Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tìm hiểu trường thpt Cao Thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.55 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC


Họ và tên sinh viên: Hoàng Kim Huy
Giáo viên hướng dẫn : Cô Lê Thị Thương
Trường thực tập: THPT Cao Thắng
Năm Học: 2012 - 2013


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG THPT CAO THẮNG
……
THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC
• Họ và tên SV: Hoàng Kim Huy
• Ngành thực tập ( Khoa): Hóa học
• Tên trường thực tập: THPT Cao Thắng
I.Phương pháp tìm hiểu:
1.Nghe báo cáo: từ phía đại diện của BGH trường THPH Cao Thắng: Cô
Hoàng Thị Mai - Hiệu Trưởng nhà trường, thầy Nguyễn Kiếm- Phó hiệu trưởng
nhà trường.
2.Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu: TLTK: trang web của trường, tài liệu về
trường,...
3.Điều tra thực tế: từ BGH nhà trường, thực tế địa phương,...
II.Kết quả tìm hiểu:
1.Tình hình giáo dục ở địa phương:
Nằm ở dải đất hẹp của miền Trung và là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên Huế. Thành phố Huế là trung tâm quan trọng về nhiều mặt của miền Trung đặc biệt
là GD- ĐT được chú trọng, là trung tâm GD- ĐT lớn, có uy tín trong khu vực miền
Trung và Tây nguyên, TP Huế đã có đóng góp lớn trong việc cung cấp nguồn nhân
lực dồi dào, chất lượng cao.


Đại học Huế có bề dày lịch sử trên 50 năm, là một trung tâm đào tạo đại học
đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, có quy mô đào tạo lớn nhất khu vực miền
Trung và Tây Nguyên. Đại học Huế hiện là đại học vùng và là đại học trọng điểm
của cả nước, tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang đầu tư xây dựng Đại học Huế trở
thành Đại học Quốc gia trước năm 2015 với các thiết chế của trung tâm đào tạo đa
ngành, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đào tạo đại học và sau đại học cho khu vực
miền Trung và cả nước.
Phân viện hành chính quốc gia tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Học viện Âm
nhạc Huế, Trường Đại học dân lập Phú Xuân và hệ thống các trường Đại học tư
thục, quốc tế, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp là trung tâm đào tạo nguồn nhân
lực có chất lượng cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên và cả nước. Đây là một
lợi thế rất lớn của Thừa Thiên Huế trong việc cung cấp nguồn nhân lực dồi dào,
chất lượng cao.
3.Đặc điểm tình hình nhà trường:
- Đội ngũ giáo viên:
Trong những năm vừa qua, trường THPTKT Cao Thắng cũng đã từng
bước khẳng định được uy tín chất lượng của trường trên địa bàn toàn tỉnh. Nhà
trường đã xây dựng được đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều về chuyên môn và
nghiệp vụ. Cán bộ công chức có 106 người, giáo viên có 87 người và. Các cán bộ
công chức được biên chế thành 10 tổ chuyên môn: Tổ Toán, Tin, Vật Lý, Hóa học,


Sinh-Thể dục-Quốc phòng an ninh, Ngữ văn, Lịch sử-Địa lý-Giáo dục công dân,
Ngoại ngữ, Điện, Dịch vụ và 1 tổ văn phòng.
-

Đội ngũ cán bộ viên chức khác:
Cán bộ viên chức khác có 15 người

-


Trình độ chuyên môn của giáo viên, cán bộ viên chức :

Trường có 87 giáo viên trực tiếp giảng dạy, 97% có trình độ đạt chuẩn, trong
đó có 10 thạc sĩ, 2 đang theo học Cao học. Chi bộ Đảng gồm 23 Đảng viên, liên
tục đạt cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo trong toàn
bộ hoạt động của nhà trường. Công đoàn được Công đoàn giáo dục Việt Nam trao
tặng bằng khen, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được TW Đoàn trao tặng
bằng khen, Hội Chữ Thập Đỏ, ban đại diện cha mẹ học sinh đều hoạt động tích
cực, góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ từng năm học.
Nhiều cán bộ công chức nhận Huy chương và Kỷ niệm chương “Vì sự
nghiệp Giáo dục”, đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp cơ
sở, hơn 90% giáo viên có máy vi tính và biết sử dụng máy vi tính cho công việc
giảng dạy.
-Kinh nghiệm, số năm trong nghề của GV, CB-VC:
Đội ngũ GV, CB – VC dày kinh nghiệm giảng dạy.
-Cơ sở vật chất

Sơ đồ trường THPT Cao Thắng
Khuôn viên trường với diện tích gần 8.756m2 bao gồm:
- 18 Phòng học (trong đó có 5 phòng được trang bị cố định thiết bị dạy học
ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ các tiết dạy trên lớp)
- 5 phòng chức năng ( 1 phòng chuyên ứng dụng công nghệ thông tin, 2
phòng thí nghiệm thực hành Lý, Hóa, Sinh, 1 phòng phục vụ cho thư viện và 1
phòng làm việc của tổ văn phòng)


- Phòng bảo vệ, y tế.
- Phòng truyền thống, hồ cá.
- Phòng tài vụ.

- Phòng giám thị.
- 1 sân thể dục, 1sân bóng rổ.
- Bên cạnh đó, nhà trường đã nâng cấp 4 phòng làm việc cho 4 lãnh đạo
trường, phòng làm việc của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, 3 phòng
nghỉ trong thời gian chờ đợi tiết dạy của giáo viên, đồng thời có một hội trường lớn
thuận tiện cho hội nghị, hội thảo và một nhà tròn phục vụ cho các hoạt động ngoại
khóa của học sinh.

-Trang thiết bị dạy học :
- Các phòng giảng dạy thực hành kỹ thuật nghề, GDHN-NPT được trang bị
đúng chuẩn gồm có: 4 phòng máy tính (122 máy), 2 phòng may công nghiệp, 3
phòng điện dân dụng và điện tử, 2 phòng nấu ăn, 1 phòng nhiếp ảnh

- Số lượng học sinh, số lớp:
Năm học 2012-2013 trường có 1250 HS gồm 30 lớp (11 lớp 12, 9 lớp 11 và 10 lớp
10).
-Thành tích, kết quả học tập của học sinh:
Học sinh có ý thức học tập, chủ động tiếp thu kiến thức các môn học thể
hiện qua kết quả tăng dần tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT. Tỷ lệ vào ĐH, CĐ đạt trên
40%, có học sinh là thủ khoa, á khoa các ngành của các trường ĐH. Đặc biệt, em
Nguyễn Văn Thuận đã đạt thủ khoa ngành bác sĩ đa khoa, á khoa đại học Y dược
Huế.Năm học 2011-2012 tỷ lệ trên điểm sàn đạt 76,5%. Đặc biệt trong hội thi
sáng tạo khoa học trẻ toàn tỉnh(Intel Iseef) đạt giải ba.
Trong học kỳ 1 năm học 2010-2011, trường đạt giải nhất toàn đoàn (2
nhất, 1 nhì, 1 ba) trong hội giảng GV dạy giỏi nghề phổ thông toàn tỉnh và đạt
ba giải (1nhất, 1 nhì và 1 khuyến khích) trong hội thi giáo án điện tử toàn tỉnh
lần thứ 7.
Năm học 2011-2012: đạt 11 giải HSG xếp thứ 9 toàn tỉnh, giải ba hùng
biện tiếng anh THPT, giải ngôi sao cộng đồng cuộc thi Miss Teen quốc gia, nhiều
học sinh đạt giải quốc gia về TDTT(huy chương vàng Karatedo, huy chương bạc

Vật tự do …)
Năm học 2012-2013 đạt 13 giải HSG, xếp thứ 5 toàn thành phố.
Với sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của Hội đồng sư phạm và học sinh,
trường luôn đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, đặc biệt trong năm 20112012 được UBND tỉnh tặng giấy khen đạt thành tích xuất sắc đỗ tốt nghiệp
THPT 100% trong 3 năm liên tiếp (Quốc Học, Nguyễn Huệ, Cao Thắng).
Bên cạnh chất lượng văn hóa của học sinh được chuyển biến rõ nét, các
hoạt động Giáo dục-thể chất, phong trào rèn luyện sức khỏe cũng được học sinh
tích cực tham gia và đạt những thành tích nhất định : 1 giả nhất vật tự do toàn
quốc, huy chương vàng Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh.
-Thành tích, kết quả tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, tham
gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành giáo dục :


Trong học kì I năm học 2010-2011, trường đã đạt giải nhất toàn đoàn (2
nhất, 1 nhì, 1 ba) trong hội giảng GV dạy giỏi nghề phổ thông toàn tỉnh và đạt 3
giải (1 nhất, 1 nhì, 1 khuyến khích) trong hội thi giáo án điện tử (GAĐT) trong
toàn tỉnh lần thứ 7. Năm học 2011-2012: đạt 11 giải HSG xếp thứ 9 toàn tỉnh, giải
3 hùng biện tiếng Anh THPT, giải ngôi sao cộng đồng cuộc thi Miss Teen quốc
gia, nhiều học sinh đạt giải quốc gia về TDTT (huy chương vàng Karatedo, huy
chương bạc Vật tự do,…), năm học 2012-2013 đạt 13 giải HSG xếp thứ 5 thành
phố. Với sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của Hội đồng sư phạm và học sinh, trường
luôn đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, đặc biệt trong năm học 2011-2012
được UBND tỉnh tặng giấy khen đạt thành tích xuất sắc đỗ TNTHPT 100% trong
3 năm liên tiếp (Quốc học, Nguyễn Huệ, Cao Thắng), Công tác an toàn trật tự
trường học luôn giữ vững, tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm khá, tốt hằng năm đạt tỷ lệ
trên 85%.
Nhận cờ luân lưu của hội đồng bộ trưởng “ Đơn vị dẫn đầu thi đua ngành
giáo dục” năm 1983- 1984.
- Huân chương lao động hạng ba (1985)
- Huân chương lao động hạng nhì ( Giai đoạn từ 1998- 1999 đến 20022003).

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo tặng năm 2005 vì đã
có thành tích xuất sắc trong giáo dục hướng nghiệp giai đoạn 2003 – 2005.
- Bằng khen của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng năm 2005 cho phong
trào thi đua yêu nước giai đoạn 2001 – 2005.
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo tặng năm 2005 vì đã
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
- Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009 vì đã
có thành tích cao trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2009 ( 85%).
- Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010 vì đã
có thành tích cao trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2010 ( 100 %).
- Nhiều năm liền chi bộ nhận cờ Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững
- Công đoàn cơ sở vững mạnh.
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: TW Đoàn trao tặng bằng khen.
3. Cơ cấu tổ chức của nhà trường:


- Ban Giám hiệu:
Hiệu Trưởng: cô Hoàng Thị Mai
P. Hiệu trưởng (Chỉ đạo chuyên môn): thầy Nguyễn Kiếm
P. Hiệu trưởng (Chỉ đạo chuyên môn Kỹ thuật nghề): thầy Phan văn Ngọc
P. Hiệu trưởng (Phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp): cô Nguyễn Thị
Quyên
- Chi bộ gồm: 23 người
Bí thư chi bộ: Cô Hoàng Thị Mai
- Công đoàn: gồm tất cả các thành viên trong trường
Chủ tịch công đoàn: Thầy Nguyễn Kiếm
- Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
Bí thư : Thầy Hồ Nguyễn Quốc Việt .
- Hội chữ thập đỏ:
Hội trưởng: Thầy Lê Hồng Sơn.

- Tổ chuyên môn: 10 tổ chuyên môn gồm tổ Toán, Tin, Vật lí, Hóa học, Sinh, Thể
dục, Quốc phòng An ninh (QPAN), Ngữ văn, Lịch sử-Địa lí-Giáo dục công dân
(GDCD), Ngoại ngữ, Điện, Dịch vụ và 1 tổ văn phòng.
- Tổ hành chính: Giáo vụ, Y tế, Thư viện, Kế toán, Bảo vệ
- Các ban: ban hoạt động ngoài giờ lên lớp; ban lao động hướng nghiệp; ban giám
thị; ban cơ sở vật chất; ban thi đua.
- Hội đồng khen thưởng, kỷ luật.
- Hội đồng sư phạm của nhà trường.
4. Nhiệm vụ của giáo viên nhà trường:
* Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 điều 31, Điều lệ
trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
* Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 của
Điều này.
* Giáo viên thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1
Điều này và các quy định trong hợp đồng thỉnh giảng.


* Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có nhiệm vụ tổ
chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà trường.
* Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có nhiệm
vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường.
* Giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học
sinh và học sinh để giúp các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong học tập
và sinh hoạt.
5. Các loại hồ sơ của học sinh:
- Sổ học bạ

- Sổ liên lạc

- Biên bản sinh hoạt lớp


- Giấy điều tra hàng tháng của học sinh

6. Cách đánh giá, xếp loại học sinh:
Thực hiện theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp
loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ
Giáo dục- Đào tạo ban hành ngày 12/12/2011.
7. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường:
a. Hoạt động dạy và học:
- Chương trình dạy nghề THCS, THPT gồm có các ngành đào tạo
sau: Tin học; điện tử, điện kỹ thuật, nhiếp ảnh, may, gia chánh, làm hoa, in lụa, vẽ
kỹ thuật , kế toán, xe máy.
- Chương trình dạy nghề thanh niên ngoài xã hội gồm có:
+ Nghề may: May công nghiệp, may gia dụng, thiết kế may cơ bản,
thiết kế may áo sơ mi và quần tây, thiết kế may thời trang.
+ Nghề sửa xe máy: sửa chữa động cơ, tân trang xe máy.
+ Nghề gia chánh: làm bánh kem, nấu ăn, làm hoa.
+ Nghề Điện kỹ thuật – điện lạnh: Điện KT cơ bản, điện KT nâng
cao, điện lạnh cơ bản, sửa chửa tủ lạnh, sửa chửa máy điều hòa.
+ Nghề điện tử: Điện tử cơ bản; sửa chửa lắp ráp ampli ; sửa chửa ti
vi; sửa chửa CD, DVD,VCD ; sửa chửa manitor, cài đặt máy tính.
+ Nghề Tin: Tin học văn phòng; 3 tháng.
+ Nghề nhiếp ảnh.
b. Hoạt động ngoài giờ:
Ngoài thời gian học tập ở trường các em còn được tham gia vào các hoạt động
ngoại khóa: Rung chuông vàng, CLB kỹ năng sống, CLB Bóng rổ, đá cầu giờ ra
chơi, các cuộc thi đá cầu, cầu lông, nhảy sạp giữa các lớp trong cùng khối với
nhau, các cuộc thi tìm hiểu về SKSS, HIV, thu hút các em học sinh tham gia nhiệt
tình vào các hoạt động, tạo không khí sôi nổi, vui vẻ giữa các em với nhau.
c. Giáo dục chính trị:

* Đối với cán bộ giáo viên:


- Quán triệt và thực hiện tốt nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động “Hai không”; “Mỗi thầy cô
giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. “ Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”; “Thực hiện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
* Đối với học sinh:
- Thực hiện cuộc vận động “ Thanh niên làm theo lời Bác”, tăng cường giáo
dục về đạo đức, tư tưởng, lối sống, ý thức giữ gìn vệ sinh. Đẩy mạnh giáo dục và ý
thức chấp hành pháp luật, nội quy nhà trường. Ngoài ra trường còn tổ chức các
hoạt động ngoài giờ để góp phần vào công tác này.
8. Điều lệ trường thực tập; các chế độ, chính sách đối với ngành giáo dục
và đối với GV.
* Điều lệ nhà trường:
Trường THPT Cao Thắng thực hiện các điều lệ theo quy định trong Luật Giáo
dục:
- Điều 52. Điều lệ nhà trường
* Chính sách đối với ngành Giáo dục: Theo Luật Giáo dục về các chính sách
đối với ngành Giáo dục về đầu tư cho Giáo dục:
- Điều 101. Các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục
- Điều 102. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục
- Điều 103. Ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai xây dựng trường học
- Điều 104. Khuyến khích đầu tư cho giáo dục
- Điều 105. Học phí, lệ phí tuyển sinh
- Điều 106. Ưu đãi về thuế trong xuất bản sách giáo khoa, sản xuất thiết bị
dạy học, đồ chơi.
* Chính sách đối với giáo viên:
Theo luật giáo dục 2005 có quy định:
- Điều 80. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

- Điều 81. Tiền lương
- Điều 82. Chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở
trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
III. Những bài học sư phạm SV thu nhận được:
Hai tuần kiến tập là quãng thời gian không dài để chúng em có thể tìm hiểu
được toàn bộ mọi mặt, cụ thể của nhà trường. Nhưng với những kiến thức thu được
giúp em thấy rõ những truyền thống vốn có của trường THPT Cao Thắng. Khi
được tiếp xúc với BGH nhà trường, các ban ngành đoàn thể, cùng các thầy cô
trong các tổ chuyên môn cùng vời các em học sinh thân yêu đã giúp em hiểu được
phần nào về công việc, nghề nghiệp của tương lai mình. Đây chính là lúc mà chúng
em được vận dụng những kiến thức lý thuyết của mình vào thực tế, và cũng là lúc
được thể hiện năng lực của bản thân, thể hiện niềm mơ ước đã ấp ủ từ lâu. Những
ngày đầu còn bở ngỡ và áp lực nhưng thật sự đó là một động lực lớn giúp cho
chính bản thân em vượt qua những khó khăn ban đầu. Đến bây giờ thì chúng em đã
phần nào thích ứng với những công việc tương lai.


Trong công tác giảng dạy các thầy cô giáo đã truyền cho chúng em cách dạy
học, phương pháp truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả cho các em học sinh
bằng con đường ngắn nhất. Các thầy cô đã cho chúng em thấy được lòng nhiệt
huyết của mình với công việc để từ đó chúng em thêm yêu nghề, yêu trường. Từ đó
chúng em thấy được giảng dạy cho các em không chỉ là nhiệm vụ mà còn chứa
đựng cả tình yêu thương các em vô bờ bến trong mỗi tiết lên lớp.
Trong công tác chủ nhiệm, các thầy cô giáo chủ nhiệm đã tận tình chỉ bào
cho chúng em, giúp chúng em hiểu thêm cách quan tâm đến các em học sinh, các
thầy cô giáo đã chỉ dạy cho em làm chủ nhiệm như thế nào, và biết bao nhiêu câu
hỏi thắc mắc đã được giải đáp một cách thấu đáo. Đó là một điều mà tất cả các sinh
viên thực tập mong đợi.
Cuối cùng là lời cảm ơn chân thành tới BGH nhà trường đã tạo điều kiện tốt
nhất cho chúng em về thực tập ở đây, cảm ơn những chỉ bảo tận tình và chu đáo

của cô giáo HDCM và cô giáo HDCN trong thời gian vừa qua. Thầy cô giáo giống
như những người cha, người mẹ hiền giúp con mình vượt qua những ngày khó
khăn nhất.
Xin chúc cho ngôi trường Cao Thắng của chúng ta ngày càng lớn mạnh,
kính chúc quý thầy cô và các em học sinh dồi dào sức khỏe.
Huế, ngày 2 tháng 3 năm 2013
Nhận xét và cho điểm
của Tổ trưởng CN

SV thực tập ký tên



×