Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm thúc đẩy đổi mới PPDH phần địa lí tự nhiên đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.91 KB, 5 trang )

ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
NHẰM THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG
Giáo viên: Nguyễn Đức Sinh
I. Đặt vấn đề.
Đổi mới kiểm tra đánh giá môn Địa lí nói chung, phần địa lí tự nhiên nói riêng
ngày càng trở nên thiết yếu, vì những năm gần đây chúng ta đã đổi mới nội dung
sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy. Mặt khác trong tình hình hiện nay học
sinh không chỉ cần phải hiểu biết những vấn đề cơ bản mà còn phải tư duy phê
phán, tư duy sáng tạo...để có thể phân tích và đưa ra kết luận. Việc giúp học sinh
phát triển những khả năng này đòi hỏi phải có những thay đổi trong việc kiểm tra
đánh giá học sinh ở những cấp độ khác nhau, không chỉ có một chỉ số duy nhất về
kiến thức mà đó là khả năng giải quyết vấn đề thực tiển, tư duy sáng tạo, linh hoạt
và biết thích ứng để đáp ứng với những thay đổi nghề nghiệp sau này, khả năng
làm việc nhóm, biết sử dụng công nghệ. Đây cũng chính là năng lực cần hình
thành và rèn luyện cho học sinh qua môn Địa lí trong nhà trường phổ thông.
II. Thực trạng.
a. Ưu điểm:
Trong quá trình dạy học ở các trường THPT trước đây chúng ta thường kiểm tra
đánh giá kết quả học sinh theo hình thức tự luận là chủ yếu. Hình thức này có ưu
điểm là:
- Cho phép phát hiện, đánh giá được trình độ tổng hợp và cánh diễn đạt của
các em.
- Nội dung kiểm tra thường xoáy vào những vấn đề quan trọng, những kiến
thức cơ bản.
- Học sinh có thể phân tích, so sánh những kiến thức đã có, vận dụng những
kiến thức đã học để giải thích một hiện tượng thực tế nào đó.
- Học sinh có thể trả lời tự do theo ý mình, diễn đạt theo những suy nghĩ của
mình.
Gần đây chúng ta đã tiến hành kiểm tra đánh giá học sinh bằng phương pháp
trắc nghiệm khách quan, hình thức này có những ưu điểm sau:


- Có thể kiểm tra được một phạm vi rất rộng của chương trình.
- Mức độ tin cậy của bài trắc nghiệm khách quan cao hơn tự luận.
- Khuyến khích học sinh tích lũy đựơc nhiều kiến thức.
- Kết quả kiển tra đánh giá khách quan hơn, không phụ thuộc vào ý chủ quan
đánh giá của người chấm bài.
- Trắc nghiệm khách quan có thể kiểm tra đánh giá khả năng ghi nhớ như các
số liệu, địa danh, các dấu hiệu đặc trưng...khả năng phán đoán và suy luận
của học sinh.
b. Hạn chế.
Đối với phương pháp kiểm tra tự luận còn có những hạn chế sau:
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh chủ yếu thông qua hình thức kiểm
tra.
- Nội dung đánh giá tập trung vào kiến thức, gần đây giáo viên đã quan tâm
đánh giá kĩ năng nhưng chưa phải là thường xuyên, vấn đề đánh giá năng
lực chưa được chú ý
- Phần lớn giáo viên chưa quan tâm tới quy trình biên soạn đề kiểm tra nên ít
nhiều các bài kiểm tra còn mang tính chủ quan của người dạy và mới chỉ
kiểm tra được những gì học sinh ghi nhớ từ sách giáo khoa, từ giáo viên, bỏ
qua những kết quả học tập quan trọng khác.
- Phạm vi kiểm tra còn hạn chế và ít nhiều mang tính chủ quan của người
đánh giá.
- Giáo viên không rõ về chuẩn mà học sinh cần đạt được.
Đối với phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan có những hạn chế nhất
định sau:
- Không biết được quá trình diễn biến trong tư duy của học sinh.
- Ít đánh giá được lập luận lô gíc của học sinh khi trả lời câu hỏi.
- Nếu học sinh không tự giác, thiếu suy nghĩ có thể chọn lựa cầu may.
- Câu hỏi không tổng hợp thường là những khái niệm riêng lẻ, những dấu hiệu
của khái niệm.
c. Đề xuất một số giải pháp:

Đổi mới phương pháp dạy học gần đây được chú trọng đẻ đáp ứng với những
yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục nên việc kiểm tra đánh giá phải chuyển biến
mạnh theo hướng phát triển trí thông minh sáng tạo của học sinh, khuyến khích
vận dụng linh hoạt các kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ
những cảm xúc, thái độ của học sinh trước những vần đề nóng hổi của đời sống cá
nhân, gia đình và cộng đồng. Chừng nào việc kiểm tra đánh giá chưa thoát khỏi
quỹ đạo học tập thụ động thì chưa thể phát triển dạy và học tích cực. Xuất phát từ
những ý tưởng này chúng tôi đề xuất một số giải pháp kiểm tra đánh giá học sinh ở
môn Địa lí như sau:
- Việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh không chỉ yêu cầu tái hiện kiến
thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải kuyến khích trí thông minh sáng tạo,
khả năng tư duy của học sinh.
- Cần hạn chế kiểm tra trí nhớ mà tăng cường kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu,
và vận dụng và khả năng tư duy của học sinh.
- Về kĩ năng khi kiểm tra chúng ta cần đánh giá học sinh qua các kĩ năng sau:
+ Sử dụng mô hình, bản đồ, lược đồ.
+ Vẽ, nhận xét, phân tích lược đồ, biểu đồ, đồ thị, lát cắt, sơ đồ.
+ Phân tích số liệu thống kê.
+ Quan sát, nhận xét tranh ảnh, hình vẽ.
+ Kĩ năng thu thập xử lí thông tin, viết báo cáo và trình bày các thông tịn Địa lí.
- Tùy theo mục đích, nội dung cần đánh giá lựa chọn phương pháp đánh giá
cho phù hợp.
+ Hình thức trắc nghiệm vấn đáp dùng để kiểm tra miệng hàng ngày. Hình thức
này có tác dụng tốt khi nêu các câu hỏi phát sinh trong mọi tình huống cần kiểm
tra hoặc xác định thái độ khi kiểm tra.
+ Kiểm tra tự luận cho phép đánh giá sự hiểu biết, năng lực trí tuệ, khả năng
diễn đạt của học sinh. Vì vậy loại kiểm tra này thường đựơc sử dụng trong
trường hợp yêu cầu học sinh phân tích mối quan hệ Địa lí, chứng minh, giải
thích các hiện tượng sự vật Địa lí.
+ Trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra đánh giá khả năng ghi nhớ của học

sinh như các địa danh, các số liệu, các dấu hiệu đặc trưng của khái niệm Địa
lí...
- Cần kết hợp cả hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận trong
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh song không nên thiên về hình
thức này hoặc hình thức kia mà phải căn cứ vào mục tiêu và nội dung cần
kiểm tra để lựa chọn phương pháp kiểm tra cho phù hợp. Trong mỗi đề kiểm
tra viết như kiển tra một tiết, học kì cần có cả hai loại câu hỏi tự luận và trắc
nghiệm khách quan. Số lượng câu hỏi tự luận hay trắc nghiệm khách quan
không nhất thiết phải bằng nhau trong một đề kiểm tra, tùy thuộc vào mục
tiêu và nội dung kiểm tra mà số lượng câu hỏi loại này có thể nhiều, có thể
ít.
- Ngoài ra có thể đánh giá kiểm tra học sinh qua phương pháp quan sát nhằm
thu thập thông tin từ việc tri giác trực tiếp các hoạt động học tập của học
sinh trong khi thảo luận nhóm qua các giờ thực hành trên lớp.
- Biên soạn đề kiểm tra cho phù hợp, chúng ta cần căn cứ vào mục tiêu môn
học nói chung, của từng phần, từng chương, bài nói riêng để xác định mục
tiêu, nội dung và hình thức kiểm tra.
- Soạn đáp án và biểu điểm tùy theo bài kiểm tra gồm toàn các câu hỏi tự
luận, trắc nghiệm khách quan, rèn luyện kĩ năng hoặc kết hợp nhiều loại với
nhau mà xây dựng biểu điểm chấm cho phù hợp.
II. Vận dụng đổi mới kiểm tra đánh giá phần Địa lí tự nhiên đại cương.
- Nội dụng phần Địa lí tự nhiên đại cương chủ yếu là khái niệm cơ bản, các
mối quan hệ và quy luât địa lí, vì vậy khi đánh giá kiểm tra chúng ta cần chú
ý những đơn vị kiến thức này.
- Phần Đia lí tự nhiên đại cương không chỉ cung cấp kiến thức qua kênh chữ
mà còn chú trọng cung cấp kiến thức qua kênh hình như là bản đồ, biểu đồ,
tranh ảnh...cho nên khi kiểm tra đánh giá chúng ta phải kết hợp rèn kĩ năng
nhận biết để rút ra được những thông tin Địa lí.
Ví dụ 1: Trong bài sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất dựa vào hình
19.1 và 19.2 học sinh có thể nhận biết các kiểu thảm thực vật, các nhóm đất

chính trên thế giới qua màu sắc thể hiện trên bản đồ tương ứng với chú thích.
Ví dụ 2: Trong bài thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước
sông . Một số sông lớn trên trái đất ở hình 15 học sinh có thể quan sát hình vẽ
và rút ra đựơc nội dung của vòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ.
- Khi kiểm tra tự luận chúng ta cần chú ý các mối quan hệ nhân quả, các quy
luật Địa lí, các tình huống có vấn đề.
Ví dụ 1: Quy luật phi địa đới các thành phần tự nhiên trên trái đất không
chỉ thay đổi theo vĩ độ mà còn thay đổi theo kinh độ. Học sinh có thể lấy dẫn
chứng ở lược đồ đất đai. lược đồ các thảm thực vật trên thế giới sau đó tìm
nguyên nhân.
Ví dụ 2: Trong bài sóng thủy triều, dòng biển. Chúng ta cung cấp khái
niệm sóng biển là hình thức dao động nước biển theo chiều thẳng đứng.
Nguyên nhân chủ yếu do gió. Mà gió thì thổi theo chiều ngang vậy tại sao sóng
lại dao động theo chiều thẳng đứng? Yêu cầu học sinh giải thích và chứng
minh.
- Khi kiểm tra trắc nghiệm chúng ta cần chú ý áp dụng nhiều loại câu hỏi trắc
nghiệm khách quan khác nhau như trắc nghiệm đúng, sai, trắc nghiệm điền
khuyết, trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi, trắc nghiệm trả lời câu hỏi ngắn, trắc
nghiệm nhiều lựa chọn.
Ví dụ: Trắc nghiệm đúng sai:
Môi trường Địa lí có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hôi. Đúng hay
sai.
Ví dụ: Trắc nghiệm trả lời câu hỏi ngắn:
Sinh quyển là...
Ví dụ: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn:
Biên độ nhiệt năm cao nhất thường ở vĩ độ:
a. Xích đạo.
b. Nhiệt đới.
c. Ôn đới.
d. Hàn đới.

IV. Kết luận
Đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá
trình giáo dục . Đánh giá thường nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo
dục và sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao
hơ, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình giáo dục. Thống nhất với quan điểm
đổi mới kiểm tra đánh giá công bằng khách quan hơn kết quả học tập của học sinh
chúng ta cần đưa thêm nhiều dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm, chú ý hơn tới đánh
giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâm tới mức độ hoạt động tích
cực, chủ động của học sinh trong từng tiết học, kể cả ở tiết tiưếp thu tri thức mới là
tiết thực hành, thí nghiệm. Điều này đòi hỏi giáo viên Địa lí đầu tư nhiều công súc
hơn cũng như công tâm hơn. Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũng cần thể hiện
phân hóa, đảm bảo 70% câu hỏi, bài tập đo được mức độ đạt trình độ chuẩn, mặt
bằng về nội dung, học vấn dành cho mọi học sinh và 30% còn lại phản ánh mức độ
nâng cao dành cho học sinh có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn.
Đề tài viết theo chủ quan thời gian lại hạn chế chắc chắn có nhiều thiếu sót vì
vậy kính mong các thầy cô, đồng nghiệp góp ý bổ sung để đề tài được hoàn thiện
hơn, chúng tôi chân thành cảm ơn.
Đông Hà, tháng 2/ 2009.
Người viết
Nguyễn Đức Sinh

×