Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP Dự án xây dựng quốc lộ 3 mới và mạng lưới đường khu vực đoạn Hà nội Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 112 trang )

,5
1:1

,5
1:1

<3,5m

<3,5m

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ-KỸ THUẬT
KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

NGÔ NAM SƠN
Hoaìn thiãû
n pháö
n trãn taluy

Hoaìn thiãû
n pháö
n dæåïi taluy

<2,5m

ĐỀ TÀI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

<2,5 m

BÁO CÁO KẾT QUẢ

Tên đề tài:



Dự án xây dựng quốc lộ 3 mới và mạng lưới
đường khu vực đoạn Hà nội - Thái Nguyên.
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khóa học
Lớp

: Cao đẳng chính quy
: Xây dựng cầu đường
: 2010 – 2013
: K6 CĐ XDCĐ/ LK5


Thái Nguyên, năm 2013
TRƯỜN
G CAO ĐẲNG KINH TẾ-KỸ THUẬT
KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

NGÔ NAM SƠN
BÁO CÁO KẾT QUẢ

ĐỀ TÀI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:

Dự án xây dựng quốc lộ 3 mới và mạng lưới
đường khu vực đoạn Hà nội - Thái Nguyên.

Giáo viên hướng dẫn: VŨ VĂN AN


Thái Nguyên, năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Khoa Cầu đường - Trường cao
đẳng kinh tế kỹ thuật thái nguyên-Đại học thái nguyên em đã được trang bị
những kiến thức, kỹ năng làm việc trong ngành xây dựng cầu đường. Tuy
nhiên để không bị bỡ ngỡ khi ra trường, nhà trường đã cho em cơ hội tiếp
xúc với môi trường làm việc thực tế, từ đó kết hợp với lý thuyết đã học để có
cái nhìn khách quan về các vấn đề liên quan đến ngành xây dựng cầu đường
đặc biệt là chuyên ngành đường.
Thực tập chính là cơ hội cho em tiếp cận thực tế, áp dụng những lý thuyết
đã học trong nhà trường vào công việc thực tế, cũng là cơ hội cho em quan
sát học hỏi phong cách,kinh nghiệm làm việc, bước đầu làm quen với các
công việc của một kỹ sư cầu đường. Đây cũng là cơ hội tốt để em có thêm
kiến thức và tài liệu phục vụ cho nhiệm vụ thiết kế đồ án tốt nghiệp, tích lũy
kiến thức chuyên môn cần thiết trong khi đọc và làm việc tại công ty thực tập.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
THIẾT KẾ VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HƯNG THỊNH gói thầu PK1B,
được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo ban điều hành, các anh chị cán bộ
công nhân viên của ban điều hành, em có điều kiện nắm bắt tình hình hoạt
động chung của ban điều hành và hoàn thành quá trình thực tập cán bộ kĩ
thuật.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy giáo bộ môn Đường ô
tô và đường đô thị - Khoa Cầu Đường - TrườngTrường cao đẳng kinh tế kỹ
thuật thái nguyên-Đại học thái nguyên và đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy
giáo vũ văn an cùng các anh, chị cán bộ nhân viên trong ban điều hành gói
thầu PK-1B đã giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Hà Nội ngày 8 tháng 7 năm 2013

Chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC


1.Tính cấp thiết của đề tài

Được biết, dự án xây dựng quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên (hay
còn gọi là dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên) là dự án đặc biệt
quan trọng trong việc kết nối mạng lưới giao thông khu vực phía Bắc Thủ
đô Hà Nội. Ngoài việc giảm tải cho Quốc lộ 3 cũ, tuyến đường còn có ý
nghĩa rất lớn để phát triển kinh tế cho các tỉnh vùng núi phía Bắc, đặc biệt
là các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên.Xây dựng đường ô tô cao tốc
là xu thế tất yếu của một nền kinh tế phát triển, các nước tiên tiến đã cơ
bản xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới đường ô tô cao tốc. Đối với Việt Nam,
xây dựng và phát triển hệ thống đường bộ cao tốc chính là tiền đề cho
phát triển kinh tế xã hội cũng như cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước. Vì vậy việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng này đang trở
nên cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Sự phát triển hệ thống đường ô tô
cao tốc cũng đồng nghĩa với yêu cầu về thiết kế và xây dựng một tuyến
đường ô tô đạt chất lượng cao, tính tiện nghi, thuận lợi, tốc độ cao, xe
chạy an toàn đồng thời tuyến đường thoả mãn tốt nhất sự hài hoà với địa
hình tự nhiên, tức là sẽ có sự đòi hỏi cao hơn cả về mặt kỹ thuật cũng như
mỹ thuật của tuyến đường. Bước thiết kế tuyến trên bình đồ là khâu đầu
tiên đặt nền móng khai sinh ra tuyến đường, có vai trò quan trọng đối với
chất lượng của đường ô tô. Nếu vẫn thiết kế tuyến theo những nguyên tắc
thông thường như từ trước đến nay sẽ không đáp ứng được đầy đủ những
đòi hỏi trên. Xem xét nghiên cứu một phương pháp thiết kế tuyến sao cho
thoả mãn được các yêu cầu, đồng thời đánh giá được chất lượng của tuyến
thiết kế là hết sức cần thiết trong công tác thiết kế đường ô tô hiện nay.

2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài

- Trình bày tổng quan một số vấn đề khi thiết kế tuyến đường ô tô cao
tốc, nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho người kỹ sư thiết kế đường
thực hiện công tác này
. - Đặt vấn đề, nêu lên cơ sở lí luận, trình bày nội dung phương pháp
thiết kế tuyến đường


- Phân tích ảnh hưởng của các thông số thiết kế tuyến trên bình đồ đến
an toàn xe chạy làm cơ sở lí luận đề xuất đánh giá chất lượng của đồ án
thiết kế tuyến thông qua các chỉ tiêu về bảo đảm an toàn giao thông.
- Xây dựng chương trình phần mềm ứng dụng thiết kế tuyến đường trên
bình đồ, đánh giá chất lượng của tuyến thiết kế bằng các tiêu chí về an
toàn giao thông.
- Góp phần phục vụ công tác tư vấn thiết kế các công trình đường ô tô
cao tốc, đường cấp cao ở nước ta hiện nay
3.. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu lý thuyết phương pháp thiết kế tuyến đường trên bình đồ.
- Phân tích lý thuyết ảnh hưởng các thông số thiết kế tuyến trên bình đồ
đến an toàn xe chạy, lí luận đánh giá chất lượng tuyến thiết kế bằng các
tiêu chí về an toàn giao thông.
- Nghiên cứu quá trình thực hiện thiết kế thực tế các tuyến đường ô tô
cao tốc đã thực hiện, tìm hiểu tính năng ứng dụng của các phần mềm
thiết kế đường bộ hiện hành
. - Xây dựng sơ đồ khối tổng quát, triển khai các thuật toán chi tiết, sử
dụng giải pháp công nghệ phần mềm viết thành chương trình ứng dụng
thiết kế tuyến đường trên bình đồ, đánh giá chất lượng tuyến thiết kế
bằng theo tiêu chí về an toàn giao thông, kết xuất trực tiếp với phần
mềm Nova-TDN để tiếp tục thiết kế hoàn thiện tuyến đường

. - Đối tượng nghiên cứu là các nội dung thiết kế kỹ thuật tuyến đường ô
tô cao tốc.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là bước thiết kế bình đồ tuyến.



CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP VÀ TỔNG
QUAN ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I-GIỚI THIỆU CÔNG TY THỰC TẬP
1. TÊN CÔNG TY:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HƯNG
THỊNH.
2. TÊN GIAO DỊCH:
HUNG THINH CONSULTANT DESIGN AND INVESTMENT CONSTRUCTION
JOINT STOCK COMPANY
3. TÊN VIẾT TẮT:
HTDC.,JSC
4. TRỤ SỞ CÔNG TY:
-Địa chỉ: Phòng A1/1, nhà B24 - Phường Kim Liên - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội.
-Điện thoại liên lạc: 04.38525658 0983 136368
-Fax:04.38525658
-Email:

- Websites:
5. VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÍA NAM
- Địa chỉ:
Số 9 Tiền Giang – Phường 2 – Quận Tân Bình – TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại:
08. 38485784
- Fax:

08. 38485814
6. ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN:
- Số 0103002350 do Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 03/6/2003.
7. TÀI KHOẢN & MÃ SỐ THUẾ CÔNG TY:
- Tài khoản :
53540869 (VND)
- Tại Ngân hàng Thương mại CP Á Châu Hà Nội Phòng giao dịch Kim Liên tại tầng 1,
Tòa nhà Kinh Building, số 7 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội
- Và tài khoản:
1300201182118
- Tại Ngân hàng NN&PTNT Thăng Long số 4 - Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa - Hà Nội
- Mã số thuế:
0100364730
8. VỐN ĐIỀU LỆ:
Vốn pháp định của Công ty:
40..000.000.000đ (Bốn mươi tỷ đồng chẵn).


9. CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH CHÍNH:

• Thi công xây dựng các công trình: dân dụng, công nghiệp, giao thông, san nền,
cấp thoát nước, kênh mương. Thi công nội ngoại thất, công viên cây xanh. Sản
xuất các cấu kiện: sắt, gỗ nhôm, nhựa phục vụ xây dựng;

• Thiết kế quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết khu đô thị và nông thôn;
• Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, thiết kế hạ tầng kỹ thuật khu đô thị ( giao
thông, san nền, cấp thóat nước);

• Thiết kế cấp điện: đối với công trình dân dụng, công nghiệp, công trình điện năng,
khu chế xuất, khu công nghệ cao;


• Thiết kế kiến trúc, kết cấu đối với công trình dân dụng, công nghiệp;
• Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất đối với công trình dân
dụng, công nghiệp;

• Thiết kế hệ thống cấp thoát nước đối với công trình dân dụng, công nghiệp;
• Thiết kế kênh mương cấp thoát nước đô thị;
• Thiết kế các công trình cầu, đường bộ;
• Thiết kế khảo sát địa chất, xử lý gia cố nền đối với công trình xây dựng;
• Tư vấn thẩm định thiết kế và tổng dự toán (quy hoạch, công trình);
• Tư vấn giám sát, tư vấn đấu thầu. Tư vấn quản lý dự án và điều hành dự án công
trình;

• Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng và bảo vệ môi trường;
• Tư vấn kiểm định chất lượng công trình xây dựng;
• Khảo sát đo đạc địa hình phục vụ cho quy hoạch và xây dựng;
• Buôn bán máy móc thiết bị và các cấu kiện xây dựng; Buôn bán hàng nội thất,
điện máy, đồ gia dụng, thiết bị văn phòng, thiết bị nghe nhìn, hàng thủ công mỹ
nghệ;

• Kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng;
• Quan trắc lún công trình xây dựng;
• Đánh giá tác động môi trường.


II. Khái quát về gói thầu PK1B:
Tên dự án: Dự án xây dựng quốc lộ 3 mới và mạng lưới đường khu vực đoạn Hà
nội - Thái Nguyên.
Tên gói thầu: Gói thầu PK1-B đoạn Đông Anh - Yên Phong (Km7+00-Km17+820).
Địa điểm xây dựng gói thầu: Thuộc địa phận huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và

huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
Chủ đầu tư : Ban quản lý dự án 2
Nguồn vốn: Vốn vay ODA của JICA, hiệp định vay vốn số VNXII-3
Đơn vị tư vấn: Liên danh Nippon Koel Co., Ltđ (NK) - Japan bridge and structure
institute, INC (JBSI) - Transport engineering design incorporated (TEDI)
Nhà thầuCÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG HƯNG THỊNH Tiến độ thi công gói thầu PK1-B: Dự kiến được hoàn thành
trong thời gian 42 tháng (trong đó 36 tháng thi công trực tiếp; 3 tháng đầu làm công tác
chuẩn bị, huy động nhân lực, trang thiết bị và các thủ tục ban đầu để triển khai dự án; 3
tháng cuối dành cho công tác hoàn thiện, lập hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán và các
thủ tục khác.)
Giá trị gói thầu ( Bao gồm 15% chi phí dự phòng và không bao gồm thuế
VAT) : 1.214.669.927.000 đồng.
Chiều dài tuyến: Km7+000 – Km17+820 trong đó
+ Tổng công ty xd Hưng Thịnh : Km7+000 – Km15+000
+ Vinaconex
: Km15+000 – Km17+820
Chiều rộng nền đường chính: 34,5m bao gồm 4 làn đường xe chạy 3,75m và 2
làn đường phụ 3m, dải phân cách trung tâm 10,5m.
Kết cấu mặt đường chính:
+ Lớp mặt Bê tông Asphalt chống trượt 3cm.
+ Lớp mặt Bê tông Asphalt thông thường 5cm.
+ Lớp mặt Bê tông Asphalt dưới mặt 8cm.
+ Lớp móng trên cấp phối đá dăm dày 28cm
+ Lớp móng dưới cấp phối dăm dày 33cm.

II. Sơ đồ tổ chức ban điều hành:
Giám đốc dựán:Lâm Văn Tế
Phó Giám đốc dự án:Đặng Nam Hưng



Trưởng phòng Kỹ thuật: Ngô Văn Sáng

Kỹ sư hiện
trường

Kỹ sư vật liệu

Thầu phụ–Thi công nền đường
Chỉ huy trưởng
Chỉ huy phó
Kỹ sư hiện trường
Đốc công
Người vận hành
Công nhân

Kỹ sư trắcđạc


Danh sách nhân viên của ban điều hành
No

Name

Title

1

Lam Van Te


Project manager /Giám đốc BĐH

2

Nguyen Hoang Hai

Deputy project manager /Phó giám đốc BĐH

3

Do Manh Hung

Quality manager/Giám đốc QLCL

4

Vu Anh Dung

Safety, Sanitation and Environment Manager/
Giám đốc an toàn, VSMT

5

Nguyen Quang Minh

Assistant for Environment Manager/
Phụ tá cho Giám đốc an toàn, VSMT về Môi trường

6


Hoang Quynh

Chief accountant/Kế toán trưởng

7

Ngo Van Sang

Head of technical department/Trưởng phòng kỹ thuật

8

Nguyen Hoang Hai

Head of planning department/Trưởng phòng kế hoạch

9

Nguyen Ngoc Luan

Material engineer/Kỹ sư vật liệu

10

Vu Xuan Kien

Accountant and cashier/Kế toán viên, thủ quỹ

11


Nguyen Quy Tho

Quantity engineer/Kỹ sư khối lượng

12

Le Van Long

Quantity engineer/Kỹ sư khối lượng

13

Nguyen Van Nghia

Planning engineer in charge of requisition form/
Kỹ sư kế hoạch và viết phiếu yêu cầu

14

Cao Nguyen Thang

Planning engineer in charge of requisition form/
Kỹ sư kế hoạch và viết phiếu yêu cầu

15

Tran Anh Tu

Road superintendent/ Kỹ sư đường


16

Nguyen Huu Vuong

Road superintendent/Kỹ sư đường

17

Nguyen Ngoc Tuan

Road superintendent /Kỹ sư đường

18

Duong Manh Tuan

Road superintendent/Kỹ sư đường

19

Nguyen Hong Thien

Bridge superintendent/Kỹ sư cầu

20

Nguyen Kim Tuyen

Bridge superintendent/Kỹ sư cầu



21

Vu Dinh Sang

Bridge superintendent/Kỹ sư cầu

22

Nguyen Dinh Thanh

Bridge superintendent/Kỹ sư cầu

23

Luong Xuan Dong

Measurement team/Bộ phận đo đạc

24

Nguyen Thanh Tuan

Measurement team/Bộ phận đo đạc
Interpreter: 1; Driver: 2; guard and cook: 2/
Phiên dịch:1; lái xe:2; bảo vệ, cấp dưỡng: 2

CHƯƠNG II: BIỆN PHÁP THI CÔNG XỬ LÍ NỀN ĐẤT YẾU
(phân đoạn từ Km 7+00 -:- Km 11+00)
Phân đoạn gồm 4 đoạn cần phải xử lý nền đất yếu, bao gồm 3 đoạn xử lý bằng bấc

thấm, và 1 đoạn xử lý bằng cọc cát, toàn bộ 4 đoạn có đệm cát thoát nước và trải vải địa
kỹ thuật dưới đệm cát.
ST

Lý trình
Chiều dài K.cách Chiều sâu xử lý
T
(m)
(m)
(m)
1
2
3
4

01-PVD
02-PVD
03-PVD
04-SVD

Km 8+540 ~ Km 8+650
Km 9+680~Km 9+980
Km 10+760~Km 11+000
Km 10+460~Km 10+760

110
300
240
300


Theo tk
Theo tk
Theo tk
Theo tk

Theo thiết kế
Theo thiết kế
Theo thiết kế
Theo thiết kế

I. Yêu cầu về vật liệu:
1. Yêu cầu vật liệu thi công cọc cát, đệm cát:
 Hạng mục công việc này bao gồm việc tiến hành hệ thống VSD và bố trí tầng
thoát nước ngang tại những khu vực đất yếu được chỉ rõ trong bản vẽ hoặc do
kỹ sư chỉ định. Sau khi Nhà thầu tiến hành thăm dò khảo sát địa chất ở tầng
dưới thì cần tiến hành nghiêm hạng mục công việc này theo sự xác định của Kỹ
sư.
 Hạng mục công việc này bao gồm: tiến hành đóng VSD theo khoảng cách và
chiều sâu đã được yêu cầu, phía dưới tầng thoát nước cần trải lớp vải địa kỹ
thuật, tiến hành thi công tầng thoát nước dạng hạt phía trên khu vực thiết kế để
thoát nước.
 Vật liệu cát dùng cho VSD không được lẫn tạp chất, chất hữu cơ hoặc những
chất có hại khác.
 Vật liệu VSD phải đáp ứng yêu cầu trong 22 TCN 262-2000 và phù hợp các
yêu cầu sau:
 Yêu cầu chung:
♦ Hàm lượng chất hữu cơ:.........................................................................<5%


♦ Đường kính hạt >0.25mm......................................................................>50%

♦ Đường kính hạt<0.08mm.......................................................................<5%.

 Yêu cầu cụ thể:


×

(D60/D10)>6 và 1<[(D30)2/(D10 D60)]<3
Trong đó: D60, D30 and D10 là đường kính hạt hoặc cỡ sàng (theo mm) cho phép 60%,
30% or 10% vật liệu lọt qua (hạt có đường kính nhỏ hơn).
2. Yêu cầu vật liệu dùng cho thi công bấc thấm:
Các chỉ tiêu cơ lý của bấc thấm (PVDs) được sử dụng trong dự án phải được Tư vấn
xem xét và chấp thuận căn cứ trên các thông tin chi tiết do Nhà thầu phải nộp trình về
loại PVD mà Nhà thầu đệ trình. Thông tin phải bao gồm các số liệu đầy đủ từ nhà cung
cấp liên quan đến đặc tính, kết quả thí nghiệm kiểm tra chất lượng, chứng chỉ, phương
pháp và thiết bị nối, biện pháp thi công thích hợp và các thông tin liên quan khác mà Nhà
thầu cung cấp phục vụ công tác xem xét và đánh giá của Tư vấn.
Bấc thấm (PVDs) phải có hai thành phần - một lõi nhựa thoát nước liên tục được bọc
bằng vải địa kỹ thuật không dệt. Hai bộ phận này có thể được làm thành một hoặc phần
lọc có thể được quấn quanh lõi, lồng vào nhau và hàn kín để chứa lõi.
Băng thoát nước phải linh động, có khả năng uốn mà không gây hư hại trên mặt trống
có đường kính đuợc Tư vấn chấp thuận và đảm bảo không bị gãy, hỏng hay mất các đặc
tính thấm của nó trong quá trình lắp ráp.
♦ Việc sử dụng bấc thấm lâu dài phải xét đến các đặc tính sau:

 Bấc thấm phải có đủ độ mềm dẻo để có thể vừa khắc phục được độ lún dự tính
của đất trong khi duy trì tính liên tục và không tạo ra sự chống đỡ nào đáng kể
cho kết cấu. Vật liệu thấm phải là loại trơ và bấc thấm phải duy trì được đặc tính
của chúng trong suốt thời gian chờ cố kết yêu cầu.
 Bấc thấm phải có khả năng thấm nước do dòng chảy từ đất xung quanh bấc

thấm ngăn không cho lớp mịn của đất lọt vào lõi gây cản trở cho bộ lọc.
 Bấc thấm phải có khả năng thoát nước dọc theo chiều dài của nó và không gây
ra sự cản trở đáng kể đối với dòng chảy và duy trì được khả năng thoát nước của
nó tại độ sâu thi công lớn nhất theo qui định. Vật liệu PVD phải đảm bảo các
yêu cầu tối thiểu của 22 TCN 262-2000 như sau:
Đặc tính của lớp vỏ và lõi PVD

Tiêu chuẩn

Yêu cầu

Kích thước bên ngoài của ô dệt, µ m

ASTM D4751 – 87

Dưới 75

Cường độ chịu kéo , kN

ASTM D4632 – 91

Lớn hơn 1.6

Khả năng thoát nước áp suất 350kN/m2

ASTM D4716 – 87

qw ≥ 60.10-6 m3/sec

ASTM D4491


≥ 1.10-4 m/sec

Hệ số thấm của lưới lọc


Đặc tính của lớp vỏ và lõi PVD
Cường độ căng kéo tương đương độ
căn kéo dưới 10% cho cường độ kháng
ngắt quãng trong khi cắm PVD

Tiêu chuẩn

Yêu cầu

ASTM 4595

≥ 1kN/PVD
Khoảng 100mm ±
0.05mm

Bề rộng PVD

Trong quá trình vận chuyển, bấc thấm phải được bọc bằng một lớp vỏ bọc có khả
năng bảo vệ cao. Tại khu vực cất giữ, bấc thấm phải được bảo vệ khỏi ánh sáng mặt trời,
bùn, bụi bẩn, rác rưởi và các chất có hại khác. Tất cả các bấc thấm dùng cho dự án phải
được cấp chứng chỉ của nhà sản xuất.
3. Yêu cầu vật liệu thi công vải địa kỹ thuật:
Tại những nơi được qui định hay do Tư vấn chỉ dẫn, vải lọc địa kỹ thuật để tách vật
liệu đệm dạng hạt khỏi các vật liệu đất hiện có phải tuân thủ các yêu cầu của 22TCN24898 đối với vải có độ bền cao đặc biệt là vải sử dụng làm vật liệu cách li cho đường bộ.

Vải phải là loại không dệt, sợi liên tục, khâu bằng kim và được sản xuất từ polyme
tổng hợp bền. Vải phải có độ thấm lớn hơn độ thấm của lớp đất xung quanh và phải có
các đặc tính cơ lý tối thiểu như sau:
Đặc tính
Trọng lượng tối thiểu g/m2
Cường độ chịu kéo dải tối thiểu kN/m
Độ dãn dài lớn nhất lúc hư hại%
Cường độ đâm thủng CBR tối thiểu N

Các giá trị y/c
130
12
65
1000

Phương pháp thí nghiệm
ASTM D3776
ASTM D4595
ASTM D4595
ASTM D 4833

II. Chọn phương án thi công:
Để đảm bảo chất lượng của công tác thi công, đúng tiến độ, nâng cao năng suất lao
động của công nhân cũng như thiết bị máy móc, tránh mất thời gian vào việc lắp đặt
chuyển đổi thiết bị từ cọc cát sang bấc thấm, đơn vị sẽ tổ chức thi công theo phương
pháp dây chuyền chuyên môn hóa riêng từng phần: Một đội chuyên thi công cọc cát, một
đội chuyên thi công bấc thấm. Đội nào kết thúc công việc trước thì sẽ chuyển đổi dây
chuyền công nghệ để phối hợp thi công cùng đội kia nhằm đẩy nhanh tiến độ.



Nội dung phương án thi công dây chuyền là phương án mà trong đó quá trình thi
công được chia ra nhiều công việc có quan hệ chặt chẽ với nhau và được sắp xếp theo
một trình tự hợp lý, sản
phẩm làm ra liên tục, đều đặn theo một hướng đến một thời điểm nào đó tất cả các máy
móc phương tiện và người hoạt động trên các dây chuyền được liên tục không bị gián
đoạn.
Qui trình thi công được chia làm các bước nhất định. Mỗi dây chuyền công nghệ này
giao cho một tổ chuyên nghiệp tiến hành. Những đơn vị chuyên nghiệp này phải hoàn
thành công việc của mình trước khi đơn vị thi công phía sau triển khai tới.
Đơn vị sẽ tập trung toàn bộ các phương tiện máy móc cũng như nhân lực theo tiến độ
đã dự kiến để đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng và an toàn giao thông trong
quá trình thi công các hạng mục công việc.
Để đảm bảo lưu thông và tiến độ trong quá trình thi công, đơn vị sẽ tổ chức các đội
thi công theo hình thức cuốn chiếu từng đoạn, từng bên trên tuyến để tránh trùng lắp
nhau trên tuyến gây ách tắc giao thông và tuần tự theo các hạng mục trên tiến độ đã lập,
thi công đến đâu là dọn dẹp hoàn thiện ngay đến đó.
Ưu điểm:

 Đưa công trình vào sử dụng với thời gian nhanh nhất, thi công đến đâu, sử dụng
đến đấy, cho nên có thể dùng ngay đoạn vừa làm xong để thi công tiếp công
việc tiếp theo, đồng thời phát huy hiệu qủa kinh tế.
 Do tập trung xe máy, các tổ đội thi công là chuyên nghiệp nên việc bảo quản và
sử dụng xe máy sẽ tốt hơn, năng suất lao động được nâng cao.
 Chuyên môn hóa công nhân dẫn đến tay nghề cao, tăng năng suất lao động và
chất lượng công tác.
 Tập trung thi công trên một đoạn ngắn nên dễ chỉ đạo, kiểm tra chất lượng và
điều kiện xây dựng.

 Nâng cao trình độ thi công và tổ chức thi công, rút ngắn thời gian quay vòng
máy móc, tiền vốn.


III. Chọn hướng thi công:
Sau khi chọn phương án thi công thì nhiệm vụ không kém phần quan trọng tiếp theo
là chọn hướng thi công. Huớng thi công phụ thuộc vào mỏ vật liệu, hướng thoát nước,
điều kiện cụ thể ở hiện trường.
Ở đây ta có 2 phương án chän để thi công như sau:

 Phương án 1
Do mỏ vật liệu ở phía đầu tuyến cho nên chọn hướng thi công từ đầu tuyến đến cuối
tuyến.
Ưu điểm:

 Không phải di chuyển máy móc xa và dễ xử lý nền trước khi thi công móng.


 Vận chuyển vật liệu ngay trên đoạn đường công vụ đã làm xong.
 Vì mỏ vật liệu ở vị trí gần tuyến nên việc vận chuyển rất thuận lợi.
Nhược điểm:

 Diện thi công hẹp, dễ bị ách tắc giao thông.
 Phương án 2
Chia làm 2 mũi thi công cho tuyến:
 Mũi 1 : Thi công từ cuối tuyến vào giữa.


Mũi 2 : Thi công từ đầu tuyến vào giữa.

Ưu điểm:
 Diện thi công thích hợp cho việc vận chuyển ở giữa đoạn đường.
Nhược điểm:

 Lực lượng thi công phân tán, tổ chức chỉ đạo không chặt chẽ.
 Không tận dụng đường đã thi công làm đường tạm.
Qua 2 phương án, sau khi phân tích Công ty chọn phương án 1 làm phương án thi
công vì phương án này sẽ đạt nhiều ưu điểm so với mặt bằng thực tế của công trình.
Lưu ý: Hướng thi công xét cho từng đoạn, còn đoạn nào thi công trước tùy thuộc vào
điều kiện thực tế, và tiến độ thi công.

IV. Công nghệ thi công vải địa kỹ thuật và lớp cát đệm thoát nước:
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công:
 Nhận bàn giao mặt bằng từ ban điều hành:
Mặt bằng lúc nhận phải đảm bảo các điều kiện sau, nếu không đảm bảo nhà thầu
không chịu trách nhiệm:
 Đã đào bóc hữu cơ, đã đắp trả, lu lèn đạt độ chặt thiết kế, đạt cao độ thiết kế vải
địa.
 Không ngập nước trên phạm vi trải vải địa.
 Mặt bằng phải sạch sẽ, không có cỏ rác, vật liệu khác.
 Di dời cọc mốc ra ngoài phạm vi thi công.
 Làm rãnh thoát nước tạm hai bên.
Bước 2: Trải vải địa kỹ thuật:
 Trải vải địa kỹ thuật theo sơ đồ trải bằng nhân công.
 Chỉnh sửa để vải địa không bị xáo trộn, thay thế nếu bị rách
 Lắp đặt các thiết bị đo lún.
 Khâu các mối nối bằng máy khâu hoặc nối chồng các mối nối.
 Nếu sử dụng mối nối chồng thì khoảng cách chồng nhau ≥ 50cm
 Nếu sử dụng mối nối khâu thì đường khâu cách biên ≥ 3cm


 Khoảng cách mũi chỉ khâu là 7 ÷ 10 mm.
Bước 3: Đắp lớp cát đệm thoát nước:
 Ô tô vận chuyển đổ cát lên vải địa, ô tô không được đi trên vải địa

 Dùng máy ủi D6 san cát, lớp cát đầu tiên dày 30 cm, cẩn thận không làm rách vải
địa. Xe máy không được đi trên vải địa.
Bước 4: Đầm nén cát thoát nước:
 Dùng lu rung kết hợp tưới nước để đầm cát đạt độ chặt yêu cầu. Đầm nén tương tự
thi công nền đường.
 Đắp các lớp tiếp theo chiều dày 20 cm, lu lèn đạt độ chặt yêu cầu, cứ thế cho đến
khi đạt cao độ thiết kế của lớp đệm cát thoát nước.
Lưu ý: Đối với đoạn có xử lý VSD thì đệm cát được thi công hoàn toàn, đối với đoạn
xử lý bằng PVD thì thi công lớp 1 dày 30 cm, lớp còn lại dày 20 cm đợi thi công bắc
thấm rồi mới thi công.

Trải vải địa kĩ thuật


Khâu mối nối bằng máy khâu

V. Công nghệ thi công cắm bấc thấm đại trà:
Bước 1: Công tác chuẩn bị
 Sau khi thi công xong vải địa và lớp cát thoát nước đầu tiên, tiến hành dọn vệ sinh
mặt bằng.
 Định vị lại tim các lỗ cắm bấc thấm theo hàng dọc và ngang theo đúng sơ đồ thiết
kế, đánh dấu vị trí định vị.( Công việc này cần làm cho từng ca máy).
 Lắp đặt máy móc thiết bị.


Bước 2: Cắm bấc thấm
 Đưa máy cắm bấc thấm vào vị trí theo sơ đồ di chuyển đã thiết kế, sai số về vị trí
không được quá 150mm.
 Xác định vạch xuất phát trên trục tâm để tính chiều dài bấc thấm được ấn vào đất.
 Kiểm tra độ thẳng đứng bằng dây dọi.

 Lắp bấc thấm vào trục tâm, điều khiển máy đưa đầu trục tâm đến điểm đặt bấc.
 Gắn đầu neo vào bấc thấm, chiều dài bấc thấm gập lại tối thiểu 30cm và được
ghim bằng ghim thép.
 Ấn trục tâm đến độ sâu thiết kế với tốc độ đều 0.15 ÷ 0.6 m/s.
Bước 3: Kéo trục tâm lên
 Kéo trục tâm lên ( lúc này đầu neo sẽ giữ bấc thấm lại trong đất).
 Khi trục tâm kéo lên hết dùng kéo cắt bấc thấm sao cho còn lai tối thiểu 20cm bâc
thấm nhô lên trên đệm cát.
 Di chuyển máy đến vị trí cắm khác. Lặp lại từ đầu cho vị trí cắm tiếp theo này.
 Trong quá trình cắm, nếu hết cuộn bấc thấm thì được phép nối chồng với L neo ≥
30cm và được ghim chặt bằng ghim thép.
Bước 4: Đắp lớp đệm cát còn lại
 Dọn dẹp vệ sinh mặt bằng.
 Đổ đóng cát bằng xe ben, xe ben đổ đống từ hai biên, không được đi lên phạm vi
thi công.
 Dùng máy xúc lật san phẳng lớp cát.
 Dùng lu rung 25 tấn kết hợp tưới nước để đầm nén đạt độ chặt yêu cầu.
Lưu ý: Trường hợp đang thi công cắm bấc thấm chưa đến độ sâu nhưng gặp trở ngại
không đóng tiếp được thì cần kịp thời xin ý kiến Tư vấn giám sát để cho phép dừng lại tại
đó và định vị cắm bấc thấm sang chỗ lân cận trong vòng 30cm. Nếu tiếp tục cắm thêm 1


số bấc thấm khác tại vùng rộng xung quanh mà vẫn không đáp ứng được yêu cầu thiết kế
thi xin ý kiến của Tư vấn giám sát và chủ đầu tư.

Máy cắm bấc thấm

Nghiệm thu cắm bấc thấm



Thi công cắm bấc thấm

VI.

Công nghệ thi công cọc cát nén khí:
1. Thi công thử cọc cát:
 Tiêu chuẩn 22TCN 263-2000 của Bộ giao thông.
 Tiêu chuẩn khảo sát thiết kế đường đất xốp đắp cao 22TCN 262-2000
 Tiêu chuẩn phòng thí nghiệm AASHTO, ASTM và Việt Nam
1.1. Mục đích:
 Kiểm tra và xác định năng lực của thiết bị thi công cọc cát.
 Xác định hệ số chuyển đổi thể tích cát từ trạng thái tơi xốp sang trạng thái chặt
trong phòng thí nghiệm và tại hiện trường nhằm so sánh giữa tính toán và trong
thực tế thi công (cho từng loại cát sử dụng làm vật liệu nhồi của cọc cát), tiện cho
việc theo dõi độ đầm chặt của cát nhồi cọc sau này.


 Xác định hệ số qui đổi thể tích từ đường kính trong của ống vách sang đường kính
cọc cát, để làm cơ sở cho công tác theo dõi thi công sau này.
 Xác định chiều sâu cọc cát cần thi công với ý nghĩa mũi cọc cát phải cắm vào lớp
đất cứng.
 Xác định chính xác theo lý thyết và theo thực tế thi công lượng cát cần để nhồi vào
cọc trên cơ sở độ dài theo thiết kế và đảm bảo vật liệu nhồi được đầm đảm bảo độ
chặt tối ưu.
 Định hướng các thông số cần theo dõi trong khi đóng cọc tại hiện trường để tiện
việc theo dõi giám sát công tác đóng cọc sau này.
1.2. Vị trí thi công thử nghiệm:
Thi công cọc thử: đoạn Km 7+000.00- Km10+000.00 có cọc cát với chiều dài là hơn
20m (vị trí cọc thử xem chi tiết bản vẽ thi công) nằm trong phân đoạn Km12+480 ÷
Km12+820.

1.3. Xác định các hệ số liên quan:
Bước 1: Kiểm tra mặt bằng thi công:

 Kiểm tra kích thước hình học lớp cát thoát nước.
 Cao độ đỉnh lớp cát thoát nưóc.
Bước 2:Định vị cọc cát

 Dùng máy kĩnh vĩ và thước tiến hành định vị và đánh dấu bằng cọc tre theo hồ sơ
thiết kế.
Bước 3: Rung hạ ống vách







Khởi động máy.
Đưa ống vách vào vị trí.
Kiểm tra thăng bằng của ống vách theo phương thẳng đứng bằng quả rọi.
Kiểm tra chiều dài ống vách bằng thước thép.
Tiến hành rung búa hạ ống vách.
Bước 4: Xác định chiều sâu dừng của cọc cát.

 Rung búa hạ cọc đến chiều sâu yêu cầu.
 Chiều sâu dừng của mũi cọc sẽ được quyết định trên hồ sơ thiết kế.
 Kiểm tra chiều dài của ống vách được rung hạ xuống lòng đất.
Bước 5:Tính toán các thông số cần thiết trước khi đóng cọc thử.
Hệ số qui đổi thể tích loại cát từ trạng thái xốp sang trạng thái chặt sẽ là từ 1,22 1,30
Trong phòng thí nghiệm hiện trường chúng ta có thể xác định được hệ số quy đổi chính

xác của thể tích loại cát dùng để nhồi vào cọc bằng công thức như sau:


Hệ số quy đổi trạng thái từ cát xốp sang cát chặt là:Hx-c = γc / γx.




Trong đó:

Hx-clà hệ số qui đổi thể tích cát từ trạng thái cát xốp sang cát chặt.
γc là dung trọng khô của cát xốp.
γxlà dung trong khô của cát chặt xác định bằng thí nghiệm proctor.


Hệ số qui đổi thể tích từ lòng cọc sang đường kính cọc cát:

Đườngkính trong của cọc là d = 376 mm
Đường kính ngoài của cọc cát là D = 400 mm
Khối lượng cát xác định: V = πd2/4
V1 = πd2/ 4 x l
V2 = πD2/ 4 x L

V = V1 = V2 => Vqd =

l
L

=


D2
d2

=

0 .4 2
0.376 2

= 1.13

Ta gọi Vqd là hệ số quy đổi thể tích từ lòng cọc sang đường kính cọc cát thực tế. V qd
có ý nghĩa là cứ 1.13 m cát chui ra khổi ống thì tương đương với 1m cọc cát được hoàn
thành.


Trong đó:

l là chiều dài khối cát trong ống vách.
L là chiều dài khối cát khi rút ống vách (chiều dài thực tế của khối cát ).
Bước 6:Xác định các thông số cần thiết tại hiện trường
Như ta đã biết hệ số qui đổi thể tích các loại cát từ trạng thái xốp sang trạng thái chặt
tại hiện trường xác định bằng cách đo thể tích trước khi đầm so sánh với thể tích sau khi
đầm và được làm như sau: Cho một thể tích cát vào lòng cọc tính toán sao cho lượng cát
này vừa đầy lòng cọc, sau đó rung cho đến khi cát không xuống được nữa xác định cao
độ cát còn lại trong ống (cửa van dưới ống luôn luôn đóng) ta có được hệ số chuyển đổi
thể tích từ cát xốp sang trạng thái đầm chặt.

Giá trị này có thể so sánh với giá trị thí

nghiệm để kiểm tra, đồng thời sử dụng cho thời gian thi công sau này.

Vx: thể tích cát đong bằng gầu, đây là cát ở trạng thái xốp


Cho Vx vào ống vách, rung búa và nén khí, lúc này thể tích cát trong ống vách sẽ là
Vx
Vc

Vc .

Ta có: Hx-c =

(với Vc = πd

2

/ 4 x l)

1.4. Trình tự thi công đóng cọc cát thử:
Bước 1:Kiểm tra thiết bị đóng cọc cát, các thiết bị phụ trợ đóng cọc khác như: Hộc
đong cát, thiết bị khống chế thẳng đứng, thiết bị đo mức cát, thiết bị đo độ sâu mũi cọc…
Bước 2:Tính toán lượng cát xốp cần để nhồi vào cọc trên cơ sở các thông số đã được
xác định trước như: Hệ số chuyển đổi thể tích cát từ trạng thái tơi xốp sang trạng thái chặt
trong phòng thí nghiệm, hệ số qui đổi thể tích từ đường kính lòng cọc sang đường kính
cọc cát. Dùng hộc đong cát đong lượng cát vừa đủ cho một cọc tập kết bên cạnh cọc định
đóng thử.
Bước 3:Rung cọc đến đúng độ sâu thết kế
Bước 4:Dùng máy xúc lật vận chuyển cát vào gầu chở cát. Gầu chở cát đổ cát vào
trong lòng cọc.
Bước 5:Rung cho đến khi mức cát trong cọc không xuống được nữa, đo mức cát
trong cọc sau khi đạt yêu cầu trên. Xác định hệ số qui đổi thể tích các loại cát từ trạng

thái xốp sang trạng thái chặt tại hiện trường.
Bước 6:Đo lại mức cát trong cọc l 1, và sau đó rung kết hợp với rút cọc lên 1,0 m theo
tốc độ rút ống 10s/1m, dừng lại khi rút ống lên 1 m và rung cho đến khi cát trong ống
không thể xuống được nữa, đo mức cát còn lại trong cọc l 2, trên cơ sở các số liệu vừa đo
h = l1 – l2 và H = 1m kiểm tra lại hệ số chuyển đổi thể tích từ lòng cọc sang đường kính

cọc cát theo công thức Vqd =
dài cọc.

h
H

= h.

Bước này tiếp tục lặp lại cho đến khi kết thúc chiều


1.5. Ghi chép kết quả:
Kết quả theo dõi thi công cọc cát được ghi theo bảng sau:
Khoảng cách
Khối
Chiều sâu (m)
Số hiệu
Ngày
đến tim
TT
Lý trình
lượng
cọc
tháng

Trái
Phải Thiết kế Thực tế
cát

Nhà thầu
(kỹ rõ họ tên)

Tư vấn giám sát
(kỹ rõ họ tên)

Chủ đầu tư
(kỹ rõ họ tên)

Thời
gian


×