Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Địa lý tự nhiên đại cương 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 86 trang )

1


ChươngI: ĐỊA

LÝ HỌC LÀ HỆ THỐNG CÁC KHOA HỌC.

I -ĐỊA LÝ HỌC HIỆN ĐẠI.
Địa lí học hiện đại – mặc dù là một từ về số ít-trong thực tế là một số nhiều chỉ
một hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Thế nào là một hệ thống khoa học? Đấy là sự kết hợp của nhiều bộ môn khác
nhau với các chức năng riêng biệt của chúng nhưng đồng thời được thống nhất
bởi một chức năng chung.
Nói một cách khác, tất cả các khoa học cùng nằm trong một hệ thống đều một
đối tượng nghiên cứu chung, mặc dù mỗi khoa học này lại có đối tượng nghiên
cứu riêng. Hơn thế nữa, các khoa học bộ phận trong cùng một hệ thống khoa học
sử dụng một phương pháp luận chung, một ngôn ngữ (hệ thống khái niệm-thuật
ngữ) chung, không kể rằng chúng có thể cùng sử dụng một số phương pháp
chung được lựa chọn.
Hệ thống các khoa học địa lí được hình thành phát triển từ địa lí học thống nhất
cổ đại, nguyên chỉ được quan niệm như một kiểu từ điển bách khoa tự nhiên,
dân cư và tài nghiên của một khu vực hay của một đất nước. Nhưng người ta có
thể thấy rõ quan niệm về khuynh hướng đó khi đọc các tác phẩm địa lí của các
nhà địa lí từ thế kỉ XVIII trở về trước. Sự phân dị của địa lí học rõ rệt nhất là từ
thế kỉ XVIII trỏ đi, theo hai hướng: Hướng phân tích, nghiên cứu từng thành
phần riêng biệt của tự nhiên hay từng ngành kinh tế(như nghiên cứu địa hình khí
hậu, thuỷ văn, sinh vật, dân cư, nông nghiệp, công nghiệp…). Hướng tổng hợp
nghiên cứu các thể tổng hợp tự nhiên hay kinh tế.
Dù cho có sự phân dị đó (điều mà hiện nay vẫn còn xảy ra), hệ thống khoa học
địa lí vẫn thống nhất từ trong bản chất của nó. Đấy là vì giữa khoa học bộ phận
cấu tạo nên các khoa học địa lí, tồn tại những quan hệ rất chặt chẽ kết hợp chúng


lại với nhau do chúng có cùng một nhiệm vụ chung phải giải quyết là: Trên cơ
sở nhận thức các quy luật phát triển của môi truờng địa lí( hiểu theo nghĩa rộng
nghĩa là bao quát các quyển vô cơ như thạch quyển và thuỷ quyển, các quyển
hữu cơ và quyển xã hội), xác định cho đúng đắn đặc tính của các mối quan hệ
giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội. Các mối quan hệ này ngày càng trở
nên phức tạp, nhất là trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện
nay.
Trong các sách vở địa lí, có rất nhiều định nghĩa về địa lí học. Phần lớn các định
nghĩa trước đây nhấn mạnh đến tính chất mô tả của địa lí học (khoa học mô tả bề
mặt quả đất) hoặc đến việc nghiên cứu sự phân bố địa lí của các hiện tượng
2


(khoa học về sự phân bố).
Các nhà địa lí Xô viết cũng đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau nhưng đều
thống nhất với nhau ở những điểm sau đây: Một là, khoa học địa lí hiện nay
không còn là một khoa học đơn độc mà là một hệ thống các khoa học. Hai là,
địa lí học hiện đại không chỉ mô tả về sự phân bố mà quan trọng hơn là sự
nghiên cứu các quy luật, các mối liên hệ giữa các hiện tượng, các tổng thể. Có
thể dẫn định nghĩa sau đây rút ra từ Đại bách khoa toàn thư Xô viết: “Địa hợp
lãnh thổ tự nhiên, các thể tổng hợp sản xuất theo lãnh thổ và các thành phần của
chúng”. Như vậy trong định nghĩa, thể tổng hợp tự nhiên và thể tổng hợp sản
xuất theo lãnh thổ được chú trọng và được coi là những đối tượng nghiên cứu
của địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế. Khái niệm thể tổng hợp phù hợp với khái
niệm hệ thống, quyết định phương pháp nghiên cứu của địa lí học như sẽ nói ở
sau.
II-CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG CÁC KHOA HỌC ĐỊA LÍ.
Hệ thống các khoa học địa lí vì vậy bao gồm hai nhóm khoa học lớn: nhóm các
khoa học địa lí tự nhiên và nhóm các khoa học địa lí kinh tế. Nếu như mục đích
của địa lí học là một thì địa lí học tự nhiên và địa lí kinh tế khác nhau rõ rệt về

đói tượng và phương pháp nghiên cứu.
Trong nhóm thứ nhất có các khoa học sau đây: địa lí tự nhiên (gồm cơ sở địa lí
học tự nhiên và cảnh quan học) và các khoa học bộ phận (địa mạo học, khí hậu
học, địa lí thuỷ văn, địa lí thổ nhưỡng, địa lí sinh vật, cổ địa lí học). Nếu như địa
lí tự nhiên tổng hợp nghiên cứu lớp vỏ địa lí như là một thể thống nhất và hoàn
chỉnh thì một khoa học bộ phận nghiên cứu một thành phần riêng biệt trong lớp
vỏ.
Địa mạo học là khoa học nghiên cứu địa hình bề mặt đất nói chung, các dạng địa
hình nói riêng và nguồn phát sinh, quá trình phát triển của chúng. Khí hậu học là
khoa học nghiên cứu khí hậu của Trái Đất, sự phân bố của chúng và những sự
biến đổi trong lịch sử. Địa lí thuỷ văn là khoa học về thuỷ quyển, kể cả đại
dương và băng hà. Hiểu theo nghĩa hẹp đấy là khoa học về cân bằng nước, biển,
lục địa, về dòng chảy trên mặt ( học thuyết về sông ngòi) và về đầm hồ ( hồ đầm
học). Thổ nhưỡng học là khoa học về cấu trúc, thành phần và sự phát sinh và
phát triển cũng như sự thay đổi trong không gian của đất, kể cả các biện pháp sử
dụng hợp lí tài nguyên tự nhiên đó. Địa lí sinh vật có thể được nghiên cứu như
tập hợp của địa lí thực vật và địa lí động vật hoặc như là học thuyết về các quy
luật phân bố sinh vật, về các sinh vật quần. Cổ địa lí học nghiên cứu lịch sử của
lớp vỏ địa lí(cổ địa lí đại cương) hoặc lịch sử phát triển của từng khu vực( cổ địa
3


lí khu vực) trong toàn bộ thời gian trước thời kì hiện đại. Cơ sở địa lí tự nhiên và
Cảnh quan học đều là các khoa học nghiên cứu các địa tổng thể, tuy có khác
nhau về cấp của đối tượng. Acmăng L.D(1968) từ lâu đã có ý kiến rằng khó lòng
có thể vạch một ranh giới rõ rệt giữa hai khoa học này vì có những lãnh vực
trung gian mà cả hai cùng có thể nghiên cứu. Thí dụ cả Cơ sở địa lí tự nhiên
( hay Địa lí tự nhiên đại cương) lẫn cảnh quan học đều nghiên cứu sự phân dị
của lớp vỏ địa lí. Vì vậy Prêobrajenxki V.S (1972) cho rằng chỉ có truyền thống
hơn thế nữa yêu cầu của thực tiễn mới để tồn tại song song hai học thuyết đó, do

lớp vỏ địa lí là một thành tạo quá lớn và quá phức tạp làm cho sự nghiên cứu
khó mà được giới hạn. Cũng có thể trong tương lai hai khoa học này nhập làm
một chăng nhưng hiện nay vẫn phải tính chúng như hai á hệ thống độc lập.
Nhóm các nhà khoa học địa lí kinh tế là nhóm khoa học nghiên cứu sự phân bố
sản xuất. Bản thân địa lí kinh tế là “ khoa học xã hội thuộc hệ thống các khoa
học địa lí và nghiên cứu sự phân bố địa lí sản xuất, hiểu như sự thống nhất của
sức sản xuất và các quan hệ sản xuất, các điều kiện và các đặc điểm của sự phát
triển của sản xuất ở các nước và khu vực khác nhau” (Định nghĩa của Hội Địa lí
học toàn Liên xô, 1955).
Thuộc về các khoa học địa lí kinh tế có cơ sản xuất ở địa lí kinh tế, địa lí công
nghiệp, địa lí nông nghiệp, địa lí vận tải, địa lí thương mại. Các khoa học này
nghiên cứu sự phân bố địa lí của từng hoạt động sản xuất các điều kiện và các
đặc điểm về phát triển của hoạt động đó ở từng nước hoặc từng khu vực khác
nhau. Địa lí dân cư là một khoa học đặc biệt nghiên cứu sự hình thành dân cư ở
các nước và các vùng, kể cả các điểm quần cư, các thành phố, đô thị. Trong giai
đoạn hiện nay địa lí kinh tế thế giới và địa lí đô thị đang ngày càng tiến tới thành
nhũng khoa học riêng biệt nằm trong địa lí kinh tế. Địa lí phục vụ, địa lí các tài
nguyên lao động là hai khoa học địa lí kinh tế mới đang được hình thành. Cuối
cùng, phải kể đến địa lí chính trị là khoa học nghiên cứu sự phân bố các lực
lượng chính trị giữa các nước kể cả trong bản thân từng nước. Địa lí chính trị ở
các nước Tây Âu và Mỹ bị sử dụng vào các mục đích chiến tranh.
Trong thời gian gần đây người ta nhận thấy ở các nước xã hội chủ nghĩa, rõ nhất
là ở Liên xô, khuynh hướng tăng cường các công trình nghiên cứu địa lí kinh tế
về mặt xã hội ( điều mà ở phương Tây đã trở thành phổ biến do tập quán).
Khuynh hướng tích cực này. theo Alaep E.B (1983), được phản ánh trong tên
gọi mới là “ địa lí kinh tế xã hội”. Mặc dù sự thay đổi tên gọi hệ thống khoa học
này có phần hình thức nhưng nó nâng lên ở một vị trí cao hơn các công cuộc
khảo cứu xã hội trong địa lí kinh tế đồng thời gắn liền khoa học của thời đại
CNXH với các yêu cầu của xã hội.
4



Địa lí kinh tế- xã hội vì vậy là tổng thể các bộ môn khoa học nghiên cứu các quy
luật phân bố của sản xuất xã hội( hiểu như là sự thống nhất của sức sản xuất và
quan hệ sản xuất ) và sự quần cư của con người, nói một cách khác, đấy là sự
nghiên cứu tổ chức lãnh thổ của ( đời sống) xã hội, các đặc điểm biểu hiện của
nó ở các nước, các vùng, các địa phương khác nhau. (Alaep E.B 1983). Trong
một số tài liệu chính thức, người ta cũng dùng khái niệm “địa lí kinh tế và xã
hội” nhưng phải hiểu khái niệm đó như là một thể thống nhất biện chứng. Khi
thêm từ “và”, các tác giả muốn nhấn mạnh đến quyền ngang nhau được nghiên
cứu hoặc thuần tuý về mặt kinh tế hoặc là thuần tuý về mặt xã hội, nhưng không
phải là hoàn toàn tách biệt với nhau.
Các công trình nghiên cứu địa lí tự nhiên hay địa lí kinh tế của những lãnh thổ
cụ thể ( nước, vùng, địa phương) tìm cách nêu lên những đặc điểm tổng hợp, bao
gồm việc mô tả tự nhiên và có khi cả kinh tế của lãnh thổ đó. Đấy là các công
trình thuộc địa lí khu vực( hay địa lí các nước), chúng có một giá trị to lớn về
mặt thông tin.
Ngoài các khoa học nói trên, trong gia đình các khoa học địa lí còn có một số
môn mang tính chất liên ngành điển hình nhất là môn địa phương chí. Trong
thực tế, bộ môn địa phương chí không còn được coi như một khoa học riêng biệt
nữa. Trong địa phương chí, người ta không chỉ cung cấp các tư liệu về tự nhiên,
xã hội, kinh tế mà còn đè cập đến văn hoá, lịch sử và cả chính trị. Điều quan
trọng để giữ được tính chất địa lí trong địa phương chí là phải nêu cho dược các
sự kiện nhiều mặt của địa phương, chứ không phải tập hợp cơ giới các tư liệu.
Địa đồ học giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống các khoa học địa lí. Thông
thường giữa địa lí học và địa đồ học không có sự khác biệt lớn về nhiệm vụ nếu
xuất phát từ định nghĩa của địa đồ học như là khoa học nghiên cứu sự phân bố
các đối tượng tự nhiên và kinh tế và các mối quan hệ giũa chúng bằng bản đồ.
Cũng có ý kiến cho rằng địa đồ học thuộc nhóm các khoa học về các phương
tiện và hình thức phản ánh thực tại, là khoa học về một loại ngôn ngữ đặc biệt là

ngôn ngữ bản dồ để biểu diễn các đặc điểm của lớp vỏ địa lí. Trong trường hợp
này, rõ ràng có sự phân công giữa địa lí học và địa đồ học nhưng địa lí học phải
đi bước trước (bước nghiên cứu) và địa đồ học phải đi bước thứ hai (bước biểu
diễn bằng hệ thống các kí hiệu). Quan niệm sau này thu hẹp hoạt động của địa
đồ học tuy không làm giảm mối quan hệ chặt chẽ giữa địa đồ học và địa lí học,
nhưng ít được chấp nhận hơn.
Khi xét vấn đề cấu trúc của các khoa học địa lí, người ta có thể nêu câu hỏi sau
đây: nếu địa lí tự nhiên về mặt phân loại khoa học thuộc về hệ thống các khoa
học tự nhiên và địa lí kinh tế thuộc về hệ thống các khoa học xã hội thì tại sao
5


không để chúng phát triển như là những ngành khoa học riêng biệt mà phải tập
hợp chúng lại thành địa lí học. Lại có thể có một câu hỏi khác: địa lí tự nhiên và
địa lí kinh tế có thể hợp nhất lại thành một địa lí học thống nhất hiểu là nhất
nguyên hay không ?
Để trả lời câu hỏi thứ nhất, có thể nói rằng giữa khoa học địa lí tự nhiên và khoa
học địa lí kinh tế có một sự thống nhất biện chứng, sự thống nhất của hai mặt
của địa lí học. Địa lí kinh tế không thể tồn tại tách rời với địa lí tự nhiên, vì xã
hội loài người (và các hoạt động sản xuất của nó) sống và phát triển trong một
môi trường địa lí tự nhiên cụ thể (môi trường địa lí), do đó không thể không hiểu
biết về tự nhiên. Ngược lại địa lí tự nhiên mà tách rời khỏi địa lí kinh tế thì sẽ
mất luôn cả mục đích nghiên cứu của mình: địa lí tự nhiên nghiên cứu để làm gì
nếu không phải là để phục vụ cho sản xuất xã hội ? Vả lại bản thân tự nhiên từ
lâu đã bị các hoạt đọng sản xuất của con người biến đổi nhiều đến nỗi khó mà
nhận thức nó được cho đúng đắn nếu không hiểu biết về địa lí kinh tế.
Câu hỏi thứ hai là một vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi. Ở các nước Tây
Âu và Mỹ, vấn đề đó không được đặt ra, vì từ lâu họ đã quan điểm địa lí học
như là một khoa học thống nhất hiểu là nhất nguyên.
Richard Harsthorne ở Mỹ cho rằng: Việc phân chia địa lí học ra thành địa lí kinh

tế và địa lí tự nhiên là giả tạo. Tuy nhiên chính các nhà địa lí Tây Âu và Mỹ
cũng chưa đưa ra những lí thuyết chắc chắn để bảo vệ ý kiến của mình, còn
trong thực tế thì họ ứng dụng tính địa lí thống nhất đó trong các sách mô tả khu
vực hay từng bước bằng cách ghép phần địa lí dân cư và địa lí kinh tế sau phần
địa lí tự nhiên nhưng chưa thoát khỏi tính mô tả. Khi cần đi sâu phát hiện ra
những cơ thức hình thành và những quy luật, họ cũng không ngần ngại viết địa
lí tự nhiên hoặc địa lí kinh tế ra thành những vấn đề riêng.
Ở Liên Xô, từ những năm 60 trở lại đây, một số tác giả ( V.A. Anusin, G.
Sauxkin cũng đặt vấn đề địa lí thống nhất, dựa trên các lập luận sau đây: 1) theo
họ, cả địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế đều cùng nghiên cứu một đối tượng là lãnh
thổ,2) cả hai đều nghiên cứu lớp vỏ địa lí, 3) cả hai cùng nghiên cứu môi trường
địa lí, 4) cả hai đều nghiên cứu các quan hệ giữa con người và tự nhiên. Vì vậy
có thể xác lập các quy luật địa lí chung, kể cả các phương pháp nghiên cứu
chung. Những người ủng hộ địa lí thống nhất ở Liên Xô cũng cho rằng quan
niệm về địa lí thống nhất có thể thấy biểu hiện rõ nhất trong địa lí các nước.
Một số lớn các nhà địa lí Liên Xô- chủ yếu là các nhà địa lí tự nhiên – không tán
thành quan điểm này. Thí dụ để trả lời về đối tượng lãnh thổ được coi như là đối
tượng nghiên cứu chung, họ cho rằng nhà địa lí không nghiên cứu một lãnh thổ
trừu tượng mà là một lãnh thổ cụ thể, rằng lớp vỏ địa lí – kể cả môi trường địa lí
6


là do địa lí tự nhiên nghiên cứu và quan hệ giữa con người và tự nhiên tuy thuộc
lĩnh vực nghiên cứu của địa lí học nhưng cũng là lĩnh vực nghiên cứu của nhiều
khoa học khác, kể cả triết học.
Nói chung, vấn đề đã được giải quyết Aláep E.B. khi tổng kết vấn đề này (1983)
cho rằng đây là các cuộc thảo luận “ vô bổ” của những năm 60, mà không có kẻ
thắng cuộc. Hiện nay phần lớn các nhà địa lí Xô viết cho rằng hệ thống các khoa
học địa lí – dù là muốn xét cấu trúc theo bất kì phương án nào-cũng gồm có 2
“cánh” thể tổng hợp các khoa học tự nhiên và thể tổng hợp các khoa học kinh tềxã hội và sự hợp tác khoa học giữa hai “ cánh” này ngày càng trở thành rõ rệt.

Các cơ sở lí thuyết, phương pháp luận và tổ chức cho một sự hợp tác như vậy đã
được củng cố. Có thể hiểu sự tranh luận này ở Liên Xô là do trong một thời gian
dài, địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế ở đó hoạt động ngày càng riêng rẽ và tách rời
với nhau đến mức nhà địa lí lão thành N.N Baranxki phải lên tiếng báo động.
Đấy cũng có thể là kinh nghiệm lớn với địa lí học ở Việt Nam.
Cuối cùng, vị trí của môn địa lí khu vực không phải không gây tranh luận, xét về
mặt phân loại khoa học. Ở phương Tây từ lâu cũng theo tập quán người ta vẫn
chấp nhận rằng địa lí học phân ra hai phần chính: địa lí đại cương và khu vực, ở
Liên xô trường phái Anusin D.N (1954) cùng với Krube, Bocdop …chứng minh
mối quan hệ chặt chẽ giữa hai phần này và ý nghĩa của phần này với phần khác.
Mặc dù sự phân chia của Anusin D.N. ngày nay không còn thoả mãn các nhà địa
lí do sự phát triển của khoa học địa lí, nhưng về nguyên tắc, vẫn có thể chấp
nhận quan điểm truyền thồng đó.
Sự việc trở thành phức tạp- tuy không phải có lí do-khi Baranxki (1956) nêu lên
rằng địa lí khu vực ( hay địa lí đất nước, địa lí các nước) “ chỉ là một hình thức
có tổ chức để tập hợp các dữ liệu nhiều mặt về một nước này hay nước khác” và
vì vậy không phải là một khoa học riêng biệt. Ý kiến này được Acmang D.L
(1968) biểu đồng tình còn Preobrajenxki V.S (1972) thì lập luận rằng khó lòng
mà quan niệm có được một “ lí thuyết địa lí tự nhiên cuă nước Pháp” khác với “
lí thuyết tự nhiên nước Anh” (và khác ở chỗ nào). Mặc dù như vậy, cả Acmang,
Preobrazenki và Isasenko đều công nhận rằng địa lí khu vực không phải vì thế
mà không có quyền tồn tại do từ lâu đã thực hiện những chức năng xã hội có
ích. Địa lí khu vực cần thiết cho quá trình học tập trong nhà trường, cho sự tra
cứu, cho du lịch.
Mackop K.K và Klexnic S.V (1960 và 1957) lại coi địa lí tự nhiên khu vực là
Cảnh quan học. Gvodtxki N.A. cực lực bác bỏ các quan điểm đó (1979). Theo
ông, chính Cảnh quan học cũng là một ngành khoa học của địa lí tự nhiên và
cũng gồm cảnh quan học đại cương và cảnh quan học khu vực. Như vậy địa lí tự
nhiên gồm có hai phần: đại cương và khu vực. Trong phần đại cương có địa lí tự
7



nhiên, học thuyết phân vùng địa lí tự nhiên và cảnh quan học đại cương, còn
trong phần khu vực có địa lí tự nhiên khu vực ( hay địa lí tự nhiên đất nước) và
cảnh quan học khu vực.
Kết luận rút ra được từ các quan niệm khác nhau trên đây là, nếu cho rằng địa lí
khu vực không phải là một khoa học đúng nghĩa đi nữa thí vẫn là 1 lĩnh vực đặc
biệt của hoạt động khoa học tự nhiên, mà chức năng chủ yếu là giáo dục- thông
tin.
III-QUAN HỆ GIỮA ĐỊA LÍ HỌC VÀ CÁC KHOA HỌC KHÁC.
Giữa địa lí học và các khoa học khác có nhưng mối quan hệ rất mật thiết. Người
ta có thể thấy rõ điều đó ngay cả nếu chỉ xét vị trí của địa lí tự nhiên và vị trí của
địa lí kinh tế so với các khoa học khác.
Địa lí tự nhiên từ lâu đã có quan hệ chặt chẽ với toán học, vật lí học, hoá học và
sinh học. Địa lí tự nhiên không những chỉ những định luật,những kiến thức của
các khoa học chính xác này mà ngay cả một số phương pháp của chúng. Địa lí
tự nhiên kết hợp với vật lí học tạo ra môn địa vật lí, với hoá học thành địa hoá
học, với sinh học thành địa lí sinh vật các phương pháp toán học ngày càng xâm
nhập vào địa lí tự nhiên làm cho các khoa học thuộc nhóm này ngày càng trở
thành những khoa học chính xác.
Quan hệ giữa địa lí tự nhiên và địa chất học trong thế kỉ này đã thay đổi nếu có
địa chất học là khoa học về cấu tạo và sự phát triển của quả đất nói chung thì
mặc dù xưa kia địa lí tự nhiên đã sinh ra địa chất học, nay cũng chỉ với địa chất
học nằm trong hệ thống các khoa học Trái Đất. Nếu hiểu địa chất học là khoa
học về vỏ quả đất (coi như một thành phần của lớp vỏ địa lí) thì địa chất học
nằm trong đại lí học.
Như vậy, vấn đề cũng không phải đơn giản, còn trong thực tế thì vẫn có chỗ để
bàn luận. Thí dụ các nhà địa mạo được đào tạo trong các chuyên ngành địa lí và
địa chất, vậy thì địa mạo là khoa học bộ phận của địa lí học hay của địa chất
học? Cũng có ý kiến cho rằng địa mạo học trong địa lí học chú trọng nhiều hơn

đến các quá trình ngoại trong khi trong địa lí địa chất học thì nặng nhiều hơn về
phần nội lực. Có thể là như vậy trong thực tế nhưng điều đó về bản chất không
đúng, vì bản thân đối tượng nghiên cứu (tức là địa hình bề mặt đất ) là kết quả
của sự tác động thời và tương hỗ của nội lực và ngoại lực, vì vậy không thể coi
nhệ bất kì mặt nào. Do đó về khía cạnh phân loại khoa học, có thể coi như vấn
đề chưa được giải quyết.
Trong thời gian từ 1960 trở lại đây, người ta hay nói nhiều đến sinh thái học
8


trong địa học, nhiều đến mức có sự nhầm lẫn (nếu không nói là tranh chấp)giữa
hai khoa học này. Tất nhiên, trong tình hình phát triển của khoa học hiện nay,
không ai còn coi sinh thái học chỉ là một khoa học ”nghiên cức các điều kiện
sinh tồn của sinh vật và các mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và môi trường
trong đó chúng sinh sống” (Odum_E.và các tác giả khác ), nhưng cũng khó lòng
chấp nhận một “sinh thái học toàn cầu” (Commone_B.(1994) hay “một khoa
học tổng hợp toàn diện” (Đuvinho_P.và Tanghe_M.(1967). Khi xét các nguyên
lí và khái niệm cơ bản của hệ sinh thái mà Duvinhô và Tanghe trình bày, người
ta thấy hệ sinh thái “khổng lồ” mà hai ông xác định là cấp cao nhất không gì
khác là sinh quyển. Đi xa hơn, một số nhà sinh thái đã bao gồm vào trong sinh
thái học không chỉ sinh vật học mà còn hầu hết các ngành khoa học tự nhiên và
khoa học xã hội (bách khoa toàn thư của khoa học môi trường Niuyoóc.1994.
Tuy nhiên người ta có thể đồng ý với Duvinhô và Tanghe khi ở phần kết luận,
các ông cho rằng sinh thái học “phải trở thành một quan điểm hơn là trở thành
một quy luật cá biệt” Gherasimop _I.P (1978) cho rằng cần phải nhấn mạnh đến
“quan niệm sinh thái” (hay cách tiếp cận sinh thái ) hiểu theo nghĩa rộng là “con
đường sinh thái để nhận thức khoa học”.các công cuộc khảo cứu trong địa lí học,
theo Gherasimop, chắc chắn phải được bổ sung bởi các công cuộc nghiên cứu
tương ứng trong các khoa học địa chất, sinh vật,kĩ thuật và kinh tế_xã hội.
Địa lí học vì vậy phải nghiên cứu theo phương hướng sinh thái, nhưng địa lí học

không phải là đông nghĩa với sinh thái học, lại càng không phải là một khoa học
bộ phận của sinh thái học.
Địa lí kinh tế (bắt đầu từ đây chúng ta sẽ dùng khái niệm địa lí kinh tế_xã hội)có
liên quan chặt chẽ tới sử học, địa lí lịch sử, nhân chủng học(từ đó trong địa lí
học có địa lí nhân chủng học ), kinh tế chính trị học, toán học thống kê và với
nhiều môn kĩ thuật khác.
Trong quan niệm thông thường, người ta hay lẫn lộn giữa địa lí kinh tế xã hội và
kinh tế học, vì vậy nên làm rõ điểm này đối với sinh viên địa lí. Các nhà kinh tế
học và các nhà địa lí kinh tế điều là những đại diện nhóm khoa học rất gần gũi
với nhau nhưng thuộc về những hệ thống khoa học khác nhau. Các nhà kinh tế
học chú ý nhiều hơn đến đặc tính của các quan hệ sản xuất giữa con người, đến
năng suất lao động, đến giá trị lao động và các sản phẩm cấu tạo được ) và
phương thức các giá trị này được phân phối. Các nhà địa lí kinh tế phải chú ý
nhiều hơn đến cái gì và ở đâu được sản xuất, về những sản phẩm nào đó,
phương thức những vùng chuyên môn hoá sản xuất về những sản phẩm nào đó,
phương thức những vùng chuyên môn hoá trao đổi hàng hoá với những vùng
(hay địa phương khác), khác những điều kiện và tài nguyên tự nhiên nào đã
được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm nói trên (Sauxkin,1958). Những
9


người không nắm được sự khác biệt đó thường mắc phải sai lầm trong khi
nghiên cứu, hoặc nhảy qua một lĩnh vực khác không thuộc chuyên môn của
mình nên không sâu.
Trong thời đại ngày nay, người ta thấy có sự kết hợp nhiều mặt giữa địa lí học
(cả tự nhiên lẫn kinh tế )với hàng loạt các khoa học khác, tạo thành nhiều khoa
học trung gian mới y như địa lí, địa lí giải trí - du lịch …Số lượng các khoa học
trung gian ngày càng tăng cùng với sự phát triển của khoa học và kĩ thuật nói
chung. Vì vậy có thể dự đoán rằng trong vài chục năm tới, hệ thống các khoa
học trung gian sẽ ngay càng chiếm một vị trí quan trọng trong địa lí học. Alaep

E.B(1983) cho rằng các khoa học trung gian này là những hướng khoa học đặc
biệt của địa lí học, cùng với địa lí trong nhà trường, Địa lí ứng dụng, địa lí lí
thuyết.
IV-PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ HỆ PHƯƠNG PHÁP CỦA ĐỊA LÍ HỌC.
Lí thuyết và phương phương pháp luận nhận thức là cơ sở triết học trực tiếp của
bất kì phương pháp luận nghiên cứu khoa học cụ thể nào (DzebiZ.E1986).
Khoa học địa lí có lí thuyết và phương pháp luận riêng của nó. Người ta hiểu lí
thuyết của một khoa học là một hệ thống kiến thức được kết cấu chặt chẽ, không
mâu thuẫn với nhau (ở trình độ hiện nay ) nhằm cắt nghĩa thế giới bên ngoài hay
những yếu tố riêng biệt của nó,và tất nhiên đã được kiểm nghiệm hay tính
toán(Alaep E.B.1983). Phương pháp luận điều thông thường _là học thuyết về
phương pháp khoa học của nhận thức phương pháp luận phát triển trong khoa
học những yếu tố mà không có chúng, không có sự phát triển của chính khoa
học đó.
Nói một cách hình tượng, phương pháp luận là quan niệm về lý thuyết
(Alaep,1983) của một khoa học nhất định.
Phương pháp luận có nhiều mức. Mức cao nhất và chung cho nhiều khoa học là
phương pháp luận phố biến: duy vật biện chứng của Mac-Lênin, tức là học
thuyết về thế giới vật chất và lý luận nhận thức, là phương pháp luận nghiên cứu
khoa học chung cho tất cả khoa học bộ phận.
Phép biện chưng duy vật cho thấy rằng tất cả các hiện tượng của thế giới vật
chất đều năm trong mối quan hệ và phụ thuộc với nhau rất chặt chẽ tạo thành thể
thống nhất và hoàn chỉnh. quy luật này được biểu hiện trong địa lí thành quan
niệm tổng hợp, quan niệm hướng dẫn mọi công cuộc khảo sát địa lí. Một trong
những lập luận cơ bản của duy vật biện chứng là sự khẳng định rằng vật chất
không thể tồn tại bằng cách nào khác ngoài sự vận động vĩnh cửu, nó luôn luôn
biến đổi và phát tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa là rất quan trọng. Nhiều
10



quy luật khác như quy luật về vai trò của phương thức sản xuất của cải vật chất,
quy luật đấu tranh giai cấp, quy luật về vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối
với ý thức xã hội, quy luật về sự tương xứng (phù hợp )bắt buộc giữa các quan
hệ sản xuất với trình độ phát triển của sản xuất …đều có tác dụng hướng dẫn
không những lí luận mà ngay cả các phương pháp nghiên cứu trong địa lí kinh
tế.
Phương pháp luận cụ thể của mỗi khoa học-trong đó co khoa học địa lí luôn luôn
gắn liền với những điều kiện lịch sử và phụ thuộc vào trình độ nhận thức khoa
họccủa chính khoa học đó.trong lịch sử phát triển của khoa học địa lítheo
PratkinN.G(1972), có thể phân biệt ra ít nhất là 4 trình độ phát triển về mặt nhận
thức, phản ánh phương pháp luận chủ đạo của các giai đoạn phát triển.cũng ở
mỗi giai đoạn, thường có một ngưỡng (hay một chướng ngại) mà nhận thức ở
giai đoạn đó chưa vượt qua được, và khi nó được vượt qua thì khoa học chuyển
sang một giai đoạn (hay một trình độ) phát triển mới. Phương pháp luận chủ đạo
cũng thay đổi theo.
Trình độ phát triển về mặt nhận thức trong thời kì cổ đại mang yếu tố-không
gian. Chẳng hạn người ta đã phát hiện được các sự khác biệt về bản chất của các
loại đất khác nhau tuỳ thuộc vào vĩ tuyến và độ cao trên mặt biển, còn ngại
chính là quan niệm về tính bất biến của thế giới theo thời gian,sự cô lập hoá các
yếu tố của các hiện tượng quan sát được. Đến thế kỉ thứ XV-XVI, trình độ nhận
thức đã tiến lên đến xác lập được các thành phần của tự nhiên và xã hội, theo
quan điểm lịch sử nhưng giới hạn còn là ở chỗ quan niệm thế giới như là tổng
của các hiện tượng. Bắt đầu từ thế kỉ XIX-XX, nhận thức đã được nâng cao dến
trình độ tổng hợp-động lực còn hạn chế có lẽ là ở chỗ đến một chừng mực nào
đó vẫn có sự tách rời giữa các hiện tượng tự nhiên và xã hội,giữa thê giới vĩ mô
và vi mô. Giai đoạn nhận thức hiện nay có thể đang bước đầu phát hiện ra các
quy luật địa lí, không những của hành tinh quả đất mà cả các hành tinh khác
trong hệ Mặt Trời và một phần của vũ trụ.
Như vậy phương pháp luận hiện nay của địa lí học phản ánh trong các quan
điểm tổng hợp và động lực (bao gồm cả dự báo), còn về mặt thực tiễn được phản

ánh trong quan điểm kiến thức.
Quan điểm (quan niệm) là tổng hợp các yếu tố cơ bản nhất của lí thuyết (hay của
những học thuyết ),được phát biểu dưới dạng có thể được ứng dụng trong thực
tiễn và được chuyển hóc thành Algorit của sự giải quyết một vấn đề cụ thể
(Alaep E.B,1983).hệ phương pháp là tổng hợp những biện pháp –kĩ thuật và
hình thức tổ chức để tiến hành nghiên cứu khoa học.vấn đề hệ phương pháp rất
rộng đối với đại lí học nói chung(vì bao gồm cả cho địa lí tự nhiên và địa lí kinh
tế xã hội ) nên sẽ chỉ được trình bày riêng cho địa lí tự nhiên ở mục 7 của
11


chương này.

V-ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN.
Trong qúa trình phát triển của địa lí học, đối tượng nghiên cứu của dịa lí tự
nhiên bao giờ cũng là tự nhiện bề mặt đất.khái niệm này đã có từ cổ đại và hiện
vẫn còn thấy được dùng ở nhiều nước phương tây.Tuy nhiên cùng với sự phát
triển của bản thân khoa học địa lí đồng thời với sự phát triển của khoa học kĩ
thuật nói chung, khái niệm địa lí tự nhiên ngày càng có nội dung phong phú và
chính xác hơn.
Thể tổng hợp địa lí tự nhiên là khái niệm cơ bản thứ nhất mà khoa học địa lí tự
nhiên đã cấu tạo được (còn gọi là địa tổng thể,địa hệ thống,thể tổng hơpj lãnh
thổ tự nhiên) dù là thong qua sự nhận thức về sự phân bổ của các vật thể trong
không gian hay thông qua việc tìm hiểu những mối liên hệ tồn tại giữa các thành
phần cấu tạo nên một lãnh thổ nhất định, tư duy của con người cũng dần dần đi
đến khái niệm ấy.
Có thể định nghĩa: “thể tổng hợp địa lí tự nhiên là một sự kết hợp có quy luật
của các thành phần địa lí(như địa hình, khí hậu, nước trên mặt,và nướcc ngầm,
thổ nhưỡng, động thực vật) nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau rất phức
tạp và tạo thành một hệ thống không thể chia cắt được”.

Về sau này, người ta mới nhận thấy rằng thể tổng hợp địa lí tự nhiên có thể có
nhiều cấp đi từ cấp thấp nhất-như tướng địa lí-đến cặp cao nhất là lớp vỏ địa lí
như sẽ nói ở sau. Các mối quan hệ tồn tại giữa các thành phần này chủ yếu là
các mối quan hệ nhân quả do có sự trao đổi vật chất và năng lượng và sự biểu
hiện của chúng ở từng lãnh thổ khác nhau có thể khác nhau. Đứng về mặt khảo
sát và nghiên cứu địa lí, một kết kuận rất quan trọng có thể rút ra được từ đó là
khi nghiên cứu một thành phàn của tự nhiên, người ta bắt buộc phải nghiên cứu
các mối quan hệ giữa nó và các thành phần tự nhiên khác,như vậy mới hiểu
được bản chất và các pảhn ứng nhiều mặt của đối tượng nghiên cứu.
Lớp vỏ địa lí tự nhiên là một khái niệm cơ bản khác mà con người nhận thức
được một trình độ phát triển khoa học cao hơn. Một số khái niệm khác cũng
được đề nghị sử dụng để chỉ bề mặt quả đất và coi như đồng nghĩa với khái
niệm lớp vỏ địa lí như lớp vỏ cảnh quan ( Y.K. Efremop ), địa quyển ngoài ( A.
G. Isaxenco) quyền phát sinh sinh vật ( J.M. Zabelin) nhưng khái niệm lớp vỏ
địa lí được dùng nhiều hơn cả.
12


Bề mặt đất ở đây không còn được quan niệm đơn thuần như một bề mặt nằm
ngang, một bề mặt vật lí hay toán học, mà là một bề mặt có thể tích do đó có ba
chiều. Đáng chú ý là tất cả các thành phần cấu tạo nên lớp vỏ này cũng có ba
chiều như thế ( sông ngòi, rừng…). Hơn nữa, đấy là một hệ thống vật chất thống
nhất trong bản thân nó, khác biệt với tất cả các lớp vỏ khác của hành tinh quả
đất ( như lớp vỏ khí hay khí quyển, lớp vỏ đá hay thạch quyển, lớp vỏ nước hay
thuỷ quyển, lớp vỏ thổ nhưỡng hay quyển thổ nhưỡng, lớp vỏ sinh vật hay
quyển sinh vật) bởi tính phức tạp đặc biệt trong thành phần cấu tạo và cấu trúc
của nó.
Có thể định nghĩa lớp vỏ địa lí như là lớp vỏ của quả đất gồm có các lớp vỏ bộ
phận ( khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, thổ quyển và sinh quyển) xâm nhập
và tác động lẫn nhau. Chú ý là nếu như toàn bộ thuỷ quyển và sinh vật quyển

tham gia một cách trọn vẹn vào lớp vỏ địa lí thì thạch quyển chỉ gồm có miền
phát sinh trên và khí quyển cũng chỉ có tầng đói lưu nhiều nhất là cho đến giới
hạn dưới của tầng ôzon, như vậy chiều dày lớn nhất của lớp vỏ địa lí ứoc chừng
60 km. Các thành phần của lớp vỏ địa lí tự nhiên được thể hiện rõ ràng nhất ở
ngay bề mặt đất, bề mặt đó đồng thời cũng là nơi sinh sống của xã hội loài
người. Cao hơn hay thấp hơn bề mặt này, cấu trúc của lớp vỏ địa lí nghèo dần
đi.
Vì vậy khoa học địa lí không nghiên cứu toàn bộ lớp vỏ rắn của lớp vỏ quả đất,
các tầng cao của khí quyển mà chỉ nghiên cứu bề mặt đất hay là lớp vỏ địa lí,
nghĩa là bộ phận phức tạp nhất của vỏ quả đất.
Nhiều tác giả đã tìm cách định nghĩa khái niệm này bằng cách khẳng định những
điều kiện cơ bản để một cảnh quan có thực có thể được biệt hoá. N.A Xontiep đã
đưa ra các điều kiện về tính đồng nhất của nền địa chất, của lịch sử phát triển và
của khí hậu để làm cơ sở cho định nghĩa của mình ( như vậy là đi từ dưới lên).
A.G Isaxenko lại xuất phát từ quan điểm cho rằng cảnh quan là một bộ phận của
lớp vỏ địa lí hiểu như là một bộ phận của những đơn vị lãnh thổ cấp cao phức
tạp hơn (như vậy là đi từ trên xuống). Trong thực tế ý kiến của hai ông không
đối lập nhau mà bổ sung cho nhau.
S.V Kaletxnic ( 1959) đã đưa ra định nghĩa sau đây: “Cảnh quan địa lí là một bộ
phận của bề mặt đất, về mặt định tính khác hẳn với các bộ phận khác được bao
bọc bởi những ranh giới tự nhiên và là một sự tập hợp các đối tượng và hiện
tượng tác động lẫn nhau một cách có quy luật và thống nhất trong bản thân nó,
được biểu hiện một cách điển hình trên một không gian rộng lớn và có quan hệ
không tách rời về mọi mặt với lớp vỏ địa lí”. Như vậy, theo định nghĩa này, bất
kí một cảnh quan nào cũng được coi như là kết quả của sự phát triển và phân dị
của lớp vỏ địa lí.
13


Khái niệm cảnh quan hiểu như trên gọi là khái niệm lãnh thổ, theo nghĩa hẹp.

Một số nhà khoa học lại hiểu cảnh quan theo nghĩa rộng như là một khái niệm
chung chỉ một địa tổng thể thuộc bất kì cấp phân vị nào ( E.N.Minkop, D.L
Acmang, K.Efremop). Một số khác lại coi cảnh quan như là một khái niệm
chung dùng đẻ chỉ một kiểu tự nhiên ( V.V Polnov, V.A Gvodexki ). Theo cách
hiểu sau cùng này thì khái niệm cảnh quan là một khái niệm loại hình trong khi
cách hiểu khái niệm trước đó có thể thuộc cả hai ( vừa lãnh thổ vừa loại hình).
Hướng địa lí nghiên cứu các cảnh quan gọi là cảnh quan học. Cần phải nói thêm
rằng hiện nay hầu như không còn có cảnh quan nào trên Thế giới mà không bị
hoạt động sản xuất của con người tác động đến và làm biến đổi. Vì vậy ngay cả
khi hiểu cảnh quan như là một khái niệm loại hình cũng cần hiểu nó như một
tổng thể địa phương.cần phải tập xác định cảnh quan ở trên thực địa, biểu diễn
ranh giới của chúng trên bản đồ, và chú ý rằng trong phạm vi của một cảnh quan
này, phương hướng phát triển của tự nhiên cũng như sự sử dụng và phát triển
không giống phương hướng của cảnh quan tiếp cận.
Ba khái niệm trên là ba khái niệm cơ bản trong địa lí tự nhiên. Tuy nhiên chỉ có
thể coi là đối tượng của đại lí tự nhiên (nói chung )hoặc là thể tổng hợp địa lí tự
nhiên hoặc là lớp vỏ địa lí. Khái niệm “cảnh quan” chỉ biểu hiện một lãnh thổ
nhỏ hẹp, rất nhỏ hẹp của bề mặt đất, vì vậy ở quy mô hành tinh, người ta phải
dùng khái niệm lớp vỏ cảnh quan.
Chúng ta đã thấy Efremop và một số tác giả khác coi lớp vỏ cảnh quan là đồng
nghĩa với lớp vỏ địa lí tự nhiên.nhiều nhà khoa học như Glazôpxkaia(1964),
Minkôp F.N (1959,1967,1970), Gvozdetxki(1979) không đồng ý với cách nhìn
đó trên cơ sở lập luận rằng lớp vỏ cảnh quan chỉ là một bộ phận của lớp vỏ địa
lí. Trong khi lớp vỏ địa lí dày hàng chục kilomet thì chiều dày của lớp vỏ cảnh
quan chỉ tính từ bề mặt của tầng cây cao nhất xuống dưới giới hạn của dòng
nước ngầm (Glazopxkaia), vì vậy không bao quát hết đối tượng nghiên cứu.
Trong thời gian từ 1950 trở lại đây, môi trường địa lí được nhiều tác giả nếu
không nói là đại số chấp nhận làm đối tượng nghiên cứu của địa lí tự nhiên.Viện
Địa lí, Viện hàn lâm khoa học Liên xô. Trường Đại học Tổng hơp Maxcơva
trong đó có các nhà địa lí kinh tế và nói chung các thành viên của đại hội địa lí

toàn Liên xô lần thứ III đề xướng, hoặc là tán thành quan niệm này, đại diện là
Mackốp K.K(1951,19600), Saukin Iu.G(1948), Acmang D.L (1951,1960),
Zabelin I.M (1952), Gvodetxki N.A (1961), Zvônkôva T.V (1961). Ở phương
Tây, cũng từ những năm đó, nhiều nhà địa lí hàng đầu cũng đưa ra ý kiến tương
tự như E.Sao (1965), Stralơ A(1965) ở Hoa kì, Biarô.P(1959) ở Pháp, Smithusen
J.(1953) ở Cộng hoà LB Đức...
14


Việc xác định môi trường địa lí là đối tượng nghiên cứu của địa lí tự nhiên có ưu
thế là nhìn tự nhiên bề mặt đất không phải thuần tuý là một vật thể vật lí mà là
môi trường hoạt đọng kinh tế của con người. Bằng cách đó, người ta nhấn mạnh
đến các mối quan hệ trong các cuộc khảo sát địa lítự nhiên với thực tiễn và với
hoạt động sản xuất của xã hội.
VI-SỰ PHÂN CHIA LỚP VỎ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CỦA QUẢ ĐẤT. KHÔNG
GIAN ĐỊA LÍ.
Sự phân chia lớp vỏ địa lí của quả đất không chỉ có thể quan niệm theo thành
phần cấu tạo gọi là phân chia dọc (thẳng đứng) mà còn theo khu vực (gọi là
phân chia ngang) (K.K Mackôp).
Các thành phần cấu tạo lớp vỏ điạ lí gồm có 5 quyển: khí quyển, thạch quyển,
thuỷ quyển, quyển thổ nhưỡng và quyển sinh vật, với giới hạn như đã nói ở trên.
Một số tác giả muốn đưa vào như là một thành phần của lớp vỏ địa lí quyển
nhân sinh (hay là quyển trí tuệ của Vecnatxki, quyển kỹ thuật) gồm tổng hợp
những vật thể nhân tạo do con người lấy vật chất từ môi trường bao quanh mà
cấu tạo nên.
Trong toàn bộ các thành phần cấu tạo này thì thạch quyển (và địa hình thuộc
quyển ấy ) là thành phần bảo thủ hơn cả, ảnh hưởng một cách sâu sắc và lâu dài
đến các thành phần khác. Sinh quyển là thành phần động nhất bao gồm các
thành phần có sinh vật của khí quyển, của thạch quyển và toàn bộ thuỷ quyển.
Tầm quan trọng của sinh quyển như là quyển của sự sống, lớn đến mức là nhiều

tác giả muốn đồng nhất khái niệm lớp vở địa lí với sinh quyển nhưng – như ta đã
thấy ở trên- giới hạn của lớp vỏ địa lí rộng hơn và cấu trúc phức tạp hơn sinh
quyển nhiều. Trước đây 3 tỷ năm lúc mà sự sống chưa xuất hiện trên quả đất,
không thể có sinh quyển nhưng đã có lớp vỏ địa lí rồi.
Tất cả các thành phần này xâm nhập và tác động lẫn nhau theo chiều thẳng đứng
và tạo ra cấu truc thẳng đứng của lớp vỏ địa lí.
Sự phân chia lớp vở địa lí tự nhiên theo khu vực ( theo chiều ngang ) và tạo ra
cấu trúc ngang của lớp vỏ địa lí là đối tượng của một khoa học bộ phận riêng
biệt là phân vùng địa lí tự nhiên. Lớp vỏ địa lí trong các phân vùng này được
quan niệm như là một hệ thống các lãnh thổ các cấp, dựa trên cơ sở phân biệt
các vùng tự nhiên. Có hai hệ thống đơn vị tự nhiên lớn trên bề mặt đất:1) các lục
địa và các đại dương, 2 ) các vòng đai và các đới.
Xét về mặt quan hệ với con người, từ lâu người ta đã phân biệt ra môi trường địa
15


lí, hiểu như là một bộ phận của lớp vở địa lí mà ở một giai đoạn lịch sử nhất
định có quan hệ trực tiếp với đời sống xã hội ( hiểu là hoạt động sản xuất xã
hội). Phần lớn các nhà khoa học đời nay không còn phân biệt như thế nữa. Họ
lập luận rằng hoạt động của con người hiện nay đã bao chiếm toàn bộ bề mặt
hành tinh, kể cả biển sâu và hơn thế nữa, ngay cả phạm vi của lớp vỏ địa lí,
nghĩa là trong vũ trụ. Vì vậy khái niệm lớp vỏ địa lí được dùng để chỉ một đối
tượng trong trạng thái tự nhiên của nó còn khái niệm môt trường địa lí được
dùng để chỉ cùng đối tượng đó xét trong mối quan hệ với xã hội.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của kỹ thuật thăm dò không
gian vũ trụ trong địa lí học đã xuất hiện khái niệm không gian địa lí (M.M.
Ecmôlaep, 1966-1967) coi như một hệ thống tự nhiên bao chiếm khoảng không
gian kéo dài từ bề mặt Môkhô đến giới hạn trên của trường địa từ (nằm ở độ cao
ít nhất là 10 lần bán kính Trái Đất ). Như vậy không gian địa lí bao gồm :1) phần
vũ trụ gần quả đất mà ranh giới bên dưới nằm ở đọ cao 1500 đến 2000 km; 2)

khí quyển trên cao; 3) lớp vỏ địa lí;4) lớp vỏ dưới.
Tác dụng của không gian địa lí thể hiện ở 2 mặt: nó vừa là một màn che chắn
vừa là để xuyên qua. Không gian địa lí che chắn cho quả đất khỏi sự công phá
của gió Mặt Trời, tầng Ôzôn trong đó hấp thụ các tia cực tím (như sẽ nói ở
chương 3), còn nó để lọt qua các bức xạ sóng dài (các sóng ánh sáng) làm cho
các quá trình quang hợp có thể xảy ra và bằng cách đó, cung cấp Oxi cho khí
quyển và đại dương.
Ảnh hưởng bên trong của không gian địa lí đến lớp vỏ địa lí được biểu hiện
thông qua tác động của năng lượng bên trong qủa đất. Chính năng lượng bên
trong này (còn gọi là nội lực ) đã cấu tạo lên địa hình lồi lõm của bề mặt đất mà
những bộ phận lớn nhất là các lục địa và các bồn đại dương, không kể rằng các
lớp muối trữ trong các lớp đất đã là nguyên nhân làm thay đổi hoá học của nước
ngầm và đại dương …Khái niệm không gian địa lí xác định rõ hơn lớp vỏ địa lí
và biểu diễn mối quan hệ giữa lớp vỏ đó với các lực tác động đến nó từ vũ trụ và
từ bên trong bản thân hành tinh quả đất.
VII. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Trong quá trình phát triển của địa lí học, từ thời kì cổ đại đến nay một hệ thống
các phương pháp nghiên cứu địa lí đã được xây dựng dần dần,nói chung là theo
hướng ngày càng đi dến định lượng.có thể nêu các phương pháp chủ yếu sau
đây:
Phương pháp mô tả so sánh thông thường được tiến hành kết hợp với phương
16


pháp thực địa là phương pháp cổ truyền của địa lí học. Người đi khảo cứu địa lí
phải dừng lại ở những điểm nhất định mô tả hiện tượng và so sánh với các hiện
tượng tương tự đã quan sát được trước kia, lập các lát cắt, vẽ sơ đồ … Trên cơ
sở đó người ta có thể xác lập một số quan hệ, cắt nghĩa nguồn gốc và ngay cả dự
báo các quá trình phát triển. “Đi nhìn và suy nghĩ” câu nói nổi tiếng này của
W.M Đavít có thể coi như tóm tắt những khâu chủ yếu cần tiến hành khi sử

dụng phương pháp mô tả so sánh. Cần chú ý rằng mặc dù có một số ý kiến cho
rằng phương pháp này đã lỗi thời nhưng quan sát và mô tả vẫn là bước đầu phải
làm trong nghiên cứu khoa học và không phải chỉ trong đại lí học mà thôi.
Phương pháp mô tả so sánh được dùng nhiều nhất trong lĩnh vực địa lí khu vực
(K.K.Mackop).
Phương pháp bản đồ là phương pháp được dùng phổ biến trong địa lí học, cả
trong điạ lí tự nhiên lẫn trong địa lí kinh tế. Không có một công trình địa lí nào
mà lại không sử dụng bản đồ, kể cả các bài tập khoá luận trong nhà trường. Vì
vậy có thể coi bản đồ là một loại ngôn ngữ đặc biệt trong địa lí học. Các bản đồ
chung và các bản đồ chuyên đề đều có tác dụng cung cấp những thông tin chính
xác và gọn ghẽ về đối tượng nghiên cứu, trong đó các phương pháp trắc lượng
bản đồ thường được coi trọng, các cách để sử dùng bản đồ gồm có 4 nhóm :1)
phân tích bằng mắt và mô tả, 2) phân tích đồ thị, 3) các công việc trắc lượng bản
đồ, 4)các phép phân tích toán học và thống kê toán học (K.A.Xalixep). Ngoài ra
người ta còn dùng phương pháp trắc địa từ xa dựa vào các vệ tinh và các con tàu
vũ trụ.
Phương pháp ảnh máy bay và vệ tinh: từ hơn 30 năm trở lại đây ảnh máy bay và
ảnh vệ tinh được dùng rộng rãi do giá thành rất rẻ (chỉ bằng 3-10% giá đo đạc
bản đồ trên Trái Đất). Thông qua các loại ảnh này người ta có thể đọc được
nhiều đặc điểm của tự nhiên hay của các hoạt động kinh tế (thí dụ đổ ẩm không
khí thành phần các loại cây rừng, độ sâu nông của máy bay mặt phẳng thường
phải được kết hợp với các ảnh máy bay mặt nghiêng trong các cuộc khảo sát địa
lí để phát huy tác dụng đoán đọc của hai thứ ảnh này.
Phương pháp địa vật lí mới được sử dụng trong thời gian gần đây để nghiên cứu
các đặc tính chung nhất của vật chất trong lớp vỏ địa lí tuy phương pháp này
cũng đã được sử dụng—tất nhiên một cách đơn giản hơn-bởi nhiều nhà khoa
học trước đó, kể cả một số nhà khoa học thời kì phục hưng (Vareniúyt và sau đó
là Niutơn…). Như vậy địa vật lí nghiên cứu của Trái Đất, vật lí thuỷ quyển và
vật lí khí quyển đối với từng quyển, nói chung là năng lưọng và khối lượng của
lớp vỏ địa lí, kể cả cấu trúc lớp vỏ đó.

Phương pháp địa hoá học được sử dụng để nghiên cứu các quy luật phân bố và
di chuyển của các nguyên tố hoá học trong lớp vỏ địa lí. Phương pháp địa hoá ra
17


đời ngay trong thế kỉ XX nhờ có các công trình của V.I Vecnatxki,
A.E.Fecxman (Liên xô), F.Clac(Mĩ), V.M Gônxmit(Na uy) dựa trên việc xác
định một cách chính xác các nguyên tố hoá học có được trong đá mẹ, khoáng
vật, nước và sinh vật và sự di chuyển của các nguyên tố đó đến các môi trường
khác, phương pháp địa hoá cho phép định lượng các sự trao đổi vật chất giữa
các thành phần cấu tạo nên lớp vỏ địa lí. Địa hoá học cảnh quan được cấu tạo
trên cơ sở địa hoá học nhằm nghiên cứu sự di chuyển của các nghuyên tố hoá
học trong cảnh quan.
Phương pháp cổ địa lí giúp giúp cho việc xác lập lịch sử phát triển của lớp vỏ
địa lí và của từng cảnh quan địa lí trong toàn bộ thời gian trước thời kì hiện đại.
Các cứ liệu được dùng để tái lập lại quá khứ của lớp vỏ địa lí và các cảnh quan
là đá mẹ và cấu tạo nham tướng của chúng, đặc tính và sự sắp xếp của các vỉa
đá, các di tích và dấu vết của sinh vật hoá đá, các dạng địa hình tàn dư và nhiều
hiện tượng khác.cổ địa lí sử dụng rộng rãi các tài liệu khảo sát của cổ khí hậu
học, cổ địa mạo học, cổ thực vật học, cổ động vật học…
Phương pháp toán học càng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong địa lí học,
phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay của khoa học đó. Cũng phải nói rằng
trước kia toán học cũng đã được sử dụng trong địa lí dưới dạng các số liệu, thí
dụ như số liệu về độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối, độ dốc của sườn, độ mặn
của nước, các tính toán trong bản đồ…nhưng chỉ có ngày nay toán học mới
được ứng dụng rộng rãi đến mức có thể nói toán học hóa địa lí học. Toán học
hóa địa lí học, đấy là việc cấu tạo một hệ thống sử dụng các phương pháp toán
học (K.K Mackop) trong địa lí, các phương pháp này phải bao gồm tất cả các
mặt của hoạt động nghiên cứu giúp cho việc khái quát hóa và lựa chọn thông tin
địa lí, giúp cho việc tổng hợp địa lí. Theo B.Lgurơvit và IuG.xauxkin, nhiệm vụ

của việc toán học hóa địa lí là nghiên cứu bằng các phương pháp toán học các hệ
thống động lực phức tạp (tức là thay đổi trạng thái của chúng trong thời gian),
phân bố trong không gian (tức là theo lãnh thổ ) trong đó tự nhiên, sản xuất dân
cư (kể cả nhu cầu của dân cư) có quan hệ chặt chẽ với nhau bằng các quan hệ
nhân quả và quan hệ nghịch.
Tuy nhiên phải nói rằng việc toán học hóa địa lí không dễ dàng do vấp phải khó
khăn thứ nhất là bản thân đối tượng nghiên cứu của địa lí học có một số đặc tính
khó lòng định lượng được về mặt toán học, thứ hai là lượng thông tin không
phải bao giờ cũng đầy đủ và đồng bộ do tình hình phát triển không đồng đều
giữa các khoa học bộ phận, vì bản thân toán học không thể vượt qua các khó
khăn và mâu thuẫn tồn tại bên trong địa lí học nên K.K.Mackop cho rằng quá
trình cơ bản phải do địa lí học giải quyết còn các phương pháp toán học chỉ có
thể giúp hay tạo điều kiện cho sự thực hiện đó mà thôi. Đấy cũng là ý kiến của
nhiều nhà bác học Xô viết. Điều đó không phải là giảm bớt vai trò của toán học
18


trong địa lí mà trái lại thúc đẩy sự toán học hóa cao hơn trong đia lí.
Phương pháp phân tích hệ thống: Trong vài chục năm trở lại đây, phương pháp
phân tích hệ thống ngày càng chiếm ưu thế trong các công trình nghiên cứu địa
lí,đặc biệt là ở phương tây.phương pháp này được dùng để phân tích hoặc là
những thành phần riên biệt của tự nhiên, hoặc là một cặp (hay có khi hơn) thành
phần có tác động và quan hệ với nhau,thí dụ như dòng chạy của địa hình, biển
và bờ biển…hoặc ngay cả khi nghiên cứu những hệ thống tổng hợp. Đáng chú ý
trong việc áp dụng phương pháp phân tích hệ thống vào địa lí học là các công
trình của R.J.SooclaY, V.A.Kennơdy (1971), của J.Hanbon và M.Niuton (1973).
Ở Liên xô thì địa lí tổng hợp hay địa lí cảnh quan được sử dụng rộng rãi từ lâu
nhưng gần đây cũng đã có những cố gắng áp dụng phương pháp phân tích hệ
thống vào trong các công cuộc khảo sát địa lí tư nhiên. Gbozdeski.1979) theo
hai con đường : a) coi hệ thống như là những tổng thể địa lí tự nhiên riêng biệt,

được kết hợp lại những hệ thống chức năng có những dòng chao đổi vật chất và
năng lượng cùng hướng và b) coi các đơn vị loại hình hay địa lí tự nhiên như là
những địa tổng thể.
Phương pháp phân tích hệ thống càng ngày càng trở thành một công cụ quan
trọng cho các nhà địa lí do đó không thể không nghiên cứu nó để vận dụng vào
các công cuộc kiểm tra khảo sát địa lí trong thời gian gàn đây, dưới ảnh hưởng
của hai phương pháp toán học và phương pháp phân tích hệ thống, trong địa lí
học được ứng dụng phổ biến các phương pháp cân bằng , người ta hiểu phương
pháp cân bằng là tổ hợp các thủ pháp toán học được xây dựng để giúp cho người
nghiên cứu khảo sát và dự báo động lực phát triển của các hệ thống phức tạp
bằng các so sánh về mặt định lượng và luồng vật chất (năng lượng và các tài
nguyên khác vào và ra khi hệ thống tác động tương hỗ với môi trường bao
quanh. Trong trường hợp có sự tương quan chặt chẽ giữa cái vào và cái ra
(input-output) thì người ta có thể nói về cân bằng tĩnh. Trong những trường hợp
khác, khi mối tương quan đó thay đổi thì các sự biến đổi đó quyết định hướng
phát triển của hệ thống: người ta gọi đấy là cân bằng động. Sự sai biệt giữa cái
vào và cái ra tuỳ trường hợp được gọi một cách khác nhau: trong địa vật lí và
an-bêđô, trong địa lí thương mại là sai ngạch, trong kinh tế là bội thu-thất thu
v.v.., cũng có khi người ta gọi ngay bằng khái niệm cân bằng (cân bằng nhiệt và
cân bằng nước v.v..). Sự liệt kê các phương pháp nói trên không có nghĩa là
người nghiên cứu địa lí chỉ áp dụng một trong các phương pháp đó, trái lại
người đó thông thường sử dụng nhiều phương pháp cùng một lúc, phương pháp
này bổ sung, kiểm tra, phối hợp với phương pháp kia, làm cho kết quả nghiên
cứu được vững chắc và tin cậy.

19


VIII- ĐỊA LÍ HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG.
Địa lí học đã được giảng dạy từ lâu trong nhà trường, coi như một trong những

môn học có tác dụng giáo dục và giáo dưỡng rất lớn.
Khác với các bộ môn khác, việc giảng dạy địa lí trong nhà trường có đặc điểm là
phải đụng chạm đến rất nhiều vấn đề rộng và phức tạp cả về mặt tự nhiên lẫn
kinh tế xã hội. Các kiến thức về cấu trúc địa chất của lãnh thổ, về địa hình, nước
trên mặt và nước ngầm, khí hậu, thổ nhưỡng thực vật, về công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vận tải dân cư.v.v..cũng như về các vùng tự nhiên vùng kinh
tế cung cấp cho học sinh nhiều khái niệm cần thiết trong cuộc sống.
Ngoài ra học sinh hiểu biết được đời sống của các dân tộc trên thế giới, những
quan hệ giữa người và người, giữa sức sản xuất và quan hệ sản xuất và sự tiến
bộ xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là học sinh làm quen được với các phương
thức sản xuất dưới rất nhiều dạng biểu hiện phong phú của chúng, đặc biệt là có
ý thức so sánh giữa phương thức sản xuất tư bản chũ nghĩa và phương thức sản
xuât xã hội chủ nghĩa và thấy được sự ưu việt của chế độ ta.
Giá trị tư tưởng của bộ môn địa lí trong nhà trường không phải giới hạn ở điểm
quan trọng đó mà thôi. Có thể nói bộ môn địa lí trong nhà trường có rất nhiều
khả năng để giáo dục cho học sinh lòng yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản, ý
thức bảo vệ của công, bảo vệ cũng như cải tạo tự nhiên và xã hội. Đây cũng là
bộ môn có nhiều khả năng để rèn luyện cho học sinh nhiều khả năng cần thiết
trong cuộc sống hàng ngày, trong sản xuất và chiến đấu, thí dụ như kĩ năng quan
sát, kĩ năng đọc và vẽ bản đồ, xác định phương hướng, phân tích đất đá v.v..
Những vấn đề được đạt ra để giải quyết nâng cao chất lượng bộ môn địa lí trong
nhà trường hiện nay theo hội nghiên cứu địa lí quốc tế họp tại Matxcơva
năm1976 là:
• Xác định rõ hơn những mục đích và nhiệm vụ của việc giảng dạy địa lí ở nhà
trường để cho bộ môn này phát huy được mọi tác dụng giáo dục và giáo
dưỡng của nó.
• Lựa chọn các đề tài, các kiến thức, các kĩ năng cơ bản và cần thiết nhất trong
điều kiện số lượng thông tin mà địa lí học tích luỹ được đã tăng lên một cách
khó mà tưởng tượng nổi so với số giờ có thể có được để truyền đạt trong nhà
trường, đồng thời vẫn đảm bảo cho bộ môn này đạt được mục đích và nhiệm

vụ của nó.
• Xác định lại cấu trúc trương trình, phương pháp luận và phương pháp cho
phù hợp với sự phát triển của địa lí học hiện đại. Cải thiện tình hình đào tạo
20


người thày giáo giảng dạy địa lí.
Ở nước ta, dưới ánh sáng của nghị quuyết của Bộ Chính trị về “cải cách giáo
dục”, việc giảng dạy và nghiên cứu địa lí cũng đang được cải tiến để đáp ứng
những yều cầu của giáo dục hiện đại và giáo dục phổ thông, để thực hiện nguyên
lí kết hợp học với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn
liền với xã hội.
Những cán bộ giảng dạy và sinh viên trường Đại học Sư phạm cần chú trọng
theo dõi và góp phần vào việc giải quuyết những vấn đề nói trên trong hoạt động
và nghiên cứu của mình. Như thế một môn địa lí mới có thể tỏ rõ được sự sống
của nó trong các khoa học.

21


CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH TRONG NHẬN
THỨC VỀ BỀ MẶT QUẢ ĐẤT VÀ CÁC GIAI ĐOẠN
PHÁT TRIỂN CHÍNH CỦA ĐỊA LÍ HỌC.
ChươngII:

Kiến thức khoa học nào cũng cần thiết cho con người nhưng cần thiết với cuộc
sống hàng ngày ngay cả với người nguyên thuỷ là kiến thức địa lí. Trong quá
trình kiếm sống và đấu tranh để tồn tại, con người đã tích luỹ được vô số tri thức
địa lí (quan sát thiên nhiên, xác định phương hướng, tìm kiếm cây cỏ ăn được
v.v…) và đã truyền miệng cho nhau những kinh nghiệm từ đời này sang đời

khác. Nhưng chỉ từ khi có chữ viết thì các kiến thức mới được gì chép lại thành
hệ thống, tạo điều kiện cho sự ra đời rất sớm của địa lí học.
I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC Ý NIỆM ĐỊA LÍ TRONG THẾ GIỚI CỔ ĐẠI.
Các sách vở còn lưu lại được những thời kì này( từ thế kỉ thứ V trước công
nguyên đến thế kỉ thứ V sau công nguyên) hiện còn rât ít ỏi nên thông thường
người ta chỉ nêu ra những (lò văn minh) đầu tiên của các dân tộc sống quanh Địa
Trung Hải, ở cổ Trung Hoa và Ấn Độ.
Những ý niệm địa lí đầu tiên được hình thành thông qua những cuộc đi ven biển,
những hành trình dài trên đất liền, trong đó người quan sát và ghi chép, mô tả
các sự kiện. Với khả năng của thời bấy giờ, người ta chỉ có thể nhận thức từng
yếu tố tự nhiên riêng biệt hoặc liên kết một vài yếu tố lại với nhau, từ đó rút ra
kết luận về đặc tính của chúng.
Trong những ý niệm địa lí của thế giới cổ đại, đáng chú ý là những ý kiến của
các nhà bác học ở cổ Ai Cập và cổ La Mã lúc đó là những đế quốc chiếm hữu nô
lệ phát triển nhất. Những ý kiến này có thể chia làm hai hướng, hướng địa lí đại
cương và hướng địa lí khu vực.
Trong hướng địa lí đại cương, điều làm các nhà bác học cổ đại quan tâm là hình
dạng quả đất. Ý niệm về dạng của quả đất đã được Arixtotel (thế kỉ thứ IV trước
công nguyên) đưa ra những bằng chứng đầu tiên thông qua những hiện tượng
quan sát được như: bóng của quả đất trên Mặt Trăng vào thời gian nguyệt thực,
sư biến đổi của bầu trời sao khi người ta đi từ bắc xuống nam theo hướng kinh
tuyến. Chân trời càng mở rộng nếu người quan sát càng lên cao. Hiện tượng
quan sát con tàu càng ra khơi càng khuất dần được Strabôn (thế kỉ thứ I trước
công nguyên) đưa ra bổ sung cho những bằng chứng đó.
Việc đo đạc quả đất được nhiều học giả tiến hành nhưng đáng chú ý nhất là công
trình của nhà toán học kiêm thiên văn học và địa lí học Eratoxten (thế kỉ III-IV
22


trước CN). Bằng cách quan sát tia nắng Mặt Trời coi như thẳng góc vào ngày hạ

chí ở Siên và lệch đi 7012’ ở Alêxandria và đo khoảng cách giữa hai thành phố
đó (5000stadia) Eratoxten đã xác định chiều dài của kinh tuyến phải là 50 lần
hơn nghĩa là 250.000stalia. Nếu coi 1stadia (đơn vị đo chiều dài ở Ai Cập ) là
158,3m thì kết quả đo được chính xác một cách kì lạ đối với thời bấy giờ:
39.500km. Chúng ta biết rằng chỉ đến thế kỉ XVIII thì kết quả đo đạc quả đất
mới chính xác hơn mà thôi. Cũng nói ngay rằng Eratoxten là người đầu tiên đưa
ra khái niệm địa lí học nói chính xác hơn theo nghĩa Hi Lạp là môn học về (mô
tả quả đất).
Cũng trong hướng này K.Ptôlêmê (thế kỉ thứ I sau CN) đã tìm cách xây dựng hệ
thống địa tâm để biểu diễn vũ trụ vũ trụ và quả đất cũng như bản đồ thế giới đầu
tiên. Các tài liệu điạ lí của Plôlêmê được sử dụng rất lâu về sau trong suốt thời kì
trung cổ, có mặt đã hạn chế những phát kiến địa lí tiếp tục do uy tín của các kết
luận đó.
Hướng khu vực được phản ánh trong các công trình của nhà sử học kiêm địa lí
học Hêrôđốt thế kỉ thứ V trước công nguyên), khi ông mô tả các vùng đất và
biển mà ông đã đi qua (vùng biển gần biển Đen, các vùng nội địa ở tiểu Á,
Lưỡng Hà, Ai Cập, vùng biển Địa Trung Hải ).
Đáng chú ý hơn là công trình của Strabôn (thế kỉ thứ I trước công nguyên-thế kỉ
thứ I sau công nguyên) gồm 17 sách (phần) được đặt tên là “địa lí học” trong đó
hai sách bàn về các vấn đề địa lí đại cương, 15 sách về các đất đai thuộc các
vùng khác nhau. Những ý kiến quan trọng nhất của Strabôn là quan niệm về đối
tượng và nhiệm vụ của địa lí học, về sự thống trị của biển so với lục địa (chỉ
được coi như là một đảo lục địa) trên bề mặt địa cầu và như vậy là đụng chạm
đến những vấn đề quan trọng nhất của địa lí học.
Vào thế kỉ thứ V sau công nguyên các nhà địa lí học cổ đại đã tích luỹ được rất
nhiều tài liệu về quả đất và về một số vùng (nhất là các vùng quanh Địa Trung
Hải, Tây Á, cổ Trung Hoa và Ấn Độ). Họ đã hệ thống hoá các tư liệu đó và làm
cho khoa học địa lí phong phú hơn. Mặc dù một số nhà bác học chuyên về địa lí
đại cương và một số khác về địa lí khu vực nhưng ngay từ thời đó, họ cũng đã
tìm thấy sự liên kết chặt chẽ giữa hai hướng nói trên.

II. SỰ SUY ĐỒI CỦA ĐỊA LÍ HỌC TRONG THỜI KÌ TRUNG CỔ.
(thế kỉ thứ V sau công nguyên-thế kỉ thứ XV)
Sau một thời kì phát triển rực rỡ, từ thế kỉ thứ V trở đi địa lí học (và không chỉ
địa lí học mà cả một số môn khoa học khác) trở nên suy đồi. Nhiều thành tựu
23


khoa học địa lí đã đạt được trong các thế kỉ trước bị phủ định do người ta bắt
buộc phải chấp nhận những lời phán có sẵn của nhà thờ. Toà án giáo hội được
thiết lập để xử những nhà khoa học dám nói những điều không phù hợp với kinh
thánh.
Chẳng hạn, quả đất không được coi như có dạng hình cầu nữa mà là một mặt
phẳng hay có dạng đĩa (như ý kiến của nhà địa lí Ai Cập Indicốplov-thế kỉ thứ
VI). Bản đồ không còn được định hướng theo phương Bắc mà là phương Đông
vì phương Đông là nơi có Thánh đường của Chúa. Thiên đường và đất lìên có
tường bao bọc rồi mới tiếp đến hai bầu trời thuỷ tinh nơi có những lỗ đặc biệt để
mưa rơi xuống, còn mưa gió và mây đều là do các thiên thần điều khiển..
Nhưng các thế kỉ này – mà Ăngghen gọi là “đêm dài trung cổ” cũng không phải
hoàn toàn không mang lại gì cho khoa học địa lí. Người ta nhận thấy ở những
nơi nào chưa chịu ảnh hưởng của nhà thờ với các sự rõ ràng buộc khắc nghiệt
của nó thì khoa học địa lí vẫn tiếp tục phát triển.
Những người Arập theo đạo Hồi một lần nữa lại đo chiều dài của kinh tuyến
bằng 4.000 lôcti-đơn vị đo lường Arập cũ –tức là 40.680km) và mô tả đất đai
mới của họ đánh chiếm được hay có giao thông buôn bán. Chẳng hạn vào năm
71, người Arập đã xâm nhập vào bán đảo Pirene vào thế kỉ thứ IX xuống đến
Mađagaxca sang Trung Á đến Trung Hoa và có thể đi vòng quanh Châu Á.
Những công trình của Maxuđa (thế kỉ thứ X)có rất nhiều đoạn mô tả như thế.
Nhà bác học Buruni (thế kỉ thứ XI) đo kích thước quả đất và bắt đầu nói đến
Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ, như vậy là trước cả Côpecnic. Thương gia
ngưòi Marốc Ipbatu đi những 120.000km trong 25 năm trời qua gần tất cả đất

đai mà người ta đã biết được vào thời ấy và để lại nhiều tài liệu quý giá.
Ở phương Bắc những người Noócman đã có những cuộc vượt biển táo bạo vào
biển Trắng, biển Đen, Địa Trung Hải, chiếm Aixơlan (băng đảo), Groenlan
năm1000, họ đến bán đảo Labrađovà đi dọc bờ biển đông châu Mĩ (Êrícson).
Ở Trung Âu, gia đình thương gia Macco Pôlô đến Trung hoa, Mông cổ bằng
đường bộ và đi vòng quanh Nam Á vào Tiểu Á bằng đường biển. Các hành trình
này kéo dài trong 45 năm và chấm dứt vào 1299. Các tài liệu do Máccô Pôlô để
lại mô tả các đất đai này và hiện nay vẫn chưa mất giá trị của chúng.
III-CÁC CÔNG CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ VĨ ĐẠI.
(cuối thế kỉ XV thế kỉ XVII)
Thời kì gọi là trung cổ trong thực tế có thể là kéo dài đến cuối thế kỉ XVII
24


(Mackôp 1973), nhưng càng về cuối thì “quyền lực của các chúa phong kiến
càng bị giảm sút, nhiều vương quốc lớn, về bản chất được đặt trên cơ sở dân tộc
đã được cấu tạo từ đó đã phát triển các quốc gia châu Âu, và xã hội hiện đại”
(Ăngghen). Ảnh hưởng của nhà thờ cũng bị giảm sút theo.
Các quan hệ buôn bán mang tính chất hàng hoá được mở rộng. Người châu Âu
đặc biệt bị thu hút các cuộc buôn bán với Trung Hoa và Ấn Độ là nơi có nhiều
hương liệu, vàng bạc, ngà voi, tơ lụa v.v.. Tiền tệ xuất hiện càng làm thúc đẩy sự
tìm kiếm thị trường. Trong khi đó ở Tiểu Á, xuất hiện các đế quốc Thổ mà các
cuộc đánh chiếm rộng lớn lại ngăn chặn chính sự phát triển buôn bán đó bằng
cách cắt đứt con đường thuỷ bộ sang phương đông.
Các nước châu Âu buộc phải tìm kiếm những con đường mới sang phương
Đông bằng cách đi về phía tây. Địa lí có những điều kiện mới để phát triển: nhờ
thu thập được nhiều tư liệu về các đất đai mới, các nhà địa lí có thể so sánh và
rút ra những kết luận, những tổng kết khái quát, mở đầu cho việc cấu tạo các
quy luật địa lí.
Thời kì phát triển địa lí vĩ đại bắt đầu bằng hành trình táo bạo của Cơrixtôp

Côlômbô vào năm 1942. Nhà hàng hải người Italia này phục vụ cho quyền lợi
của vua Tây Ban Nha đã tiến hành 4 hành trình từ châu Âu sang châu Mĩ (14921502) đến quần đảo Bahama, Cu ba, Haiti, quần đảo Ăngti bằng con đường phía
Tây do đó mà đặt tên cho quần đảo Bahama là Tây Ấn Độ này vẫn còn được sử
dụng như là một địa danh), sau đó mới biết là châu Mĩ. Cùng với vàng bạc, dược
liệu…những cuộc thám hiểm này thu được như mẫu vật về cây cối và chim chưa
từng thấy ở châu Âu cũng như các tài liệu về tự nhiên, dân cư của (thế giới mới)
các dòng biển và tín phong, các sự nhiễu động của địa từ thông qua sự chỉ lệch
hướng của kim điạ bàn.
Người Bồ Đào Nha cũng không chịu ngồi yên. Họ hi vọng tìm được con đường
sang Ấn Độ bằng cách vòng qua châu Phi. Năm 1947 Vaxcô Đờ Gama đã thực
hiện được điều này. Người Bồ Đào Nha vì vậy chiếm độc quyền trong thời kì đó
về buôn bán với các nước thuộc nam Á và đông nam Á. Năm 1500 một số tàu
thuyền thuộc đoàn thám hiểm Cácbala bị dòng biển nam Đại Tây Dương kéo
sang tận Braxin ở Nam Mĩ, mở đầu cho giai đoạn xâm nhập của người Bồ Đào
Nha vào lục địa này. Thế kỉ thứ XVI, người Bồ Đào Nha đã từ Ấn Độ đến một
số đảo thuộc Indonêxia ngày nay, vòng lên phía Trung Hoa và Nhật Bản.
Đầu thế kỉ thứ XVI, người Tây Ban Nha tiếp tục những cuộc thám hiểm mới ở
lục địa Mĩ. Họ đã vượt qua eo đất Panama đến bờ biển Thái Bình Dương, vòng
lên tận Florida ở phía bắc và xuống biển Pêru, Chilê ở phía nam.
25


×