Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền và định hướng phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.14 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ VĂN HUÂN

ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT TRONG
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ VĂN HUÂN

ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT TRONG
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. ĐÀO TRÍ ÚC



HÀ NỘI – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Vũ Văn Huân


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: ĐẶC ĐIỂM PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN .................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.


Lịch sử học thuyết Nhà nước pháp quyềnError! Bookmark not defined.

1.1.1. Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời cổ đạiError! Bookmark not defined.
1.1.2. Học thuyết tư sản về nhà nước pháp quyềnError! Bookmark not defined.
1.1.3. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong học thuyết MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.......... Error! Bookmark not defined.
1.2.

Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyềnError! Bookmark

1.2.1. Khái niệm nhà nước pháp quyền ........ Error! Bookmark not defined.

1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyềnError! Bookmark not defined
1.3.

Những quan điểm cơ bản về xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam XHCN .................... Error! Bookmark not defined.

1.4.

Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyềnError! Bookmark not de

1.4.1. Các chuẩn mực quốc tế về đặc điểm của pháp luật trong nhà
nước pháp quyền ................................. Error! Bookmark not defined.

1.4.2. Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực pháp luậtError! Bookmark

1.4.3. Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyềnError! Bookmark not define
Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
HIỆN NAY.......................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.


Quan niệm về hệ thống pháp luật .... Error! Bookmark not defined.

2.2.

Thực trạng hệ thống pháp luật Việt NamError! Bookmark not defined.


2.2.1. Đánh giá khái quát hệ thống pháp luật Việt Nam trước khi có
Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ
Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020Error! Bookmark not d
2.2.2. Thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nayError! Bookmark not defined

2.3.
Đánh giá nguyên nhân của thực trạng hệ thống pháp luậtError! Bookmark n
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN ........ Error! Bookmark not defined.
3.1.
Phát triển lý luận về pháp luật và hệ thống pháp luật phù hợp
với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCNError! Bookmark
3.2. Xây dựng hệ thống pháp luật với đa dạng các nguồn luậtError! Bookmark n
3.3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng pháp luậtError! Bookmark not defi
3.3.1. Đổi mới việc lập và thông qua chương trình xây dựng luật, pháp lệnhError! Bookmark
3.3.2. Hoàn thiện pháp luật về đổi mới quy trình, nâng cao chất lượng
công tác xây dựng pháp luật ................. Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Tăng cường các điều kiện bảo đảm xây dựng pháp luậtError! Bookmark not de

3.4. Nâng cao chất lượng công tác tổ chức thi hành pháp luậtError! Bookmark n

3.4.1. Tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luậtError! Bookmark not defined.
3.4.2. Phát triển hệ thống thông tin và phổ biến, giáo dục pháp luật,
tăng cường năng lực tiếp cận của nhân dân đối với hệ thống
pháp luật .............................................. Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Phát triển hệ thống đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm
công tác pháp luật................................ Error! Bookmark not defined.

Thiết lập cơ chế và thiết chế tài phán đối với các vi phạm
Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư phápError! Bookmar
3.6. Hoàn thiện quy định và thực hiện pháp luật về dân chủError! Bookmark no
3.7. Hoàn thiện quy định và bảo đảm thực thi pháp luật về
quyền con người, nhân đạo hóa vì con ngườiError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 6
3.5.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHYT:

Bảo hiểm y tế

HĐND:

Hội đồng nhân dân

PBGDPL:

Phổ biến giáo dục pháp luật


QPPL:

Quy phạm pháp luật

UBND:

Ủy ban nhân dân

UBTVQH: Ủy ban thường vụ quốc hội
XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài
Ngay từ khi ra đời, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Nhà
nước Cộng hoà XHCN Việt Nam) đã là nhà nước mang bản chất của nhà
nước kiểu mới, đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Tính pháp quyền trong tổ chức, hoạt động của nhà nước đã thể hiện trong
nhiều văn kiện Đảng và thể hiện ngày càng rõ nét hơn phù hợp với từng giai
đoạn cách mạng trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992. Mặc dù
vậy, khái niệm nhà nước pháp quyền mới được Đảng ta chính thức sử dụng
tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ năm 1994, và từ đó đến nay
Đảng ta luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện và cụ thể hóa trong các văn kiện của
Đảng. Hai mươi năm đã trôi qua nhưng đến nay hệ thống lý luận nghiên cứu
về nhà nước pháp quyền XHCN còn chưa được xây dựng một cách đầy đủ,
toàn diện và khoa học. Nhiều nội dung đặc trưng của Nhà nước pháp quyền

XHCN Việt Nam vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện.
Việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là
nhiệm vụ có tính tất yếu trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ về phương pháp và
tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội bằng pháp luật của nhà nước
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng
Nhà nước pháp XHCN Việt Nam là xây dựng phương thức tổ chức nền chính
trị nhằm duy trì và phát huy dân chủ XHCN, làm cho nhà nước thật sự trong
sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và quản lý xã hội.
Cùng với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, hệ thống pháp luật
Việt Nam trong gần ba thập kỷ qua kể từ khi Đảng ta tiến hành công cuộc đổi
mới đã có sự phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Quy

1


trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được đổi mới. Nhiều bộ luật,
luật, pháp lệnh được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn
chỉnh hơn để nhà nước quản lý bằng pháp luật trên mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội. Nguyên tắc pháp quyền từng bước được đề cao và phát huy trên thực
tế. Công tác phổ biến và giáo dục pháp luật được tăng cường đáng kể. Những
tiến bộ đó đã góp phần thể chế hoá đường lối của Đảng, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý điều hành của nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ
vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, do được xây dựng
trên nền tảng của một hệ thống chính trị - pháp lý đặc thù của thời kỳ chuyển
đổi từ nền kinh tế XHCN sang kinh tế thị trường nên nhiều khía cạnh pháp
luật như đặc điểm, cấu trúc, định chế của pháp luật… của Việt Nam cần được
tiếp tục nghiên cứu phát triển và hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà
nước pháp quyền.
Cơ sở thực tiễn
Trong những năm qua chúng ta đã có nhiều cố gắng xây dựng và phát

triển hệ thống pháp luật, song do một số nguyên nhân khác nhau mà hệ thống
pháp luật của chúng ta vẫn chưa toàn diện, thống nhất, chưa đáp ứng được
yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền. Chúng ta còn có nhiều bất cập trong
công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong công tác tổ
chức thực hiện pháp luật và trong hoạt động kiểm tra, giám sát, rà soát và hệ
thống hóa văn bản quy phạm pháp luật cũng như trình độ chuyên môn nghiệp
vụ của cán bộ làm công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp
luật còn hạn chế. Chính vì vậy chất lượng và hiệu quả của pháp luật trong quá
trình điều chỉnh xã hội nói chung còn chưa cao. Bên cạnh đó, chúng ta đang
từng bước xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN nên đặt ra yêu cầu phải xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống
pháp luật là một tất yếu khách quan.

2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Khái niệm nhà nước pháp quyền, hệ thống pháp luật, đặc điểm của
pháp luật là những vấn đề đã được nhiều nhà khoa học luật đề cập với các
cách tiếp cận khác nhau của nhiều chuyên ngành chuyên sâu trong lĩnh vực
pháp luật. Có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật đáp ứng các yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân, vì dân” do TS. Vũ Đức Khiển làm chủ nhiệm và các đề tài về hoàn
thiện hệ thống pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội… do Bộ Tư
pháp thực hiện; Các giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật của các trường
đại học chuyên luật (ĐH Luật Hà Nội, ĐH Luật TP.HCM, Khoa luật ĐHQG,
Khoa luật ĐH Vinh, Khoa luật ĐH Huế, Cần Thơ…) cũng đề cập nhiều vấn
đề lý luận về nhà nước pháp quyền, khái niệm pháp luật, đặc điểm của pháp
luật…; Luận án Tiến sĩ luật học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng

và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam” của NCS. Lê Minh Tâm (năm
1992) đã giải quyết khá cơ bản các vấn đề lý luận về hệ thống pháp luật, xây
dựng các khái niệm khoa học và những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá mức độ
hoàn thiện của một hệ thống pháp luật, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và đề
xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong giai đoạn đầu
của thập kỷ 90 thế kỷ trước; Các công trình nghiên cứu, bài viết khác bàn về hệ
thống pháp luật như: “Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt
Nam” của tác giả Trần Ngọc Đường; “Những vấn đề cơ bản về nhà nước và
pháp luật” của Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật; “Về khái niệm hiệu
quả pháp luật và những tiêu chí xác định hiệu quả pháp luật” của tác giả Lê
Minh Tâm (đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật tháng 11/2000); Bài viết
“Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp

3


quyền XHCN” của PGS.TS. Hà Hùng Cường (đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp năm 2009); Bài viết “Một số đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết
số 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam” của TS. Dương Thị Thanh Mai và ThS. Nguyễn Văn Hiển (đăng trên
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp năm 2009)…
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận về
pháp luật và nêu những bất cập của hệ thống pháp luật Việt Nam, đồng thời
đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng pháp luật và tổ chức
thi hành pháp luật. Tuy nhiên các công trình này đều có điểm chung là nghiên
cứu pháp luật ở các quy phạm, các văn bản luật, các tư tưởng và học thuyết
pháp lý; mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa xây dựng thể chế và tổ chức thi
hành pháp luật... mà chưa đề cập toàn diện và đầy đủ đến đặc điểm của pháp
luật trong nhà nước pháp quyền. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài là yêu
cầu cần thiết góp phần phát triển pháp luật trong quá trình xây dựng Nhà nước

pháp quyền Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu những đặc điểm của pháp luật trong nhà nước
pháp quyền, nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng pháp luật của Việt Nam
trong những năm qua, tác giả đề tài đề xuất giải pháp cơ bản để góp phần phát
triển pháp luật cùng với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu lý luận về nhà nước pháp quyền nói chung và Nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam nói riêng, đặc điểm của pháp luật trong nhà
nước pháp quyền.
- Đánh giá thực trạng, nêu nguyên nhân của những tồn tại của hệ thống
pháp luật nước ta.

4


KẾT LUẬN
Như vậy, thông qua những nhận thức về pháp luật trong nhà nước pháp
quyền, có thể nhận thấy những điểm cốt yếu phải giải quyết trên thực tế khi
xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam đó là: Nâng cao chất lượng của hệ
thống pháp luật; giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật, quan hệ
giữa nhà nước với nhân dân; có các cơ chế bảo đảm pháp lý, các tiền đề, điều
kiện cho xây dựng nhà nước pháp quyền… Việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam phải bảo đảm định hướng XHCN. Nhà nước phải thực sự
mang bản chất của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Nhà nước pháp quyền có đặc tính quan trọng là tính tối cao của luật.
Pháp luật trong nhà nước pháp quyền là pháp luật chứa đựng tính nhân văn,
nhân đạo, pháp luật vì con người, pháp luật phải thể hiện được ý chí cộng
đồng dân tộc, không phải ý chí của một nhóm người, một cá nhân. Nói cách

khác, pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải mang “tính pháp quyền”. Đó
là hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu đòi hỏi điều chỉnh pháp luật đối với
những quan hệ xã hội đang có và sẽ có, không để có khoảng trống pháp luật
nào; thể hiện ở hệ thống pháp luật có hiệu lực và hiệu quả, hệ thống pháp luật
tạo ra sự tâm phục, khẩu phục từ phía các chủ thể tham gia các quan hệ xã hội
được điều chỉnh bằng pháp luật. Tuy nhiên không thể có quy phạm pháp luật,
văn bản pháp luật hay hệ thống pháp luật nào đều đáp ứng mong đợi như nhau
từ phía tất cả các chủ thể quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh vì có sự
xung đột lợi ích giữa các chủ thể. Vì vậy, tiêu chí chung của hệ thống pháp
luật trong nhà nước pháp quyền là phải đáp ứng nhu cầu mẫu số chung về lợi
ích, là lẽ phải, là sự công bằng và công lý. Đây cũng là yêu cầu của hệ thống
pháp luật trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam.

5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến
lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

2.

Bộ Ngoại giao (2005), Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở
Việt Nam”, Hà Nội.

3.


Bộ Tư pháp (2002) Báo cáo tổng thể về nhu cầu phát triển Hệ thống
pháp luật Việt Nam đến 2010, Hà Nội.

4.

Bộ Tư pháp (2004), Dự thảo Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020,
Hà Nội.

5.

Chính phủ (2011), Báo cáo “Sơ kết triển khai Kế hoạch số 900/UBTVQH11
của UBTVQH thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về
Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến
năm 2010, định hướng đến năm 2020”, Hà Nội.

6.

Chính phủ (2011), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số
48/2005/NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020,
Hà Nội.

7.

Hà Hùng Cường (2009), “Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu
cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN”, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, (18).


8.

Nguyễn Đăng Dung (2012), Hội đồng nhân dân trong nhà nước pháp
quyền, NXB Tư pháp, Hà Nội.

9.

Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6


10. Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2007), Giáo trình Lý luận chung
về nhà nước và pháp luật, NXB ĐHQG Hà Nội.
11. Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình Lý luận và
pháp luật về Quyền con người, NXB ĐHQG Hà Nội.
12. Dương Thanh Mai (2010), Thể chế xã hội trong pháp triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội, Đề tài cấp nhà nước, Hà Nội.
13. Lê Minh Quân (1998), “Tìm hiểu một số tư tưởng liên quan đến nhà
nước pháp quyền trong quá trình phát triển của xã hội thời cổ đại”, Tạp
chí Nghiên cứu lịch sử, (1).
14. Quốc hội (1999), Luật Báo chí năm 1989, được sửa đổi và bổ sung ngày
12/6/1999, Hà Nội.
15. Quốc hội (2008), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
16. Quốc Hội (2012), Báo cáo tổng kết thực tiễn thi hành Hiến pháp 1992,
Hà Nội.
17. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Hà Nội.
18. Nguyễn Duy Quý (chủ biên, 2010), Nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam của dân, do dân, vì dân - Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội.
19. Lê Minh Tâm (2000), “Về khái niệm hiệu quả pháp luật và những tiêu
chí xác định hiệu quả pháp luật”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (11).
20. Lê Minh Tâm (2009), Các tài liệu Hội thảo Phương pháp và tiêu chí
đánh giá hệ thống pháp luật Việt Nam.
21. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Lý luận nhà nước và
pháp luật, NXB CAND, Hà Nội.
22. Đào Trí Úc (1992), Tìm hiểu về nhà nước pháp quyền, NXB Pháp lý, Hà Nội.

7


23. Đào Trí Úc (chủ biên) (2005), Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Võ Khánh Vinh (chủ biên, 2009), Quyền con người: Tiếp cận đa ngành
và liên ngành khoa học xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
25. Đinh Ngọc Vượng (2010), “Tính pháp quyền của hệ thống pháp luật
trong nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (20).

8



×