp: Quản trị nhân lực 52
Khoa: Kinh tế và quản lí nguồn nhân lực
Năm thứ: 3/Tổng số năm đào tạo: 4
Ngành học: Quản trị nhân lực
Người hướng dẫn: TS. Vũ Thị Uyên
HÀ NỘI, 2013
MỤC LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN...................................................i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN...................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT
GVMN: Giáo viên mầm non
MN: Mầm non
TH: Tiểu học
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
BNVB: Bãi ngang ven biển
ĐBKK: Đặc biệt khó khăn
MTQG - GNBV: Mục tiêu Quốc gia - giảm nghèo bền vững
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Dân số năm huyện vùng bãi ngang ven biển và các vùng kinh tế
trọng điểm khác của tỉnh Thanh Hóa năm 2012..............................................25
Bảng 2.2: Dân số năm huyện vùng bãi ngang ven biển và các vùng kinh tế
trọng điểm khác của tỉnh Thanh Hóa năm 1999, 2009 và 2012. (đơn vị:
người)..................................................................................................................33
Bảng 2.4: Các hoạt động hội thảo giải đáp hỗ trợ đội ngũ giáo viên hiểu về
mục tiêu Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững..................35
Bảng 2.5: Đánh giá của giáo viên về điều kiện nhà ở bán trú của trường phục
vụ việc nghỉ trưa và ở lại của đội ngũ giáo viên..............................................39
Bảng 2.9: Đánh giá mức độ yên tâm trong công tác giảng dạy của đội ngũ
giáo viên.............................................................................................................45
Bảng 2.10: Đánh giá ảnh hưởng của lũ lụt thiên tai tới công tác giảng dạy,
đời sống của đội ngũ giáo viên.........................................................................46
Bảng 2.12: Đánh giá của giáo viên về thái độ cư xử của học sinh.................48
Bảng 2.13: Đánh giá của giáo viên về thái độ học tập của học sinh..............49
Bảng 2.14: Cơ hội học tập đào tạo nâng cao trình độ của Giáo viên so với
vùng khơng thuộc Chương trình MTQG – GNBV..........................................54
Bảng 2.15: Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các cuộc thi:
Giáo viên dạy giỏi, cuộc thi tài năng khác.......................................................55
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ vùng bãi ngang ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa.................21
Hình 2.2: Sự hiểu biết của giáo viên về chính sách phụ cấp ưu đãi và phụ cấp
thu hút dành cho đội ngũ giáo viên công tác tại khu vực thuộc Chương trình
Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.........................................................34
Hình 2.3: Mức độ đáp ứng của mức lương hiện hưởng so với nhu cầu sinh
hoạt của đội ngũ giáo viên.................................................................................36
Hình 2.4: Đánh giá của giáo viên về điều kiện tiếp cận, sử dụng tin học,
internet................................................................................................................40
Hình 2.5: Đánh giá của giáo viên về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy của
vùng bãi ngang ven biển thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
bền vững so với các xã lân cận khơng được hưởng chính sách......................43
Hình 2.6: Khoảng cách từ nhà tới trường của các thầy, cơ giáo.....................43
Hình 2.7: Tình hình an ninh trật tự tại khu vực giảng dạy..............................47
Hình 2.8: Đánh giá của giáo viên về giảm xuống của tỉ lệ trẻ em (đối với
MN) và học sinh bỏ học....................................................................................51
1
2
LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục đào tạo đóng vai trị quan trọng, là động lực thúc đẩy nền kinh tế
phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới,
các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Để công tác giáo dục đào
tạo tốt thì đội ngũ giáo viên là nguồn lực cốt yếu đảm bảo cho sự phát triển của
giáo dục, đào tạo nước nhà.
Nằm trong sự phát triển chung của đất nước, vùng BNVB có một vị trí
chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phịng, giao lưu quốc tế
và môi trường sinh thái. Nhận thức rõ vị thế đó, Đảng và Nhà nước rất quan tâm
đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
trong đó có chính sách về giáo dục - đào tạo. Để chính sách giáo dục và đào tạo
đến được với thực tiễn thì khơng thể phủ nhận vai trị của đội ngũ giáo viên bởi
vì họ chính là những người mang lại sự hiểu biết về các chính sách của Đảng,
Nhà nước, các kiến thức khoa học để phổ biến đến các đội ngũ học trò- thế hệ
mầm non tương lai của đất nước vì vậy các chính sách hỗ trợ đội ngũ giáo viên
vùng kinh tế khó khăn được Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm. Nhờ sự
quan tâm ấy trong thời gian qua công tác giáo dục- đào tạo vùng kinh tế BNVB
và hải đảo đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tuy nhiên vẫn cịn những khó
khăn, bất cập; trong đó việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên để nâng
cao hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo ở vùng BNVB là một vấn đề cấp thiết
đặt ra hiện nay.
Xuất phát từ lý do trên, nhóm chọn đề tài “Tạo động lực cho đội ngũ giáo
viên từ bậc MN đến THPT tại vùng BNVB thuộc tỉnh Thanh Hóa thơng qua
chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Chính phủ” làm đề tài
nghiên cứu khoa học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu.
Một là, hệ thống hóa các cơ sở lí luận về cơng tác tạo động lực cho người
lao động; vai trò của đội ngũ giáo viên đối với công tác phát triển giáo dục và
3
đào tạo của đất nước; lựa chọn mơ hình nghiên cứu phù hợp đối với việc tạo
động lực cho đội ngũ giáo viên vùng BNVB.
Hai là, phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho đội ngũ giáo viên
vùng BNVB. Từ đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm, những ngun nhân làm
hạn chế trên cơ sở mơ hình đã được lựa chọn.
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm tạo động lực cho đội ngũ giáo viên
vùng BNVB đến năm 2015 tầm nhìn 2020.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp một số phương pháp: thống kê, tổng hợp, phân
tích, định tính và định lượng, điều tra mẫu thông qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu
với đối tượng 200 người.
Số liệu thứ cấp được thu thập thơng qua giáo trình, những đề tài nghiên
cứu, báo cáo, các văn bản của Đảng và Nhà nước liên quan những Chương trình
quốc gia về chính sách vùng BNVB, thơng qua báo chí, các ấn phẩm được ban
hành để làm cơ sở nhận định về kết quả của chính sách. Số liệu thống kê được
thu thập, tổng hợp từ các trường thuộc khu vực.
Số liệu sơ cấp thu thập thông qua bảng hỏi, phỏng vấn sâu với đối tượng
200 người (với mẫu phiếu phỏng vấn và bảng hỏi trong phụ lục 1). Số liệu được
xử lí bằng chương trình Excel 2007 phục vụ cho việc phân tích và nghiên cứu
của đề tài.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở xem xét các hoạt động trong công tác tạo động lực và thái độ
làm việc của đội ngũ giáo viên, đề tài đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
động lực và các biện pháp tạo động lực hiện nay đang áp dụng ở vùng BNVB.
Đồng thời đề tài cũng làm rõ mối quan hệ khăng khít, hữu cơ không thể tách rời
giữa động lực trong việc đạt được hiệu quả và mục tiêu của công việc một cách
tốt nhất cho đội ngũ giáo viên vùng BNVB thuộc tỉnh Thanh Hóa từ năm 2007
đến năm 2013 và các giải pháp phục vụ cho việc tạo động lực đến năm 2015 tầm
nhìn 2020.
5. Tình hình nghiên cứu
4
Vấn đề tạo động lực cho công chức rất được quan tâm nghiên cứu. Tuy
nhiên những cơng trình nghiên cứu chỉ tập trung đi sâu vào một phương diện
hoặc một khía cạnh của hoạt động tạo động lực như đào tạo, bồi dưỡng hoặc văn
hóa cơng sở hoặc tiền lương, phụ cấp. Cụ thể như:
• Hồn thiện chính sách tiền lương tối thiểu trong nền kinh tế thị trường
của tác giả Nguyễn Duy Thắng.
• Tạo động lực làm việc cho cơng chức trong cơ quan hành chính Nhà
nước ở Việt Nam hiện nay.
Đề tài đã bước đầu tìm hiểu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các
chính sách tạo động lực làm việc cho công chức trong thực thi cơng vụ hiện nay.
Từ đó đề xuất một số kiến nghị và giải pháp về chính sách tạo động lực làm việc
cho công chức trên cơ sở sự thống nhất chung trong phương hướng tạo động lực
làm việc cho công chức của Đảng và Nhà nước ta nhằm nâng cao hiệu quả thực
thi công vụ của công chức nói riêng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành
chính Nhà nước nói chung.
• Giữ chân nhân viên bằng cách nào. Tác giả Vương Minh Kiệt, nhà xuất
bản CĐ-XH.
Tính đến thời điểm này đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến
hoạt động tạo động lực cho đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên việc đi sâu nghiên cứu
các hoạt động tạo động lực cho đội ngũ giáo viên tại vùng BNVB thuộc tỉnh
Thanh Hóa chưa có một đề tài nghiên cứu nào đề cập đến.Với tình hình trên, đề
tài của chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu các yếu tố, biện pháp, các khía cạnh liên
quan đến tạo động lực cho đội ngũ giáo viên vùng BNVB nhằm thúc đẩy hiệu
quả của công tác này trong thời gian tới.
6. Những đóng góp chính của đề tài
Thứ nhất, lựa chọn mơ hình để nghiên cứu về tạo động lực cho đội ngũ
giáo viên vùng BNVB thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Thứ hai, rút ra được những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân làm hạn
chế hiệu quả của công tác cho đội ngũ giáo viên vùng BNVB thuộc tỉnh Thanh
Hóa.
5
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm tạo động lực cho đội ngũ giáo viên
vùng BNVB đến năm 2015 tầm nhìn 2020 và các giải pháp này có thể nhân
rộng, áp dụng cho các vùng khác có đặc điểm vị trí địa lí tương tự như vùng
BNVB thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Kết quả của đề tài nghiên cứu có thể được sử dụng để làm tài liệu tham
khảo, phục vụ cho công tác nghiên cứu và các hoạt động tạo động lực cho đội
ngũ giáo viên vùng BNVB.
Đồng thời, những giải pháp và kiến nghị của khóa luận sẽ góp phần giúp
cho phịng Giáo dục đào tạo tỉnh Thanh Hóa trong việc tạo và nâng cao động lực
làm việc cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.
Do Hoàng Sa - Trường Sa cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của chính sách
nên việc nghiên cứu về những chính sách được áp dụng ở các vùng BNVB, các
giải pháp được đề xuất cũng là tiền đề trong công tác tạo động lực cho đội ngũ
giáo viên ở khu vực này.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài nghiên cứu khoa học được
chia thành 3 chương với bố cục như sau:
Chương 1: Lý luận cơ bản về tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên
từ bậc mầm non tới THPT.
Chương 2: Phân tích thực trạng trong chính sách tạo động lực làm việc
cho đội ngũ giáo viên vùng BNVB thuộc tỉnh Thanh Hóa thơng qua chương
trình MTQG - GNBV của Chính phủ.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho đội
ngũ giáo viên vùng BNVB thuộc tỉnh Thanh Hóa thơng qua chương trình
MTQG - GNBV của Chính phủ.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG TỪ MẦM NON TỚI TRUNG HỌC
PHỔ THƠNG.
1.1. Giáo viên và vai trị của giáo viên trong sự nghiệp trồng người.
6
Nghề giáo là một nghề rất cao cả và luôn được xã hội kính trọng và yêu
quý từ ngàn xưa đến nay. Xã hội dù có phát triển đến đâu thì vị trí, vai trị của
người thầy giáo, cơ giáo trong lòng mỗi con người vẫn được khẳng định với sự
kính u và tơn trọng. Trong xã hội ngày nay, nghề giáo vẫn là một nghề được
xã hội tơn kính, trân trọng, câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” vẫn được mọi người
ghi nhớ và nhắc nhở nhau.
Luật giáo dục Việt Nam có ghi rõ: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ
giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.” (Điều 70.1, Luật
Giáo dục - 2009) và “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục
phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp
chuyên nghiệp gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học,
trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên.” (Điều 70.3, Luật Giáo dục - 2009).
Nhà nước cũng có quy định rõ về nhiệm vụ cao cả của các nhà giáo:
“Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có
chất lượng chương trình giáo dục; Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các
quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường; Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh
dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người
học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học; Khơng ngừng học tập,
rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chun mơn,
nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học; Các
nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.” ( Điều 72, Luật Giáo dục - 2009).
Điều 77.1, Luật Giáo dục - 2009 cũng quy định rõ trình độ chuẩn được
đào tạo của đội ngũ giáo viên tại các cấp học. Cụ thể là: “Có bằng tốt nghiệp
trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học; Có bằng tốt
nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi
dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở; Có bằng tốt nghiệp
đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thơng.”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì
lợi ích trăm năm trồng người”. Giáo dục không chỉ là việc cung cấp, bồi dưỡng
7
tri thức, kĩ năng hay nâng cao năng lực con người, mà hơn hết mục tiêu chính
quan trọng nhất của giáo dục khơng gì khác chính là “dạy cách làm người”, giúp
con người bồi dưỡng tâm hồn và rèn giũa nhân cách, hồn thiện bản thân, có
như vậy con người mới có thể phát triển tồn diện được. Nhà nước cũng đã xác
định rõ vai trò của nhà giáo tại Điều 15, Luật Giáo dục - 2009: “Nhà giáo giữ
vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà nước tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều
kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trị và trách
nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh
nghề dạy học.” Mục tiêu ấy của giáo dục khơng phải có thể hồn thành một cách
nhanh chóng trong một sớm một chiều mà nó là cả một quá trình dài thực hiện
theo những cấp độ khác nhau, từ khi trẻ được sinh ra cho đến hết cập học phổ
thơng hoặc cao hơn nữa. Trong đó tập trung chủ yếu ở các cấp học MN, TH và
THCS và tất nhiên khâu quan trọng nhất, cũng là nền tảng cho việc hình thành
những kĩ năng đầu tiên với cuộc sống, tạo dựng những nền tảng căn sơ cho nhân
cách sau này của trẻ chính là ở trường MN cơ sở. Đảng và Nhà nước cũng đã
khẳng định bậc học MN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Và cũng chính bởi vậy mà chưa khi nào người thầy, người cô hay người quản lý
lại chiếm một vị trí, đóng một vai trị quan trọng trong sự nghiệp giáo dục như
lúc này. Bởi lẽ đây là thời kỳ quan trọng nhất của trẻ khi các em mới chập chững
làm quen với xã hội bên ngoài sự bao bọc của gia đình. Đây cũng là thời kỳ tiên
quyết giúp trẻ chuẩn bị những hành trang đầu tiên để bước vào đời sau này.
Chúng ta cũng từng khẳng định trẻ em là mầm non tương lai của đất nước
và những người thầy người cô, người quản lý trẻ chính là những người quan
trọng nhất, góp phần ươm những tài năng, hạt giống cho công cuộc xây dựng đất
nước. Bởi lẽ đối với trẻ trong giai đoạn này, người gần gũi, thân quen và tiếp
xúc với trẻ nhiều nhất chính là cha mẹ và thầy cơ. Cha mẹ chăm lo cho trẻ khi
về nhà cịn thầy cơ chăm sóc trẻ khi đến lớp. Do đặc thù riêng của ngành giáo
dục MN nên lớp học của trẻ cũng không thể coi như một lớp học bình thường
mà nó được gọi bằng tên học thân thương là “nhà trẻ”, là nơi mà khi trẻ đi học
8
giống như đến ngơi nhà thứ hai của mình vậy. Khi đến trường MN, trẻ trở thành
một người con của gia đình lớn, bạn học là các anh em, thầy cơ là cha mẹ.
Nhưng như vậy thơi thì chưa thể thấy hết vai trị của người ni dạy trẻ. Khơng
phải vô lý khi mà người ta thường gọi trêu cô giáo mầm non là “ cô nuôi dạy
hổ”, trẻ em rất ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu nhưng cũng nghịch ngợm và phá
phách nhiều. Người giáo viên MN là cha, là mẹ của khơng phải một đứa con mà
có đến hàng chục đứa con, đứa nào cũng hồn nhiên, ngây thơ nhưng đứa nào
cũng khác đứa nào, phải chăm sóc, lo toan, nuôi dạy từng ấy những đứa trẻ sao
cho thật tốt, thật ngoan những người cha người mẹ ấy quả thật phải mang một
tình u thương vơ bờ với những đứa con tinh nghịch và phải có một bản lĩnh
thật vững vàng, một sự nhẫn lại cao cùng một trí tuệ lớn để có thể khơng chỉ
chăm lo đầy đủ cho các con nhỏ mà còn đảm bảo cho chúng trở thành những
con ngoan, trò giỏi, mang những nhân cách cao đẹp sau này tự tin vững bước
vào đời. Người giáo viên trong công tác nuôi dạy trẻ như đã nói khơng thể hiểu
theo một nghĩa thơng thường. Họ là những người gánh trên vai trách nhiệm nặng
nề nuôi dạy những mầm non tương lai của đất nước.
Tại mỗi cấp học vai trò của giáo viên lại được thể hiện khác nhau. “Giáo
dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ
xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ
em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” (Điều 2, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học 1991). Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những kết quả
của giáo dục TH, có học vấn phổ thơng ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban
đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp học nghề hoặc
đi vào cuộc sống lao động. Mỗi cấp học tăng lên thì nhiệm vụ của giáo dục cũng
tăng, theo đó thì nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp “trồng người”
cũng ngày càng quan trọng. Chất lượng của nguồn nhân lực đất nước sẽ được
quyết định rất lớn tại giai đoạn này, vì thế mà vai trị của thầy cơ cũng quan
trọng hơn. Một ngơi nhà với nền móng khơng vững vàng thì dù chỉ là một cơn
gió nhẹ cũng có thể làm nó đổ. Nếu khơng có thầy cơ cho những em học sinh
9
các kiến thức cơ sở thì các em sẽ rất khó có thể bước vào cuộc sống lao động,
mà càng khó khăn hơn với việc tiếp tục vào THPT.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục THPT được xem là nền tảng
và có ý nghĩa quan trọng nhất. Bởi lẽ giáo dục THPT là nhằm giúp học sinh
củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hồn thiện học vấn phổ
thơng và những hiểu biết thơng thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục
học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống
lao động. Theo đó, vai trị của các đội ngũ giáo viên tại cấp học THPT được
khẳng định như là người quyết định tới chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.
Chính vì vậy, dù là giáo viên giảng dạy tại cấp học nào thì cũng đóng vai
trị quan trọng trong việc quyết định tới chất lượng nguồn nhân lực của đất nước,
giáo dục thế hệ trẻ phát triển một cách tồn diện và hài hịa, trang bị những
phẩm chất và năng lực cần thiết để bước vào đời theo yêu cầu của xã hội. Đất
nước có thể phát triển được hay khơng phụ thuộc rất lớn vào bàn tay “vun trồng”
của người giáo viên.
1.2.
Động lực và tạo động lực cho đội ngũ giáo viên từ bậc mầm non tới
bậc trung học phổ thông.
1.2.1. Khái niệm động lực và tạo động lực cho giáo viên
Một tổ chức có thể đạt được năng suất, hiệu quả cao trong cơng việc khi
có những nhân viên tích cực, chủ động, nhiệt tình sáng tạo trong cơng việc. Để
có được điều đó phụ thuộc rất nhiều vào động lực lao động của nhân viên. Chính
vì vậy, cơng tác tạo động lực cho nhân viên đóng vai trị rất quan trọng.
Động lực lao động là sự khát khao và tự nguyện của người lao động nhằm
đem hết nỗ lực của bản thân hướng tới đạt được [12, tr128].
Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên chính là q trình làm nảy sinh động
lực làm việc. Tạo động lực cũng là hệ thống các chính sách biện pháp, cách ứng
xử trong trường, lớp tác động đến các giáo viên, thúc đẩy họ cố gắng hơn trong
công việc, phấn đấu để đạt được các mục tiêu của bản thân, của tổ chức.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới động lực lao động của đội ngũ giáo viên từ
cấp bậc mầm non tới cấp bậc trung học phổ thông.
10
Hành vi có động lực trong cơng tác giảng dạy của đội ngũ giáo viên là kết
quả của sự kết hợp tác động từ nhiều nhân tố.
1.2.2.1.
Nhóm các nhân tố thuộc về cá nhân người giáo viên
• Nhu cầu cá nhân của giáo viên
Mỗi cá nhân có một hệ thống nhu cầu khác nhau, đây là một yếu tố
quan trọng để tạo động lực cho đội ngũ giáo viên. Tại mỗi khoảng thời gian,
không gian nhất định, mỗi cá nhân giáo viên có một nhu cầu khác nhau. Trong
những nhu cầu đó, nhu cầu nào đã đã đạt được sẽ khơng cịn mang lại động lực.
Thay vào đó, nhu cầu bậc cao hơn sẽ là động cơ thúc đẩy hành vi của người giáo
viên. Mỗi cá nhân giáo viên đều tiềm ẩn trong mình những nhu cầu và ln tìm
cách thỏa mãn nó thơng qua các hoạt động lao động, hoạt động đồn thể, cơng
tác xã hội …
• Mục tiêu và giá trị cá nhân của giáo viên
Mục tiêu là những mục đích mà cá nhân người giáo viên hướng tới. Mục
đích là những nhân tố kích thích hành động của các giáo viên. Mỗi cá nhân đều
mang trong mình một hệ thống giá trị. Giá trị này có thể hiểu là trình độ, hay
cũng là hình ảnh, vị thế, vai trị của thầy cơ trong trường, lớp, tồn xã hội. Hệ
thống giá trị này chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng văn hóa xã hội, văn hóa
trường, lớp và nó chi phối hành vi, thái độ của đối với các hiện tượng khác.
• Đặc điểm tính cách
Tính cách con người là sự kết hợp của các thuộc tính tâm lý cơ bản và bền
vững của con người. Nó được biểu thị thành thái độ của người giáo viên đối với
gia đình, học sinh, bạn bè, đồng nghiệp và đối với tồn xã hội nói chung.
Tính cách khơng phải do di truyền mà là hiệu quả của sự tác động của giáo
dục, sự rèn luyện của bản thân và sự tác động gián tiếp từ phía trường, lớp, nơi
mà giáo viên công tác, giảng dạy. Khi xác định được mỗi tính cách của thầy cơ
thì nó sẽ là cơ sở để tìm ra cách đối xử mang lại động lực cho họ.
• Thái độ, ý thức cá nhân người giáo viên
Đó là cách nhìn nhận, thể hiện của mỗi cá nhân người giáo viên đối với các
sự vật, sự việc diễn ra. Cách nhìn nhận có thể là tích cực, hay tiêu cực tuỳ thuộc
11
vào cách đánh giá trong từng hoàn cảnh cụ thể và đánh giá mực độ tạo động lực
khác nhau.
• Khă năng, năng lực, trình độ của mỗi giáo viên
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những
yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả cao.
Năng lực nghề nghiệp là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và đặc tính tâm lý của
một cá nhân phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp và đảm bảo cho người đó
thực hiện các hoạt động nghề nghiệp đạt kết quả cao [14, tr159].
Đánh giá đúng năng lực và khả năng của người giáo viên là cơ sở tốt nhất
để phát huy hiệu quả giảng dạy. Các giáo viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi họ
được làm đúng với năng lực, khả năng của mình vì họ có thể chắc chắn rằng họ
có thể hồn thành cơng việc đó tốt nhất, nếu khơng, với những cơng việc mà họ
biết chắc rằng dù họ có cố gắng thì cũng khơng thể hồn thành cơng việc một
cách tốt nhất được thì họ sẽ cảm thấy bất mãn và khơng muốn làm việc.
• Sự khác biệt của cá nhân mỗi giáo viên
Cá nhân giáo viên này có thể phân biệt với cá nhân giáo viên khác thông
qua đặc điểm của từng cá nhân. Các đặc điểm này có từ khi con người mới sinh
ra và cũng chịu sự tác động qua lại của môi trường. Trong công tác giảng dạy
có cá nhân giáo viên tính tình vui vẻ, u thích lao động chăm chỉ làm việc,
nhiệt tình với học sinh, tâm huyết với cơng việc. Nhưng cũng có cá nhân giáo
viên ghét lao động, thụ động và ỷ lại, khơng tâm huyết, nhiệt tình với học sinh.
Đặc điểm cá nhân nhiều khi do tính cách quy định nên nó có ảnh hưởng lớn
trong cơng tác tạo động lực. Đây là nhóm yếu tố bao gồm giới tính, tuổi, tơn
giáo, địa vị….tất cả những điểm khác nhau khiến việc tạo động lực làm việc cho
giáo viên cũng khác nhau.
Sự khác nhau về giới tính cũng ảnh hưởng tới động lực làm việc của
chính người giáo viên. Thầy giáo thường có sức khoẻ hơn, có tính quyết đốn,
năng động và sáng tạo trong công việc, chịu được áp lực cao; ngược lại, cô giáo
là những người làm việc chăm chỉ, cẩn thận, dẻo dai, nhạy cảm, tế nhị, chăm sóc
12
và yêu thương hơn thầy giáo vì thế mức độ thực hiện công việc của họ là khác
nhau.
Sự khác biệt về tuổi tác cũng tạo ra hiệu quả làm việc khác nhau. Các giáo
viên trẻ tuổi có lịng nhiệt tình trong cơng việc, có kiến thức mới và khả năng
tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh hơn. Tuy nhiên, các vị trí nghiên cứu khoa học,
các cơng tác giảng dạy,… thì cần sử dụng nhân lực là những người có thâm
niên, có kinh nghiệm vì họ đã nhiều năm tham gia vào lĩnh vực này, điều này có
ảnh hưởng nhất định đến kết quả của cơng việc.
1.2.2.2. Nhóm các nhân tố thuộc về bản chất cơng việc
• Quan niệm của xã hội về công việc “trồng người” của người giáo viên
Văn kiện Hội nghị lần 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã
khẳng định “Muốn tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát
triển mạnh giáo dục, đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của
sự phát triển nhanh, bền vững”. Khơng ai có thể phủ nhận được vai trị quan
trọng của công cuộc “trồng người” mà thầy cô đang thực hiện. Chính bởi vậy,
những người cơng tác trong nghề giáo ln nhận được sự kính trọng của tồn xã
hội. Điều đó cũng góp phần rất lớn tạo nên động lực làm việc cho giáo viên.
• Mức độ hao phí về thể lực và trí lực
Sự hao phí về trí lực ở những độ tuổi khác nhau hay ở những vị trí cơng
việc khác nhau địi hỏi cơng tác tạo động lực phải được áp dụng khác nhau.
Công cuộc “trồng người” địi hỏi nhiều về trí lực, hao phí về trí óc rất lớn, hay
dẫn đến mệt mỏi và căng thẳng. Vì vậy cần tạo ra một mơi trường làm việc
chun nghiệp, năng động, thân thiện để kích thích tinh thần làm việc của đội
ngũ giáo viên.
• Khả năng phát triển cá nhân
Sự phát triển cá nhân cũng là một nhu cầu của đội ngũ giáo viên, vì nó
gắn liền với việc tăng địa vị, tăng uy tín hay quyền lực, nó thường đi kèm với
việc tăng lợi ích vật chất và sự thăng hoa của cá nhân. Chính sách đào tạo, phát
triển năng lực cá nhân cho đội ngũ giáo viên cũng là một chính sách quan trọng
góp phần tăng động lực lao động cho họ.
13
1.2.2.3. Các nhân tố thuộc về mơi trường làm việc.
• Văn hóa trường, lớp
Văn hóa trường, lớp được xây dựng dựa trên các chính sách quản lý, bầu
khơng khí tâm lý, các quan hệ của thầy cô với học sinh, đồng nghiệp, cấp trên.
Bầu khơng khí đó có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tạo động lực cho đội ngũ
giáo viên, ở đâu có mơi trường làm việc lành mạnh, học sinh ngoan ngỗn, lễ
phép, các chính sách quản lý hợp lý, phong cách lãnh đạo hiện đại thì ở đó thầy
cơ sẽ thấy thoải mái khi làm việc, họ làm việc sẽ hăng say, nhiệt tình và có thể
cho ra sản phẩm là những học sinh có nhân cách tốt. Văn hóa trường lớp mạnh
sẽ khơng chỉ có sức gắn kết các thành viên trong trường, lớp lại với nhau cũng
làm việc cống hiến vì mục tiêu giáo dục, mà hơn thế nữa nó cịn có tác dụng thu
hút những thành viên khác bên ngoài tham gia vào cơng cuộc giáo dục.
• Điều kiện làm việc
Điều kiện làm việc chính là điều kiện về phịng học, bàn ghế, ánh sáng, các
công cụ phục vụ giảng dạy, điều kiện thời gian giảng dạy, khoảng cách địa lý …
Nó tác động tới tâm lý của thầy cơ trong q trình giảng dạy. Điều kiện tiêu
chuẩn đều được nhà nước quy định chuẩn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công
cuộc giảng dạy của các giáo viên. Tuy nhiên, vì điều kiện khó khăn mà nhiều
trường vẫn chưa có thể đạt chuẩn được. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới động lực
của đội ngũ giáo viên khi công tác tại những vùng khó khăn này. Hơn thế nữa,
khoảng cách địa lý cũng tác động rất lớn tới giáo viên khi họ phải di chuyển một
quãng đường dài mới tới được nơi giảng dạy, cộng thêm điều kiện khí hậu nơi
đây rất khắc nhiệt, nhiều bão lũ càng tăng thêm khó khăn cho họ. Chính bởi vậy,
các giáo viên cơng tác tại khu vực này khơng có động lực lao động được như
những khu vực khác.
• Các chính sách của Chính phủ dành cho đội ngũ giáo viên từ cấp bậc MN
tới cấp bậc THPT tại vùng BNVB thuộc tỉnh Thanh Hóa
Các chính sách về nhân sự là cơng cụ tác động mạnh nhất trong công tác
tạo động lực cho đội ngũ giáo viên. Các chính sách nhân sự bao gồm chính sách
về việc đảm bảo cuộc sống cho thầy cô như tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi,
14
các chính sách về đào tạo hay ln chuyển cơng việc… Một chính sách nhân sự
thoả đáng sẽ thu hút được nhiều cán bộ giáo viên giỏi hơn và giữ chân được cán
bộ giáo viên gắn bó với nghề. Nhà nước cũng có những chính sách nhân sự dành
cho giáo viên cơng tác ở những khu vực kinh tế khó khăn và được quy định rõ
tại Điều 82, Luật Giáo dục - 2009: “Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cơng tác
ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được Uỷ ban nhân dân
các cấp tạo điều kiện về chỗ ở, được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu
đãi theo quy định của Chính phủ. Nhà nước có chính sách luân chuyển nhà giáo,
cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn; khuyến khích và ưu đãi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng
thuận lợi đến cơng tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
tạo điều kiện để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng này an tâm công tác;
tổ chức cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng dân tộc thiểu số
được học tiếng dân tộc thiểu số để nâng cao chất lượng dạy và học.”
Động lực làm việc của đội ngũ giáo viên có thể được đo lường bằng các
tiêu chí như:
• Một là, năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc
Động lực làm việc ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần, thái độ làm việc, vì vậy
mà ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng và hiệu quả cơng việc. Khi người giáo
viên có động lực làm việc thì tinh thần làm việc sẽ thoải mái, theo đó sẽ tích
cực, nhiệt tình làm việc theo đó, kết quả làm việc cũng được tăng cao hơn.
• Hai là, tính chủ động sáng tạo
Sự chủ động sáng tạo cũng xuất hiện khi thầy cơ có động lực lao động. Khi
tinh thần làm việc tăng cao, những ý tưởng sáng tạo cũng xuất hiện.
• Ba là, lịng trung thành, tâm huyết với nghề của đội ngũ giáo viên
Tiêu chí này được đo lường bằng số giáo viên gắn bó với trường, lớp, thông
qua tỷ lệ thầy cô bỏ việc, tỷ lệ thầy cô muốn rời bỏ nghề giáo.
1.3.
Các học thuyết về tạo động lực và ứng dụng tạo động lực cho đội ngũ
giáo viên trong các trường từ cấp bậc mầm non tới cấp bậc trung học phổ
thông.
15
Có nhiều học thuyết về tạo động lực trong lao động cho thấy nhiều cách
tiếp cận khác nhau về tạo động lực lao động. Tuy nhiên, tất cả các học thuyết đó
đều hướng tới việc nảy sinh động lực trong cơng việc. Vì giáo viên là người lao
động trong lĩnh vực rất đặc biệt với những đặc thù riêng nên ở đây nhóm nghiên
cứu chọn hai học thuyết cơ bản về tạo động lao động phù hợp với đội ngũ giáo
viên.
1.3.1. Hệ thống nhu cầu của Maslow
Maslow cho rằng con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau mà họ khao
khát được thoải mãn. Maslow chia nhu cầu đó thành năm loại và sắp xếp theo
thứ bậc như sau:
• Các nhu cầu sinh lý: là các đòi hỏi cơ bản về thức ăn, nước uống, chỗ ở và
ngủ, và các nhu cầu cơ thể khác.
• Nhu cầu an tồn: là nhu cầu được ổn định, chắc chắn, được bảo vệ khỏi
các điều bất chắc hoặc nhu cầu tự bảo vệ.
• Nhu cầu xã hội: nhu cầu được quan hệ với những người khác để thể hiện
và chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc và sự hiệp tác. Hay nói cách khác là nhu
cầu bạn bè, giao tiếp.
• Nhu cầu được tơn trọng: là nhu cầu có địa vị, được người khác công nhận
và tôn trọng, cũng như nhu cầu tự tơn trọng mình.
• Nhu cầu tự hồn thiện: là nhu cầu được trưởng thành và phát triển, được
biến các năng lực của mình thành hiện thực, hoặc nhu cầu đạt được thành tích
mới và có ý nghĩa, nhu cầu sáng tạo.
Theo học thuyết, khi một nhu cầu cấp dưới được thỏa mãn thì nhu cầu cấp
trên trở nên quan trọng. Sự thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân sẽ đi theo thứ bậc
như trên và cá nhân không thể chuyển lên nhu cầu bậc cao hơn nếu nhu cầu bậc
thấp chưa được thỏa mãn. Khơng có nhu cầu nào được thỏa mãn hoàn toàn, tuy
nhiên, nếu một nhu cầu được thỏa mãn về cơ bản thì sẽ khơng cịn tạo động lực
[12, tr128-129].
1.3.2. Học thuyết công bằng của J. Stacy Adams
16
J. Stacy Adams đề cập tới vấn đề nhận thức của người lao động về mức
độ được đối xử công bằng và đúng đắn trong tổ chức. Các cá nhân trong tổ chức
thường có xu hướng so sánh sự đóng góp của họ và quyền lợi mà họ nhận được
với sự đóng góp và quyền lợi của người khác. Khi họ cảm thấy tỷ lệ đó ngang
bằng nhau thì học cảm thấy mình được đối xử cơng bằng. Nhưng khi họ nhận
thấy có sự khác nhau giữa tỷ lệ đó thì họ lại cảm thấy mất đi sự cơng bằng, theo
đó động lực lao động cũng mất đi. Người giáo viên có thể so sánh nỗ lực và kết
quả của họ với những người khác trong cùng tổ chức thực hiện cùng loại công
việc; những người thực hiện các công việc khác trong cùng tổ chức; những
người thực hiện công việc tương tự ở tổ chức khác; và những người thực hiện
công việc khác ở tổ chức khác. Dù là so sánh với ai nhưng khi họ cảm thấy
khơng có sự cơng bằng thì xu hướng làm việc thường là giảm nỗ lực, giảm năng
suất, địi hỏi lợi ích phù hợp, điều chỉnh nhận thức của bản thân, yêu cầu người
khác nỗ lực hơn trong công việc, chọn người/ đối tượng hoặc tiêu chí khác để so
sánh hoặc tiêu cực hơn có thể dẫn tới bỏ việc [12, tr30].
Giáo viên là loại hình lao động đặc biệt, làm những nhiệm vụ giáo dục với
vai trò rất quan trọng. Qua nghiên cứu, nhóm chọn hai học thuyết là học thuyết
nhu cầu của Maslow và học thuyết công bằng của Adams với những lý do:
• Một là, giáo viên cũng giống như bao nhiêu người lao động khác làm việc
với mong muốn đáp ứng được các nhu cầu cá nhân. Chính vì thế, việc xác định
nhu cầu của giáo viên là rất quan trọng trong vấn đề tạo động lực cho họ.
Dù là người lao động trong lĩnh vực nào cũng làm việc với mong muốn
đáp ứng được nhu cầu cá nhân. Khi nhu cầu cá nhân khơng được đáp ứng thì
người lao động khơng thể có được động lực lao động. Vấn đề quan trọng khi tạo
động lực cho đội ngũ giáo viên là phải xác định nhu cầu cá nhân của họ ở cấp
bậc nào và theo đó tìm cách đáp ứng để tạo động lực làm việc cho họ.
•Hai là, về đặc điểm lao động, giáo viên là những người có kiến thức, sự
hiểu biết, vì vậy mà u cầu về sự công bằng của họ cao hơn ai hết.
Những người có kiến thức, hiểu biết rộng thì thường có xu hướng so sánh
những nỗ lực, cố gắng và kết quả của họ đạt được so với những nỗ lực, cố gắng
17
và kết quả của người khác. Sự công bằng đối với giáo viên càng được đòi hỏi
hơn ai hết khi họ là người trí thức. Nghề giáo là nghề đặc biệt, với học sinh, đặc
biệt là học sinh nhỏ thì giáo viên như là biểu hiện sinh động về sự công bằng và
lẽ phải. Người thầy giáo phải xứng đáng với niềm tin này của trẻ. Sự công bằng
thể hiện trong mọi hoạt động nhưng thể hiện rõ nhất là trong sự đánh giá của
giáo viên với những học sinh thân u của mình. Nếu như chính các thầy cơ
khơng nhận được sự cơng bằng từ xã hội thì tất nhiên họ cũng không thể mang
lại sự công bằng cho những học sinh của mình. Chính bởi vậy, vấn đề đem đến
sự công bằng cho giáo viên là rất quan trọng.
Trên cơ sở của hai học thuyết nhu cầu của Maslow và học thuyết cơng
bằng của Adams, nhóm tiến hành nghiên cứu vấn đề tạo động lực cho đội ngũ
giáo viên từ cấp bậc MN tới cấp bậc THPT tại vùng BNVB thuộc tỉnh Thanh
Hóa trên những vấn đề sau:
Học thuyết nhu cầu của Maslow đã khẳng định nhu cầu của các giáo viên
đi theo thứ bậc. Khi nhu cầu cấp dưới chưa được thỏa mãn thì khơng thể chuyển
lên nhu cầu bậc cao hơn. Chính bởi vậy, cần xác định rõ nhu cầu của đội ngũ
giáo viên đang ở cấp bậc nào để tìm cách đáp ứng.
Lao động của giáo viên là loại hình lao động đặc biệt. Bởi vậy, thầy cơ có
các nhu cầu q trọng, bao gồm sự tự trọng, lịng tơn trọng người khác, sự được
người khác tôn trọng, niềm tin trong công việc; cao nhất là các nhu cầu tự hồn
thiện, khẳng định mình, bao gồm nhu cầu sáng tạo, giải quyết vấn đề, làm
gương… Tuy nhiên, tiền lương cùng các lợi ích vật chất khác lại không đáp ứng
được nhu cầu sinh hoạt của cá nhân và gia đình người giáo viên. Chỉ khi các nhu
cầu cơ bản đó được đáp ứng mới có thể nói đến các nhu cầu bậc cao, tức là các
nhu cầu đem lại sự thoả mãn thực sự trong cơng việc. Vì thế cần ưu tiên giải
quyết thật tốt các yếu tố cơ bản là tiền lương và các loại phụ cấp, nhà ở cùng các
điều kiện về điện nước, khối lượng công việc cùng các điều kiện làm việc, sự an
tồn đối với cá nhân và gia đình giáo viên. Chỉ có như vậy mới đem lại sự thỏa
mãn trong cơng việc để đội ngũ giáo viên có thể yên tâm công tác.
18
Thuyết cơng bằng của Adams cho thấy trong q trình thỏa mãn nhu cầu
cho đội ngũ giáo viên thì ln luôn phải đảm bảo được sự công bằng cho họ.
Vấn đề là khơng có một sự cơng bằng tuyệt đối. Công bằng ở đây không phải là
thầy cô nhận được bao nhiêu mà là công bằng được thông qua nhận thức của họ.
Nói khác đó là thầy cơ nhận thức như thế nào về sự công bằng. Sự công bằng
được thể hiện thơng qua đối xử dựa vào đóng góp của đội ngũ giáo viên đối với
nền giáo dục. Học thuyết về sự cơng bằng của Adams địi hỏi phải quan tâm tới
các nhân tố chi phối đến chính nhận thức của đội ngũ giáo viên về sự công bằng
và từ đó tác động để tạo cho họ có được một nhận thức về sự công bằng.
1.4.
Sự cần thiết phải tạo động lực cho đội ngũ giáo viên từ cấp bậc mầm
non tới cấp bậc trung học phổ thông vùng bãi ngang ven biển thuộc tỉnh
Thanh Hóa.
• Xuất phát từ vai trò rất quan trọng của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp
“trồng người”
“Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.”
(Điều 15, Luật Giáo dục năm - 2009). Sản phẩm lao động của thầy cơ là nhân
cách của học sinh, vì thế, khơng thể tồn tại những phế phẩm. Đất nước có thể
phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện được cơng cuộc cơng nghiệp hóa –
hiện đại hóa hay khơng phụ thuộc rất lớn vào những mầm non do thầy cô “vun
trồng”. Nghề giáo luôn là nghề vất vả nhất khi mà các thầy cô là người uốn nắn
cho những học sinh của mình. Có những cái cây thẳng trơn dễ nắn khơng phải là
số nhiều. Mà cho dù có khó khăn thì thầy cơ vẫn ln phải cố gắng phần đấu để
uốn nắn những cái cây đó. Có rất nhiều khó khăn trong sự nghiệp “trồng người”.
Chính bởi vậy, hơn ai hết, đội ngũ giáo viên là người chịu rất nhiều áp lực mà
nhiều khi khiến cho họ không còn muốn cố gắng phấn đầu giảng dạy nữa.
Nhưng nếu khơng có sự giảng dạy, “uốn nắn” của thầy cơ, những “mầm non” sẽ
khơng thể tốt và tồn diện.
• Động lực lao động ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giảng dạy của thầy
cơ, và cũng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới động lực lao động của họ
19
Khi thầy cơ có động lực làm việc, tinh thần sẽ thoải mái và dễ dàng
truyền đạt bài giảng đến với học sinh. Hiệu quả công việc của đội ngũ giáo viên
khi có động lực lao động bao giờ cũng cao hơn khi khơng có động lực. Động lực
làm việc như một phần không thể thiếu trong công việc, nhất là với những cơng
việc khó khăn mà chịu nhiều áp lực như sự nghiệp giảng dạy. Tuy nhiên, có rất
nhiều yếu tố tác động tới động lực làm việc của giáo viên. Để có động lực lao
động thì cần phải có sự kết hợp tác động từ nhiều nhân tố. Các nhân tố đó là từ
trường, lớp, nơi mà thầy cơ cơng tác, hay cũng có thể từ tồn xã hội. Những
nhân tố xuất phát từ bên trong chính các giáo viên cũng góp phần lớn tác động
tới động lực làm việc của họ. Mỗi nhân tố tác động từ nhiều khía cạnh khác
nhau và cần phải hiểu được đặc điểm của đội ngũ giáo viên và các biện pháp tạo
động lực để có thể kết hợp các phương pháp tạo động lực một cách hiệu quả.
• Khu vực BNVB có vị trí trọng yếu về kinh tế, an ninh – quốc phòng
Với đường bờ biển kéo dài, khu vực có nhiều thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế. Đây là khu vực quan trọng để tập trung thu hút vốn đầu tư, củng cố an
ninh quốc phòng. Để kinh tế địa phương có thể phát triển, tất cả người dân phải
cùng nhau chung tay gây dựng. Vì thế, vai trị của người giáo viên càng được
khẳng định khi chính họ phải là người hướng dẫn cho các em học sinh hiểu biết
về q hương mình để các em góp sức mình vào cơng cuộc phát triển kinh tế ở
địa phương và quan trọng là bảo vệ vững chắc vùng lãnh thổ quốc gia.
• Nhưng trên thực tế, các nhu cầu của đội ngũ giáo viên, từ cấp bậc MN tới
cấp bậc THPT vùng BNVB thuộc tỉnh Thanh Hóa, vẫn chưa được đáp ứng, có
nhiều bất cập
Dù Nhà nước có chính sách hỗ trợ về lương cho giáo viên giảng dạy tại khu
vực khó khăn, nhưng trên thực tế số lương và phụ cấp đó vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu của các giáo viên nơi đây. Khi điều kiện sống của thầy cơ chưa
được đáp ứng đầy đủ thì họ khơng thể tâm huyết với nghề và nhiệt tình giảng
dạy. Đó chính là lý do dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao. Thêm vào đó, điều
kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị giảng dạy còn rất thiếu thốn. Các
giáo viên phải rất vất vả trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh. Đến cả