Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam về phương thức nhờ thu trong thanh toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.55 KB, 120 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NG HU SN

Quy định CủA pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
về phương thức nhờ thu trong thanh toán quốc tế

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2015


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NG HU SN

Quy định CủA pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
về phương thức nhờ thu trong thanh toán quốc tế
Chuyờn ngnh: Lut Quc t
Mó s: 60 38 01 08

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: PGS. TS. NễNG QUC BèNH

H NI - 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Đặng Hữu Sơn


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC
NHỜ THU TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ .......................... 6
1.1.

Vai trò của các phương thức thanh toán quốc tế cơ bản
trong thương mại quốc tế ............................................................... 6


1.2.

Khái niệm và đặc điểm của thanh toán quốc tế............................. 8

1.2.1.

Khái niệm ......................................................................................... 8

1.2.2.

Đặc điểm của thanh toán quốc tế..................................................... 10

1.3.

Các phương tiện và phương thức thanh toán quốc tế cơ bản ..... 10

1.3.1

Các phương tiện thanh toán quốc tế cơ bản ..................................... 10

1.3.2.

Các phương thức thanh toán quốc tế cơ bản trong thương mại
quốc tế ............................................................................................ 19

1.4.

Khái niệm về phương thức nhờ thu ............................................. 28


1.5.

Đặc điểm của phương thức thanh toán nhờ thu .......................... 29

1.6.

Luật áp dụng ................................................................................. 30

1.6.1.

Luật quốc tế .................................................................................... 30

1.6.2.

Pháp luật trong nước ....................................................................... 31

1.6.3.

Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế với pháp luật Việt Nam về
phương thức thanh toán nhờ thu ...................................................... 34


Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÁC QUY ĐỊNH QUỐC TẾ
VỀ NHỜ THU TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ.................. 36
2.1.

Nội dung cơ bản các quy định về nhờ thu trong thanh toán quốc tế .... 36

2.1.1.


Khái quát về URC 522 .................................................................... 36

2.1.2.

Phân loại phương thức nhờ thu ....................................................... 38

2.1.3.

Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng phương thức thanh toán
nhờ thu ............................................................................................ 52

2.2.

Chủ thể tham gia trong phương thức thanh toán nhờ thu ......... 54

2.3.

Mối quan hệ giữa các chủ thể ....................................................... 56

Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG
THỨC NHỜ THU TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN .....62
3.1.

Thực trạng áp dụng pháp luật về phương thức thanh toán
nhờ thu tại Việt Nam .................................................................... 62

3.1.1.

Các quy định pháp lý về thanh toán nhờ thu.................................... 62


3.1.2.

Thuận lợi và hạn chế ....................................................................... 65

3.1.3.

Tình hình hoạt động thanh toán nhờ thu qua các ngân hàng
thương mại ...................................................................................... 67

3.1.4.

Quy trình áp dụng nghiệp vụ thanh toán nhờ thu tại các ngân
hàng thương mại ............................................................................. 69

3.1.5.

Một số rủi ro xảy ra trong thực tiễn ................................................. 78

3.2.

Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về phương thức
thanh toán nhờ thu tại Việt Nam ................................................. 85

3.3.

Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về phương thức nhờ
thu trong thanh toán quốc tế tại Việt Nam .................................. 94

3.3.1.


Nhóm giải pháp chung .................................................................... 95

3.3.2.

Nhóm giải pháp đối với Ngân hàng thương mại ............................ 101

3.3.3.

Về phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu .................................... 103

KẾT LUẬN ............................................................................................... 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 110


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

D/A:

Bộ chứng từ / chấp nhận thanh toán

D/P:

Bộ chứng từ / thanh toán

ICC:

Phòng thương mại quốc tế

L/C:


Tín dụng thư (Letter of credit)

NH:

Ngân hàng

NHPH:

Ngân hàng phát hành

NK:

Nhập khẩu

TDCT:

Tín dụng chứng từ

TTQT:

Thanh toán quốc tế

URC:

Quy tắc và thực hành thống nhất về nhờ thu

XK:

Xuất khẩu


XNK:

Xuất nhập khẩu


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1: Doanh số thanh toán của các nghiệp vụ Thanh toán quốc
tế chủ yếu của BIDV

68

Bảng 3.2: Doanh số hoạt động thanh toán nhờ thu tại Agribank

68

Bảng 2.3: Thanh toán nhờ thu tại NH TMCP Đông Nam Á

69


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


Số hiệu sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

Sơ đồ 1.1: Trình tự tiến hành nghiệp vụ theo phương thức chuyển tiền

21

Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

24

Sơ đồ 2.1:

39

Sơ đồ quy trình phương thức thanh toán nhờ thu phiếu trơn

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình phương thức thanh toán nhờ thu kèm
chứng từ

45

Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu được mô tả

90



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới có thể tồn tại và phát
triển mà thiếu các hoạt động giao lưu kinh tế quốc tế. Xuất khẩu trở thành
chiếc cầu nối quan trọng để một nước tham gia vào đời sống kinh tế sôi động,
đa dạng và phong phú của toàn cầu nhằm tìm kiếm các nguồn nguyên liệu dồi
dào với chi phí thấp, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sự phát
triển sản xuất trong nước, mang lại thu nhập ngày càng cao cho các nhà sản
xuất, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, góp phần tăng nhanh tốc độ phát triển
kinh tế và nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.
Với tư cách là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu được cho sự
phát triển của thương mại quốc tế, công tác thanh toán quốc tế đã không
ngừng được đổi mới và hoàn thiện với những phương thức thanh toán an toàn
và hiệu quả cho các bên tham gia.
Trong kinh doanh ngày nay, thanh toán quốc tế đang ngày trở nên phổ
biến. Những phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần
được thay thế bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh
chóng hơn.
Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức
nhận trả tiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người nhập
khẩu và người xuất khẩu. Trong quan hệ ngoại thương có rất nhiều phương
thức thanh toán khác nhau như: phương thức thanh toán chuyển tiền,
phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng
từ… Mỗi phương thức thanh toán đều có ưu và nhược điểm, thể hiện
thành mâu thuẫn quyền lợi giữa nhà nhập khẩu và xuất khẩu. Vì vậy,
việc vận dụng phương thức thanh toán thích hợp, phải được hai bên bàn
bạc thống nhất ghi vào hợp đồng mua bán ngoại thương.

1



Trong đó, hoạt động Thanh toán Quốc tế bằng phương thức Nhờ thu
vẫn còn một số vấn đề khiến các doanh nghiệp còn thấy e ngại khi áp dụng.
Chính vì vậy, việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng của phương thức
này đang là yêu cầu thường xuyên và cấp bách đối với mỗi Ngân hàng thương
mại. Phương thức này thật sự đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của kinh
doanh xuất nhập khẩu nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.
Hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức nhờ thu hiện nay được
sử dụng trên toàn thế giới như một công cụ đảm bảo thanh toán an toàn và
cũng là một nghiệp vụ có tính phức tạp và phát sinh rất nhiều tranh chấp nhất
trong thanh toán quốc tế, làm cản trở sự phát triển của hoạt động thương mại
quốc tế. Các tổ chức ngân hàng và thương mại đã hình thành những quy tắc
riêng, trong số đó Quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC 522) do Phòng thương
mại Quốc tế (ICC) ban hành được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trên toàn thế
giới. Đây là tài liệu cung cấp những chuẩn mực giao dịch nhờ thu nhất định
cho các bên tham gia, hạn chế những tranh chấp, những bất đồng do sự khác
biệt về tập quán giao dịch giữa các đối tác thuộc những quốc gia khác nhau và
cũng là cơ sở để các bên giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình
thanh toán. Bản Quy tắc đã qua nhiều lần sửa đổi và mỗi lần sửa đổi đã tạo
điều kiện thuận lợi hơn, thống nhất hơn giữa các ngân hàng trong tổ chức
thanh toán phương thức tín dụng chứng từ cho các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu. Lần sửa đổi gần đây, ICC bắt đầu từ năm 1995 và có hiệu lực từ ngày
01/01/1996, dưới tên gọi là URC 522. Văn bản này hiện đang được sử dụng
rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tất cả các bên tham gia trong
nghiệp vụ nhờ thu không những chỉ áp dụng URC 522 khi luật của nước họ
không đề cập đến, mà thậm chí ngay cả khi luật pháp của nước họ có những
điều luật về nhờ thu, URC 522 vẫn xem là ưu tiên vận dụng, hoặc sử dụng
URC 522 như là những quy tắc bổ sung cho luật pháp trong nước.

2



Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế, cùng với việc mở cửa nền kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu đã thực sự
bùng nổ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của công tác thanh toán quốc tế tại
các ngân hàng thương mại. Do vậy, hoạt động mua bán ngoại thương cũng
như công tác thanh toán quốc tế là một nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu và Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên trong thanh toán ngoại
thương, Việt Nam vẫn gặp phải những khó khăn nhất định. Hiện nay, Việt
Nam cũng đã có những văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán
ngoại thương như Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Thương mại năm 2005,
Pháp lệnh Ngoại hối năm 2013 và đặc biệt Luật các Tổ chức Tín dụng năm
2010 thay thế cho Luật các Tổ chức Tín dụng năm 2005… Tuy nhiên các văn
bản pháp luật của ta vẫn còn chung chung, chưa quy định cụ thể dẫn đến việc
áp dụng URC 522 về phương thức nhờ thu trong thanh toán ngoại thương gặp
nhiều khó khăn. Chính vì vậy cần phải có đề tài nghiên cứu một cách tổng
hợp, toàn diện và có hệ thống về vấn đề này nhằm hoàn thiện nó, đó là một
nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Một vấn đề mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như các ngân
hàng thương mại Việt Nam hiện nay đều quan tâm là làm thế nào để vận dụng
URC 522 một cách hiệu quả có liên quan đến phương thức nhờ thu. Do vậy,
việc nghiên cứu đề tài “Quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
Nam về phương thức nhờ thu trong thanh toán quốc tế” sẽ cung cấp hệ
thống luận cứ pháp lý thúc đẩy thực tiễn hoạt động giao lưu kinh tế giữa Việt
Nam với các quốc gia, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ
xuất nhập khẩu là điều mà thực tiễn luôn đòi hỏi.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Mặc dù pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán quốc tế đã
được bàn đến nhiều trong các đề tài khoa học, báo chí, luận án, luận văn và


3


trong những năm gần đây có một số công trình khoa học liên quan tới đề tài
luận văn. Chẳng hạn:
- “Những vấn đề cơ bản nhằm hoàn thiện các nghiệp vụ thanh toán của
hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” (2002) của TS. Lại Ngọc Quý,
Học viện ngân hàng, Hà Nội.
- “Nâng cao chất lượng phương thức tín dụng chứng từ và phương thức
nhờ thu tại Bangkok Bank PLC Chi nhánh TP HCM” (2007) của Bùi Thị Hồng
Mai - Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
- “Hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Thương mại
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của TS. Nguyễn Thị Hồng Hải
(2008), Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu đã đăng trên tạp chí luật học, tạp
chí ngân hàng…. Song những nghiên cứu nói trên chỉ đề cập đến một số nội
dung cơ bản của pháp luật về nhờ thu trong thanh toán quốc tế, chưa có đề tài
nào nghiên cứu một cách hệ thống cụ thể pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
Nam về phương thức nhờ thu trong thanh toán quốc tế.
Nghiên cứu cụ thể pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về phương
thức nhờ thu trong thanh toán quốc tế có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm
hoàn thiện, hài hòa việc áp dụng phương thức nhờ thu trong thanh toán quốc
tế của Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần giải thích những vướng mắc trong
quá trình áp dụng phương thức nhờ thu trong thanh toán ngoại thương của các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Tìm
ra những khó khăn, tồn tại và những kết quả đạt được trong việc vận dụng
URC 522 về phương thức nhờ thu trong thanh toán ngoại thương. Từ đó đưa
ra được những giải pháp, kiến nghị cho việc vận dụng URC 522 cũng như

hoàn thiện hơn nữa pháp luật Việt Nam về phương thức thanh toán nhờ thu.

4


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những quy định pháp luật quốc tế về phương thức nhờ thu
trong thanh toán quốc tế.
Nghiên cứu các quy trình áp dụng pháp luật về phương thức nhờ thu tại
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngân hàng thương mại Việt Nam.
 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vào các quy định pháp luật quốc tế và
pháp luật Việt Nam về phương thức nhờ thu trong thanh toán quốc tế để từ đó
đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về phương thức nhờ thu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng
và phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin làm phương pháp
nghiên cứu là chủ yếu.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp khoa học khác
như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê…và minh họa bằng
các ví dụ cụ thể
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nhờ thu trong thanh toán quốc tế
Chương 2: Nội dung cơ bản các quy định quốc tế về nhờ thu trong
thanh toán quốc tế hiện nay
Chương 3: Thực trạng và một số quy định về phương thức nhờ thu
trong thanh toán quốc tế của pháp luật Việt Nam và đề
xuất nhằm hoàn thiện.


5


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC
NHỜ THU TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1. Vai trò của các phương thức thanh toán quốc tế cơ bản trong
thương mại quốc tế
Các quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào các giao
dịch, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động văn hóa, khoa học kỹ thuật
và xã hội của bản thân quốc gia mình. Sự khác biệt về địa lý, khí hậu, môi
trường và trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật và nguồn nhân lực cũng như
các yếu tố về xã hội học giữa các quốc gia đã làm cho lợi thế so sánh giữa các
quốc gia không thể bằng nhau, nước này có lợi thế về mặt này nhưng lại bất
lợi thế về mặt khác và nước khác thì ngược lại. Để có thể tồn tại và phát triển
một cách thuận lợi, các quốc gia sẽ phải tiến hành trao đổi kinh tế và thương
mại với nhau trên nguyên tắc mang cái mình có lợi thế trao đổi lấy cái mình
chưa có lợi thế với các nước khác.
Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế,
chính trị, ngoại giao, văn hóa, khoa học kỹ thuật… trong đó quan hệ kinh tế
(mà chủ yếu là ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ
quốc tế khác tồn tại và phát triển. Việc trao đổi các hoạt động kinh tế và
thương mại giữa các quốc gia làm phát sinh các khoản thu và chi bằng tiền
của nước này đối với nước khác trong từng giao dịch hoặc trong từng định kỳ
chi trả do hai nước quy định. Trong mối quan hệ chi trả này, các quốc gia phải
cùng nhau quy định những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán giữa các quốc
gia như quy định về chủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn tiền tệ, các công cụ
và các phương thức đòi và hoặc chi trả tiền tệ. Tổng hợp các yếu tố cấu thành
cơ chế đó tạo thành thanh toán quốc tế giữa các quốc gia.


6


Trong xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, các quốc gia
đang gia sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập; trong
bối cảnh đó, thanh toán quốc tế nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong
nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút
kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác. Hoạt động thanh toán
quốc tế ngày càng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói
chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện
nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt
động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế
của mỗi nước.
Thanh toán quốc tế là một khâu quan trọng trong quá trình mua bán
hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau.
Nếu không có hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại
khó tồn tại và phát triển được. Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được nhanh
chóng, an toàn và chính xác sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng
hóa – tiền tệ giữa người mua và người bán một cách trôi chảy và hiệu quả. Về
giác độ kinh doanh, người mua thanh toán, người bán giao hàng thể hiện chất
lượng của một chu kỳ kinh doanh, phản ánh hiệu quả kinh tế và tài chính
trong hoạt động của các doanh nghiệp. Thanh toán quốc tế đã góp phần chủ
yếu để giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ quốc tế tạo nên sự liên tục của
quá trình tái sản xuất và đẩy nhanh quá trình giao thương hàng hóa quốc tế.
Để thực hiện việc thanh toán trong quan hệ ngoại thương, người ta
thường áp dụng các phương tiện thanh toán và các phương thức thanh toán
khác nhau. Hiện nay, có nhiều phương thức thanh toán được sử dụng trong
quan hệ ngoại thương giữa các nước với nhau. Mỗi phương thức thanh toán

đó phản ánh một cách thức nhận, trả tiền hàng giữa các nhà nhập khẩu và xuất

7


khẩu. Phương thức thanh toán là yếu tố quan trọng bậc nhất trong các điều
kiện thanh toán quốc tế. Phương thức thanh toán quốc tế thể hiện việc người
mua thực hiện chi trả tiền cho người bán bằng cách nào. Trong buôn bán quốc
tế người ta có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau để thu
tiền và trả tiền, nhưng xét cho cùng việc lựa chọn phương thức nào cũng phải
xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng và từ yêu
cầu của người mua là nhập đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn. Có nhiều
phương thức thanh toán khác nhau, tùy theo mỗi loại giao dịch thương mại
quốc tế và theo yêu cầu của các bên tham gia giao dịch cũng như các định chế
tài chính cung cấp dịch vụ thanh toán để lựa chọn phương thức thanh toán
thích hợp. Mỗi phương thức, theo nội dung và tính chất riêng sẽ có những ưu
nhược điểm nhất định và đều chứa đựng những nhân tố mang tính chất đảm
bảo an toàn cũng như những nhân tố có khả năng gây ra rủi ro đối với cả bên
bán cũng như bên mua. Trong thanh toán quốc tế, việc lựa chọn phương thức
thanh toán có ý nghĩa quan trọng quyết định tới hiệu quả hoạt động, bao hàm
cả số lượng và chất lượng, đồng thời giúp các bên tham gia giao dịch tránh
được rủi ro trong kinh doanh.
1.2. Khái niệm và đặc điểm của thanh toán quốc tế
1.2.1. Khái niệm
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, các mối quan
hệ kinh tế, chính trị thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ và kết quả là
hình thành nên các khoản thu và chi tiền tệ quốc tế giũa các đối tác ở các
nước khác nhau. Các mối quan hệ tiền tệ này ngày một phong phú, đa dạng
với quy mô ngày càng lớn. Chúng góp phần tạo nên tình trạng tài chính của
mỗi nước, có thể ở trạng thái bội thu hay bội chi. Trong các mối quan hệ quốc

tế, các đối tác ở các nước khác nhau, do vậy có sự khác nhau về ngôn ngữ,
cách xa nhau về địa lý nên việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp với

8


nhau mà phải thông qua các tổ chức trung gian, đó chính là các ngân hàng
thương mại cùng với mạng lưới hoạt động khắp nơi trên thế giới.
Thanh toán quốc tế đã ra đời từ lâu, nhưng nó mới chỉ phát triển mạnh
mẽ vào cuối thế kỷ 20 khi mà khối lượng mua bán, đầu tư quốc tế và chuyển
tiền quốc tế ngày càng gia tăng, tù đó làm cho khối lượng các giao dịch thanh
toán qua ngân hàng cũng tăng theo. Việc thanh toán qua ngân hàng làm gia
tăng việc sử dụng đồng tiền của các nước để chi trả lẫn nhau. Thanh toán
quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của nền
kinh tế của các quốc gia hiện nay.
Hiện nay có nhiều khái niệm về thanh toán quốc tế, như:
Thanh toán quốc tế là tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế
thanh toán giữa các quốc gia như quy định về chủ thể tham gia
thanh toán, lựa chọn tiền tệ, các công cụ và các phương thức đòi và
hoặc chi trả tiền tệ và Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế đó tạo
thành thanh toán quốc tế giữa các quốc gia [27, tr.11].
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và
quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh
tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức cá
nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế thông
qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan [23, tr.100].
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng xét về bản chất thì
thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi
về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các
tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một

quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các
nước liên quan.

9


1.2.2. Đặc điểm của thanh toán quốc tế
Trước hết, thanh toán quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ
các giao dịch thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế thông qua mạng lưới
ngân hàng.
Thanh toán quốc tế khác với thanh toán trong nước là ở đây nó liên
quan đến việc trao đổi tiền của quốc gia này lấy tiền của quốc gia khác. Vì
vậy khi ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương các bên phải thỏa thuận
với nhau lấy đồng tiền của nước nào là tiền tệ tính toán và thanh toán trong
hợp đồng, đồng thời phải tính toán thận trọng để lựa chọn các biện pháp
phòng chống rủi ro khi tỷ giá hối đoái biến động.
Tiền tệ trong thanh toán quốc tế thường không phải là tiền mặt mà nó
tồn tại dưới hình thức các phương tiện thanh toán như thư chuyển tiền, điện
chuyển tiền, hối phiếu, kỳ phiếu và séc ghi bằng ngoại tệ.
Thanh toán giữa các nước đều được tiến hành thông qua ngân hàng và
không dùng tiền mặt, nếu có thì chỉ trong những trường hợp riêng biệt. Do
vậy thanh toán quốc tế về bản chất chính là các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.
Chúng được hình thành và phát triển trên cơ sở các hợp đồng ngoại thương và
các trao đổi tiền tệ quốc tế.
Thanh toán quốc tế được thực hiện dựa trên nền tảng pháp luật và tập
quán thương mại quốc tế, đồng thời nó cũng bị chi phối bởi luật pháp của các
quốc gia, bởi các chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương và chính sách
ngoại hối của các quốc gia tham gia trong thanh toán.
1.3. Các phương tiện và phương thức thanh toán quốc tế cơ bản
1.3.1 Các phương tiện thanh toán quốc tế cơ bản

Sự xuất hiện và phát triển ngày càng mạnh mẽ của các quan hệ kinh
tế đối ngoại làm xuất hiện các phương tiện lưu thông quốc tế như séc, hối
phiếu, kỳ phiếu… v..v..v các phương tiện này ngày càng đóng vai trò quan

10


trọng trong thanh toán quốc tế để thực hiện các quan hệ thương mại giữa
các nước với nhau.
Trong khuôn khổ của tổ chức Hội quốc liên, ngày 7/6/1930 tại Geneva,
26 nước đã ký kết và thông qua ba công ước:
- Công ước về Luật áp dụng thống nhất về hối phiếu và lệnh phiếu;
- Công ước về việc giải quyết một số vấn đề xung đột pháp luật về hối
phiếu và lệnh phiếu;
- Công ước về thuế tem đối với hối phiếu và lệnh phiếu.
Tiếp theo đó năm 1931, Hội nghị quốc tế về séc tại Geneva đã được 30
nước thông qua Luật thống nhất về séc (Uniform Law on Cheque – ULC 1931)
1.3.1.1. Séc
Theo Công ước Geneva năm 1931 về Luật thống nhất về séc thì séc là
tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do khách hàng của ngân hàng ký phát cho
ngân hàng đó yêu cầu trích từ tài khoản của mình số tiền nhất định để trả cho
người cầm tờ mệnh lệnh hoặc cho người được chỉ định trên tờ mệnh lệnh đó.
Séc ra đời từ chức năng làm phương tiện thanh toán của tiền tệ và
được sử dụng rộng rãi trong những nước có hệ thống ngân hàng phát triển
cao. Hiện nay, séc là phương tiện chi trả được dùng hầu như phổ biến trong
thanh toán nội địa của tất cả các nước. Séc cũng được sử dụng trong thanh
toán quốc tế về hàng hóa, cung ứng dịch vụ, du lịch và về các chi trả phi
mậu dịch khác.
Séc có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ, do vậy séc phải có những
quy định về nội dung và hình thức theo luật định. Năm 1931, nhiều nước như

Đức, Pháp, Ý, Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Áo, Bồ Đào
Nha đã họp tại Genava để ký một Công ước điều chỉnh về séc quốc tế. Theo
đó ở Việt Nam cũng có nhiều văn bản điều chỉnh về séc, nhưng chủ yếu là

11


văn bản dưới luật. Bắt đầu từ tháng 7/2006, séc lưu thông ở Việt Nam đã
được điều chỉnh bởi Luật Các công cụ chuyển nhượng Việt Nam năm 2005.
Về nội dung của tờ séc gồm có:
- Phải có tiêu đề “ Séc” cùng ngôn ngữ phát hành séc;
- Mệnh lênh trả tiền vô điều kiện;
- Số tiền phải trả phải được ghi rõ ràng, ghi bằng số và chữ;
- Ngày, tháng và địa điểm phát hành séc;
- Tên, địa chỉ người trả tiền và người hưởng lợi;
- Địa điểm trả tiền;
- Tài khoản trích tiền;
- Chữ ký của người phát hành séc.
Tùy theo từng loại séc cụ thể (séc vô danh, séc đích danh, séc theo lệnh,
séc gạch chéo, séc chuyển khoản, séc du lịch) mà séc có thêm một số nội
dung khác nữa.
Một séc ghi thiếu những nội dung bắt buộc trên sẽ trở nên vô hiệu, trừ
những trường hợp sau đây:
- Một séc không thể xác định được địa điểm trả tiền, thì địa chỉ ghi bên
cạnh tên của người bị ký phát được coi là địa điểm trả tiền. Trong trường hợp
có nhiều địa chỉ ghi bên cạnh tên người bị ký phát, thì lấy địa chỉ ghi đầu tiên.
- Một séc không thể xác định được địa điểm trả tiền cũng như không
có bất cứ địa chỉ nào ghi bên cạnh tên người bị ký phát, séc có thể được thanh
toán tại địa điểm kinh doanh chính của người bị ký phát.
- Một séc không thể xác định được địa điểm phát hành séc, thì lấy địa

chỉ ghi bên cạnh tên người ký phát là địa điểm phát hành.
Những nội dung bắt buộc ghi trên séc lưu thông ở Việt Nam quy định
trong Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 cũng tương tự như Luật thống
nhất về séc thuộc Công ước Geneva 1931. Tuy nhiên, chỉ hơi khác một chút
về nội dung suy đoán đối với séc có ghi thiếu một vài nội dung bắt buộc:

12


- Nếu trên séc không ghi địa điểm thanh toán, thì séc đó phải được
xuất trình để được thanh toán tại địa chỉ của người bị ký phát.
- Nếu trên séc không ghi địa điểm thanh toán và không rõ địa chỉ của
người bị ký phát, thì séc đó sẽ được xuất trình tại địa điểm kinh doanh chính
của người bị ký phát.
- Các tổ chức cung ứng séc có thể đưa thêm các yếu tố khác mà không
làm phát sinh thêm các nghĩa vụ của các bên như số hiệu tài khoản mà người
ký séc được sử dụng để ký séc và các yếu tố khác.
Về những người liên quan đến séc gồm có:
- Người ký phát hành séc là chủ tài khoản tiền gửi dùng séc ở ngân
hàng, thường là người có đủ tiền trong tài khoản.
- Ngân hàng thanh toán là ngân hàng trả tiền trên tờ séc.
- Người bị ký phát là người nhận lệnh của người ký phát mà nghĩa vụ
của họ là phải trả số tiền ghi trên tờ séc.
- Người thụ hưởng là người nhận số tiền ghi trên tờ séc, phải xuất trình
séc một cách hợp thức để thanh toán.
Về hiệu lực của séc, Công ước Geneva năm 1931 quy định hai thời
hạn: thời hạn hiệu lực và thời hạn thanh toán. Thông thường, thời hạn hiệu lực
của séc được tính từ ngày phát hành séc và được ghi rõ trên tờ séc. Thời hạn
này tùy thuộc vào sự quy định của pháp luật mỗi nước, căn cứ vào phạm vi
không gian mà séc được lưu hành. Theo Công ước Geneva thì thời hạn hiệu

lực của séc được xác định là:
- 8 ngày nếu séc được phát hành và thanh toán trong nước.
- 20 ngày nến séc được phát hành và thanh toán giữa các nước trong vùng.
- 70 ngày nếu séc được phát hành và lưu hành ở các nước không cùng
châu lục.
Theo Luật về séc quốc tế (Chương 5) do Ủy ban luật thương mại quốc

13


tế của Liên hợp quốc ban hành ngày 18/02/1982 thì séc phải xuất trình để
thanh toán trong vòng 120 ngày kể từ ngày ghi trên séc. Theo Điều 69 Luật
các công cụ chuyển nhượng 2005 của Việt Nam thì thời hạn xuất trình thanh
toán séc là ba mươi ngày kể từ ngày ký phát.
Điểm cơ bản trong việc sử dụng séc là người phát hành séc phải có tiền
(số dư) trên tài khoản của mình mở tại ngân hàng. Số tiền ghi trên tờ séc
không được vượt quá số dư trên tài khoản của người đó mở tại ngân hàng. Do
có thời hạn nên séc chỉ có giá trị trong thời gian có hiệu lực. Cũng do séc
được sử dụng rộng rãi để làm phương tiện thanh toán quốc tế về hàng hóa,
cung ứng dịch vụ, du lịch,… v..v.. nên các séc có nhiều loại (séc tiền mặt, séc
chuyển khoản, séc gạch chéo, séc xác nhận, séc du lịch…)
1.3.1.2. Hối phiếu
Nhằm thống nhất hóa việc sử dụng hối phiếu, các nước đã ban hành và
áp dụng một số luật điều chỉnh việc lưu thông hối phiếu như:
- Luật thống nhất về hối phiếu do Công ước Geneva 1930 (Uniform
Law for Bill of Exchange - ULB).
- Luật hối phiếu của Anh năm 1982.
- Bộ luật thương mại thống nhất của Mỹ năm 1962.
Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc tại kỳ họp thứ 15 ở
New York ngày 18/02/1982 đã thông qua văn kiện A/CN 9/211 về hối phiếu

và kỳ phiếu quốc tế.
a. Khái niệm
Hối phiếu là tờ lệnh đòi tiền vô điều kiện do một người ký phát cho
một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy lệnh hoặc đến ngày cụ thể
nhất định hoặc đến ngày có thể xác định trong tương lai phải trả số tiền nhất
định cho người nào đó; hoặc theo yêu cầu của người này trả cho người khác
hoặc trả cho người cầm lệnh đó.

14


Qua định nghĩa trên đây thì hối phiếu có những đặc điểm sau:
- Tính trừu tượng: Trên hối phiếu không cần ghi nguyên nhân phát sinh
việc lập hối phiếu, chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả. Hiệu lực pháp lý của hối
phiếu cũng không bị ràng buộc bởi những nguyên nhân nào phát sinh ra hối
phiếu. Do vậy, nghĩa vụ trả tiền của hối phiếu là trừu tượng.
- Tính bắt buộc trả tiền: Người có nghĩa vụ trả tiền hối phiếu không thể
viện dẫn ra những lý do riêng của mình để từ chối trả tiền, trừ khi hối phiếu
lập ra trái với luật chi phối nó.
- Tính lưu thông: Hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều
lần trong thời hạn hiệu lực của nó. Chính là nhờ vào tính trừu tượng và tính
bắt buộc trả tiền mà hối phiếu có tính lưu thông.
b. Việc lập hối phiếu
Về mặt hình thức: Hối phiếu phải lập bằng văn bản; hình mẫu hối phiếu
được in sẵn; ngôn ngữ hối phiếu thường là tiếng Anh; hối phiếu có thể được
lập thành một hay nhiều bản, mỗi bản đều đánh số thứ tự và có giá trị ngang
nhau, hối phiếu không có sự phân biệt giữa bản phụ và bản chính.
Về mặt nội dung: hối phiếu bao gồm những nội dung bắt buộc sau đây:
- Phải ghi rõ tiêu đề “Hối phiếu” (Bill of Exchange hoặc Draft);
- Địa điểm, ngày, tháng năm ký phát hối phiếu;

- Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện;
- Ghi rõ một số tiền nhất định bằng số và bằng chữ trên hối phiếu;
- Thời hạn trả tiền; trả ngay hoặc trả sau;
- Địa điểm trả tiền;
- Người hưởng lợi;
- Người trả tiền hối phiếu;
- Người ký phát hối phiếu ký tên.

15


c. Một số quy định về lưu thông hối phiếu
- Chấp nhận hối phiếu: là hình thức cam kết thanh toán của người trả
tiền khi hối phiếu đến thời hạn thanh toán. Người trả tiền, ngoài việc ghi vào
mặt trước, góc dưới bên trái tờ hối phiếu chữ “chấp nhận”, ULB còn cho phép
người chấp nhận trả tiền có thể dùng những chữ khác tương tự để thay thế chữ
“chấp nhận”, như chữ “xác nhận”, “đồng ý”… Ngoài ra, ULB còn cho phép
người trả tiền có thể chấp nhận trả một phần tiền ghi trên hối phiếu.
- Ký hậu hối phiếu: là thủ tục chuyển nhượng một hối phiếu từ người
hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác. Thủ tục này xuất phát từ đặc điểm
của hối phiếu là tính lưu thông của nó. Việc ký hậu hối phiếu có thể được
thực hiện theo một trong các hình thức sau: ký hậu để trắng, ký hậu theo lệnh
hay còn gọi là ký hậu đặc biệt, ký hậu hạn chế, ký hậu miễn truy đòi. Việc ký
hậu có ý nghĩa pháp lý quan trọng: vừa thừa nhận sự chuyển quyền hưởng lợi
hối phiếu cho người khác (được quy định ở mặt sau của tờ hối phiếu), vừa xác
định trách nhiệm của người ký hậu đối với việc trả tiền hối phiếu cho những
người hưởng lợi hối phiếu
- Bảo lãnh hối phiếu: là sự cam kết của người thứ ba về việc trả tiền
cho người hưởng lợi khi hối phiếu đến hạn trả tiền. Bảo lãnh được thể hiện
bằng cách người bảo lãnh ghi chữ “bảo lãnh” vào mặt trước hoặc mặt sau của

tờ hối phiếu và sẽ ký tên lên tờ hối phiếu.
- Kháng nghị về việc từ chối trả tiền hối phiếu xảy ra trong trường
hợp khi đến hạn thanh toán mà người trả tiền không thanh toán (từ chối
thanh toán) thì người hưởng lợi hối phiếu có quyền kháng nghị trả tiền trước
pháp luật. Người hưởng lợi phải chứng thực sự từ chối đó bằng giấy kháng
nghị trong thời gian không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn thanh
toán của hối phiếu và phải gửi cho người có trách nhiệm trả tiền và những
người liên quan (người bảo lãnh, người ký hậu chuyển nhượng…). Nhìn

16


chung, vấn đề quan trọng nhất đối với người xuất trình hối phiếu bị từ chối
thanh toán là phải tiến hành đúng và kịp thời các thủ tục tố tụng cần thiết để
kháng nghị người trả tiền.
1.3.1.3. Kỳ phiếu
Kỳ phiếu do người thụ trái (người nhận nợ) viết ra để hứa cam kết trả
tiền cho người hưởng lợi. Nói cách khác, kỳ phiếu là giấy nhận nợ hứa cam
kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu phát ra trả số tiền nhất định cho
người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác theo quy
định trong kỳ phiếu đó.
Khác với hối phiếu, kỳ phiếu là một công cụ hứa trả tiền, không phải là
một công cụ đòi tiền. Người lập phiếu là người có nghĩa vụ trả tiền cho người
thụ hưởng ghi trên kỳ phiếu, còn người ký phát hối phiếu là người thụ hưởng
hối phiếu. Hối phiếu do một người ký phát tạo lập ra, còn ngược lại kỳ phiếu
có thể do một người tạo lập hoặc do nhiều người tạo lập một kỳ phiếu. Do là
một công cụ hứa trả tiền, cho nên kỳ hạn kỳ phiếu phải được xác định rõ ràng
cụ thể trên kỳ phiếu.
Kỳ phiếu có những đặc điểm sau:
- Kỳ hạn của kỳ phiếu được quy định rõ trên kỳ phiếu;

- Kỳ phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát để cam kết thanh
toán cho một hay nhiều người hưởng lợi;
- Kỳ phiếu cần có sự bảo lãnh của ngân hàng thương mại hoặc công ty
tài chính.
Nội dung của kỳ phiếu:
- Tiêu đề “Kỳ phiếu” ghi ở mặt trước;
- Cam kết hứa trả vô điều kiện một số tiền nhất định;
- Địa điểm trả tiền;
- Thời hạn kỳ phiếu rõ ràng cụ thể;

17


×