Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Giáo án thi giáo viên giỏi môn sinh học THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 23 trang )

TIẾT 23: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nêu được khái niệm đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Phân biệt được các dạng đột biến cấu trúc NST.
- Nêu được nguyên nhân phát sinh và vai trò của đột biến cấu trúc NST.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng quan sát tranh hình thu nhận kiến thức
- Kĩ năng tư duy logic, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống
- Có thái độ yêu thích môn học, ham học hỏi, tìm tòi kiến thức.
B. TRỌNG TÂM :
Khái niệm và vai trò của đột biến cấu trúc NST.
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to hình 22 SGK.
- Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến cấu trúc NST
STT

NST ban đầu
Số
Trình tự các
đoạn
đoạn

NST sau khi bị biến đổi
Số
Điểm khác với NST
đoạn


ban đầu

a
b
c
- Giáo án PowerPoint; máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh:
- SGK, sách bài tập
- Các dạng đột biến gen.
- Đọc trước nội dung bài 22 SGK
D. HOẠT DỘNG DẠY HỌC:
-1-

Tên dạng
đột biến


1. Kiểm tra(5’)
Đột biến gen là gì? Nguyên nhân phát sinh đột biến gen? Kể tên một số dạng
đột biến gen?
Dự kiến trả lời:
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc
một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó trên ADN
-

Nguyên nhân: Các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể tác động làm rối

loạn quá trình tự sao chép của phân tử ADN gây ra đột biến gen.
-


Các dạng đột biến gen: mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit.

2. Giới thiệu bài(1’)
Những biến đổi trong NST cũng như đột biến gen di truyền được đó là đột
biến NST. Có 2 loại đột biến NST là đột biến cấu trúc và đột biến số lượng. Những
biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể diễn ra như thế nào? Nguyên nhân phát sinh
và tính chất của loại đột biến này như thế nào?
3. Bài mới (33’)
Hoạt động 1: Đột biến cấu trúc NST là gì? ( 15’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giáo viên chiếu hình 22 SGK hướng - Học sinh quan sát kĩ hình, lưu ý tới số
dẫn học sinh quan sát chú ý tới số đoạn NST và các đoạn có mũi tên ngắn.
đoạn NST, điểm bị đứt.

- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và

- Giáo viên giới thiệu phiếu học tập điền vào phiếu học tập.
và phát phiếu học tập cho HS. Yêu cầu
thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu
học tập ( 3 phút)
- Giáo viên hỗ trợ học sinh: đoạn có
mũi tên ngắn, màu thẫm dùng để chỉ
rõ đoạn sẽ bị biến đổi. Mũi tên dài chỉ
quá trình biến đổi.

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ

- Giáo viên thu phiếu, chiếu nội dung sung.
phiếu 1-2 nhóm lên bảng.


- Học sinh tự chỉnh sửa (nếu có)
-2-


- GV chiếu lại nội dung đã hoàn thiện
trên máy chốt lại đáp án.
- Những biến đổi diễn ra trong cấu trúc
NST như trên gọi là đột biến cấu trúc
NST.
Giáo viên hỏi học sinh:

- Học sinh phát biểu ý kiến. Các học

+ Đột biến cấu trúc NST là gì? gồm
những dạng chủ yếu nào?

sinh khác nhận xét, bổ sung.( nếu cần)
+ Học sinh nêu được : Đột biến cấu
trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi
trong cấu trúc của nhiễm sắc thể.
+ Đột biến cấu trúc nhiếm sắc thể gồm
các dạng : mất đoạn ; lặp đoạn và đảo
đoạn.
- Học sinh tự rút ra kết luận.

- Giáo viên chiếu hình các dạng đột
biến yêu cầu HS quan sát hình chiếu
và mô tả các dạng đột biến.


- Học sinh quan sát kỹ hình và mô tả
những quan sát nêu được:
+ Mất đoạn: Một đoạn NST nào đó đứt
ra và mất đi
+ Lặp đoạn: Một đoạn NST nào đó lặp
lại 01 hoặc nhiều lần
+ Đảo đoạn: Một đoạn NST nào đó đứt
ra quay 1800 và lại gắn vào vị trí cũ.

- GV chiếu hình giới thiệu: ngoài 3

- Học sinh quan sát và ghi nhớ.

dạng trên còn có dạng đột biến chuyển
đoạn. ( tương hỗ và không tương hỗ)
- Chiếu hình yêu cầu học sinh làm bài
tập nhận thức: Quan sát hình và nhận
dạng các đột biến cấu trúc nhiễm sắc
thể.
-3-

- Học sinh quan sát hình vẽ và nhận
dạng được 3 loại đột biến cơ bản


KL:
Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến cấu trúc NST
STT
a


NST ban đầu
Số
Trình tự các
đoạn
đoạn
8
ABCDEFGH

NST sau khi bị biến đổi
Số
Điểm khác với NST
đoạn
ban đầu
7
Mất đoạn H

b

8

ABCDEFGH

10

c

8

ABCDEFGH


8

Lặp lại đoạn BC
Trình tự đoạn BCD đảo
lại thành DCB

Tên dạng
đột biến
Mất đoạn
Lặp đoạn
Đảo đoạn

1. Khái niệm: Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST
2. Phân loại: Đột biến cấu trúc NST gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.
+ Mất đoạn: Một đoạn NST nào đó đứt ra và mất đi
+ Lặp đoạn: Một đoạn NST nào đó lặp lại 01 hoặc nhiều lần
+ Đảo đoạn: Một đoạn NST nào đó đứt ra quay 1800 và lại gắn vào vị trí cũ.
Hoạt động 2: Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST (18’)
Hoạt động của GV
1. Nguyên nhân phát sinh:

Hoạt động của HS

- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên - HS tự nghiên cứu thông tin SGK và
cứu mục II SGK trang 65 cho học sinh
quan sát hình :
GV gợi ý học sinh bằng hình ảnh :

Học sinh quan sát hình, ghi nhớ kiến


+ Tác nhân vật lý gây đột biến

thức.

+ Tác nhân hóa học gây đột biến
+ Ô nhiễm môi trường.
Yêu cầu trả lời các câu hỏi sau:

- Học sinh nêu được:

+ Chỉ ra những nguyên nhân gây đột + Do ảnh hưởng phức tạp của môi
biến cấu trúc NST?

trường trong và ngoài cơ thể tới NST.

+ Nguyên nhân nào là chủ yếu?

+ Nguyên nhân chủ yếu do tác nhân lí
học, hoá học trong ngoại cảnh làm phá
vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp
lại các đoạn của chúng.
-4-


+ Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể + Đột biến cấu trúc NST xuất hiện
xuất hiện trong những điều kiện nào?

trong điều kiện tự nhiên hoặc do con

( Giáo viên giới thiệu thêm ảnh hưởng người.

của môi trường trong là do rối loại
trao đổi chất trong tế bào; môi trường
ngoài là do các yếu tố tự nhiên và con
người)
2. Tính chất
- Giáo viên chiếu và giới thiệu tranh - Học sinh quan sát và ghi nhớ kiến
hình sưu tập một số vai trò của đột thức.
biến cấu trúc NST cho học sinh quan
sát
Giáo viên hỏi học sinh:

Học sinh cần nêu được:

+ Đột biến cấu trúc NST thường có + Có hại cho sinh vật.
lợi hay có hại cho cơ thể sinh vật?

VD: mất đoạn, có hại cho con người

+Tại sao đột biến cấu trúc NST lại +Vì biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi
gây hại cho con người và sinh vật?

số lượng và cách sắp xếp gen trên NST
nên thường gây hại cho cơ thể sinh vật.

+ Những đột biến có lợi có ý nghĩa gì + Một số có lợi có ý nghĩa trong chọn
trong sản xuất?

giống và tiến hóa.
VD: lặp đoạn, có lợi cho sinh vật.
- HS tự rút ra kết luận


- GV bổ sung: một số dạng đột biến - Lắng nghe GV giảng và tiếp thu kiến
có lợi (mất đoạn nhỏ, đảo đoạn gây thức.
ra sự đa dạng trong loài), với tiến hoá
chúng tham gia cách li giữa các loài,
trong chọn giống người ta làm mất
đoạn để loại bỏ gen xấu ra khỏi NST
và chuyển gen mong muốn của loài
này sang loài khác.
-5-


- Giáo viên cho học sinh liên hệ: Em - Học sinh chỉ ra được
cần làm gì để hạn chế nguyên nhân + Chống chiến tranh: hạt nhân, hóa học.
gây đột biến cấu trúc NST?

+ Tích cực bảo vệ môi trường.

- Giáo viên chiếu tranh hình cùng học Học sinh tự liên hệ: bảo vệ môi trường
sinh liên hệ thực tế tại địa phương.
KL:

nơi ở và trường lớp…

1. Nguyên nhân đột biến cấu trúc NST
- Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể
- Nguyên nhân chủ yếu do tác nhân lí học, hoá học trong ngoại cảnh làm phá vỡ
cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng
- Xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người.
2. Tính chất: Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho sinh vật vì biến đổi cấu

trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp các gen trên đó.
VD: Mất đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người
- Một số đột biến có lợi, có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.
VD: Lặp đoạn NST mang gen quy định enzim thủy phân tinh bột ở một giống lúa
mạch làm tăng hoạt tính của enzim này.
4. Luyện tập củng cố (5’)
- Giáo viên hệ thống kiến thức bài học theo sơ đồ tư duy.
- Cho học sinh làm bài tập:
Bài 1: Cho 1 nhiễm sắc thể, có trình tự phân bố của các đoạn như sau:

Hãy vẽ sơ đồ NST sau khi đột biến trong các trường hợp sau:
a. Nếu đột biến làm mất đoạn BC.
b. Nếu đột biến làm lặp đoạn BC.
c. Nếu đột biến làm đảo đoạn BCD.
d. Nếu đột biến làm đảo đoạn EFG.
Đáp án:

-6-


Bài 2: Dạng đột biến cấu trúc NST nào gây hậu quả lớn nhất?
a. Lặp đoạn nhiễm sắc thể
b. Đảo đoạn nhiễm sắc thể
c. Mất đoạn nhiễm sắc thể
d. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Đáp án c
Bài 3. Nguyên nhân chủ yếu gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là:
a. Các tác nhân vật lý của ngoại cảnh.
b. Các tác nhân hoá học và vật lý trong môi trường.
c. Hoạt động co xoắn và tháo xoắn của nhiễm sắc thể trong phân bào.

d. Các tác nhân hoá học của ngoại cảnh
Đáp án b
Bài 4: So sánh đột biến gen và đột biến cấu trúc NST (hướng dẫn)?
- Tìm hiểu nội dung “ Em có biết”
5. Hướng dẫn về nhà: ( 1’)
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2,3 SGK.
1. Học thuộc bài trả lời các câu hỏi cuối bài sách giáo khoa.
Hoàn chỉnh nội dung: so sánh đột biến gen và đột biến cấu trúc NST
2. Chuẩn bị nội dung bài: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
3. Ôn tập kiến thức về nhiễm sắc thể.
Tiết 22 : CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
-7-


- Học sinh nắm được cấu tạo bên trong của phiến lá phù hợp với chức năng quang
hợp.
- Phân biệt mặt trên và mặt dưới của phiến lá, giải thích được ý nghĩa của sự khác
nhau đó đối với cây xanh.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, trình bày ý kiến.
- Rèn kĩ năng làm việc nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích say mê môn học.
- Ý thức bảo vệ và chăm sóc cây trồng.
B. TRỌNG TÂM :

Cấu tạo bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá.

C. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:
- Tranh phóng to hình 20.4 SGK.
- Phiếu học tập: Điểm khác nhau giữa các lớp tế bào thịt lá
- Giáo án PowerPoint; máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh:
- SGK, sách bài tập
- Cấu tạo ngoài của phiến lá.
- Đọc trước, soạn bài nội dung bài 20 SGK
D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra(5’):
Em hãy nêu những đặc điểm của phiến lá và cách xếp lá trên thân giúp lá
tiếp nhận ánh sáng tốt nhất ?
Dự kiến trả lời:
- Phiến lá có kích thước rộng nhất của lá.
- Lá xếp theo kiểu so le (mọc cách, đối, vòng) trên thân.
=> Giúp lá tiếp nhận được nhiều ánh sáng.
2. Giới thiệu bài (1’)
-8-


Vì sao lá có thể tự chế tạo chất dinh dưỡng cho cây? Ta chỉ có thể giải đáp
được điều này khi đã hiểu rõ cấu tạo bên trong của phiến lá.
Giáo viên đưa hình H 20.1 Sơ đồ cắt ngang phiến lá và hỏi học sinh: Cấu tạo
phiến lá gồm mấy phần? Kể tên từng phần và vị trí của nó?
Biểu bì ( bao bọc ở bên ngoài)
Phiến lá gồm 3 phần


Thịt lá ( ở bên trong)
Gân lá ( xen kẽ trong thịt lá)

3. Bài mới
Hoạt động 1: Biểu bì (15’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho học sinh quan sát hình 20.4 - HS nghiên cứu thông tin mục 
và hình 20.2 trên màn chiếu. Yêu cầu SGK, quan sát hình 20.2 và 20.4 trao
học sinh trả lời các câu hỏi:

đổi trả lời câu hỏi
- Yêu cầu HS phải nêu được:

+ Xác định số lớp tế bào biểu bì?

+ Biểu bì gồm 01 lớp tế bào

+ Nêu đặc điểm của các tế bào biểu bì? +Trong suốt, không màu, xếp sát nhau,
có vách tế bào phía ngoài dày.
+ Sự khác biệt giữa lớp tế bào biểu bì + Lớp tế bào mặt trên không có lỗ khí,
phía trên và lớp tế bào biểu bì phía lớp tế bào mặt dưới có nhiều lỗ khí.
dưới?
- Giáo viên cho học sinh nghiên cứu
thông tin SGK và nội dung vừa tìm
hiểu trả lời câu hỏi:
+ Những đặc điểm nào của tế bào biểu +Biểu bì có tác dụng bảo vệ: tế bào
bì phù hợp với chức năng bảo vệ phiến phải xếp sát nhau, có vách ngoài dày.
lá và cho ánh sáng chiếu vào bên + Biểu bì cho ánh sáng chiếu vào
trong?


trong: tế bào không màu trong suốt

+ Hoạt động nào của lỗ khí giúp lá trao +Lỗ khí đóng mở giúp trao đổi khí và
đổi khí và thoát hơi nước?

thoát hơi nước.

- GV chốt lại kiến thức đúng.
-9-


- GV cho học sinh quan sát hoạt động - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm
của lỗ khí hình 20.3 và giải thích thêm khác nhận xét, bổ sung.
về hoạt động đóng mở lỗ khí khi trời - Học sinh quan sát lĩnh hội kiến thức.
nắng và khi râm.(Khi trời nắng to, lỗ
khí thường đóng lại, sự trao đổi khí
tạm dừng; Trong những ngày nắng
bình thường, râm mát, hoặc ban đêm
lỗ khí mở ra, lá hoạt động bình
thường.)
+ Giải thích tại sao mùa hè ngồi dưới
gốc cây to thấy mát ?(Vì hơi nước
thoát ra ngoài qua lỗ khí)
+ Tại sao lỗ khí thường tập trung
nhiều ở mặt dưới của lá?( Để tránh
tác động trực tiếp của ánh mặt trời)
+ Lớp tế bào biểu bì có chức năng gì?

- Học sinh tự rút ra kết luận


- Giáo viên chiếu trên máy chiếu nội
dung “Em có biết” phần lỗ khí.
Kết luận:
Các phần
của phiến

Đặc điểm cấu tạo

Chức năng


- Gồm 1 lớp tế bào, không màu - Bảo vệ lá và cho ánh sáng đi
trong suốt, xếp sát nhau, có vách vào trong lá.
Biểu bì

phía ngoài dày
- Có nhiều lỗ khí ( chủ yếu có ở - Giúp lá trao đổi khí và thoát
mặt dưới)

hơi nước
Hoạt động 2: Thịt lá(13’)

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV giới thiệu và cho HS quan sát - HS nghe và quan sát mô hình trên
- 10 -


hình 20.4 SGK, nghiên cứu SGK.


bảng, đọc mục  và quan sát hình
20.4 SGK trang 66.

+ Có thể chia thịt lá thành mấy lớp tế + Phần thịt lá có 2 lớp tế bào: Tế bào
bào?

thịt lá phía trên và tế bào thịt lá phía

GV chiếu hình 20.4 tách ra làm 2 phần dưới.
tế bào thịt lá.
+ Lớp tế bào thịt lá phía trên và lớp tế + Các tế bào đều có vách mỏng, chứa
bào thịt lá phía dưới giống nhau ở nhiều lục lạp.
những điểm nào ?
+ Lục lạp có chức năng gì?

+ Chức năng thu nhận ánh sáng để
chế tạo chất hữu cơ.

- GV cho HS thảo luận nhóm:

- HS trao đổi nhóm theo những gợi ý

+ Điểm khác biệt giữa 2 lớp tế bào thịt của GV và thống nhất ý kiến.
lá trong phiếu học tập:

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm

Tế bào thịt Tế bào thịt
Đặc điểm


lá phía

lá phía

trên

dưới

khác nhận xét, bổ sung.

Hình dạng
tế bào
Cách xếp
của tế bào
Lục
lạp
(số lượng,
sự

sắp

- Học sinh dựa vào kết quả thảo luận
xếp)
+Lớp tế bào nào của thịt lá có cấu tạo trả lời:
phù hợp với chức năng chính là chế + Lớp tế bào thịt lá phía trên  chế
tạo chất hữu cơ? Lớp tế bào nào của tạo chất hữu cơ.
thịt lá có cấu tạo phù hợp với chức
năng chứa và trao đổi khí?


+ Lớp tế bào thịt lá phía dưới  chứa

- GV ghi lại ý kiến của nhóm lên bảng và trao đổi khí.
- 11 -


để nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ
sung.
+ Màu xanh có ở đa số các loài thực
vật là do cấu tạo nào của lá tạo thành ?

+ Học sinh dựa vận dụng kiến thức bài

(Giáo viên chiếu thông tin “Em có học và thực tế trả lời
biết” phần thịt lá)
- Giáo viên chiếu tranh một số loài cây
có lá không phải màu xanh.
+ Trong trồng trọt, nếu trồng cây ở
những nơi thiếu sáng (đặc biệt là - Học sinh quan sát ghi nhớ
những cây ưa sáng) thì cây sẽ phát
triển như thế nào?
- Giáo viên giới thiệu một số cây trồng
trong nhà.
- GV nhận xét phần trả lời của các
nhóm, GV chốt lại kiến thức, cho HS - Học sinh tự rút ra kết luận
rút ra kết luận.
Phiếu học tập:
Đặc điểm
Hình dạng tế bào


Tế bào thịt lá phía trên
Dạng dài

Cách xếp của tế bào

Xếp sát nhau

Lục lạp (số lượng, sự

Nhiều, xếp theo chiều

sắp xếp)
Kết luận:
Các phần của
phiến lá
Thịt lá

thẳng đứng

Đặc điểm cấu tạo

Tế bào thịt lá phía dưới
Dạng hình cầu
Xếp không sát nhau tạo ra
nhiều khoang trống
Ít, xếp lộn xộn

Chức năng

- Gồm 2 lớp tế bào có vách - Thu nhận ánh sáng để chế

mỏng, có nhiều lục lạp (Chứa tạo chất hữu cơ.
chất diệp lục)
- Giữa các tế bào có nhiều - Chứa và trao đổi khí cung
khoang trống (phía dưới)
- 12 -

cấp cho quá trình chế tạo chất


hữu cơ.
Hoạt động 3: Gân lá (5’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV chiếu hình 20.4 cho học sinh - HS đọc mục  SGK trang 66 quan
xem, quan sát phần gân lá

sát hình 20.4 kết hợp với kiến thức về
chức năng của bó mạch ở rễ và thân,
trả lời câu hỏi

+ Cấu tạo của gân lá ( gồm những loại + Gồm mạch gỗ và mạch rây.
mạch nào)?
+ Gân lá có chức năng gì?

+ Vận chuyển các chất.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK - HS trả lời trớc lớp, HS khác bổ sung
trang 66 và trả lời câu hỏi:

nếu cần.


- GV kiểm tra 1-3 HS, cho HS rút ra Học sinh tự rút ra kết luận.
kết luận.
Kết luận:
Các phần
của phiến

Đặc điểm cấu tạo

Chức năng


Nằm xen giữa phần thịt lá
Gân lá

Gồm có

+ Mạch rây

+ Vận chuyển chất hữu cơ

+ Mạch gỗ

+ Vận chuyển nước và muối
khoáng

4. Luyện tập củng cố ( 5’)
Giáo viên hệ thực tế về việc cần thiết phải bảo vệ cây xanh
Giáo viên chiếu tranh câm hình 20.4 yêu cầu học sinh điền chú thích cấu tạo
trong của phiến lá.


- 13 -


Bài tập: Cho các từ: lục lạp, vận chuyển, lỗ khí, biểu bì, bảo vệ, đóng mở. Hãy
chọn những từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu dưới đây:
- Bao bọc phiến lá là một lớp tế bào ……..(1) …..trong suốt nên ánh sáng có
thể xuyên qua chiếu vào phần thịt lá. Lớp tế bào biểu bì có màng rất dày có chức
năng ……..(2)…….cho các phần bên trong của phiến lá.
- Lớp tế bào biểu bì mặt dưới có rất nhiều ……..(3)……… Hoạt động
……….(4)……..của nó giúp cho lá trao đổi khí và cho hơi nước thoát ra ngoài.
- Các tế bào thịt lá chứa rất nhiều ………(5)……..có chức năng thu nhận
ánh sáng cần cho việc chế tạo chất hữu cơ.
- Gân lá nằm xen kẽ giữa phần thịt lá, bao gồm mạch gỗ và mạch rây, có
chức năng ………(6)……….các chất cho phiến lá.
Đáp án: 1- biểu bì; 2- bảo vệ; 3- lỗ khí; 4- đóng mở; 5- lục lạp; 6- vận chuyển.
5. Hướng dẫn (1’)
- Học bài và trả lời câu hỏi 1,2 và 3 - SGK
- Chuẩn bị bài “Quang hợp”.
+ Tìm hiểu thí nghiệm xác định chất mà lá cây chế tạo khi có ánh sáng.
+ Chất khí thải ra trong quá trình chế tạo tinh bột.
+ Chất khí duy trì sự cháy

PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm:......................
- 14 -


Tế bào thịt lá phía trên


Tế bào thịt lá phía dưới

Đặc điểm
Hình dạng tế bào

Cách xếp của tế bào
Lục lạp (số lượng, sự
sắp xếp)

PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm:......................
Tế bào thịt lá phía trên
Đặc điểm
Hình dạng tế bào

Cách xếp của tế bào
Lục lạp (số lượng, sự
sắp xếp)

- 15 -

Tế bào thịt lá phía dưới


Ngày soạn: 04/11/2015
Ngày dạy: 10/11/2015
CHƯƠNG IV- LÁ
Tiết 21: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức

- Học sinh nắm được những đặc điểm bên ngoài của lá và cách sắp xếp lá trên cây
phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, cần thiết cho việc chế tạo chất hữu cơ.
- Phân biệt được 3 kiểu gân lá, phân biệt được lá đơn, lá kép.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh nhận biết, trình bày ý kiến quan điểm.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích say mê môn học.
- Giáo dục ý thức bảo vệ và chăm sóc cây xanh.
B. TRỌNG TÂM :
Những đặc điểm bên ngoài của lá
C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ các hình từ 19.1 đến hình 19.5 SGK
- Sưu tầm lá, cành có đủ chồi nách, cành có kiểu mọc lá.
- Giáo án PowerPoint; máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh:
- SGK, sách bài tập
- Đọc trước, soạn bài nội dung bài 19 SGK
- Mang đến lớp một số lá cành có đủ chồi nách, cành có kiểu mọc lá:
+ Lá và cành mang lá của cây dâu ta, trúc đào, rau muống, rau ngót, lá lốt, xương
xông, mồng tơi, hoa hồng, dừa cạn....
+ Lá của cây ổi, lá tre, lá bèo lục bình...
- 16 -


D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra(5’):
Câu 1: Cây xanh có hoa gồm những cơ quan nào? Chức năng chính của từng loại
cơ quan?

Dự kiến trả lời:
Có hai loại cơ quan: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
+ Cơ quan sinh dưỡng gồm: Rễ, thân, lá có chức năng chính là nuôi dưỡng cây.
+ Cơ quan sinh sản gồm: Hoa, quả, hạt có chức năng sinh sản, duy trì và phát triển
nòi giống.
Câu 2: Sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu chuẩn bị
2. Giới thiệu bài (1’)
Dựa và phần trả lời của học sinh về cơ quan sinh dưỡng của cây giới thiệu
chương lá. Để biết lá có đặc điểm cấu tạo như thế nào thì thầy và trò sẽ cùng tìm
hiểu qua nội dung bài.
3. Bài mới (33 phút)
Hoạt động 1: Lá (5’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giáo viên chiếu H19.1 Các bộ phận - Học sinh quan sát hình trên máy chiếu
của lá, yêu cầu học sinh quan sát nhận và nhận định tên các bộ phận của lá.
biết tên các bộ phận của lá.
- Yêu cầu học sinh chỉ trên mẫu lá đem - Học sinh chỉ trên vật mẫu các bộ phận
tới lớp các bộ phận.
của lá gồm cuống lá và phiến lá, trên
- Giáo viên nhận xét và kết luận
phiến có nhiều gân.
- Chức năng quan trọng nhất của lá là - Học sinh ghi nhớ kiến thức.
gì?
-Yêu cầu học sinh liên hệ kiến thức ở
tiểu học trả lời được chức năng quan
trọng nhất của lá là quang hợp.
- Lá có nhận được ánh sáng mới thực
hiện được chức năng này. Vậy những
đặc điểm nào giúp lá nhận được nhiều

ánh sáng?  Giáo viên chuyển nội
dung.
Kết luận:
Lá gồm:
Cuống lá
Phiến lá, trên phiến lá có nhiều gân
Hoạt động 2: Đặc điểm bên ngoài của lá ( 10’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Cuống lá
- 17 -


- Giáo viên yêu cầu học sinh:

- Học sinh quan sát mẫu lá và tự rút ra
kết luận.
+Nhận xét về vị trí, hình dạng của + Cuống gắn lá với thân cành, thường có
cuống lá?
hình trụ.
- Giáo viên chiếu tranh giới thiệu về bẹ - Học sinh quan sát và ghi nhớ.
lá ở một số loại cây.
b. Phiến lá
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình - Học sinh quan sát thảo luận, thống nhất
19.2. Lá của một số loại cây và yêu cầu ý kiến của nhóm.
thảo luận
+ Nhận xét về hình dạng, kích thước, - Yêu cầu:
màu sắc của phiến lá, diện tích bề mặt + Hình dạng: Có dạng bản dẹt với nhiều
của phiến so với cuống.
hình dạng khác nhau: Hình tim, hình dải

- Giáo viên quan sát các nhóm hoạt dài, hình tròn...vv
động, giúp đỡ nhóm yếu.
+ Kích thước khác nhau: To, nhỏ
+ Màu sắc: Có màu xanh lục.
+ Diện tích bề mặt phiến so với cuống:
rộng hơn.
- Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm
bày và bổ sung cho nhau.
khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt lại đáp án, nhóm nào
còn sai sót tự sửa chữa.
+ Từ nội dung thảo luận trên tìm -Học sinh rút ra được điểm chung của
những điểm giống nhau của phiến các phiến:
loại lá?
+ Phiến lá có dạng bản dẹt, có màu xanh
lục, là phần rộng nhất của lá.
Giáo viên phát vấn hỏi học sinh:
- Những điểm giống nhau đó có tác -Học sinh liên hệ với chức năng của lá
dụng gì đối với việc thu nhận ánh sáng trả lời được:
của lá?
+ Giúp lá hứng được nhiều ánh sáng.
- Giáo viên chiếu tranh giới thiệu một - Học sinh quan sát ghi nhớ.
số phiến lá có màu khác.
c. Gân lá
- Giáo viên yêu cầu học sinh lật mặt - Học sinh lật mặt dưới của một số phiến
dưới phiến lá để quan sát gân lá.
lá để nhận biết gân lá.
- Giáo viên chiếu hình 19.3 Các kiểu - Học sinh quan sát hình trên bảng theo
gân lá và yêu cầu học sinh quan sát.
hướng dẫn của giáo viên

- 18 -


Hướng dẫn học sinh nhận biết gân lá. - Học sinh đọc mục  SGK, quan sát
Giáo viên cho học sinh quan sát lá, mặt dưới của lá.
nghiên cứu SGK.
+ Có mấy kiểu gân lá?
- Học sinh phân biệt đủ 3 loại gân lá và
đặc điểm của từng kiểu gân.
- Giáo viên yêu cầu lớp chia làm 3 - Đại diện 3 nhóm mang lá có đủ 3 kiểu
nhóm gom các lá của các thành viên gân lá lên trình bày trước lớp, nhóm
thành lại và phân loại thành 3 nhóm khác nhận xét.
gân lá.
+ Yêu cầu học sinh biết được tên cây - Mỗi nhóm kể được ít nhất tên ba loại
có gân hình mạng, gân song song và lá.
gân hình cung.
- Gọi đại diện của các nhóm lên viết - Các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau.
trên bảng tên các cây có gân khác Học sinh rút ra kết luận có 3 loại gân lá
chính.
nhau.
Yêu cầu:Kết luận:
a. Cuống lá: thường có hình trụ nối phiến với thân cành
b. Phiến lá:
- Phiến lá có hình dạng, kích thước khác nhau
- Phiến có dạng bản dẹt, thường có màu xanh lục, là phần rộng nhất của lá
giúp hứng được nhiều ánh sáng
c. Gân lá: có 3 kiểu gân lá:
+ Gân hình mạng: VD: lá dâu, lá bưởi, lá ổi...
+ Gân song song: VD: Lá rẻ quạt, lá tre, lá lúa, lá mía...
+ Gân hình cung: VD: Lá địa liền, lá bèo lục bình, mã đề, ngọc trâm....

Hoạt động 3: Phân loại lá.(7’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giáo viên chiếu tranh hình 19.4 Lá - Học sinh tranh hình và quan sát cành
đơn và lá kép, yêu cầu học sinh quan mồng tơi, cành hoa hồng mang tới lớp
sát mẫu, tìm những mẫu cây có đặc hoàn thành yêu cầu của giáo viên.
điểm lá giống với lá mồng tơi và lá
hoa hồng và xếp chúng thành 2 nhóm
để ngay trên bàn.
- Giáo viên thông báo cho học sinh: - Học sinh ghi nhớ kiến thức
Nhóm lá có đặc điểm giống lá mồng
tơi được gọi là lá đơn và nhóm lá có
đặc điểm gống với lá hoa hồng gọi là
- 19 -


lá kép.
+ Có thể phân biệt lá đơn và lá kép - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm
đựa vào những đặc điểm nào?
khác nhận xét, bổ sung nhận xét.
Giáo viên gợi ý cho học sinh:
Yêu cầu nêu được:
+ Số cuống lá
Lá đơn
Lá kép
+ Số cuống lá
+ 01
+01 chính
+ Số phiến lá


nhiều
+ Vị trí cuống lá so với chồi nách
phụ
+ 01
+
Nhiều
(Giáo viên lưu ý cuống con ở lá kép + Số phiến lá
phiến nhỏ
mang phiến còn gọi là lá chét)
nằm +
chỉỉ
Giải thích thêm cho học sinh hiện + Vị trí cuống +
tượng rụng khi lá già ở lá đơn và lá lá so với chồi dưới chồi cuống
nách
nách
chính nằm
kép khác nhau
dưới chồii
nách
- Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết - Các nhóm phân loại lá đơn lá kép, trao
đổi nhau giữa các nhóm ở gần. Rút ra kết
luận:
luận về đặc điểm của lá đơn và lá kép.
+ Đặc điểm của lá đơn
+ Đặc điểm của lá kép
- Kiểm tra lại sự phân loại các lá của - Học sinh tự kiểm tra và kiểm tra lẫn
các nhóm học sinh đã chính xác chưa, nhau giữa các nhóm ở gần và điều chỉnh
nếu chưa chính xác thì giúp học sinh nếu có.
tự điều chỉnh.
- Mỗi loại lá lấy được ít nhất 3 ví dụ

Lấy ví dụ về các cây có lá đơn
Lấy ví dụ về các cây có lá kép
- Cho học sinh chỉ nhận dạng trên mẫu - 01 học sinh lên chỉ trên mẫu, học sinh
khác quan sát nhận xét, bổ sung
vật
Kết luận:
Có 2 loại lá là: lá đơn và lá kép.
+ Lá đơn: có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang một phiến, cả
cuống và phiến cùng rụng một lúc. VD: Lá mồng tơi, lá bàng, lá ổi...
+ Lá kép: Có 1 cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con
mang một phiến( lá chét), chồi nách chỉ có ở phía trên cuống chính, thường lá chét
rụng trước, cuống chính rụng sau. VD Lá hoa hồng, lá me, lá khế...
Hoạt động 4: Các kiểu xếp lá trên thân và cành ( 8’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- 20 -


* Quan sát cách mọc lá
- Giáo viên chiếu hình 19. 5 Các kiểu - Học sinh quan sát 3 cành của nhóm
xếp lá trên thân và cành, yêu cầu học mình đối chiếu tranh hình trên bảng
sinh quan sát và hoàn thành nội dung hoàn thành nội dung theo yêu cầu.
- Mỗi học sinh tự hoàn thành vào vở bài
Kiểu xếp lá trên cây
tập.
STT Tên cây Có mấy láKiểu xếp - Học sinh tự chữa cho nhau kết quả điền
mọc ra từ một

bảng.
mấu thân

1
2
3
- Giáo viên yêu cầu học sinh phân loại
trong số các mẫu vật mang tới lớp điền - Học sinh bổ sung thêm một số cây có
tiếp vào bảng
đặc điểm tương tự vào bảng.
+ Có mấy kiểu xếp lá trên thân cành?
- Tự rút ra được 3 kiểu xếp lá trên thân
+ Căn cứ vào đâu để phân biệt các kiểu cành: mọc cách, mọc đối và mọc vòng.
xếp lá?
+ Căn cứ vào số lá mọc ra từ một mấu
+ Mỗi kiểu xếp lá lấy ví dụ ở một số thân
cây
+ Học sinh thảo luận tìm ví dụ.
* Tìm hiểu ý nghĩa sinh học của cách
xếp lá.
- Cho học sinh quan sát lần lượt 3 cành
nhìn từ ngọn xuống, từ các phía khác - Học sinh quan sát các cành theo yêu
nhau vào cành. Phát vấn học sinh nội cầu của giáo viên, yêu cầu nêu được:
dung:
+ Em có nhận xét gì về cách xếp lá ở 2
mấu thân liền kề nhau?
+ Các lá mọc ra từ thân cành đều xếp so
+ Lá trên các mấu thân xếp so le nhau le nhau
thì có lợi gì cho việc nhận ánh sáng + Giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
của các lá trên cây?
- Giáo viên nghe các nhóm trình bày,
dẫn dắt các nhóm đi tìm dấu hiệu về - HS trình bày kết quả trước lớp và kết
đặc điểm thích nghi với chức năng luận.

quang hợp.
+ Cho học sinh làm bài tập nhận biết
trên màn chiếu.
+ Học sinh dựa vào các kiến thức vừa
- 21 -


học để nhận biết
Kết luận:
- Có 3 kiểu xếp lá trên cây:
+ Lá mọc cách: mỗi mấu của thân cành chỉ mang 01 lá.
VD: lá cây dâu, lá bưởi, khoai lang...
+ Lá mọc đối: mỗi mấu của thân cành mang 02 lá ở vị trí đối nhau.
VD: Lá cây dừa cạn, lá ổi, bạc hà....
+ Lá mọc vòng: mỗi mấu của thân cành mang 03 lá trở lên
VD: Lá trúc đào (3 lá), lá cây hoa sữa (5-8 lá), lá cây dây huỳnh (4 lá)...
- Ý nghĩa: các lá xếp so le nhau giúp lá cây nhận được nhiều ánh sáng.
4. Luyện tập củng cố ( 5’)
- Giáo viên hệ thống lại kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng bài tập
Bài tập trắc nghiệm
Chọn đáp án đúng trong các câu sau
Câu 1. Phiến lá có chức năng:
A. Thu nhận nước và ôxi để chế tạo chất vô cơ cho cây.
B. Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
C. Thu nhận cacbônic để chế tạo chất vô cơ cho cây.
D. Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất vô cơ cho cây.
Đáp án B
Câu 2. Những lá nào có gân hình mạng?
A. Lá bàng, lá rau muống, lá ổi

B. Lá mía, lá lục bình, lá mít
C. Lá dâu, lá lúa, lá bưởi
D. Lá rau má, lá ngô, lá lúa
Đáp án A
Câu 2. Nhóm cây nào đều gồm các cây có lá đơn?
A. Cây mít, cây ổi, cây trinh nữ
B. Cây me, cây hoa hồng, cây rau ngót
C. Cây mồng tơi, cây khoai lang, cây xoài
D. Cây nhãn, cây mai, cây dừa
Đáp án C
Câu 4. Nhóm cây nào đều gồm các cây có lá kép?
A. Cây ổi, cây ớt, cây rau dền
B. Cây hành, cây lúa, cây sen
C. Cây ngô, cây dừa, cây tre
- 22 -


D. Cây trinh nữ, cây hoa hồng, cây phượng
Đáp án D
5. Hướng dẫn (1’)
- Hướng dẫn học sinh thu dọn mẫu vật
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập và tìm hiểu lợi ích của lá cây đối với đời sống con người và
động vật.
- Đọc mục “Em có biết”
- Tìm hiểu nội dung bài 20. Cấu tạo trong của phiến lá.

-

- 23 -




×