Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

KHÁI NIỆM KHÁCH SẠN VÀ NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM, BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.46 KB, 35 trang )

PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH:
1. Khái niệm về du lịch:
Trước thế kỷ 19, du lịch chỉ là hiện tượng lẻ tẻ của một ít người thuộc tầng lớp
trên. Cho đến thế kỷ 20, khách du lịch vẫn tự lo cho việc đi lại và ăn ở của mình vì lúc
đó du lịch chưa được coi là đối tượng kinh doanh của nền kinh tế. Người ta coi du lịch
là một hiện tượng nhân văn nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức và giải trí của con người.
Có nhiều khái niệm khác nhau khi định nghĩa về du lịch. Tuỳ vào sự nhận thức
của mỗi người xem mục đích đi du lịch là gì họ sẽ đưa ra khái niệm du lịch với những
nội dung khác nhau. Người ta cho rằng du lịch là một hiện tượng xuất hiện nảy sinh
trong đời sống loài người, theo nhận thức này thì du lịch là những người đến viếng thăm
một quốc gia nào đó ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, mục đích đa dạng nhưng
không vì mục đích kiếm tiền.
Ngày nay, khi du lịch ngày càng phát triển thì các hoạt động kinh tế du lịch ngày
càng gắn bó và phối hợp với nhau tạo thành một hệ thống rộng lớn và chặt chẽ. Du lịch
được xem như là một ngành công nghệ, là toàn bộ hoạt động mà có mục tiêu, là chuyển
các nguồn lực, vốn , nguyên liệu thành những sản phẩm dịch vụ hàng hoá để cung cấp
cho khách du lịch.
Các khái niệm trên chỉ mô tả du lịch theo hiện tượng bên ngoài của nó, với tư
cách là đối tượng nghiên cứu của môn kinh tế du lịch được phản ánh các mối quan hệ
bản chất bên trong làm cơ sở cho việc nghiên cứu các xu hướng và các quy luật phát
triển của nó. Chúng ta có thể hiểu rằng: du lịch là tổng thể những hiện tượng và những
mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà
kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình
thu hút và lưu giữ khách du lịch.
2. Khái niệm về du khách:
Bản thân việc xây dựng khái niệm du khách là một vấn đề phức tạp, mỗi nước có
một quan niệm khác nhau theo những chuẩn mực khác nhau. Do đó đã gây khó khăn
cho việc áp dụng công ước quốc tế cũng như hệ thống luật pháp trong nước để bảo vệ
quyền lợi của du khách. Chính vì vậy mà các tổ chức quốc tế không ngừng đưa ra một


khái niệm thống nhất về du khách đặc biệt là du khách quốc tế.
3. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm du lịch:
a. Khái niệm:
Với tư cách là một ngành kinh doanh, du lịch cung cấp cho du khách điều gì khi
họ bỏ tiền ra để tham gia vào một chuyến đi du lịch đó?
Sẽ không hẳn vì họ thích được đi máy bay, được ở khách sạn với đầy đủ những
phương tiện với tiện nghi hơn ở nhà... mặc dù những nhân tố này không kém phần quan
1
trọng. Điều quan trọng mà sản phẩm du lịch mang lại cho du khách là sự hài lòng do
được trải qua một khoảng thời gian thú vị, những điều kì thú tồn tại trong ký ức của
khách khi kết thúc chuyến đi.
Như vậy sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất
trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời
gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng.
b. Đặc điểm của sản phẩm du lịch:
Sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng thứ yếu đặc biệt của con
người. Nhu cầu hiểu biết kho tàng văn hoá lịch sử, nhu cầu thưởng thức cảnh đẹp thiên
nhiên... Vì vậy nhu cầu du lịch chỉ được đặt ra khi người ta có thời gian rỗi và có thu
nhập cao.
Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, thực ra nó là một kinh nghiệm du
lịch hơn là một món hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi tiêu dùng.
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm với việc
sản xuất ra chúng. Do đó, sản phẩm du lịch về cơ bảnt là không dự trữ được.
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ, nguyên nhân chính là do trong
du lịch thì lượng cung khá ổn định trong thời gian tương đối dài trong khi đó nhu cầu
của khách hàng thường xuyên thay đổi làm nảy sinh độ lệch thời vụ giữa cung và cầu.
Chính vì vậy, trong kinh doanh du lịch có tính thời vụ.
II. KHÁI NIỆM KHÁCH SẠN VÀ NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM, BẢN CHẤT
CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN:
1. Khái niệm khách sạn:

Khách sạn là những công trình kiến trúc kiên cố, có nhiều tầng, có nhiều phòng
ngủ được trang bị sẵn các thiết bị đồ đạc tiện nghi, dụng cụ chuyên dùng nhằm mục
đích kinh doanh các dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác.
2. Nội dung của hoạt động kinh doanh khách sạn:
Nội dung chủ yếu của khách sạn là kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhưng khi ra khỏi
nơi cư trú thường xuyên của mình ngoài nhu cầu về ở, người ta còn có nhu cầu về ăn
cho nên trong kinh doanh khách sạn việc cung ứng về các dịch vụ ăn cũng là nội dung
rất quan trọng, nội dung chủ yếu của hoạt động kinh doanh khách sạn là dịch vụ lưu trú
và dịch vụ ăn uống, nhưng dịch vụ lưu trú là cơ bản nhất.
Ngày nay trong quá trình phát triển dịch vụ, do nhu cầu ngày một đa dạng, do
nhu cầu mở rộng phạm vi kinh doanh của mình, đồng thời do sự cạnh tranh nhằm thu
hút khách nên các khách sạn tiến hành mở rộng đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của
mình như tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm, biểu diễn các loại
hình giải trí văn hoá và các món ăn địa phương. Ngoài ra khách sạn còn kinh doanh một
số dịch vụ là hàng hoá do ngành khác sản xuất ra như dịch vụ điện thoại, cho thuê xe...
3. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn:
Sản phẩm của ngành khách sạn không thể lưu kho, không thể đem đến nơi khác
quảng cáo hoặc tiêu thụ, chỉ có thể " sản xuất và tiêu dùng ngay tại chỗ".
2
Vị trí xây dựng và tổ chức kinh doanh khách sạn quyết định quan trọng đến kinh
doanh khách sạn. Ví trí này phải đảm bảo tính thuận tiện cho khách và công việc kinh
doanh khách sạn.
Trong khách sạn dung lượng lao động lớn ,các khâu trong quá trình phục vụ
không được cơ giới hoá, tự động hoá.
Đối tượng kinh doanh và phục vụ của ngành khách sạn đa dạng về thành phần,
nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác, sở thích, nếp sống, phong tục tập quán.
Tính chất phục vụ của khách sạn là liên tục, khi khách có nhu cầu thì phải đáp
ứng ngay.
Tính tổng hợp và phức tạp trong quá trình hoạt động.
4. Bản chất của hoạt động kinh doanh du lịch:

Nói đến hoạt động kinh doanh khách sạn. Đó là việc kinh doanh các dịch vụ lưu
trữ, ngoài dịch vụ cơ bản ngành khách sạn còn tổ chức các dịch vụ bổ sung khác như:
dịch vụ phục vụ ăn uống, phục vụ vui chơi giải trí... "sản phẩm" của ngành khách sạn
chủ yếu là dịch vụ và một phần là hàng hoá "sản phẩm của ngành khách sạn là tự kết
hợp của sản phẩm vật chất và sự tham gia của nhân viên. Đây là hai yếu tố không thể
thiếu được của hoạt động kinh doanh khách sạn.
III. NGUỒN KHÁCH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGUỒN KHÁCH:
1. Khái niệm nguồn khách:
Là tổng hợp tất cả các nhu cầu du lịch của nhiều đối tượng khác nhau và các đối
tượng này có khả năng thanh toán cho nhu cầu du lịch của mình.
2. Ý nghĩa của nguồn khách đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch:
Với bất kỳ ngành kinh doanh nào, khách hàng luôn luôn là nhân tố quan trọng
hàng đầu giúp cho doanh nghiệp có thể trụ vững trong nền kinh tế thị trường.
Sản phẩm du lịch là sản phẩm trừu tượng không thể dự trữ được.
Trong du lịch luôn tồn tại tính thời vụ, lượng khách đến không đều trong năm thì
việc chủ động tìm kiếm thị trường là rất quan trọng trong kế hoạch kinh doanh cũng như
tiến hành quản lý tiếp thị.
3. Đặc điểm của nguồn khách:
Riêng trong ngành du lịch việc tiêu thụ sản phẩm khác hẳn với những sản phẩm
của các ngành khác vì rằng đặc điểm của sản phẩm du lịch không thể đem đi rao bán mà
khách hàng phải tìm đến tận nơi để tiêu dùng sản phẩm du lịch. Do đó để du khách nắm
bắt được những thông tin về cơ sở du lịch để quyết định tiêu thụ sản phẩm thì vai trò
marketing rất quan trọng.
Do đặc điểm của nguồn khách rất phong phú và đa dạng, có rất nhiều đặc điểm
khác nhau về tuổi tác, quốc tịch, sở thích... nên ta có thể thấy rõ đặc điểm của người
khách là:
+ Cơ cấu khách phức tạp: trước đây du lịch được coi là một hiện tượng nhân viên
và chỉ có những người thuộc tầng lớp quý tộc. Nhưng ngày nay nó đã trở thành hiện
3
tượng quần chúng hoá cho bất cứ người nào có khả năng thanh toán, cũng như thời gian

rãnh rỗi.
+ Biến động thường xuyên: để có thể thực hiện một chuyến du lịch du khách
thường phải hội tụ đủ các yếu tố cần thiết như thu nhập, thời gian, thời tiết... Sự tác
động của các nhân tố này vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan cho nên
nguồn khách này luôn biến động. Sự biến động này phục thuộc vào:
Khí hậu: khí hậu đóng vai trò quyết định trong những điều kiện thích hợp cho
các cuộc hàng trình du lịch. Đây cũng là nhân tố tạo nên tính thời vụ trong du lịch.
Thời gian nhàn rỗi: hiện nay với chế độ nghỉ phép có lương, hưu trí nên ngày
càng có nhiều người tham gia vào du lịch.
Thu nhập : là yếu tố hàng đầu cho một chuyến du lịch.
IV. CHÍNH SÁCH THU HÚT KHÁCH CỦA KHÁCH SẠN THANH
LỊCH:
1. Chính sách sản phẩm:
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở
khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú
vị, một kinh nghiệm trọn vẹn và sự hài lòng.
Ba cấp độ trong khái niệm về sản phẩm du lịch:
+ Sản phẩm cốt lõi: lợi ích cốt lõi mà du khách được hưởng.
+ Sản phẩm hình thức: tương ứng với sản phẩm xuất hiện khi mua, lựa chọn nó
là sự tác nghiệp hoá sản phẩm cốt lõi bởi các yếu tố cụ thể hữu hình.
+ Sản phẩm mở rộng: là tổng hợp tất cả các yếu tố hữu hình và vô hình nhằm
cống hiến lợi ích nào đó cho du khách.
Mỗi sản phẩm có một vòng đời hay chu kỳ sống nhất định gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn tung ta thị trường.
- Giai đoạn phát triển
- Giai đoạn chín mùi
- Giai đoạn suy thoái
Sản phẩm du lịch cũng có chu kỳ sống và cũng bao gồm các giai đoạn như trên
nhưng chu kỳ sống của sản phẩm du lịch thường dài hơn chu kỳ sống của các sản phẩm
bình thường.

Trong hoạt động kinh doanh khách sạn xây dựng chính sách sản phẩm phải tăng
cường các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao tính thích ứng của sản phẩm như:
định vị sản phẩm trong thị trường mục tiêu, đổi mới sản phẩm...
Sản phẩm được phát sinh từ sự biến đổi không ngừng của nhu cầu, từ sự xem xét
trong khả năng thanh toán, thị hiếu, ý muốn, sở thích của người tiêu dùng. Vì vậy việc
đổi mới sản phẩm là một chiến lược đúng đắn trên con đường phát triển của khách sạn.
2. Chính sách giá:
4
Giá cả là số tiền mà người mua và người bán thoả thuận với nhau để trao đổi
hàng hoá và dịch vụ trong điều kiện giao hàng bình thường. Mặc dù hiện nay sự cạnh
tranh về giá không còn giữ vị trí thống trị như trước nữa nhưng nó vẫn là công cụ giữ
vai trò đặc biệt quan trọng để thực hiện các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp.
Trong các biến số của marketing - Mix chỉ có biến số giá cả là trực tiếp tạo ra
doanh thu và lợi nhuận thực tế. Còn đối với người mua giá cả được coi là chỉ số đầu tiên
để họ đánh giá phần được và chi phí phải bỏ ra để tiêu dùng dịch vụ.
Đề ra một chính sách giá hợp lý và rất khó khăn, cần có sự nghiên cứu tỉ mỉ để
có mức giá đó phù hợp với mục tiêu kinh doanh của khách sạn.
Chiến lược giá cho sản phẩm mới:
+ Chiến lược giá hớt váng: sản phẩm mới có sự dị biệt lớn cạnh tranh ít gay gắt
hoặc phân khúc khách hàng có độ nhạy cảm khác nhau đối với giá.
+ Chiến lược thâm nhập: mục tiêu là thâm nhập thị trường và đạt thị phần ngay
từ đầu.
Chiến lược phân biệt giá:
+ Mùa vụ: giá thấp vào mùa trái du lịch, tăng số lượng khách ngoài mùa chính
với những du khách nhạy cảm với giá.
+ Thị trường: đối với đoạn thị trường có hệ số co giãn cầy cao hay thấp thì việc
định giá là thấp hoặc giữ mức giá.
+ Doanh số bán: chính sách giá đối với khách hàng đi theo số lượng lớn, khách
hàng thường xuyên, khách hàng dài ngày.
+ Giá đặc biệt : chính sách giá khuyến mãi vào các dịp như lễ hội, sinh nhật...

Chiến lược gía linh hoạt: có 2 hướng chiến lược tăng hoặc giảm giá dựa vào:
+ Phản ứng có thể của du khách.
+ Phản ứng của đối thủ cạnh tranh.
+ Phản ứng của doanh nghiệp đối với sự thay đổi giá của đối thủ cạnh tranh.
3. Chính sách phân phối:
Xây dựng các chính sách phân phối là việc tập hợp các biện pháp nhằm đưa sản
phẩm du lịch vào các kênh tiêu thụ khác nhau sao cho thoả mãn một cách tối đa nhu cầu
của người tiêu dùng.
Để tiêu thụ sản phẩm khách sạn đã xây dựng hệ thống kênh phân phối bao gồm:
kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phố gián tiếp
- Kênh phân phối trực tiếp:
Kênh này được thực hiện tại thị trường khách nội địa do nhân viên lễ tân phụ
trách và nhân viên đăng ký giữ chổ trước cho khách. Giữa các nhân viên này có mối liên
5
Khách sạn Khách du lịch
hệ mật thiết với nhau trong việc bán hàng. Bên cạnh đó, khách sạn có thể đặt các phòng
đại diện tại các cửa khẩu, sân bay để hướng dẫn bán sản phẩm trực tiếp cho khách.
- Kênh phân phối gián tiếp:
+ Kênh phân phối cấp 1:
+ Kênh phân phối cấp 2:
Hình thức kênh phân phối này được thực hiện chủ yếu pử thị trường khách quốc
tế. Khách sạn có thể bán sản phẩm của mình thông qua hệ thống đặt phòng từ xa, thông
qua mạng Internet... Khách hàng có thể mua sản phẩm và thanh toán qua mạng mà
không cần tiếp xúc với nhân viên của khách sạn.
4. Chính sách cổ đông:
Mục đích của công việc này là nhằm xây dựng một hình ảnh tốt về khách sạn đối
với khách và các đơn vị gởi khách, làm cho các đối tượng này hiểu về chất lượng phục
vụ của khách sạn.
Chính sách cổ động bao gồm chính sách quảng cáo, khuyến mãi, tuyên truyền và
bán hàng trực tiếp.

Chính sách quảng cáo: nhằm giới thiệu sản phẩm du lịch của khách sạn cho du
khách và củng cố uy tín cho khách sạn trên thị trường.
Chính sách khuyến mãi: ngoài các phương tiện quảng cáo trên, khách sạn còn sử
dụng hình thức khuyến mãi nhằm tạo thêm động cơ cho khách để ra quyết định mua
ngay sản phẩm của khách sạn mà không hề đắn đo suy nghĩ.
Chính sách tuyên truyền: mục đích của công việc này là nhằm nâng cao hình ảnh
tích cực về khách sạn, giới thiệu các sản phẩm của khách sạn cho du khách thông qua
các công ty, các hãng lữ hành, đại lý du lịch.
Tuy nhiên cổ động vừa là vấn đề khoa học, vừa là yếu tố nghệ thuật, do d dó để
thành công đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt, nhạy bén, và khéo léo trong quá trình thực
hiện nhằm đạt được những mục tiêu vạch ra với chi phí thấp nhất.
Sự tương tác giữa những hoạt động cổ động khác nhau đòi hỏi sự phối hợp một
cách có tổ chức để đạt được hiệu quả tối đa. Trong hoạt động cổ đông cần xác định rõ:
Nói cái gì? Nói như thế nào? Nói ở đâu và nói với ai? Hoạt động cổ động phải làm cho
khách hàng nhận thức, cảm thụ, hành động công việc của nhà truyền thông là xác định
xem đa số người tiêu dùng đang ở giai đoạn nào và triển khai một chiến dịch truyền
thông để đưa họ đến giai đoạn tiếp theo.
6
Khách sạn
Các công ty, đại
lý du lịch
Khách du lịch
Khách sạn
Hãng lữ hành
trong nước
Hãng lữ hành
ngoài nước
Khách
du lịch
PHẦN II

THỰC TRẠNG HOẠ T ĐỘNG KINH DOANH
TẠI KHÁCH SẠN THANH LỊCH
I. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ KHÁCH SẠN THANH LỊCH:
1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Thanh Lịch :
Khách sạn nằm gần trung tâm thành phố và các đầu mối giao thông nên rất thuận
tiện cho việc đia lại của du khách.
Du khách đến đây có thể viếng thăm viện bảo tàng chàm, Non nước, phố cổ Hội
An... đi bằng taxi du khách chỉ mất 5 phút là đến viện bảo tàng Chàm, mât 15 phú là đến
Non Nước và 45 phút là đến được Phố cổ Hội An. Với khoảng cách và thời gian như
vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan được nhiều nơi, tiết kiệm được
thời gian. Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút khách nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh của khách sạn.
Quo mô của khách sạn được thiết kế rất đẹp. Bao gồm 7 tầng và các phòng được
trang bị hiện đại, các khu vực xung quanh khách sạn đều có đèn chiếu sáng, có chậu hoa
cây cảnh làm tăng vẻ đẹp không gian của khách sạn.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, khách sạn Thanh Lịch tại Đà
Nẵng đã phấn đấu vươn lên, không ngừng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ
nhân viên, tăng cường tuyên truyền, quảng bá khai thác khách, nâng cấp cải tạo để đảm
bảo phục vụ khách du lịch.
Vị trí của Khách sạn Thanh Lịch đặt tại: 22 Bạch Đằng - thành phố Đà Nẵng.
7
2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
a. Cơ cấu tổ chức của Khách sạn Thanh Lịch:
b. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong khách sạn:
* Ban giám đốc: gồm giám đốc và phó giám đốc
Chức năng: tổ chức quản lý và điều hành mọi vấn đề có liên quan trong phạm vi
quyền hạn của mình, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý mọi hoạt động kinh
doanh trong khách sạn.
Nhiệm vụ: Vạch ra các chương trình kinh doanh tại khách sạn, theo dõi giám sát
việc thực hiện mệnh lệnh của tất cả các bộ phận theo chức năng và nhiệm vụ được giao,

trực tiếp điều hành một số lĩnh vực khác, nhất là lĩnh vực tuyển chọn nhân viên. Đặc
biệt là quan hệ với chính quyền sở tại và nhà cung ứng. Chịu trách nhiệm hoạt động
kinh doanh của khách sạn về mặt pháp luật.
* Bộ phận lễ tân:
Chức năng: thực hiện những quy trình gắn liền với khách thuê phòng, làm cầu
nối giữa khách với các dịch vụ khách ở trong và ngoài khách sạn.
Nhiệm vụ: điều phối phòng cho khách, làm thủ tục giấy tờ khi khách đến và
thanh toán khi khách đi. Thông tin phối hợp với các bộ phận khác trong khách sạn trong
việc tổ chức các dịch vụ như: dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú và các dịch vụ bổ sung
khác. Và đây là nơi thu nhận những thông tin cần thiết cho công việc kinh doanh của
khách sạn và phản ánh kịp thời.
* Bộ phận buồng:
Chức năng: có trách nhiệm phục vụ khách về dịch vụ ngủ trong thời gian khách
lưu lại khách sạn.
Nhiệm vụ: làm vệ sinh và bảo trì hàng ngày các khu vực phòng ngủ. Kiểm tra,
chuẩn bị phòng, đồng thời phục vụ tại phòng như nhận đồ giặt, là đồ cho khách, kết hợp
8
Giám đốc
Phó Giám đốc
Kế toán
Lễ
tân
Kỹ
thuật
Buồng
Bảo vệ Nhà
hàng
Bếp
với bộ phận nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống tại phòng khách, kiểm tra các minibar và
báo lại với bộ phận lễ tân để tiện cho việc thanh toán mà khách đã dùng trong thời gian

lưu lại tại khách sạn.
* Bộ phận nhà hàng:
Chức năng: có trách nhiệm tổ chức phục vụ khách các món ăn, thức uống mà
khách yêu cầu.
Nhiệm vụ: cần liên hệ trực tiếp với lễ tân và buồng để nhận thông tin về ăn uống
của khách. Trực tiếp đón khách và giao đặt hàng cho bộ phận bếp. Nhân viên nhà hàng
có nhiệm vụ phục vụ cho đến khi khách ăn xong.
* Bộ phận bếp:
Chức năng: chuẩn bị chế biến thức ăn, thức uống phục vụ khách lưu trú tại
khách sạn cũng như khách vãng lai.
Nhiệm vụ: cung cấp cho khách các món ăn, thức uống theo thực đơn đã đặt. Phối
hợp với các bộ phận khác như lễ ăn, buồng trong việc phục vụ các dịch vụ bổ sung có
kèm theo ăn uống, kiểm tra đồ ăn trước khi chế biến, phục vụ cho khách. Chịu trách
nhiệm trước ban giám đốc về việc tổ chức quản lý thu mua và chế biến bảo quản thực
phẩm.
* Bộ phận kế toán:
Chức năng: tham gia các hoạt động thu, chi của khách sạn và các vấn đề liên
quan đến tài chính trong khách sạn.
Nhiệm vụ: bộ phận kế toán có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu liên quan đến các
hoạt động kinh doanh của khách sạn. Trình lên ban giám đốc về kết quả đạt được và
chưa đạt được sau mỗi quý, mỗi năm. Chuẩn bị bảng lương kế toán thu và kế toán chi,
giá thành, kiểm soát các chi phí của toàn bộ phận trong khách sạn. Ngoài ra bộ phận kế
toán còn có trách nhiệm thu nhập và báo cáo hầu hết các bảng thống kê tài chính và hoạt
động doanh thu của khách sạn.
* Bộ phận kỹ thuật:
Chức năng: đảm nhiệm các cơ sở vật chất kỹ thuật trong khách sạn như: điện,
nước.. .các thiết bị lắp đặt trong khách sạn luôn hoạt động tốt để phục vụ khách.
Nhiệm vụ: có nhiệm vụ sửa chữa, bảo quản các trang thiết bị, kiểm tra lắp đặt hệ
thống vật chất kỹ thuật trong toàn khách sạn.
* Bộ phận bảo vệ:

Chức năng: bảo vệ toàn bộ tài sản của khách sạn, đảm bảo an toàn về an ninh,
tính mạng và tài sản của khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn.
Nhiệm vụ: ghi lại các giấy tờ tuỳ thân của khách, đảm bảo an toàn cho khách, có
nhiệm vụ vận chuyển và mang hành lý cho khách bộ phận này chịu sự quản lý trực tiếp
của giám đốc khách sạn.
3. Nguồn nhân lực của khách sạn:
a. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Khách sạn Thanh Lịch:
9
Khách sạn Thanh Lịch được trang bị với một hệ thống cơ sở vật chất hiện đại từ
trong phòng ngủ, đến bếp. Phía trước là khu vực lễ tân và bãi đậu xe cho khách. Ngoài
bàn lễ tân có một bộ salon để đón khách, tại bàn lễ tân có các dụng cụ cơ bản như điện
thoại, máy vi tính, máy tính, máy fax.
Khách sạn gồm có tất cả 25 phòng chia làm 3 loại.
Sau đây là bảng phân loại số lượng phòng, giá phòng, tiện nghi trong phòng.
Bảng 1. Bảng loại phòng, số lượng phòng và tiện nghi trong phòng
Loại
Số lượng
phòng
Giá phòng cho
khách nội địa
(VNĐ)
Giá phòng cho
khách quốc tế
(USD)
Tiện nghi trong phòng
1. Dluxe 9 400.000 40
- Điều hoà, tủ lạnh, tivi,
điện thoại, bồn tắm, đèn
ngủ, bàn làm việc.
2. Superior 8 300.000 30

- Điều hoà, tủ lạnh , tivi,
điện thoại, nước nóng,
bồn tắm, đèn ngủ.
3. Standard 8 250.000 25
- Điều hoà, tủ lạnh , tivi,
điện thoại, nước nóng,
đèn ngủ.
Nhận xét: Qua bảng 1 cho thấy các tiện ngi trong phòng tương đối đầy đủ tuy
nhiên để thu hút được khách hàng càng đông thì khách sạn cần trang bị thêm máy sấy
tóc, dao cạo râu, gạt tàn thuốc, gương soi cho mỗi phòng và trang bị thêm bàn ghế cho
các phòng superior và Standar.
Bảng 2: Trang thiết bị của nhà hàng
Tên trang thiết bị Số lượng
1. Tivi 1
2. Đầu Radio 1
3. Máy điều hoà 2
4. Tủ lạnh 2
5. Bàn 8
6. Quạt tường 6
7. Quạt trần 1
8. Điện thoại 1
Nhận xét: Bộ phận nhà hàng chưa có quạt cây và quạt trần mới chỉ có 1 cái do
đó cần trang bị thêm để phục vụ khi khách đông. Ngoài ra các dụng cụ như dao, thìa,
tách, ly, đĩa... cũng cần bổ sung thêm.
4. Đội ngũ nhân viên:
10
Lực lượng lao động là một yếu tố quan trọng mọi lĩnh vực, quyết định thành
công của khách sạn.
Bảng 3: Cơ cấu lao động của Khách sạn Thanh Lịch
TT Tên bộ phận

Số
lượng
Trình độ
Đại học
Cao
đẳng
Trung
cấp
Trung
học
Nghiệp
vụ
1 Giám đốc 1 1 1
2 Phó giám đốc 1 1
3 Kế toán 2 2 2
4 Lễ tân 5 5 4 2
5 Buồng 6 6
6 Kỹ thuật 2 4 2 2 4
7 Bảo vệ 4 2
8 Bếp 2 1 2
Tổng cộng 23 13 9 4 15
11
Nhận xét: Qua bảng ta thấy:
Cán bộ công nhân viên có trình độ đại học chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số lượng
lao động trong khách sạn. Phần lớn nhân viên đều có nghiệp vụ và đã tốt nghiệp cao
đẳng hoặc trung cấp.
Về nghiệp vụ: hầu hết các nhân viên đều có trình độ nghiệp vụ, đều được đào tạo
chuyên môn và được rèn luyện qua thực tế ở các khách sạn nên rất vững vàng.
Về trình độ ngoại ngữ: đa phần nhân viên có trình độ ngoại ngữ nhưng không
cao và giao tiếp có giới hạn trong từng bộ phận. Khách sạn cần có chính sách nâng cao

trình độ ngoại ngữ cho nhân viên, kể cả trình độ nghiệp vụ giúp cho nhân viên tự tin
hơn trong công việc.
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN TỪ
2002 - 2004:
1. Cơ cấu doanh thu:
12
Bảng 4: Cơ cấu doanh thu theo từng loại dịch vụ tại Khách sạn Thanh Lịch từ năm 2002 - 2004
Chỉ tiêu
2002 2003 2004 So sánh
ST TT% ST TT% ST TT%
2003/2002 2004/2003
CL % CL %
Tổng doanh thu 1.132.548.416 100 1.248.634.629 100 1.311.066.360 100 116.086.213 110,25 62.431.731 105
Doanh thu lưu trú 909.435.269 80,30 1.006.570.799 80,61 1.051.699.339 80,22 97.135.530 110,68 45.128.540 104,48
Doanh thu ăn uống 134.180.533 11,85 146.831.537 11,76 163.173.114 12,45 12.651.004 109,43 16.341.577 111,13
Doanh thu khác 88.932.614 7,85 95.232.293 7,63 96.193.907 7,34 6.299.679 107,08 961.614 101,01
13
Nhận xét:
Qua bảng 4 ta thấy doanh thu từ dịch vụ lưu trú chiếm tỷ trọng cao nhất năm
2002 chiếm 80,30%, năm 2003 chiếm 80,61% và 2004 chiếm 80,22%. Đây là đặc thù cơ
bản của kinh doanh khách sạn, doanh thu từ dịch vụ lưu trú không ngừng tăng là do
khách sạn đã đáp ứng được nhu cầu của du khách và số ngày lưu trú bình quân cao. Có
được kết quả này là do khách sạn đã có những chính sách thích hợp trong việc thu hút
khách.
Doanh thu từ dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ
và cũng góp phần đáng kể vào việc tăng doanh thu. Để thu hút được nhiều du khách thì
khách sạn cần phải mở rộng thêm nhiều loại hình dịch vụ bổ sung để tăng sức cạnh
tranh trên thị trường và giữ được khách ở lại lâu hơn.
Về mặt chủng loại, các dịch vụ vui chơi giải trí chưa được dtc mở rộng như
karaoke, Massage... các dịch vụ khác vẫn còn ở dạng hình thức chưa được chú ý mở

rộng nên doanh thu mang lại không cao.
2. Cơ cấu chi phí:
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định dựa vào lợi nhuận đạt
được trên cơ sở lấy doanh thu bù đắp chi phí. Để tăng hiệu quả ks, có thể tăng doanh thu
hoặc cắt giảm chi phí.
Trong nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh gay gắt thì việc tăng doanh thu
đòi hỏi phải có nhiều nổ lực vượt bậc và vì vậy doanh nghiệp có thể phát huy được thế
mạnh của mình vào việc phân tích chi phí. Từ đó có thể cắt giảm những khoảng không
đáng kể và có kế hoạch cụ thể trong việc phân bổ chi phí.
14

×