Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tham luận về đổi mới PPGD và KTĐG môn sinh học.Ngừoi viết Nguyễn văn Bảy giáo viên bộ môn sinh học.Trường thcs vĩnh thịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.21 KB, 9 trang )


THAM LUẬN
VỀ ĐỔI MỚI PPDH VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG THCS
 
Người viết: NGUYỄN VĂN BẢY
Đơn vị: Trường THCS Vĩnh thịnh

I/ NHẬN THỨC CHUNG:
1/ Việc đổi mới PPDH và kiểm tra ở các bộ môn nói chung và môn
sinh học nói riêng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trong
toàn ngành nhiều năm nay (từ năm 2002 - 2003) đã thực sự tạo ra
những chuyển biến khá tích cực và đạt được những kết quả đáng ghi
nhận trong hoạt động dạy và ở các nhà trường.
2/ Đổi mới PPDH trong dạy học môn sinh học là hết sức cần thiết
và cấp bách. Nhưng đổi mới PPDH không có nghĩa là người GV
phải từ bỏ đi PPDH truyền thống, hoặc độc tôn một phương pháp
nào đó. Đổi mới PPDH chính là vận dụng các PPDH đó một cách
phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, nhằm phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh trong học tập sinh họcở tất cả các đối
tượng.
3/ Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan
trọng trong quá trình dạy học. Đổi mới chương trình đòi hỏi phải
tiến hành đồng bộ các khâu trong đó có đổi mới đánh giá. Kiểm tra
là hình thức và phương tiện của hoạt động đánh giá, bởi vậy trong
quá trình đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh trước tiên
cần phải đổi mới việc kiểm tra.
II/ THỰI TẾ THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PPDH VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG THCS VĨNH
THỊNH MẤY NĂM GẦN ĐÂY:
Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa và đặc biệt là bản chất việc đổi


mới PPDH và kiểm tra, đánh giá trong giảng dạy bộ môn sinh học,
BGH nhà trường đã chỉ đạo các giáo viên sinh học trong quá trình
dạy học tập trung vào thực hiện theo các định hướng sau:
A/ VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Nhà trường đã tổ chức chỉ đạo GVBM sinh học thực hiện:
1/ Vận dụng các PPDH theo hướng phát huy các yếu tố tích cực
và những ưu điểm của các PPDH truyền thống và các PPDH hiện
đại nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh trong học tập, từ đó
GV tạo điều kiện tối ưu để học sinh suy nghĩ, tìm tòi nhiều hơn,
thực hành nhiều hơn.
2/ Chú trọng vận dụng triệt để và hiệu quả các PPDH đặc thù của bộ
môn như:
- PP thí nghiệm thực hành,hoạt động nhóm,tham quan thiên nhiên.
- PPDH tự làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm tự làm.
3/ Hướng dẫn học sinh rèn luyện phương pháp tự học và tính tích
cực học tập môn sinh học: giúp HS biết sử dụng SGK, SBT và các
tư liệu tham khảo một cách có ý thức và hiệu quả…
4/ Vận dụng các hình thức tổ chức học tập kết hợp giữa học tập cá
nhân với học tập hợp tác; giữa hình thức học cá nhân với hình thức
dạy theo nhóm tạo dựng không khí học tập thích hợp để HS có thể
tranh luận với nhau, với GV và tự đánh giá kết quả học tập của bản
thân, của bạn.
5/ Tăng cường sử dụng ĐDDH theo phương châm thiết thực nhất
như: Bảng phụ, tranh ảnh, phiếu học tập,máy chiếu đa
năng….chống trình trạng dạy chay, đọc chép.
6/ Không áp đặt, gò bó giờ học theo qui trình cứng nhắc. Cho
phép GVBM chủ động, sáng tạo trong thiết kế giờ dạy học trên cơ
sở căn cứ vào mục tiêu cụ thể của bài học. Cho phép GVBM chủ
động về thời lượng mỗi tiết bài trên cơ sở thời lượng của từng tuần
miễn sao phải đảm bảo mục tiêu bài học.

7/ Tăng cường cải tiến kiểm tra, đánh giá bằng nhiều hình thức
theo chuẩn kiến thức, kĩ năng (như trình bày ở phần B), coi đó là
một biện pháp để kích thích học tập môn sinh học.
B/ VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ:
Nhà trường đã tổ chức chỉ đạo GVBM sinh học thực hiện các
yêu cầu:
1/ Đảm bảo tốt các nguyên tắc đổi mới kiểm tra là:
- Bám sát mục tiêu môn học.
- Đảm bảo tính vừa sức và phân hoá học sinh (HS trung bình chăm
chỉ phải làm được điểm TB trở lên)
- Đảm bảo tỷ lệ các mức độ kiến thức kỹ năng:ghi nhớ- nhận biết-
thông hiểu- vân dụng .
- Coi trọng đánh giá toàn diện về các mặt: kiến thức, kỹ năng,
thái độ, tình cảm.
- Đảm bảo nội dung kiểm tra gần gũi, sát với đặc điểm thực tế
của địa phương.
2/ GV phải xây dựng được ma trận trước khi xây dựng hệ
thống câu hỏi đối với đề kiểm tra 45 phút trở lên .
3/ Thực hiện cụ thể của nhà trường trong kiểm tra môn sinh
học như sau:
3.1/ Đối với kiểm tra vấn đáp (kiểm tra miệng):
- Không nhất thiết chỉ kiểm tra vấn đáp trong 10-15 phút đầu giờ
và chỉ kiểm tra kiến thức của bài vừa học (như ta quen gọi là kiểm
tra bài cũ).
- Hình thức kiểm tra vấn đáp, giáo viên có thể sử dụng ở mọi thời
điểm trong tiết học, cho mọi đối tượng học sinh với nhiều yêu cầu
và mục đích khác nhau.
- Trong khi kiểm tra vấn đáp giáo viên có thể hỏi về kiến thức cũ
hoặc những kiến thức khác có liên quan đến bài mới đang học.
- Kiểm tra vấn đáp GV phải xác định rõ: nội dung, yêu cầu, mục

đích hỏi, xác định rõ từng đối tượng nhằm đến của mỗi câu hỏi, có
loại yêu cầu thấp (tái hiện, nhắc lại kiến thức đã học) cho học sinh
yếu, TBình; có loại đòi hỏi yêu cầu cao (thông hiểu, giải thích, phân
tích, vận dụng) cho học sinh khá, giỏi.
- Trong việc kiểm tra vấn đáp, không chỉ chú trọng đến kiến thức,
mà đòi hỏi phải rèn luyện năng lực nói và kỹ năng trình bày lưu
loát, diễn cảm cho học sinh. Đặc biệt phải chú trọng sửa cho học
sinh về lỗi cách diễn đạt…
- Cần tận dụng tốt câu hỏi trong SGK, SGV và có thể xây dựng
thêm các câu hỏi khác cho phù hợp.


3.2/ Kiểm tra viết:
- Phải thông báo trước để học sinh chuẩn bị. Thời gian dành cho
kiểm tra viết có thể là: 10,15,20 phút hoặc lâu hơn là 45 phút. Có
thể áp dụng các kiểu đề kiểm tra sau đây:
*Kiểu đề là câu hỏi luận đề(tự luận)
- Nhất thiết GV phải đảm bảo:
+ Xác định mục đích và nội dung kiến thức kiểm tra.(làm rõ
về yêu cầu thể loại, kiến thức, kỹ năng, thái độ sẽ kiểm tra)
+ Xác định hình thức và thời gian kiểm tra.
+ Xây dựng đề kiểm tra cụ thể .
+ Lập biểu điểm, hướng dẫn thực hiện và cho điểm.
*Kiểu đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
- Nhất thiết GV phải đảm bảo:
+ Đảm bảo một cách khoa học về số lượng câu hỏi, trên cơ sở
thời gian dành cho việc kiểm tra. Nhận thức rõ nếu càng nhiều câu
hỏi trắc nghiệm thì độ tin cậy trong đánh giá kết quả học tập của
học sinh càng cao.
+ Đảm bảo về độ khó vừa phải để học sinh chăm chỉ học tập

có thể đạt điểm khá trở lên và có câu phân hoá để phân loại được
học sinh khá, giỏi.
+ Khi soạn đề GV phải sử dụng phong phú các hình thức câu
hỏi trắc nghiệm thông dụng như: Câu TN đúng-sai, Câu TN nhiều
lực chọn, Câu TN đối chiếu cặp đôi, Câu TN điền khuyết, Câu TN
trả lời ngắn… Không được đơn thuần sử dụng 1 loại duy nhất.
*Đề kiểu tra kết hợp cả câu trắc nghiệm và câu tự luận:

×