Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

phân tích hiệu quả sản xuất của việc sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện châu thành tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 92 trang )

Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
CỦA VIỆC SẢN XUẤT LÚA THEO
MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Ở
HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. LÊ NGUYỄN ĐOAN KHÔI

PHAN HẢI ĐỈNH
MSSV: 4094747
Lớp: Kinh tế nông nghiệp 04 – K35

Cần Thơ, tháng 12 – 2012

GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi

i

SVTH: Phan Hải Đỉnh



Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt thời gian học tại Trường Đại học Cần Thơ, em đã được quý
Thầy Cô của trường nói chung và quý Thầy Cô của Khoa Kinh tế & Quản Trị
Kinh Doanh nói riêng truyền đạt nhiều kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn
vô cùng quý giá cả về lý thuyết và thực tiễn. Những kiến thức hữu ích đó sẽ là
hành trang giúp em trưởng thành và tự tin bước vào cuộc sống.
Với tất cả lòng tôn kính, em xin gửi đến quý Thầy Cô Trường Đại học
Cần Thơ và quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh lòng biết ơn sâu
sắc. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Nguyễn Đoan Khôi đã tạo điều
kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ, cũng như bổ sung cho em những kiến thức còn
thiếu sót trong suốt quá trình nghiên cứu để em có thể hoàn thành đề tài tốt
nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Ngọc Vàng, chị Nguyễn
Ngọc Lan và các bạn Trần Tấn Vương, Nguyễn Tú Trân, Trần Hồng Phước, đã
nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thu số liệu sơ cấp.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô, các Anh Chị và các bạn được
nhiều sức khỏe và công tác tốt.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Phan Hải Đỉnh

GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi

iii


SVTH: Phan Hải Đỉnh


Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan rằng đề tài này do chính bản thân thực hiện, số liệu thu
thập và kết quả phân tích là hoàn toàn trung thực, đề tài không trùng với bất cứ
đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Sinh viên thực hiện

Phan Hải Đỉnh

GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi

iii
ii

SVTH: Phan Hải Đỉnh


Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
− Giáo viên hướng dẫn: Lê Nguyễn Đoan Khôi
− Học vị: Tiến sĩ

− Bộ môn: Quản trị kinh doanh
− Sinh viên: Phan Hải Đỉnh
− MSSV: 4094747
− Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
− Tên đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng
mẫu lớn ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang”.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
2. Hình thức:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn, tính cấp thiết của đề tài:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu, tính hiện đại của luận văn
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
5. Nội dung và kết quả đạt được:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
6. Các nhận xét khác:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
7. Kết luận:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2012
Giáo viên hướng dẫn


Ts Lê Nguyễn Đoan Khôi
GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi

iv
iii

SVTH: Phan Hải Đỉnh


Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi

v
iv

SVTH: Phan Hải Đỉnh


Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

MỤC LỤC

Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...............................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................2

1.2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................2
1.3. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...................3
1.3.1. Kiểm định giả thuyết.............................................................................3
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................3
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU..........................................................................3
1.4.1. Giới hạn không gian (địa bàn) nghiên cứu.............................................3
1.4.2. Giới hạn thời gian nghiên cứu ...............................................................4
1.4.3. Giới hạn đối tượng và nội dung nghiên cứu...........................................4
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU ...................................................................................................................4

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................... 8
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN.............................................................................8
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về mô hình cánh đồng mẫu lớn ................................8
2.1.1.1. Mô hình CĐML và định hướng phát triển trong tương lai .............8
2.1.1.2. Mô hình CĐML ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang...................9
2.1.2. Khái niệm hiệu quả .............................................................................11
2.1.2.1. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.............................................11
2.1.2.2. Khái niệm sản xuất......................................................................12
2.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế cần phân tích...................................................12
2.1.3.1. Chi phí sản xuất ..........................................................................12
2.1.3.2. Tổng thu nhập .............................................................................13
2.1.3.3. Thu nhập ròng (lợi nhuận)...........................................................13
GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi

vi

SVTH: Phan Hải Đỉnh



Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

2.1.3.4. Thu nhập .....................................................................................13
2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất...............................................14
2.1.5. Phương pháp khấu hao tài sản cố định ................................................15
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................15
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................15
2.2.1.1. Đối với số liệu thứ cấp ................................................................15
2.2.1.2. Đối với số liệu sơ cấp..................................................................16
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................16
2.2.2.1. Phân tích thống kê.......................................................................16
2.2.2.2. Phân tích hồi quy tương quan ......................................................17
2.2.2.3. Phân tích SWOT .........................................................................21

CHƯƠNG 3: MÔ TẢ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........ 24
3.1. SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG ................24
3.1.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................24
3.1.1.1. Vị trí địa lý..................................................................................24
3.1.1.2. Khí hậu, thủy văn ........................................................................25
3.1.1.3. Tiềm năng nguồn nước và đất đai................................................26
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội ......................................................................26
3.1.2.1. Phát triển kinh tế .........................................................................26
3.1.2.2. Dân số và lao động......................................................................27
3.2. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ XÃ VĨNH BÌNH .......................................28
3.2.1. Tình hình phát triển kinh tế .................................................................28
3.2.1.1. Sản xuất nông nghiệp ..................................................................28
3.2.1.2. Tài chính ngân sách.....................................................................29

3.2.1.3. Địa chính – xây dựng – môi trường .............................................29
3.2.1.4. Kế hoạch – Giao thông – Thủy lợi...............................................30
3.2.1.5. Thương mại, dịch vụ ...................................................................30
3.2.2. Văn hóa xã hội....................................................................................30
3.2.2.1. Giáo dục .....................................................................................30
3.2.2.2. Y tế – Dân số – KHHGĐ.............................................................30
3.2.2.3. Chính sách, lao động, dạy nghề – TB&XH..................................31

GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi

vii

SVTH: Phan Hải Đỉnh


Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

3.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH AN GIANG ...........................................................................................31
3.3.1. Sơ lược về tình hình sản xuất lúa gạo của huyện Châu Thành giai đoạn
2009 – 2011.......................................................................................................31
3.3.1.1. Diện tích .....................................................................................32
3.3.1.2. Năng suất ....................................................................................32
3.3.1.3. Sản lượng....................................................................................34
3.3.2. Lịch thời vụ và cơ cấu giống lúa ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang....
..........................................................................................................................35
3.3.2.1. Lịch thời vụ của cây lúa ở ĐBSCL..............................................35
3.3.2.2. Lịch thời vụ và cơ cấu giống ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang..
..........................................................................................................................36


CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH
CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN ..................................................................... 38
4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA NIÊN VỤ 2011 – 2012...
..........................................................................................................................38
4.1.1. Giới thiệu chung về nông hộ sản xuất lúa ở địa bàn nghiên cứu ..........38
4.1.2. Đất sản xuất ........................................................................................40
4.1.3. Lý do tham gia CĐML........................................................................41
4.1.4. Quy trình thu mua lúa của công ty gạo Vĩnh Bình...............................42
4.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ QUẢ SẢN XUẤT CỦA NHỮNG HỘ NÔNG
DÂN CANH TÁC THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN.................43
4.2.1. Phân tích chi phí .................................................................................43
4.2.2. Phân tích tổng thu nhập (doanh thu)....................................................48
4.2.2.1. Năng suất ...................................................................................48
4.2.2.2. Giá bán........................................................................................49
4.2.2.3. Tổng thu nhập (doanh thu) ..........................................................49
4.2.3. Phân tích thu nhập và các tỷ số tài chính ............................................49
4.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA
HỘ TRỒNG LÚA THEO MÔ HÌNH CĐML................................................51

GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi

viii

SVTH: Phan Hải Đỉnh


Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang


CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG GIÚP MÔ HÌNH CÁNH
ĐỒNG MẪU LỚN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG TƯƠNG LAI
................................................................................................................. 56
5.1. PHÂN TÍCH SWOT CỦA MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN ........56
5.1.1. Phân tích những điểm mạnh (S) ..........................................................56
5.1.2. Phân tích những điểm yếu (W)............................................................57
5.1.3. Phân tích cơ hội (O)............................................................................57
5.1.4. Nhận diện thách thức và mối đe dọa (T)..............................................58
5.2. MA TRẬN SWOT CHO VIỆC SẢN XUẤT LÚA THEO MÔ HÌNH
CĐML ..............................................................................................................59
5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP CHO MÔ HÌNH CĐML PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG .....................................................................................................61
5.3.1. Một số giải pháp tương ứng với chiến lược SO ...................................61
5.3.2. Một số giải pháp tương ứng với chiến lược WO..................................61
5.3.3. Một số giải pháp tương ứng với chiến lược ST....................................62
5.3.4. Một số giải pháp tương ứng với chiến lược WT ..................................62

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................... 64
6.1. KẾT LUẬN ...............................................................................................64
6.2. KIẾN NGHỊ ..............................................................................................65
6.2.1. Đối với chính quyền địa phương .........................................................65
6.2.2. Đối với Công ty gạo Vĩnh Bình...........................................................66
6.2.3. Đối với các nhà khoa học....................................................................66
6.2.4. Đối với nông dân ................................................................................66

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 68
PHỤ LỤC................................................................................................ 71

GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi


ix

SVTH: Phan Hải Đỉnh


Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các biến tham gia vào phương trình hồi quy lợi nhuận của hộ trồng lúa
..........................................................................................................................20
Bảng 3.1: Dân số trung bình của tại địa bàn nghiên cứu.....................................26
Bảng 3.2: Tình hình sản xuất lúa của huyện Châu Thành giai đoạn 2009 – 2011 ...
..........................................................................................................................31
Bảng 3.3: Diện tích gieo trồng phân theo vụ ở huyện Châu Thành giai đoạn 2009
– 2011 ...............................................................................................................32
Bảng 3.4: Năng suất lúa phân theo vụ ở huyện Châu Thành giai đoạn 2009 –
2011 ..................................................................................................................33
Bảng 3.5: Sản lượng lúa phân theo vụ ở huyện Châu Thành giai đoạn 2009 –
2011 ..................................................................................................................34
Bảng 4.1: Thống kê thông tin chung của nông hộ ở vùng nghiên cứu ................38
Bảng 4.2: Thống kê diện tích đất sản xuất của nông hộ......................................40
Bảng 4.3: Thống kê lý do nông hộ chọn tham gia mô hình CĐML ...................41
Bảng 4.4: Chi phí sản xuất của vụ Đông – Xuân của nông hộ ở địa bàn nghiên
cứu ....................................................................................................................44
Bảng 4.5: Thống kê năng suất, giá bán và doanh thu từ trồng lúa ......................48
Bảng 4.6: Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả sản xuất ...............................50
Bảng 4.7: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận vụ Đông –
Xuân 2011 – 2012 của nông hộ sản xuất lúa theo mô hình CĐML ở địa bàn

nghiên cứu.........................................................................................................51

GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi

x

SVTH: Phan Hải Đỉnh


Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ lược về ma trận SWOT .................................................................22
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.......................24
Hình 3.2: Lịch gieo trồng các vụ lúa trong năm ở ĐBSCL.................................35
Hình 4.1: Quy trình thu mua lúa của công ty gạo Vĩnh Bình..............................42
Hình 4.2: Cơ cấu chi phí vụ Đông – Xuân .........................................................47
Hình 5.1: Ma trận SWOT cho việc sản xuất lúa theo mô hình CĐML ...............60

GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi

xi

SVTH: Phan Hải Đỉnh


Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANGIMEX: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang
BVTV: Bảo vệ thực vật.
CĐML: Cánh đồng mẫu lớn.
CPSX: Chi phí sản xuất.
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long.
ĐVT: Đơn vị tính.
GAP (Good agricultural practices): Thực hành nông nghiệp tốt.
Ha (Hécta): Đơn vị đo diện tích, 1 ha = 10.000 m2.
KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình.
LĐGĐ: Lao động gia đình.
NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
TB&XH: Thương binh và xã hội.
THCS: Trung học cơ sở.
THPT: Trung học phổ thông.
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
UBND: Ủy ban nhân dân.
USD: Đơn vị tiền tệ của Mỹ (Dollar Mỹ).
VFA: Hiệp hội lương thực Việt Nam.
FF (Farmer Friend): Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của công ty cổ phần BVTV An
Giang.

GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi

xii

SVTH: Phan Hải Đỉnh



Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nhiều năm trôi qua nhưng người dân Việt Nam vẫn thấy rùng mình khi
nhắc đến nạn đói năm 1945 khiến hơn 2 triệu đồng bào chết đói. Từ thời điểm đó
cho đến nay, trải qua hơn 60 năm đấu tranh và phát triển, ngành nông nghiệp của
Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Sản lượng lúa năm 2011 đạt 42,5
triệu tấn. Theo tin từ Hiệp hội lương thực Việt Nam cho (VFA), xuất khẩu gạo
năm 2011 đã lập kỷ lục mới với 7,105 triệu tấn, mang về kim ngạch 3,651 tỷ
USD, cao hơn nhiều so với mức 6,754 triệu tấn và 2,912 tỷ USD của năm 2010,
và dự đoán trong năm 2012 nước ta sẽ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế
giới, phấn đấu đến năm 2015 Việt Nam sẽ xuất khẩu trên 9 triệu tấn gạo. Trong
đó phải kể đến khu vực ĐBSCL – vựa lúa lớn nhất cả nước, đóng góp trên 90%
sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Thành công của ngành lúa gạo Việt Nam
được kỳ vọng sẽ đóng góp không nhỏ vào việc đảm bảo an ninh lương thực trước
dự báo nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Vị thế của ngành lúa gạo Việt Nam không phải tự nhiên mà có được,
những vụ mùa bội thu liên tiếp bỏ qua những bất lợi về thời tiết, rầy bệnh là do
sự đồng tâm cộng lực của 4 nhà: Nhà nông, nhà quản lí, nhà khoa học, nhà doanh
nghiệp. Từ những cuộc vận động toàn diện, xuống giống đúng lịch đến các
chương trình ba giảm ba tăng, một phải năm giảm, đã giúp người nông dân mạnh
dạn giả từ thói quen làm đồng theo kinh nghiệm để tiếp cận với khoa học kỹ
thuật trong canh tác lúa. Trong đó nổi bật nhất hiện nay là mô hình liên kết sản
xuất “cánh đồng mẫu lớn” (CĐML). Mô hình là lời giải cho bài toán liên kết làm
ăn lớn, là nơi áp dụng tất cả những thành tựu tiến bộ kỹ thuật tiên tiến nhằm gia
tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí và tăng thu nhập cho người dân.
Là tỉnh đi đầu trong hoạt động sản xuất lúa gạo, nhiều năm là có sản lượng

lúa đứng đầu cả nước, An Giang cũng đã triển khai mô hình liên kết sản xuất
CĐML ở các huyện trong tỉnh do Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật (BVTV) An

GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi

13

SVTH: Phan Hải Đỉnh


Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

Giang (đại diện là công ty gạo Vĩnh Bình) thực hiện. Sau gần 2 năm triển khai,
mô hình đã thật sự đem lại niềm vui lớn cho người nông dân. Nhưng cũng trong
thời gian qua, mô hình dần bộc lộ nhiều điểm yếu, đặc biệt là những mâu thuẩn
trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và các hộ nông dân khiến một bộ phận
nông dân rút ra khỏi mô hình sau khi tham gia. Điều này chứng tỏ vẫn còn tồn tại
đâu đó trong việc thực hiện mô hình CĐML những khó khăn, bất cập. Biết đâu ở
những mô hình ở những địa phương khác cũng tồn tại những khó khăn như vậy
thì sao? Đây là mô hình được thực hiện theo chỉ đạo của Bộ nông nghiệp, của
Đảng, nhà nước, nhằm phát triển và xây dựng thương hiệu gạo Việt cũng như
đem lại lợi ích cho các bên tham gia, góp phần xây dựng nông thôn mới. Do đó,
việc tìm hiểu những tồn tại và đưa ra những giải pháp giúp cho mô hình phát
triển bền vững, diện tích ngày càng được mở rộng thì đề tài này là cần thiết.
Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô
hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang” nhằm nhìn lại
những gì còn tồn tại sau thời gian thực hiện mô hình để đưa ra những giải pháp
phát triển hơn nữa mô hình này trong tương lai.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài đánh giá hiệu quả sản xuất của việc sản xuất lúa theo mô hình
CĐML ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Tìm hiểu những bất cập trong việc
thực hiện mô hình. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính bền vững
của mô hình trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung nói trên, nội dung đề tài sẽ lần lượt giải quyết
các mục tiêu cụ thể sau:
− Mục tiêu 1: Tìm hiểu thực trạng sản xuất lúa của các hộ nông dân sản xuất
lúa theo mô hình CĐML tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
− Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả sản xuất của việc sản xuất lúa theo mô hình
CĐML.
− Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận của việc sản xuất
lúa theo mô hình CĐML.
GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi

14

SVTH: Phan Hải Đỉnh


Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

− Mục tiêu 4: Phân tích SWOT của việc sản xuất lúa theo mô hình CĐML.
− Mục tiêu 5: Đưa ra một số giải pháp giúp mô hình phát triển bền vững
trong thời gian tới.
1.3. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Kiểm định giả thuyết
Các nhân tố: Diện tích (ha), kinh nghiệm sản xuất (số năm tham gia sản

xuất), trình độ của người trực tiếp tham gia sản xuất (số năm đi học), chi phí
giống (đồng/ha), chí phí phân bón (đồng/ha), chi phí thuốc nông dược (đồng/ha),
chi phí thuê lao động (đồng/ha), giá bán lúa (đồng/kg) có ảnh hưởng đến lợi
nhuận của hộ sản xuất lúa theo mô hình CĐML ở huyện Châu Thành, tỉnh An
Giang.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
− Thực trạng sản xuất lúa của các hộ nông dân sản xuất theo mô hình
CĐML tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang như thế nào?
− Việc sản xuất lúa theo mô hình CĐML có đem lại hiệu quả kinh tế cao
cho người dân không?
− Những nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của việc sản xuất lúa theo
mô hình CĐML?
− Mô hình CĐML có những điểm mạnh, điểm yếu nào cũng như đang gặp
phải những cơ hội và đe dọa nào?
− Những giải pháp nào giúp mô hình CĐML phát triển bền vững trong
tương lai?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Giới hạn không gian (địa bàn) nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại xã Vĩnh Bình thuộc huyện Châu Thành, tỉnh An
Giang. Các hộ được điều tra là các hộ có tham gia liên kết sản xuất lúa theo mô
hình CĐML do công ty gạo Vĩnh Bình thực hiện. Do đó, các kết quả phân tích
chỉ có thể tham khảo và áp dụng cho các hộ nông dân sản xuất lúa theo mô hình
CĐML mà không đúng cho các hộ trồng lúa theo cách truyền thống.

GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi

15

SVTH: Phan Hải Đỉnh



Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

1.4.2. Giới hạn thời gian nghiên cứu
 Các thông tin về số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2009 đến năm 2011.
 Các thông tin về số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra phỏng
vấn trực tiếp nông hộ trong vụ Đông – Xuân 2011 – 2012.
 Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2012 đến tháng 12/2012.
1.4.3. Giới hạn đối tượng và nội dung nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ nông dân trồng lúa ở huyện Châu Thành,
tỉnh An Giang. Cụ thể là 60 hộ trồng lúa theo mô hình CĐML ở huyện Châu
Thành, tỉnh An Giang.
Đề tài tập trung đánh giá hiệu quả sản xuất lúa thông qua các chỉ tiêu tài
chính. Sử dụng hàm hồi quy tuyến tính để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
lợi nhuận của hộ trồng lúa. Đề tài sẽ tập trung phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và đe dọa đối với mô hình liên kết sản xuất giữa công ty gạo Vĩnh Bình và
người dân ở huyện Châu Thành. Qua đó đề xuất các biện pháp giúp cho mô hình
CĐML phát triển bền vững trong tương lai, đồng thời cũng để cho những địa
phương khác rút kinh nghiệm trong việc liên kết sản xuất nhằm mang lại lợi
nhuận cao cho người dân, góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị
trường quốc tế.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
Đỗ Văn Xê, Đặng Thị Kim Phượng (2011), “So sánh hiệu quả sản xuất
giữa hai mô hình độc canh lúa ba vụ và lúa luân canh với màu tại huyện Cai Lậy,
tỉnh Tiền Giang”, tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Mục tiêu của đề tài
nhằm đánh giá hiệu quả của việc luân canh lúa – màu – lúa so với mô hình độc
canh cây lúa; đề tài thực hiện phân tích, so sánh, đánh giá hiệu quả sản xuất giữa
hai mô hình lúa ba vụ và lúa luân canh với màu để cung cấp thông tin cho các

nhà quản lý và người dân quyết định sản xuất mô hình canh tác phù hợp đảm bảo
năng suất và tăng lợi nhuận cho nông hộ theo hướng sản xuất bền vững. Đề tài
được thực hiện năm 2007 tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Đối tượng nghiên
cứu bao gồm các hộ canh tác theo mô hình độc canh 3 vụ lúa và mô hình luân

GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi

16

SVTH: Phan Hải Đỉnh


Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

canh lúa – màu – lúa. Mỗi mô hình nghiên cứu 32 hộ theo mẫu điều tra, phỏng
vấn trực tiếp từng nông hộ. Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả,
phân tích chi phí – lợi ích (CBA), phân tích hồi quy tương quan, kiểm định trung
bình hai mẫu phụ thuộc (từng cặp) để so sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản
xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố đầu vào như chi phí nông dược, chi
phí chăm sóc, chi phí thu hoạch ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ba vụ. Các
yếu tố đầu vào như chi phí giống, chi phí nông dược, chi phí phân bón có ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình lúa – màu. Đồng thời, kết quả nghiên
cứu cũng cho thấy, hiệu quả sản xuất của mô hình lúa – màu – lúa cao hơn mô
hình canh tác lúa ba vụ.
Trần Hữu Vĩnh (2012), “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông – Xuân
2011 – 2012 tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long”, luận văn tốt nghiệp Đại học.
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích tình hình sản xuất và hiệu quả sản xuất
lúa của nông dân tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long; nhận định một số thuận
lợi, khó khăn từ hoạt động sản xuất lúa để đề ra các giải pháp giúp nông dân tăng

hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, đề tài còn so sánh hiệu quả sản xuất của hai mô hình
sản xuất lúa chính trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long là mô hình lúa
IR50404 và mô hình lúa chất lượng cao gồm OM4900, Jasmine 85, OM5451 và
TN 100. Từ đó, giúp nông dân đánh giá và lựa chọn mô hình sản xuất lúa đạt
hiệu quả sản xuất tốt nhất.
Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích bằng hàm sản xuất Cobb –
Douglas để phân tích hiệu quả sản xuất. Kết quả cho thấy các yếu tố đầu vào
như: Tổng diện tích lúa, mật độ gieo sạ, lượng phân đạm nguyên chất, lượng
phân lân nguyên chất, số ngày công lao động và chi phí thuốc BVTV ảnh hưởng
đến năng suất lúa của nông dân; sử dụng phương pháp phân tích nhân tố bằng hồi
quy để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa. Kết quả cho thấy có
01 nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông dân ở huyện Bình Tân tỉnh
Vĩnh Long, đó là loại giống; ngoài ra tác giả còn sử dụng kiểm định t – test và
kiểm định ANOVA để kiểm định sự khác nhau về năng suất, chi phí, tổng thu
nhập và thu nhập ròng của mô hình lúa IR50404 và mô hình lúa chất lượng cao.
Kết quả cho thấy mô hình lúa IR50404 có năng suất cao hơn mô hình lúa chất

GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi

17

SVTH: Phan Hải Đỉnh


Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

lượng cao, chi phí đầu vào sử dụng cho 2 mô hình không chênh lệch nhiều; tuy
nhiên, tổng thu nhập và thu nhập ròng của mô hình lúa chất lượng cao cao hơn
mô hình lúa IR50404.

Trần Thị Máy (2011). “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng
lúa hai vụ ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang”, luận văn tốt nghiệp đại học.
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng
lúa hai vụ ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang; tác giả đã dử dụng phương pháp
thống kê mô tả và phân tích hồi quy để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
năng suất của hai vụ Đông – Xuân và Hè – Thu ở huyện Châu Thành tỉnh An
Giang. Ngoài ra tác giả còn phân tích những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất
lúa của nông hộ, qua đó đề xuất một số giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả sản
xuất của mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung việc sản xuất lúa của
những hộ nông dân ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang mang lại hiệu quả cao.
Trong đó, vụ Đông – Xuân mang lại hiệu quả cao hơn vụ Hè – Thu. Các yếu tố
như chi phí chuẩn bị đất, chi phí phân bón, chi phí thuốc nông dược, chi phí làm
cỏ, chi phí cắt có ảnh hưởng đến năng suất của vụ Đông – Xuân. Các yếu tố như
chi phí chuẩn bị đất, chi phí phân bón, chi phí thuốc nông dược, chi phí làm cỏ,
chi phí cắt, chi phí khác có ảnh hưởng đến năng suất của vụ Đông – Xuân.
Nguyễn Hoàng Trung (2011), “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa tại huyện
Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp”, luận văn thạc sĩ kinh tế. Mục tiêu chung của đề tài
là phân tích thực trạng và hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng
Tháp và đề ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa; tác giả
đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng sản xuất lúa và
phân tích hồi quy đa biến để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa
của hộ trong 3 vụ Đông – Xuân, Hè – Thu và Thu – Đông ở huyện Thanh Bình
tỉnh Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có nhân tố diện tích đất canh
tác có tác động đến năng suất vụ Đông – Xuân. Chỉ có nhân tố tuổi của chủ hộ
ảnh hưởng đến năng suất vụ Hè – Thu. Các nhân tố tuổi chủ hộ, diện tích đất
canh tác, lượng giống, tổng lao động có ảnh hưởng đến năng suất của vụ Thu –
Đông. Tuy nhiên khi phân tích hồi quy cho cả 3 vụ thì có các yếu tố như tuổi chủ
hộ, số nhân khẩu, kinh nghiệm sản xuất, diện tích canh tác, lượng giống, tổng lao

GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi


18

SVTH: Phan Hải Đỉnh


Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

động có ảnh hưởng đến năng suất của mô hình trồng lúa 3 vụ. Khi phân tích về
hiệu quả kinh tế thì vụ Đông – Xuân có hiệu quả cao hơn so với 2 vụ còn lại.
Nguyễn Phương Thảo Nghi (2012), “Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất
lúa ở huyện Châu Thành – tỉnh An Giang”, luận văn tốt nghiệp Đại học. Mục tiêu
chung của đề tài là phân tích hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa 2 vụ Đông
– Xuân và Hè – Thu tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang và đề xuất một số giải
pháp nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất lúa và thu nhập của nông hộ; tác giả đã sử
dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng sản xuất lúa 2 vụ/năm ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang; sử dụng phương pháp phân tích hồi quy
tuyến tính phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của nông
hộ ở vùng nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả đầu tư của vụ Đông –
Xuân đạt cao hơn so với vụ Hè – Thu. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất lúa vụ
Đông – Xuân và Hè – Thu của nông hộ phụ thuộc vào các yếu tố: Diện tích, kinh
nghiệm và chi phí mua giống đầu vào.

GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi

19

SVTH: Phan Hải Đỉnh



Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về mô hình CĐML
2.1.1.1. Mô hình CĐML và định hướng phát triển trong tương lai
Cánh đồng mẫu lớn là hình thức tổ chức lại sản xuất trên cơ sở liên kết
giữa nông dân và doanh nghiệp, tập hợp những nông dân nhỏ lẻ tạo điều kiện áp
dụng những kỹ thuật mới, giải quyết đầu ra ổn định và có lợi cho nông dân. Khái
niệm này bắt đầu từ 2006 trên cơ sở xây dựng những cánh đồng áp dụng các biện
pháp canh tác “né rầy”, “ba giảm ba tăng”, “một phải năm giảm”, “công nghệ
sinh học”,... Sau khi Bộ NN & PTNT phát động xây dựng các “Cánh đồng mẫu
lớn” vào cuối tháng 3/2011, tất cả 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã đăng ký thực
hiện ngay từ vụ Hè – Thu năm 2011 lên tới 7.200 ha. Bốn tỉnh xây dựng cánh
đồng mẫu quy mô nhất là: Sóc Trăng (1.500 ha), Tiền Giang (1.000 ha), Kiên
Giang (1.000 ha) và Trà Vinh (900 ha). Các tỉnh còn lại xây dựng cánh đồng mẫu
rộng 300 – 500 ha. Riêng cánh đồng 1.100 ha ở huyện Châu Thành, tỉnh An
Giang do Công ty cổ phần BVTV An Giang thực hiện từ vụ Đông – Xuân niên
vụ 2010 – 2011 vẫn tiếp tục làm trong vụ Hè – Thu 2011. Các CĐML này được
canh tác 1 – 2 giống lúa có chất lượng tương đương nhau và bắt buộc phải ghi
chép sổ tay trong suốt quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP về an toàn,
chất lượng và truy xuất được nguồn gốc. Tham gia CĐML, nông dân không phải
trả lãi do mua thiếu vật tư nông nghiệp, chi phí phơi sấy, vận chuyển. Từ đó làm
gia tăng lợi nhuận của người nông dân.
Theo công bố của Cục Trồng trọt (Bộ NN & PTNT) trong Hội nghị sơ kết
phong trào xây dựng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ngày 22/08/2011: Tổng diện
tích thực hiện mô hình trong vụ Hè – Thu 2011 khoảng 7.800 ha, đạt 93,2% so

với kế hoạch đề ra và có sự tham gia của 6.400 hộ nông dân. Giá thành sản xuất
mỗi kg lúa theo mô hình đã giảm 120 – 360 đồng, riêng ở Trà Vinh đã giảm 500
– 600 đồng. Hầu hết nông dân tham gia mô hình đã có lợi nhuận tăng thêm trên 2

GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi

20

SVTH: Phan Hải Đỉnh


Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

– 3 triệu đồng/ha so với sản xuất ngoài mô hình, riêng ở Trà Vinh con số này là 7
– 7,5 triệu đồng/ha. Điều đó cũng đồng nghĩa lợi nhuận tối thiểu có thể đạt tới
60% so với 30% của sản xuất nhỏ lẻ. Từ kết quả đạt được và nhận thấy tính khả
thi của mô hình, Bộ NN & PTNT đã chỉ đạo ngay từ vụ Đông – Xuân 2011 –
2012 việc thực hiện mô hình CĐML sẽ dựa trên tiêu chí hướng dẫn do Cục
Trồng trọt ban hành và cần có sự liên kết chặt chẽ hơn nữa với các doanh nghiệp,
nhất là doanh nghiệp thu mua lúa. Về lâu dài, từ mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”
sẽ tiến tới hình thành vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu đạt đến 1,0 triệu ha. Định
hướng của Bộ NN & PTNT, đến hết năm 2012 có từ 40 đến 80 ngàn ha, năm
2013 đạt 100 đến 200 ngàn ha, tiến tới vùng sản xuất lúa nguyên liệu 1,0 triệu ha
vào năm 2015.
Từ những kết quả trên cho thấy rằng:
− Mục tiêu của CĐML là nhằm sản xuất lúa gạo theo hướng xuất khẩu ổn
định, bền vững, có hiệu quả kinh tế và môi trường cao, đảm bảo lợi ích cho người
trồng lúa và doanh nghiệp xuất khẩu, phát huy lợi thế canh tranh của lúa gạo
vùng ĐBSCL nói riêng và của cả nước nói chung trên thị trường quốc tế, từng

bước nâng cao thu nhập cho nông dân.
− Ý nghĩa của mô hình CĐML là một hình thức mới để tập hợp nông dân ít
ruộng đất lại. Các bên tham gia đều thụ hưởng các lợi ích một cách cao nhất,
trong đó, hộ nông dân tham gia theo hình thức tự nguyện, được hỗ trợ một phần
chi phí, kỹ thuật sản xuất và sản phẩm đầu ra được doanh nghiệp bao tiêu hoàn
toàn, đảm bảo cho nông dân có lợi nhuận ở mức ổn định, thành quả sản xuất
nông dân được hưởng riêng trên phần đất của mình.
2.1.1.2. Mô hình CĐML ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
An Giang là tỉnh có thế mạnh về sản xuất lúa với sản lượng hàng năm trên
3,6 triệu tấn, xuất khẩu từ 500.000 – 600.000 tấn gạo. Ngay từ năm 2000, ngành
nông nghiệp An Giang đã đưa ra chủ trương “Liên kết 4 nhà” đó là nhà nông –
nhà quản lý (Nhà nước) – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học để từng bước hình
thành những mô hình liên kết sản xuất lúa ổn định, bền vững. Đó cũng là tiền đề
để hình thành ý tưởng sản xuất lúa theo mô hình liên kết sản xuất CĐML.

GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi

21

SVTH: Phan Hải Đỉnh


Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

An Giang được đánh giá là tỉnh thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn
thành công nhất trong vùng. Trong vụ Đông – Xuân năm 2010 – 2011, đã có 3
doanh nghiệp của tỉnh là Công ty Cổ phần BVTV An Giang, Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu An Giang và Công ty lương thực thực phẩm An Giang thực hiện
mô hình xây dựng vùng nguyên liệu lúa rộng 2.400 ha tại huyện Châu Thành,

Chợ Mới, Châu Phú, Thoại Sơn và Tịnh Biên. Một số xã có mô hình cánh đồng
mẫu lớn nổi bật như xã Long Điền A (Chợ Mới), Mỹ Khánh (TP. Long Xuyên),
xã Bình Hòa, Vĩnh Hanh (Châu Thành), Thị xã Châu Đốc,… mỗi xã từ 100 –
250 ha.
Đối với mô hình CĐML ở An Giang do công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật
An Giang thực hiện tại một số huyện như: Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới,…
Xuất phát từ chương trình “Cùng nông dân ra đồng”, công ty đã liên kết các hộ
nông dân trồng lúa lân cận nhau thành một cánh đồng rộng lớn và sản xuất theo
nguyên tắc: cùng xuống giống một ngày, chăm sóc theo cùng một quy trình
“sạch”,… Nông dân tham gia vào mô hình sẽ được công ty đầu tư giống, phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật không tính lãi. Đồng thời công ty sẽ cử cán bộ kỹ
thuật xuống trực tiếp sản xuất với nông dân. Khi thu hoạch, nông dân được hỗ trợ
chi phí vận chuyển, lưu kho và được công ty thu mua với giá bằng hoặc cao hơn
ngoài thị trường.
Đối với huyện Châu Thành, công ty Cổ phần BVTV An Giang đã cho xây
dựng nhà máy gạo Vĩnh Bình ở trung tâm xã Vĩnh Bình công suất 100.000 tấn
gạo/năm và tổ chức ký hợp đồng liên kết sản xuất với quy mô diện tích 1.100 ha
trong vụ Đông Xuân 2010 – 2011 với nông dân 2 huyện Châu Thành và Thoại
Sơn. Trong đó thực hiện cung ứng giống, phân bón, thuốc trừ sâu cho nông dân
với lãi suất 0% và trừ lại khi nông dân bán lúa cho công ty. Trong quá trình canh
tác, nông dân được đội ngũ cán bộ kỹ thuật của công ty thực hiện tư vấn canh tác
với mỗi cán bộ kỹ thuật của công ty sẽ phụ trách hướng dẫn kỹ thuật cho nông
dân trên diện tích 50 ha. Sau khi thu hoạch, nông dân được hỗ trợ chi phí vận
chuyển, chi phí sấy và lưu kho trong vòng 30 ngày và mua theo giá thị trường.
Vụ Đông – Xuân 2010 – 2011, nông dân tham gia mô hình có chi phí sản
xuất trung bình thấp hơn nông dân không tham gia mô hình. Những hộ tham gia

GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi

22


SVTH: Phan Hải Đỉnh


Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

mô hình có giá thành sản xuất lúa là 2.581 đ/kg, trong khi đó giá thành sản xuất
lúa của nông dân ngoài mô hình là 3.302 đ/kg. Trong vụ Hè – Thu 2011, Công ty
Cổ phần BVTV An Giang phát triển vùng nguyên liệu sản xuất lên đến 1.600 ha
(tập trung ở huyện Châu Thành, Châu Phú và Thoại Sơn) và mở rộng lên đến
2.000 ha trong vụ Thu – Đông 2011.
Ưu điểm của mô hình liên kết này là nông dân được cung ứng đầu vào
như lúa giống xác nhận, phân bón, thuốc BVTV và được tư vấn kỹ thuật nông
nghiệp. Nông dân giảm được chi phí phơi sấy, vận chuyển, lúa tươi được sấy
đúng kỹ thuật nên giảm được thất thoát trong khâu xay xát. Tuy nhiên khó khăn
gặp phải là công suất hệ thống sấy chưa đáp ứng nhu cầu vào cao điểm thu hoạch
(công ty đang xây dựng thêm lò sấy).
2.1.2. Khái niệm hiệu quả
Các nhà sản xuất thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng
nguồn lực sản xuất. Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các
hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả cao nhất.
Thuật ngữ mà chúng ta thường dùng để chỉ kết quả đạt được đó là hiệu quả.
Hiệu quả là một thuật ngữ tương đối và luôn liên quan đến một vài chỉ
tiêu cụ thể. Ví dụ: Khi một ai đó hỏi về trang trại ở Mỹ và Trung Quốc thì ở đâu
có hiệu quả hơn? Cụ thể là kỹ thuật canh tác ở Trung Quốc thì hiệu quả hơn ở
Mỹ khi đề cập đến năng suất trên đơn vị đất đai hay trên đơn vị máy móc sử
dụng. Tuy nhiên, canh tác ở Mỹ sẽ hiệu quả hơn nếu chúng ta đề cập đến năng
suất theo giờ công lao động. Vì vậy khi so sánh hiệu quả của các trang trại ở một
nước với nước khác sẽ trở nên vô nghĩa nếu như chúng ta đo lường hiệu quả đó

mà không dựa vào một tiêu chí nhất định.
Tóm lại, trong quá trình sản xuất người ta thường đề cập đến ba nội dung
cơ bản đó là: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Trong
nội dung bài viết này tác giả chỉ đề cập đến hiệu quả về mặt kinh tế.
2.1.2.1. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được
so với lượng chi phí bỏ ra. Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thật ra là giá trị. Có nghĩa
là, khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại.
GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi

23

SVTH: Phan Hải Đỉnh


Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

Trong một số trường hợp thì hiệu quả kinh tế sẽ trở thành không hiệu quả khi
đánh giá theo những tiêu chí khác nhau.
Ví dụ: Vào cuối những năm 60, một cộng trình thủy điện ở New York
được xây dựng tại núi Storm King, công trình này thực ra là một trạm bơm dùng
để bơm nước lên hồ dự trữ ở trên núi vào ban đêm. Đồng thời, vào ban ngày họ
sẽ cho nước từ hồ dự trữ chảy ngược xuống chân núi để sản xuất điện. Xét về
mặt vật lý thì cho thấy rằng tốn nhiều lượng điện để bơm nước lên hồ dự trữ hơn
lượng điện mà dòng chảy đó tạo ra. Vì vậy, dự án sẽ không có hiệu quả về mặt
năng lượng; nhưng công trình này vẫn được tiến hành vì họ tin rằng nó mang lại
hiệu quả kinh tế bởi vì cho rằng việc sử dụng điện vào ban ngày sẽ mang lại giá
trị cao hơn thời điểm khác.
Hiệu quả xã hội là mối tuơng quan so sánh giữa lượng kết quả mà xã hội

đạt được so với lượng chi phí mà xã hội đã bỏ ra. Khái niệm này liên quan đến
chi phí cơ hội trong sản xuất.
2.1.2.2. Khái niệm sản xuất
Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào (vốn, lao động,…) và quy
trình biến đổi (inputs) để tạo ra một sản phẩm và dịch vụ nào đó (outputs). Mỗi
quá trình sản xuất được mô tả bằng một hàm sản xuất.
2.1.3. Một số chỉ tiêu tài chính cần phân tích
2.1.3.1. Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất: Là số tiền mà nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải chi để
mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích
thu lợi nhuận. Đối với nông hộ sản xuất lúa thì đây là khoản tiền chi ra để mua
các đầu vào nhằm phục vụ cho sản xuất lúa. Bao gồm các khoản chi phí như: Chi
phí giống, chi phí phân bón, thuốc nông dược, chi phí thuê lao động, chi phí tưới
tiêu, chi phí thu hoạch,…
Tổng chi phí sản xuất của nông hộ: Là toàn bộ những gì mà nông hộ bỏ ra
(bao gồm tiền và vật chất) nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất từ giai đoạn
chuẩn bị cho đến giai đoạn xuống giống và tạo ra sản phẩm cuối cùng là lúa
thành phẩm.

GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi

24

SVTH: Phan Hải Đỉnh


Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

Tổng chi phí sản xuất = Chi phí vật chất (chi phí giống, vật tư nông

nghiệp và trang thiết bị kĩ thuật) + Chi phí lao động (bao gồm lao động thuê và
lao động gia đình (LĐGĐ)) + Chi phí khác.
2.1.3.2. Tổng thu nhập
Tổng thu nhập: Là số tiền mà nhà sản xuất hay doanh nghiệp thu được do
bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác. Đối
với nông hộ thì đây là số tiền mà hộ thu được từ việc bán lúa.
Tổng thu nhập = Sản lượng lúa x đơn giá
2.1.3.3. Thu nhập ròng (lợi nhuận)
Thu nhập ròng: Là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi các khoản chi
phí (chưa tính chi phí ngày công LĐGĐ).
Thu nhập ròng = Tổng thu nhập – Tổng chi phí sản xuất
2.1.3.4. Thu nhập
Thu nhập: Là phần lợi nhuận thu được cộng với chi phí lao động gia đình
đã bỏ ra.
Thu nhập = Thu nhập ròng + Chi phí ngày công LĐGĐ
Lao động gia đình: Đuợc hiểu là số ngày công lao động trực tiếp sản xuất
mà nông hộ bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi.
Chi phí công LĐGĐ trong một vụ sản xuất = Số ngày công lao động gia
đình trong một vụ sản xuất x Chi phí thuê lao động trung bình theo ngày tại địa
phương.
Trong đó:
Số ngày công LĐGĐ trong một vụ sản xuất được tính theo công thức:
Số giờ ra đồng
Số ngày công lao động gia
đình trong một vụ sản xuất

=

Số ngày ra đồng


x

hằng ngày

trong một vụ lúa
8 giờ

Chi phí thuê lao động trung bình theo ngày tại địa phương được tính theo
công thức:

GVHD: Ts. Lê Nguyễn Đoan Khôi

25

SVTH: Phan Hải Đỉnh


×