Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Thành phần chất thải có trong nước thải bệnhviện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.47 KB, 8 trang )

I) Mở đầu:
Như chúng ta đã biết Nước là nguồn tài nguyên quý giá và được coi là vĩnh cửu.
Ngày nay mức độ phát triển kinh tế rất mạnh, nhu cầu về nước ngày càng tăng,
cuộc sống con người ngày càng được nâng cao, mạng lưới sức khoẻ được quan
tâm sâu sắc . Nhiều cơ sở y tế, bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khoẻ được
xây dựng với chất lượng phục vụ ngày được nâng cao. Bên cạnh đó là nảy sinh
vấn đề phức tạp là một lượng lớn rác thải y tế được thải ra ngoài môi trường,
trong đó nước thải bệnh viện chiếm mọt lượng khá lớn với quy mô khó kiểm
soát.Đứng trước vấn đề đó phải có một chiến lược và tầm nhìn bao quát để giải
quyết vấn đề trên một cách triệt để.
II) Nội dung:
1: Nguồn phát thải:
- Nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghịêm, từ
các khu vệ sinh, khu giặt là của bệnh viện... với những bệnh truyến nhiễm gây
nguy hiểm đang ngày đêm chạy thẳng vào hệ thống thoát nước của thành phố
mà không qua hệ thống xử lý.
2: Chất thải:
Thành phần chất thải có trong nước thải bện viện bao gồm:
- Các chất tẩy uế, khử trùng, nước rử vết thương như: Thuốc tím, PVP-IODINE
10%, chất phóng xạ.
- Nước tiểu, phân của bện nhân, cũng là nguồn nguy cơ lây bệnh cao do trong đó
chứa lượng lớn VSV gây hại.
Cụ thể chất thải được chia thành các nhóm như sau:
- Nước thải có chứa các chất hữu cơ:
• Các chất bài tiết của bệnh nhân như phân, nước tiểu, máu mủ dịch đờm
v..v
• Các hợp chất halogen hữu cơ, các đồng vị phóng xạ.
• Nước thải bệnh viện chứa các chất clo hữu cơ với nồng độ cao sinh ra từ
các thành phần bị oxy hoá tạo sự tương phản trong phim của khoa X-
quang, dung môi, thuốc tẩy uế, máy làm sạch, và những viên thuốc có
chứa clo.


- Nước thải có chứa các chất vô cơ bao gồm các chất dễ phân huỷ và khó phân
huỷ:
• Các thuốc kháng dinh và dược phẩm không sử dụng, không chuyển hoá
được và bài tiết ra ngoài.
• Kim loại nặng như As, Cd, Cr, Cu, Hg, Ni, Pb và Zn ... được thải ra từ các
hoạt động của bệnh viện như( hóa chất xét nghiệm, kim loại trong các
thiết bị y tế…)
• Các chất dinh dưỡng của N, P
Nước thải bệnh viện rất nguy hiểm vì chúng là nguồn chứa các vi trùng, vi
khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như thương hàn, tả, lỵ... làm
ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
- Nước thải có chứa các VSV gây hại:
Các VK: ( Vk gây bệnh thương hàn, Vk gây bệnh kiết lị, Vk gây bệnh, xoắn
khuẩn, vi khuẩn lao, phẩy khuẩn tả, vk đường ruột E.coli có thể sống trong nước
từ 9 đến 14 ngày ở nhiệt độ từ 20C đến 22C)
VR (Andennovirus.Exo, Coxsackiesống tối đa 10 ngày)
và các mầm bệnh sinh học khác trong máu mủ, dịch, đờm, phân, nước tiểu...từ
các phòng giải phẫu, khu vệ sinh, khu giặt là được thải ra từ bệnh nhân có thể
dẫn tới những bệnh lây lan, truyền nhiễm.
- Nứơc thải có chứa các chất phóng xạ:
+ Các chất phóng xạ được dùng trong chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, chụp
cắt lớp, chụp X...
3) Lượng thải trên thực tế:
Theo tính toán của Sở TNMT-HN, lượng nước thải từ các BV nội thành HN
vào khoảng 6000m3/ngày, trong đó phần lớn nước thải không qua hệ thống
xử lý, xả thẳng vào cống thoát nước chung của TP.
+ BV phụ sản HN thải 300m3/ngày
+ BV Việt Đức thải 1000m3/ngày
4) Tiêu chuẩn và thông số đánh giá:
4.1: Thông số đánh giá:

Để đánh giá chất lượng nước thải người ta sử dụng nhiều thông số, trong đó có
các thông số sau
– Độ pH.
– Chất rắn lơ lửng.
– DO – COD và BOD.
– Chỉ số Nitơ (N)
– Chỉ số Phốtpho (P)
– Chỉ số lưu huỳnh (S)
– Chỉ số vi sinh vật.
- Chỉ số về phóng xạ.
* Độ pH và Chất rắn lơ lửng :
– Độ pH là thước đo tính acid hoặc kiềm của dung dịch nước, nước trung tính
có độ pH là 7, tuy nhiên phần lớn sự sống chấp nhận pH trong khoảng 6 – 8,5.
– Chất rắn lơ lửng là các chất rắn không tan tạo ra các huyền phù lơ lửng trong
nước, các chất này thường có kích thước 0,1 – 0,001mm. Chất rắn lơ lửng làm
cho nước thải có độ đục, không trong suốt.
* DO và COD :
– Hàm lượng oxy hòa tan trong nước – DO (Dissolved Oxygen ), trong điều
kiện lý tưởng oxy có thể hòa tan trong nước đến 31mg/l, ở nhiệt độ và áp suất
bình thường, lượng oxy hòa tan trong nước nằm trong khoảng 8 – 15mg/l.
Lượng oxy hòa tan là nguồn oxy cho các sinh vật, vi sinh vật và thực vật . Nước
có DO thấp thường là nước ô nhiễm.
– Nhu cầu oxy hóa học – COD (Chemical Oxygen Demand) là lượng oxy cần
thiết để oxy hóa các chất hữu cơ hòa tan trong nước bằng 2 chất oxy hóa mạnh
là Kali permanganat hoặc Kali bicromat trong môi trường acid mạnh. Chỉ số
COD càng cao cho thấy mức độ ô nhiễm càng nặng.
* Nhu cầu oxy hóa sinh – BOD :
Nhu cầu oxy hóa sinh – BOD (Biochemical Oxygen Demand) là lượng oxy cần
thiết để oxy hóa các chất hữu cơ có khả năng thoái biến sinh học trong mẫu
nước thải bằng sự chuyển hóa hóa sinh hiếu khí, nhu cầu này kiên quan đến 3

loại chất trong nước thải :
– Các chất hữu cơ được xem như là nguồn carbon của vi sinh vật hiếu khí.
– Các hợp chất nitrit, amoni và các hợp chất hữu cơ có nitơ được xem như là
nguồn dinh dưỡng của một số loại vi khuẩn đặc biệt như : Nitrosomonas và
Nitrobacter.
– Các chất hóa học mang tính khử như Fe
2+
, SO
3
2-
và S
2-
bị oxy hóa bởi oxy hòa
tan trong nước.
Việc đo BOD kéo dài trong nhiều ngày , thường là 5 ngày (BOD
5
) hoặc 21 ngày
(BOD
21
)
* Chỉ số Nitơ (N)
Chỉ số Nitơ : Các chất hữu cơ có nitơ trong nước được phân giải thành ra
NH
3
,chất này tan trong nước và tạo ra NH
4
+
. Khi có oxy và các vi khuẩn tự
dưỡng, NH
3

được oxy hóa thành ra các oxyt của nitơ, các chất này đều độc với
người và các động vật, một oxyt nitơ có hóa trị cao nhất hòa tan trong nước tạo
thành HNO
3
, chất này tạo ra các ion NO
3
-
. Các chỉ số nitơ bao gồm :
– Các ion dạng hữu cơ amoni NH
4
+
.
– Các ion dạng oxi hóa nitrit (NO
2
-
) và nitrat (NO
3
-
)
Các ion này tạo điều kiện cho rêu tảo phát triển khi có ánh sáng. Chỉ số nitơ
càng cao cho biết nước càng ô nhiễm. Các hợp chất của nitơ hiện diện trong
nước tạo ra mùi khai (NH
3
) và mùi tanh (các amin)
* Chỉ số phốt pho (P) :
Các hợp chất phốt pho làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho các tế bào sống
dưới dạng các hợp chất ATP, các hợp chất phốt pho hòa tan trong nước dưới
dạng các ion H
2
PO

4
-
, HPO
4
-, PO
4
3-
.
Tổng phốt pho có trong nước là tổng hàm lượng của các hợp chất phốt pho hữu
cơ và vô cơ. Chỉ số phốt pho càng cao càng tạo điều kiện sống cho các vi sinh và
làm cho nước càng dễ bị ô nhiễm.
* Chỉ số Sulfua (S)
Các hợp chất lưu huỳnh hiện diện trong nước thải dưới dạng SO
4
2-
và bị phân
hủy để trở thành H
2
S, chất này tạo ra mùi thối của nước thải.
* Chỉ số vi sinh vật :
Coliform và Fecal Coliform là nhóm các vi sinh vật dùng để chỉ thị khả năng có
sự hiện diện của các sinh vật gây bệnh . Trong nhóm này Escherichia Coli là
loài được quan tâm nhiều nhất.
Có hai phương pháp để xác định Coliform và E. Coli :
– Số có xác suất cao nhất - MPN : Most Probable Number.
– Đếm khuẩn lạc – CFU : Colony Forming Unit.
* Chỉ số hoạt độ phóng xạ :
Chất phóng xạ được sử dụng trong khoa y học hạt nhân phục vụ cho việc chẩn
đoán và điều trị, các chất này có thể làm ô nhễm nước dưới hai dạng :
– Phóng xạ α (hạt nhân của nguyên tử He)

– Phóng xạ β (điện tử)

×