Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

THIẾT KẾ MÔN HỌC PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KINH DOANH ĐỊA ỐC TÂN KỶ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.7 KB, 86 trang )

TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế

GVHD: Thầy Lê Quang Phúc

MỤC LỤC
Lời cảm ơn..............................................................................................................3
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG........................................................................4
1.1 . Giới thiệu về công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Tân Kỷ...............4
1.1.1.Giới thiệu chung về doanh nghiệp..............................................................4
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển...............................................................5
1.1.3.Ngành nghề kinh doanh chính.....................................................................5
1.1.4.Cơ cấu tổ chức.............................................................................................6
1.1.5.Nhân lực.......................................................................................................9
1.1.6.Máy móc thiết bị và công nghệ thi công.....................................................10
1.1.7.Năng lực tài chính........................................................................................15
1.1.8.Kinh nghiệm thi công................................................................................16
1.2. Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp....................................17
1.2.1. Môi trường vĩ mô........................................................................................17
1.2.1.1.Chính trị và pháp lý..................................................................................17
1.2.1.2. Công nghệ................................................................................................18
1.2.1.3. Kinh tê......................................................................................................19
1.2.1.4. Xã hội.......................................................................................................22
1.2.2. Môi trường vi mô........................................................................................22
1.2.2.1. Nhà cung cấp...........................................................................................22
1.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh...................................................................................25
1.2.2.3. Khách hàng .............................................................................................26
1.2.2.4. Sản phẩm thay thế...................................................................................27
Chương 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP....29
2.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản................................................29
2.1.1. Nhận xét chung...........................................................................................32
2.1.2. Phân tích chi tiết tài sản ngắn hạn..............................................................34


2.1.2.1. Tiền và các khoản tương đương tiền.......................................................34
2.1.2.2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn......................................................34
2.1.2.3. Các khoản phải thu ngắn hạn..................................................................35
2.1.2.4. Hàng tồn kho...........................................................................................36
2.1.2.5. Tài sản ngắn hạn khác.............................................................................37
2.1.3. Phân tích chi tiết tài sản dài hạn.................................................................37
2.1.3.1. Các khoản phải thu dài hạn.....................................................................37
2.1.3.2. Tài sản cố định.........................................................................................38
2.1.3.3. Các khoản phải thu tài chính dài hạn......................................................39
2.1.3.4.Tài sản dài hạn khác.................................................................................39
2.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn..........................................41
2.2.1. Nhận xét chung...........................................................................................43
2.2.2. Phân tích chi tiết nợ phải trả.......................................................................44
2.2.2.1. Nợ ngắn hạn.............................................................................................44
2.2.2.2. Nợ dài hạn................................................................................................45
2.2.3. Phân tích chi tiết vốn chủ sở hữu...............................................................46
2.2.3.1. Vốn chủ sở hữu........................................................................................46
2.3. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.............................48
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 1


TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế

GVHD: Thầy Lê Quang Phúc

2.3.1. Nhận xét chung...........................................................................................50
2.3.2. Phân tích chi tiết thu nhập..........................................................................50
2.3.2.1. Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.................................52
2.3.2.2. Doanh thu từ hoạt động tài chính............................................................53
2.3.2.3. Thu nhập khác..........................................................................................53

2.3.3. Phân tích chi tiết chi phí.............................................................................54
2.3.3.1. Chi phí hoạt động kinh doanh.................................................................56
2.3.3.2. Chi phí hoạt động tài chính.....................................................................57
2.3.3.3. Chi phí khác.............................................................................................57
2.4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ..............................................................58
2.4.1. Nhận xét chung...........................................................................................61
2.4.2. Phân tích chi tiết lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh......................61
2.4.3. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư...............................................62
2.4.4. Phân tích chi tiết lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính..........................63
2.5. Phân tích các tỷ số tài chính...........................................................................64
2.5.1. Các tỷ số phản ánh cấu trúc tài chính và tình hình đầu tư.........................64
2.5.1.1. Hệ số nợ...................................................................................................64
2.5.1.2. Hệ số tự tài trợ.........................................................................................64
2.5.1.3. Tỷ suất đầu tư..........................................................................................65
2.5.1.4. Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn..............................................................65
2.5.2. Phân tích tình hình công nợ khả năng thanh toán......................................66
2.5.2.1. Tình hình công nợ....................................................................................66
2.5.2.2. Khả năng thanh toán................................................................................68
2.5.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn.................................................................72
2.5.3.1. Hiệu suất sử dụng tài sản.........................................................................72
2.5.3.2. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định............................................................73
2.5.3.3. Hàm lượng tài sản cố định.......................................................................73
2.5.3.4. Số vòng quay hàng tồn kho.....................................................................74
2.5.3.5. Số ngày tồn kho.......................................................................................74
2.5.3.6. Số vòng quay các khoản phải thu............................................................74
2.5.3.7. Số vòng quay vốn lưu động.....................................................................75
2.5.3.8. Số ngày quay vòng vốn lưu động............................................................75
2.5.4. Phân tích khả năng sinh lời........................................................................76
2.5.4.1. Suất sinh lời trên doanh thu.....................................................................76
2.5.4.2. Suất sinh lời trên tài sản..........................................................................76

2.5.4.3. Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu............................................................77
2.5.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cổ phần....................................................78
2.5.5.1. Thu nhập mỗi cổ phần thường.................................................................78
2.5.5.2. Tỷ số giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phần thường.........................78
Chương 3: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.................................................................79

LỜI CẢM ƠN
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 2


TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế

GVHD: Thầy Lê Quang Phúc

Lời đầu tiên cho phép em xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Quang Phúc đã
hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em hoàn thành bài thiết kế môn học này.
Bài thiết kế môn học này đã giúp em rất nhiều trong việc hệ thống lại các kiến
thức đã học, thực hiện phương châm học đi đôi với hành. Tuy đã cố gắng hết sức tìm
tòi, học hỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra nhưng cũng không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong thầy góp ý để em có thêm kinh nghiệm.
Kính chúc thầy sức khỏe và công tác tốt!
Em xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 01 năm 2013
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP :

1.1.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp:

- Tên Công ty Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG & KINH DOANH
ĐỊA ỐC TÂN KỶ
- Tên giao dịch : TANKY CONSTRUCTION REAL ESTATE TRADING
CORPORATION
- Tên Công ty viết tắt: TAKCO CORP
- Trụ sở chính: 63 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố
Hồ Chí Minh.
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 3


TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế
-

GVHD: Thầy Lê Quang Phúc

Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 0301725747
Điện thoại: 08 38409437
- Fax: 08 38409438
Email:
- Website: www.tanky.com.vn
Vốn điều lệ: 104.067.160.000 đồng - Mã chứng khoán: TKC
Logo TAKCO:

Được thiết kế theo dạng logotype, LogoTAKCO với ký tự “A” được mô-tuýp
hóa hình ảnh của “Kim tự tháp”, lòng bên trong nó là “dấu hiệu kỹ thuật chính
xác” thể hiện sự phát triển mang tính bền vững và khát khao đạt được sự chính
xác cao trong những công trình do TAKCO thực hiện nhằm tạo ra những giá trị
tốt nhất cho khách hàng và đối tác.
- Logo TAKCO sử dụng hai màu cơ bản:
• Màu đỏ: Màu của lòng nhiệt huyết, năng động và sáng tạo.

• Màu xanh ve: Thể hiện sự ổn định, độ bền vững và tính chuyên nghiệp, gần
gũi với thiên nhiên.
- Sự kết hợp màu sắc thể hiện triết lý kinh doanh của TAKCO - “SÁNG TẠO,
CHUYÊN NGHIỆP, TẬN TÂM LÀ NGUỒN NĂNG LƯỢNG TẠO NÊN GIÁ
TRỊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG”.
- Slogan: “CHẤT LƯỢNG CÒN MÃI SAU MỖI CÔNG TRÌNH”
-

Tầm Nhìn:
- Công ty Tân Kỷ trở thành nhà thầu thi công và nhà phát triển Bất động sản uy
tín, chất lượng top 10 tại Việt Nam.
Sứ Mệnh:
- Đem đến những công trình chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật cao cho xã hội.
- Tạo giá trị gia tăng hiệu quả nhất cho Quý cổ đông và thành viên trong công ty.
- Đóng góp tích cực vào sự phát triển lĩnh vực xây dựng của cộng đồng.
Tạo môi trường xây dựng XANH – SẠCH – ĐẸP, những công trình “Green
Building”.
Chiến Lược:
- Đối với Chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu phụ, nhà cung cấp, đối tác, khách hàng,
quý cổ đông:
+ Lấy sự hài lòng làm mục tiêu.
+ Lấy tiến bộ mới về kỹ thuật làm đòn bẩy cho sự sáng tạo, nâng cao tính
cạnh tranh.
+ Lấy tính chuyên nghiệp tạo sự thành công.
- Đối với thành viên:
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 4


TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế


GVHD: Thầy Lê Quang Phúc

+ Tạo sự công bằng và minh bạch.
+ Đoàn kết – hợp tác tạo thành công.

Đối với cộng đồng:
+ Tôn trọng và bảo vệ môi trường.
+ Mang lại cho xã hội những công trình tiện ích nhất – được đánh giá cao
nhất.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển:
- Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ được thành lập vào
ngày 12 tháng 05 năm 1999 với tên gọi là Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây
dựng – Dịch vụ Tân Kỷ theo số đăng ký kinh doanh 071766 do Sở Kế hoạch &
Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp với số vốn điều lệ 10.000.000.000 đồng.
- Ngày 15 tháng 03 năm 2007, Công ty tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành
Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ theo Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 0301725747 với số vốn điều lệ 60.500.000.000
đồng
- Ngày 01 tháng 12 năm 2009, Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sàn
giao dịch Chứng khoán Hà Nội với số lượng cổ phiếu 6.050.000. Mã chứng
khoán giao dịch là TKC.
- Ngày 16/11/2010 Công ty tăng vốn điều lệ lên 95.198.850.000 đồng theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0301725747, thay đổi lần thứ 11 do Sở Kế
hoạch & Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
- Ngày 20/12/2011 Công ty tăng vốn điều lệ lên 104.067.160.000 đồng theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0301725747, thay đổi lần thứ 12 do Sở Kế
hoạch & Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
1.1.3 Ngành nghề kinh doanh chính.
- Xây dựng công nghiệp
- Xây dựng dân dụng và trang trí nội ngoại thất

- Xây dựng cầu đường
- Xây dựng công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng
- Kinh doanh bất động sản
- Mua bán vật liệu xây dựng
- San lấp mặt bằng
- Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng
- Cung cấp thiết bị công nghiệp, hệ thống cơ điện lạnh
1.1.4 Sơ đồ tổ chức chức nhân sự.
-

SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 5


TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế

GVHD: Thầy Lê Quang Phúc

Đại hội đồng Cổ đông
Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, có
toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty. ĐHĐCĐ có trách nhiệm bầu, bãi
nhiệm Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát và các chức vụ khác theo quy định của Điều
lệ.
Hội đồng Quản trị
Hội đồng Quản trị (HĐQT) là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do ĐHĐCĐ
bầu ra gồm 05 thành viên với nhiệm kỳ là 05 (năm) năm và có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông. Các thành viên HĐQT nhóm họp và bầu Chủ tịch
HĐQT. Cơ cấu HĐQT nhiệm kỳ 2009– 2014 của Công ty như sau:
- Ông Trần Văn Sỹ: Chủ tịch HĐQT
- Ông Trần Văn Tuấn: Uỷ viên

- Ông Trần Văn Nho: Uỷ viên
- Ông Trần Văn Tịnh: Uỷ viên
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 6


TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế
-

GVHD: Thầy Lê Quang Phúc

Ông Nguyễn Trọng Toán: Uỷ viên

Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là tổ chức giám sát, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý
điều hành hoạt động kinh doanh; trong ghi chép sổ sách kế toán và tài chính của Công
ty. Ban kiểm soát gồm 03 thành viên với nhiệm kỳ là 05 (năm) năm do ĐHĐCĐ bầu
ra.Cơ cấu Ban kiểm soát hiện nay của Công ty như sau:
- Ông Dương Trọng Tín: Trưởng Ban kiểm soát
- Bà Nguyễn Thị Tuấn Anh: Thành viên
- Bà Đinh Ngọc Oanh: Thành viên
Ban điều hành
Ban điều hành của Công ty gồm Tổng giám đốc Công ty, 02 Phó Tổng
giám đốc và Kế toán trưởng Công ty. Tổng giám đốc Công ty do HĐQT bổ nhiệm
(hoặc tuyển dụng), là người chịu trách nhiệm chính và duy nhất trước HĐQT về tất cả
các hoạt động kinh doanh của Công ty.
Kế toán trưởng do HĐQT bổ nhiệm (hoặc tuyển dụng).
- Ông Trần Văn Tuấn: Tổng Giám đốc
- Ông Trần Văn Nho: Phó Tổng Giám Đốc
- Ông Lê Anh Tuấn: Phó Tổng Giám Đốc
- Ông Huỳnh Tiên Hoành: Kế toán trưởng

Tổng giám đốc
Chủ
tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc điều hành
Công ty và là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Trường hợp Chủ tịch Hội
đồng quản trị không kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc thì Hội đồng quản trị bổ
nhiệm một thành viên Hội đồng hoặc thuê người khác làm Tổng giám đốc điều hành;
trong trường hợp này Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty và
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về các nhiệm vụ và quyền hạn được giao
phó.
Phòng Kỹ thuật:
Có chức năng trong việc xác định mục tiêu, chiến lược, phương hướng hoạt động
tiếp thị và kinh doanh sản phẩm. Thực hiện nhiệm vụ mở rộng thị trường, tìm kiếm đối
tác.
Phòng Tài chính - Kế toán:
Có chức năng quản lý tài chính của Công ty. Thực hiệnnhiệm vụ về kế toán và thủ
quỹ, thống kê, nghiệp vụ Ngân hàng, lập các báo cáo quyết toán quý, năm và quyết
toán đầu tư.
Phòng Hành chánh nhân sự:
Có chức năng quản lý tổng vụ và quản lý nhân sự, tiền lương, BHXH, các chính
sách cho người lao động về an toàn lao động, bảo hiểm lao động, các chính sách đào
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 7


TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế

GVHD: Thầy Lê Quang Phúc

tạo, bồi dưỡng, khen thưởng kỹ luật. Thực hiện công tác tổ chức hành chính, văn
phòng.
Phòng đầu tư:

Có chức năng thực hiện và quản lý các dự án đầu tư bất động sản, đầu tư tài chính
theo qui định của pháp luật và điều lệ công ty.Phòng đấu thầu: phụ trách việc đấu thầu
các dự án thi công cũng như đầu tưPhòng vật tư: phụ trách cung cấp vật tư cho các
công trình
Giám đốc dự án:
Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ dự án, kết nối giữa văn phòngcông ty và công
trường.
Chỉ huy trưởng:
Chịu trách toàn bộ công việc thi công tại công trường và báo cáo cho Giám đốc dự
án..
Các đội xây lắp:
Tổ chức thực hiện các hợp đồng xây lắp do Công ty giao khoán
1.1.5 Nhân lực.
Với phương châm “Con người là chìa khóa của thành công, tài sản lớn nhất của
Takco là nguồn nhân lực”, Ban điều hành Công ty đã luôn chú trọng đến công tác xây
dựng đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên, nỗ lực cải tiến các chính sách nhằm thu hút
đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, có tay nghề để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày
càng vững mạnh của Công ty.
Cán bộ nhân viên Công ty luôn được trau dồi về đạo đức, niền tin và lòng tự hào về
công ty; không ngừng học tập, sáng tạo; luôn nhiệt tình, có trách nhiệm trong công
việc từ đó góp phần hình thành nên nền văn hóa Công ty.
Bên cạnh đó, Công ty luôn bảo đảm các chế độ, tạo ra môi trường làm việc tốt nhất
giúp cho người lao động yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với Công ty.
ĐVT: người

SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 8


TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế


GVHD: Thầy Lê Quang Phúc

1.1.6. Máy móc thiết bị và công nghệ thi công.
a. Nguồn thiết bị:
BẢNG LIỆT KÊ THIẾT BỊ THI CÔNG XÂY LẮP
STT

Mô tả thiết bị (loại,
kiểu, nhãn hiệu)

Công suất hoạt động Số thiết Nước sản xuất
bị từng

SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 9


TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế

GVHD: Thầy Lê Quang Phúc
loại

I
01
02
03
04
05
06
II
A

01
02
03
B
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
C
01
02
03
04
05
06
07

Thiết bị cấp cho Ban CHCT
Máy điện thoại bàn
Điện đàm nội bộ
KenWood
Máy vi tính Core 2 Duo

Máy in Laserjet
Bàn làm việc
Bàn Vi tính
Thiết bị dành cho thi công
Thiết bị cẩu lắp
Cần cẩu tháp COMASA
H=42.5;B=42m,Q=4T
H=80m,B=45m,
Cần cẩu tháp F3-29B
Q=8T
Vận thăng
Q=1T
Thiết bị thi công nền móng
Cần cẩu bánh xích
TT 30-50T
Cần cẩu bánh lốp
TT 30-80T
Đầu búa đóng cọc
TT 1.4-4.5T
Búa rung
Hmax=55m
Máy đào
V=0.3m/gầu
Cẩu bánh xích
25T
Cẩu bánh lốp
12-16T
Dàn máy búa Diezel
35T SUMITOMO
Dàn máy búa Diezel

6T, Kb60
Dàn máy búa Diezel
5T, Cn 78 + k45
Dàn máy ép cọc
350 T
1.3T – 2.2T
Búa DieZel
D12 – D22
Thiết bị thi công cơ giới và vận chuyển
Xe đầu kéo
25T KPAZ
Roomoc lùn
3.5T
Ô tô tự đổ
15T
Ô tô tự đổ
12T
Máy ủi 100 Hp Komatsu
DSOP
Máy ủi 130 Hp Fiat
14C
Máy ủi 160Hp
T130

SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 10

10
05
30
30


04

Tây Ban Nha

03

T.Quốc

12

Nga

22
06
22
06
06
09
09
06
06
06
03

Tây Ban Nha
Tây Ban Nha

Việt Nam


09

06
06
06
06
06
06
06

Hàn Quốc
Hàn Quốc
Nga
Nga
Nga


TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế
08
09
10
11
12
13
D

Máy đào bánh lốp
Máy đào bánh xích
Máy đào bánh xích
Xe lu các loại

Xe san 100Hp
Ôtô tải
Thiết bị thi công bê tông
Trạm trộn bê tông thương
01
phẩm
02 Trạm trộn bê tông TEKA
03 Xe chuyển trộn bêtông
04 Xe bơm cần bêtông
05
06
07
08

Bơm ngang bêtông Swing
Máy xúc bánh lốp
Xe trộn bêtông DAEWOO
Máy phát điện

09 Máy nén khí
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

21
22
23
24
25
26
27

Vít tải xi măng
Hệ thống bộ đàm vô tuyến
Máy trộn bêtông các loại
Máy bắn đinh
Máy trộn vữa 180l
Máy cắt uốn sắt thép
Đầm bàn bêtông
Đầm dùi bêtông
Máy đột dập
Máy hàn điện
Máy hàn xoay chiều
Máy phát điện
Thiết bị nâng
Máy bơm bùn
Máy bơm nước
Đầm cóc
Máy khoan bêtông

GVHD: Thầy Lê Quang Phúc
T130
0.4-16m3
0.7-16m3

7-25 T
DZ 122 A
7 tấn

06
06
06
09
06
05

Q=35m3/h

01

Q=60m3/h
Q=6m3/xe
Q=80M3/h
H=32m

01
12

Q=80m3/h
V=2.5m3/gàu H=6m
Q=6m3/xe
N=150KVA
P=8atm, Q=10m3/
phút
Q=30tấn/h

13 máy
Từ 250l750l
Borch2210-GH
180l
3.8KW
2 KW MVC-90G
1-2kw
2.8kw
14kw
5KVA
50kvA
0.4 tấn h=12m
20-80m3/h
15-16 m3/h
2kw-MTR-60S
2kw

02
02
06
02

SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 11

02

02
02
02
09

06
06
06
07
12
06
08
08
04
04
04
04
08
04

Hàn Quốc


TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế
28 Máy bơm bêtông tại chỗ
60m3/h
29 Máy cắt gạch
3Hp
30 Máy nén khí
120Kg/cm2
Hệ thống đèn chiếu sáng tạm
31
60W-500W
thời
32 Máy kinh vĩ

100m-20Hg
33 Xe vận tải các loại
2.5T-10T
34 Máy thủy bình
35 Máy xoa nền
36 Tơi điện
350kg
E Thiết bị gia công. Lắp dựng cốt thép
01 Giàn giáo khung thép
100m2/bộ
02 Cây chống thép
100m2/bộ
03 Coffa tôn định hình
100m2/bộ
Máy cắt nhôm, súng bắn
04
nhôm, kéo cắt tôn v.v..
05 Máy cắt thép
Đến Đk 40mm
06 Máy uốn thép
Đến Đk 40mm
07 Máy hàn điện
08 Palăng xích 12 tấn
F Các thiết bị khác
01 Các thiết bị thử và kiểm tra

GVHD: Thầy Lê Quang Phúc
02
06
06

08
03
10
04
04
08
50
100
60
20
20
20
06

b. Công nghệ thi công.
Hiện nay một số công nghệ tiêu biểu Công ty đang áp dụng trong hoạt động xây
lắp như:
- Phương pháp thi công Top – Down dùng để thi côngcác công trình nhiều tầng
hầm
- Hệ thống cốp pha trượt quanh chu vi nhà cao tầng: sử dụng khi thi công cốp
pha tường BTCT theo chu vi nhà cao tầng
- Ứng dụng thành công công nghệ Coffa
1.1.7. Năng lực tài chính.
Đơn vị tính: đồng
STT
KHOẢN MỤC
1
Tổng tài sản
2
Tổng nguồn vốn


NĂM 2009
NĂM 2010
NĂM 2011
383.275.924.749 448.130.621.541 357.956.468.514
383.275.924.749 448.130.621.541 357.956.468.514

SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 12


TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế
3
4
5

Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế

GVHD: Thầy Lê Quang Phúc

433.340.688.265 503.226.110.870 565.214.760.604
20.139.909.287 28.249.299.961 9.499.570.519
16.107.340.733 21.913.180.601 8.674.696.179

1.1.8. Kinh nghiệm thi công.
Với đội ngũ kỹ sư tay nghề cao, công nhân kỹ thuật lành nghề, thời gian qua, Tân
Kỷ vinh dự là đơn vị thi công các công trình lớn như Công trình Nhà máy Dona
Standard Footwear (Hongkong), Công trình Khu phức hợp Canary (Singapore), Công
trình Sheraton Nha Trang v.v...cùng các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, điện, nước v.v..

Công ty đã từng làm tổng thầu cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài có đòi hỏi cao về
chất lượng thi công như: Công trình Colgate (Mỹ), Công trình Trường học Quốc tế
ACG (New Zealand). Chính những điều này đã làm nên vị trí tên tuổi của Tân Kỷ
trong ngành xây dựng. Bên cạnh đó Công ty đã thành công trong vai trò thầu chính ở
nhiều công trình lớn ở thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác như Bình
Dương, Đồng Nai, Nha Trang, Đà Nẵng….
Một số dự án, công trình tiêu biểu Công ty đã và đang thực hiện:
1. Công trình Bệnh viện Đa khoa Vũ Anh
- Địa điểm: 15-16 Phan Văn Trị, Q.Gò Vấp, TP.HCM
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Vũ Anh
- Thời gian thi công: 03/2005 – 01/2006
2. Công trình Trường học quốc tế ACG
- Địa điểm: Nguyễn Thị Định, Q.2, TP.HCM
- Chủ đầu tư: ACG International School
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 13


TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế
3.
4.
5.
6.

7.

8.
9.

-


GVHD: Thầy Lê Quang Phúc

Thời gian thi công: 03/2007 - 07/2008
Công trình Nhà máy Colgate Palmolive
Địa điểm : Khu Công nghiệp Mỹ Phước 3, Bình Dương
Chủ đầu tư: Công ty Colgate Palmolive Việt Nam
Thời gian thi công: 03/2008 – 01/2009
Công trình Cao ốc Morning Star Plaza
Địa điểm : 24/5Bis QL.13, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư và Phát triển Hồng Hà
Thời gian thi công: 02/2009 – 08/2009
“Xây dựng nhà học lý thuyết 7 tầng – Trường Cao Đẳng Công Thương
TP.HCM”.
Chủ đầu tư: Trường Cao Đẳng Công Thương TP.HCM
Địa điểm: 20 Tăng Nhơn Phú, Phường Phước Long B, Q.9, TP.HCM
Thời gian thi công là: 2010 – 2011
Ngày 01/07/2011 Công Ty CP XD & KD Địa Ốc Tân Kỷ đã ký hợp đồng thi
công với Công ty CP Phát Triển Hạ Tầng Kỹ Thuật – BECAMEX IJC gói thầu
“Thi công xây dựng phần khung bê tông cốt thép và hoàn thiện nhà thuộc Dự
án Prince Town”
Quy mô công trình: bao gồm 44 căn nhà .
Giá trị toàn bộ hợp đồng: VND 43.560.000.000
Địa điểm thi công: Thành Phố Mới Bình Dương, Dự án Prince Town, lô P6
Thời gian thực hiện là 6 tháng.
Ngày 16/05/2011 Công Ty CP XD & KD Địa Ốc Tân Kỷ đã ký hợp đồng thi
công với Công ty TNHH Khang Linh gói thầu “Móng, tầng hầm, khung bê
tông cốt thép, xây tô và ốp lát công trình Cao Ốc Văn Phòng Kết Hợp Chung
Cư - Công ty TNHH Khang Linh”
Quy mô công trình: 1 hầm 9 tầng 1 kỹ thuật và 1 mái.
Giá trị toàn bộ hợp đồng: VND 33.731.000.000

Địa điểm thi công: 377 đường Thống Nhất , phường 8 , Tp.Vũng Tàu
Thời gian thực hiện là 12 tháng .
Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng
Địa điểm thi công: Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng.
Ngày khởi công : 01/03/2012.
Thời gian thực hiện: 02 Nhà thầu liên danh ( Tân Kỷ, công ty 55) cam kết thực
hiện toàn bộ công việc trong khoảng thời gian 18 tháng.
Ngày 12 tháng 06 năm 2012, công ty Cổ Phần Xây Dựng và Kinh Doanh Địa
Ốc Tân Kỷ đã ký hợp đồng thi công với Công ty TNHH Một Thành Viên
DVDL Bến Thành (Ben Thanh Tourist) gói thầu“ Xây dựng phần thô – Hệ
Thống Điện – Hệ Thống Nước công trình Nhà Văn Phòng đặt tại 55 Nam Kỳ
Khởi Nghĩa.
Quy mô công trình: 2 hầm, 7 tầng lầu, diện tích sàn xây dựng 2,353.7m2
Địa điểm thi công: 55 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1,
Tp.HCM
Thời gian thực hiện: 330 ngày.

SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 14


TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế

GVHD: Thầy Lê Quang Phúc

1.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
1.2.1. Môi trường vĩ mô.
1.2.1.1 Chính trị và pháp lí.
- Chính phủ thường xuyên ban hành các văn bản, thông tư, nghị định…bổ sung
các luật đã ban hành cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động của doanh
nghiệp.

+ VD :Thông tư số 02/2012/TT-BXD ngày 12/6/2012 của Bộ Xây dựng về
việc hướng dẫn một số nội dung về bảo trì công trình dân dụng, công
trình công nghiệp vật liệu xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Đồng thời hoạt động của chính phủ cũng có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ như
sự thay đổi các chính sách về thuế (gồm thuế ưu đãi, thuế nhà đất, thuế thu nhập
doanh nghiệp. thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên…). Ngoài ra, còn có các
chính sách về vốn đầu tư, các quy định tín dụng, quy định về chống độc quyền,
các chế độ đãi ngộ hỗ trợ, luật bảo vệ môi trường,các quy định về thuê mướn,
cho vay…
+ Ngày 03/6/2008, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12, có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2009 thay thế Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003;
Trong đó, có nhiều nội dung đề cập đến chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế
đối với thuế thu nhập doanh nghiệp. Và sau đó là Nghị định số
60/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành Nghị quyết
số 29/2012/QH13 về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó
khăn cho tổ chức và cá nhân: . Giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp. 
Điều này góp phần giúp doanh nghiệp tháo gỡ được phần nào khó khăn.
- Việt Nam là một đất nước ổn định về chính trị cho nên đã tạo ra môi trường
thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của công ty . Sự ổn định này tạo cho
công ty tâm lý yên tâm trong hoạt động đầu tư kinh doanh của mình .
1.2.1.2 Công nghệ.
Hiện nay có nhiều công nghệ tiên tiến tiếp tục ra đời, tạo ra các cơ hội cũng như
nguy cơ đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng. Việc
áp dụng và phát triển công nghệ mới sẽ giúp các doanh nghiệp:


Nâng cao chất lượng sản phẩm xây dựng, tạo vị thế cạnh tranh cho công ty.
Củng cố và mở rộng chỗ đứng của công ty trên thị trường cả trong hiện tại và
tương lai.

• Đẩy nhanh quá trình thi công công trình. Có thể hoàn thành kịp hoặc sớm hơn
tiến độ đề ra , tạo uy tín cho công ty.
• Giảm bớt sức người qua đó cũng có thể tiết kiệm nguyên vật liệu cũng như thời
gian thi công.
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 15


TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế

GVHD: Thầy Lê Quang Phúc

Xu hướng đổi mới công nghệ hiện nay
- Việt Nam đang diễn ra quá trình đổi mới khoa học công nghệ. Quá trình đổi
mới công nghệ bao gồm nhiều mặt nhiều dạng hoạt động nhưng tập trung vào
đổi mới công nghệ , nhập công nghệ mới, nắm bắt và đưa công nghệ mới vào
sản xuất , cải tiến và sáng tạo ra công nghệ.
- Công nghệ mới bao gồm các thành phần chính: Thiết bị kỹ thuật, phương pháp
chế tạo sản phẩm, sự am hiểu công nghệ mới, tổ chúc quản lý công nghệ mới.
Quá trình đổi mới công nghệ diễn ra rộng khắp từ các doanh nghiệp, các công
ty, các hợp tác xã đến cá địa phương .
Ngày nay khoa học công nghệ được coi là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh.
Ngành xây dựng giao thông vừa qua đã chịu nhiều áp lực cho việc ứng dụng công
nghệ thi công hiện đại như: cầu dây văng, hầm đường bộ,… buộc các nhà thầu trong
nước phải bỏ ra mức chi tiêu lớn. Doanh nghiệp cần phấn đấu và tìm cơ hội tài trợ của
Chính phủ cho việc nghiên cứu và phát triển.
Công nghệ càng hiện đại, quá trình tổ chức thi công càng hợp lý sẽ góp phần rút
ngắn thời gian thi công, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, cần
tính toán hợp lý vì xuất hiện công nghệ mới làm cho vòng đời công nghệ có xu hướng
rút ngắn lại từ đó làm tăng áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trước.
1.2.1.3 Kinh tế.

Kinh tế Việt Nam đang trải qua một thời kỳ khó khăn, đối mặt với vấn đề lạm phát
và suy thoái do chịu chung tác động từ cuộc khủng hoảng của kinh tế thế giới, tác
động đến toàn bộ các ngành nghề kinh doanh trong nước. Và tình hình khó khăn được
dự đoán sẽ vẫn diễn ra trong năm 2013.
- Ảnh hưởng của lãi suất
Lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các ngân hàng biến động liên tục trong
những năm vừa qua. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn củng như
khả năng thanh toán của công ty.
• Năm 2011 Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN,
chính thức áp trần 14%/năm kể từ đầu năm 2011, Phản ứng với chính sách này,
các ngân hàng thương mại đã liên tục gia tăng lãi suất huy động cao trên mức
quy định nhằm đảm bảo tính thanh khoản và khả năng thanh toán của mình.
Mức lãi suất “thoả thuận” giữa các ngân hàng với người gửi tiền liên tục phá
“kỷ lục” đạt mức gần 20% trong thời gian gần đây. Kéo theo đó là việc thắt chặt
hạn mức tín dụng, tăng lãi cho vay lên đến mức nghẹt thở (trên 23% năm và có
khả năng tăng cao nữa).
Lãi suất cho vay là một trong những vấn đề nóng của năm 2011. Trong bối cảnh
kinh tế còn nhiều khó khăn, việc lãi suất cho vay trong năm ngoái có thời điểm
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 16


TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế

GVHD: Thầy Lê Quang Phúc

lên tới 22-25%/năm đã tác động không thuận lợi đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
• Trong năm 2012, NHNN tiếp tục chủ trương áp dụng trần lãi suất huy động
theo hướng điều chỉnh giảm dần, phù hợp với các diễn biến kinh tế vĩ mô. Đầu
năm 2012 đến cuối tháng 2/2012, các ngân hàng vẫn duy trì mức lãi suất cao

(lãi suất huy động phổ biến sát 6%/năm với tiền gửi không kỳ hạn, 14%/năm
với kỳ hạn 1 tháng trở lên) thì đến đầu tháng 3, nhiều ngân hàng đã ngay lập tức
thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất theo chủ trương của NHNN, Kết thúc quý
I/2012, trên thị trường, lãi suất không kỳ hạn bình quân là 3,73%/năm, lãi suất
kỳ hạn 1 tháng tới 12 tháng bình quân là 12,93%/năm, lãi suất kỳ hạn từ 12
tháng đến 36 tháng bình quân là 11,95%/năm
Theo quyết định ngày 11/6/2012 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam .Từ 11-6,
mức lãi suất trần cho vay giảm còn 13%/năm. Đây là tín hiệu tốt lành về kết qủa
điều hành kinh tế vĩ mô và là niềm hi vọng cho nhiều công ty.
Do chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố như thu nhập, chi phí trong kinh doanh
khá cao..nên khi lãi suất cao, chi tiêu cho đầu tư giảm. Ngược lại nếu lãi suất giảm,
công ty có thể đẩy mạnh đầu tư.
-

Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát

Tăng
trưởng
GDP của Việt Nam
qua các năm từ
năm 2000 đến năm
2013 dự kiến.

Biểu đồ tăng trưởng GDP thực và tỷ lệ lạm phát qua các năm (2006 – 2012)
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 17


TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế

GVHD: Thầy Lê Quang Phúc


Cho đến năm 2012, nền kinh tế nước ta vẫn đang nằm trong (chưa thoát khỏi) xu
hướng suy giảm tăng trưởng rõ rệt mà điểm khởi đầu của chu trình này là từ năm
2007, khi nước ta thực sự bước vào giai đoạn phát triển mới – giai đoạn hội nhập quốc
tế đầy đủ (hậu gia nhập WTO). Thậm chí, năm 2012 là năm có tốc độ tăng trưởng
thuộc loại thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây ( 4,3% - 5.0%).
Lạm phát giảm nhanh trong năm 2012( 7,5%- 8%), tương tự như năm 2009, sau
khi tăng cao bất thường ở năm trước. Nghĩa là nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi xu
hướng dao động rất mạnh của biên độ lạm phát qua các năm. Cộng thêm vào đó là
mức lạm phát nhìn chung là thường xuyên giữ mức cao bậc nhất thế giới, tính chất dao
động đó chứng tỏ nền kinh tế nước ta vẫn nằm trong xu thế bất ổn kéo dài, thậm chí,
đang ở đoạn dao động – bất ổn mạnh nhất.
Lạm phát làm giá các yếu tố đầu vào của các công trình xây dựng tăng lên, gây
không ý khó khăn khi các mặt hàng nguyên vật liệu được sử dụng với số lượng lớn,
làm tăng chi phí trực tiếp và làm tăng giá thành công trình xây dựng. Công ty Tân Kỷ
phải cân đối nguồn tài chính để đảm bảo quá trình thi công diễn ra nhịp nhàng và
không làm mất uy tính cũng như doanh thu của công ty.
Tóm lại: Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn, nhưng Nhà nước
cũng đã đưa ra các gói chính sách tài chính để kiềm chế lạm phát, giảm bội chi ngân
sách và duy trì hoạt động của nền kinh tế. Và tình hình kinh tế các năm sau sẽ được cải
thiện theo chiều hướng tốt hơn, sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển và tìm kiếm cơ hội đầu
tư vào các dự án mới.

1.2.1.4. Xã hội.
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc
trưng, và những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến một doanh nghiệp.
Do tốc độ đô thị hoá và thu nhập bình quân đầu người tăng lên, đời sống của con
người ngày càng được cải thiện do vậy nhu cầu của con người ngày càng đa dạng hơn.
Khách hàng hiện nay chú trọng hơn vào chất lượng và kiểu dáng sản phẩm xây
dựng nhằm đem lại sự tiện nghi, sang trọng hơn. Bên cạnh đó sản phẩm xây dựng còn

bị chi phối bởi nét đặc trưng văn hóa ,các công trình đòi hỏi phải được xây dựng theo
như thuần phong mỹ tục của người Việt, đặc biệt là đối với các công trình dân dụng,
chung cư, nhà ở Viêt Nam. Ngoài ra, còn có sự ảnh hưởng giao thoa văn hóa của các
nước khác (nhà ở phương đông hợp phong thủy). Đây là điều mà doanh nghiệp
cần phải nghiên cứu, tìm hiểu, linh hoạt nắm bắt được thị hiếu của người
mua, tìm kiếm những sản phẩm mới thoã mãn được nhu cầu của khách hàng.
Năm 2011 dân số Nước ta khoảng 87 triệu người với tốc độ tăng dân số là1.1%,
dân số tăng hơn 1 triệu người/ năm. Việt Nam là nước có số dân đông thứ 13trên thế
giới và mật độ dân cư là 260 người/km². Với quy mô dân số như vậy, Việt Nam là một
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 18


TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế

GVHD: Thầy Lê Quang Phúc

thị trường thuận lợi cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Hơn 70% dân số sống
ở nông thôn và 30% dân số sống ở thành thị. Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện
nay, tốc độ đô thị hóa nông thôn ngày càng nhanh chóng, đời sống của người dân
ngày càng được cải thiện và nâng cao một cách đáng kể. Bên cạnh đó trình độ dân trí
của người dân cũng đã có những thay đổi theo hướng tiến bộ hơn, dẫn đến khách hàng
tiềm năng cũng như đối thủ tiềm ẩn của công ty sẽ ngày càng tăng. Cho nên, đây
vừa được xem là cơ hội nhưng cũng vừa là mối đe doạ cho hoạt động kinh
doanh của Công ty.
1.2.2. Môi trường vi mô.
1.2.2.1. Nhà cung cấp.
a. Nhà cung cấp tài chính:
Trong những thời điểm nhất định, hầu hết các doanh nghiệp đều phải vay vốn tạm
thời từ nhà cung cấp tài chính. Nguồn tiền vốn này có thể nhận được bằng cách vay
ngắn hạn, dài hạn hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp.

Do đặc điểm của sản phẩm ngành xây dựng đòi hỏi phải sử dụng một lượng vốn
lớn, trong quá trình thi công chủ đầu tư không thể cung ứng toàn bộ chi phí xây dựng
cho các nhà thầu mà luôn đòi hỏi các nhà thầu phải ứng vốn trước để xây dựng. Chính
vì vậy mà các nhà thầu luôn phải chuẩn bị trước các khoản tiền từ việc vay vốn của
các tổ chức tín dụng.
Về nguồn vốn vay dài hạn và ngắn hạn khác nhằm chuẩn bị khoản tiền trong hoạt
động đấu thầu xây lắp, Công ty có mối quan hệ thường xuyên và gắn bó với Ngân
hàng HSBC, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN, Ngân hàng SHB
b. Cung ứng lao động:
Nhà cung ứng có khả năng cung ứng lao động có kinh nghiệm chuyên môn, có tay
nghề kỹ thuật trong công việc phục vụ cho doanh nghiệp. Chất lượng công trình cũng
bị ảnh hưởng to lớn bởi chất lượng lao động, vì vậy khi chất lượng lao động thấp,
không có trình độ tay nghề phù hợp sẽ dẫn đến việc không đảm bảo về chất lượng
công trình lẫn thời gian xây dựng, sẽ làm cho doanh nghiệp mất uy tín. Một khi doanh
nghiệp có khả năng thu hút và giữ vững các nhân viên có năng lực làm việc lâu dài thì
đó chính là lợi thế, là tiền đề đảm bảo thành công cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, với tư
cách là người sử dụng lao động để có khả năng thu hút nhân viên thì phải tạo môi
trường làm việc phù hợp, mức lương phải trả cho họ hợp lý, theo năng lực và các
thành quả mà họ đã cống hiến cho công ty. Luôn có biện pháp thưởng phạt để khuyến
khích người lao động làm việc tốt hơn.
Thông qua những kênh cung ứng nguồn lao động trên thành phố HCM, trung tâm
giới thiệu việc làm kết hợp với những hình thức tuyển dụng phù hợp là công ty có thể
tìm cho mình một đội ngũ lao động tốt vì ở đây nguồn lao động dồi dào và chất lượng
lao động tốt.Về bộ phận lao động công nhân, Công ty có thể thông qua các tổ đội làm
khoán, công ngày hoặc thuê nhân công tại địa phương nơi công trình xây dựng.
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 19


TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế


GVHD: Thầy Lê Quang Phúc

c. Nhà cung ứng vật tư:

Nguyên vật liệu xây dựng (gạch đá, sắt thép, xi măng v.v...) là yếu tố đầu vào quan
trọng ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm trong hoạt động kinh doanh xây lắp của
Công ty. Do chi phí nguyên vật liệu đầu vào chiếm tỷ trọng bình quân 80% - 85% cơ
cấu giá thành của Công ty) nên việc giá nguyên vật liệu xây dựng biến động mạnh
trong năm 2008 đã có tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty.
Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng do biến động giá cả của nguyên vật liệu đến
hoạt động xây lắp và lợi nhuận, Công ty ký Hợp đồng ghi nhớ định kỳ với các nhà
cung cấp nhằm đảm bảo nguồn nguyên vật liệu đầu vào được cung cấp với giá cả hợp
lý, chất lượng ổn định;
Các nguyên vật liệu sử dụng trong nước: xi măng, sắt thép, cát đá xây dựng, sơn,
gỗ ván, gạch xây dựng, bêtông, vật tư điện nước, trang trí nội thất v.v...
Nguyên liệu nhập khẩu:
- Hàng trang trí nội ngoại thất: ổ khoá, tay nắm, tấm trần, thảm, tấm ốp trang trí,
ván ép, tấm masonate, vách ngăn nhà vệ sinh v.v...;
- Vật liệu xây dựng: gạch ceramic, cáp điện, thiết bị vệ sinh, tấm lợp, tấm trần
kim loại, thang máy v.v...
 Danh sách một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính của Công ty

Nhà cung cấp
Công ty TNHH Danh Đại Phát
Công ty CP Nhất Nam
Doanh nghiệp tự doanh Quốc Cường
Công ty CP Công nghệ mới Nam Tiến
Công ty TNHH SX&TM Thép Việt
Công ty TNHH ống thép Hoà Phát

Công ty SMC
Công ty Vật tư Xây dựng
Công ty TNHH TM Hoàng Minh
Công ty xi măng Hà Tiên 1
Công ty xi măng Sao Mai
Công ty Gạch Đồng Tâm
Nhà máy Gạch Miền Đông
Công ty TNHH Bê tông Lafarge Việt Nam
Công ty TNHH Xây dựng Lê Phan
Công ty TNHH Uni Eastern Việt Nam
Công ty TNHH TM Trà My
Công ty CP Bêtông Hoà Cầm
Công ty thiết bị điện AC
Công ty cáp điện TAYA
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 20

Sản phẩm
Gỗ, ván

Sắt thép
Xi măng

Gạch
Bê tông

Trang trí nội thất và
vật


TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế


GVHD: Thầy Lê Quang Phúc

Công ty TNHH Sika Việt Nam
tư điện nước
Công ty TNHH Điện Hùng Thuận
Công ty TNHH thiết bị điện Đức Việt
Công ty TNHH Thủ công mỹ nghệ Đại
Việt
Công ty TNHH Tấm Cách Nhiệt
Công ty Schindler VN
Công ty TNHH TM Hoàng Hà
Cát, đá
Công ty TNHH Tuyết & Quốc
Nguồn : Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ

1.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh là những tổ chức hay cá nhân có khả năng thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bằng: cùng một loại sản phẩm có cùng
nhãn hiệu; cùng một loại sản phẩm nhưng khác nhãn hiệu; những sản phẩm có khả
năng thay thế sản phẩm của doanh nghiệp.
Sự tranh đua giữa các đối thủ cạnh tranh làm cho các doanh nghiệp phải áp dụng
những chiến lược nhằm giành ưu thế như giảm giá bán, đẩy mạnh khuyến mãi, quảng
cáo, nâng cao dịch vụ khách hàng, bảo hành và cải tiến chất lượng sản phẩm (công
trình). Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng cải tiến vị thế của họ trên thị trường và tìm cách
phản công lại các đối thủ khác bằng cách đưa ra những chiến lược cạnh tranh mới.
Hiện tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Tân Kỷ có hai dạng đối thủ:
đối thủ hiện tại và đối thủ tiềm ẩn:
Đối thủ tiềm ẩn: Những doanh nghiệp mới gia nhập ngành xây dựng giao thông sẽ
mang theo năng lực sản xuất mới, khát vọng mới, khát vọng chiếm thị phần và thường

là nhiều nguồn lực đáng kể. Kết quả là cạnh tranh trong ngành sẽ khốc liệt hơn. Hiện
nay các tập đoàn đa dạng hóa với tiềm lực tài chính của mình thông qua việc nhảy vào
mua lại các doanh nghiệp trong ngành hay đầu tư vào lĩnh vực xây dựng giao thông
hoặc một vài cá nhân có ý định thành lập doanh nghiệp gia nhập ngành.
Mối nguy cơ gia nhập mới trong ngành xây dựng giao thông phụ thuộc vào những
hàng rào gia nhập hiện có, cùng với phản ứng từ những đối thủ hiện có mà kẻ gia nhập
mới có thể dự đoán.
Đối thủ hiện tại: Hai đối thủ chính là: Công ty cổ phần Xây dựng Công nghiệp –
DESCON và Công ty TNHH xây dựng An Phong

Điểm mạnh
Điểm yếu
Mục tiêu
Công ty - Có nhiều kinh nghiệm.
- Khả năng thanh toán - Trở thành: Nhà
cổ phần - Là nhà thầu xây dựng kém.
thầu “được công
Xây dựng đầu tiên được cấp chứng
nhận” phát triển
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 21


TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế

GVHD: Thầy Lê Quang Phúc

chỉ ISO
- Đã tạo lập được uy tín
và trúng nhiều gói thầu có
kĩ thuật cao.

- DESCON đã áp dụng
công nghệ thông tin vào
Công
xây dựng hệ thống mạng
nghiệp – thông tin nội bộ trên toàn
DESCON công ty phục vụ cho công
tác chỉ đạo điều hành hoạt
động kinh doanh của
mình => nâng cao chất
lượng quản lý, giảm được
chi phí..
- Một nhà thầu xây dựng
có uy tín , được khách
hàng tin cậy
- Có năng lực thiết bị
Công ty cũng như nguồn lực nhân
sự tương đối.
TNHH
xây dựng - Năng lực quản lý tốt.
An Phong - Nguồn vốn dồn dào.

bền vững trong
lĩnh vực xây dựng
công nghiệp và
nhà ở chi phí
thấp, là nhà thầu
dẫn
đầu
thị
trường xây lắp

công nghiệp và
nhà ở chi phí
thấp.

- Chưa có kinh
nghiệm nhiều.
- Chưa chủ động về
nguyên liệu.

- Cung cấp cho
khách
hàng
những giải pháp
xây dựng tối ưu
nhờ vào thế mạnh
kỹ thuật, nhân sự,
quản lý và tiềm
năng tài chính,
lấy Uy tín - Chất
lượng - Hiệu quả
làm phương châm
hoạt động.

1.2.2.3. Khách hàng
Trong hoạt động xây dựng và kinh doanh địa ốc của công ty thì khách hàng chủ
yếu là các công ty có nhu cầu xầy dựng và thông qua trúng thầu như các công trình
Xây lắp nhà xưởng ColgatePalmolive Việt Nam, Xây lắp Nhà xưởng Dona Standard…
Ngoài ra công ty cũng hợp tác với các công ty khác để xây dựng các chung cư
Splendor ở Quận 12 với tỉ lệ vốn góp với công ty Việt Rạng Đông là 50:50, Tạo uy tín,
nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực sản xuất, và năng lực tiết bị…cũng là những

chiến thuật để cạnh tranh trúng thầu, và việc thực hiện tốt chính sánh giao tiếp với
khách hàng hiện có và tạo khách hàng tiềm năng nhằm giúp cho doanh nghiệp có điều
kiện thuận lợi để dễ dàng ký kết hợp đồng xây dựng.
Khách hàng hiện tại chủ yếu của công ty là: Ban Quản Lý Dự Án Xây Dựng
Thành Phố Đà Nẵng với gói thầu “Xây lắp phần thân, hoàn thiện, điều hòa không khí
và thang máy” Tổng công ty Thương mại Sài Gòn với gói thầu “Thi công phần ngầm
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 22


TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế

GVHD: Thầy Lê Quang Phúc

Chung cư Hoa Sen”, Công ty CP Đầu tư Xây dựng An Điền, Ngân Hàng Thương Mại
Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam, Công ty TNHH Một Thành Viên DVDL Bến
Thành với gói thầu“ Xây dựng phần thô – Hệ Thống Điện – Hệ Thống Nước công
trình Nhà Văn Phòng đặt tại 55 Nam Kỳ Khởi Nghĩa; Công ty TNHH Khang Linh gói
thầu “Móng, tầng hầm, khung bê tông cốt thép, xây tô và ốp lát công trình Cao Ốc Văn
Phòng Kết Hợp Chung Cư - Công ty TNHH Khang Linh”; Công ty Đông Nam Dược
Trường Sơn , Trường Cao Đẳng Công Thương TP.HCM, Công ty CP Phát Triển Hạ
Tầng Kỹ Thuật – BECAMEX IJC: gói thầu xây dựng “Phần khung bê tông cốt thép và
xây tô tường của công trình CHUNG CƯ IJC AROMA”…
Khách hàng mục tiêu: công ty hướng đến việc thi công các công trình lớn, đảm bảo
tính thanh khoản để phát triển lâu dài. Công ty đang nhắm tới những công trình trong
tp HCM để tìm khiếm khách hàng cho mình.
Khách hàng tiềm năng của công ty: Dưới áp lực của thị trường, TAKCO đã đặt
chú trọng về chất lượng cho từng công trình đang thi công hơn về số lượng. Nên khách
hàng tiềm năng của công ty là những khách hàng ở các dự án ở các thành phố lớn như
TP Bình Dương, TP Đà Nẵng,…
1.2.2.4. Sản phẩm thay thế.

Là sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành hoặc các ngành hoạt
động kinh doanh cùng có chức năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Sự
hiện hữu của sản phẩm thay thế ngày càng đa dạng và tạo thành nguy cơ cạnh tranh
giá cả làm giảm lợi nhuận của công ty.
Vì hoạt động chính của công ty là nhận thầu thi công các công trình, cho thuê văn
phòng, kho bãi, máy móc thiết bị và công ty cũng đã áp dụng một số các công nghệ thi
công tiên tiến, hiện đại nhưng như thế là chưa đủ. Công ty nên tích cực đầu tư một số
máy móc thiết bị hiện đại, công suất cao để thu hút được khách hàng thuê máy móc
đồng thời phục vụ quá trình thi công của chính công ty được tốt hơn. Với việc cải tiến
kỹ thuật đồng thời áp dụng nhiều công nghệ mới trong thi công thì công ty sẽ vươn lên
một tầm cao mới trong lĩnh vực thi công xây dựng.
- Công ty cần chú ý đến các công nghệ thi công tiên tiến,hiện đại có liên quan
mà các đối thủ cạnh tranh đã áp dụng để đưa vào thi công như: thi công tầng
hầm bằng phương pháp Bottum-Up, thi công cọc ống thép bằng búa rung, thi
công cọc xi măng đất….
- Bên cạnh đó công ty cần nghiên cứu để đầu tư những công nghệ, thiết bị hiện
đại mà các công ty đối thủ cạnh tranh chưa có,chưa áp dụng.
- Gần đây thị trường vật liệu xây dựng có sự lên ngôi của sp xanh, công nghệ tiên
tiến,thân thiện với môi trường (vd như gạch không nung,..)các sản phẩm này
tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng do đáp ứng các tiêu chí về giá cả , chất
lượng. Các sản phẩm này có khả năng thay thế các vật liệu xây dựng truyền
thống. Công ty cần xem xét để sử dụng trong khi thi công để nâng cao chất
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 23


TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế

-

GVHD: Thầy Lê Quang Phúc


lượng công trình cũng như đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng.
Công ty phát triển về thi công chung cư cao tầng,cao ốc văn phòng,… do đó
việc nhập ,đầu tư thiết bị và công nghệ mới do các đơn vị cung cấp thiết bị và
công nghệ hiện đại thi công nhà cao tầng như: hãng ALUMA (Mỹ), PERI (Đức,
DOKA (Áo)…là rất cần thiết.

Phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của việc thay thế hoặc bùng nổ công
nghệ mới. Cần nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới. Nếu không chú ý đến sản
phẩm thay thế công ty có thể bị tụt lại so với các đối thủ cạnh tranh.Công ty muốn đạt
ưu thế cạnh tranh cần biết cách giành nguồn lực để vận dụng công nghệ mới vào chiến
lược phát triển của mình.

SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 24


TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế

GVHD: Thầy Lê Quang Phúc

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
2.1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN.
BẢNG PHÂN TÍCH:
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Tỷ
Tỷ
Chỉ tiêu

Số tiền
trọng
Số tiền
trọng
(%)
(%)
TÀI SẢN
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN
314,323,123,430 87.81 387,885,536,055 87.57
I. Tiền và các khoản tương đương
26,615,991,129 7.44
46,020,129,041 10.39
tiền
1. Tiền
1,065,991,129 0.30
40,020,129,041 9.04
2. Các khoản tương đương tiền
25,550,000,000 7.14
6,000,000,000 1.35

ĐVT: Đồng
Chênh lệch
Số tiền

Tỷ lệ
(%)

Tỷ
trọng
(%)


73,562,412,625

23.40

-0.24

19,404,137,912

72.90

2.95

38,954,137,912 3654.26
-19,550,000,000 -76.52

8.74
-5.79

II.Các khoản đầu tư tài chính NH

3,141,573,253

0.88

3,964,605,403

0.9

823,032,150


26.20

0.02

1. Đầu tư ngắn hạn
2.Dự phòng giảm giá chứng khoán
đầu tư ngắn hạn
III. Các khoản phải thu
1.Phải thu khách hàng
2.Trả trước cho người bán
3. Phải thu nội bộ
4. Phải thu theo kế hoạch hợp đồng
xây dựng

3,143,152,048

0.88

3,966,184,198

0.9

823,032,150

26.18

0.02

-1,578,795


0.00

-1,578,795

0.00

0

0.00

0.00

20,718,212,039
15,041,947,565
-1,032,324,514
-

26.02
48.79
-5.84
-

0.41
1.75
-1.18
-

-


-

-

79,621,214,496
30,829,231,769
17,684,626,841
-

22.24
8.61
4.94
-

-

-

SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh – KX09Trang 25

100,339,426,535 22.65
45,871,179,334 10.36
16,652,302,327 3.76
-

-


×