Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Giúp hs phân biệt từ đồng nghĩa từ nhiều nghĩa từ đồng âm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.34 KB, 19 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HS LỚP 5 PHÂN BIỆT
TỪ ĐỒNG NGHĨA - TỪ NHIỀU NGHĨA-TỪ ĐỒNG ÂM
PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I-ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Bước sang thế kỉ XXI , điều kiện kinh tế xã hội nước ta có những thay đổi lớn. Đất
nước bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá .Cơ cấu kinh tế, trình độ phát
triển sản xuất ,khoa học kĩ thuật, nhu cầu xã hội thu nhập quốc dân có những bước
phát triển quan trọng .Vấn đề hội nhập, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ,
vấn đề về kinh tế tri thức, công nghệ thông tin, xu hướng quốc tế hoá trong kinh tế
đang thường xuyên đặt ra và ngày càng cấp bách .Những thay đổi đó trong kinh tế
xã hội , trong giáo dục dẫn tới những yêu cầu đòi hỏi trong việc dạy Tiếng Việt nói
chung và dạy tiếng mẹ đẻ nói riêng . Đối với môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu
học nó không thể là bản sao từ chương trình khoa học Tiếng Vịêt.Vì nhà trường có
nhiệm vụ riêng của mình .Nhưng với tư cách là một môn học độc lậpTiếng Việt có
nhiệm vụ cung cấp cho HS những tri thức về hệ thống Tiếng Việt (hệ thống âm
thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp khả năng biểu cảm của ngôn ngữ quy tắc họat
động của ngôn ngữ ) Đồng thời hình thành cho HS kĩ năng giao tiếp( Nghe, nói, đọc,
viết).Ngoài ra Tiếng Việt còn là công cụ giao tiếp và tư duy cho nên nó còn có chức
năng kép mà các môn học khác không có được, đó là: Trang bị cho HS một số công
cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường .Tiếng Việt là
công cụ để học các môn học khác ; kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là phương tiện là điều
kiện thiết yếu của qúa trình học tập .Bên cạnh chức năng giao tiếp , tư duy ngôn ngữ
còn có chức năng quan trọng nữa đó là thẩm mĩ , ngôn ngữ là là phương tiện để tạo
nên cái đẹp; hình tượng nghệ thuật.Trong văn học HS phải thấy được vẻ đẹp của
ngôn ngữ vì thế ỏ trường tiểu học Tiếng Vịêt và văn học được tích hợp với nhau,Văn
học giúp HS có thẩm lành mạnh, nhận thức đúng đắn, có tình cảm thái độ hành vi của
con người Việt Nam hiện đại, có khả năng hòa nhập và phát triển cộng đồng .Mặt
1



khác ngôn ngữ văn học còn là biểu hiện bậc cao của nghệ thuật ngôn từ .Cho nên dạy
tiếng trong khi dạy tiếng trong khi dạy văn là cách bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ tối
ưu cho người học

. Dạy Tiếng Việt là đưa các em hoà nhập vào một môi trường

sống của thời kì hội nhập . Ngược lại hiểu sâu sắc về Tiếng Việt lại tác động đến kĩ
năng cảm thụ thơ văn của HS .Kết hợp giữa dạy văn và dạy tiếng sẽ tạo được hiệu
quả cao giữa hai môn văn Tiếng Việt. Để đạt được hiệu quả giữa hai môn Văn-Tiếng
Việt đòi hỏi người giáo viên cần phải dạy ở mọi nơi mọi lúc trong tất cả các môn học
đặc biệt là môn Tiếng Việt.Phải có những phương
pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn này phải có kiến thức Tiếng Việt
vững vàng và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ .
2. Cơ sở thực tiễn
Thực tế ở đây đã cho thấy điều đó : Có nhiều GV không ngừng say sưa tìm tòi
sáng tạo trong giảng dạy, đưa chất lượng ngày càng đi lên về mọi mặt, đáp ứng được
với nhu cầu đòi hỏi của xã hội trong thời kì đổi mới; nhưng cũng thật đáng buồn vì
còn có một số ít GV còn coi nhẹ vấn đề này .Mặt khác chương trình các môn học ở
trường tiểu học hiện nay đã được sắp xếp một cách khoa học hệ thống song đối với
học sinh tiểu học là bậc học nền tảng. Đến trường là là một bước ngoặt lớn của các
em, trong đó họat động học là họat động chủ đạo, kiến thức các môn học về tự nhiên
và xã hội chưa được bao nhiêu , vốn từ sử dụng vào trong cuộc sống để diễn đạt trình
bày tư tưởng, tỉnh cảm của mình còn quá ít . Các em thường lẫn lộn giữa từ nhiều
nghĩa-từ đồng nghĩa- từ đồng âm .Hơn thế nữa các em chưa ý thức được vai trò xã
hội của ngôn ngữ , chưa nắm được các phương tiện kết cấu và quy luật cũng như
họat động chức năng của nó .Mặt khác HS cần hiểu rõ người ta nói và viết không chỉ
cho riêng mình mà cho người khác ngôn ngữ cần chính xác, rõ ràng đúng đắn và dễ
hiểu , tránh làm cho người khác hiểu sai nội dung câu, từ, ý nghĩa diễn đạt .
Qua thực tế giảng dạy dự giờ đồng nghiệp ở trường sở tại ,trường bạn ,tôi nhận
thấy việc dạy và học về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm còn có một số

tồn tại sau :
+GV truyền kiến thức về khái niệm từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng
âm còn máy móc ,rập khuôn và sơ sài , lấy ví dụ mà chưa hiểu được bản chất của
2


nó .Chỉ bó hẹp trong phạm vi SGK .Khi thoát khỏi phạm vi này thì HS hầu hết đều
luống cuống và nhầm lẫn .
+Khi thể hiện tiết dạy hầu như GV chỉ chú ý đến đối tượng học sinh khá, giỏi ,
còn lại đa số HS khác thụ động ngồi nghe rồi một số em khác có muốn nêu cách hiểu
của mình về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm cũng sợ sai lệch, từ đó tạo
nên không khí một lớp học trầm lắng, HS làm việc tẻ nhạt , thiếu hứng thú không tạo
được hiệu quả trong giờ học .
+Trong những bài dạy về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm hầu như
GV ít đọc tài liệu tham khảo, ít học hỏi và trao đổi với đồng nghiệp
Phải chăng những tồn tại đó còn tiềm ẩn trong mỗi tiết dạy để rồi GV tự dấu đi
những kiến thức tài năng sẵn có và những gì đã được học tập, lĩnh hội ở nhà trường
sư phạm rồi dần dần đánh mất . Đứng trước thực trạng như vậy và rút kinh nghiệm
qua 5 năm dạy-học lớp 5, năm nay tôi có : “Một số kinh nghiệm giúp HS lớp 5 phân
bịêt từ nhiều nghĩa- từ đồng nghĩa, từ đồng âm” .Nhằm giúp học sinh tháo gỡ những
lầm lẫn giữa các từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm tạo nền tảng để các em
học tốt môn Tiếng Vịêt .Tuy là bước đầu nhưng tôi mạnh dạn nêu lên và mong được
sự ủng hộ quan tâm, đóng góp của các bạn đồng nghiệp để tôi được hòan thiện hơn
về kinh nghiệm này .
II-MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tôi chọn đề tài này nghiên cứu với mục đích :
-Giúp học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa các từ nhiều nghĩa - từ đồng
nghĩa - từ đồng âm .Góp phần làm giàu thêm vốn từ cho HS .
-Giúp học sinh thiết lập mối quan hệ của từ với sự vật và tác được ý nghĩa từ
vựng của từ khỏi sự vật được biểu thị bởi từ .

-Giúp HS có năng lực sử dụng từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm
trong sinh sản văn bản bằng hình thức nói họăc viết, để từ đó các em sử dụng được
Tiếng Việt văn hóa làm công cụ giao tiếp tư duy
III-KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3


1-Khách thể nghiên cứu
Việc dạy từ nhiều nghĩa- từ đồng nghĩa - từ đồng âm ỏ nhà trường tiểu học .
2-Đối tượng nghiên cứu
Một số kinh nghiệm giúp HS phân bịêt về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ
đồng âm
IV-NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1-Nghiên cứu vấn đề lí luận
2-Nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học
về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm cho HS .
3-Rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc dạy-học từ nhiều nghĩa -từ
đồng nghĩa - từ đồng âm
V-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-Phương pháp điều tra.
-Phương pháp trắc nghiệm
-Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
-Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I-NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1-Nguyên tắc dạy học
a)Khái niệm : Nguyên tắc dạy học là những luận điểm cỏ bản có tính quy luật của lí
luận dạy- học, có tác dụng chỉ đạo tòan bộ tiến trìn giảng dạy và học tập phù hợp với
mục đích dạy-học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy-học .
b)Nguyên tắc đồng bộ : Đây là nguyên tắc đòi hỏi người giáo viên trong việc

dạy từ nhiều nghĩa- từ đồng nghĩa - từ đồng âm là phải tiến hành ở mọi nơi trong tất
cả các môn học .Dạy từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa -từ đồng âm phải trở thành một
bộ phận không thể thiếu được của mỗi giờ Tiếng Việt , đặc biệt là phần dạy về từ
4


vựng Tiếng Việt cần chú trọng đi sâu về bản chất của từ nhiều nghĩa –từ đồng nghĩa
- từ đồng âm.
c)Nguyên tắc thực hành : Đòi hỏi họat động ngôn ngữ thường xuyên , đó là
những bài tập miệng , bài viết trình bày ý nghĩs, ứng dụng lí thuyết vào thực hành
vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể của ngữ pháp, chính tả, tập làm văn .Dạy từ
nhiều nghĩa -từ đồng nghĩa - từ đồng âm phải gắn làm giàu những biểu tượng tư duy
bằng con đường quan sát trực tiếp và thông qua những mẫu lời nói , hội thoại
d)Nguyên tắc cụ thế : HS tiểu học còn nhận thức theo kiểu “trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng , từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn nên giai đoạn đầu khi
giới thiệu về từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa ,từ đồng âm cần phải tác động bằng kích
thích vật thật và bằng lời .Mặt khác các em cần được nghe, thấy, phát âm và viết từ
mới để các em nói thành tiếng hoặc nói thầm đều do chúng quan sát được.
e)Nguyên tắc tính đến đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ
Nghĩa là khi dạy từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa- từ đồng âm cần được trình
bày như là việc thiết lập quan hệ giữa từ và yếu tố hiện thực , quan hệ giữa từ với một
lớp sự vật cùng loại được biểu thị bởi từ . Đó là hai mặt hình thức và nội dung của tín
hiệu từ, hai mặt này gắn chặt với nhau , tác động lẫn nhau, phải làm cho HS nắm
vững hai mặt này và mối tương quan giữa chúng .
2-Phương pháp dạy -học
a)Khái niệm : Phương pháp dạy-học là tổ hợp cá cách thức họat động của thầy
và trò trong quá trình dạy -học dưới sự hứong dẫn chỉ đạo của thầy nhằm thực hiện
tốt nhiệm vụ dạy học
b)Các phương pháp dạy-học cơ bản
-Phương pháp thuyết trình

-Phương pháp đàm thoại
-Phương pháp trực quan
-Phương pháp thực hành luyện tập
II-THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1-Đặc điểm địa phương
5


Địa phương là một xã miền núi nên HS trường tôi hầu hết là con em có hoàn
cảnh kinh tế gia đình còn khó khăn , điều kiện học tập của con em còn thấp , đặc bịêt
sự quan tâm của phụ huynh còn hạn chế, phần nào làm ảnh hưỏng đến kết quả học
tập của học sinh
2-Đặc điểm của nhà trường
Năm học 2006- 2007 Trường tiểu học Đức Đồng có 487 học sinh với tổng số
23 cán bộ giáo viên . Ban giám hiệu vững về chuyên môn, có bề dày kinh nghiệm
trong giảng dạy và nhiều giáo viên là giáo viên giỏi huyện, 3 năm liền có giáo viên
giỏi tỉnh , đã có nhiều tiết thao giảng về từ nhiều nghĩa- từ đồng nghĩa- từ đồng âm
song do địa bàn miền núi phần nào còn có nhiều hạn chế như : các tài liệu tham khảo
còn thiếu, các phương pháp dạy-học chưa đầy đủ phần nào ảnh hưởng đến chất lượng
dạy- học trong nhà trường
3-Đặc điểm của lớp
Năm học 2006 – 2007 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5B là lớp có trình độ
nhận thức không đồng đều ( có nhiều HS khá, giỏi nhưng cũng có không ít HS yếu
kém tư duy chậm ,Một số em “thiểu năng trí tuệ bẩm sinh”) .Một số phụ huynh thiếu
sự quan tâm đến việc học của con cái, số lượng HS đông ý thức học của một số HS
còn yếu .Tuy vậy tôi vẫn mạnh dạn đăng kí thi đua :
-Học sinh giỏi tỉnh : 2 em
-Học sinh giỏi huyện 3em
-Tỉ lệ HS tốt nghiệp
-Về học lực : +Loại giỏi : 5em

+Loại khá : 10 em
+Trung bình : 15 em
-Lớp đạt lớp tiên tiến xuất sắc
III-KẾT NGHIÊN CỨU
1-Kết quả điều tra khảo sát chất lượng học sinh
Vào đầu năm học 2006- 2007 ngay từ bài Luyện từ và cầu đầu tiên tôi đã khảo
sát chất lượng HS bằng cách cho các từ sau: “ xanh, xanh biếc, xanh lè, đỏ au, đỏ
6


bừng, đỏ chạch, đỏ chói, đỏ chót, Đồng (tiền), (cánh ) đồng, bàn (việc), (cái) bàn,
(Thè) lưỡi, lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao, lưỡi cày, lưỡi lê, lưỡi gươm”
Yêu cầu HS xác định và phân thành 3 nhóm : Từ đồng nghĩa; từ nhiều nghĩa;
từ đồng âm
Kết quả các em làm được là :
-Số HS làm đúng (đạt ,khá, giỏi) :

2/ 30 em

-Số HS đạt điểm trung bình :

15 em

-Số HS còn điểm yếu :

13 em

Như vậy nhìn chung HS nắm bài về từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ đồng âm
chưa chăc chắn, chưa chính xác .
Qua một số bài tập làm văn mà HS lớp tôi đã làm do HS không hiểu được

nghĩa của từ và cách sử dụng nó nên khi viết bài văn về “ tả cây bóng mát mà em
yêu thích” . Em Nguyễn Hùng có đoạn viết : “Lá bàng xanh, thân bàng nâu, quả
bàng cũng màu xanh ...”. Hoặc đối với đề bài tả về đồ chơi mà em thích nhất bạn Bùi
Lí đã viết : “...con gấu bông có cặp mắt đen sì .... mũi nhọn như bóng ...”.
Sỏ dĩ các em dùng từ như vậy là do không nắm được từ đồng nghĩa, cơ sở tạo
nên từ nhiều nghĩa
2-Học hỏi và trao đổi với đồng nghiệp
Khi dạy về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm tôi thường trao đổi với
ban giám hiệu, bạn bè đồng nghiệp, để tìm ra cái hay, cái mới trong giảng dạy nên đã
rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân.
3-Hướng dẫn học sinh khi học các khái niệm về từ đồng nghĩa, từ nhiều
nghĩa, từ đồng âm
3.1 Từ đồng nghĩa :
Định nghĩa : *Từ đồng nghĩa là các từ khác nhau về mặt ngữ âm nhưng giống
nhau về mặt ý nghĩa , chúng cùng biểu thị các sắc thái khác nhau của cùng một khái
niệm.( Tài liệu của Trường đại họcVinh )
Ví dụ: Cùng nói đến khái niệm ăn có xơi, nhậu nhẹt ...
*Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau .
Ví dụ: siêng năng , chăm chỉ,cần cù, ...
7


*Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn , có thế thay thế cho nhau trong lời nói. Ví
dụ : hổ, cọp, hùm, ...
*Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn .Khi dùng những từ này ,ta phải
cân nhắc để lựa chọn cho đúng .Ví dụ :
+ăn, xơi, chén,... (biểu thị thái độ, tình cảm khác nhau đối với người đối thoại
hoặc điều được nói đến).
+mang, khiêng, vác, ...( biểu thị những cách thức hành động khác nhau )
(Sách Tiếng Việt 5 tập 1)

3.2 Từ nhiều nghĩa :
Định nghĩa :*Là từ dùng một hình thức âm thanh biểu thị nhiều ý nghĩa (biểu
thị nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau ), các ý nghĩa có quan hệ với nhau, chúng lập
thành một trật tự,một cơ cấu nghĩa nhất định .
Ví dụ : đầu : (1)bộ phận trên hết của người, bộ phận trước hết của người của vật
(2)trí tuệ thông minh : anh ấy là người có cái đầu.
(3)Vị trí danh dự : anh ấy luôn đứng đầu lớp về mọi mặt.
(4)Vị trí tận cùng của sự vật : Anh ở đầu sông em cuối sông
(Tài liệu của trường đại học Vinh –Chu Thị Thủy An)
*Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các
nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau
Ví dụ : -Đôi mắt của bé mở to (bộ phận quan sát của con người mọc ở trên mặt)
-Quả na mở mắt ( quả na bắt đầu chín , có những vết nứt rộng ra giống
hình con mắt)

( Sách Tiếng Việt 5 Tập 1)

3.3Từ đồng âm
a) Định nghĩa: *Là những từ giống nhau về ngữ âm nhưng khác nhau về ý
nghĩa.
Ví dụ : Cổ: bộ phận cơ thể con người và cổ :xưa, lạc hậu
bác: anh, chị của bố mẹ và bác là chưng cất, bác là phủ định, bác là bố( Bác
mẹ em nghèo) ( Tài liệu của trường Đại học Vinh –Chu Thị Thủy An)
b)Ngôn ngữ có tính tiết kiệm co nên tất yếu dẫn đến hiện tượng đồng âm .Tuy
nhiên đồng âm trong Tiếng Việt có đặc điểm riêng :
8


-Thường xẩy ra ở những từ có cấu trúc đơn giản ( các từ đơn tiết) .
-Các từ đồng âm trong Tiếng Việt chỉ xẩy ra trong ngữ cảnh vì Tiếng Việt là

ngôn ngữ không biến hình
*Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa
Ví dụ : a) Ông ngồi câu cá

(Câu là họat động bắt cá, tôm bằng móc sắt

nhỏ (thường có mồi) buộc ở đầu một sợi dây )
b) Đoạn văn này có 5 câu( câu là đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn
vẹn , trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu
ngắt câu ) (Sách Tiếng Việt 5 tập 1)
4-Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm
4.1-Từ đồng nghĩa
* Bản chất của từ đồng nghĩa :Thực tế học sinh thường nhầm lẫn giữa từ
đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.Không nắm được nghĩa của chúng bởi vì
định nghĩa về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm chưa chính xác dẫn đến sự
khó khăn cho HS trong vịêc nhận diện. Phân biệt từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ
đồng âm chỉ dựa vào định nghĩa là chưa đủ . Đứng trước thực tế đó nên tôi đã mở
rộng thêm cho HS một số kiến thức sau:
-Từ đồng nghĩa : Bản chất của từ đồng nghĩa ( tính ở mức độ của từ đồng
nghĩa )
Khả năng họat động tác động đến sự di chuyển của các sự vật có các từ: ném,
lao, phóng, quăng, vứt, xán xô, đẩy liệng, tống đạp, đá, nhấn, dìm, kéo, dật, rút, gieo,
rắc, vãi, trút, xoay, quay, gồng,, gánh...
Căn cứ vào chiều di chuyển để chia ra các nhóm đồng nghĩa .
-Di chuyển ra xa chủ thể: ném, phóng, lao...
-Di chuyển gần lại : lôi, kéo, co, giật, rút...
-Di chuyển quay xung quanh chủ thể: gánh,xoay, quay...
-Di chuyển cùng chủ thể : Gồng, gánh, bưng, đội, cõng...
Các từ trong từng nhóm có mức độ đồng nghĩa cao hơn so với các từ trong các nhóm
khác .

9


a)Bản chất của từ đồng nghĩa là những từ đồng nhất với nhau về nghĩa nhưng
có tính mức độ .Tính mức độ này là do các từ ngoài sự đồng nhất thì có sự khác biệt
nhất định về sắc thái nghĩa .
Ví dụ : Về trạng thái chấm dứt sự sống: chết, hi sinh, tử, mất
Về hiện tượng hấp thụ thức ăn: Tống, hốc, tọng, ăn...
Khi phân tích từ đồng nghĩa có hai thao tác , đó là chỉ ra sự giống nhau và khác
nhau .Nhưng quan trọng là phải chỉ ra được sự khác nhau về sắc thái .
Ví dụ 1: Quả, trái
Giống nhau : Sản phẩm của cây trong một thời kì sinh trưởng nhất định (quả
mít/ trái mít)
Khác nhau : Quả gợi tính hình khối, tròn, treo lủng lẳng, trái toát ra sắc thái
tình cảm , trân trọng , nâng niu, yêu thương,...( quả tim/ trái tim; quả trứng/trái
trứng*)
Ví dụ 2 : Giữ gìn, bảo vệ có nghĩa chung là giữ nguyên vẹn, trọn vẹn một cái
gì đó (Giữ quần áo; bảo vệ quần áo)
Tuy nhiên hai từ này điểm khác nhau : +Bảo vệ phù hợp với đối tượng lớn.
trừu tượng ; Giữ gìn phù hợp với đối tượng nhỏ, quý (Giữ gìn đòan kết của Đảng
như giữ gìn con ngươi của mắt mình ,Bảo vệ đất nước )
+Bảo vệ có nét nghĩa ngăn ngừa, phòng chống, ngăn chặn sự tác động của bên
ngoài ; giữ gìn có tính chất thụ động giữ cái đã có , không có sắc thái chống lại thế
lực bên ngoài .(Bảo vệ luận văn khác Giữ gìn luận văn)
Ví dụ 3 : KHông phận, vùng trời có nét nghĩa chung là chỉ biên giới phía trên
của một quốc gia .( Địch xâm phạm vùng trời Việt Nam ; Địch xâm phạm không
phận Việt Nam ) . Sự khác nhau là : Vùng trời có khả năng chỉ một khoảng không cụ
thể Còn KHông phận thì không có khả năng này .( Vùng trời quê tôi thật yên là ả )
Ví dụ 4 : Chọn,lựa, tuyển, kén có nghĩa chung là tìm ra cái gì đó cùng loại với
nó .Khác nhau ở điểm: Chọn thiên về cái tốt , số lượng đối tượng nhiều, từ cái mình

có mà ra ; lựa thiên về loại bỏ cái xấu, số lượng đối tượng ít, xuất phát từ đối tượng
mà tìm ; Tuyển là số lượng đã biết trước ; Kén dùng cho người có tính chất khắt khe
cá nhân
10


Ví dụ 5: Nhanh, mau, chóng(Hiệp thợ này nhanh vì họ làm mau nên chóng
xong) .Nhanh chỉ tính chất chung , mau chỉ thao tác, chóng chỉ thời gian .

b)Các từ

đồng nghĩa khác nhau về sắc thái biểu cảm
Ví dụ 1: Cho, biếu, tặng : Cho có sắc thái trung hòa , Biếu có sắc thái kính
trọng , tặng có sắc thái thân mật .
c)Do có sự khác nhau về sắc thái nghĩa và sắc thái biểu cảm nên cách dùng các
từ đồng nghĩa khác nhau.Hay nói cách khác, các từ đồng nghĩa không phải bao giờ
cũng thay thế cho nhau được, chúng đồng nghĩa với nhau vì chúng vừa giống nhau
vừa khác nhau .
Ví dụ : Hoài sơn/ củ mài ; trần bì/ vỏ quýt: Các từ Hán Việt dùng trong khoa
học, các từ thuần Việt dùng trong đời sống .
d)Hiện tượng đồng nghĩa không tách rời hiện tượng đa nghĩa, đó là nguyên
nhân của tính mức độ . Các từ đồng nghĩa với nhau không phải đồng nghĩa về tòan
bộ dung lượng nghiã của nó mà chỉ đồng nghĩa ở một một nghĩa nào đó mà thôi.
Ví dụ : Trông có ba nghĩa : -hướng mắt quan sát
-Giữ, chăm sóc
-nương vào, nhờ vào
Dựa có ba nghĩa : -Theo , căn cứ theo
-Tựa vào, nhờ vào
-Nương vào, nhờ vào
Trông và dựa đồng nghĩa với nhau ở nghĩa thứ ba

*Một từ nếu là từ đa nghĩa , với các nghĩa gốc khác của nó, nó có thể đồng nghĩa với
nhiều từ khác nhau
Ví dụ : Ăn

-thắng (Đội tớ ăn rồi, đội cậu thua )
-Hợp (ăn cánh, ăn ảnh, ăn hình )
-Hưởng, nhận ( tàu ăn than
-Hao, tốn ( xe ăn xăng)

*Phân loại từ đồng nghĩa:
Từ đồng nghĩa xẩy ra ở nhiều cấp độ :
-Hình vị với hình vị : xanh- thanh- lam-bích- lục
11


Đánh- chiến – kích -đấu
-Từ với từ : Thiên- trời ; sơn –núi
-Từ Hán Việt với từ thuần Việt : Huynh đệ-Anh em; phụ nữ- đàn bà
-Từ thuần Vịêt với từ Thuần Việt : ăn-xơi
-Cụm từ với cụm từ : ....
*nguồn gốc của từ đồng nghĩa
a)Đồng nghĩa do cấu tạo từ , đồng nghĩa sẵn có giữa các yếu tố thuần Việt .
Ví dụ : Từ các từ Nhanh, mau, chóng có thể cấu tạo ra hàng lọat từ:
Nhanh : nhanh chóng , nhanh nhanh, nhanh nhẹn, nhanh nhạy
Mau : mau chóng, mau lẹ
Chóng chóng vánh, nhanh chóng...
b) Đồng nghĩa do vay mượn : Đó là hiện tượng đã có từ A vay mượn B và cả
hai cùng chi X
-Đồng ở nghĩa cấp độ yếu tố cấu tạo ( hình vị): xa-xe ; bích , thanh-xanh
-Đồng nghĩa giữa từ với từ: bằng hữu- bạn bè

-Đồng nghĩa giữa các từ vay mượn với nhau
điện thoại – Telephon

Bụt ( bụt đà)- phật

cân –ki-lô- gám

(Môn khơme)-(Hán)

(Hán)- (Pháp)
c)Từ đồng nghĩa do từ tòan dân và từ địa phương
Ví dụ : Bắp/ ngô/ sạo/xà lì; bát / đọi-chén; heo/ lợn; đu đủ / moọng coong/;
hành tăm/thun...
d)Từ đồng nghĩa do sự phảt triển của từ đa nghĩa
Ví dụ : Trông: (1) nhín
(2)chăm sóc
(3)căn cứ theo
Do sự phát triển nghĩa như trên mà hai từ trông, dựa, có quan hệ đồng nghĩa
với nhau :(3) của trôngđồng nghĩa với ha của dựa
4.2-Từ nhiều nghĩa
*Cơ cấu của từ đa nghĩa
12


Các từ lúc mới xuất hiện đều chỉ có một nghĩa, trải quan thời gian có thêm
nhiều nghĩa mới ( nghĩa phái sinh, nghĩa bóng) được tạo ra từ nghĩa cơ sớ (nghĩa gốc,
nghĩa đen) đó , trên cơ sở những biểu tượng nhất định.
Biểu tượng làm hình ảnh về hình dáng, kích thước, đặc điểm, tính chất của sự
vật được phản ánh trong ngôn ngữ trong nghĩa gốc của từdưới dạng các nét nghĩa trở
thành cơ sở để tự phát triển thêm nghĩa mới .Nhờ vào quan hệ liên tưởnhg tương

đồng (ẩn dụ) và tương cận ( hoán dụ )người ta liên tưởngtừ sự vật này đến sự vật kia
trên những đặc điểm, hình dáng , tính chất giống nhau hay gần nhau giữa các sự vẩt
ấy .Từ chỗ gọi tên sự vật, tính chất, hành động này (nghĩa 1) chuyển sang gọi tên sự
vật, tính chất, hành động khác nghĩa ( nghĩa2), quan hệ đa nghĩa của từ nảy sinh từ đó
.
Ví dụ : Chín: (1) chỉ quả đã qua một quá trình phát triển, đạt đến độ phát triển
cao nhất, hoàn thiện nhất, độ mềm nhất định, màu sắc đặc trưng.
(2)Chỉ quá trình vận động, quá trinh rèn luyện từ đó, khi đạt đến
sự phát triển cao nhất .( Suy nghĩ chín, tình thế cách mạng đã chín, tài năng đã chín)
(3)Sự thay đổi màu sắc nước da .( ngượng chín cả mặt )
(4)Trải qua một quá trình đã đạt đến độ mềm .(cam chín).
Như vậy muốn phân tích được nghĩa của từ đa nghĩa , trước hết phải, miêu tả
thật đầy đủ các nét nghĩa của nghĩa gốc để làm cơ sở cho sự phân tích nghĩa .Nghĩa
của từ phát triển thường dựa trên hai cơ sở :
+Theo cơ chế ẩn dụ nghĩa của từ thường có hai dạng sau :
-Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các
sự vật, hiện tượng hay nói cách khác là dựa vào các kiểu tương quan về hình dáng.
Ví dụ : Mũi1 ( mũi người) và Mũi2( mũi thuyền) :Miệng1 ( miệng xinh) và
miệng2( miệng bát)
Dạng 2 : Nghĩa của từ phát triểm trên cơ sở ẩn dụ về cách thức hay chức năng,
của các sự vật, đối tượng .
Ví dụ : cắt1 ( cắt cỏ) với cắt2 ( cắt quan hệ )
Dạng 3 : Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở ẩn dụ kết quả do tác động của các
sự vật đối với con người.
13


Ví dụ: đau1 (đau vết mổ ) và đau2 (đau lòng )
+Theo cơ chế hoán dụ có tác dụng.
-Dạng1 :Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở quan hệ giữa bộ phận và toàn thể.

Ví dụ: Chân1, Tay1, mặt1 là những tên gọi chỉ bộ phận được chuyển sang chỉ
cái toàn thể ( anh ấy có chân2 trong đội bóng Tay2 bảo vệ của nhà máy số ba có Mặt2
trong hội nghị)
Dạng 2 : nghĩa của từ phát triển trên quan hệ giữa vật chứa với cái được chứa.
Ví dụ : Nhà1 Là công trình xâu dựng (Anh trai tôi đang làm nhà)
Nhà2 là gia đình ( Cả nhà có mặt)
Ví dụ 2: Thúng1 : Đồ vật dùng để đựng đan bằng tre hoặc nứa( Cái thúng này
đan khéo quá)
Thúng2 : Chỉ đơn vị ( Hai thúng lúa)
Dạng 3 : Nghĩa của từ phát triển dựa trên nguyên liệu hay công cụ với sản
phẩm được làm ra từ nguyên liệu hay công cụ đó hoặc hành động dùng nguyên liệu
hay công cụ đó .
Ví dụ : Muối1 : Nguyên liệu ( Một kg muối) ; muối2: hành động làm cho thức
ăn chín hoặc lên men ( Chị ấy muối dưa ngon lắm)
4.3Từ đồng âm :
a)Văn cảnh( ngữ cảnh) là tập hợp những từ đi kèm một từ nào đó tạo cho từ
tính xác định về nghĩa .
b)Họat động của từ đồng âm :
-Tạo ra những văn cảnh trong đó có nhiều từ đồng âm xuất hiện:
Con ngựa đá con ngựa đá con ngựa đá không đá con ngựa .
-Tạo ra những ngữ cảnh đan xen nhau trong đó có một yếu tố nào đó được hiểu
gấp đôi .
Bà già đi chợ cầu đông,
Bói xem một qủalấy chồng lợi chăng.
Thầy bói gieo quả nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn .
14


-Tạo ra những ngữ cảnh trong đó chỉ có một yếu tố đồng âm xuất hiện nhưng

nó lại được đi kèm với yếu tố khác, có tác dụng nhắc gợi nhau.
Con công đi qua chùa kênh,Có nghe tiếng cồng nó kềnh cổ ra .
Con cóc leo cây võng cách , nó rơi phải cọc nó cạch đến già .
-Tạo ra ngữ cảnh trong đó chỉ có một yếu tố đồng âm xuất hiện được trong
quan hệ với các yếu tố đồng nghĩa.
1-nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
2-Cuốc xuống ao uống nước, Gà vào vườn ăn kê
3-Chuồng gà kê áp chuồng vịt
4-Trời mưa đất thịt trơn như mỡ
Dò đến hàng nem chả muốn ăn
5-Một chiếc cùi lim chân có đế
Ba vòng xịch sắt bước còn vương
c)Nguyên nhân có hiện tượng đồng âm
-Sẵn có
-Vay mượn
-Từ đa nghĩa phát triển đến mức tối đa .
Sau khi mở rộng cho HS một số khái niệm cơ bản cần thiết về từ đồng nghĩa,
từ nhiều nghĩa, từ đồng âm tôi đã hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau
giữa chúng .
*Khác nhau :
Từ đồng

Từ nhiều nghĩa

Từ đồng âm

nghĩa
Là những từ Nghĩa của từ được phát triển dựa trên hai cơ


Cơ sở tạo ra từ

có nghĩa

sở :

đồng âm là do

giống nhau

-Theo cơ chế ẩn dụ nghĩa của từ thường có

tính chất tiết

hoặc gần

hai dạng sau :

kiệm

giống nhau . +D1:Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự giống
15

-Thường xẩy ra ở


Ví dụ :

nhau về hình thức giữa các sự vật hiện tượng


những từ có cấu

Siêng năng,

hay nói cách khác là dựa vào các kiểu tương

trúc đơn giản

chăm chỉ,

quan về hình dáng Ví dụ : Mũi1( mũi người),

-Các từ đồng âm

cần cù ,...

mũi2(mũi thuyền)

trong Tiếng Việt

+D2: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở ẩn dụ

chỉ xẩy ra trong

về cách thức hay chức năng của các sự vật,

ngữ cảnh vì

đối tượng .Ví dụ: Cắt1( cắt cỏ), cắt2(cắt quan


Tiếng Việt là

hệ)

ngôn ngữ không

D3:Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở ẩn dụ

biến hình

kết quả do tác động của các sự vật đối với con
người Ví dụ: đau1(đau vết mổ), đau2(đau
lòng)
-Theo cơ chế hóan dụ có các dạng:
+D1:Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở quan
hệ giữa bộ phận và tòan thể Ví dụ : Chân1,
tay1,mặt1 là những tên gọi chỉ bộ phận được
chuyển sang chỉ cái toàn thể (Anh ấy có
Chân2 trong đội bóng ; Tay2 bảo vệ của nhà
máy số ba có mặt2 trong hội nghị )
+D2: Nghĩa của từ phát triển trên quan hệ
giữa vật chứa với cái được chứa.Ví
dụ :Nhà1là công trình xây dựng (Tôi đang
làm nhà),Nhà2 là gia đình(Cả nhà ăn cơm )
D3:Nghĩa của từ phát triển dựa trên quan hệ
nguyên liệu hay công cụ với sản phẩm làm ra
từ nguyên liệu hay công cụ đó hoặc hành
động dùng nguyên liệu hay công cụ đó .Ví
dụ: Muối1 nguyên liệu( một kg
muối);muối2hành động làm cho thức ăn chín

hoặc lên men ( Chị ấy muối dưa rất ngon)
16


*Giống nhau :
Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm đều có hình thức âm thanh giống nhau
Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm thường dễ nhầm lẫn :
Ví dụ : ba: ba : (1) bố: Ba tôi rất thích đọc báo.
(2) số từ: Số ba là con số không may mắn .
Học sinh có thể nhầm lẫn từ “ba” là từ nhiều nghĩa vì có hình thức âm thanh giống
nhau .Khi gặp trường hợp này tôi đã phân biệt để HS thấy được giữa các nét nghĩa
của từ nhiều nghĩa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau còn ở đây các nét nghĩa không
có quan hệ với nhau vì thế không phải là từ nhiều nghĩa
Trường hợp ví dụ trên là từ đồng âm .
Để giúp HS có thể phân biệt được là từ nhiều nghĩa hay là từ đồng âm cần giúp
HS xác định quan hệ về các nét nghĩa chính xác (đối với từ nhiều nghĩa ) , nêu loại
trừ được có quan hệ về các nét thì đó là từ đồng âm còn ngược lại nếu đồng âm
nhưng có quan hệ về các nét nghĩa nữa thì đó là từ nhiều nghĩa
5-Kết quả thu được
Năm học 2006-2007 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5B có 30 em học
sinh .Tôi lần lượt sử dụng các giải pháp trên bằng cách lựa chọn và phân bố hợp lí
theo từng nội dung của bài, lấy nhiều ví dụ minh họa để học sinh nắm được đặc điểm
cơ bản của các loại từ trên từ đó có thể phân biệt và nhận dạng dễ dàng hơn trong khi
làm bài tập .Tôi đã thu được kết quả
Thời điểm dạy và học

Học kì I

Giữa học kì II


66,6%

90%

33%

50%

Số học sinh phân biệt
được từ đồng nghĩa, từ
nhiều nghĩa, từ đồng âm
Số học sinh đạt điểm
khá, giỏi .

17


Năm học này học sinh lớp 5 thi học sinh giỏi huyện, tỉnh và tôi đã trực tiếp có
trách nhiệm bồi dưỡng học sinh giỏi trên lớp ở các tiết tự học .Với sự nỗ lực của cô,
trò nên trong đề thi chọn học sinh giỏi ở trường đi thi huyện có :
(1)Tìm 4 từ đồng âm và đặt câu với mỗi từ .
(2)Viết một đoạn văn ngắn trong đó ít nhất có một từ mang nghĩa gốc và một
từ mang nghĩa chuyển .
Nhìn chung các em đã làm đúng và nhiều em viết được đoạn văn hay, đạt điểm
khá cao, cả 5 HS lớp tôi đều được chọn vào đội tuyển dự thi HS giỏi huyện
Năm học 2006-2007 ( tính đến hết tháng 4)lớp 5B có 30 em học sinh do tôi
chủ nhiệm .Tôi đã vận dụng các biện pháp trên ngày càng nhuần nhuyễn hơn ,
thường xuyên tự tìm tòi và đọc tài liệu nên khi ra đề :
(1)Tìm những câu tục ngữ , thành ngữ, ca dao, câu thơ, câu đố ... có từ đồng
âm .

(2) Đặt câu với từ ăn: (ăn mang nghĩa gốc) và (ăn mang nghĩa chuyển )
Kết quả các em làm đã tăng lên rõ rệt .
Tổng số bài trên trung bình : 28/30 em : đạt 93,3%
Số bài khá, giỏi

: 14/30 em : đạt 46,6%

PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I-KẾT LUẬN
Để giúp HS phân biệt và làm đúng được yêu cầu của bài tập về từ đồng nghĩa,
từ nhiều nghĩa, từ đồng âm trong quá trình dạy học – người giáo viên cần
-Giúp học sinh xác định rõ các đặc điểm, cấu tạo của chúng về hình thức và
bản chất
-Khi dạy bài này “ từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm” giáo viên cần bổ
sung định nghĩa về từ nhiều nghĩa nữa là : “Là từ dùng một hình thức âm thanh biểu
thị nhiều ý nghĩa ,....chúng lập thành một trật tự, một cơ cấu nghĩa nhất định .
-Phần từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có nhiều từ học sinh dễ nhầm lẫn và khó
xác định là đồng âm hay nhiều nghĩa giáo viên cần giúp các em nhấn mạnh ở khái
niệm về từ đồng âm : Chúng giống nhau là có hình thức âm thanh giống nhau nhưng
18


đối với từ đồng âm thì nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau ; còn từ nhiều nghĩa thì ý
nghĩa của các từ đó có quan hệ với nhau .Giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh phân
biệt nghĩa sau đó mới đưa ra kết luận .
-Tạo mọi điều kiện giúp HS được bộc lộ cách hiểu của mình về từ nhiều nghĩa
và từ đồng âm
-Qua các bài tập học sinh thực hành về từ đồng âm từ nhiều nghĩa giáo viên
cần cho các em tự kiểm tra, kiểm tra lẫn nhau về kết quả mình đã làm được . Trên
đây là một số giải pháp mà tôi đã áp dụng trong giảng dạy về từ đồng nghĩa, từ đồng

âm và từ nhiều nghĩa và góp phần nâng cao hơn kết quả dạy-học môn Tiếng Việt
.Qua đây tôi càng thấy rõ hơn về việc dạy -học bộ môn Tiếng Vịêt bởi nó góp phần
vào sự hình thành nhân cách con người tòan diện trong thời kì mới, những chủ nhân
tương lai xứng tầm với yêu cầu của một xã hội năng động, hiện đại .
Những kinh nghiệm của bản thân tôi trình bày ở trên chi là một khía cạnh nhỏ ,rất
mong được sự góp ý bổ sung của các thầy, cô giáo cùng các bạn bè đồng nghiệp để
bài học của tôi được đầy đủ hơn .
II-KIẾN NGHỊ
Với mục đích là nâng cao kết quả giảng dạy và hòan thành chuyên môn của
người giáo viên tiểu học tôi xin có một số đề nghị sau:
-Mở lớp chuyên đề về phương pháp dạy phân môn Luyện từ và câu đối với “
Từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm”.
-Cung cấp thêm cho các trường miền núi tài liệu tham khảo và thiết bị dạy học
phù hợp /.
Hà Tĩnh, tháng năm 2010

19



×