TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG TIẾT
DẠY SỐ HỌC LỚP 6
I. Đặt vấn đề :
Phương pháp dạy học toán trong trường THCS phải phát huy tính
tích cực, tính tự giác, chủ động của học sinh. Hình thành và phát
triển năng lực tự học trau dồi phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo
của tư duy. Để thựuc hiện tốt vấn đề này người giáo viên phải biết
thiết kế, tổ chức, phải hướngđẫn, điều khiển quá trình học tập của
học sinh.
Mặt khác trong lớp học có rất nhiều đối tượng, một số em không
hướng thú, ồn ào, uể oải, một số chậm hiểu. Vì vậy làm thế nào để
tất cả các em lỉnh hội được kiến thức. Một trong những tổ chức hoạt
động học tập cho các em có hiệu quả đó là hoạt động học tập theo
nhóm. Sau đây tôi xin trình bày một số kinh nghiệm trong việc tổ
chức học sinh hoạt động nhóm trong tiết dạy số học lớp 6
II. Khảo sát đầu năm:
Lớp SL
6A
6B
Giỏi
Khá
TB
Yếu
> TB
SL % SL % SL % SL % SL %
35 15 42,9 15 42,9 3 8,6 2 5,6 33 94,
36 1 2,6 5 12,8 18 46,1 15 38,5 24 61
III. Giải pháp thực hiện:
• Để tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong tiết dạy có hiệu
quả trước hết giáo viên phải nắm chắc quy trình thực hiện:
- Bước 1: Làm việc chung cả lớp
+ Giáo viên nêu vấn đề xác định nhiệm vụ nhận thức
+ Giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm
- Bước 2: Làm việc theo nhóm
+ Phân công trong nhóm, cá nhân làm việc độc lập
+ Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm
+ Cử đại diện trình bày kết quả của nhóm
- Bước 3: Thảo luận trước toàn lớp
+ Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
+ Thảo luận chung
+ Giáo viên tổng kết thống nhất kiến thức
• Giáo viên phải nắm được ưu điểm và nhược điểm cho phương
pháp này để lựa chọn cho phù hợp với nội dung kiến thức đưa
ra.
- Ưu điểm:
+ Học sinh đựơc học cách cộng tác trên nhiều phương diện
+ Học sinh có cơ hội nêu quan điểm của mình và nghe quan
điểm của bạn khác, được trao đổi bàn luận để đưa ra lời giải tối
ưu cho nhiệm vụ được giao.
+ Học sinh dễ hiểu, dễ nhớ hơn vì chính các em được tham gia
trao đổi và trình bày vấn đề nêu ra, đồng thời hào hứng hơn khi
có sự đóng góp trong nhóm
- Nhược điểm:
+ Không gian lớp học chật hẹp
+ Thời gian lớp học được hạn định
+ Nếu phân công không hợp lý thì chỉ có một số em khá giỏi
tham gia.
Chính vì vậy khi sử dụng phương pháp này giáo viên không
lạm dụng. Nên sử dụng phù hợp với nội dung kiến thức cần hợp
tác và phù hợp với thời gian của tiết học.
Sau đây tôi xin nêu một số ví dụ:
Ví dụ 1: Khi hướng dẫn học sinh giải bài tập:
Tính số phân tử của tập hợp A={32, 34,36....96}
Nêu công thức tính số phần tủ của tập hợp các số chẵn từ số chẵn
a đến số chẵn b (a
Giáo viên nhận định số học sinh TB và yếu không thực hiện được
vì vậy nên tổ chức học sinh thực hiện theo nhóm sau đó cho đại
diện nhóm trình bày.
Kết quả số phần tử của tập hợp A là (96-32) : 2 + 1 = 33(phần tử)
Công thức tính số phần tử của tập hợp số chẵn từ a đến b là
(b - a) : 2 + 1 (phần tử)
Nếu nhóm nào không thực hiện được giáo viên phải trợ giúp.
Từ kết quả này có thể hỏi học sinh cách tính số phần tử của tập
hợp các số lẻ từ m đến n (m< n)
Ví dụ 2: Điền các số 2, 5, 6, 7, 9 vào ô trống sao cho tổng các
hàng cột đều bằng nhau
Giáo viên gợi ý tính tổng mỗi hàng , mỗi cột
4 9 2
bằng
3 5 7
bao nhiêu và giao nhiệm vụ cho các nhóm làm
8 1 6
việc
- Các em thảo luận tính tổng mỗi hàng, mỗi cột là
(1+2+3+4+5+6+7+8+9) : 3 = 15
Từ đó biết chọn các số thích hợp điền vào ô trống
Ví dụ 3: Khi dạy tiết 19 : Luyện tập
Đây là tiết luyện tập phần tính chất chia hết của một tổng, để
nâng cao sự hiểu biết và phát huy tính sáng tạo của học sinh giáo
viên đưa ra bài tập.
“ Chứng tỏ rằng trong 3 số tự nhiên liên tiếp có một số chia hết
cho 3” với bài tập này giáo viên nên cho học sinh trao đổi theo
nhóm và nêu cách trình bày của nhóm mình.
Trong quá trình học sinh hoạt động thảo luận theo nhóm giáo viên
gợi ý: 3 số tự nhiên liên tiếp là a; a + 1; a +2 từ đó cho các nhóm
thảo luận và trình bày bài giải của nhóm mình: Gọi 3 số tự nhiên
liên tiếp là a, a+1, a+2
+ Nếu a chia hết cho 3 thì bài toán đã giải được
+ Nếu a chia cho 3 dư 1 thì a = 3k + 1 (k ε N)
⇒ a + 2 = 3k + 1+ 2 = 3k + 3 M3
+ Nếu a chia cho 3 dư 2 thì a = 3k + 2 ⇒ a + 1 = 3k + 2 + 1
= 3k + 3M3
Vậy trong 3 số tự nhiên liên tiếp bao giờ cũng có một số tự
nhiên chia hết cho 3
Từ bài tập này giáo viên nêu bài tập tương tự cho học sinh làm
việc cá nhân chẳng hạn “chứng tỏ rằng trong hai số tự nhiên liên
tiếp có một số chia hết cho 2”.
Ví dụ 4: Khi dạy bài ước chung lớn nhất sau khi hình thành
quy tắc giáo viên nêu bài tập tìm ƯCLN (24; 16; 8) nên cho học
sinh nhận xét đặc điểm 3 số đã cho, sau khi tìm cần lưu ý gì. Học
sinh thảo luận theo nhóm và tìm ra kết quả ƯCLN(24; 16; 8) = 8.
Tuy nhiên số học sinh TB và yếu sẽ không được rút ra lưu ý khi tìm
ƯCLN. Vì thế với hoạt động nhóm số học sinh khá giỏi sẽ bày tỏ
quan điểm của mình: Nếu trong các số đã cho các số lớn đều chia
hiết cho số còn lại thì ƯCLN của nó chính là số bé. Với cách làm
này học sinh không cần theo ba bước như quy tắc, tạo điều kiện cho
các em phát huy được tính sáng tạo khi làm bài.
Với việc kết hợp các phương pháp dạy học và khôn khéo trong
việc lựa chọn các phương pháp các em sẽ dần dần quen với các hoạt
động hợp tác trong học tập, các em mạnh dạn hơn, chủ động hơn,
không tự ti khi thấy mình tiếp thu bài chậm chính vì thế qua các bài
kiểm tra tôi nhận thấy chất lượng học sinh yếu tăng lên rõ rệt.
IV. Kết quả khảo sát kì I:
Lớp SL
6A
6B
Giỏi
Khá
TB
Yếu
> TB
SL % SL % SL % SL % SL %
35 21 60 10 29 2 5,5 2 5,5 33 94
36 5 13 13 33 11 28 10 26 28 74
V.
Bài học kinh nghiệm:
Qua thời gian thực hiện bản thân tôi nhận thấy rằng người giáo
viên đứng trên bục giảng không chỉ có nhiệm vụ truyền đạt hết kiến
thức cho học sinh mà giáo viên phải biết làm thế nào để các em hiểu
được kiến thức cần truyền đạt , vận dụng một cách chính xác, đây
chính là cách thức chuyển tải kiến thức đến các em. Muốn vậy khi
soạn bài giáo viên phải định hướng nội dung kiến thức trọng tâm
của bài, biết tổ chức các em thực hiện các hoạt động học tập. Tuỳ
theo từng đơn vị kiến thức đưa ra để lựa chọn phương pháp nhằm
mục đích giúp các em tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng nhất
đồng thời biết khuyến khích học sinh trình bày sự hiểu biết của
mình trong khi thảo luận nhóm. Giáo viên có thể trợ giúp cho nhóm
chưa giải quyết được yêu cầu đề ra, cũng đừng sợ mất thời gian mà
giáo viên làm thay cho học sinh.
Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã thực hiện trong quá
trình dạy học, chưa phải là giải pháp tối ưu. Mong ban lãnh đạo nhà
trường, tổ chuyên môn và các bạn đồng nghiệp tham khảo góp ý để
cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học không ngừng nâng cao
chất lượng dạy học
Ba Đồn, ngày 15 tháng 01 năm 2011
Người viết:
Đoàn Thị Bích Ngọc