Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

quyền trẻ em theo công ước của liên hợp quốc 1989

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.99 KB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 35 (2009 – 2013)

ĐỀ TÀI:

QUYỀN TRẺ EM THEO CÔNG ƯỚC CỦA
LIÊN HỢP QUỐC 1989
Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS Thạch Huôn

Thạch Thị Mỹ Linh

Bộ môn Luật Thương Mại

MSSV: 5095622
Lớp tư pháp 2 -k35

CẦN THƠ, THÁNG 4/2013


Luận văn tốt nghiệp

Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
GVHD: Th.s Thạch Huôn

SVTH: Thạch Thị Mỹ Linh


Luận văn tốt nghiệp

Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
GVHD: Th.s Thạch Huôn

SVTH: Thạch Thị Mỹ Linh


Luận văn tốt nghiệp

Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989

MỤC LỤC
Trang

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………..…. 1
2. Tình hình nghiên cứu………………………………………………............... 1
3. Mục đích và phạ m vi nghiên cứu…………………………………………. … 2
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………... ……..…. 2
5. Bố cục của luận văn………… ………………………………...…………..…. 3


CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN TRẺ EM…...…………... 4
1.1. Lược sử về quyền trẻ em…………………………...………………….…. 4
1.1.1. Sự hình thành và phát triển về quyền trẻ em………………………....... 4
1.1.1.1. Trên thế giới………………………………………………………... 4
1.1.1.2. Ở Việt Nam ………………………………………………………… 6
1.1.2. Sự ra đời về quyền trẻ em tr ong Công ước của Liên Hợp Quốc... …….. 8
1.2. Các khái niệ m liên quan………...…………………………………………9
1.2.1. Khái niệm qu yền con người và quyền công dân ...……………………....9
1.2.1.1. Khái niệm quyền con người ………………...……………………….9
1.2.1.2. Khái niệm quyền công dân…………………..…………………… 11
1.2.2. Khái niệm quyền trẻ trong Công ước của Liên Hợp Quốc …...………. 12
1.2.2.1. Khái niệm trẻ em……………………………...…………………... 12
1.2.2.2. Khái niệm quyền trẻ em……………………...…………………… 12
1.2.3. Mối quan hệ giữa quyền trẻ em và quyền con người ……………….… 13
1.3. Đặc điểm của quyền trẻ em ………………………………...…………… 14
GVHD: Th.s Thạch Huôn

SVTH: Thạch Thị Mỹ Linh


Luận văn tốt nghiệp

Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989

1.4. Bản chất của quyền trẻ em………………………………...……………. 15
1.4.1. Bản chất xã hội………………………………...…………………….... 15
1.4.2. Bản chất pháp lý…………………………………...………………….. 16
1.5. Các nguyên tắc cơ bản củ a Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em…...….… 16
1.5.1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử …………...…………………….... 16

1.5.2. Nguyên tắc lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em ……...………………..…. 17
1.5.3. Nguyên tắc trẻ em cũng là con người……………...…………………. 17
1.5.4. Nguyên tắc tôn tr ọng ý kiến quan điểm của trẻ em……...………...…. 18
1.6. Các chủ thể tham gia quyền trẻ em……………………...……………... 18
1.6.1. Quốc gia…………………………………………...………………….. 18
1.6.2. Các tổ chức quốc tế Liên chính phủ, Phi chính phủ liên quan đến quyền
trẻ em ……………………………………………………………………..…… 18
1.6.3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các quốc gia là thành viên của Công
ước……………………………………………………………………....…….. 19
CHƯƠNG 2 QUYỀN CỦA TRẺ EM THEO CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP
QUỐC 1989…………………………………………..…………………..…... 20
2.1. Quy định về độ tuổi của trẻ em tr ong Công ước của Liên Hợp Quốc .. 20
2.2. Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp quốc…….. …………….... 21
2.2.1. Nhóm quyền được sống còn………………………….. …………..... 22
2.2.1.1. Quyền đượ c sống còn…………………………….. …….………... 22
2.2.1.2. Quyền có tê n và quốc tịch……………………….……….………. 23
2.2.1.3. Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng…………. …………...……. 24
2.2.1.4. Quyền giữ gìn bả n sắc dân tộc mình………………..……………. 25
2.2.1.5. Quyền được sống cùng cha mẹ và quy ền được đoàn tụ với gia
đình……………………………………………………………………………..26
2.2.1.6. Quyền được n hận làm con nuôi…………... …………………….... 28

GVHD: Th.s Thạch Huôn

SVTH: Thạch Thị Mỹ Linh


Luận văn tốt nghiệp

Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989


2.2.1.7. Quyền được hưởng chế độ chăm sóc phục hồi và tái hòa nhập... … 29
2.2.1.8. Quyền dành ch o trẻ em tị nạn………………………...…...……… 30
2.2.1.9. Quyền đư ợc chăm sóc sức khỏe…………………………...….…... 31
2.2.1.10. Quyền của t rẻ em khuyết tật……………………………... ……... 33
2.2.1.11. Quyền có mứ c sống th ỏa đáng………………………………...… 35
2.2.1.12. Quyền được hưở ng an toàn xã hội……………………...….……. 35
2.2.1.13. Quyền trẻ em dân tộc thiểu số và bản xứ……………….. .…....… 36
2.2.1.14. Quyền kiểm tra đình kỳ trẻ em được giám hộ……... …………… 37
2.2.2. Nhóm quyền được bảo vệ…………………………….. …….……..... 37
2.2.2.1. Bảo vệ trẻ em không phân biệt đối xử…………..……….……….. 37
2.2.2.2. Bảo vệ buôn bán trẻ em bất hợp pháp và quyền được trở về... …… 38
2.2.2.3. Bảo vệ quyền riêng tư trẻ em………………… ………...……….... 38
2.2.2.4. Bảo vệ trẻ khỏi sự lạm dụng và bỏ rơi…………………... ……….. 39
2.2.2.5. Bảo vệ trẻ em trong gia đình…………………………...…………. 40
2.2.2.6. Bảo vệ trẻ khỏi sự bóc lột kinh tế………………………...………. 41
2.2.2.7. Bảo vệ trẻ chống sử dụng bất hợp pháp chất ma túy…... ………… 42
2.2.2.8. Bảo vệ chống sự lạm dụng tình dục trẻ em………………...……... 43
2.2.2.9. Bảo vệ trẻ em chống lại sự bắt cóc và buôn bán trẻ em…….. …… 44
2.2.2.10. Bảo vệ trẻ khỏi sự tra tấn và tước đoạt tự do…………... ……….. 44
2.2.2.11. Bảo vệ trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang………… ……… 45
2.2.2.12. Pháp luật dành riêng cho trẻ em…………………………………. 45
2.2.2.13. Quyền được bảo vệ và chống lại các hình thức bóc lột khác……. 46
2.2.3. Nhóm quyền được phát triển……………………………………….. 46
2.2.3.1. Quyền đượ c phát triển nhân cách………………... ………………. 47

GVHD: Th.s Thạch Huôn

SVTH: Thạch Thị Mỹ Linh



Luận văn tốt nghiệp

Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989

2.2.3.2. Quyền được tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo……... ... 47
2.2.3.3. Quyền được thông tin……………………..……………………… 48
2.2.3.4. Quyền được phát triển sức khỏe và thể lực……………..….……... 48
2.2.3.5. Quyền được giáo dục về các giá trị…………………………... ...… 49
2.2.3.6. Quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa … 50
2.2.4. Nhóm quyền được tham gia……………………………………...…. 51
2.2.4.1. Quyền tự do phát biểu……………………………………... ……... 51
2.2.4.2. Quyền tự do bày tỏ ý kiến…………………………………...……. 52
2.2.4.3. Quyền tự do kết gia o và tự do hội họp hoà bình………... ……...… 52
2.2.4.4. Quyền được tiếp cận các thông tin thí ch hợp...…………...……… 53
2.3. Cơ chế b ảo vệ……………………………………………………...…...… 53
2.3.1. Cơ chế quốc tế……………………………………………….....…… 53
2.3.1.1. Liên Hợp Quốc……………………………………………………. 53
2.3.1.2. Các tổ chức chuyên môn, các chương trình và Quỹ Nhi đồng Liên
Hợp Quốc…………………………………………...………………….……… 54
2.3.1.3. Ủy ban về quyền trẻ em………………... ………………………… 55
2.3.1.4. Các tổ chức phi chính phủ…………………... …………………… 55
2.3.2. Cơ chế quốc gia……………………………………...………………. 56
2.3.2.1. Nhà nước…………………………………………..….….……….. 56
2.3.2.2. Nhà trường ……………………………………………...………… 56
2.3.2.3. Gia đình…………………………………………….. ……….……. 57
2.3.2.4. Các tổ chức xã hội………………………………………... ……..... 57
2.3.2.5. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.......................................................... 57
2.3.2.6. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em........................................................... 58
CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM............................... 59

GVHD: Th.s Thạch Huôn

SVTH: Thạch Thị Mỹ Linh


Luận văn tốt nghiệp

Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989

3.1. Thực tiễn áp dụng Công ước về quyền trẻ em……………..…….……. 59
3.1.1. Tình hình trẻ em trên thế g iới hiện nay về quyền trẻ em……...……… 59
3.1.2. Thực trạng áp dụng Công ước ở các quốc gia………………...……… 63
3.1.3. Những hạn chế và giải pháp hoàn thiện………………….. ………….. 67
3.2. Thực trạng trẻ em ở Việt Nam………………………………..……….. 68
3.2.1. Tình hình trẻ em ở Việt Nam…………………………..….………….. 68
3.2.2. Thực trạng bảo vệ trẻ em Việt Nam...... ................................................. 71
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện……………………………………... …..………. 74
KẾT LUẬN……………………………………………………...……………. 77

GVHD: Th.s Thạch Huôn

SVTH: Thạch Thị Mỹ Linh


Luận văn tốt nghiệp

Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” là câu nói bao hàm đầy đủ ý nghĩa
về Trẻ em. Trẻ em hôm nay là tương lai của nhân loại, của thế giới, của mỗi dân
tộc, mỗi cộng đồng, mỗi gia đình mai sau. Trẻ em phải được sống trong niềm vui
tươi thanh bình, được vui chơi, giải trí và phát triển trong một môi trường, xã hội
lành mạnh và tốt đẹp. Vì thế, việc quan tâm, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em
đang là mối quan tâm lớn ở hầu hết các quốc gia và trên toàn thế giới . Tương lai
của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phụ th uộc vào việc quan tâm, chăm sóc, bảo vệ và
giáo dục trẻ em có tốt hay không.
Nhưng, việc thực hiện chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em ở các nước trên
thế giới vẫn gặp phải những vấn đề khó khăn và hạn chế. Tình trạ ng vi phạm
quyền trẻ em luôn diễn ra và ngày càng phức tạp. Trẻ em vẫn còn phải gánh chịu
những nỗi đau, những thiệt thòi, trẻ em vẫn bị đói rét, bị bạo hành, xâm hại tình
dục, trẻ bị buôn bán và bắt cóc…
Đời sống xã hội hiện nay ngày càng phát triển, trẻ em cũng cần có điều
kiện được quan tâm nhiều hơn trong xã hội hiện nay. Do đó, việc thực hiện
quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc phải được thực thi tốt và chặt
chẽ không chỉ ở các nước thành viên mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới.
Có thể nói quyền trẻ em từ trước đến nay luôn là vấn đề được tất cả các quốc gia
trên thế giới quan tâm. Từ đó cho thấy, trẻ em là chủ thể rất quan trọng trong xã
hội hiện nay và là chủ nhân tương lai có vai trò quyết định của đất nước.
Thực hiện tốt quyền trẻ em, các quốc gia sẽ phát triển mạnh vì có đội ngũ
trẻ em phát triển. Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề quyền trẻ em, nên việc
chọn đề tài “Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989” làm đề tài
nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cử nhân luật.
2. Tình hình nghiên cứu
Cùng với khái niệm quyền con người, khái niệm quyền trẻ em cũng được
chính thức đề cập trong Công ước của Liên hợp quốc, các văn kiện của Đảng,
GVHD: Th.s Thạch Huôn

1


SVTH: Thạch Thị Mỹ Linh


Luận văn tốt nghiệp

Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989

các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam và trong pháp luật quốc tế. Đã có
khá nhiều sách, báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu về quyền trẻ em… Những tài liệu
đó đã góp phần làm sáng tỏ các quy chế pháp lý về quyền trẻ em, tuy nhiên, vấn
đề vi phạm quyền trẻ em vẫn còn diễn ra ngày càng phức tạp ở các quốc gia trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Chính vì lý do đó, nên người viết mới chọn đề tài “Quyền trẻ em theo
Công ước của Liên Hợp Quốc 1989” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp
cử nhân luật. Dù đề tài này không mới, nhưng đề tài này luôn mang tính thời đại,
thời sự.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Mục đích của đề tài nhằm giúp cho người nghiên cứu hiểu hơn về hệ thống
pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam trong việc thực hiện và bảo vệ quyền trẻ
em.
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản như sau:
- Một số nét về khái quá t chung về quyền trẻ em;
- Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài, pháp luật Việt Nam điều chỉnh
về vấn đề quyền trẻ em;
- Pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền trẻ em, trên cơ sở
nghiên cứu người viết đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn t hiện và nâng cao
chất lượng, hiệu quả việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở các quốc
gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu chủ yếu phân tích các quyền của trẻ em theo Công ước
của Liên Hợp Quốc, đồng thời đề tài nghiên cứu trên cơ sở các nguyên tắc, nền
tảng tư tưởng, quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh về con
người và sự phát triển của con người, trong đó đề cao quyền trẻ em. Người viết
sử dụng phương pháp phân tích, đối c hiếu, thu thập tài liệu, phương tiện thông
tin đại chúng, phương pháp tổng hợp làm rõ cơ chế, quy định và thực tiễn áp

GVHD: Th.s Thạch Huôn

2

SVTH: Thạch Thị Mỹ Linh


Luận văn tốt nghiệp

Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989

dụng quyền trẻ em tại pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước và pháp luật Việt
Nam.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn được kết cấu làm 3 chương:
- Chương 1: Khái quát chung về quyền trẻ em.
- Chương 2: Quyền của trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989.
- Chương 3: Thực tiễn bảo vệ quyền trẻ em.

GVHD: Th.s Thạch Huôn

3


SVTH: Thạch Thị Mỹ Linh


Luận văn tốt nghiệp

Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN TRẺ EM
1.1. Lược sử về quyền trẻ em
1.1.1. Sự hình thành và phát triển về quyền trẻ em
1.1.1.1. Trên thế giới
Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm người trong xã hội thuộc về
độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người, trẻ em là con
người rất dễ bị tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần, vì trẻ em là đứa trẻ chưa
phát triển, chưa trưởng thành về mặt thể chất và tinh thần cho nên cần có sự bảo
vệ và chăm sóc đặc biệt là quan niệm của loài người từ trước đến nay, bao gồm
sự bảo vệ về pháp lý thích hợp, trước , cũng như sau khi sinh, trẻ em rất ngây thơ
và hồn nhiên. Chính vì vậy, ngay từ thế kỷ XIV, XV ở châu Âu đã có những tổ
chức cộng đồng hoạt động trên lĩnh vực này mà tiêu biểu là b ệnh viện Spê-đan
Đi-gơ-li In-nâu-xân-ti ở Flo-ren (Italia). 1 Quá trình công nghiệp hóa ở châu Âu
(thế kỷ XVII- XIX) đã kéo theo tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em một cách
phổ biến. Thêm vào đó, do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ nhất chủ yếu
là ở Châu Âu (1914-1918) đã cướp đi sinh mạng của nhiều người trong đó có trẻ
em và trẻ em cũng là người phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ chiến tranh như
lâm vào tình trạng khó khăn, thương tích, bệnh tật, không có nhà cửa, mồ côi,
đói khát... Tình trạng trẻ em bị bóc lột sức lao động một cách phổ biến và hết sức
đau lòng, rất nhiều thảm kịch về trẻ em đã diễn ra khắp nơi trên thế giới. Vì vậy,
năm 1919, một tổ chức cứu trợ trẻ em đầu tiên trên thế giới đã được thành lập ở

Anh và Thụy Điển -Tổ chức lao động quốc tế (ILO), đây là một tổ chức phi
chính phủ và không lợi nhuận. Tổ chức này đã ban hành một số công ước nhằm
bảo vệ trẻ em trong các lĩnh vưc lao động, việc làm và bảo trợ xã hội. Tuy nhiên,
những văn kiện thời kỳ đó chưa đặt vấn đề dưới góc độ các “ quyền” của trẻ em.
Năm 1923, bà Eglantyne Jebb (1876- 1928) là người sáng lập Quỹ cứu trợ
trẻ em ở nước Anh đã soạn thảo hiến chương về quyền trẻ em. Đây là lần đầu
1

Giáo trình Lý luận và pháp luật về con người của Trường Đại học quốc gia Hà Nội. Trang 328

GVHD: Th.s Thạch Huôn

4

SVTH: Thạch Thị Mỹ Linh


Luận văn tốt nghiệp

Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989

tiên sử dụng thuật ngữ quyền trẻ em trên thế giới và được coi là mốc quan trọng
trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em.2 Năm 1924, tại hội nghị Giơnevơ (Thụy Sĩ) bản
tuyên ngôn về quyền trẻ em được Hội Quốc Liên thông qua và trở thành bản
tuyên ngôn về quyền trẻ em đầu tiên trên thế giới, đánh dấu sự ra đời và khẳng
định vị trí quan trọng của trẻ em trong xã hội loài người. Khái niệm “ quyền trẻ
em” mới chính thức được đề cập trong luật pháp quốc tế.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) cũng đã để lại hậu quả rất
nghiêm trọng. Chính vì vậy, một tổ chức liên minh các nước đã ra đời vào ngày
24 tháng 10 năm 1945, đó là tổ chức Liên Hợp Quốc. Sự thành lập của Liên Hợp

Quốc đã cho ra đời bản Hiến chương gọi là Hiến chương Liên Hợp Quốc, nhằm
mục đích giải quyết mâu thuẫn giữa các nước và giữ gìn hòa bình trên thế giới.
Năm 1948, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua tuyên ngôn thế giới về nhân
quyền, trong đó khẳng định trẻ em cũng là chủ thể bình đẳng của các quyền con
người. Đến năm 1959, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua tuyên ngôn thứ
hai về quyền trẻ em, phát triển nội dung của Tuyên ngôn Giơ -ne-vơ năm 1924
gồm 10 nguyên tắc . Tuyên ngôn khẳng định “Loài người có trách nhiệm trao
cho trẻ em điều tốt nhất”.3
Điều 24 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 nêu
rõ “Mọi trẻ em, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn
giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản hoặc dòng dõi đều có quyền được
hưởng những biện pháp bảo hộ của gia đình, xã hội và nhà nước theo quy chế
đối với vị thành niên.
Mọi trẻ em đều phải được đăng ký khai sinh ngay sau khi ra đời và phải có
một tên gọi.
Mọi trẻ em đều có quyền có một quốc tịch .”4Điều 10 Công ước quốc tế về
các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 quy định “ Thanh thiếu niên cần
được bảo vệ không bị bóc lột về kinh tế và xã hội ”.5
Giáo trình Lý luận và pháp luật về con người của Trường Đại học quốc gia Hà Nội. Trang 329
Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (1959)
4
Điều 24 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966
5
Điều 10 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966
2
3

GVHD: Th.s Thạch Huôn

5


SVTH: Thạch Thị Mỹ Linh


Luận văn tốt nghiệp

Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989

Từ năm 1959 đến những năm 80 của thế kỷ XX, một loạt văn kiện quốc tế
khác cũng được thông qua, trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến quyền trẻ em.
Song, các văn kiện này hoặc không có tính ràng buộc về nghĩa vụ pháp lý hoặc
chưa tiếp cận từ vị thế đặc biệt và chú trọng đến những nhu cầu đặc thù của tr ẻ
em nên tác động trên thực tế rất hạn chế. Trẻ em cần phải được sống trong hòa
bình, vì vậy, cần phải có điều ước quốc tế đa phương ghi nhận và điều chỉnh; trẻ
em cần phải được sự chăm sóc của Nhà nước, xã hội, gia đình và cần có sự bảo
vệ về mặt pháp lý. Điều này có ý nghĩa đặc biệt ở những quốc gia đang phát
triển, chẳng hạn như Việt Nam.
Năm 1979, là Năm Quốc tế thiếu N hi, là năm mà Liên Hợp Quốc quyết
định soạn thảo một điều ước quốc tế riêng về vấn đề quyền trẻ em – đó là soạn
thảo ra Công ước về quyề n trẻ em. Sau 10 năm soạn thảo Công ước về quyền trẻ
em (1979- 1989) đã hoàn thành, Công ước về quyền trẻ em được Đại hội đồng
Liên Hợp Quốc thông qua ngày 20/11/1989 và trở thành có hiệu lực như luật
quốc tế vào ngày 2/9/1990.
Năm 1990, tại New York đã d iễn ra hội nghị thượng đỉnh thế giới về trẻ
em. Năm 2000, Liên hợp quốc còn thông qua hai nghị định bổ sung Công ước về
quyền trẻ em: Nghị định thư không bắt buộc về việc sử dụng trẻ em trong xung
đột vũ trang; Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em
và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em. Từ ngày 8/5 đến 10/5/2002, một khóa họp
đặc biệt về trẻ em đã được Liên Hợp Quốc tổ chức tại New York. Hội nghị đã
xác định những mục tiêu toàn cầu về trẻ em giai đoạn 2001 - 2010 nhằm “ Xây

dựng một thế g iới phù hợp với trẻ em ”.
1.1.1.2. Ở Việt Nam
Trẻ em là mầm xanh, là chủ nhân tương lai của đất nước. Cho nên, trẻ em
phải được sống trong niềm vui tươi thanh bình, được học, được vui chơi và giải
trí. Đó là một vấn đề được rất nhiều sự quan tâm trong nhiều quốc gia trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vào thế kỷ XIV, Bộ luật Hồng Đức do
vua Lê Thánh Tông của nước ta ban hành cũng có nhiều điều khoản quy định

GVHD: Th.s Thạch Huôn

6

SVTH: Thạch Thị Mỹ Linh


Luận văn tốt nghiệp

Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989

trách nhiệm của mọi người giúp đỡ trẻ em tàn tật mồ côi đồng thời quy định
trừng trị, tội gian dâm đối với trẻ em gái.
Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam năm 1946 và các bản Hiến pháp sau
1959, 1980, 1992 cũng đã khẳng định rằng “ Trẻ em được quyền săn sóc giáo
dưỡng”.6 Thể theo quyết định của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong phiên họp
thứ 31 về việc lấy năm 1979 làm Năm quốc tế thiếu nhi. Hội đồng Chính phủ
của nước ta đã ra quyết định về việc thành lập Ủy ban Năm quốc tế thiếu nhi của
Việt Nam vào ngày 17/07/1978, với nhiệm vụ là tuyên truyền rộng rãi về sự
quan tâm to lớn của nhân dân thế giới và về đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước ta đối với thiếu niên và nhi đồng, nhằm nâng cao nhận thức và trách
nhiệm của các ngành các cấp và của toàn dân, nhất là của các bậc cha mẹ, đối

với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồn g. Giới thiệu sâu rộng
những thành tựu đã được ở Việt Nam từ trước đến nay, nhất là trong và sau thời
kỳ chống Mỹ cứu nước, trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên,
nhi đồng; tranh thủ tăng cường sự viện trợ của tổ chức hữu quan của Liên Hợp
Quốc và của các nước đối với thiếu niên, nhi đồng Việt Nam.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới cam kết thừa
nhận tính pháp lý về các quyền trẻ em. Trẻ em được bảo vệ ở tất cả mọi lĩnh vực.
Để đảm bảo được quyền trẻ em thực hiện tố t và hiệu quả phù hợp công ước quốc
tế về quyền trẻ em, Việt Nam đã ban hành và sửa đổi nhiều đạo luật, được thể
hiện qua nhiều quy định của pháp luật như: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em năm 1991 và Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 20 04 thay thế
năm 1991; Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 19 91; Bộ luật Lao động năm
1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007); Bộ luật Hình sự năm 1999 ( được
sửa đổi, bổ sung năm 2009); Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (sửa đổi, bổ
sung năm 2010); Bộ luật Dân sự 2005… Và các nghị định, thông tư hướng dẫn
và các văn bản dưới luật khác liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em đã được ban
hành. Sau khi phê chuẩn Công ước, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập
Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam (nay là Ủy ban Dân số, Gia đình và
6

Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992

GVHD: Th.s Thạch Huôn

7

SVTH: Thạch Thị Mỹ Linh


Luận văn tốt nghiệp


Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989

Trẻ em) – cơ quan thuộc Chính phủ chuyên trách theo dõi, phối hợp với các bộ,
ngành thực hiện chương trình hành động quốc gia và động viên các tổ chức xã
hội và quần chúng, các tầng lớp nhân dân thực hiện các quyền của trẻ em t rong
Công ước.
1.1.2. Sự ra đời về quyền trẻ em trong Công ước của Liên Hợp Quốc
Công ước là một loạt điều ước quốc tế được ký giữa chính phủ các nước,
nhằm giải quyết những vấn đề về chính trị, luật pháp, kinh tế… Hoặc Công ước
quốc tế là văn bản ghi rõ những việc cần tuân theo và những điều bị cấm thi
hành, liên quan đến một lĩnh vực nào đó, do một nhóm quốc gia thỏa thuận và
cùng cam kết thực hiện, nhằm tạo ra tiếng nói chung, sự thống nhất về hành
động và sự hợp tác trong các nước thành viên.
Công ước về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chính thức
thông qua ngày 20/11/1989 và mở cho các nước ký ngày 26/1/1990 nhân kỷ
niệm lần thứ 30 thông qua Tuyên ngôn về quyền trẻ em (1959 - 1989) và lần thứ
10 kỷ niệm Năm Quốc tế thiếu nhi. Công ước trở thành có hiệu lực và được công
nhận là luật quốc tế từ ngày 2/9/1990, đến nay đã có 197 quốc gia thành viên
(phê chuẩn hay gia nhập)7. Công ước về quyền trẻ em là những quy định pháp lý
quốc tế được thể hiện một cách toàn diện, khá đầy đủ nhằm mang lại nh ững lợi
ích tốt nhất và bảo vệ trẻ em ở những quyền cơ bản mà trẻ em có thể tồn tại và
phát triển tốt. Công ước này còn là văn kiện quyền con người được hưởng ứng
và chấp nhận rộng rãi nhất, nhanh chóng nhất trong lịch sử luật quốc tế về quyền
con người.
Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê
chuẩn tham gia Công ước về quyền trẻ em (20/2/1990). Để Công ước về quyền
trẻ em trở thành hiện thực không phải là vấn đề đơn giản và dễ dàng, mà là một
quá trình phấn đấu lâu dài và gi an khổ. Công ước quốc tế về quyền trẻ em là một
cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền trẻ em. Ngoài lời nói đầu, nội dung của

Công ước bao gồm 3 phần với 54 Điều, trong đó có 41 Điều quy định về quyền
trẻ em được quốc tế công nhận, các Điều còn lại liên quan đến vấn đề pháp lý và
7

Trang trường Đại học Cảnh sát nhân dân, />
GVHD: Th.s Thạch Huôn

8

SVTH: Thạch Thị Mỹ Linh


Luận văn tốt nghiệp

Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989

vai trò của Ủy ban về quốc tế và các nước tham gia, thực thi Công ước trong
thực tế. Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989 đã ghi nhận
các quyền cơ bản của trẻ em. Các quyền đó được chia làm 4 nhóm sau:
- Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống, quyền được sống cuộc
sống bình thường và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi
dưỡng, được chăm sóc sức khỏe, quyền được có tên và có quốc tịch…
- Nhóm quyền được bảo vệ: là những quyền nhằm bảo vệ kh ỏi mọi hình
thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị xâm hại, bảo vệ trẻ em trong
những trường hợp khủng hoảng…
- Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự
phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi gi ải trí, được phát
triển nhân cách…
- Nhóm quyền tham gia: là những quyền được tham gia vào những công
việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện

vọng của mình…
Theo các chuyên gia về quyền trẻ em, có bốn nguyên tắc cơ bản làm nền
tảng cho CRC, đó là :
- Nguyên tắc không phân biệt đối xử
- Nguyên tắc lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em
- Nguyên tắc trẻ em cũng là con người
- Nguyên tắc tôn trọng ý kiến quan điểm của trẻ em. 8
1.2. Các khái niệm liên quan
1.2.1. Khái niệm quyền co n người và quyền công dân
1.2.1.1. Khái niệm quyền con người
Kể từ khi Liên hợp quốc được thành lập (năm 1945), quyền con người đã
được quy định cụ thể trong hàng trăm văn kiện pháp luật quốc tế, trở thành một
hệ thống tiêu chuẩn pháp lý toàn cầu đòi hỏi mọi quốc gia, trong đó có Việt
8

Giáo trình Lý luận và pháp luật về con người của Trường Đại học quốc g ia Hà Nội. Trang 332

GVHD: Th.s Thạch Huôn

9

SVTH: Thạch Thị Mỹ Linh


Luận văn tốt nghiệp

Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989

Nam, tôn trọng và thực hiện. Có nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con
người. Quyền con người là một thực thể tồn tại trong xã hội, để tồn tại và phát

triển được trong xã hội loài người phải trải qua những giai đoạn lịc h sử hình
thành lâu dài. Trong mỗi giai đoạn hình thành và phát triển con người phải đấu
tranh nhằm lấy lại quyền lợi vốn có thuộc về m ình, một quyền cơ bản mà bất kỳ
một cá nhân nào trong xã hội đều có được - quyền con người.
Quyền con người là một phạm t rù đa diện, do đó có nhiều định nghĩa khác
nhau, mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề về con người khác nhau, nhưng các định
nghĩa điều hướng đến quyền và lợi ích chung của tất cả thành viên con người
trên thế giới.
Mỗi quốc gia đều có cách nhìn nhận không giốn g nhau về quyền con người
do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa nên tùy thuộc
vào những điều kiện này mà các quốc gia có những quy định bảo vệ và thực hiện
quyền con người một cách khác nhau.
Tuy nhiên, ở cấp độ quốc tế, định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp
Quốc về quyền con người thường được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu, theo
đó: “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal
guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hàn h
động (action) hoặc sự bỏ mặc (omission) làm tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ
bản (fundamental freedoms) của con người”9. Ngoài ra, quyền con người cũng
được quy định trong các Công ước và Điều ước quốc tế. Cụ thể, quyền con
người được quy định trong bản T uyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948); Công
ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966). Quyền con người là một
quyền bất khả xâm phạm, quyền không thể tước bỏ, quyền tự do ngôn luận, tự
do tín ngưỡng mà cả thế giới đều quan tâm đến, mọi người đư ợc sinh ra đều có
bình đẳng, việc tôn trọng và ghi nhận các giá trị quyền con người cần phải được
thực hiện một cách toàn diện để đảm bảo các quyền cơ bản của con người được
phát huy hết khả năng của nó, một quyền mà tất cả mọi cá nhân trên thế giới đều
được hưởng và thực hiện nó một cách chính đáng.
9

Trang Luật nhân quyền,

/>
GVHD: Th.s Thạch Huôn

10

SVTH: Thạch Thị Mỹ Linh


Luận văn tốt nghiệp

Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989

Ở Việt Nam, một số định nghĩa về quyền con ng ười do một số chuyên gia,
cơ quan nghiên cứu từng nêu ra cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng nhận
xét chung, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợ i ích tự nhiên,
vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật
quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.
1.2.1.2. Khái niệm quyền công dân
Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù rất gần gũi nhưng
không đồng nhất. Quyền công dân là một khái niệm xuất hiện cùng cách mạng
tư sản. Cách mạng tư sản đã đưa con người từ địa vị những thần dân trở thành
những công dân và pháp điển hóa các quyền tự nhiên của con người dưới hình
thức các quyền công dân. Như vậy, về bản chất các quyền công dân chính là
những quyền con người được các nhà nước thừa nhận và áp dụng cho công dân
của mình. 10Tuy nhiên, quyền công dân không phải là hình thức cuối cùng và
toàn diện của quyền con người. Quyền công dân là tập hợp những quyền tự
nhiên được pháp luật của một nước ghi nhận và bảo đảm, nhưng chủ yếu dành
cho những người của nước đó. Không phải ai cũng được hưởng các quyền công
dân của một quốc gia nhất định, và không phải hệ thống quyền công dân của mọi
quốc gia đều giống hệt nhau, cũng như đều hoàn toàn tương thích với hệ thống

các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người.
Ở nhiều góc độ, quyền con người là khái niệm rộng hơn quyền công dân.
Về tính chất, quyền con người không bị bó hẹp trong mối quan hệ giữa cá nhân
với nhà nước mà còn thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thể cộng đồng
nhân loại. Về phạm vi áp dụng, do không bị giới hạn bởi chế định quốc tịch, chủ
thể của quyền con người là tất cả các thành viên của gia đình nhân loại, bất kể vị
thế, hoàn cảnh, quốc tịch…
Một cá nhân, ngoại trừ những người không có quốc tịch, về danh nghĩa
đồng thời là chủ thể của cả hai loại quyền con người và quyền công dân, tuy
nhiên, sự phân biệt trong thụ hưởng hai loại quyền này chỉ được thể hiện trong
một số hoàn cảnh đặc biệt. Ví dụ, một người n ước ngoài sẽ không được hưởng
10

Trang Luật nhân quyền,
/>
GVHD: Th.s Thạch Huôn

11

SVTH: Thạch Thị Mỹ Linh


Luận văn tốt nghiệp

Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989

một số quyền công dân đặc thù, chẳng hạn như quyền bầu cử, ứng cử…Tuy
nhiên, người đó vẫn được hưởng các quyền con người phổ biến áp dụng cho mọi
thành viên của nhân loại trong mọi hoàn cảnh, cụ thể như quyền sống, quyền tự
do…11

1.2.2. Khái niệm quyền trẻ em trong Công ước của Liên Hợp Quốc
1.2.2.1. Khái niệm trẻ em
Mỗi trẻ em là một con người với những đặc điểm riêng về thể chất và tâm
lí. Những đặc điểm và khả năng của trẻ rất khác nhau theo từng độ tuổi và sự
trưởng thành, trẻ em là những con người còn non nớt nên các em rất cần sự bảo
vệ và giúp đỡ của người lớn để được an toàn. Vì các em rất dễ bị rủ rê, bị lợi
dụng, bị lạm dụng tình dục…
Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em đã ghi nhận “ Trẻ em
có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng
với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn ”.12
Theo pháp luật Trung quốc quy định tại Điều 2 luật Bảo vệ người chưa
thành niên như sau: “Trẻ em còn được gọi là trẻ chưa thành niên, là công dân
dưới 18 tuổi”. Tại Điều 4 luật Phúc lợi trẻ em năm 1947 của Nhật Bản cũng quy
định trẻ em là người dưới 18 tuổi. Theo Điều 1 pháp luật Liên bang Nga số 124 FZ ngày 21/7/1998 (sửa đổi) thì trẻ em được hiểu là người ở độ tuổi dưới 18.
Nhưng theo luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định khác
hơn so với Công ước cụ thể tại Điều 1 thì “ Trẻ em là công dân Việt Nam dưới
mười sáu tuổi”.
1.2.2.2. Khái niệm quyền trẻ em
Quyền trẻ em chính là quyền con người được cụ thể hóa cho phù hợ p với
nhu cầu, đặc trưng và tính chất cuộc sống của trẻ em. Quyền trẻ em được xây
dựng dựa trên nhu cầu, đặc điểm của trẻ em, nhằm đảm bảo cho sự tồn tài và
phát triển của trẻ em.

11

Trang Luật nhân quyền,
/>12
Điều 1 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (1989)

GVHD: Th.s Thạch Huôn


12

SVTH: Thạch Thị Mỹ Linh


Luận văn tốt nghiệp

Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989

a) Trong Công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc năm 1989
Công ước, một phương tiện mạnh mẽ của trẻ em trên thế giới, khẳng định
trẻ em là chủ thể của các quyền, không đơn giản chỉ là đối tượng được quan tâm
hoặc dành cho các dịch vụ phúc lợi. Chúng được hưởng các quyền của mình
thông qua hoạt động của nhà nước, các cơ quan, t ổ chức và cá nhân. Quyền trẻ
em trong Công ước của Liên Hợp Q uốc năm 1989 đã bao quát được tất cả các
khía cạnh của quyền trẻ em, bao gồm: Quyền sống còn; quyền được bảo vệ;
quyền được phát triển; quyền tham gia và một số biện pháp bảo vệ dành cho các
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
b) Trong pháp luật Việt Nam
Quyền trẻ em là quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; quyền được giáo
dục… Hiến pháp 1992, luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 cũng
đã nói rõ quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em. Bộ luật Dân sự năm 2005 có
những quy định riêng nhằm xác định địa vị pháp lý của trẻ em trong lĩnh vực dân
sự, gồm quyền, nghĩa vụ và những bảo đảm pháp lý. Luật Quốc tịch Việt Nam
2008 xác định trẻ em với tư cách là một cá nhân, nên có quyền có quốc tịch là
một trong n hững quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của trẻ em. Trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức và cá nhân là phải đáp ứng nhu cầu căn bản nhất của trẻ em để
trẻ em có thể phát triển một cách toàn diện.
1.2.3. Mối quan hệ giữa quyền trẻ em và quyền con người

Điều 1 Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền 1948 quy định “Mọi người sinh
ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền ”.13Theo quy định đó thì
quyền trẻ em và quyền con người không chỉ giống nhau ở chỗ đều bình đẳng,
không phân biệt đối xử. Tuy nhiên, trẻ em c ó những đặc điểm khác với người
trưởng thành về thể chất và trí tuệ, trẻ em rất dễ bị tổn thương, nên cần phải có
những quy định riêng khác với quyền con người nói chung.
Khái niệm “quyền trẻ em” ra đời tạo một cơ sở pháp lý để trẻ em có thể trở
thành một chủ thể đặc biệt độc lập trong quan hệ pháp luật về con ng ười. Quyền
13

Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948

GVHD: Th.s Thạch Huôn

13

SVTH: Thạch Thị Mỹ Linh


Luận văn tốt nghiệp

Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989

trẻ em và quyền con người có mối quan hệ gắn bó , chặt chẽ với nhau và không
thể tách rời nhau. Quyền trẻ em cũng là quyền con người được cụ thể hóa cho
phù hợp với nhu cầu, đặc trưng phát triển và tính chất cuộc sống trẻ em, chế định
quyền con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng được ghi nhận trong nhiều
văn bản, chẳng hạn về pháp luật Việt Nam được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật
và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan d o các cơ quan có thẩm
quyền của quốc gia ban hành.

Quyền trẻ em được ghi nhận trong Hiến pháp là các quyền cơ bản của công
dân (chương V Hiến pháp 1992). Nhưng quyền con người bao hàm cả quyền
công dân, rộng hơn quyền công dân. Quyền trẻ em và quyền con n gười không
chỉ giống nhau ở tính chất đặc biệt dễ bị tổn thương mà còn có mối quan hệ
khăng khít về nhiều mặt.
Trong pháp luật quốc gia và quốc tế cũng như trong phong tục tập quán ở
nhiều nước, trẻ em chịu sự chi phối của nhiều mặt. Tuy nhiên, trong 2 thậ p kỷ
qua, thế giới loài người đã chứng kiến một bước phát triển mới ảnh hưởng to lớn
đến sự sống còn và phát triển của trẻ em trên thế giới. Đó là việc Đại hội đồng
Liên Hợp Quốc thông qua Công ước về quyền trẻ em 1989. Trong Công ước, trẻ
em là một chủ thể đặc biệt, vì trẻ em cần sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt không
chỉ từ gia đình, cá nhân, tổ chức, Nhà nước mà cần sự quan tâm của cả thế giới.
1.3. Đặc điểm của quyền trẻ em
Quyền trẻ em được ghi nhận là các quyền cơ bản của công dân mà nội
dung chủ yếu là các quyền dân sự, bao gồm: quyền sống còn, quyền được bảo
vệ, quyền được phát triển và quyền được tham gia. Quyền trẻ em được thể hiện
qua những đặc điểm sau:
- Khái niệm quyền trẻ em gắn liền với khái niệm quyền con người. Vì trẻ
em cũng là con người. Quyền trẻ em cũng là quyền con người được cụ thể hóa
phù hợp với nhu cầu, đăc trưng phát triển và tính chất cuộc sống trẻ em.
- Các quyền trẻ em là quyền con người - tôn trọng nhân phẩm mà không
quan tâm đến vấn đề tuổi tác.
GVHD: Th.s Thạch Huôn

14

SVTH: Thạch Thị Mỹ Linh


Luận văn tốt nghiệp


Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989

- Các quyền trẻ em là những qu yền mang tính chất pháp lý, đã được pháp
luật quốc tế và pháp luật của mọi quốc gia quy định. Các quy định đã làm rõ
trách nhiệm của các chủ thể và các đối tượng chịu trách nhiệm.
- Các quy định về quyền trẻ em đem lại quyền năng cho các em, chúng đòi
hỏi cần phải có một nền văn hóa tương tác mới đối với trẻ em, dựa trên sự thừa
nhận các em là chủ thể và người sở hữu quyền.
1.4. Bản chất của quyền trẻ em
1.4.1. Bản chất xã hội
Sự phát triển của con người là một quá trình liên tục, diễn ra trong suốt
cuộc đời. Ở mỗi giai đoạn phát triển của cá thể, cơ thể của đứa trẻ là một chỉnh
thể hài hòa, với những đặc điểm vốn có đối với giai đoạn tuổi đó. Mỗi giai đoạn
tuổi đều chứa đựng các vết tích của giai đoạn trước, những biểu hiện của giai
đoạn này là mầm móng của giai đoạn sau. Có nhiều cách phân chia các giai đoạn
tuổi khác nhau, theo những tiêu chuẩn khác nhau. Sau đây là cách phân chia các
giai đoạn tuổi căn cứ theo các đặc điểm tâm lý của trẻ, theo đó th ì sự phát triển
của trẻ được chia thành 6 giai đoạn:
- Giai đoạn phát triển trong bụng mẹ (270 – 280 ngày)
- Giai đoạn sơ sinh
- Giai đoạn bú sữa
- Giai đoạn răng sữa: từ 1 tuổi đến 6 tuổi
- Giai đoạn niên thiếu: từ 7 tuổi đến 15 tuổi
- Giai đoạn dậy thì: tuổi học sinh THPT
Sự sinh trưởng của trẻ được hiểu là sự gia tăng về chiều dài, về dung tích
và khối lượng của thân thể trẻ. Còn sự phát triển của trẻ là sự thay đổi về chất
lượng trong cơ thể trẻ em, thể hiện ở sự phức tạp hóa tổ chức của cơ thể, nghĩa là
sự phức tạp hóa của cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan trong cơ thể.
Trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vật sang các trò chơi vận

động. Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản thân v à gia đình như tắm,
GVHD: Th.s Thạch Huôn

15

SVTH: Thạch Thị Mỹ Linh


Luận văn tốt nghiệp

Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989

giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa . Ngoài ra, trẻ còn tham gia lao động tập thể ở
trường lớp như trực nhật, trồng cây…
Các yếu tố bên trong như yếu tố nội tiết, hệ thần kinh, di truyền…và các
yếu tố bên ngoài như vai trò của dinh dưỡng, vai trò của giáo dục, luyện tập làm
cho trẻ phát triển cân đối, hài hòa hoặc có thể giúp trẻ phục hồi các c hức năng
tổn thương, ảnh hưởng của khí hậu và môi trường sống. Tất cả các yếu tố đó đều
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển thể chất của trẻ em. 14
1.4.2. Bản chất pháp lý
Công ước quốc tế về quyền trẻ em - Convention on the Rights of the Child
(viết tắt là CRC) là tập hợp những quy định pháp lý quốc tế một cách toàn diện
nhằm mang lại những lợi ích và bảo vệ cho trẻ em.
Mỗi trẻ em có đặc thù riêng, có mặt mạnh và năng lực khác nhau. Tuổi thơ
là giai đoạn phát triển của con người mang tính chất quyế t định. Trẻ em có hàng
loạt các nhu cầu phát triển ở các thời kỳ khác của tuổi thơ.
1.5. Các nguyên tắc cơ bản của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em
1.5.1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử
Không phân biệt đối xử được quy định (tại Điều 2 khoản 1 Công ước của
Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989). Nguyên tắc cơ bản là mọi trẻ em

phải được hưởng quyền của mình dù là gái hay trai, giàu hay nghèo, khoẻ mạnh
hay ốm đau, khuyết tật, đa số hay thiểu số, theo tôn giáo hay không tôn giáo… là
không phân biệt giới tính, chủng tộc, màu da , tôn giáo, khuyết tật, xuất thâ n và
gia đình… Nguyên tắc không phân biệt đối xử được quy định trong mọi văn kiện
cơ bản về nhân quyền, được xác định một cách cận trọng bởi các cơ quan có
trách nhiệm giám sát việc thực thi. Trong phá p luật Việt Nam, nguyên tắc không
phân biệt đối xử được quy định trong Điều 4 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em 2004.
Một khái niệm đã được thừa nhận về phân biệt đối xử là “ bất kỳ sự phân
biệt, sự loại trừ, hạn chế hoặc ưu đãi nào… mà có mục đích hoặc tác động làm
vô hiệu hoặc giảm thiểu việc thừa nhận, hưởng thụ hay thực hành, trên một bình
14

Trang tài liệu, />
GVHD: Th.s Thạch Huôn

16

SVTH: Thạch Thị Mỹ Linh


Luận văn tốt nghiệp

Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1989

diện công bằng, các quyền và tự do cơ bản của con người về chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội hoặc bất kỳ lĩnh vực nào khác của đời sống công cộng ”. Ủy ban
Nhân quyền giám sát việc thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị đã nhấn mạnh rằng “ Việc hưởng thụ các quyền và tự do trên cơ sở bình
đẳng… không có nghĩa là đối xử giống hệt nhau trong mọi trường hợp ”. Nguyên

tắc về bình đẳng đôi khi đòi hỏi các quốc gia thành viên phải “ có những hành
động tích cực nhằm loại trừ dần hoặc xóa bỏ các điều kiện gây ra hoặc duy trì,
kéo dài sự phân biệt đối xử bị Công ước nghiêm cấm”. 15Công ước đề cao
nguyên tắc không phân biệt đối xử, nhưng đòi hỏi sự quan tâm chú ý đến trẻ em
không may mắn, những người đáng được tích cực trợ giúp.
1.5.2. Nguyên tắc lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em
Nguyên tắc này được ghi nhận rất rõ tại khoản 1 Điều 3 Công ước về
quyền trẻ em 1989 của Liên Hợp Quốc “Trong mọi hoạt động đối với trẻ em, dù
là cơ quan phúc lợi xã hội của Nhà nước hay của tư nhân, là Tòa án, nhà chức
trách hành chính hay cơ quan lập pháp, những lợi ích tốt nhất của đứa trẻ phải
là mối quan tâm hàng đầu ”.16Đây là nguyên tắc cơ bản nhất và xuyên suốt nhất
trong Công ước, Điều 5 khoản 1 của Luật bảo vê, chăm sóc và giáo dục trẻ em
2004 cũng có quy định: “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách
nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt
động của cơ quan, tổ chức, gia đình, c á nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích
của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu ”.17
1.5.3. Nguyên tắc trẻ em cũng là con người
Trẻ em cũng là con người, là một thực thể tồn tại trong xã hội. Trẻ em có
các quyền bất khả xâm phạm, quyền được tôn trọng nh ân phẩm và quan tâm
chăm sóc mà tất cả mọi trẻ em trên thế giới đều được hưởng. Đó là những quyền
mà con người cũng được hưởng được quan tâm. Nhận thấy được tầm quan trọng
15

Trang Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình, />cle=0&p_p_state=normal&_62_INSTANCE_Z5vv_struts_action=%2Fjournal_articles%2Fview&_62_I
NSTANCE_Z5vv_version=1.0&_62_INSTANCE_Z5vv_groupId=18&_62_INSTANCE_Z5vv_articleId
=1718
16
Khoản 1 Điều 3 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989
17
Khoản 1 Điều 5 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004


GVHD: Th.s Thạch Huôn

17

SVTH: Thạch Thị Mỹ Linh


×