HỌC VIỆN
CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
----------
BÀI TIỂU LUẬN
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
Giáo viên:.
Sinh viên:
Mã SV:
Lớp:
SĐT:
Hà Nội – 2015
I. Giới thiệu.
Trong xã hội hiện nay, với sự toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, khoa học kỹ
thuật phát triển, khối lượng kiến thức của nhân loại càng gia tăng thì yêu cầu làm
việc theo nhóm là một xu thế làm việc rất phát triển và hiệu quả trong mọi lĩnh
vực hoạt động. Bởi lẽ ngày nay không ai có thể tự mình nắm vững tất cả các
thông tin của mọi lĩnh vực, điều đó có nghĩa không phải công việc nào, vấn đề
nào hay tình huống nào…chúng ta đều có thể tự mình giải quyết hiểu quả. Vì
vậy, làm việc theo nhóm hay hoạt động cùng nhau trong nhóm giúp ta tập trung
sức mạnh của nhiều người nhằm đảm bảo tính hiệu quả của công việc, phát huy
tối đa năng lực của cá nhân, tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề một cách
nhanh chóng… Nhóm không chỉ là môi trường giúp cho cá nhân phát triển mà
còn là công cụ đổi mới và phát triển đất nước.
Vì vậy, “ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM ” là một phần không thể thiếu
trong hành trang của sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên PTIT nói riêng
khi bước chân ra xã hội. Và bài tiểu luận này sẽ làm rõ một số vấn đề liên quan
đến kỹ năng này.
-1-
II. Nội dung chính - Đề 1.
Câu 1: Anh (Chị) hãy nêu các phong cách lãnh đạo. Với mỗi phong cách
lãnh đạo sẽ phù hợp với các nhóm có đặc điểm như thế nào? Hãy giải thích.
Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo
để đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân
viên. Dưới góc nhìn của một nhân viên, phong cách đó thường được thể hiện qua
các hành động hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý từ lãnh đạo của họ.
Và hiện nay có 3 phong cách lãnh đạo chủ chốt:
+ Phong cách chuyên quyền: Trưởng nhóm đưa ra mục đích công việc, quyết
định phương thức làm việc, phân công nhiệm vụ, thông tin chủ yếu từ trên
xuống. Phong cách này cả nhóm bị động theo dẫn dắt của trưởng nhóm, các
thành viên độc lập với trưởng nhóm, đôi khi âm thầm chống lại trưởng nhóm.
Phong cách này dễ gây ra cá nhân chủ nghĩa, ganh đua, ngờ vực lẫn nhau nhưng
có ưu điểm là đôi khi nhóm nhanh triển khai công việc và đạt mục tiêu, có hiệu
quả.
=> Phù hợp với nhóm: người trưởng nhóm có đầy đủ thông tin để giải quyết
vấn đề, khi nhóm không có nhiều thời gian để hoàn thành mục tiêu đặt ra, hay
khi các thành viên trong nhóm đã có động lực tốt để làm việc.
+ Phong cách cộng tác: Người trưởng nhóm là người chỉ huy đề xuất các
phương án khác nhau để nhóm bàn bạc, lựa chọn. Trưởng nhóm phân công
nhiệm vụ khi được bàn bạc thống nhất. Hoạt động nhóm theo cách tiếp cận có sự
tham gia, có sự hợp tác của mọi thành viên. Phong cách này có nhược điểm là
-2-
mất nhiều thời gian cho thảo luận, bàn bạc. Nếu cần giải quyết gấp rút công việc
thì không phù hợp. Nhưng phong cách này có sự hài lòng của các thành viên và
đa số trường hợp mang lại tính hiệu quả của công việc.
=> Phù hợp với nhóm: người trưởng nhóm đã nắm được một phần thông tin,
còn các thành viên trong nhóm đã có phần thông tin còn lại. Các thành viên tự
biết công việc của mình và muốn là một phần của đội nhóm.
+ Phong cách tự do: Trưởng nhóm không đưa ra quyết định, để nhóm tự do tổ
chức giải quyết các công việc. Nhóm có thể tự tổ chức thành công hoặc sinh ra
những thủ lĩnh tự phát, làm giảm uy tín của trưởng nhóm. Phong cách này cũng
dễ dẫn tới thất bại vì nhóm không có khả năng tự tổ chức, người chăm, người
lười sinh xung đột giữa các thành viên.
=> Phù hợp với nhóm: người trưởng nhóm sở hữu những thành viên năng lực
tốt. Họ có khả năng phân tích tình huống và xác định những gì cần làm và làm
như thế nào. Đây là phong cách được sủ dụng khi người trưởng nhóm có niềm
tin trọn vẹn với các thành viên trong nhóm.
Câu 2: Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam nói
chung và sinh viên PTIT nói riêng.
Kĩ năng làm việc nhóm là một trong những kĩ năng mềm rất quan trọng
đối với sinh viên trong thời buổi ngày nay. Phương pháp học tập và làm việc
theo nhóm là phương pháp hiện đại, tích cực và mang nhiều ưu điểm vượt trội, là
-3-
yêu cầu cần thiết và là chìa khóa của sự thành công đối với sinh viên Việt Nam
nói chung và sinh viên PTIT nói riêng.
Phương pháp làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp học tập
đã và đang được sinh viên PTIT sử dụng trong quá trình học tập. Thực tế phương
pháp này đã đạt được một số hiệu quả nhất định đối với việc học tập của đa số
sinh viên, nhiều nhóm hoạt động rất hiệu quả. Tuy nhiên, hoạt động học tập theo
nhóm nhìn chung còn ít nhiều mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.
1. Về kỹ năng lập kế hoạch hoạt động nhóm.
Các bạn sinh viên lại chưa thành thạo kỹ năng này. Trong thực tế hầu hết các
nhóm đều không vạch kế hoạch cụ thể trước khi thực hiện một bài tập nào đó,
hoặc có lập nhưng không hợp lý, vì thế nhiều khi không chủ động được thời
gian, không phân công nhiệm vụ kịp thời nên sự đầu tư cho bài tập còn hạn chế
dẫn đến kết quả hoạt động nhóm không cao.
2. Về kỹ năng xây dựng nội quy hoạt động nhóm.
Đa số các bạn sinh viên nhận thấy sự cần thiết của kỹ năng xây dựng nội quy
nhóm. Nhưng trong thực tế phần lớn các nhóm không xây dựng nội quy hoạt
động cụ thể cho nhóm, nhóm không có các quy định rõ ràng (về thời gian, trách
nhiệm, quyền lợi ) để các thành viên thực hiện nên hiệu quả và sự nghiêm túc
trong hoạt động nhóm còn thấp (thành viên đi muộn, về sớm, không đóng góp ý
kiến, không thực hiện nhiệm vụ được giao ). Có những nhóm xây dựng nội quy
nhưng lại không thực hiện.
3. Về kỹ năng phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý.
Kỹ năng này được thực hiện thường xuyên trong hoạt động nhóm nhưng thực
tế lại chưa hiệu quả, sự phân công nhiệm vụ còn chưa phù hợp với năng lực, điều
kiện, khả năng của từng thành viên trong nhóm, bạn quá nhiều việc bạn lại
không có việc để làm nên hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chưa cao. Hầu hết các
-4-
nhóm chia nhiệm vụ theo cách trải đều cho mọi thành viên chứ chưa chú ý đến
năng lực, sở trường của thành viên. Cách phân chia này có thể sẽ đảm bảo công
bằng cho các thành viên nhưng lại không phát huy được năng lực của mỗi thành
viên nhằm nâng cao hứng thú cho các thành viên và chất lượng sản phẩm nhóm.
4. Về kỹ năng thảo luận, trao đổi.
Trên thực tế, kỹ năng này đã được các bạn sinh viên sử dụng khá thành thạo
trong hoạt động học tập nhóm. Đa số các nhóm chia đều bài tập cho các thành
viên rồi tổ chức thảo luận, trao đổi, bàn bạc với nhau để đi đến thống nhất, hoàn
thiện bài làm. Có rất nhiều nhóm thực hiện thảo luận giữa các thành viên rất sôi
nổi, có đặt ra các câu hỏi chất vấn, có sự phản biện, khả năng thuyết trình vấn đề,
cách nêu ý kiến cũng rất thuyết phục làm cho các thành viên nắm vững kiến thức
hơn. Tuy nhiên, còn rất nhiều nhóm không thực hiện thành thạo kỹ năng này,
các nhóm có khi không tiến hành thảo luận, trao đổi, sản phẩm của nhóm sẽ
được một thành viên tổng hợp lại từ phần bài của mỗi thành viên chứ không có
sự tranh luận với nhau. Hoặc có sự thảo luận nhưng lại không mấy chất lượng,
mà còn làm mất thời gian do có quá nhiều ý kiến trái chiều nhóm không thể
thống nhất được, hoặc thành viên không chịu phát biểu ý kiến, phát biểu không
đúng nội dung.
5. Về kỹ năng chia sẻ trách nhiệm.
Kỹ năng chia sẻ trách nhiệm trong học tập theo nhóm hiện nay còn chưa được
chú ý đúng mức. Thực tế rất ít nhóm có thể thực hiện kỹ năng này. Phần lớn các
nhóm học tập chưa biết chia sẻ trách nhiệm, chưa chia sẻ trách nhiệm với nhóm
trưởng, với các thành viên khác. Trách nhiệm nặng nề vẫn thuộc về người trưởng
nhóm.
6. Về kỹ năng lắng nghe một cách chủ động, tích cực.
-5-
Kỹ năng này đã được sử dụng nhưng khác nhau về mức độ và hiệu quả giữa
các nhóm. Có những nhóm luôn coi trọng lắng nghe ý kiến các thành viên,
khuyến khích thành viên bày tỏ quan điểm; nhưng cũng có không ít nhóm không
quan tâm đúng mức đến kỹ năng lắng nghe, ít tạo cơ hội cho thành viên phát
biểu ý kiến hoặc thái độ lắng nghe chưa tốt: thường ngộ nhận là biết rồi nên
không muốn nghe hoặc nghe một phần, có khi lắng nghe chỉ để phát hiện cái sai
của đối phương để phản ứng chứ không phải với tinh thần cầu thị.
7. Về kỹ năng giải quyết xung đột.
Đây là một trong những kỹ năng còn hạn chế của sinh viên Việt Nam nói
chung và sinh viên PTIT nói riêng. Thực tế khi học tập theo nhóm xảy ra rất
nhiều mâu thuẫn giữa các thành viên khi tranh luận các vấn đề nhưng hầu hết các
mâu thuẫn này chưa được giải quyết thích đáng, các thành viên rất lúng túng
không biết làm gì để hòa giải mâu thuẫn, lâu dần làm cho không khí làm việc
nhóm rất căng thẳng, làm giảm động lực xây dựng bài của các thành viên. Tất
nhiên cũng có những nhóm đã giải tỏa được các mâu thuẫn, tạo dựng bầu không
khí hòa đồng, vui vẻ trong nhóm nhưng khả năng xử lý này còn ở mức độ thấp.
8. Về kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm.
Thực tế trong hoạt động học tập và làm việc theo nhóm của sinh viên đã thực
hiện tự kiểm tra - đánh giá nhưng chủ yếu là đánh giá cho điểm mức độ tham gia
của các thành viên chứ chưa chú trọng đánh giá mặt tốt - xấu của nhóm để rút
kinh nghiệm và tìm cách khắc phục.
Trong sự đánh giá cho điểm các thành viên, hầu hết việc đánh giá của các
nhóm còn mang tính hình thức, thiếu khách quan không dựa trên sự đóng góp
của các thành viên mà với hình thức “cào bằng” người tham gia hiệu quả cũng
bằng điểm người không tham gia. Thực trạng này làm giảm động lực và sự cống
hiến của các thành viên vì họ không được đánh giá theo sự cống hiến một cách
-6-
công bằng. Hầu hết sinh viên chưa thành thạo kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá
hoạt động của nhóm.
Qua đó chúng ta thấy rằng sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên PTIT
còn hạn chế về nhiều kỹ năng làm việc nhóm, đặc biệt là kỹ năng giải quyết
xung đột, kỹ năng chia sẻ trách nhiệm, kỹ năng xây dựng nội quy hoạt động
nhóm, kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá , do đó hoạt động làm việc nhóm chưa thu
được hiệu quả cao. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng làm việc theo nhóm cần
phải rèn luyện, bồi dưỡng các kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên.
Câu 3: Trong một chu kỳ làm việc, các nhóm thường trải qua các giai đoạn
nào? Cần phải áp dụng các giải pháp nào trong mỗi giai đoạn ?
Sự hình thành nhóm thường bắt nguồn từ mục tiêu của nhóm nhưng nó có
phát triển được hay không còn phụ thuộc vào những hoạt động của các thành
viên trong nhóm. Bất kì một cá nhân nào muốn phát triển cũng phải trải qua một
quá trình tìm hiểu, học hỏi, điều chỉnh và dần hoàn thiện bản thân. Nhóm cũng
vậy. Nó cũng phải trải qua các giai đoạn nhất định mà trong đó các hành vi cá
nhân sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của nhóm.
Và có 5 giai đoạn cơ bản trong quá trình phát triển nhóm, đó là:
+ Giai đoạn hình thành: Đây là giai đoạn các thành viên trong nhóm làm quen
với nhau, tìm hiểu và thăm dò nhau. Mỗi người đều mang đến nhóm một tính
cách, kỹ năng, kiến thức khác nhau và họ cần có thời gian để bộc lộ mình và hiểu
về người khác. Tuy nhiên, do mọi thứ còn mới lạ nên mọi người vẫn còn giữ thái
-7-
độ e dè, gượng gạo, thận trọng, ít chia sẻ. Mối quan hệ giữa các thành viên nhóm
vẫn lỏng lẻo và chưa ăn nhập với nhau.
=> Giải pháp: Người trưởng nhóm nên thể hiện vai trò lãnh đạo của mình ngay
thời điểm này. Họ cần thiết lập mục tiêu chung của cả nhóm, định hình cấu trúc
nhóm thông qua các cuộc họp để cho các thành viên thấy được tầm quan trọng
của mình đối với sự sống còn của nhóm.
+ Giai đoạn bão táp (xung đột): Đây là giai đoạn khó khăn và phức tạp nhất vì
xung đột, mâu thuẫn dễ dàng bùng nổ trong hầu hết mọi vấn đề của nhóm. Các
thành viên vẫn chưa đạt được sự cởi mở, thân thiện, đồng cảm, tin tưởng; mặt
khác họ lại muốn thể hiện “cái tôi” nhằm khẳng định vai trò và tầm quan trọng
của mình. Những tính cách và quan điểm khác nhau làm nảy sinh tranh luận,
tranh cãi, thậm chí mất đoàn kết và có thể xảy ra rối loạn. Nếu nhóm không biết
cách sớm định hướng mục tiêu, đề ra các quy tắc và tạo tinh thần hợp tác thì
nhóm rất dễ tan rã.
=> Giải pháp: Nhóm cần phát triển mục tiêu chung, thống nhất giá trị và
chương trình hành động của nhóm. Người trưởng nhóm phải có biện pháp giải
quyết các xung đột trong nhóm.
+ Giai đoạn chuẩn hóa: Chính sự khác biệt, những tranh luận, bất đồng trong
giai đoạn bão táp đã giúp mọi người hiểu nhau hơn và từng bước điều chỉnh để
tìm được sự thống nhất. Trong giai đoạn chuẩn hóa, mọi người cần phải hiểu và
nắm rõ những quy định, quy chế, và nguyên tắc làm việc để từ đó có những ứng
xử và hành động phù hợp với chuẩn mực chung của nhóm. Hoạt động nhóm dần
đi vào sự ổn định, bắt đầu có sự cởi mở, chia sẻ, tin tưởng, hợp tác giữa các
thành viên. Đây là mốc khởi đầu của sự liên kết nhóm. Các thành viên tìm thấy
-8-
sự an toàn.
=> Giải pháp: Định hình nhóm bằng các cuộc tương lượng, đàm phán nghiêm
túc hơn về vai trò của từng thành viên trong nhóm, cách tổ chức nóm và quy
trình làm việc.
+ Giai đoạn thành công: Các thành viên cảm thấy tự do, thoải mái, an toàn khi
trao đổi quan điểm với nhau. Mối quan hệ giữa các thành viên trở nên gắn bó,
khăng khít. Sự liên kết ngày càng chặt chẽ. Mỗi người đều cố gắng phát huy hết
tiềm năng của bản thân, tập trung vào hiệu quả công việc, hạn chế mâu thuẫn.
Nhóm dễ dàng đạt được sự đồng thuận và nhất trí cao. Cả nhóm có thể tự hào về
kết quả mà nhóm đã đạt được cùng nhau.
=> Giải pháp: Giải quyết những tồn đọng ở các giai đọan trước còn sót lại,
người trường nhóm cần thúc đẩy cả nhóm tập trung toàn bộ sức lực hoàn thành
mục tiêu chung.
+ Giai đoạn kết thúc: Các nhiệm vụ đã hoàn tất và mục tiêu đã hoàn thành. Các
thành viên không còn ràng buộc hay phụ thuộc với nhau nữa.
=> Giải pháp: Các thành viên ngồi lại với nhau để đánh giá, rút ra bài học kinh
nghiệm cho việc tham gia vào các nhóm mới trong tương lai.
Câu 4: Trong khi làm việc nhóm, ở giai đoạn nào con người thường có tâm
lý phấn chấn, háo hức, hào hứng làm quen nhau ?
Trong khi làm việc nhóm, ở giai đoạn hình thành nhóm con người thường có
tâm lý phấn chấn, háo hức, hào hứng làm quen.
+ Vì: Khi mới làm quen với nhau, con người chưa biết nhiều về tính cách, sở
thích, năng lực của nhau, họ hy vọng vào các quan hệ mới mẻ sẽ đem lại những
-9-
điều thú vị, hấp dẫn. Họ đặt nhiều kỳ vọng vào các quan hệ mới. Điều đó mang
lại sự phấn chấn, háo hức cho con người.
III. Tài liệu tham khảo.
1. Bài giảng kỹ năng làm việc nhóm của Học viện.
2. Trang giáo dục kỹ năng: www.kynang.edu.vn
3. />4. www.Google.com
- 10 -