Trường ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
Khoa KHXH & NV
-------------
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC
Tên đề tài: Thiết kế và thử nghiệm một số bài giảng Lịch Sử nhằm phát triển thói
quen tư duy của học sinh lớp 8 trường THCS Giấy Phong Châu (Phù Ninh – Phú Thọ).
Giảng viên hướng dẫn: Phan Thị Tuyên
Sinh viên nghiên cứu: Hà Thị Hạnh
Lớp: K8 SP Sử - GDCD
Việt Trì - Tháng 12/2011
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Tính mới mẻ, giá trị thực tiễn và hướng phát triển của đề tài
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển thói quen tư duy
cho học sinh trong giảng dạy Lịch sử ở THCS
1. Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm chung về tư duy
1.2 Thói quen tư duy trong học tập môn Lịch sử
2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Một số nét khái quát về khách thể nghiên cứu
2.2 Kết quả nghiên cứu về thói quen tư duy môn Lịch sử của học sinh lớp 8
trường THCS Giấy Phong Châu.
Chương II: Một số thiết kế và thử nghiệm các bài học Lịch sử 8 theo hướng
phát triển thói quen tư duy của học sinh
1. Thiết kế bài học “phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong năm
cuối thế kỷ XIX”
2 .Thiết kế bài học “ Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp”
2
----------------------------------------------------Hà Thị Hạnh - K8ĐHSP Sử - GDCD (B)
-----------------------------------------------------
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Chương III:Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển thói quen tư duy
trong học môn Lịch sử của hoc sinh.
PHẦN KẾT LUẬN
Dự thảo kế hoạch nghiên cứu
Thành viên tham gia
Tài liệu tham khảo
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1, Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay , thời đại của công nghệ ,hội nhập và phát triển nhân loại
đều hướng đến chân trời tri thức mà hạt nhân là giáo dục. thước đo quan trọng
cho năng lực sáng tạo của mỗi người trong nền kinh tế tri thức chính là tốc độ tư
duy, khả năng biến đổi thông tin thành kiến thức , và từ kiến thức tạo ra giá trị .”
trong xu thế đó, sản phẩm đào tạo phải là những con người năng động , sáng tạo
,có khả năng học thường xuyên , học suốt đời nhẳm thích ứng với những thay đổi
nhanh chóng của khoa học, công nghệ và yêu cầu thị trường lao động .”
(nguyễn đức ca, 2008,trang 50).
Để đào tạo con người phát triển toàn diện , đáp ứng nhu cầu và những thách thức
gay gắt của hội nhập và phát triển, cần phải đổi mới và hiện đại hóa phương pháp
3
----------------------------------------------------Hà Thị Hạnh - K8ĐHSP Sử - GDCD (B)
-----------------------------------------------------
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
giảng dạy ở mọi cấp học , ngành học . “ trong mỗi môn giáo dục học dạy học là
một quá trình sứ phạm tổng thể là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và
học sinh, nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa học kĩ năng , kĩ xảo
hoạt động nhận thức và thực tiễn, dựa trên cơ sở đó phát triển năng lực tư duy
đặc biệt là tư duy sáng tạo, hình thành một thế giới quan khoa học.” (nguyễn
tuấn nghĩa, 2008,trang 42).
Những bài học không đơn giản là những bài học thuộc lòng nữa mà đòi hỏi khả
năng phân tích , lập luận , tổng hợp để có kết quả tốt hơn. Theo UNESCO về giáo
dục trong thế kỉ XXI : “ học để biết , học để làm , học để làm người và học để
sống với nhau”.
“mục tiêu của bậc học phổ thong là hình thành và phát triển được nền tảng tư
duy của con người trong thời đại mới”(lê hải yến,2008,trang 20).
Xét cho cùng thì thông qua dạy kiến thức và kĩ năng để đạt được mục tiêu hình
thành và phát triển năng lực tư duy , trí tuệ của học sinh , thong qua việc dạy và
học tư duy chúng ta sẽ tạo được nền móng trí tuệ cách suy nghĩ để giải quyết các
vấn đề trong thực tiễn.
Vậy mục tiêu quan trọng nhất của quá trình dạy và học là giúp cho học sinh phát
triển được tư duy. Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong đó lấy
người học làm trung tâm nhằm tạo hứng thú , kích thích khả năng tư duy để hình
thành nên thói quen tư duy . thói quen tư duy sẽ được hình thành qua thời gian từ
hiểu , nhớ , tái hiện tái hiện lại khi giải quyết vấn đề.
“nghiên cứu cho rằng khi học sinh được làm quen với một khái niệm mới bằng
phong cách học tập của mình , sau đó các em cũng có thể điều chỉnh theo những
cách học khác”.
Phát triển thói quen tư duy làm cho học sinh có khả năng tiếp thu bài tốt hơn .
học sinh nắm bắt được cách giải quyết vấn đề bằng phân tích , tổng hợp ,so sánh
4
----------------------------------------------------Hà Thị Hạnh - K8ĐHSP Sử - GDCD (B)
-----------------------------------------------------
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
và đưa ra kết luận cho bản thân. Bên cạnh đó tư duy mang đến tính sáng tạo, cái
nhìn tổng thể cho một tình huống và tiết kiệm thời gian. Tư duy mang tính thực
tiễn cao bởi vì tư duy rất cần thiết cho học tập và cuộc sống . trong quá trình học
sinh tích lũy kiến thức tạo thành tư duy, áp dụng logic vào thực tế , và những kiến
thức đó có ý nghĩa hơn.
Chính vì thế trong thời gian gần đây bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích giáo
viên dạy học sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm hoạt động hóa ngày
học trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, nhiệm vụ quan trọng của giáo
dục là phát triển thói quen tư duy sáng tạo cho học sinh ở mọi bộ môn, trong đó
có bộ môn Lịch sử. Trước giờ mọi người vẫn quan niệm học các môn tự nhiên
mới là thông minh còn kiểu như Sử, Địa chỉ cần về “gạo bài” cho nhuyễn nhừ là
xong. Do đặc thù vậy, nên nhiều giáo viên chưa có sự đầu tư đúng cách để học
sinh thực sự quan tâm.
Phương pháp tái hiện kiến thức thuyết trình vẫn chiếm đa số trong các bài dạy. Vì
vậy, dẫn tới tình trạng học sinh thờ ơ với bài giảng thụ động, ngại tư duy. Từ đó
vô hình chung đã làm mất đi kỹ năng tư duy sáng tạo, nghiên cứu của học sinh.
Quá trình dạy và học các môn nói chung trong nhà trường và dạy các bài Lịch sử
nói riêng đang đổi mới cơ bản về nội dung, phương pháp dạy học để khắc phục
tình trạng trên.
Vậy làm thế nào để tiếp cận được mục đích giáo dục? Làm thế nào để phát huy
năng lực tư duy sáng tạo, tư nghiên cứu của người học…Đó là những vấn đề cụ
thể cần đuợc tìm lời giải đáp cuả các nhà sư phạm
Đối với các bài học Lịch sử cũng vậy khi kết quả điểm thi đại học vừa qua của
nhiều trường cho thấy có 99% bài thi có điểm dưới trung bình thì mọi người mới
lao xao nói về môn học này.
5
----------------------------------------------------Hà Thị Hạnh - K8ĐHSP Sử - GDCD (B)
-----------------------------------------------------
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Lịch sử xưa giờ đã cực “tiếng tăm” là môn dễ gây chán ngán cho học sinh. Do
lịch học quá tải, thầy cô dạy chán, bài học thuộc lòng quá nhiều…Đây là vấn đề
hết sức cấp bách khiến cho những người làm công tác giáo dục nói chung và ở bộ
môn Lịch sử nói riêng cũng như toàn xã hội phải lo lắng vì Lịch sử là môn học
rất quan trọng đối với thế hệ trẻ. Lịch sử giúp các em biết về quá khứ, về sự hào
hùng của dân tộc và từ đây giúp các em phát huy truyền thống đó trong việc đưa
đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính trị cũng như mọi mặt
của đời sống xã hội.
Vì vậy, đặt vấn đề phát triển thói quen tư duy cho học sinh THCS qua bài học
Lịch Sử là một việc làm cần thiết, sát thực với xu thế đổi mới phương pháp, phù
hợp với chiến lược “phát huy nội lực người học”. Đó cũng là lý do khiến tôi chọn
đề tài .
“Thiết kế và thử nghiệm một số bài giảng Lịch Sử nhằm phát triển thói quen tư
duy của học sinh lớp 8 trường THCS Giấy Phong Châu (Phù Ninh- Phú Thọ)” .
Để nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu phương pháp để phát triển tư duy cho học
sinh được nghiên cứu ở trường THCS Giấy Phong Châu huyện Phù Ninh (Phú
Thọ).
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và thử nghiệm một số bài giảng Lịch Sử nhằm phát triển thói quen tư
duy của học sinh.Đề tài nhằm:
- Góp phần vào việc hỗ trợ cho giáo viên tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả để
phát triển thói quen tư duy của học sinh.
- Góp phần vào việc nâng cao hiệu quả học tập ,làm quen với khả năng tư duy
,học sinh nắm bắt và vận dụng bài học vào thực tế.
6
----------------------------------------------------Hà Thị Hạnh - K8ĐHSP Sử - GDCD (B)
-----------------------------------------------------
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
- Góp phần vào việc nâng cao hiệu quả môn Lịch Sử nói riêng và các môn học
khác nói chung từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu trên cơ sở lý luận của đề tài.
- Thiết kế một số bài giảng môn Lịch Sử 8 nhằm phát triển thói quen tư duy của
học sinh.
- Thử nghiệm các bài giảng đã thiết kế.
- Quan sát lớp học và lấy ý kiến về tác dụng phát triển thói quen tư duy học sinh
qua các bài giảng.
4. Đối tượng và khách thể
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số bài giảng môn Lịch Sử 8 nhằm phát triển thói quen tư duy của học sinh.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Giáo viên và học sinh trong dạy và học môn Lịch Sử trường THCS Giấy Phong
Châu ( Phù Ninh – Phú Thọ).
- Một số bài giảng môn Lịch Sử
- Các định hướng học tập và các lý thuyết dạy và học.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Các bài học về lịch sử có trong SGK Lịch Sử lớp 8.
- Trong phạm vi một trường học đó là: trường THCS Giấy Phong Châu huyện
Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ.
- Người thực hiện: người nghiên cứu đảm nhiệm vai trò quan sát và dạy thử
nghiệm, qua đó có thể nắm được những vấn đề cần nghiên cứu.
- Lớp dạy thử nghiệm và quan sát chọn theo ngẫu nhiên để đảm bảo tính khách
quan của vấn đề.
6. Phương pháp nghiên cứu
7
----------------------------------------------------Hà Thị Hạnh - K8ĐHSP Sử - GDCD (B)
-----------------------------------------------------
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
6.2 Phương pháp quan sát:
Quan sát giáo viên và học sinh trường THCS Giấy Phong Châu trong quá trình
dạy và học tích cực qua một số bài giảng thử nghiệm .
6.3 Phương pháp phỏng vấn điều tra:
- Xây dựng các phiếu điều tra thu thập dữ liệu từ học sinh về mức độ hiểu bài,
khả năng ứng dụng thực tế , các thói quen tư duy . phỏng vấn trực tiếp giáo viên
về các định hướng trong quá trình dạy học .
- chọn mẫu để điều tra học sinh và thực hiện việc điều tra đến học sinh và giáo
viên .
6.4 Phương pháp thực nghiệm tự nhiên:
- Thiết kế và dạy thử nghiệm một số bài giảng .
6.5 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Phân tích và tổng hợp tài liệu về các định hướng trong quá trình dạy học .
7. Tính mới mẻ, giá trị thực tiễn và hướng phát triển của đề tài
7.1 Tính mới mẻ của đề tài
Đề tài có ba điểm mới :
- Tìm hiểu về lĩnh vực phát triển thói quen tư duy cho học sinh thong qua thiết kế
và thử nghiệm bài giảng nhất là cho môn lịch sử 8
- Thử nghiệm việc phát triển thói quen tư duy qua môn lịch sử 8
- Nội dung đề tài được xây dựng trên cơ sở định hướng của quá trình dạy học
hiện nay chưa được thử nghiệm ở môn học này .
7.2 Về giá trị thực tiễn
Sau khi đề tài hoàn tất sản phẩm của đề tài là cách thiết kế và các bài giảng nhằm
phát triển thói quen tư duy của học sinh
7.3 Hướng phát triển của đề tài
8
----------------------------------------------------Hà Thị Hạnh - K8ĐHSP Sử - GDCD (B)
-----------------------------------------------------
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Đề tài cần được tiếp tục phát triển hướng đến thiết kế các bài giảng của các môn
học khác nhằm phát triển thói quen tư duy của học sinh
B.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển thói quen tư duy
của HS trong giảng dạy Lịch Sử ở THCS.
1. Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm chung về tư duy
1.1.1 Khái niệm
-L.N.Tônxtôi đã viết: “ kiến thức chỉ thực sự là kiến thức khi nào nó là thành
quả cố gắng của tư duy chứ không phải là chí nhớ ”. Như vậy HS chỉ thực sự
lĩnh hội được chi thức chỉ khi họ thực sự tư duy .
- Hay : tư duy là hoạt động trí tuệ nhầm tu thập và xử lí thông tin về thế giới
quanh ta và thế giới trong ta .chúng ta tư duy để hiểu , làm chủ tự nhiên , xã hội
và chính mình
Tóm lại tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất ,những
mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật , hiện tượng trong
hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết .
1.1.2Đặc điểm của tư duy
- Quá trình tư duy nhất thiết phải sử dụng ngôn ngữ là phương tiện . giữa tư duy
và
ngôn ngữ có mối quan hệ không thể chia cắt, tư duy là ngôn ngữ phát triển
trong sự thống nhất với nhau . tư duy dựa vào ngôn ngữ nói chung và khái niệm
nói riêng. Vì vậy tư duy là sự phản ánh nhờ vào ngôn ngữ . các khái niệm là
những yếu tố của tư duy ,sự kết hợp các khái niệm theo những phương thức khác
nhau cho phép con người đi từ ý nghĩ này đến ý nghĩ khác .
9
----------------------------------------------------Hà Thị Hạnh - K8ĐHSP Sử - GDCD (B)
-----------------------------------------------------
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
-Tư duy phản ánh khái quát
-Tư duy phản ánh gián tiếp
-Tính có vấn đề của tư duy
-Tính trừu tượng và khái niệm của tư duy
-Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính .
1.1.3 Tầm quan trọng của việc phát triển thói quen tư duy của học sinh
Lí luận dạy học hiện đại đặc biệt chú trọng đến phát triển thói quen tư duy của
học sinh thong qua việc điều kiện tối ưu quá trình dạy học , còn thao tác tư duy
cơ bản là công cụ nhận thức ,đáng tiếc rằng đến nay vẫn chưa được thực hiện
rộng rãi và có hiệu quả. Vẫn biets sự tích lũy kiến thức trong quá trình dạy học
đóng vai trò không nhỏ , song không phải quyết định hoàn toàn . con người có
thể quên đi nhiề sự vật cụ thể mà dựa vào đó những nét tính cách của anh ta dược
hoàn thiện .nhưng nếu những nết tính cách này đạt đến mức cao thì con người có
thể giải quyết được mọi vấn đề phức tạp nhất . điều đó có nghĩa là anh ta đã đạt
đến một trình độ giáo dục tư duy cao . “ giáo dục – đó là cái được giữ lại mà khi
tất cả những điều học thuộc đã quên đi ” nhà vật lí nổi tiếng N.I.Sue đã nói như
vậy . câu này khẳng định vai trò quan trọng của việc phát triển thói quen tư duy
cũng như mối quan hệ mật thiết của nó với giảng dạy .
1.2 Thói quen tư duy trong học tập môn Lịch sử
1.2.1 Khái niệm Lịch sử
Lịch sử là một ngành của khoa học xã hội, là hình thức quan trọng của việc con
người nhận thức sự phát triển xã hội.
1.2.2 Ý nghĩa của môn Lịch sử trong nhà trường Trung Học Cơ Sở
Môn lịch sử có vai trò rất quan trọng trong nhà trường Trung học cơ sở.
Môn học trang bị cho học sinh hệ thống tri thức về lịch sử dân tộc và lịch sử
thế giới. Vì vậy , học môn lịch sử ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí tuệ
10
----------------------------------------------------Hà Thị Hạnh - K8ĐHSP Sử - GDCD (B)
-----------------------------------------------------
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
của học sinh trong quá trình học môn lịch sử. Họ sinh không những ghi nhớ
được các sự kiện mà còn ghi nhớ tất cả nội dung của môn học lịch sử. Học
môn lịch sử đòi hỏi học sinh phải biết thâu tóm, liên kết các chuỗi sự kiện , nội
dung bài học. Do vậy, môn lịch sử ảnh hưởng cả trí nhớ máy móc lẫn ghi nhớ
ý nghĩa của học sinh.
Trong quá trình học môn lịch sử yêu cầu học sinh biết so sánh, khái quát
các sự kiện lịch sử so sánh lịch sử dân tộc nước mình với lịch sử dân tộc nước
khác , hoặc từ những sự kiện riêng lẻ đưa ra suy nghĩ, kết luận riêng. Như vậy
môn lịch sử ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động tư duy.
Tóm lại, môn lịch sử không chỉ trang bị cho học sinh những tri thức về
mặt lịch sử dân tộc và thế giới mà còn ảnh hưởng tích cực đến nhiều mặt nhân
cách học sinh, hình thành thế giới quan, niềm tin cho học sinh.
2.Cơ sở thực tiễn
2.1 Một số nét khái quát về khách thể nghiên cứu
Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đạt 100%, trong đó xếp loại khá, giỏi từ 85 đến
93%. Hàng năm, học sinh đỗ vào lớp 10 THPT (hệ công lập) trên 90%; Tỷ lệ
học sinh đỗ vào các trường THPT chuyên Hùng Vương và các trường chuyên
của Bộ rất cao, thường từ 32 đến 36%.Học sinh giỏi hàng năm đạt từ 25% đến
30%. Học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt thường đạt từ 90% đến 98%. Không
có học sinh vi phạm pháp luật, vi phạm các tệ nạn xã hội.
Thành tích thi học sinh giỏi các cấp:
* Cấp quốc gia: Nhà trường đã có 18 học sinh đạt giải quốc gia. Trong đó có
nhiều giải nhất, giải nhì. Đặc biệt, có 2 học sinh (sau khi học THPT) đã tham
dự thi quốc tế là em Nguyễn Thái Hà và em Nguyễn Trường Thọ.
* Cấp tỉnh và cấp huyện: Trong 18 năm qua, nhà trường đã có 909 học sinh đạt
11
----------------------------------------------------Hà Thị Hạnh - K8ĐHSP Sử - GDCD (B)
-----------------------------------------------------
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
giải cấp tỉnh, 9 966 em đạt giải cấp huyện ở tất cả các môn thi, trong đó có
nhiều giải nhất, giải nhì.
Một số em có hoàn cảnh khó khăn, lười làm bài tập , thiếu đồ dùng học tập.Hay
có những em có ý thức học tập chưa tốt ,hoặc chưa có phương pháp học tập
hiệu quả.
Trong 18 năm qua, trường THCS Giấy Phong Châu đã có nhiều đóng góp xuất
sắc cho phong trào giáo dục trên quê hương Đất Tổ; luôn là điểm sáng của
phong trào giáo dục huyện Phù Ninh và của Tỉnh Phú Thọ; thu hút nhiều học
sinh không những trên địa bàn huyện Phù Ninh mà cả ở những xã, huyện lân
cận. Mục tiêu trong năm học mới của nhà trường là chất lượng giáo dục hai
mặt , trọng tâm là chất lượng học sinh giỏi, đáp lại niềm tin của Phụ huynh học
sinh đối với nhà trường trong nhiều năm nay.
2.2 Kết quả nghiên cứu thói quen tư duy trong học tập môn Lịch sử của học
sinh lớp 8 trường Trung học cơ sở Giấy Phong Châu.
- Thói quen tư duy trong học tập môn Lịch sử biểu hiện qua nhận thức lớp 8
trường Trung học cơ sở Giấy Phong Châu.
2.2.1Nhận thức của học sinh về việc học tập môn Lịch sử đối với bản thân.
Nhận thức chung của học sinh về mục đích của môn Lịch sử đối với bản thân.
Nhận thức là một yếu tố quan trọng trong cấu trúc thái độ. Chính nhận thức
quy định đến thái độ tích cực hay tiêu cực của chủ thể về đối tượng mà nó
tham gia đánh giá. Để mở đầu tìm hiểu nhận thức của học sinh về mục đích
học tập môn Lịch sử ,chúng tôi đặt ra câu hỏi. Kết quả như sau:
Bảng :Nhận thức chung của học sinh về mục đích học tập môn Lịch sử
Mục đích học tập môn Lịch sử
Số lượng
Tỉ lệ(%)
STT
1
Mở rộng hiểu biết về Lịch sử dân
tộc và thế giới
15 13,6
12
----------------------------------------------------Hà Thị Hạnh - K8ĐHSP Sử - GDCD (B)
-----------------------------------------------------
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
2
Đạt được kết quả cao trong học tập
19 18,1
3
Phục vụ cho kiểm tra và các kì thi
46 46,5
4
Ý kiến khác
5 21,8
Qua bảng số liệu trên ta thấy, học sinh đã có nhận thức về mục đích học tập
môn Lịch sử nhưng thể hiện ở các mặt khác nhau: 13,6% cho rằng học để mở
rộng vốn hiểu biết về Lịch sử dân tộc và thế giới. Do vậy,số học sinh này đã có
nhận thức đúng đắn về mục đích học tập môn Lịch sử trong nhà trường giúp
các em hiểu được tiến trình lịch sử của nhân loại ,đất nước. Đây là vấn đề mà
giáo viên cần định hướng lại cho học sinh để có cách nhìn nhận đúng đắn về
mục đích học tập các nôn trong giáo dục.
2.2.2 Nhận thức chung về tầm quan trọng của môn Lịch sử trong nhà trường
Đánh giá nhận thức của học sinh về mức độ quan trọng của môn Lịch sử, kết
quả thu được là:
STT
1
2
3
4
Mức độ quan trọng
Rất quan trọng
Quan trọng
Ít quan trọng
Không quan trọng
Số lượng
15
23
24
20
Tỉ lệ(%)
17,0
26,1
27,2
29,7
Số liệu trên cho thấy , chỉ có 17,0%(đứng ở vị trí thứ 4) học sinh cho rằng
môn lịch sử rất quan trọng, 26,1%(đứng ở vị trí thứ 2) học sinh cho rằng đây
là môn học quan trọng và 27,2%(đứng ở vị trí thứ 3) học sinh cho rằng ít
quan trọng và chiếm tỉ lệ cao nhất là 29,7%(chiếm vị trí thứ 1)số học sinh
cho đây là môn hoc không quan trọng.
13
----------------------------------------------------Hà Thị Hạnh - K8ĐHSP Sử - GDCD (B)
-----------------------------------------------------
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Chương II: Một số thiết kế và thử nghiệm các bài học Lịch sử 8 theo hướng
phát triển thói quen tư duy của học sinh.
1.Khái quát về thiết kế và thử nghiệm.
2.Thiết kế bài giảng :
Bài 37 PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP
CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG
NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Nhận thức được hoàn cảnh phong trào đấu tranh vũ tranh chống
Pháp cuối thế kỉ XIX, trong đó có cuộc khởi nghĩa Cần Vương và
khởi nghĩa tự vệ ( tự phát).
- Giải thích được khái niệm: Cần Vương, văn thân sĩ phu.
- Nội dung, diễn biến cơ bản của một số khởi nghĩa tiêu biểu: Ba
Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế.
2. Tư tưởng
- Giáo dục cho HS lòng yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc,
bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa
cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi.
3. Kỹ năng
- Củng cố kĩ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử. kĩ năng
sử dụng kiến thức bổ trợ để nắm được bài.
II.THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
- Lược đồ phong trào Cân Vương.
- Lược đồ các căn cứ khởi nghĩa Bãi Sậy...
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản của Hiệp ước 1883 - 1884.
14
----------------------------------------------------Hà Thị Hạnh - K8ĐHSP Sử - GDCD (B)
-----------------------------------------------------
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Câu 2: Tại sao cuối cùng Việt Nam bị rơi vào tay Pháp?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Năm 1884, sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp đã đặt ách thống
trị trên toàn cõi Việt Nam. Tuy vậy trên thực tế chúng mới chỉ khuất
phục được bộ phận phong kiến đầu hàng, còn đông đảo quần chúng
nhân dân vẫn nuôi chí chờ thời, sẵn sàng đứng lên chống xâm lược.
Để hiểu được phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối
thế kỉ XIX diễn ra như thế nào chúng ta cùng học bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Cả lớp / cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Em hãy nhắc lại kết quả của cuộc kháng chiến
chống Pháp của nhân dân ta 1858 - 1884
- HS nhớ lại kiến thức cũ để trả lời.
- GV cung cấp kiến thức mới: Mặc dù Pháp đã khuất phục được triều
đình Huế (bộ phận chủ hòa) song chúng không thể khuất phục được
nhân dân ta và một bộ phận chủ chiến trong triều đình, phong trào
đấu tranh chống Pháp tiếp tục phát triển.
- HS theo dõi SGK phong trào kháng cự của nhân dân ta từ Bắc đến
Nam phản đối các Hiệp ước 1883 và 1884. Thái độ kiên quyết của
nhân dân cả nước đã cổ vũ phe chủ chiến trong triều đình, dựa vào
phong trào kháng chiến của nhân dân, phe chủ chiến mạnh tay hành
động chuẩn bị cho một cuộc chống Pháp giành lại chủ quyền.
- GV cung cấp thêm một số tư liệu về Tôn Thất Thuyết (thân thế, đạo
đức, tinh thần chống Pháp, đánh giá của thực dân Pháp về ông...)
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK phần chữ nhỏ những hành động của
phe chủ chiến, và đặt câu hỏi: Những hành động phế bỏ những ông
vua chủ hòa với Pháp của Tôn Thất Thuyết nhằm mục đích gì?
- HS theo dõi SGK trả lời.
+ Phế bỏ những ông vua có biểu hiện thân Pháp, trừ khử những
người không cùng chính kiến, đưa người trẻ tuổi yêu nước Hàm
15
----------------------------------------------------Hà Thị Hạnh - K8ĐHSP Sử - GDCD (B)
-----------------------------------------------------
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Nghi lên ngôi.
+ Liên kết với các sĩ phu, văn thân xây dựng căn cứ Sơn Phòng, tích
trữ lương thực, rèn vũ khí, chuẩn bị chiến đấu.
Hành động đó nhằm mục đích chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống
Pháp giành lại chủ quyền.→
- GV kết luận: Hành động của phe chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một
cuộc nổi dậy chống Pháp giành chủ quyền. Vì vậy, thực dân Pháp âm
mưu tiêu diệt phe chủ chiến trong triều do Tôn Thất Thuyết đứng
đầu để dễ dàng điều khiển bọn tay dai phong kiến thiết lập nền bảo
hộ ở nước ta. Quan hệ giữa tòa Khâm sứ Pháp ở Trung Kỳ và triều
đình trở nên căng thẳng nhất là từ sau sự kiện Hàm Nghi lên ngôi.
Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đưa lên
ngôi không báo cáo với tòa Khâm sứ Pháp ở Trung Kỳ, vì đây là
chuyện nội bộ của nước Nam, viện cớ này thực dân Pháp muốn thực
hiện âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến. Tháng 5/1885, Toàn quyền
Trung, Bắc Kỳ đưa quân vào Huế và mời các quan viên cơ mật của
triều đình sang tòa Khâm sứ để âm mưu bắt Tôn Thất Thuyết tại tòa
Khâm. Đoán biết được âm mưu của Pháp, Tôn Thất Thuyết đã cáo
ốm không sang, song thực dân Pháp cố tình bắt ép Tôn Thất Thuyết,
yêu cầu cho người khiêng sang. Pháp tăng thêm lực lượng quân sự,
tìm mọi cách loại phái chủ chiến.
Pháp tỏ rõ thái độ muốn tiêu diệt Tôn Thất Thuyết và phe chủ chiến.
Trước tình hình ấy, phe chủ chiến buộc phải ra tay hành động trước,
tấn công trước.→
Hoạt động 1: Cả lớp / cá nhân
- GV dùng lược đồ kinh thành Huế (1885) để trình bày về cuộc phản
công kinh thành Huế của phái chủ chiến? Diễn biến, kết quả (theo
SGK).
- HS quan sát lược đồ, nắm bắt kiến thức.
- GV giúp HS tìm ra nguyên nhân thất bại của cuộc phản công ở kinh
đô Huế (SGK) liên hệ với chủ trương kháng chiến toàn dân, toàn diện
và vấn đề thời cơ khởi nghĩa).
- GV cung cấp thêm tư liệu về Hàm Nghi (hoàn cảnh lên ngôi, tinh
16
----------------------------------------------------Hà Thị Hạnh - K8ĐHSP Sử - GDCD (B)
-----------------------------------------------------
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
thần yêu nước ...).
- GV có thể trình chiếu trên Powerpoint đoạn trích chiếu Cần vương
hoặc cho HS đọc phần chữ nhỏ trong SGK để HS tìm hiểu khái niệm
Cần vương.
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Em hiểu thế nào là Cần vương? Xuống chiếu Cần
vương nhằm mục đích gì?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV nhận xét, kết luận: Cần vương có nghĩa là giúp vua. Chiếu Cần
vương nội dung chủ yếu kêu gọi "bách quan, khanh sĩ" - văn thân sĩ
phu và nhân dân ra sức Cần vương vì mục tiêu: đánh Pháp khôi
phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền, tôi
giỏi. Vì vậy có thể hiểu ngắn gọn: Chiếu Cần vương kêu gọi văn thân,
sĩ phu, nhân dân phò vua, giúp vua cứu nước, khẩu hiệu "Cần
vương" đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước cháy âm ỉ bấy
lâu, một phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi,
liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối XIX mới chấm dứt. Vốn trước đây
triều Nguyễn chưa một lần hiệu triệu nhân dân đứng lên cứu nước,
vì vậy ngọn cờ Cần vương giờ đang nhanh chóng quy tụ được lực
lượng.
Hoạt động 1: Nhóm
- GV chia lớp thành 2 nhóm và giao việc
+ Nhóm 1 (1 dãy hoặc 2 dãy bàn) đọc SGK diễn biến giai đoạn 1
phong trào Cần vương để thấy được:
- Lãnh đạo; lực lượng tham gia ; địa bàn; diễn biến; kết quả.
+ Nhóm 2L Còn lại - đọc SGK giai đoạn 2 của phong trào để thấy
được:
- Lãnh đạo, địa bàn; diễn biến; kết quả; tính chất của phong trào Cần
vương.
- GV yêu cầu HS mỗi một bàn hợp thành một nhóm đọc SGK, thảo
luận, tự trình bày vào vở. GV yêu cầu HS theo dõi lược đồ, coi đó là
nguồn kiến thức.
- HS làm theo hướng dẫn của GV.
17
----------------------------------------------------Hà Thị Hạnh - K8ĐHSP Sử - GDCD (B)
-----------------------------------------------------
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
- GV gọi đại diện một nhóm: giai đoạn 1 lên trình bày kết quả làm
việc của nhóm:
- HS trả lời về giai đoạn 1885 - 1888 (từ khi phát động đến khi Hàm
Nghi bị bắt).
+ Lãnh đạo trực tiếp là Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết và các sĩ phu,
văn thân yêu nước.
+ Lực lượng tham gia: Chủ yếu là nhân dân, có các đồng bào dân tộc
thiểu số.
+ Địa bàn: Rộng lớn từ Bắc vào Nam, song sôi nổi nhất là từ Huế trở
ra Bắc (nhìn vào lược đồ không thấy đấu tranh của nhân dân Nam
Kỳ, vì Nam Kỳ đã bị Pháp thôn tính từ trước).
- Diễn biến chính: Các cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ khắp nơi
gây cho địch nhiều thiệt hại, tiêu biểu có khởi công Ba Đình, Bãi Sậy,
Hương Khê gắn liền với tên tuổi của các thủ lĩnh: Phan Đình Phùng,
Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang
Bích ... Sau đó, thực dân Pháp phối hợp với tay sai mở ra các cuộc
đàn áp, các cuộc khởi nghĩa lần lượt thất bại, nhiều lãnh tụ bị bắt
hoặc hi sinh, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện.
+ Kết quả: Phong trào Cần vương khiến thực dân Pháp phải đối phó
vất vả. Sợ không thực hiện được yêu cầu ổn định tình hình Việt Nam
của Chính phủ và Quốc hội Pháp, thực dân Pháp quyết tâm bắt được
Hàm Nghi hòng dập tắt phong trào Cần vương. Dùng binh lực
không được, chúng đã dùng kế phản gián, mua chuộc tên Trương
Quang Ngọc người hầu cận của vua Hàm Nghi. Đêm 30/10/1888,
Trương Quang Ngọc đã dẫn thủ hạ đến bắt vua giữa lúc mọi người
đang ngủ say, Hàm Nghi rơi vào tay giặc.
- GV cung cấp thêm tư liệu về Hàm Nghi: Sau khi bị bắt và bị đày đi
An-giê-ri.
- GV tiếp tục gọi đại diện HS nhóm hai trình bày kết quả làm việc của
nhóm mình.
- HS trả lời:
+ Lãnh đạo: Không có sự chỉ đạo của triều đình, chỉ có các sĩ phu, văn
thân, vua bị bắt.
18
----------------------------------------------------Hà Thị Hạnh - K8ĐHSP Sử - GDCD (B)
-----------------------------------------------------
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
+ Địa bàn: Thu hẹp dần, quy tụ thành những trung tâm lớn, hoạt
động đi vào chiều sâu.
+ Kết quả: Khi tiếng súng khởi nghĩa Hương Khê đã im trên núi Vụ
Quang, cuối năm 1895 đầu năm 1896 thì phong trào Cần vương coi
như chấm dứt.
- GV nêu câu hỏi: Tại sao sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào
vẫn tiếp tục nổ ra? Điều đó nói lên điều gì? GV gợi ý: phong trào Cần
vương là phong trào hưởng ứng khẩu hiệu phò vua giúp nước (cứu
nước), vậy tại sao khi vua bị bắt mà phong trào vẫn diễn ra?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét, kết luận: Sau khi vua bị bắt, tính chất Cần vương , phò
vua không còn, nhưng mục đích cứu nước còn và luôn là mục tiêu
hướng tới của nhân dân ta, vì vậy mà phong trào vẫn tiếp tục diễn ra
kể cả sau khi vua bị bắt. Chứng tỏ Cần vương chỉ là danh nghĩa khẩu
hiệu, còn tính chất yêu nước chống Pháp chủ yếu, vì vậy phong trào
Cần vương mang tính dân tộc sâu sắc.
Hoạt động 1: Nhóm
- GV: Do tiết này khối lượng kiến thức lớn vì vậy GV tổ chức cho HS
tự học theo nhóm là chính.
- GV lập một mẫu bảng thống kê lên bảng, hoặc trình chiếu lên
PowerPoint.
- GV chia lớp làm 4 nhóm: Sau đó giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Thống kê về cuộc khởi nghĩa Ba Đình theo mẫu và trả lời
câu hỏi: Căn cứ Ba Đình có điểm mạnh, điểm yếu gì?
+ Nhóm 2: Thống kê về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và trả lời câu hỏi:
Cách tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy có gì khác biệt với
nghĩa quân Ba Đình?
+ Nhóm 3: Thống kê về khởi nghĩa Hương Khê và trả lời câu hỏi? Tại
sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của
phong trào Cần vương?
+ Nhóm 4: Thống kê về cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
19
----------------------------------------------------Hà Thị Hạnh - K8ĐHSP Sử - GDCD (B)
-----------------------------------------------------
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
- HS cứ 2 bàn làm hợp thành một nhóm nhỏ và cử đại diện làm thư
ký ghi chép tổng hợp kết quả làm việc của nhóm vào giấy (hoặc vào
vở).
- GV động viên, khuyến khích và hướng dẫn các nhóm tự làm việc
trả lời các câu hỏi được giao, sau đó gọi đại diện các nhóm trả lời.
- HS các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình.
Các nhóm khác theo dõi nhận xét.
- GV: Sau khi HS nhóm một trình bày xong cuộc khởi nghĩa Ba Đình,
GV treo lên bảng một bảng thống kê do GV làm sẵn (hoặc trình chiếu
PowerPoint) về cuộc khởi nghĩa Ba Đình để làm thông tin phản hồi
giúp HS chỉnh sửa phần các em tự làm.
- GV dùng lược đồ căn cứ Ba Đình vừa bổ sung kiến thức cho HS.
+ Lí giải tại sao khởi nghĩa mang tên Ba Đình: vì căn cứ chính của
khởi nghĩa được xây dựng ở ba làng, mỗi làng có một ngôi đình,
đứng ở đình làng này trông thấy đình làng kia.
- Căn cứ Ba Đình là một căn cứ được xây dựng kiên cố, độc đáo khó
tiếp cận,vị trí thuận lợi cho việc kiểm soát các tuyến giao thông.
+ Điểm yếu của căn cứ là thủ hiểm ở một chỗ sẽ rất dễ bị cô lập, bị
bao vây không thể dùng chiến thuật,chỉ có thể áp dụng lối đánh
chiến tuyến, tập kích, phục kích mà thôi, không cơ động linh hoạt.
+ Thất bại của cuộc khởi nghĩa để lại bài học kinh nghiệm: cần biết lợi
dụng địa hình, địa vật tránh thủ hiểm một nơi.
- HS nhóm 2 trình bày kết quả thống kê về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.
- GV: tương tự như lần trước, GV đưa ra bảng thống kê do GV tự làm
về khởi nghĩa Bãi Sậy.
- GV vừa dùng lược đồ khởi nghĩa Bãi Sậy vừa bổ sung kiến thức về
tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy khác với Ba Đình ở chỗ:
khởi nghĩa Ba Đình tổ chức nghĩa quân tập trung lực lượng lên tới
300 nghĩa quân, địa bàn thủ hiểm ở một nơi, cách đánh chủ yếu là
đánh chiến tuyến. Còn nghĩa quân Bãi Sậy phiên chế thành nhóm
nhỏ, cơ động, linh hoạt, hoạt động trên một địa bàn rộng, bên cạnh
hoạt động du kích còn có hoạt động binh vận, chống càn, đánh phá
20
----------------------------------------------------Hà Thị Hạnh - K8ĐHSP Sử - GDCD (B)
-----------------------------------------------------
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
các tuyến đường giao thông, đánh đồn.
- HS nhóm 3 trình bày kết quả thống kê về cuộc khởi nghĩa Hương
Khê.
- GV tiếp tục đưa ra bảng thống kê do GV chuẩn bị sẵn về khởi nghĩa
Hương Khê.
- GV vừa dùng lược đồ khởi nghĩa Hương Khê vửa bổ sung kiến thức
cho HS.
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong
phong trào Cần vương vì:
+ Kéo dài hơn 10 năm, dài nhất trong cuộc khởi nghĩa Cần vương.
+ Địa bàn rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Bộ.
+ Căn cứ rộng lớn khắp vùng núi 4 tỉnh căn cứ chính Hương Khê, còn
có nhiều căn cứ khác.
+ Chuẩn bị tương đối chu đáo: Có thể chế tạo súng trường, tích trữ
lương thảo, đào đắp công sự liên hoàn.
+ Đánh nhiều trận nổi tiếng.
- GV có thể mở rộng giới thiệu thêm về Cao Thắng.
- HS nhóm 4 trình bày kết quả làm việc của nhóm về khởi nghĩa
Hùng Lĩnh.
III. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế và phong trào đấu tranh của đồng
bào miền núi
1. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)
Hoạt động 1: Cả lớp
- GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê do GV chuẩn bị về khởi nghĩa
nông dân Yên Thế.
- Gv sử dụng lược đồ khởi nghĩa nông dân Yên Thế và bổ sung.
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Điểm khác nhau giữa phong trào Cần vương và
khởi nghĩa nông dân Yên Thế?
- Sau khi HS trả lời, GV kết luận:
+ Điểm khác nhau căn bản giữa phong trào nông dân Yên Thế và
phong trào Cần vương là: Phong trào Cần vương gồm những cuộc
khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần vương với mục đích giúp vua cứu
21
----------------------------------------------------Hà Thị Hạnh - K8ĐHSP Sử - GDCD (B)
-----------------------------------------------------
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
nước, hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình. Còn phong trào nông
dân Yên Thế nhằm mục đích chống chính sách cướp bóc và bình định
quân sự của thực dân Pháp, các xóm làng của nông dân từ các nơi tụ
về nương nhờ lẫn nhau để sinh sống và chống lại các thế lực đe doạ
từ bên ngoài, họ tự mình đứng lên bảo vệ cuộc sống của mình, đó là
phong trào mang tính tự phát (tính chất tự vệ) của nông dân. Vì vậy,
không thể xếp phong trào nông dân Yên Thế vào phong trào Cần
vương.
- Tiếp theo, GV tổ chức cho HS tìm hiểu về giai đoạn 1909 - 1913 của
phong trào nông dân Yên Thế.
(GV giới thiệu về Hoàng Hoa Thám và căn cứ Phồn Xương)
- Tháng 1/1909, thực dân Pháp tấn công trở lại Yên Thế, nghĩa quân
kịp thời đối phó.
- Tháng 11/1909, thực dân Pháp dồn lực lượng bao vây Đề Thám , vợ
Ba Đề Thám (bà Ba Cẩn) bị bắt cùng nhiều nghĩa quân khác. Đề
Thám còn lại một mình với hai nghĩa quân sống ẩn náu trong rừng.
Ngày 10/2/1913, Đề Thám bị tay sai của Pháp sát hại. Khởi nghĩa
nông dân Yên Thế chấm dứt.
4. Sơ kết bài học
- Củng cố:
+ Các phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
+ Ý nghĩa của các phong trào đó: Phản ánh tính chất yêu nước chống
Pháp nổi bật và có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt
Nam.
-Dặn dò: Học bài cũ, đọc trước bài mới.
22
----------------------------------------------------Hà Thị Hạnh - K8ĐHSP Sử - GDCD (B)
-----------------------------------------------------
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Dự thảo kế hoạch nghiên cứu
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Tên công việc
Thời gian
Người
Kết quả
Xây dựng đề cương
tiến hành
25/8/2011
cần đạt
Đề cương chi tiết
Thu thập tài liệu
-2/9/2011.
5/9/2011 -
thực hiện
Người nghiên
cứu
Người nghiên
cứu
Cơ sở lí thuyết
20/9/2011.
5/9/2011 –
của vấn đề nghiên cứu
Thu thập tài liệu
Người nghiên
Cơ sở thực tiễn
cứu
thực tiễn
20/9/2011.
của đề tài
Thực nghiệm
Người nghiên
Quan sát giáo viên
cứu
và học sinh
Báo cáo lần 1
Người nghiên Báo cáo kết quả thực
cứu
nghiệm
Công trình nghiên cứu
Người nghiên
Công trình nghiên
cứu
khoa học
cứu viết nháp
Báo cáo lần 2
Người nghiênBáo cáo đề cương viết nháp
cứu
Sửa chữa công trình 02/10/2011 Người nghiên
cứu
nghiên cứu
Lấy ý kiến chuyên gia
Người nghiên Bổ sung cho đề cương
cứu
23
----------------------------------------------------Hà Thị Hạnh - K8ĐHSP Sử - GDCD (B)
-----------------------------------------------------
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
10
Báo cáo lần 3
11
Viết sạch,in ấn
12
Báo cáo nghiệm thu
công trình
nghiên cứu
30/11/2011
Người nghiên
Báo cáo đề tài
cứu
Người nghiên Hoàn chỉnh đề tài
cứu
Người nghiên Báo cáo hoàn chỉnh
cứu
đề tài
Các thành viên tham gia nghiên cứu
STT
1
2
3
4
5
6
Họ và Tên
Phan Thị Tuyên
Hà Thị Hạnh
Học hàm
Nhiệm vụ
Chức vụ
Giảng viên ĐH
SVĐH
GV
GV
HS
HS
Hướng dẫn
Thực hiện đề tài
Cộng tác viên
Cộng tác viên
Cộng tác viên
Cộng tác viên
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Quang Uẩn và tgk (1996) tâm lí học đại cương ,NXB Giáo dục.
2. SGK lịch sử 8, NXB Giáo dục
24
----------------------------------------------------Hà Thị Hạnh - K8ĐHSP Sử - GDCD (B)
-----------------------------------------------------
Ghi chú