Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

công cuộc cải cách trong triều đại quang trung thành tựu và hạn chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM LỊCH SỬ

Luận văn tốt nghiệp sư phạm Lịch Sử K35

ĐỀ TÀI:
CÔNG CUỘC CẢI CÁCH TRONG TRIỀU ĐẠI
QUANG TRUNG: THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ

GVHD: Ths. Khoa Năng Lập

SVTH: Lê Minh Đủ
MSSV: 6095928

Cần Thơ, 5/2013


Lời cảm ơn
Khoảng thời gian của 4 năm Đại học sao mà trôi qua nhanh quá. Mới
ngày nào còn là một cậu học sinh phổ thông bở ngỡ và xa lạ với môi trường
Đại học, phải khó khăn lắm mới tìm được tài liệu cho những học phần đầu
tiên, thế mà giờ đây đã sắp ra trường, sắp kết thúc quãng đời sinh viên với
bao kỉ niệm vui, buồn bên lớp, bạn bè và Thầy Cô. Đúng là thời gian thật vô
tình, nó trôi qua là đi mãi không bao giờ đợi chờ một người nào cả, khiến
chúng ta phải suy nghĩ lại những tháng ngày đã qua. Trong 4 năm học tập tại
Trường Đại Học Cần Thơ, mặc dù chưa phải là khoảng thời gian dài để tôi
có thể trưởng thành, nhưng đó cũng là khoảng thời gian đã giúp tôi có những
bước đi vừng vàng và chững chạc hơn.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô của trường, của
Khoa, và đặc biệt là Bộ môn sư phạm Lịch Sử, những người đã giảng dạy và


truyền đạt cho tôi kiến thức và kinh nghiệm sống thật vững vàng để làm
hành trang bước vào đời. Cảm ơn Thầy Trần Minh Thuận, tập thể lớp sư
phạm Lịch Sử khóa 35, những người bạn đã cùng tôi vượt qua những tháng
ngày khó khăn, vui buồn trong học tập và cuộc sống.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi xin chân thành cảm
ơn Thầy Khoa Năng Lập, người Thầy đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài, để tôi có thể hoàn thành tốt bài làm của
mình. Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn Thầy Cô, anh chị trong thư viện Khoa,
Trung tâm học liệu, thư viện Thành phố cần Thơ, đã tạo điều kiện để tôi có
thể tìm kiếm tài liệu tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................


Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 5
5. Bố cục luận văn ................................................................................. 5
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVIII VÀ SỰ THÀNH
LẬP VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN ........................................................... 7
1.1. Sự khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến trong phạm
vi cả nước ........................................................................................... 7
1.2. Quá trình thành lập vương triều Tây Sơn ...................................13
CHƯƠNG 2. CÔNG CUỘC CẢI CÁCH CỦA TRIỀU ĐẠI QUANG
TRUNG ..................................................................................................29
2.1. Xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền ................................29
2.2. Khôi phục và phát triển kinh tế ..................................................34
2.3. Nâng cao và phát triển văn hoá giáo dục ...................................40
CHƯƠNG 3: NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG CÔNG
CUỘC CẢI CÁCH CỦA TRIỀU ĐẠI QUANG TRUNG ......................48

3.1. Những thành tựu .....................................................................48
3.2. Những hạn chế ..........................................................................56
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................64


GVHD Ths. Khoa Năng Lập

Luận văn tốt nghiệp – SP. Lịch Sử K35

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử trung thế kỉ Việt Nam, là một giai đoạn lịch sử thăng trầm và
chứa đựng nhiều biến động kéo dài. Nhất là vào cuối thế kỉ XVII – XVIII,
khi mà tình hình đất nước không ổn định, chiến tranh xảy ra liên miên do
việc tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến cát cứ. Đặc biệt vào
thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, đã dẫn đến thế cục đất nước bị chia cắt
thành hai chính quyền Đàng Trong – Đàng Ngoài. Từ đó, chiến tranh nổ ra
và kéo dài từ năm 1627 đến năm 1672 khiến cho đất nước lâm vào khủng
hoảng và khó khăn. Ruộng đất bị bỏ hoang ngày một nhiều, nông dân phiêu
tán khắp nơi, công thương nghiệp thì bị đình đốn bởi chính sách bế quan,
đóng cửa của các chính quyền Trịnh – Nguyễn, làm cho nhân dân phải sống
trong cảnh cùng cực, chịu sưu cao thuế nặng và luôn bị bọn quan lại, ác bá
hạch sách đủ điều. Trong khi đó, giai cấp thống trị đua nhau ăn chơi hưởng
lạc, từ vua chúa cho đến bọn quan lại, cường hào địa phương đều sống cuộc
sống sa đọa, không còn quan tâm đến đời sống nhân dân như trước, tình
trạng đói kém, hạn hán, lũ lụt xảy ra luôn luôn, làm cho nhân dân thêm sầu
oán. Chính điều này đã dẫn đến nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân nổ
ra khắp nơi, từ miền xuôi cho đến miền ngược nhằm chống lại chính sách cai
trị hà khắc của các chính quyền phong kiến Trịnh – Nguyễn, như các cuộc

khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất,
Lê Duy Mật, Lý Văn Quang,… đã gây nhiều khó khăn cho các chính quyền
đương thời. Mặc dù, các phong trào nông dân trong giai đoạn này đều bị dập
tắt, nhưng nó đã tạo điều kiện và mở đường cho phong trào nông dân rộng
SVTH Lê Minh Đủ - 6095928

Trang 1


GVHD Ths. Khoa Năng Lập

Luận văn tốt nghiệp – SP. Lịch Sử K35

lớn sau này. Đặc biệt là phong trào nông dân Tây Sơn, do ba anh em Nguyễn
Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Xuất phát từ thành phần nông dân,
nên trong quá trình khởi nghĩa, phong trào Tây Sơn đã đưa ra những khẩu
hiệu phù hợp lòng người như “lấy của người giàu chia cho người nghèo”,
“đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan ủng hộ hoàng tôn Phúc Dương”,
hay “phù Lê diệt Trịnh”,… Chính vì vậy, phong trào vừa cô lập được kẻ thù,
lại vừa tập hợp và nhận được sự ủng hộ của nhiều tầng lớp nhân dân trong
xã hội. Với mục đích đấu tranh ban đầu là đánh đổ các chính quyền phong
kiến thối nát đương thời giành lấy cơm áo, ruộng đất cho giai cấp mình,
phong trào ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong công cuộc đấu
tranh bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Phong trào Tây Sơn không
chỉ có công trong việc xóa bỏ ranh giới sông Gianh, chia đôi đất nước hàng
mấy thế kỉ, không chỉ đặt nền tảng cơ bản cho việc thống nhất quốc gia dân
tộc, mà còn lãnh đạo nhân dân đấu tranh, đánh đuổi kẻ thù xâm lược, bảo vệ
toàn vẹn lãnh thổ cha ông để lại trước âm mưu “cõng rắn cắn gà nhà” của
các chính quyền phong kiến đương thời và dã tâm xâm lược, cướp nước ta
của các thế lực bên ngoài.

Công lao của triều đại Tây Sơn không chỉ dừng lại ở đó, mà nó còn
được thể hiện rõ ràng hơn trong công cuộc chấn hưng và khôi phục lại đất
nước sau thời kì khủng hoảng kéo dài. Triều đại Quang Trung đã đưa ra và
tiến hành những chính sách cải cách tiến bộ, nhằm góp phần xây dựng đất
nước thịnh vượng, mang đến cuộc sống no đủ cho nhân dân. Những chính
sách của triều đại Quang Trung được tiến hành trong bối cảnh lúc bấy giờ đã
đạt được những thắng lợi nhất định, từng bước phục hồi nền kinh tế nước
nhà về nhiều mặt như nông nghiệp, công thương nghiệp, hay trong lĩnh vực
văn hóa, giáo dục đã nâng tầm văn hóa nước nhà tiến thêm bước mới.
Nhưng những chính sách cải cách tiến bộ đó lại không được thực hiện một
SVTH Lê Minh Đủ - 6095928

Trang 2


GVHD Ths. Khoa Năng Lập

Luận văn tốt nghiệp – SP. Lịch Sử K35

cách triệt để, phải bỏ dở cùng với cái chết đột ngột của vua Quang Trung,
cũng như những hạn chế trong quá trình thực hiện cải cách.
Từ một phong trào nông dân khởi nghĩa như bao phong trào nông dân
khác, nhưng phong trào Tây Sơn đã thành lập một triều đại phong kiến tiến
bộ mà những phong trào trước đó không làm được, đưa ra những chính sách
cải cách tiến bộ nhằm chấn hưng và khôi phục đất nước, nhưng rồi cùng với
những hạn chế cả khách quan lẫn chủ quan, đã dẫn đến sự thất bại của
những cải cách đó và sau này là sự sụp đổ của cả vương triều Tây Sơn. Tuy
rằng, triều đại Tây Sơn và những chính sách cải cách của Quang Trung, thất
bại trước cuộc phản công của Nguyễn Ánh nhưng triều đại Tây Sơn và
người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ vẫn tồn tại trong lòng

người dân Việt Nam, và đó là thời kì của những trang sử vẻ vang và hào
hùng của dân tộc. Điều đó đã cuốn hút tôi đi vào tìm hiểu và góp phần nhỏ
kiến thức của mình, để có thể phần nào nói lên được những nguyên nhân đưa
đến sự thành công, cũng như nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của những
chính sách cải cách của Quang Trung. Từ đó, người viết đã chọn đề tài
“Công cuộc cải cách trong triều đại Quang Trung: Thành tựu và hạn
chế” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vương triều Tây Sơn, cùng với người anh hùng áo vải Quang Trung –
Nguyễn Huệ, là một đề tài nghiên cứu rất sâu rộng, đã được nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, và đã cho xuất
bản nhiều tác phẩm rất nổi tiếng và có giá trị. Vì vậy, với nguồn tài liệu
phong phú và đa dạng, nên trong quá trình thực hiện đề tài “Công cuộc cải
cách trong triều đại Quang Trung: Thành tựu và hạn chế” người viết đã
gặp nhiều thuận lợi trong việc tìm kiếm tài liệu. Tuy nhiên, việc thừa tài liệu
SVTH Lê Minh Đủ - 6095928

Trang 3


GVHD Ths. Khoa Năng Lập

Luận văn tốt nghiệp – SP. Lịch Sử K35

cũng khiến người viết ít nhiều cũng bị chi phối trong cách viết của mình.
Mặc khác, người viết cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thu nhặt những tài
liệu có liên quan, vì viết về những chính sách cải cách của Quang Trung
không được nhiều tài liệu đề cập đến. Do đó, để thực hiện đề tài của mình,
người viết đã tìm hiểu và trích dẫn một số nguồn tài liệu như sau:
Quyển Tìm hiểu thêm về phong trào nông dân Tây Sơn của giáo sư

Phan Huy Lê, ra đời năm 1961. Trong tác phẩm tác giả đã trình bày một số
vấn đề, về tính chất và đặc điểm của phong trào nông dân Tây Sơn, những
cống hiến lịch sử của nông dân Tây Sơn. Tác dụng và ý nghĩa của những
chính sách cải cách của vua Quang Trung. Đồng thời, tác giả cũng nói lên
những nguyên nhân đã dẫn đến sự thất bại của phong trào nông dân Tây
Sơn.
Năm 1967 Văn Tân đã cho ra đời tác phẩm Nguyễn Huệ con người và
sự nghiệp. Đây là một chuyên đề nghiên cứu về sự nghiệp đánh giặc cứu
nước, sự nghiệp thống nhất đất nước và sự nghiệp kiến thiết đất nước của
vua Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Quyển Quang Trung anh hùng dân tộc 1788 – 1792 của tác giả Hoa
Bằng Hoàng Thúc Trâm xuất bản năm 1998. Tác phẩm nói về sự nghiệp
oanh liệt của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ, qua đó
cho bạn đọc thấy được vua Quang Trung là người có thiên tài về quân sự,
với lối hành quân thần tốc, táo bạo đã làm nên những chiến công rực rỡ của
ông. Bên cạnh đó, Quang Trung còn đưa ra những chính sách cải cách tiến
bộ trong công cuộc kiến thiết đất nước, nói lên ông là người có chí khí hào
hùng, hoài bão lớn lao và khát vọng cao cả.
Tác phẩm Tìm hiểu thiên tài quân sự Nguyễn Huệ của Nguyễn Lương
Bích – Phạm Ngọc Phụng xuất bản năm 2003. Qua tác phẩm đã cho người
SVTH Lê Minh Đủ - 6095928

Trang 4


GVHD Ths. Khoa Năng Lập

Luận văn tốt nghiệp – SP. Lịch Sử K35

đọc thấy được tư tưởng và nguyên tác chỉ đạo chiến thuật, chiến lược, chiến

dịch của nghĩa quân Tây Sơn, cùng với tài năng quân sự của người anh hùng
áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: Vì đây là một đề tài nghiên cứu sâu rộng
trong và ngoài nước nên trong đề tài nghiên cứu của mình, người viết chủ
yếu tìm hiểu về công cuộc cải cách, chấn hưng đất nước của vua Quang
Trung, với việc ban hành và thực hiện những chính sách tiến bộ, nhằm khôi
phục nền kinh tế nước nhà sau thời kì khủng hoảng kéo dài. Từ đó, người
viết đưa ra những mặt tích cực, tiến bộ, cũng như những hạn chế trong
những chính sách cải cách của vua Quang Trung.
Về phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu tìm hiểu về thời gian thực hiện
những chính sách cải cách của triều đại Tây Sơn từ khi vua Quang Trung lên
ngôi hoàng đế, và đến khi vua Quang Trung đột ngột qua đời, tức là trong
giai đoạn từ năm 1788 đến năm 1792.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài của mình, ngoài hai phương pháp nghiên cứu chính là
phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử, thì người viết còn sử dụng một
số phương pháp khác như phân tịch, liệt kê, tổng hợp, so sánh,… để bài
nghiên cứu của mình được mạch lạc và rõ ràng hơn.
5. Bố cục luận văn
Người viết chia nội dung đề tài của mình làm 3 chương:
Chương 1: Trình bày khái quát về bối cảnh đất nước Đại Việt trước
khi vương triều Tây Sơn thành lập, cùng với quá trình khởi nghĩa của anh

SVTH Lê Minh Đủ - 6095928

Trang 5


GVHD Ths. Khoa Năng Lập


Luận văn tốt nghiệp – SP. Lịch Sử K35

em nhà Tây Sơn, và công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập, tự
do của dân tộc.
Chương 2: Đây là chương quan trọng của đề tài. Người viết tập trung
trình bày những chính sách cải cách tiến bộ về các mặt như kinh tế, chính trị,
xã hội, văn hóa giáo dục,...của vua Quang Trung đã tiến hành trong công
cuộc khôi phục, chấn hưng đất nước.
Chương 3: Gồm một số nhận định và đánh giá về những mặt thành
tựu, tiến bộ, cũng như những hạn chế đã dẫn đến sự thành công và thất bại
trong những chính sách cải cách mà vua Quang Trung đã tiến hành.

SVTH Lê Minh Đủ - 6095928

Trang 6


GVHD Ths. Khoa Năng Lập

Luận văn tốt nghiệp – SP. Lịch Sử K35

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVIII VÀ SỰ THÀNH
LẬP VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN
1.1. Sự khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến trong phạm
vi cả nước
1.1.1. Chế độ phong kiến Đàng Ngoài tiếp tục khủng hoảng và suy
vong trầm trọng
Sau khi trấn áp xong các phong trào nông dân khởi nghĩa kéo dài gần

nửa thế kỉ, các chúa Trịnh cho tiến hành một số chính sách nhằm cứu vãn
nguy cơ ngày càng suy thoái của chế độ phong kiến. Những chính sách của
họ Trịnh mặc dù cũng có được những tiến bộ nhất định, nhưng những mâu
thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội lúc bấy giờ đã quá gay gắt, đã làm cho chế
độ phong kiến Đàng Ngoài càng trở nên khủng hoảng và nghiêm trọng hơn.
Giai cấp thống trị từ vua – chúa, quan lại cho đến bọn cường hào, địa chủ
ngày càng lao sâu vào con đường ăn chơi sa đọa, thoái nát đến cùng cực.
Chúng ra sức bóc lột nhân dân bằng các thứ thuế nặng nề, phiền nhiễu, làm
cho “không khí chính trị từ trong cung vua, phủ chúa đến ngoài dân gian
ngày càng ngột ngạt và xáo động”[1].
Năm 1767, Trịnh Doanh chết, con là Trịnh Sâm lên nối ngôi chúa.
Trịnh Sâm là người hoang dâm vô đạo, tàn bạo, chỉ biết ăn chơi hưởng lạc
và tìm mọi cách bóc lột nhân dân hà khắc hơn. Cuối năm đó, em ruột của
Trịnh Sâm là Trịnh Đệ, âm mưu lật đổ Trịnh Sâm cướp ngôi chúa, nhưng sự
việc bị lộ, Trịnh Đệ bị Trịnh Sâm bắt tống vào ngục. Năm 1769, Trịnh Sâm
mưu lật đổ thái tử Duy Kỳ, con vua Lê Hiển Tông, người có ý định khôi
SVTH Lê Minh Đủ - 6095928

Trang 7


GVHD Ths. Khoa Năng Lập

Luận văn tốt nghiệp – SP. Lịch Sử K35

phục lại quyền lực và địa vị cho nhà Lê. Là người ham mê tửu sắc, nên
Trịnh Sâm say mê cung phi Đặng Thị Huệ. Vì vậy, Trịnh Sâm đã phế truất
ngôi thế tử của con trưởng là Trịnh Khải, lập con của Đặng Thị Huệ là Trịnh
Cán, khi đó mới 2 tuổi lên ngôi thế tử, gây nên nhiều mâu thuẫn giữa các
phe cánh trong phủ chúa. Bên cạnh đó, việc Quận công Hoàng Đình Bảo,

cận thần của chúa Trịnh thông gian với Đặng Thị Huệ càng làm cho những
mâu thuẫn trong phủ chúa trở nên gay gắt hơn. Sau khi Trịnh Sâm chết năm
1782, con trưởng là Trịnh Khải đã dựa vào quân tam phủ giết chết Quận
công Hoàng Đình Bảo, phế truất Trịnh Cán và tự lập làm chúa. Từ đó, quân
tam phủ ngày càng lộng quyền. Chúng cho người vào phá phách nhà cửa,
dinh thự của Hoàng Đình Bảo và những người thân cận cùng phe cánh với
Đặng Thị Huệ làm náo động cả kinh thành. Chúng lại kéo nhau đi cướp bóc,
phá phách các phố phường trong nhân dân, không ai có thể chế ngự nổi, nhà
chúa cũng phải bó tay, người dân đương thời gọi đó là “loạn kiêu binh”[2].
Loạn kiêu binh chứng tỏ chỗ dựa cuối cùng của phủ chúa là quân tam
phủ đã hoàn toàn tan rã, họ Trịnh không còn có thế lực và chỗ dựa như trước
nữa. Quyền lực của họ Trịnh ngày càng suy yếu, làm cho chính quyền thống
trị từ bấy lâu nay của phủ chúa vốn đã thối nát, càng trở nên thối nát đến
cùng cực hơn.
Trước tình hình đó, bọn quan lại ở địa phương tha hồ vơ vét, đục
khoét nhân dân. Còn ở làng xã, bọn cường hào, địa chủ ra sức hoành hành
chiếm đoạt của cải người dân. Nhân dân Đàng Ngoài phải sống trong cảnh
lầm than, đói kém. Ngoài tô thuế phải đóng hàng năm, người dân còn phải
bỏ công sức ra phục dịch rất vất vả, nay xây chùa, mai dựng tháp. Từ năm
1774, khi họ Trịnh đem quân vào đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong, thì các
khoản phục dịch và đóng góp của người dân còn tăng lên gấp bội. Tình trạng
đồng ruộng bỏ hoang, xóm làng tiêu điều, nông dân phải bỏ làng xóm, quê
SVTH Lê Minh Đủ - 6095928

Trang 8


GVHD Ths. Khoa Năng Lập

Luận văn tốt nghiệp – SP. Lịch Sử K35


hương đi phiêu tán, tha phương cầu thực ngày càng nhiều và kéo dài mãi cho
đến cuối thế kỉ XVIII. Theo Ngô Thời Sĩ, “trong số 9668 làng xã ở đồng
bằng Bắc Bộ thì có đến 182 làng xã phiêu tán hoàn toàn, 443 làng xã phiêu
tán phần lớn, 373 làng xã phiêu tán nhập vào các xã khác, 78 làng xã nghèo
túng cùng quẫn không nộp đủ thuế cho nhà nước”[3]. Bọn vua chúa, quan lại,
cường hào ngày càng chiếm đoạt nhiều của cải, thì ngay lúc đó, nhân dân
phải sống trong cảnh không có gạo ăn, “giá lúa cao vọt, một bát gạo nhỏ giá
đến một tiền, chết đói đầy đường”[4]. Nhiều nơi, người dân “phải ăn rau cỏ
để sống, nấu củ nâu để ăn nhưng cũng không sống nổi, dắt díu nhau đi đầy
đường, thây chết đói chồng chất”[5] lên nhau.
Chính vì thế, phong trào nông dân sau một thời gian lắng dịu, lại tiếp
tục bùng nổ mạnh mẽ hơn nữa. Do không còn con đường nào có thể tồn tại
dưới sự cai trị hà khắc của bọn vua chúa, tham quan ô lại nên người dân chỉ
còn con đường là vùng dậy đấu tranh, giành lấy quyền sống cho mình. Từ
những vùng đồng bằng ven biển đến các địa phương miền núi, nhân dân nổi
dậy chống lại chính quyền họ Trịnh ngày càng nhiều, làm cho phủ chúa phải
đối phó rất khó khăn và tốn kém. Đặc biệt là các cuộc khởi nghĩa của nông
dân ở An Quảng, Thái Bình hay của các tù trưởng dân tộc ít người miền
núi,…vào các năm 1778, 1779, 1785,…càng làm cho chính quyền họ Trịnh
suy yếu trầm trọng hơn.
Những cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Đàng Ngoài vào nửa
cuối thế kỉ XVIII tuy tất cả đều bị thất bại, nhưng đã làm cho chính quyền
phong kiến vua Lê – chúa Trịnh lung lay đến tận gốc, tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho phong trào nông dân Tây Sơn giành thắng lợi sau này.

SVTH Lê Minh Đủ - 6095928

Trang 9



GVHD Ths. Khoa Năng Lập

Luận văn tốt nghiệp – SP. Lịch Sử K35

1.1.2. Cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến Đàng Trong
Trong việc khai phá vùng đất phía Nam, các chúa Nguyễn trong giai
đoạn đầu đã có nhiều đóng góp quan trọng cho công cuộc khai khẩn, mở
rộng bờ cõi và củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Cùng với những ưu thế
của đất Đàng Trong đã giúp cho các chúa Nguyễn giữ được tình trạng ổn
định của xã hội trong khoảng thời gian khá dài. Nhưng từ giữa thế kỉ XVIII
trở đi, giai cấp thống trị Đàng Trong ngày càng lao vào cuộc sống ăn chơi
hưởng lạc, từ vua chúa cho đến bọn quan lại, còn bọn cường hào tăng cường
cướp bóc, chiếm đoạt của cải trong nhân dân. Bọn chúng đua nhau ăn chơi
xa xỉ, lún sâu vào con đường sa đọa, không còn quan tâm đến đời sống của
nhân dân như trước. Nhiều cung điện, đền đài, nhà cửa của tầng lớp thống trị
Đàng Trong nguy nga và tráng lệ được xây dựng.
Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738 – 1765) đã cho xây dựng rất nhiều
lâu đài, cung điện theo quy mô của một đế đô. “Cao nguy nga, rực rỡ, chạm
khắc rất khéo, tường và nền nhà đều lát đá, cột nhà đều làm bằng gỗ kiền
kiền, ống máng đều tráng thiếc”[6]. Nhà cửa của bọn quan lại, quý tộc cao
cấp nằm “la liệt ở hai bên bờ thượng lưu sông Phú Xuân”[7] và ở Phù Cam
có đến “hàng nghìn, hàng vạn nhà cửa”[8]. Trong phủ chúa và nhà bọn quan
lại đều có nuôi những đội hát tuồng, ban ca nhạc để phục vụ cho nhu cầu ăn
chơi, hưởng thụ của họ. Nhân dân đương thời rất căm phẫn cuộc sống sa đọa
của tầng lớp thống trị, vì tất cả mọi thứ đều do nhân dân gánh chịu và phải
lao động rất vất vả mới có được, điều đó đã được thể hiện rất rõ qua câu ca
dao:
“Ai ơi ngẫm lại mà coi
Ngọc vàng con hát, tôi đòi thằng dân”[9]

Trong giai đoạn cuối sự cai trị của họ Nguyễn, quyền lực của vị chúa
Nguyễn Phúc Thuần ngày càng rơi vào tay của quyền thần Trương Phúc
SVTH Lê Minh Đủ - 6095928

Trang 10


GVHD Ths. Khoa Năng Lập

Luận văn tốt nghiệp – SP. Lịch Sử K35

Loan. Trương Phúc Loan tự phong cho mình làm Quốc phó và tỏ ra tham
lam, sa đoạ đến cùng cực. Trương Phúc Loan là kẻ tham tàn, chỉ biết vơ quét
và bòn rút của cải trong nhân dân, tham ô của công, ăn nhận hối lộ, không
việc gì mà không làm, việc mua quan bán tước diễn ra ngày càng nhiều. Vì
thế trong nhà Trương Phúc Loan “vàng bạc, châu báo, gấm vóc,…chứa đầy
nhà; nô bộc, trâu ngựa không biết bao nhiêu mà kể”[10]. Một lần bị nước lụt,
Trương Phúc Loan đem vàng bạc ra phơi nắng “sáng chói cả một góc
sân”[11].
Tầng lớp bên trên ăn chơi hoang phí bao nhiêu, thì tầng lớp quan lại
bên dưới cũng đua đòi hoang phí bấy nhiêu. Trong nửa cuối thế kỉ XVIII, hệ
thống quan lại cồng kềnh của họ Nguyễn trở thành bộ máy ăn bám, thối nát,
đè nặng lên đời sống quằn quại, thống khổ của nhân dân đương thời.
Bên cạnh đời sống sa hoa, trụy lạc của tầng lớp thống trị thì tình trạng
chiếm đoạt ruộng đất của nông dân cũng diễn ra mạnh mẽ. Bọn tham quan ô
lại tăng cường chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân, chúng dùng uy quyền
trong tay để chiếm đoạt thành quả lao động khẩn hoang của người dân, hoặc
cướp đoạt ruộng công làng xã để làm ruộng tư. Bọn cường hào, địa chủ
Đàng Trong cũng dùng mọi thủ đoạn để cướp đoạt, xâm chiếm ruộng đất
của dân, chúng thường lấy cớ dân làng xã thường phải bù tô thuế thiếu cho

nhà nước rồi đem ruộng công làng xã cầm cố cho nhau, nhân đó chiếm làm
ruộng tư. Tình trạng này diễn ra mạnh vào nửa cuối thế kỉ XVIII, khiến cho
nhiều làng xã ruộng công bị xâm chiếm hết, người dân không có ruộng để
làm nghề sinh sống. Quá trình tập trung ruộng đất diễn ra mạnh nhất là ở
vùng Thuận Quảng và Gia Định, càng làm cho người dân phải lệ thuộc, bị
kẹp chặt vào bọn địa chủ và bị bóc lột nặng nề hơn trước. Ruộng đất ngày
càng tập trung vào trong tay bọn địa chủ, nên đã hình thành một tầng lớp đại
địa chủ đông đảo, đây là nguồn lực ủng hộ mạnh mẽ cho Nguyễn Ánh sau
SVTH Lê Minh Đủ - 6095928

Trang 11


GVHD Ths. Khoa Năng Lập

Luận văn tốt nghiệp – SP. Lịch Sử K35

này, càng làm cho mâu thuẫn giai cấp trong xã hội Đàng Trong diễn ra gay
gắt và sâu sắc hơn.
Chính sách thuế khóa của các chúa Nguyễn ngay từ đầu đã rất phức
tạp, về sau lại càng nặng nề hơn trước, hàng năm có hàng trăm thứ thuế, mà
trưng thu thì phiền phức, gian lận, nhân dân khốn khổ về cảnh một cổ hai
tròng. Ngoài ra, các chúa Nguyễn còn cho trưng thu đủ thứ loại thuế, từ thuế
công, điền thổ đến thuế thổ sản, thuế tuần, thuế đò, thuế chợ, thuế thuyền,…
không biết bao nhiêu cho đủ. Ngoài thuế ra, người dân còn phải đóng các
khoản tiền khác như tiền cung đồn, tiền nộp thóc vào kho, tiền phên tre, tiền
khoán khố, tiền dầu đèn, tiền bao mây,... Trong tay nhân dân vốn đã không
có ruộng đất để làm ăn sinh sống, mà lại còn chịu cảnh thuế khoá nặng nề,
càng khiến cho đời sống nhân dân thêm phần điêu đứng, khó khăn lại càng
khó khăn, không còn cách nào để làm kế sinh nhai. Đồng thời, để thực hiện

chính sách thuế khoá nói trên, các chúa Nguyễn đã lập ra một hệ thống quan
thu thuế rất cồng kềnh, gọi là Bản đường quan, đã gây ra không ít phiền hà
trong nhân dân, khiến cho đời sống nhân dân càng khốn khổ hơn. Trước tình
hình đó, Nguyễn Cư Trinh đã gửi lên chúa Nguyễn bài sớ với nội dung:
“Thần trộm nghĩ, hiện nay tình trạng của nhân gian đã khốn lắm rồi, nếu cứ
điềm nhiên như không biết theo thời châm chước, thêm bớt, lập lại kỉ cương
thì trong một xã, một ấp còn cai trị không nổi, huống chi là một phủ, một
xứ”[12]. Nạn thuế khoá nặng nề, đã đẩy nhân dân từ miền xuôi cho đến miền
ngược vào cảnh điêu đứng, cùng kiệt. Đến cuối thế kỉ XVIII, mâu thuẫn xã
hội Đàng Trong đã hết sức gay gắt, chế độ phong kiến đã suy vong trầm
trọng, vì thế mà nhiều phong trào nông đã nổ ra và phát triển mạnh mẽ để
chống lại chính quyền chúa Nguyễn.
Từ những năm 70 của thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến trong phạm vi
cả nước đã rơi vào tình trạng khủng hoảng hết sức trầm trọng và gay gắt.
SVTH Lê Minh Đủ - 6095928

Trang 12


GVHD Ths. Khoa Năng Lập

Luận văn tốt nghiệp – SP. Lịch Sử K35

Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân
dân khác trong xã hội đã trở nên rất quyết liệt. Đó chính là những tiền đề của
một phong trào nông dân rộng lớn chưa từng có trong phạm vi cả nước:
“phong trào nông dân Tây Sơn”.
1.2. Quá trình thành lập vương triều Tây Sơn
1.2.1. Tây Sơn khởi nghĩa
Tây Sơn là vùng đất thuộc huyện Phù Ly, phủ Quy Nhơn, dinh Quảng

Nam, vốn gồm hai vùng: vùng rừng núi gọi là Thượng Đạo (nay thuộc Gia
Lai – Kontum) và vùng đồng bằng gọi là Hạ đạo (nay thuộc Bình Định). Ba
anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ sinh ra và lớn lên tại
vùng Tây Sơn – Hạ Đạo. Đây vốn là vùng đất rất trù phú và màu mỡ, đóng
góp phần lớn cho việc thu thuế của họ Nguyễn. Nhưng do chính sách thuế
khoá quá nặng nề và hà khắc của chính quyền đương thời, đã đẩy vùng đất
Tây Sơn trở nên điêu tàn và đồng thời trở thành quê hương của phong trào
đấu tranh nhân dân.
Do thấu hiểu và đồng cảm với nổi khốn khổ của người dân trong vùng
dưới sự cai trị hà khắc của chính quyền họ Nguyễn, cùng với việc nắm được
những mâu thuẫn trong chính quyền đó, nên mùa xuân 1771, ba anh em
Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã hiệu triệu nhân dân phất cờ
khởi nghĩa tại ấp Tây Sơn (Tây Sơn, Bình Định). Ngay từ nhỏ, anh em nhà
Tây Sơn đã theo học thầy giáo Hiến, một nho sĩ bất mãn quyền thần Trương
Phúc Loan nên về mở trường dạy học. Nguyễn Nhạc lại là một lái buôn trầu
đi từ miền thượng đến miền xuôi, có thời gian Nguyễn Nhạc làm biện lại
(nhân viên thu thuế) tuần Vân Đồn, nên cũng ít nhiều nắm bắt được tình
hình chính sự đương thời. Nên ngay từ buổi đầu khởi nghĩa, Nguyễn Nhạc
và các thủ lĩnh đã khôn khéo đưa ra các khẩu hiệu nhằm phân hoá và cô lập
SVTH Lê Minh Đủ - 6095928

Trang 13


GVHD Ths. Khoa Năng Lập

Luận văn tốt nghiệp – SP. Lịch Sử K35

kẻ thù như khẩu hiệu “Đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ
hoàng tôn Phúc Dương”[13]. Nhờ vào chính sách khôn khéo đó, mà nghĩa

quân đã nhận được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong xã hội và cô
lập được tập đoàn phong kiến Trương Phúc Loan. Nhiều hào mục và các thổ
hào ở địa phương đã nổi dậy ủng hộ phong trào Tây Sơn, tham gia chiến đấu
cùng nghĩa quân, bỏ tiền bạc ra giúp đỡ cuộc khởi nghĩa như Huyền Khê
vốn là một nhà giàu, Nguyễn Thông vốn là một thổ hào. Tiếp theo, Nguyễn
Nhạc lại nêu lên khẩu hiệu “Lấy của người giàu chia cho người nghèo”[14],
và trong suốt quá trình khởi nghĩa, nghĩa quân Tây Sơn đã hành động đúng
như vậy, nên nghĩa quân đi đến đâu dân nghèo theo đến đó. Chính vì vậy,
nghĩa quân đã nhanh chóng tập hợp được lực lượng đông đảo các tầng lớp
nghèo khổ lúc bấy giờ. Ngoài ra, trong hàng ngũ nghĩa quân còn có một lực
lượng đáng kể nhân dân các dân tộc ít người. Thủ lĩnh của họ thậm chí cả nữ
chúa Chăm là Thị Hoả, một số thương nhân Hoa kiều đứng đầu là Tập Đình
và Lý Tài cũng đi theo nghĩa quân chiến đấu hăng hái.
Từ căn cứ Tây Sơn, nghĩa quân tỏa ra các địa phương, làng xã trừng
trị bọn xã trưởng, bọn quan thu thuế, đốt các sổ sách về thuế khoá ruộng đất,
tuyên bố bãi bỏ các thứ thuế. Của cải thu được của bọn quan lại, địa chủ,
cường hào đem chia hết cho dân nghèo khổ. Họ chỉ giữ lại gạo và đồ ăn, nên
nghĩa quân được xem như là “giặc nhân đức với người nghèo”[15]. Bấy giờ
vùng Thuận Hoá đang trong tình trạng đói kém, nên cuộc khởi nghĩa của anh
em nhà Tây Sơn có điều kiện thu được thắng lợi nhanh chóng. Khởi nghĩa
Tây Sơn bùng nổ giữa lúc nhân dân Đàng Trong đang nghẹt thở dưới ách
thống trị của chính quyền họ Nguyễn, và các thủ lĩnh Tây Sơn lại khéo đưa
ra các khẩu hiệu và sách lược phù hợp với lòng dân, nên đã thu hút được sự
tham gia của nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội về với nghĩa quân.

SVTH Lê Minh Đủ - 6095928

Trang 14



GVHD Ths. Khoa Năng Lập

Luận văn tốt nghiệp – SP. Lịch Sử K35

1.2.2. Đánh đổ chính quyền phong kiến chúa Nguyễn ở Đàng
Trong
Năm 1772, nghĩa quân Tây Sơn mở rộng căn cứ xuống vùng đồng
bằng, thanh thế nghĩa quân lan rộng nhanh chóng. Lúc đó, Nguyễn Nhạc
lĩnh chức đệ nhất trại chủ chỉ huy hai huyện Bồng Sơn và Phù Ly; cử
Nguyễn Thông làm đệ nhị trại chủ chỉ huy huyện Tuy Viễn; cử Huyền Khê
làm đệ tam trại chủ phụ trách việc quân lương. Mùa thu năm 1773, nghĩa
quân đã đánh chiếm phần lớn phủ Quy Nhơn, nhân đó Nguyễn Nhạc dùng
mưu kế chiếm trọn phủ Quy Nhơn rồi tiến lên chiếm nốt Quảng Ngãi. Nghĩa
quân đã đánh bại quân của Trương Phúc Loan do các chưởng cơ Nguyễn
Cửu Thống và Nguyễn Cửu Sách chỉ huy, làm cho triều đình Phú Xuân tỏ ra
rất hoảng hốt trước sức tấn công của nghĩa quân. Cuối năm đó, nghĩa quân
lại giành thắng lợi trong trận đặt phục binh đánh bại quân Nguyễn do tiết chế
Nguyễn Phúc Hương chỉ huy. Như vậy chỉ trong vòng một năm, nghĩa quân
Tây Sơn đã giành được nhiều chiến thắng liên tiếp, kiểm soát cả một vùng
rộng lớn kéo dài từ phía nam Quảng Ngãi cho đến Khánh Hoà.
Sang năm 1774, quân Nguyễn do Tống Phúc Hiệp chỉ huy, phản công
chiếm lại Bình Thuận, Diên Khánh, Bình Khang. Nghĩa quân vẫn giữ vững
thành Quy Nhơn. Ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh lợi dụng thời cơ quân Nguyễn
đang chống chọi với Tây Sơn nên cử đại tướng Hoàng Đình Phúc cùng với
các tuỳ tướng Hoàng Đình Bảo, Nguyễn Hữu Chỉnh đem 3 vạn quân vượt
sông Gianh vào chiếm đóng Phú Xuân. Mất Phú Xuân, chúa Nguyễn buộc
phải vượt biển vào Gia Định. Sau trận đụng độ với quân Trịnh tại Cẩm Sa
(Quảng Nam), nghĩa quân bị thua to phải rút về Bến Ván phía nam. Trước
tình thế bị uy hiếp cả hai mặt, Nguyễn Nhạc bèn dùng kế cho người mang
vàng bạc và dâng thư xin hàng quân Trịnh, nộp đất ba phủ Quảng Ngãi, Quy

Nhơn, Phú Yên mà nghĩa quân đang kiểm soát cho quân Trịnh và xin làm
SVTH Lê Minh Đủ - 6095928

Trang 15


GVHD Ths. Khoa Năng Lập

Luận văn tốt nghiệp – SP. Lịch Sử K35

tướng tiên phong đánh quân Nguyễn. Dù biết đây chỉ là kế hoãn binh của
Nguyễn Nhạc, nhưng do lực lượng quân Trịnh đang mỏi mệt và đang gặp
bệnh dịch trong quân trại, nên Hoàng Ngũ Phúc đành chấp nhận và phong
cho Nguyễn Nhạc làm tráng tiết tướng quân Tây Sơn hiệu trưởng.
Tạm yên mặt Bắc, nghĩa quân Tây Sơn tập trung lực lượng để đối phó
với quân Nguyễn ở phía Nam. Nguyễn Nhạc dùng mưu giả vờ liên kết với
Tống Phước Hiệp, phò tá hoàng tôn Phúc Dương lên ngôi vua. Tống Phước
Hiệp tin là thật xao lãng việc phòng bị, lợi dụng cơ hội đó Nguyễn Nhạc cử
Nguyễn Huệ thống lĩnh đại quân đánh úp Phú Xuân. Đó là chiến thắng đầu
tiên của Nguyễn Huệ khi chỉ mới 23 tuổi, sau Nguyễn Huệ được Hoàng Ngũ
Phúc phong làm “Tây Sơn hiệu tiên phong tướng quân”. Đến năm 1776,
Nhạc cử Lữ đem quân đánh vào Gia Định, quân chúa Nguyễn phải bỏ Gia
Định chạy lên Trấn Biên, sau khi Nguyễn Lữ rút quân về Quy Nhơn, quân
Nguyễn do Đỗ Thanh Nhơn chỉ huy chiếm lại Gia Định, nhưng quân
Nguyễn phải bỏ các dinh phủ từ Diên Khánh đến Bình Thuận. Với những
thắng lợi đã giành được thì đến năm 1777, Nguyễn Nhạc tự xưng Tây Sơn
vương, phong cho Nguyễn Huệ làm phụ chính và Nguyễn Lữ làm thiếu phó,
xây dựng thành Đồ Bàn làm thủ phủ, sau đổi lại thành thành Hoàng Đế. Tiếp
đến, Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đem đại quân tiến đánh
quân Nguyễn ở Gia Định. Quân Tây Sơn đánh bại quân Nguyễn, bắt và giết

được cả Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần và Tân Chính Vương
Nguyễn Phúc Dương, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Sau đó, Nguyễn Ánh
lại dựa vào bọn đại địa chủ Gia Định tập hợp lực lượng quay lại chiếm lấy
Gia Định.
Năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Thái
Đức, phong cho Nguyễn Huệ làm Long Nhương tướng quân, Nguyễn Lữ
làm tiết chế. Một lần nữa, Nhạc cử tướng lĩnh đem thuỷ binh tiến đánh
SVTH Lê Minh Đủ - 6095928

Trang 16


GVHD Ths. Khoa Năng Lập

Luận văn tốt nghiệp – SP. Lịch Sử K35

Nguyễn Ánh ở Gia Định, sau nhiều lần bị nghĩa quân Tây Sơn tấn công,
Nguyễn Ánh thua to phải chạy trốn ra tận Côn Lôn và đảo Phú Quốc để có
thể thoát được sự truy bắt của quân Tây Sơn. Vào các năm 1782, 1783, quân
Tây Sơn đánh chiếm Gia Định, quân Nguyễn Ánh tan rã, chống không lại
buộc phải bỏ Gia Định chạy sang Xiêm lánh nạn.
Như vậy, nền thống trị của chúa Nguyễn lập nên từ khi vào Nam kéo
dài hơn 200 năm đến đây đã hoàn toàn bị sụp đổ. Đàng Trong cơ bản thuộc
quyền kiểm soát của nghĩa quân Tây Sơn.
1.2.3. Phong trào Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính
quyền phong kiến vua Lê – chúa Trịnh
Sau khi hoàn toàn làm chủ được vùng đất Đàng Trong, cũng như đánh
đuổi Nguyễn Ánh ra khỏi Gia Định, anh em Tây Sơn nghĩ cách lấy lại thành
Phú Xuân đã bị quân Trịnh chiếm đóng. Tháng 6 năm 1786, Nguyễn Huệ
được phong làm tiết chế thống lĩnh quân thuỷ bộ, Nguyễn Hữu Chỉnh làm

hữu đô đốc, Vũ Văn Nhậm làm tả đô đốc. Quân Tây Sơn chia làm hai cánh
thuỷ bộ tiến đánh Phú Xuân. Nguyễn Hữu Chỉnh đã có nhiều đóng góp cho
nghĩa quân Tây Sơn trong việc chiếm được thành Phú Xuân.
Để lấy lại Phú Xuân từ tay quân Trịnh, trước tiên Nguyễn Huệ đã
đánh vào sự bạc nhược, yếu kém và lo cầu an của bọn tướng lĩnh Trịnh
chiếm đóng Phú Xuân. Biết Phạm Ngô Cầu là một kẻ nhu nhược lại mê tín,
Nguyễn Huệ đã cho một thuật sĩ đem những chuyện họa phúc, tướng số mê
hoặc Phạm Ngô Cầu. Phạm Ngô Cầu tưởng thật nên cho xây đền cúng tế
trong 7 ngày liền, bắt quân lính phục vụ mỏi mệt. Bên cạnh đó, Nguyễn Huệ
còn dùng kế li gián giữa Phạm Ngô Cầu và phó tướng Hoàng Đình Thể, làm
cho Phạm Ngô Cầu nghi ngờ Hoàng Đình Thể phản bội, đầu hàng Tây Sơn,
nên Phạm Ngô Cầu mưu tính trước việc đầu hàng khi mà Tây Sơn kéo đến.
Khi quân Tây Sơn kéo đến thành Phú Xuân, ba cha con Hoàng Đình Thể ra
SVTH Lê Minh Đủ - 6095928

Trang 17


GVHD Ths. Khoa Năng Lập

Luận văn tốt nghiệp – SP. Lịch Sử K35

chiến đấu rất hăng hái, nhưng đến khi hết đạn thì Phạm Ngô Cầu cho đóng
cửa thành và không chịu tiếp tế. Hoàng Đình Thể uất giận lao vào trận chiến
đấu và cuối cùng ba cha con Hoàng Đình Thể đều bị tử trận, còn Phạm Ngô
Cầu thì kéo cờ trắng đầu hàng Tây Sơn. Nhân trên đà thắng lợi, Nguyễn Huệ
cho quân tiến ra đánh chiếm các đồn Cát Danh, Đông Hải. Thế là chỉ trong
vòng mấy ngày, những vùng đất từ Phú Xuân cho đến sông Gianh đều lọt
vào tay của nghĩa quân Tây Sơn, một mặt Huệ cho người báo tin thắng trận
về Quy Nhơn, mặt khác ra lệnh cho các tướng sĩ chuẩn bị sửa sang thành luỹ

và chỉnh đốn quân ngũ.
Sau khi chiếm được Phú Xuân, cũng như nắm được tình hình rối loạn
ở Bắc Hà, Nguyễn Huệ quyết định thừa thắng tiến quân ra Bắc tiêu diệt
những tập đoàn phong kiến phản động ở Đàng Ngoài, trước hết là chính
quyền của chúa Trịnh. Một lần nữa, Huệ được Hữu Chỉnh giúp sức. Nguyễn
Hữu Chỉnh được Nguyễn Huệ cho chỉ huy tiền quân gồm 400 chiến thuyền,
theo đường biển tiến ra trước, còn Nguyễn Huệ sẽ thống lĩnh quân bộ tiến ra
hợp với quân của Nguyễn Hữu Chỉnh ở Vị Hoàng rồi sau đó tiến ra Thăng
Long. Để tiến ra Thăng Long, nghĩa quân đã đưa ra chủ trương “phù Lê diệt
Trịnh”[16], nhằm phân hoá kẻ thù và tập hợp được sự ủng hộ của nhân dân.
Trên tinh thần đó, nghĩa quân Tây Sơn đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân
nên nhanh chóng đánh bại quân Trịnh do các tướng Trịnh Tự Quyền, Đinh
Tiết Nhưỡng, Đỗ Thế Dẫn ở Sơn Nam và sau này là Hoàng Phùng Cơ ở
Thăng Long. Chính Trịnh Khải tự mình thống lĩnh bọn kiêu binh ra ứng
chiến nhưng cũng bị nghĩa quân đánh chạy tan tác, Trịnh Khải buộc phải bỏ
chạy lên Sơn Tây nhưng lại bị dân địa phương bắt nộp cho Tây Sơn.
Ngày 21 tháng 7 năm 1786, Nguyễn Huệ kéo đại quân tiến vào Thăng
Long, lật đổ hoàn toàn chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 năm. Quân
Tây Sơn hoàn toàn làm chủ Bắc Hà, nhưng Nguyễn Huệ thực hiện đúng chủ
SVTH Lê Minh Đủ - 6095928

Trang 18


GVHD Ths. Khoa Năng Lập

Luận văn tốt nghiệp – SP. Lịch Sử K35

trương “phù Lê diệt Trịnh”, quyết định trao quyền lại cho vua Lê Hiển Tông
và được vua Lê phong tước Uy Quốc Công, gả công chúa Ngọc Hân cho

Huệ, cắt đất Nghệ An nhường cho Tây Sơn làm lễ khao quân.
Được tin thắng trận, đầu tháng 9 năm 1786, Nguyễn Nhạc vội ra
Thăng Long và ở lại mấy ngày để ăn mừng chiến thắng. Sau đó, hai anh em
rút về Nam, để lại Nguyễn Hữu Chỉnh ở Bắc. Nguyễn Hữu Chỉnh nghe tin
vội chạy theo Tây Sơn về đến Nghệ An. Nguyễn Huệ phong cho Nguyễn
Văn Duệ làm trấn thủ Nghệ An, Vũ Văn Nhậm đóng tại Động Hải, Nguyễn
Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp Nguyễn Văn Duệ.
Sau khi quân Tây Sơn rút về Nam, tình hình Bắc Hà trở nên rối loạn,
bọn địa chủ ủng hộ cho họ Trịnh ngóc đầu dậy hòng gây lại cái cảnh vua Lê
– chúa Trịnh. Trước tình thế đó, Lê Chiêu Thống (kế vị vua Lê Hiển Tông)
cho người vào Nghệ An nhờ Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân ra trấn áp thế lực
của họ Trịnh. Sau khi đánh bại họ Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh về phủ chúa tự
quyết mọi việc không xem vua Lê ra gì, Nguyễn Hữu Chỉnh còn cho người
vào Nghệ An dùng danh nghĩa vua Lê đòi lại đất Nghệ An. Tin báo về Nam,
tháng 12 năm 1787, Nguyễn Huệ cử Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân ra hợp
quân với Vũ Văn Nhậm tiến ra Bắc tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, quân
Nguyễn Hữu Chỉnh bị đại bại, khiến cho vua Lê phải chạy sang bên Tàu cầu
cứu nhà Thanh vào năm 1788, từ đây nhà Lê bị sụp đổ sau gần 4 thế kỉ tồn
tại. Còn Nguyễn Hữu Chỉnh thì chạy đến Mạc Sơn cũng bị bắt và bị xử tội.
Về phần Vũ Văn Nhậm, sau khi tiêu diệt xong Nguyễn Hữu Chỉnh,
Vũ Văn Nhậm đâm lòng kiêu ngạo, hống hách. Thực hiện mưu đồ chống lại
nhà Tây Sơn, gây dựng riêng cho mình một giang sơn, càng ngày Vũ Văn
Nhậm càng tỏ ra hống hách với kẻ dưới quyền, tự ý lập Lê Duy Cẩn lên làm
giám quốc, thực tế chỉ là bù nhìn, để thực hiện cho mưu đồ của Vũ Văn
Nhậm. Mưu gian của Vũ Văn Nhậm không thể lọt qua mắt của các tướng
SVTH Lê Minh Đủ - 6095928

Trang 19



GVHD Ths. Khoa Năng Lập

Luận văn tốt nghiệp – SP. Lịch Sử K35

lĩnh Tây Sơn. Được tin báo về, Nguyễn Huệ vội vàng đem quân gấp ngày
đêm ra thăng Long, đến giữa canh tư, vào thẳng dinh của Vũ Văn Nhậm sai
vũ sĩ giết chết tại chỗ (5/1788). Sau đó, Nguyễn Huệ cử Sở lên thay Vũ Văn
Nhậm. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn thu dụng được nhiều sĩ phu, quan lại tiến
bộ ở Bắc Hà như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Ninh Tốn, Đoàn Nguyên
Tuấn, Nguyễn Thế Lịch”,… giao quyền hành và chức vụ cho họ, thực hiện
đúng ý thức trọng dụng nhân tài. Sau đó, Nguyễn Huệ rút quân về Nam.
Đến đây, kể từ ngày phất cở khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn năm 1771,
phong trào nông dân Tây Sơn ngày càng lớn mạnh. Đánh Nam, dẹp Bắc,
hoàn toàn đánh bại và lật đổ tất cả các chính quyền phong kiến thối nát lúc
bấy giờ, từ chúa Nguyễn ở Đàng Trong cho đến chính quyền chúa Trịnh và
vua Lê ở Đàng Ngoài tồn tại hàng mấy thế kỉ, gây nên cảnh nội chiến tương
tàn, chia cắt đất nước. Phong trào Tây Sơn đã thủ tiêu được những chướng
ngại cơ bản và đặt nền tảng cho việc khôi phục lại quốc gia thống nhất.
Từ chính những mâu thuẫn xã hội chín muồi của chế độ phong kiến
trong phạm vi cả nước vào nửa cuối thế kỉ XVIII, đã tạo điều kiện thuận lợi
cho phong trào Tây Sơn thu hút được sự tham gia và ủng hộ đông đảo của
mọi tầng lớp nhân dân trong quá trình phát triển của cuộc khởi nghĩa. Có thể
nói, khởi nghĩa Tây Sơn là đỉnh cao và là sự kết tinh cao độ của cả phong
trào nông dân khởi nghĩa quyết liệt ở thế kỉ XVIII. Hơn nữa, phong trào Tây
Sơn còn được phát huy rực rỡ và chính nghĩa khi nó đã đánh tan hoàn toàn
quân xâm lược Xiêm La (1785) và bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống cùng với
bọn cướp nước Mãn Thanh năm 1789, góp phần bảo vệ vững chắc nền độc
lập, tự do cho quốc gia, dân tộc.
1.2.4. Đánh tan quân xâm lược Xiêm năm 1785
Sau nhiều lần, Nguyễn Ánh dựa vào bọn đại địa chủ Gia Định xây

dựng lại lực lượng tiến đánh Tây Sơn chiếm lại Gia Định, nhưng quân
SVTH Lê Minh Đủ - 6095928

Trang 20


GVHD Ths. Khoa Năng Lập

Luận văn tốt nghiệp – SP. Lịch Sử K35

Nguyễn Ánh liên tiếp bị giáng phải những đòn tấn công mạnh mẽ từ quân
Tây Sơn, làm cho ý đồ khôi phục cơ nghiệp họ chúa thêm khó khăn và tuyệt
vọng hơn. Sau lần bị đánh chạy ra tận đảo Phú Quốc và sau là đảo Cổ Long
năm 1783, thấy khó lòng địch lại được với quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã
cùng thuộc tướng Chu Văn Tiếp sang cầu cứu quân Xiêm La. Trước cơ hội
cầu cứu của Nguyễn Ánh và sẵn có dã tâm xâm lược nước ta từ trước, nên
tháng 7 năm 1784, “vua Xiêm cho hai cháu của mình là Chiêu Tăng và
Chiêu Sương đem 20.000 quân thuỷ và 300 chiến thuyền”[17] cùng Nguyễn
Ánh và Chu Văn Tiếp đổ bộ lên Gia Định. Trước đó vua Xiêm đã phái
Chiêu Thuỳ Biên đem 30.000 bộ binh sang đóng ở Chân Lạp, rồi từ đó tiến
xuống phối hợp đánh quân Tây Sơn ở Gia Định.
Cuối tháng 7 năm 1784, thuỷ quân của liên quân Xiêm – Nguyễn đã
đổ bộ lên Kiên Giang và tiến đánh Cần Thơ, chiếm các miền Ba Thắc, Trà
Ôn, Sa Đéc rồi tiến đánh Mang Thít, còn quân bộ của Xiêm tiến đóng tại
Trấn Giang. Quân Tây Sơn do tướng Trương Văn Đa chỉ huy, vì do sự
chênh lệch quá lớn về lực lượng nên chủ trương vừa đánh cầm cự địch và
vừa rút lui, kiềm chân không cho địch tiến sâu hơn, mặt khác, cho người báo
tin về Quy Nhơn. Dù bị tấn công mạnh nhưng quân của Trương Văn Đa vẫn
giữ vững thành Gia Định và Mỹ Tho.
Nhận được tin báo vào, đầu năm 1785, Nguyễn Huệ chỉ huy 2 vạn

thuỷ quân vượt biển tiến vào đóng tại Mỹ Tho. Bấy giờ, quân Xiêm đang
đóng tại Trà Tân, chuẩn bị tiến đánh Mỹ Tho và Gia Định. Nắm được tình
hình ở Gia Định, cũng như vừa được bổ sung thêm bộ binh và tượng binh,
Nguyễn Huệ đã thực hiện chủ trương nhử quân địch ra khỏi căn cứ, đưa
chúng đến khu vực sông có địa hình có lợi nhất cho mình, bất ngờ nhất cho
địch để tấn công tiêu diệt toàn bộ quân địch. Để thực hiện chủ trương đó,
Nguyễn Huệ đã chọn khúc sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, có địa hình
SVTH Lê Minh Đủ - 6095928

Trang 21


×