Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

khảo sát tương tác của một số giống lúa chịu mặn và các dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm phân lập từ đất nhiễm mặn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 88 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHẢO SÁT TƢƠNG TÁC CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA
CHỊU MẶN VÀ CÁC DÒNG VI KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG
CỐ ĐỊNH ĐẠM PHÂN LẬP TỪ ĐẤT NHIỄM MẶN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

NGUYỄN THỊ PHA

KIÊM ANH KHOA
MSSV: 3092409
LỚP: DA0966A1

Cần Thơ, 02/5/2013
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC&PT CNSH


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35

Trường Đại học Cần Thơ

PHẦN KÝ DUYỆT



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

(ký tên)

(ký tên)

ThS. Nguyễn Thị Pha

Kiêm Anh Khoa

XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày tháng

năm 2013

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(ký tên)

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học


Viện NC&PT CNSH


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35

Trường Đại học Cần Thơ

LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn có nhiều niềm vui, cảm xúc;
bên cạnh đó tôi cũng gặp không ít khó khăn và trở ngại nhưng nhờ sự giúp đỡ, động
viên và hướng dẫn tận tình của quý Thầy, quý Cô, Cha, Mẹ, bạn bè và sự nổ lực, cố
gắng của bản thân mà tôi đã hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến:
- Cô Nguyễn Thị Pha đã tận tình hướng dẫn và dành nhiều thời gian quý báu
truyền đạt kiến thức, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
- Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu và phát triển Công nghệ Sinh học,
trường Đại học Cần Thơ.
- Cán bộ phòng thí nghiệm Bộ gen thực vật, phòng thí nghiệm vi sinh vật công
nghiệp, phòng thí nghiệm Sinh hóa, trường Đại học Cần Thơ đã hướng dẫn và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thí nghiệm thực hiện luận văn.
- Toàn thể các bạn sinh viên chuyên ngành Công nghệ Sinh học K35 đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện thí nghiệm.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc nhất đến Cha, Mẹ đã luôn ủng hộ tôi
về mọi phương diện, là nguồn sức mạnh tinh thần lớn nhất giúp tôi vươn lên trong
cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Kiêm Anh Khoa

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học


Viện NC&PT CNSH


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35

Trường Đại học Cần Thơ

TÓM TẮT
Mười dòng vi khuẩn cố định đạm tuyển chọn từ các dòng vi khuẩn phân lập ở
vùng rễ lúa ngập mặn tại hai tỉnh Kiên Giang và Trà Vinh (Lý Thành Nghĩa, 2012;
Nguyễn Thị Kim Ngân, 2012) được khảo sát khả năng cố định đạm hữu hiệu trong
điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả thu được sau 20 ngày ở các chỉ tiêu sinh trưởng
cho thấy, mỗi dòng vi khuẩn có ưu thế riêng ở từng chỉ tiêu: dòng SO18 cho giá trị
chiều cao cây tốt nhất trung bình 24,1cm, đồng thời dòng SO18 cũng cho kết quả
trọng lượng khô cao nhất trung bình 0,0832g, dòng DH23 cho giá trị số rễ trung bình
nhiều nhất 7,9 rễ/cây, dòng KG1KG2 cho kết quả chiều dài rễ cao nhất 13,32cm, đồng
thời khi ngâm lúa trong dịch chứa vi khuẩn ở hai giờ cho hiệu quả cao nhất.
Đánh giá khả năng cố định đạm hữu hiệu của 10 dòng vi khuẩn cho thấy một số
dòng cho kết quả cao là SO18, DH23, KG2KG7, TVT2. Trong đó, dòng SO18 có độ
hữu hiệu cao nhất.
Bốn dòng vi khuẩn được tuyển chọn trong mười dòng vi khuẩn trên từ thí nghiệm
khảo sát trong phòng thí nghiệm tiếp tục được khảo sát độ tương tác của các dòng vi
khuẩn và bộ giống lúa chịu mặn đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây lúa
trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy dòng vi khuẩn TVT2 cho kết quả
cao ở nhiều chỉ tiêu trên nhiều giống lúa, dòng TVT2 cho kết quả số rễ nhiều nhất trên
giống OM5464, trung bình 13,7 rễ/cây, trên giống OM6976 cho kết quả chiều dài rễ
cao nhất 12,3cm, trên giống OM5464 cho kết quả chiều cao cây cao nhất 22,7cm và
trên giống OM5464 cho kết quả trọng lượng khô cao nhất 0,0473g. Cặp tổ hợp SO18
– OM5629 cho kết quả đạm hữu hiệu cao nhất.

Từ khóa: chỉ tiêu sinh trưởng, độ hữu hiệu,giống lúa OM6976, vi khuẩn cố định đạm.

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

i

Viện NC&PT CNSH


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35

Trường Đại học Cần Thơ

MỤC LỤC
Trang
PHẦN KÝ DUYỆT ..................................................................................................
LỜI CẢM TẠ...........................................................................................................
TÓM TẮT ...............................................................................................................i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................vii
CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... viii
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.3 Đối tƣợng ..................................................................................................... 2
CHƢƠNG 2. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1. Tổng quan về đất nhiễm mặn ..................................................................... 3
2.1.1 Tổng quan về đất..................................................................................... 3
2.1.2 Đất nhiễm mặn ........................................................................................ 3

2.2. Tổng quan về cây lúa và bộ giống lúa chịu mặn ........................................ 4
2.2.1. Đặc điểm thực vật học của cây lúa ......................................................... 4
2.2.2. Các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa ....................................................... 8
2.2.3. Một số giống lúa chịu mặn................................................................... 12
2.2.3.1 Giống OM6976 ........................................................................... 12
2.2.3.2 Giống OM5464 ........................................................................... 12
2.2.3.3 Giống OM5629 ........................................................................... 13
2.2.3.4 Giống OM9584 ........................................................................... 13
2.2.3.5 Giống AS996............................................................................... 13
2.3. Vi sinh vật cố định nitơ ............................................................................. 13
2.3.1. Vai trò của đạm đối với cây trồng ........................................................ 13
2.3.2. Chu trình nitơ trong tự nhiên ............................................................... 15
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

ii

Viện NC&PT CNSH


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35

Trường Đại học Cần Thơ

2.3.3. Vi khuẩn cố định Nitơ ......................................................................... 17
2.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng vi khuẩn cố định đạm trên thế giới
và ở Việt Nam....................................................................................................... 18
2.4.1. Trên thế giới .......................................................................................... 18
2.4.2. Trong nước ............................................................................................ 19
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 21
3.1. Vật liệu, dụng cụ, phƣơng pháp .............................................................. 21

3.1.1. Vật liệu ................................................................................................ 21
3.1.2. Dụng cụ, hóa chất ................................................................................ 21
3.2. Thời gian, địa điểm thí nghiệm ................................................................ 22
3.2.1. Thời gian ............................................................................................. 22
3.2.2. Địa điểm .............................................................................................. 22
3.3. Phƣơng pháp ............................................................................................. 22
3.3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của vi khuẩn và thời gian chủng vi
khuẩn đến sự sinh trưởng và phát triển của giống lúa OM6976 trong phòng thí
nghiệm ................................................................................................................... 23
3.3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát độ tương tác của vi khuẩn có khả năng cố định
đạm với bộ lúa ngập mặn. ...................................................................................... 25
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 27
4.1. Ảnh hƣởng của các dòng vi khuẩn cố định đạm và thời gian ngâm đến
sinh trƣởng và phát triển của giống lúa OM6976 ở điều kiện phòng thí
nghiệm .................................................................................................................. 27
4.1.1. Ảnh hưởng của các dòng vi khuẩn cố định đạm và thời gian ngâm
đến các chỉ tiêu sinh trưởng. .................................................................................. 27
4.1.1.1. Ảnh hưởng của các dòng vi khuẩn cố định đạm và thời gian
ngâm đến chỉ tiêu chiều cao cây............................................................................. 27
4.1.1.2. Ảnh hưởng của các dòng vi khuẩn cố định đạm và thời gian
ngâm đến chỉ tiêu chiều dài rễ ............................................................................... 29
4.1.1.3. Ảnh hưởng của các dòng vi khuẩn cố định đạm và thời gian
ngâm đến chỉ tiêu số rễ .......................................................................................... 30
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

iii

Viện NC&PT CNSH



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35

Trường Đại học Cần Thơ

4.1.1.4. Ảnh hưởng của các dòng vi khuẩn cố định đạm và thời gian
ngâm đến chỉ tiêu trọng lượng khô ......................................................................... 31
4.1.2. Đánh giá khả năng cố định đạm hữu hiệu của các dòng vi khuẩn. ........ 33
4.2. Khảo sát độ tƣơng tác của các dòng vi khuẩn cố định đạm và bộ giống
lúa chịu mặn ......................................................................................................... 34
4.2.1.1. Khảo sát độ tương tác của các dòng vi khuẩn cố định đạm và bộ
lúa chịu mặn đến chỉ tiêu số rễ của cây lúa............................................................. 34
4.2.1.2. Khảo sát độ tương tác giữa các dòng vi khuẩn cố định đạm và bộ
giống lúa chịu mặn đến các chỉ tiêu chiều dài rễ của cây lúa ................................. 37
4.2.1.3. Khảo sát độ tương tác giữa các dòng vi khuẩn cố định đạm và bộ
giống lúa chịu mặn đến các chỉ tiêu chiều cao cây của cây lúa .............................. 38
4.2.1.4. Khảo sát độ tương tác giữa các dòng vi khuẩn cố định đạm và bộ
giống lúa chịu mặn đến chỉ tiêu trọng lượng khô của cây lúa ................................. 41
4.2.2. Đánh giá khả năng cố định đạm hữu hiệu của các dòng vi khuẩn ........ 43
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 50
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 50
5.2. Đề nghị ....................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 51
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết quả thí nghiệm.
Bảng 25. Tổng hợp số liệu kết quả thí nghiệm 1.
Bảng 26. Tổng hợp số liệu kết quả thí nghiệm 2.
Phụ lục 2. Kết quả phân tích thống kê thí nghiệm 1.
Phụ lục 3. Kết quả phân tích thống kê thí nghiệm 2.

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học


iv

Viện NC&PT CNSH


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35

Trường Đại học Cần Thơ

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1. Các dòng vi khuẩn cố định đạm cao. ............................................................. 2
Bảng 2. Thành phần môi trường Burk’s không đạm (Park et al., 2005)..................... 21
Bảng 3. Thành phần dung dịch Yoshida pH = 5 (Yoshida et al., 1976) ..................... 22
Bảng 4. Các nghiệm thức trong thí nghiệm 1 ............................................................ 23
Bảng 5. Các nghiệm thức trong thí nghiệm 2 ............................................................ 25
Bảng 6. Ảnh hưởng của các dòng vi khuẩn và thời gian ngâm đến chỉ tiêu
chiều cao cây của giống lúa OM6976 trong điều kiện phòng thí nghiệm. .................. 28
Bảng 7. Ảnh hưởng của các dòng vi khuẩn và thời gian ngâm đến chỉ tiêu
chiều dài rễ của giống lúa OM6976 trong điều kiện phòng thí nghiệm.. .................... 29
Bảng 8. Ảnh hưởng của các dòng vi khuẩn và thời gian ngâm đến chỉ tiêu số rễ
của giống lúa OM6976 trong điều kiện phòng thí nghiệm ......................................... 30
Bảng 9. Ảnh hưởng của các dòng vi khuẩn và thời gian ngâm đến chỉ tiêu
trọng lượng khô của giống lúa OM6976 trong điều kiện phòng thí nghiệm. .............. 32
Bảng 10. Phân hạng các nghiệm thức theo TLK. ...................................................... 33
Bảng 11. Đánh giá khả năng cố định đạm hữu hiệu của các dòng vi khuẩn............... 34
Bảng 12. Ảnh hưởng của các dòng vi khuẩn và giống lúa đến chỉ tiêu số rễ
của cây lúa trong điều kiện phòng thí nghiệm ........................................................... 35
Bảng 13. Phân hạng kết quả các nghiệm thức theo chỉ tiêu số rễ .............................. 36

Bảng 14. Ảnh hưởng của các dòng vi khuẩn và giống lúa đến chỉ tiêu chiều
dài rễ của cây lúa trong điều kiện phòng thí nghiệm.................................................. 38
Bảng 15. Ảnh hưởng của các dòng vi khuẩn và giống lúa đến chỉ tiêu chiều
cao của cây lúa trong điều kiện phòng thí nghiệm .................................................... 39
Bảng 16. Phân hạng các nghiệm thức theo chiều cao cây......................................... 39
Bảng 17. Ảnh hưởng của các dòng vi khuẩn và giống lúa đến chỉ tiêu trọng
lượng khô của cây lúa trong điều kiện phòng thí nghiệm ......................................... 41
Bảng 18. Phân hạng kết quả các nghiệm thức theo trọng lượng khô. ........................ 42
Bảng 19. Đánh giá khả năng cố định đạm hữu hiệu của các dòng vi khuẩn trên
giống OM6976.......................................................................................................... 44
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

v

Viện NC&PT CNSH


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35

Trường Đại học Cần Thơ

Bảng 20. Đánh giá khả năng cố định đạm hữu hiệu của các dòng vi khuẩn trên
giống OM9915.......................................................................................................... 44
Bảng 21. Đánh giá khả năng cố định đạm hữu hiệu của các dòng vi khuẩn trên
giống OM9584.......................................................................................................... 45
Bảng 22. Đánh giá khả năng cố định đạm hữu hiệu của các dòng vi khuẩn trên
giống OM5629.......................................................................................................... 46
Bảng 23. Đánh giá khả năng cố định đạm hữu hiệu của các dòng vi khuẩn trên
giống AS996 ............................................................................................................. 47
Bảng 24. Đánh giá khả năng cố định đạm hữu hiệu của các dòng vi khuẩn trên

giống OM5464.......................................................................................................... 48

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

vi

Viện NC&PT CNSH


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35

Trường Đại học Cần Thơ

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1. Rễ lúa qua các thời kì ................................................................................. 4
Hình 2. Hạt lúa nảy mầm ........................................................................................ 9
Hình 3. Chu trình Nitơ tự nhiên............................................................................. 15
Hình 4. So sánh khả năng cố định đạm hữu hiệu của các dòng vi khuẩn trên
giống OM9676....................................................................................................... 44
Hình 5. So sánh khả năng cố định đạm hữu hiệu của các dòng vi khuẩn trên
giống OM9915....................................................................................................... 45
Hình 6. So sánh khả năng cố định đạm hữu hiệu của các dòng vi khuẩn trên
giống OM9584....................................................................................................... 46
Hình 7. So sánh khả năng cố định đạm hữu hiệu của các dòng vi khuẩn trên
giống OM5629....................................................................................................... 47
Hình 8. So sánh khả năng năng cố định đạm hữu hiệu của các dòng vi khuẩn
trên giống AS996 ................................................................................................... 48
Hình 9. So sánh khả năng cố định đạm hữu hiệu của các dòng vi khuẩn trên
giống OM5464....................................................................................................... 49


Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

vii

Viện NC&PT CNSH


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35

Trường Đại học Cần Thơ

CÁC TỪ VIẾT TẮT
CDR

Chiều dài rễ.

DC

Đối chứng.

DH

Duyên Hải.

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long.

K


Kali.

KG

Kiên Giang.

N

Nito.

NT

Nghiệm thức.

P

Photpho.

RG

Rạch Giá.

SO

Sơn Ớt.

TLK

Trọng lượng khô.


TLT

Trọng lượng tươi.

TV

Trà Vinh.

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

viii

Viện NC&PT CNSH


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35

Trường Đại học Cần Thơ

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây lúa được biết đến như là cây lương thực quan trọng của nền nông nghiệp
Việt Nam. Theo ước tính của Bộ NN&PTNT, tổng diện tích lúa cả năm 2012 đạt gần
7,75 triệu ha, tăng 1,2% so với năm 2011, sản lượng ước đạt 43,4 triệu tấn, tăng hơn 1
triệu tấn (tương đương tăng 2,6%) so với năm trước.
( 17/01/2013 ).
Cây lúa cũng như mọi cây trồng khác, muốn sinh trưởng và phát triển tốt phải
hấp thu các chất dinh dưỡng từ đất và không khí bằng hình thức chủ yếu là dinh dưỡng
khoáng (Đỗ Kim Nhung và Vũ Thành Công, 2011). Ba nguyên tố khoáng chính mà

cây trồng thường xuyên sử dụng là N, P, K. Riêng lượng phân đạm chiếm 30% tổng số
phân bón cần cho nông nghiệp. Ở Việt Nam, năm 2011 lượng tiêu thụ phân bón ước
tính từ 8,5 đến 9 triệu tấn, trong đó urê khoảng 1,8 triệu tấn. Tuy nhiên, lượng đạm
bón cho cây chủ yếu là đạm hóa học và lượng đạm này cũng chỉ bù đắp được một phần
lượng đạm mà cây trồng lấy đi khỏi đất hằng năm. Ngoài ra, trong những năm gần đây
diện tích đất trồng lúa bị nhiễm mặn đã tăng lên, gây nhiều thiệt hại cho việc trồng lúa.
Trong khi cây lúa có thể sử dụng được lượng Nitơ khổng lồ trong khí quyển nếu
chúng được đồng hóa thành các dạng dễ tiêu như NH4+. Nitơ chiếm khoảng 80% thể
tích khí quyển, nhưng lại tồn tại ở dạng Nitơ phân tử trơ về mặt hóa học, do đó cây lúa
cũng như các cây trồng khác không thể hấp thu được. Để khắc phục điều này, các
dòng vi khuẩn cố định đạm cao là một trong những biện pháp có hiệu quả tiết kiệm chi
phí sản xuất mà chất lượng và năng suất vẫn tăng, đồng thời góp phần cho việc phát
triển nông nghiệp bền vững.
Việc phát hiện các dòng vi sinh vật có khả năng cố định đạm và khảo sát khả
năng cố định đạm của chúng sẽ làm phong phú hơn nguồn vi sinh vật phục vụ cho
nghiên cứu và sản xuất phân bón sinh học. Tuy nhiên phân bón sinh học thường có
tính ổn định không cao, và tác động lên từng giống lúa thường cũng không như nhau.
Một trong những nguyên nhân này có thể là do sự tương tác giữa vi khuẩn và cây chủ
(Barak et al., 1982) (trong đó có cây lúa), một số nghiên cứu cho thấy khả năng sản
xuất các chất hóa học của rễ từng giống lúa để hấp dẫn vi khuẩn vùng rễ là không
giống nhau.
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

1

Viện NC&PT CNSH


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35


Trường Đại học Cần Thơ

Đề tài “ Khảo sát tương tác của một số giống lúa chịu mặn và các dòng vi khuẩn
có khả năng cố định đạm phân lập từ đất nhiễm mặn” được thực hiện nhằm tìm hiểu
thêm về sự tương tác giữa vi khuẩn vùng rễ và giống lúa từ đó giúp ứng dụng các
chủng vi khuẩn một cách hợp lý hơn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tuyển chọn các dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm hữu hiệu cao bằng
phương pháp trồng lúa trong điều kiện phòng thí nghiệm
- Khảo sát tương tác giữa một số giống lúa chịu mặn và một số dòng vi khuẩn
có khả năng cố định đạm đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây lúa trong
điều kiện phòng thí nghiệm.
1.3 Đối tƣợng
- Các dòng vi khuẩn cố định đạm cao được phân lập tại tỉnh Kiên Giang và Trà
Vinh.
Bảng 1. Các dòng vi khuẩn cố định đạm cao (Lý Thành Nghĩa, 2012;
Nguyễn Thị Kim Ngân, 2012)
Hàm lượng NH4+ trung bình (mg/l)

Mẫu

Ngày 2

Ngày 4

Nơi phân lập

Ngày 6

DH23


0,463

0,170

0,104

Trà Vinh

KG22b

0,202

0,314

0,481

Kiên Giang

KG5

0,097

0,374

0,0451

Kiên Giang

RG2KG


0,031

0,139

0,182

Kiên Giang

TVT2

1,368

0,429

0,152

Trà Vinh

TV2

1,267

0,400

0,156

Trà Vinh

DH13a


3,849

1,921

1,121

Trà Vinh

KG1KG2

0,227

0,020

0,143

Kiên Giang

KG2KG7

0,442

0,763

0,100

Kiên Giang

SO18


0,419

0,987

0,325

Trà Vinh

- Bộ giống lúa chịu mặn gồm OM6976, OM5629, OM9584, OM5464, OM9915
và AS996.

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

2

Viện NC&PT CNSH


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35

Trường Đại học Cần Thơ

CHƢƠNG 2. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1.

Tổng quan về đất nhiễm mặn

2.1.1 Tổng quan về đất
Đất là khối vật chất có cấu trúc là các hạt khoáng, sản phẩm của một quá trình

phong hoá đá và phân huỷ các chất hữu cơ như xác bã thực động vật, dưới tác động
của nhiều yếu tố tự nhiên như thời tiết (nhiệt độ, bức xạ mặt trời, mưa, gió, …) và sự
kiến tạo địa chất. Trong đất có chứa các hạt khoáng, các chất dinh dưỡng và nước cung
cấp cho cây trồng sống và phát triển. Mỗi loại đất có các tính chất cơ lý và thành phần
hạt khác nhau, tính giữ nước khác nhau, có thể phù hợp cho một số loại cây trồng
(Lê Anh Tuấn, 2009).
2.1.2 Đất nhiễm mặn
Khái niệm về đất nhiễm mặn
Theo phân loại đất, đá của Liên Bang Nga, nếu đất sét pha và sét chứa hàm lượng
muối dễ hòa tan và hòa tan trung bình bằng hay lớn hơn 5% khối lượng đất khô thì
được gọi là đất mặn.
Phân loại đất nhiễm mặn:
Các muối hòa tan trong đất được chia thành ba nhóm:
- Nhóm muối dễ hòa tan: bao gồm các muối clorua, sulfat và cacbonat của natri,
kali.
- Nhóm muối hòa tan trung bình: gồm các muối sulfat của canxi như thạch cao và
andhyrit.
- Nhóm muối khó hòa tan: gồm các muối cacbonat của canxi và magie như caxit,
dolomit,…
Trong ba nhóm muối nói trên, nhìn chung có nhóm muối dễ tan là nhóm muối có
ảnh hưởng mạnh đến tính chất của đất
( />
/ChauHongThang/6.PDF, 19/12/2012 )

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

3

Viện NC&PT CNSH



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35

Trường Đại học Cần Thơ

2.2. Tổng quan về cây lúa và bộ giống lúa chịu mặn
2.2.1. Đặc điểm thực vật học của cây lúa
a. Rễ
Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Rễ còn non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có
màu vàng nâu và nâu đậm, rễ già có màu đen.
- Thời kỳ mạ: nếu mạ gieo thưa, rễ có thể dài 5-6 cm. Tiêu chuẩn của mạ tốt là
bộ rễ ngắn, nhiều rễ trắng.
- Thời kỳ sau cấy: bộ rễ tăng nhiều về số lượng và chiều dài ở thời kỳ đẻ nhánh
và làm đòng.
- Thời kỳ trổ bông: bộ rễ đạt giá trị tối đa vào thời kỳ trổ bông. Số lượng rễ có
thể đạt tới 500-800 cái. Tổng chiều dài các rễ đạt 2-3 km/cây khi cây được trồng riêng
trong chậu.

Hình 1. Rễ lúa qua các thời kì
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

4

Viện NC&PT CNSH


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35

Trường Đại học Cần Thơ


(Nguồn: 20/12/2012)
Trên đồng ruộng, phạm vi ra rễ chỉ ở những mắt gần lớp đất mặt (0-20 cm là
chính).
Khi cấy lúa quá sâu (>5 cm), cây lúa sẽ tạo ra 2 tầng rễ, trong thời gian này cây
lúa chậm phát triển. Cấy ở độ sâu thích hợp (3-5 cm) sẽ khắc phục được hiện tượng
trên.
Để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, cần làm cỏ sục bùn điều chỉnh lượng
nước hợp lí, tạo điều kiện cho tầng đất vùng rễ thông thoáng, bộ rễ phát triển mạnh,
cây lúa sinh trưởng tốt, chống chịu được sâu bệnh, năng suất cao.
b. Thân
- Thân gồm nhiều mắt và lóng. Trước thời kỳ lúa trổ, thân lúa được bao bọc bởi
bẹ lá. Tổng số mắt trên thân chính bằng số lá trên thân cộng thêm 2
( 20/12/2012). Chỉ vài lóng
ở ngọn dài ra, số còn lại ngắn và dày đặc. Lóng trên cũng dài nhất, một lóng dài hơn 5
mm được xem là lóng dài. Theo giải phẫu ngang lóng, lóng có một khoảng trống lớn
gọi là xoang lỏi.
- Chiều cao cây được tính từ gốc đến mút lá hoặc bông cao nhất.
- Chiều cao thân và chiều cao cây liên quan đến khả năng chống đổ của giống
lúa.
- Cây lúa có thể đẻ nhánh khi có 4-5 lá thật. Ở ruộng lúa cấy, sau khi bén rễ cây
lúa bắt đầu đẻ nhánh lúc kết thúc đẻ nhánh vào thời kỳ làm đốt, làm đòng.
- Thường thì các giống lúa mới khả năng đẻ nhánh cao, tỉ lệ nhánh hữu hiệu cũng
cao hơn các giống lúa cũ.
- Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào giống, nhất là điều kiện chăm
sóc, ngoại cảnh…. Cây lúa có nhiều nhánh, tỉ lệ nhánh hữu hiệu cao, năng suất sẽ cao.
c. Lá
Lá lúa điển hình gồm: bẹ lá, phiến lá, lá thìa và tai lá.
- Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân.
- Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá (trừ lá thứ hai).
- Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác.

- Tai lá: một cặp tai lá hình lưỡi liềm.

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

5

Viện NC&PT CNSH


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35

Trường Đại học Cần Thơ

Lá được hình thành từ các mầm lá ở mắt thân. Tốc độ ra lá thay đổi tùy theo thời
gian sinh trưởng và điều kiện ngoại cảnh.
- Thời kỳ mạ non: trung bình 3 ngày ra được 1 lá.
- Thời kỳ mạ khỏe: từ lá thứ tư tốc độ ra lá chậm lại, 7-10 ngày ra được 1 lá.
- Thời kỳ đẻ nhánh: 5-7 ngày/1 lá ở vụ mùa.
- Cuối thời kỳ đẻ nhánh-làm đòng: khoảng 12-15 ngày/lá. Cây lúa trổ bông cũng
là lúc hoàn thành lá đòng.
Số lá trên cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, thời vụ cấy, biện pháp bón phân và
quá trình chăm sóc. Thường số lá của các giống:
- Giống lúa ngắn ngày: 12-15 lá.
- Giống lúa trung ngày: 16-18 lá.
- Giống lúa dài ngày: 18-20 lá.
Chức năng của lá:
- Lá ở thời kỳ nào thường quyết định đến sự sinh trưởng của cây trong thời kỳ
đó. Ba lá cuối cùng thường liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến thời kỳ làm đòng và
hình thành hạt.
- Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, đảm bảo cho bộ lá khỏe, tuổi thọ

lá (nhất là lá đòng), lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.
Chức năng của bẹ lá:
- Chống đỡ cơ học cho toàn cây.
- Dự trữ tạm thời cacbonhydrat trước khi lúa trổ bông.
d. Hoa, bông và hạt lúa
- Hoa lúa được cấu tạo gồm vỏ trấu ngoài, vỏ trấu trong, 2 mày trấu, nhị đực và 6
bao phấn, nhụy cái gồm bầu nhụy và 2 vòi nhụy.
- Thời gian hình thành bông kể từ khi cây lúa bắt đầu phân hóa đòng cho đến khi
lúa trổ. Thời kỳ này nếu được chăm bón tốt, cây lúa đủ dinh dưỡng bông lúa sẽ phát
triển đầy đủ giữ nguyên được đặc tính của giống. Thời gian phát triển bông ở giống
ngắn ngày hơn ở giống dài ngày.
- Hạt lúa gồm: gạo lức và vỏ trấu.
 Gạo lức gồm phôi và phôi nhũ.
 Vỏ trấu gồm trấu trên và trấu dưới. Trấu dưới lớn hơn trấu trên và bao
khoảng hai phần ba bề mặt gạo lức trưởng thành.
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

6

Viện NC&PT CNSH


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35

Trường Đại học Cần Thơ

Ở ẩm độ 0%, một hạt lúa nặng khoảng 12-44 mg. Chiều dài, rộng, độ dày của hạt
thay đổi nhiều giữa các giống.
Quá trình chính của hạt gồm: chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn. Thời gian
chín từ 30-35 ngày tùy theo giống, môi trường và biện pháp canh tác.

e. Quá trình thụ phấn, thụ tinh và hình thành hạt lúa
- Lúa là loại cây tự thụ phấn. Sau khi bông lúa trổ một ngày thì bắt đầu quá trình
thụ phấn. Vỏ trấu vừa hé mở từ 0-4 phút thì bao phấn vỡ ra, hạt phấn rơi vào đầu nhụy
và hợp nhất với noãn ở bên trong bầu nhụy để bầu nhụy phát triển thành hạt.
- Thời gian thụ phấn kể từ khi vỏ trấu mở ra đến khi khép lại kéo dài khoảng 5060 phút. Thời gian thụ tinh kéo dài 8 giờ sau thụ phấn.
- Trong ngày thời gian hoa lúa nở rộ vào 8-9 giờ sáng khi có điều kiện nhiệt độ
thích hợp, đủ ánh sáng, quang mây, gió nhẹ. Những ngày mùa hè, trời nắng to có thể
nở hoa sớm vào 7-8 giờ sáng. Ngược lại nếu trời âm u, thiếu ánh sáng hoặc gặp rét hoa
phơi màu muộn hơn, vào 12-14 giờ.
- Sau khi thụ tinh phôi nhũ phát triển nhanh để thành hạt. Khối lượng hạt gạo
tăng nhanh trong vòng 15-20 ngày sau trổ, đồng thời với quá trình vận chuyển và tích
lũy vật chất, hạt lúa vào chắc và chín dần.
f. Nhu cầu về nƣớc của cây lúa
Nước là nhu cầu tương đối lớn của cây lúa:
- Cây lúa cần 400-450 đơn vị nước để tạo thành một đơn vị thân lá.
- Cây lúa cần 300-350 đơn vị nước để tạo thành một đơn vị hạt.
Ở các vùng trồng lúa, cây lúa được cung cấp nước từ các nguồn như:
- Nước mưa: yêu cầu 900-1100 mm cho một vụ lúa. Nước mưa còn mang theo
khoảng 16kg đạm/ha, nguồn oxy và làm thay đổi tiểu khí hậu trên ruộng lúa.
- Nước sông, ao, hồ, suối,…: lượng nước từ các nguồn này ngoài việc tự chảy
vào đồng ruộng thì cần phải có hệ thống thủy lợi đưa nước vào ruộng lúa để chống
hạn. Tuy nhiên cần phải tháo nước hợp lí để chống ngập úng.
- Nước phù sa từ các hệ thống sông lớn như sông Hồng (Bắc Bộ), sông Cửu
Long (Nam Bộ) cung cấp lượng lớn chất dinh dưỡng cho cây lúa.
g. Nhu cầu về dinh dƣỡng của cây lúa
Nhu cầu về số lượng: để tạo được 1 tấn lúa cần 20 kg N; 0,7- 0,9 kg P2O5 ; 32 kg
K2O và 20 kg Si. Vì vậy, để đạt năng suất hạt 6-7 tấn/ ha/ vụ cần bón cho lúa số lượng
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

7


Viện NC&PT CNSH


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35

Trường Đại học Cần Thơ

phân bón như sau: 8-10 tấn phân chuồng, 100 -120 kg N/ ha, 100 -120 kg P2O5/ ha và
30 -60 kg K2O/ ha. Ở đất phù sa sông Hồng, sông Cửu Long, kali chưa phải là yếu tố
hạn chế năng suất. Đất phèn nặng, cần tăng phân lân lên 90 - 150 kg P2O5/ ha (Mai
Văn Quyền, 1995).
Nguyên tắc khi bón phân: tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: đúng liều lượng, đúng
chủng loại, đúng thời điểm, đúng kỹ thuật.
- Liều lượng bón: bón đủ mức phân cần cho cây trồng để đạt được năng suất cao
và có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào trình độ thâm canh và khả năng đầu
tư mà mức phân bón cũng phải thay đổi cho phù hợp.
- Chủng loại và thời điểm bón: mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây lúa có nhu cầu
khác nhau về phân bón. Ruộng lúa ở giai đoạn đẻ nhánh cần nhiều phân đạm, nhưng
bón đạm sau lúc lúa trổ dễ làm bệnh khô vằn và bệnh bạc lá phát triển mạnh. Bệnh
tiêm lửa thường phát sinh trên ruộng bón thiếu phân.
 Giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (<120 ngày): bón tập trung, bón lót
sâu là chính.
 Giống lúa thâm canh cao (lúa lai): bón lót sâu, bón thúc sớm.
 Bón thúc cho cây lúa nhằm vào 2 thời kỳ chính: đẻ nhánh và làm đòng.
 Thời kỳ lúa làm đòng có thể bón thúc 1 hay 2 đợt (bón đón đòng và nuôi
đòng).
2.2.2. Các thời kỳ sinh trƣởng của cây lúa
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến khi chín
hoàn toàn, thay đổi tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh.

- Đối với lúa cấy: bao gồm thời gian ở ruộng mạ và thời gian ở ruộng lúa cấy.
- Đối với lúa gieo thẳng: được tính từ thời gian gieo hạt đến lúc thu hoạch.
a. Giai đoạn nảy mầm
Đời sống cây lúa bắt đầu bằng quá trình nảy mầm. Hạt nảy mầm được cần phải
hút no nước, do vậy để hạt lúa nảy mầm cần ngâm hạt vào nước khoảng ba ngày đêm,
hạt mới hút đủ nước, cứ 24 giờ thay nước một lần.

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

8

Viện NC&PT CNSH


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35

Trường Đại học Cần Thơ

Hình 2. Hạt lúa nảy mầm
(Nguồn: />19/12/2012)
Hạt đã hút no nước được vớt ra, đãi sạch và ủ hạt từ 24-30 giờ. Trong suốt quá
trình ngâm ủ, trong hạt xảy ra các hoạt động hoạt hoá tinh bột, protein và các chất béo
để biến đổi thành những chất đơn giản cung cấp dinh dưỡng nuôi phôi, các tế bào phôi
phân chia lớn lên thành mầm và rễ mầm, trục phôi trương to, đẩy mầm và rễ mầm ra
khỏi vỏ trấu, kết thúc giai đoạn nảy mầm.
Điều kiện ảnh hưởng đến sự nảy mầm:
- Sức nảy mầm của hạt: thu hoạch lúa đảm bảo độ chín, bảo quản tốt sức nảy
mầm của hạt tốt hơn. Hạt giống có vỏ trấu mỏng thường hút nước nhanh hơn giống vỏ
dày, do đó thời gian nảy mầm thường ngắn hơn.
- Độ ẩm: Hạt giống nảy mầm khi hàm lượng nước của hạt đạt 25-35% (không

nảy mầm nếu hàm lượng nước của hạt dưới 13%). Tốc độ hút nước của hạt phụ thuộc
vào nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước. Trong điều kiện thời tiết lạnh vụ đông xuân,
nên ngâm hạt giống với nhiệt độ nước 25-300C để rút ngắn thời gian ngâm. Tuy nhiên
thời gian ngâm quá dài, hạt hút nhiều nước, tinh bột trong hạt gạo phân giải thành
đường rồi hoà tan trong nước làm tiêu hao chất dự trữ trong hạt. Đồng thời, hạt dễ bị
chua, thối hoặc mầm yếu.
- Nhiệt độ: nhiệt độ giới hạn thấp nhất là 10-120C , nhiệt độ xung quanh thích
hợp cho nảy mầm là 30-350C, nhiệt độ lớn hơn 400C có hại cho sự nảy mầm .

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

9

Viện NC&PT CNSH


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35

Trường Đại học Cần Thơ

- Khi hạt nảy mầm cũng cần phải có đủ lượng không khí, chủ yếu là oxy cho
mầm và rễ mầm phát triển. Do vậy, trong kỹ thuật ngâm ủ, người ta điều tiết quan hệ
nước, oxy để khống chế sự phát triển của mầm và rễ. Kinh nghiệm ”ngày ngâm đêm
ủ” cũng là một biện pháp điều tiết sự phát triển của mầm và rễ cho phù hợp.
b. Giai đoạn mạ
Thời kỳ mạ dài, ngắn tuỳ thuộc vào giống, mùa vụ hoặc phương pháp gieo trồng:
- Gieo mạ ruộng (mạ dược) đối với các giống lúa cũ dài ngày, thời kỳ mạ khoảng
40- 45 ngày ở vụ mùa, 50-60 ngày ở vụ đông xuân.
- Các giống lúa ngắn ngày khoảng 25-30 ngày.
Từ lúc gieo đến khi ra được 3 lá thật tốc độ hình thành các lá đầu tương đối

nhanh, rễ phôi cũng phát triển và hình thành vài lứa rễ đầu tiên nhưng số lượng rễ chưa
nhiều. Để cho cây mạ sinh trưởng thuận lợi sau khi gieo cần giữ ẩm cho ruộng mạ,
tránh bị ngập hoặc hạn. Thời kỳ này dinh dưỡng của cây mạ chủ yếu dựa vào chất dự
trữ trong hạt nên chưa cần bón thúc. Cây mạ còn nhỏ, yếu, khả năng chống chịu kém.
Vì vậy cần tạo điều kiện để cây mạ có khả năng chống chịu rét, sâu bệnh.
Từ khi cây mạ có 4 lá thật đến khi có 5-6 lá đối với giống trung ngày và 6-7 lá
đối với giống dài ngày là có thể nhổ cấy. Thời kỳ này cây mạ sử dụng dinh dưỡng từ
môi trường để sống, cần chú ý chăm sóc, bón thúc cho mạ phát triển. Chiều cao cây,
kích thước cây mạ tăng mạnh, có thể ra được 4-5 lứa rễ, khả năng chống chịu cũng
tăng lên.
Thời kỳ mạ có ý nghĩa quan trọng, chăm sóc cho mạ tốt, mạ khoẻ giúp cho cây
lúa khi cấy chóng hồi xanh, khả năng đẻ nhánh tốt, tạo điều kiện cho các giai đoạn
sinh trưởng phát triển sau này.
c. Giai đoạn đẻ nhánh
Thời kỳ đẻ nhánh, cây lúa sinh trưởng nhanh và mạnh về rễ và lá. Thời kỳ này
quyết định đến sự phát triển diện tích lá và số bông.
Thời gian đẻ nhánh phụ thuộc vào giống, thời vụ và biện pháp kỹ thuật canh tác.
- Thời gian đẻ nhánh có thể kéo dài trên dưới 2 tháng ở vụ chiêm xuân, 40-50
ngày ở vụ mùa, 20-25 ngày ở vụ hè thu.
- Trong một vụ, các trà cấy sớm có thời gian đẻ nhánh dài hơn các trà cấy muộn.

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

10

Viện NC&PT CNSH


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35


Trường Đại học Cần Thơ

- Thúc đạm sớm, quá trình đẻ nhánh sớm. Bón phân nhiều, muộn, thời gian đẻ
nhánh kéo dài. Mật độ gieo cấy thưa thời gian đẻ nhánh dài hơn so với cấy dày.
- Tuổi mạ non thời gian đẻ nhánh dài hơn so với mạ già.
Giai đoạn này cần chăm sóc hợp lí để đảm bảo số nhánh hữu hiệu, số lá và số
bông, tránh bón phân nhiều, bón muộn làm cho lúa đẻ nhánh lai rai thường làm tăng tỷ
lệ nhánh vô hiệu, ảnh hưởng đến tiêu hao dinh dưỡng cũng như tăng cường sự phá
hoại của sâu bệnh.
d. Giai đoạn phát triển đốt thân
Trên đồng ruộng sau khi đạt số nhánh tối đa cây lúa chuyển sang thời kỳ làm đốt.
- Thời gian làm đốt:
 Thời gian làm đốt dài hay ngắn có liên quan chặt chẽ đến thời kỳ trổ bông,
cũng như liên quan đến số lóng kéo dài trên thân nhiều hay ít.
 Giống lúa ngắn ngày có thời gian làm đốt khoảng 25-30 ngày, giống lúa
trung ngày 30-40 ngày và dài ngày khoảng 50-60 ngày. Thời gian làm đốt cũng có
những quy luật nhất định. Ở vụ mùa, cây lúa làm đốt vào trung tuần tháng 8, trước khi
làm đòng 7 đến 20 ngày tuỳ giống. Ở vụ chiêm xuân, cây lúa làm đốt vào trung tuần
tháng 3, trước khi làm đòng 5-7 ngày.
 Thời gian làm đốt, làm đòng của các giống ngắn ngày được bắt đầu cùng
một lúc. Do đó thời gian làm đốt làm đòng bằng nhau. Đôi khi cũng có giống lúa phân
hoá đòng rồi mới làm đốt, trong trường hợp này thời gian làm đốt ngắn hơn làm đòng.
- Quá trình làm đốt:
 Thân lúa được phát triển từ trục phôi. Trong thời kỳ sinh trưởng dinh
dưỡng, thân lúa là thân giả do các bẹ lá tạo thành. Từ thời kỳ làm đốt trở đi, thân lúa
chính thức mới hình thành.
 Quá trình làm đốt được tính khi lóng thứ nhất ở gốc thân có chiều dài lớn
hơn 0,5 cm. Các lóng ở dưới gốc thường ngắn, tốc độ phát triển chậm. Các lóng trên
dài hơn và tốc độ phát triển nhanh hơn.
 Số lóng và kích thước lóng: Số lóng trên thân phụ thuộc vào giống. Giống

lúa trung ngày có 6-7 lóng, giống lúa ngắn ngày có 4-5 lóng.

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

11

Viện NC&PT CNSH


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35

Trường Đại học Cần Thơ

2.2.3. Một số giống lúa chịu mặn tốt
2.2.3.1 Giống lúa OM6976
a. Nguồn gốc
Giống lúa OM6976 được chọn từ tổ hợp lai IR68144/OM997/OM2718. Đây là
giống lúa có hàm lượng vi chất dinh dưỡng sắt trong gạo khá cao. Đây là giống lúa
triển vọng mới được giới thiệu trong vụ hè thu 2009 (Theo Viện Lúa Ô Môn).
b. Đặc tính
- Thời gian sinh trưởng: 95-100 ngày.
- Chiều cao cây: 95-100cm, dạng hình đẹp, rất cứng cây, đẻ nhánh ít, bông to
chùm, đóng hạt dày.
- Chống chịu rầy nâu và bệnh đạo ôn tốt, chống chịu bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá
khá.
- Năng suất trung bình vụ Đông Xuân: 7-9 tấn/ha, Hè Thu: 5-6 tấn/ha.
- Trọng lượng trung bình 1000 hạt: 25-26g.
- Hạt gạo dài trung bình, trong, ít bạc bụng, cơm vẫn còn hơi mềm khi nguội.
- Giống thuộc nhóm lúa bông to, thích nghi rộng trên nhiều loại đất từ phù sa
ngọt đến phèn nặng.

2.2.3.2 Giống lúa OM5464
a. Nguồn gốc
Giống lúa OM 5464 được chọn từ tổ hợp lai OM 3242/OM2490, nông dân ưa
thích và được canh tác khá nhiều trong một vài vụ gần đây tại Đồng Bằng sông Cửu
Long.
b. Đặc tính
- Thời gian sinh trưởng ngắn, lúa sạ 85-88 ngày trong vụ Đông Xuân và vụ Hè
Thu 90-93 ngày.
- Đây là giống lúa thấp cây 80-90cm, dạng hình đẹp, đẻ nhánh khá, bông đóng
hạt trung bình, tỉ lệ chắc cao. Trọng lượng nghìn hạt trung bình 25-26g.
- Giống OM 5464 chống chịu rầy nâu và bệnh đạo ôn tốt, chống chịu bệnh vàng
lùn – lùn xoắn lá khá.

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

12

Viện NC&PT CNSH


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35

Trường Đại học Cần Thơ

- Đây là giống lúa dễ canh tác, thích hợp trên nhiều loại đất, chống chịu điều kiện
nhiễm mặn khoảng 0,3-0,4‰, tiềm năng năng suất khá cao và ổn định trong cả 2 vụ
Đông Xuân và Hè Thu từ 5 đến 8 tấn/ha.
2.2.3.3 Giống lúa OM5629
a. Nguồn gốc
Giống OM5629 được tuyển chọn từ tổ hợp lai C27/IR64/C27.

b. Đặc tính
- Thời gian sinh trưởng khoảng 95-100 ngày, cây cao 100-05cm, lá cứng, đẻ
nhánh khỏe, kháng rầy nâu cấp 3, chống chịu bệnh vàng lùn.
- Giống có khả năng chống chịu được điều kiện phèn mặn ( 6-8‰ ).
- Năng suất trung bình khoảng 6-8 tấn/ha/vụ.
2.2.3.4 Giống lúa OM9584
a. Nguồn gốc
Giống OM9584 được tuyển chọn từ tổ hợp lai OM6976/OM5464.
b. Đặc tính
- Thời gian sinh trưởng khoảng 85-90 ngày, cứng cây, sạch bệnh, năng suất cao
trung bình 6-8 tấn/ha.
2.2.3.5 Giống lúa AS996
a. Nguồn gốc
AS 996 được chọn lọc từ tổ hợp lai IR 64/Oryza rufipugon. Thời gian sinh trưởng
là 90 - 100 ngày.
b. Đặc tính
- Chiều cao cây: 80-90 cm, thân rạ cứng, đẻ nhánh khá. Trọng lượng 1000 hạt:
26-27 gram.
- Khả năng chống đổ khá. Là giống kháng vừa với bệnh đạo ôn.
2.3.

Vi sinh vật cố định Nitơ

2.3.1. Vai trò của đạm đối với cây trồng
a. Vai trò của đạm đối với cây trồng
Đạm là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của các loại cây trồng. Sự hấp thụ và đồng
hóa đạm cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng quan trọng không kém so
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

13


Viện NC&PT CNSH


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35

Trường Đại học Cần Thơ

với quá trình quang hợp (Vance, 1997). Tuy nhiên hầu hết các sinh vật không sử dụng
được nitơ bởi vì liên kết ba giữa hai nguyên tử nitơ tạo nên tính trơ của phân tử.
Nguồn đạm mà cây trồng sử dụng được phải ở dạng NH4+ hoặc NO3- (Hubbell D.H. và
Gerald Kidder, 2003).
Đạm là cơ sở cấu tạo nên protein, cấu tạo nên tế bào và mô cây, thúc đẩy quá
trình quang hợp tích lũy chất hữu cơ. Đạm giữ vai trò quan trọng đối với việc hình
thành bộ rễ, thúc đẩy nhanh quá trình đẻ nhánh và cần thiết cho sự sinh trưởng và phát
triển của thân lá.
b. Vai trò của đạm đối với cây lúa nƣớc
Đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây lúa. Bón đủ đạm, thân lá
phát triển tốt, lúa đẻ nhánh mạnh, đòng to, bông lớn, năng suất cao.
Thiếu đạm: triệu chứng thiếu đạm thay đổi tùy theo thời kì sinh trưởng và phát
triển của cây. Vào giai đoạn lúa sinh trưởng mạnh, thiếu đạm lá chuyển vàng (lá già
vàng trước, sau lan dần tới lá non) hay xanh lợt, lá nhỏ, chiều cao cây giảm, khả năng
đẻ nhánh kém. Nếu thiếu đạm ở giai đoạn có đòng thì đòng nhỏ, khả năng trổ kém, số
hạt trên bông ít, hạt lép nhiều, năng suất thấp. Nếu giai đoạn đẻ nhánh mà thiếu đạm
thì năng suất giảm nghiêm trọng.
Thừa đạm: nếu thừa đạm cây thường có màu xanh đậm, lá nhiều nhưng số rễ hạn
chế, phát triển kém (Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yên, 2005). Thừa đạm làm cho thân lá
phát triển quá mạnh, cây cao, lá nhiều, màu xanh đen, thân nhỏ yếu, dễ bị sâu bệnh, đổ
ngã và nhiều hạt lép. Nếu thừa đạm trong giai đoạn trước trổ 35-40 ngày và giai đoạn
tượng đòng sẽ làm cho thân lá phát triển hơn bộ rễ, ức chế quá trình tượng đòng, dễ đổ

ngã, sâu bệnh, tỉ lệ hạt lép cao, năng suất thấp.
- Ảnh hưởng của đạm đến yếu tố cấu thành năng suất.
Để tính năng suất lúa phải dựa vào các chỉ tiêu: số bông/đơn vị diện tích, số hạt
chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt. Trong 3 yếu tố cấu thành năng suất này thì đạm
ảnh hưởng nhiều nhất đến số bông/đơn vị diện tích. Tuy nhiên đạm cũng làm tăng số
gié/bông do đó cũng làm tăng số bông. Tăng tổng số hạt/bông nhưng đạm cũng có thể
làm giảm số hạt chắc/bông. Trọng lượng 1000 hạt thường ít bị ảnh hưởng bởi lượng
đạm bón, tuy nhiên trong trường hợp quá thiếu hoặc thừa có thể làm giảm trọng lượng
1000 hạt.
- Ảnh hưởng của đạm đến chất lượng lúa.
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

14

Viện NC&PT CNSH


×