Mở bài
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) tự bản thân nó là một sắc thuế tiên tiến
được áp dụng rộng rãi và thành công ở hơn 100 quốc gia trên thế giới. Với bản
chất là loại thuế chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ...
nên thuế GTGT được khẳng định như một loại thuế có độ chính xác, hợp lý,
khoa học và công bằng hơn thuế doanh thu, khắc phục được hiện tượng thuế
chồng thuế. Đồng thời thuế GTGT còn khẳng định ưu điểm của mình trong
khuyến khích hoạt động xuất khẩu, khuyến khích đầu tư và góp phần thực
hiện công bằng xã hội trong thuế. Ở Việt Nam Luật thuế GTGT được thông
qua ngày 10/5/1997 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá IX và có hiệu lực từ
01/01/1999. Sau nhiều năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, thì
việc thực thi pháp luật thuế GTGT cũng gặp nhiều khó khăn, những khó khăn
này bắt nguồn từ nhiếu yếu tố khác nhau.
Nội dung
1. Khái niệm về thuế GTGT và pháp luật thuế GTGT
1.1. Khái niệm về thuế GTGT
- Định nghĩa:
Điều 1 Luật thuế GTGT qui định: “Thuế GTGT là thuế thu trên phần
giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất.
lưu thông đến tiêu dùng”. Như vậy, thuế GTGT là loại thuế tiêu dùng nhằm
động viên một bộ phận thu nhập của người chịu thuế đã sử dụng để mua hàng
hóa, dich vụ.
Xét về bản chất thì thuế GTGT là loại thuế gián thu, thuế do các nhà sản
xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ nộp nhưng thực chất người tiêu dùng
mới là người chịu thuế thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ. Thuế GTGT có thể
ảnh hưởng tới sức tiêu dùng của người dân và thực hiện thuế GTGT có thể
làm ảnh hưởng các vấn đề tiêu dùng, mức độ lạm phát của trên thị trường.
- Đặc điểm
1
Ngoài những đặc điểm của thuế nói chung như: do cơ quan lập pháp
ban hành; mang tính chất bắt buộc; không mang tính chất hoàn trả trực tiếp và
tương xứng; luôn gắn với quyền lực nhà nước…, thuế GTGT còn có những
đặc điểm riêng:
Thứ nhất, có đối tượng chịu thuế rất rộng: Có thể nói, tất cả các thành
phần trong xã hội, từ cá nhân đến tổ chức, từ người nghèo đến người giàu,…
đều là chủ thể chịu thuế khi họ có hành vi tiêu dùng. Điều này tạo nên sự công
bằng của thuế, đồng thời thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các loại tiêu
dùng trong xã hội.
Thứ hai, chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ: Có
nghĩa là việc đánh thuế chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối
với toàn bộ giá trị hàng hóa dịch vụ làm cho số thuế GTGT áp dụng trong quá
trình lưu thông không gây ra những đột biến về giá cả cho người tiêu dùng.
Thứ ba, nếu dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hóa dịch vụ, số thuế
GTGT phải nộp không thay đổi phụ thuộc vào các giai đoạn lưu thông khác
nhau.
1.2. Khái niệm pháp luật thuế GTGT
- Định nghĩa
Pháp luật thuế GTGT là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà
nước ban hành điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình đăng kí, kê
khai, nộp thuế, quản lí và quyết toán thuế GTGT.
- Đặc điểm của thuế GTGT
Pháp luật thuế GTGT có hai đặc điểm cơ bản:
Thứ nhất, pháp luật thuế GTGT có tác động trong phạm vi rộng, đến
tất cả các đối tượng trong xã hội. Theo đó pháp luật thuế GTGT được áp dụng
đối với mọi đối tượng có thu nhập, sử dụng một phần thu nhập phục vụ đời
sống.
Thứ hai, pháp luật thuế GTGT chỉ có thể được ban hành khi các điều
kiện áp dụng đạt đến mức độ nhất định. Các điều kiện chủ yếu là các tiêu
2
chuẩn về kế toán, chế độ chứng từ hóa đơn và khả năng quản lý của chính các
cơ quan tham gia quản lý, thu thuế GTGT.
- Các yêu cầu đối với pháp luật thuế GTGT
Pháp luật thuế GTGT đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế.
Để đảm bảo tính hiệu quả, pháp luật thuế GTGT cần đáp ứng một số yêu cầu
sau:
• Đảm bảo tính thống nhất, ổn định và tính khả thi.
• Đảm bảo tính đơn giản trong quá trình áp dụng: cụ thể là về cách
hiểu và áp dụng với cơ quan quản lý thuế, thu thuế; đơn giản về cách hiểu,
tuân thủ đối với đối tượng nộp thuế; về trình tự, thủ tục trong suốt quá trình
quản lý và chịu sự quản lý về thuế GTGT.
• Hệ thống pháp luật GTGT cần hướng tới người nộp thuế: Thể hiện
qua việc tôn trọng người nộp thuế: tối đa hóa cơ hội tự kê khai, tự nộp thuế
của đối tượng nộp thuế, không chỉ vậy mà còn cần những chế tài nghiêm khắc
đối với những hành vi vi phạm pháp luật thuế GTGT cũng như pháp luật thuế
nói chung.
2. Những thành tựu và hạn chế trong thực thi pháp luật thuế
GTGT.
2.1. Những thành tựu cơ bản trong quá trình áp dụng thuế GTGT
Như chúng ta đã biết, thuế GTGT là một loại thuế hiện đại và mới chỉ
được áp dụng ở Việt Nam từ năm 1999. Dù ra đời muộn và khá mới mẻ so với
các loại thuế khác song pháp luật thuế GTGT hiện nay ở Việt Nam cơ bản đã
đáp ứng được những yêu cầu về lý luận của pháp luật thuế GTGT cả cấu trúc
bên trong lẫn hình thức biểu hiện bên ngoài. Cụ thể: các bộ phận hợp thành
của pháp luật thuế GTGT là tương đối đầy đủ, các nhóm quy phạm pháp luật
này được biểu hiện dưới các hình thức luật, nghị quyết, thông tư.
Các qui định của pháp luật thuế GTGT phản ánh đúng nội dung, yêu
cầu của chính sách kinh tế - tài chính nói chung và chính sách thuế nói riêng
3
cũng như thể hiện được mục tiêu, định hướng cơ bản trong chủ trương, đường
lối phát triển của Đảng.
Quy phạm pháp luật thuế GTGT cơ bản phản ánh được bản chất của
thuế GTGT cũng như cơ chế vận hành thuế GTGT.
Các qui định của pháp luật thuế GTGT còn luôn tính đến các giải pháp
cho phù hợp với tình hình cụ thể của đất nước ta trong thời kì quá độ nhằm áp
dụng tôt nhất thuế GTGT như qui định về các phương pháp tính thuế, mở rộng
diện miễn giảm thuế. Kể từ khi thực hiện luật thuế GTGT đã đạt được những
thành tựu cụ thể sau:
- Luật thuế GTGT đã thể hiện được thái độ của Nhà nước đối với tính
trung lập của thuế. Trong đó, những qui định của pháp luật thuế GTGT đã tạo
ra sự công bằng và bình đẳng giữa các đối tượng chịu thuế. Các nhóm hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế được phân chia một cách hợp lí và chịu mức thuế suất
như nhau giữa các hàng hóa, dịch vụ có cùng mục đích.
- Luật thuế GTGT đảm bảo ở mức độ nhất định nguyên tắc công bằng
và tính hiệu quả của hệ thống pháp luật.
Tính công bằng biểu hiện tất rõ ràng thông qua những quyết định
mang tính phổ biến về đối tượng nộp thuế, cơ sở tính thuế. Tất cả những chủ
thể có đủ điều kiện được ghi nhận theo luật thuế GTGT ( Điều 4 luật thuế
GTGT) đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, không phân biệt
họ là ai. Ngoài ra, pháp luật còn qui định những trường hợp hoàn thuế (Điều
13 Luật thuế GTGT), qui định giá tính thuế GTGT (Điều 7 luật thuế GTGT).
- Pháp luật thuế GTGT tạo cơ sở pháp lí hình thành nguồn thu ổn định
chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu từ thuế, phí và lệ phí. Đồng thời
triển khai thực hiện luật thuế GTGT không gây biến động lớn về giá.
- Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Pháp luật thuế GTGT hiện hành mở rộng lưu thông hàng hóa và đẩy
mạnh xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, sản xuất, cơ cấu lại nền kinh tế.
2.2. Những hạn chế của quá trình áp dụng luật thuế GTGT
4
Bên cạnh những thành tựu mà pháp luật thuế GTGT đã đem lại cho
nền kinh tế thì chúng ta cần phải nhìn lại những hạn chế, những tồn tại không
nhỏ của nó để từ đó đưa ra định hướng khắc phục đúng đắn nhất. Cụ thể:
Luật thuế GTGT khái quát đến mức sơ sài, khó áp dụng, các văn bản
dưới luật hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT quá nhiều, lại luôn thay đổi kéo
theo sự không ổn định của bản thân Luật thuế GTGT.
Các văn bản hướng dẫn thi hành lại không phù hợp với quy định của
văn bản luật hoặc nội dung các văn bản này vượt quá thẩm quyền của cơ quan
ban hành. Nội dung hướng dẫn cũng chỉ là giải pháp tình thế, chắp vá mà
không được nghiên cứu, không dựa trên một cơ sở lý luận nào làm cho sắc
thuế GTGT dần dần bị nhào nặn, bóp méo là nguyên nhân dẫn đến sự không
ổn định của thuế GTGT.
Cơ chế áp dụng, thực hiện pháp luật thuế GTGT còn nhiều yếu kém,
chưa tạo dựng được một cơ chế pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ và thật khoa học
để chuyển tải pháp luật thuế GTGT như là một sắc thuế đơn giản và tiên tiến
vào cuộc sống. Với những chủ trương đổi mới theo hướng thông thoáng hơn
trong lĩnh vực pháp luật về doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, song các cơ
quan nhà nước lại bị bó tay, vô hiệu hóa trước những hành vi lạm dụng sự
thông thoáng đó để trục lợi trong việc hoàn thuế GTGT.
Thiếu vắng một cơ chế giám sát kiểm tra thật hữu hiệu quy trình đăng
ký nộp thuế, kê khai, khấu trừ hoàn thuế, với chủ trương “tiền thoái hậu kiểm”
tạo không ít thuận lợi cho các doanh nghiệp song không phải tất cả các đối
tượng được hoàn thuế đều có thể áp dụng cơ chế này.
Chế độ hóa đơn chứng từ trong thuế GTGT mặc dù được qui định khá
rõ trong Luật thuế GTGT nhưng trên thực tế thì thực tiễn Việt Nam lại chưa
thể đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về chế độ hóa đơn chứng từ, điều kiện
về quản lí thuế nên trong một vài trường hợp đã xảy ra tình trạng khó khăn
trong việc áp dụng thuế GTGT.
5