Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất lúa từ sản xuất nhỏ lẻ sang mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện trà ôn tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 86 trang )

































TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
  
NGUYỄN THỊ ĐẸP
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
SỰ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SẢN XUẤT LÚA
TỪ SẢN XUẤT NHỎ LẺ SANG MÔ HÌNH
CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Ở HUYỆN TRÀ ÔN
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115
Tháng 8- 2013
































TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
  
NGUYỄN THỊ ĐẸP
MSSV: 4105115
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
SỰ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SẢN XUẤT LÚA
TỪ SẢN XUẤT NHỎ LẺ SANG MÔ HÌNH
CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Ở HUYỆN TRÀ ÔN
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
PHẠM LÊ THÔNG
Tháng 8- 2013

i
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập tại Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh,
trƣờng Đại học Cần Thơ, em đã đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của Quý thầy
cô và đã tiếp thu đƣợc rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình
thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tâm của thầy PHẠM LÊ
THÔNG. Thầy đã chỉ dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài. Xin cảm ơn các thầy cô trong Khoa Kinh tế -
Quản trị kinh doanh đã giảng dạy cho em trong những năm vừa qua, cảm
ơn các bạn cùng nhóm trong việc thu thập số liệu và trao đổi kinh nghiệm.
Sau cùng, em xin gởi lời cảm ơn đến gia đình đã khuyến khích, động
viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và sự
hỗ trợ, giúp đỡ của các bạn Lớp Kinh Tế Nông Nghiệp khóa 36 trong học
tập cũng nhƣ lúc em thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
Kính chúc sức khỏe Quý thầy cô, gia đình và các bạn!

Cần Thơ, ngày 05 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện


NGUYỄN THỊ ĐẸP
ii
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất

cứ luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 09 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện


NGUYỄN THỊ ĐẸP

iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP




















Ngày….tháng….năm 2013

Thủ trƣởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)









iv
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
1.1.2 Căn cứ khoa học thực tiễn 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
1.4.1 Phạm vi không gian 4
1.4.2 Phạm vi thời gian 4
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu 4
CHƢƠNG 2 5
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 5
2.1.1 Các khái niệm cơ bản 5

2.1.2 Cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 8
2.1.3 Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn 8
2.2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 9
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.3.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu 13
2.3.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu 13
2.3.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu 14
CHƢƠNG 3 19
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 19
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VĨNH LONG 19
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 19
v
3.1.2 Giao thông 21
3.1.3 Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch 21
3.2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TRÀ ÔN 22
3.2.1 Đặc điểm tự nhiên 22
3.2.2 Đơn vị hành chính 23
3.2.3 Tình hình kinh tế - xã hội 24
3.2.4 Dân số, lao động 27
3.2.5 Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Trà Ôn 28
3.3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ ÔN
31
3.3.1 Thực trạng sản xuất lúa ở huyện Trà Ôn 31
3.3.2 Thông tin về kết quả thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn 32
CHƢƠNG 4 36
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHUYỂN ĐỔI CƠ
CẤU SẢN XUẤT LÚA TỪ SẢN XUẤT NHỎ LẺ SANG MÔ HÌNH
CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN TẠI HUYỆN TRÀ ÔN 36
4.1 MÔ TẢ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU ĐIỀU TRA VÀ TÌNH HÌNH
SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN TRÀ ÔN - VĨNH LONG 36

4.1.1 Đặc điểm về tuổi và giới tính của chủ hộ và nguồn nhân lực của các
nông hộ trồng lúa 36
4.1.2 Trình độ học vấn 38
4.1.3 Nguồn lực đất đai 39
4.1.4 Nguồn vốn 41
4.1.5 Chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc nói chung và Chính quyền địa
phƣơng nói riêng đối với các nông hộ trồng lúa 42
4.1.6 Tình hình tập huấn và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của
các nông hộ 43
4.1.7 Quy mô cánh đồng và hệ thống đê bao thủy lợi 46
4.1.8 Thông tin về thị trƣờng đầu vào và thị trƣờng đầu ra 48
4.1.9 Thông tin về tình hình sản xuất lúa của các nông hộ 49
vi
4.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU SẢN XUẤT LÚA TỪ NHỎ LẺ SANG MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG
MẪU LỚN 51
4.2.1 Kết quả xử lí mô hình hồi quy Probit 51
4.2.2 So sánh với các nghiên cứu trƣớc đây 54
CHƢƠNG 5 56
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA QUÁ
TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SẢN XUẤT LÚA TỪ NHỎ LẺ SANG
MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN 56
5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NÔNG HỘ TRỒNG
LÚA Ở HUYỆN TRÀ ÔN 56
5.1.1 Thuận lợi 56
5.1.2 Khó Khăn 56
5.2 NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CỦA VIỆC
CHUYỂN ĐỔI TỪ SẢN XUẤT NHỎ LẺ SANG MÔ HÌNH CÁNH
ĐỒNG MẪU LỚN 58
5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP 58

CHƢƠNG 6 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
6.1 KẾT LUẬN 61
6.2 KIẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 65



vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân phối số hộ điều tra tại các xã trên địa bàn huyện Trà
Ôn……… 13
Bảng 2.2: Diễn giải các biến độc lập đƣợc đƣa vào mô hình 16
Bảng 3.1: Các đơn vị hành chính của huyện Trà Ôn 23
Bảng 3.2 Dân số trung bình phân theo giới tính và theo khu vực 2009-
2012…… …………………………………………………………………….27
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn vụ Đông
xuân ở xã Xuân Hiệp năm 2012 32
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn vụ Hè Thu ở
xã Xuân Hiệp năm 2012 33
Bảng 3.5: Kết quả sản xuất lúa theo mô hình cánh dồng mẫu lớn vụ Thu Đông
ở xã Xuân Hiệp năm 2012 33
Bảng 3.6: Kết quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn vụ Thu Đông
ở xã Hòa Bình năm 2012 34
Bảng 3.7: Kết quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn vụ Thu Đông
ở xã Trà Côn năm 2012 35
Bảng 4.1: Đặc điểm về giới tính của các chủ hộ điều tra 36
Bảng 4.2: Đặc điểm về tuổi và nguồn lực lao động gia đình của các nông
hộ……… …………………………………………………………………….37

Bảng 4.3: Trình độ học vấn của các đối tƣợng điều tra 38
Bảng 4.4: Tổng diện tích đất và tổng diện tích đất trồng lúa của các nông
hộ………………. 39
Bảng 4.5: Tình hình nguồn vốn vay của nông hộ tham gia và không tham gia
trồng lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn 41
Bảng 4.6 Tình hình tham gia tập huấn của các nông hộ 44
Bảng 4.7: Tình hình xảy ra dịch bệnh của các nông hộ trồng lúa 45
Bảng 4.8: Tình hình về quy mô cánh đồng nơi các nông hộ sản xuất
lúa…………. 46
Bảng 4.9: Tình hình đê bao của cánh đồng nơi các nông hộ tham gia trồng
lúa…………………… 47
Bảng 4.10: Tình hình sản xuất của các nông hộ tham gia cánh đồng mẫu
lớn……… 50
Bảng 4.11: Năng suất lúa trƣớc và sau quá trình chuyển đổi sang mô hình
CĐML của nông hộ 51
Bảng 4.12: Kết quả mô hình hồi quy Probit 52
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Diện tích đất trồng lúa của các nông hộ tham gia cánh đồng mẫu
lớn…………… 40
Hình 4.2 Diện tích đất trồng lúa của các nông hộ không tham gia cánh đồng
mẫu lớn… 40
Hình 4.3 Tình hình tham gia tập huấn của các nông hộ tham gia cánh đồng
mẫu lớn… 45
Hình 4.4 Tình hình tham gia tập huấn của các nông hộ không tham gia cánh
đồng mẫu lớn 45












ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
CĐML : Cánh đồng mẫu lớn
BVTV : Bảo vệ thực vật
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Cây CNNN : Cây Công nghiệp ngắn ngày
THPT : Trung học phổ thông
UBND : Ủy ban nhân dân
Đvt: : Đơn vị tính
THCS : Trung học cơ sở
HTX: : Hợp tác xã
Công ty CP : Công ty Cổ phần
KH : Kế hoạch
1
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài
Từ xƣa đến nay nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc
phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm của cả nƣớc và đây cũng là vùng có
thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Đƣợc tạo thành bởi sự bồi đắp phù sa của

chín nhánh sông – dòng sông Mêkông, là nơi có tiềm năng, thế mạnh về sản
xuất nông nghiệp. Đặc biệt ĐBSCL đƣợc xem là vựa lúa lớn nhất của Việt
Nam. Vùng ĐBSCL gồm 13 tỉnh và tỉnh Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm
của vùng, nhờ sự ƣu ái của thiên nhiên - nằm giữa hai con sông lớn nhất
ĐBSCL (sông Tiền và sông Hậu); hằng năm nơi đây đƣợc nhận một lƣợng lớn
phù sa nên đất có chất lƣợng cao và màu mỡ bậc nhất so với các tỉnh trong
vùng, vì thế nền nông nghiệp nơi đây có thể nói là nơi quy tụ các yếu tố “thiên
thời – địa lợi – nhân hòa”.
Vốn là một trong những tỉnh thuần nông của ĐBSCL, cây lúa đƣợc xem
là nguồn thu nhập chính cho bà con nông dân nên mô hình độc canh cây lúa
đƣợc xem là mô hình chủ lực ở nơi đây. Ngƣời dân ĐBSCL nói chung và
ngƣời dân ở tỉnh Vĩnh Long nói riêng có truyền thống thâm canh lúa nƣớc từ
rất nhiều năm. Nhƣng hoạt động sản xuất còn mang tính chất kinh tế hộ; nhỏ
lẻ, manh mún; không gắn kết theo chuỗi giá trị nên giá lúa bán ra thƣờng thấp
do bị thƣơng lái ép giá. Mặt khác do thâm canh lâu dài trên đất sử dụng nhiều
thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học mà không có biện pháp cải tạo phù
hợp nên chất lƣợng đất ngày càng thấp, sâu bệnh hại phát triển mạnh làm cho
năng suất không cao. Vấn đề đặt ra đối với vùng là không thể kéo dài mô hình
kinh tế hộ, nhỏ lẻ mà phải đi lên theo hƣớng sản xuất lớn; phải đổi mới tƣ duy,
phải chuyển đổi mô hình tăng trƣởng; phải có liên kết chặt chẽ trong sản xuất.
Dƣới sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp & PTNT, tỉnh Vĩnh Long thực hiện
chuyển dịch, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa lớn,
trƣớc hết là quan tâm xây dựng, nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn,
chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, phát triển các vùng nguyên
liệu tập trung gắn với xây dựng thƣơng hiệu; có sự liên kết chặt chẽ giữa sản
xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Huyện Trà Ôn là 1 trong 8
huyện của Vĩnh Long thực hiện thí điểm mô hình cánh đồng mẫu lớn trên cây
lúa và bƣớc đầu mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Các hộ nông dân ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật tại cánh đồng mẫu thể hiện thành công trên các lĩnh vực: sử
2

dụng giống xác nhận, áp dụng quy trình 3 giảm 3 tăng, áp dụng đúng lịch thời
vụ, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, từ đó giúp tăng năng suất, giảm chi phí
sản xuất, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả và thu nhập cho ngƣời dân. Vì vậy từ
khi có chủ chƣơng vận động tham gia sản xuất tập trung hơn theo mô hình
“Cánh đồng mẫu lớn” phần lớn nông dân hƣởng ứng khá tích cực nhƣng bên
cạnh đó có một số nông dân không muốn hoặc không có điều kiện tham gia
sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. Do đó, đề tài: “Phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất lúa từ sản xuất nhỏ lẻ
sang mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long” đƣợc
chọn nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân những hộ nông dân tiến hành
chuyển đổi và những lợi ích mà họ đạt đƣợc từ việc chuyển đổi đó. Từ đó, đề
tài đề ra những giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực khắc phục những
mặt hạn chế trong quá trình chuyển đổi, để có sự chuyển đổi mang lại hiệu quả
sản xuất bền vững góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống của
ngƣời nông dân.
1.1.2 Căn cứ khoa học thực tiễn
* Căn cứ khoa học:
Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên kiến thức của các môn học:
- Nguyên lí thống kê kinh tế: Dựa trên nội dung môn học giúp ta biết đƣợc
cách chọn vùng, chọn mẫu nghiên cứu, cách lấy thông tin từ nông hộ.
- Kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp,
hiệu quả của sản xuất nông nghiệp nhƣ năng suất, lợi nhuận, chi phí. Bên cạnh
đó cũng xem xét đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm hiểu rõ hơn tình hình
sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta nói chung cũng nhƣ địa bàn nghiên cứu nói
riêng.
- Kinh tế lƣợng: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng đến sự chuyển đổi cơ cấu
sản xuất nông nghiệp qua mô hình đơn vị xác suất Probit.
* Căn cứ thực tiễn:
- Ngoài những kiến thức và các thông tin từ các báo, tạp chí, trang web, em
còn tiếp thu tham khảo ý kiến của các cô chú nhân viên Phòng Nông nghiệp

huyện Trà Ôn.
- Cũng nhƣ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long đƣợc thiên nhiên
ƣu đãi với điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Lƣợng
đất phù sa màu mỡ thuộc loại bậc nhất so với các tỉnh khác trong khu vực, hệ
thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cung cấp nguồn nƣớc tƣới phục vụ cho
trồng trọt cũng nhƣ nuôi trồng và khai thác thủy sản. Vĩnh Long có Quốc lộ
3
1A chạy qua tỉnh, có cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, Quốc lộ 53, 54, 80 cùng
với giao thông đƣờng thủy khá thuận lợi đã nối liền tỉnh với các vùng trong cả
nƣớc tạo cho Vĩnh Long có vị thế rất quan trọng trong chiến lƣợc phát triển và
hợp tác kinh tế với cả vùng.
Qua các năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nền nông
nghiệp đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, giá trị sản xuất nông nghiệp
tăng, nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả đã đƣợc áp dụng thành công góp
phần cải thiện một bộ phận đời sống ngƣời dân. Cụ thể nhƣ mô hình cánh
đồng mẫu lớn tại huyện Trà Ôn. Đồng thời ngƣời dân Vĩnh Long nói chung và
ngƣời dân huyện Trà Ôn nói riêng rất cần cù, chăm chỉ ham học hỏi đây là lực
lƣợng lao động dồi dào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cùng với sự chỉ
đạo, hƣớng dẫn, hỗ trợ của các cấp, ban, ngành huyện đã góp phần thực hiện
chuyển dịch cơ cấu sản xuất lúa từ sản xuất nhỏ lẻ sang mô hình cánh đồng
mẫu lớn và cho thấy những thành công bƣớc đầu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu của nhiên cứu nhằm phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sự
chuyển đổi cơ cấu sản xuất lúa từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất tập
trung hơn nhƣ tham gia sản xuất theo mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu tập trung phân tích một số nội dung chính:
- Mục tiêu 1: Mô tả tình hình sản xuất nông nghiệp và tìm hiểu thực
trạng cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói chung và sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất

lúa từ nhỏ lẻ sang mô hình cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn huyện Trà Ôn, tỉnh
Vĩnh Long.
- Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chuyển đổi cơ cấu
sản xuất lúa từ sản xuất nhỏ lẻ sang mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ở huyện
Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
- Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp phát huy những mặt tích cực và khắc
phục những mặt hạn chế trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất lúa từ sản
xuất nhỏ lẻ sang mô hình cánh đồng mẫu lớn nhằm phát triển mô hình cánh
đồng mẫu lớn theo hƣớng tích cực để giúp các hộ nông dân sản xuất có hiệu
quả hơn và góp phần nâng cao giá trị hạt lúa và đề ra các biện pháp để có đƣợc
sự chuyển dịch mang lại hiệu quả bền vững.
4
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tình hình sản xuất nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp nói chung cũng nhƣ cơ cấu sản xuất lúa nói riêng trên địa bàn huyện
Trà Ôn trong giai đoạn 2010-2013 nhƣ thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất lúa
từ sản xuất nhỏ lẻ sang mô hình cánh đồng mẫu lớn?
- Những giải pháp nào để phát huy những mặt tích cực và khắc phục
những hạn chế trong quá trình chuyển đổi sản xuất lúa từ sản xuất nhỏ lẻ sang
mô hình cánh đồng mẫu lớn?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
1.4.2 Phạm vi thời gian
Đề tài sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
Đề tài thực hiện từ tháng 8-2013 đến tháng 11-2013
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân sản xuất lúa trên địa

bàn nghiên cứu.
5
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp
a) Cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là những tổng thể các bộ phận hợp thành
kinh tế nông nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau về chất lƣợng và hợp
thành hệ thống kinh tế nông nghiệp.
- Theo nghĩa rộng: kinh tế nông nghiệp là tổng thể kinh tế bao gồm các
ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp.
- Theo nghĩa hẹp: kinh tế nông nghiệp là tổng thể kinh tế bao gồm kinh
tế ngành trồng trọt và chăn nuôi.
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Là sự thay đổi quan hệ tỉ lệ về mặt lƣợng giữa các thành phần, các yếu tố
và các bộ phận hợp thành nền kinh tế nông nghiệp theo xu hƣớng nhất định.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng nhƣ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
cũng có thể diễn ra theo hai cách: tự phát và tự giác.
- Chuyển dịch tự phát: là quá trình kinh tế nông nghiệp chuyển dịch
không theo một xu hƣớng mục tiêu định trƣớc mà là chuyển dịch phụ thuộc
vào tác động của quy luật và điều kiện kinh tế khách quan.
- Chuyển dịch tự giác: là sự chuyển dịch theo một xu hƣớng, mục tiêu
sẵn có cả về lƣợng và chất, là sự chuyển dịch có sự can thiệp, tác động của con
ngƣời nhằm thúc đẩy, định hƣớng cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo xu hƣớng
có lợi và hiệu quả hơn.
2.1.1.2 Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn là một bộ phận hợp thành kinh tế quốc dân, là tổng thể

các ngành kinh tế trong khu vực nông thôn gồm các ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngƣ nghiệp, công nghiệp và dịch vụ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
về chất lƣợng và theo tỉ lệ nhất định về số lƣợng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn là một quá trình biến đổi thành phần và quan hệ tỉ lệ các ngành kinh
tế nông nghiệp và dịch vụ từ trạng thái này sang trạng thái khác theo những xu
6
hƣớng nhất định. Cũng nhƣ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn diễn ra theo hai cách: tự phát và tự giác.
2.1.1.3 Nông nghiệp
- Nông nghiệp: theo nghĩa rộng là tổng hợp các ngành sản xuất gắn liền
với các quá trình sinh học (đối tƣợng sản xuất là những cơ thể sống) gồm nông
nghiệp, lâm nghiệp và ngƣ nghiệp.
- Nông nghiệp: theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Ngành
trồng trọt và chăn nuôi lại đƣợc phân ra thành những ngành nhỏ hơn, các
ngành đó có mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng hợp thành ngành sản xuất
nông nghiệp.
2.1.1.4 Nông nghiệp bền vững
Năm 1991, FAO đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: “phát triển bền vững là quá
trình quản lí và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, định hƣớng sự thay
đổi công nghệ và thể chế theo một phƣơng thức đảm bảo đạt đƣợc sự thỏa mãn
một cách liên tục các nhu cầu con ngƣời ở thế hệ hiện tại cũng nhƣ thế hệ
tƣơng lai. Sự phát triển nhƣ vậy trong lĩnh vực nông nghiệp (nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản) chính là sự bảo tồn đất đai, nguồn nƣớc, các nguồn gen động
thực vật, không làm suy thoái môi trƣờng, hợp lí về kĩ thuật, dễ thấy về lợi ích
kinh tế và chấp nhận về mặt xã hội”. 4 tiêu chí cho nông nghiệp bền vững là:
+ Thỏa mãn nhu cầu dinh dƣỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tƣơng
lai.
+ Đối với những ngƣời trực tiếp làm nông nghiệp thì phải đảm bảo việc
làm, đủ thu nhập và điều kiện sống đảm bảo lâu dài.
+ Duy trì và tăng cƣờng khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên

nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo đƣợc mà
không phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở và cân bằng tự
nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa xã hội của cộng đồng sống ở nông thôn.
+ Giảm thiểu khả năng bị tổn thƣơng trong nông nghiệp.
2.1.1.5 Nông hộ và nguồn lực nông hộ
- Nông hộ: là những hộ nông dân làm nông – lâm – ngƣ nghiệp và dịch
vụ,… hoặc kết hợp nhiều ngành nghề, sử dụng lao động, vốn của gia đình là
chủ yếu để sản xuất kinh doanh.
- Nguồn lực nông hộ: Các tài nguyên trong nông hộ rất đa dạng bao gồm
đất đai, lao động, kỹ thuật, tài chính, con ngƣời,… chúng có mối quan hệ hỗ
trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất của nông hộ. Nếu biết tận dụng mối liên
7
hệ này sẽ giúp nông hộ tận dụng hợp lí các nguồn tài nguyên sẵn có, giảm chi
phí và tăng hiệu quả sản xuất.
2.1.1.6 Sản xuất
Là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và qua quy trình biến đổi
(inputs) để tạo thành các yếu tố đầu ra; một sản phẩm và dịch vụ nào đó
(outputs).
Xen canh trên một diện tích cây trồng, trồng xen canh thêm một loài cây
khác, nhằm tận dụng diện tích, chất dinh dƣỡng, ánh sáng và tạo thêm nguồn
thu.
Chuyên canh là hiện tƣợng nông dân chỉ trồng một loại hoặc ít nhất một
loại cây trên một khu đất nhằm thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt.
2.1.1.7 Tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún
Tình trạng manh mún về ruộng đất xảy ra phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế
giới ít nhất là từ thế kỷ 17, không chỉ ở các nƣớc đang phát triển mà cả ở
những nƣớc phát triển. Từ góc độ cá nhân, tình trạng manh mún về ruộng đất
gây ra nhiều hạn chế nhƣ: chi phí sản xuất tăng, sử dụng nhiều lao động, đi lại
khó khăn, lãng phí đất cho bờ vùng bờ thửa, khó áp dụng công nghệ và máy
móc vào sản xuất, khó tổ chức hệ thống thủy lợi, tăng chi phí thu mua sản

phẩm. Từ góc độ xã hội, ruộng đất manh mún làm tăng chi phí giao dịch, khó
chuyển dịch lao động nông nghiệp sang ngành khác, cơ giới hóa chậm chạp,
khó áp dụng công nghệ mới, khó quy hoạch vùng sản xuất thƣơng mại và quy
hoạch sử dụng đất.
2.1.1.8 Thông tin về mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”
Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” là mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa
hiệu quả, bền vững theo hƣớng GAP, tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu lúa
hàng hóa xuất khẩu chất lƣợng cao, đƣợc xây dựng theo chủ trƣơng của Bộ
Nông nghiệp và PTNT tại hầu hết các tỉnh thành Nam bộ từ tháng 3 năm 2011
với hơn 7800 ha đất canh tác, 6400 hộ nông dân tham gia; nhƣng thực chất nó
đã đƣợc xây dựng thí điểm tại rất nhiều điểm trình diễn, với quy mô từ vài ha
đến vài chục ha ở các tỉnh: Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp, Cần Thơ, An
Giang,…từ vụ Hè Thu 2008-2009.
Hình thức liên kết rất đa dạng, theo điều kiện thực tế và sáng tạo của
từng địa phƣơng; nhƣng cơ bản đã đạt đƣợc các bƣớc: cung ứng lúa giống xác
nhận (một đến hai loại); cung ứng phân bón, thuốc BVTV (từ doanh nghiệp
đến thẳng ngƣời nông dân, không qua trung gian); hợp tác với doanh nghiệp
thu mua lúa hoặc doanh nghiệp đứng ra tổ chức khép kín các khâu, từ cung
8
ứng đầu vào đến bao tiêu đầu ra cho nông dân (Công ty CP BVTV An Giang);
tập hợp nông dân tham gia mô hình theo hình thức phân chia các nhóm sản
xuất, có ngƣời phụ trách, cứ 2 nhóm sản xuất có một cán bộ kỹ thuật của tỉnh
(hoặc huyện) trực tiếp hƣớng dẫn, nhắc nhở. Có tỉnh tổ chức HTX, hoặc tổ
hợp tác sản xuất. Nhà nƣớc hỗ trợ nông dân tiền chênh lệch khi mua giống lúa
xác nhận (so với lúa thƣờng), định kỳ tập huấn kỹ thuật cho nông dân (3-4
lần/vụ), hỗ trợ 30 đến 50% tiền đầu tƣ máy móc, công cụ sạ hàng, lò sấy,
thùng pha thuốc BVTV (tỉnh Long An). Công ty CP phân bón Bình Điền bán
phân theo giá gốc, hỗ trợ chi phí vận chuyển và cho nông dân trả chậm sau 4
tháng (tức bán phân đầu vụ nhƣng khi nông dân thu hoạch lúa xong mới thu
tiền).

2.1.2 Cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
Cơ cấu nông nghiệp nông thôn của tỉnh Vĩnh Long là cơ cấu nông – lâm
– ngƣ, trong đó nông nghiệp chiếm tỉ trọng tƣơng đối lớn. Chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp của tỉnh trong điều kiện ngày nay thực chất là chuyển từ nông
thôn thuần nông sang nông thôn đa dạng hóa ngành nghề. Trong nông nghiệp
xây dựng nhiều mô hình sản xuất đa dạng về cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt
trong lĩnh vực ngƣ nghiệp việc nuôi trồng và khai thác thủy sản phát triển
nhanh nhất đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi công nghiệp, đây là mũi đột phá của
ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đồng thời phát triển theo hƣớng bền
vững, công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Trong giai đoạn gần đây đối với lĩnh
vực nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu thì sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi khá rõ nét: ngƣời nông dân có xu hƣớng chuyển đổi từ sản xuất lúa
sang các loại cây trồng khác nhƣ cam, bƣởi, khoai lang, bắp,…Đặc biệt trong
sản xuất lúa ngƣời nông dân cũng có xu hƣớng chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ
sang mô hình cánh đồng mẫu lớn.
2.1.3 Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông
thôn
Một cách tổng quát, cơ cấu nông nghiệp truyền thống bao gồm các ngành
sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Từ xã hội nông
nghiệp bƣớc sang xã hội công nghiệp, nhờ tác động công nghiệp, nông nghiệp
đƣợc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài các ngành truyền thống nhƣ trên
còn có thêm các ngành nhƣ: chế biến lƣơng thực, thực phẩm, chế biến thủy
sản, dịch vụ nông nghiệp, mang tính chuyên môn hóa. Và khi bƣớc sang xã
hội hậu công nghiệp, lại phát sinh thêm những ngành mới nhƣ: công nghệ sinh
học, tin học nông nghiệp, để có ngành nông nghiệp hoàn chỉnh trong tƣơng lai.
Sản xuất nông nghiệp tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của con
9
ngƣời do đó sản xuất nông nghiệp ở mỗi vùng chịu sự tác động mạnh mẽ của
nhu cầu thị trƣờng, thị hiếu, sức mua dân cƣ, chẳng những chịu sự tác động
trực tiếp của thị trƣờng trong nƣớc mà còn chịu ảnh hƣởng cạnh tranh của sản

phẩm ngoại nhập. Cùng tốc độ của tăng trƣởng kinh tế, thu nhập và sức mua
của tầng lớp dân cƣ cũng tăng tƣơng ứng, mức sống đƣợc nâng lên, mặt tích
cực là đã tác động kích thích các ngành sản xuất nông nghiệp phải tăng trƣởng
nhanh để không chỉ đáp ứng về mặt số lƣợng và chất lƣợng do nhu cầu tiêu
dùng đã tăng rất cao và nhu cầu của thị trƣờng xuất khẩu. Chính những đòi hỏi
này về mặt hàng nông sản đặt ra yêu cầu bức xúc phải điều chỉnh chuyển dịch
cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp để có thể sản xuất ra những sản phẩm có
chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu.
2.2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Mạnh Hải và Trần Toàn Thắng (2009) “Các yếu tố tác động đến
chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”. Trong đề tài
nghiên cứu này nhóm hai tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy Probit để phân
tích các yếu tố tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rõ quyết định chuyển
dịch lao động nông nghiệp, nông thôn chịu ảnh hƣởng của các yếu tố: Trình
độ học vấn của ngƣời lao động nông nghiệp, tuổi của lao động, sự có mặt của
các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và sự phát triển của
cơ sở hạ tầng nông thôn, tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp trên tổng thu nhập, tỷ
lệ chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ phi nông nghiệp của hộ trên tổng thu
nhập và yếu tố vùng. Nhƣ vậy mô hình hồi quy Probit là mô hình khá đơn giản
nhƣng là mô hình phân tích có hiệu quả khi biến phụ thuộc là biến nhị nguyên.
Verburg và ctg. (2004) “Determinants of land use change patterns in the
Netherlands”. Bài viết này nghiên cứu về các yếu tố quyết định mô hình thay
đổi sử dụng đất ở Hà Lan. Trong bài nghiên cứu này tác giả đã sử dụng mô
hình logit nhị nguyên để phân tích các yếu tố tác động đến sự thay đổi sử dụng
đất ở Hà Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy: lịch sử thay đổi sử dụng đất cũng
nhƣ những thay đổi sử dụng đất từ năm 1989 đến năm 1996 đã đƣợc nghiên
cứu và cho thấy rằng lịch sử thay đổi sử dụng đất có liên quan chủ yếu đến sự
thay đổi trong môi trƣờng sinh học. Mức độ giải thích là khá thấp vì không có
khả năng để giải quyết sự biến đổi theo thời gian trong các yếu tố vị trí. Đối

với những thay đổi từ năm 1989 đến 1996 đã giải thích kết quả thu đƣợc trong
sử dụng đất ở mức độ cao. Những thay đổi quan trọng nhất trong giai đoạn
này là mở rộng các khu dân cƣ, công nghiệp, thƣơng mại và giải trí. Đặc điểm
của những thay đổi này có thể đƣợc giải thích bởi một sự kết hợp các biện
pháp tiếp cận, chính sách không gian, và các tƣơng tác khu vực. Dựa trên cơ
10
sở những kết quả này có thể xác định những chủ đề ƣu tiên để phân tích
chuyên sâu cho quá trình thay đổi sử dụng đất và đề xuất các yếu tố, các mối
quan hệ, và các quá trình cần phải đƣợc bao gồm trong mô hình thay đổi
hƣớng sử dụng đất và cần đƣa ra chính sách hỗ trợ lập kế hoạch sử dụng đất
hợp lý.
Ebanyat và ctg. (2010) “Drivers of land use change and household
determinants of sustainability in smallholder farming systems of Eastern
Uganda”. Bài viết này nghiên cứu về động cơ của sự thay đổi sử dụng đất và
các yếu tố gia đình của phát triển bền vững trong hệ thống canh tác nông hộ
nhỏ ở Đông Uganda. Hệ thống canh tác quy mô nhỏ ở châu Phi cận Sahara đã
trải qua thay đổi trong sử dụng đất, năng suất và tính bền vững. Sự hiểu biết về
các động cơ đã dẫn đến những thay đổi trong sử dụng đất trong các hệ thống
và các yếu tố ảnh hƣởng đến hệ thống phát triển bền vững là hữu ích để hƣớng
dẫn mục tiêu phù hợp của chiến lƣợc can thiệp để cải thiện. Tác giả đã nghiên
cứu hệ thống canh tác Teso đầu vào thấp ở miền đông Uganda 1960-2001 dựa
trên kết hợp với một so sánh phân tích hệ thống đầu vào tƣơng tự thấp ở miền
nam Mali. Nghiên cứu này cho thấy, chính sách thể chế yếu tố bên cạnh sự
tăng trƣởng dân số đã thúc đẩy những thay đổi sử dụng đất trong các hệ thống
Teso, và cân đối các chất dinh dƣỡng của các hộ nông dân có ít các chỉ số để
xác định tính bền vững của họ. Trong thời gian phân tích của nghiên cứu này,
các phần đất trồng tăng 46-78%, và đồng cỏ xã gần nhƣ hoàn toàn biến mất.
Sự đa dạng theo thời gian, sắn đã vƣợt qua bông và kê trong tầm quan trọng,
và lúa nổi lên nhƣ là một loại cây trồng thay thế. Tác động của bất ổn chính
trị, chẳng hạn nhƣ sự sụp đổ của thị trƣờng bông và tổ chức quản lý đất, sắp

xếp lao động và tăng lên nhiều loại gia súc có liên quan đến các thay đổi.
Năng suất cây trồng trong các hệ thống canh tác kém và cân bằng các chất
dinh dƣỡng khác nhau giữa các loại hình trang trại. Cân đối N, P và K tất cả
đều tích cực cho các trang trại lớn hơn (LF) mà đã có gia súc hơn và thu đƣợc
một tỷ lệ thu nhập lớn hơn từ các hoạt động phi nông nghiệp, trong khi đó trên
các trang trại trung bình (MF), trang trại nhỏ với gia súc (SF1) và không có gia
súc (SF2) cân đối chủ yếu là tiêu cực. Tính bền vững của hệ thống canh tác
đƣợc thúc đẩy bởi chăn nuôi, trồng trọt, lao động và tiếp cận với thu nhập phi
nông nghiệp. Xây dựng quan hệ đối tác tổ chức xung quanh cây trồng theo
hƣớng thị trƣờng có thể là một điểm khởi đầu để khuyến khích đầu tƣ trong sử
dụng nguyên liệu đầu vào chất dinh dƣỡng bên ngoài để tăng năng suất trong
hệ thống canh tác nhƣ châu Phi. Hệ thống đầu vào thấp của các nông hộ ở địa
bàn nghiên cứu bƣớc đầu sẽ cần sự trợ cấp để cung cấp đủ đầu vào có thể thúc
đẩy việc tăng năng suất trƣớc khi nông dân tìm thấy những lựa chọn kinh tế
11
thích hợp hơn. Tuy nhiên, chiến lƣợc can thiệp nên nhận ra sự đa dạng và tính
không đồng nhất giữa các trang trại để đảm bảo sử dụng hiệu quả các đầu vào
bên ngoài.
Rowcroft. (2008) “Frontiers of Change: The Reasons Behind Land-use
Change in the Mekong Basin”. Nghiên cứu này đề cập đến vấn đề biên giới
của sự thay đổi: Các lý do đằng sau thay đổi sử dụng đất trong lƣu vực sông
Cửu Long. Trƣớc tiên, dựa trên kết quả của những nghiên cứu trƣớc tác giả đề
cập đến việc tăng dân số, du canh, và xây dựng đƣờng sá là ba trong những
nguyên nhân phổ biến nhất đƣợc trích dẫn của nạn phá rừng ở lƣu vực sông
Cửu Long và do đó đƣợc sử dụng nhƣ điểm khởi đầu cho các cuộc thảo luận
sau đó trong bài nghiên cứu của tác giả. Trong bài viết này, tác giả đã đƣa ra
nhận định về tác động hai mặt của tăng trƣởng dân số: một mặt tăng trƣởng
dân số sẽ làm gia tăng nạn phá rừng vì khi dân số tăng nhu cầu về nhà ở, việc
làm và thực phẩm cũng sẽ tăng theo kéo theo đó nạn phá rừng để làm nhà ở,
nƣơng rẫy sẽ tăng cao; mặt khác tăng trƣởng dân số cũng có thể tạo ra công

nghệ tiến bộ và thể chế thay đổi góp phần giảm áp lực vào rừng, tăng trƣởng
dân số làm tăng số lao động có sẵn trong nông nghiệp và do đó giảm tiền
lƣơng nông thôn, lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp có thể tăng, trong khi
đó khu vực thành thị có khả năng thu hút lao động dƣ thừa ở vùng nông thôn.
Tiếp theo, tác giả đã nhận định rằng du canh và nghèo đói không phải là
những nguyên nhân thật sự dẫn đến việc thay đổi sử dụng đất ở lƣu vực sông
Cửu Long. Bên cạnh đó, việc xây dựng đƣờng sá cũng là một yếu tố có ảnh
hƣởng tích cực và tiêu cực đến nạn phá rừng. Nhƣ vậy, tăng trƣởng dân số, đói
nghèo, và cơ sở hạ tầng (xây dựng đƣờng sá) không thể cung cấp một sự hiểu
biết đầy đủ về nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thay đổi sử dụng đất. Thay
vào đó, câu trả lời là thể chế kinh tế, qua trung gian của các yếu tố thể chế và
ngày càng bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố toàn cầu, thƣờng xuyên nhất mà điều
khiển thay đổi sử dụng đất. Theo đó, thay đổi sử dụng đất không mong muốn
có thể là do thất bại thị trƣờng, hoặc kinh tế sai lầm. Ngay cả khi thất bại thị
trƣờng có thể không phải là nguyên nhân cơ bản chính của suy giảm rừng
trong mọi trƣờng hợp. Mặc dù, nghiên cứu này có thể không cung cấp các giải
pháp hoàn chỉnh cho vấn đề của sự thay đổi sử dụng đất không mong muốn
nhƣng nó cũng sẽ làm rõ ràng một phần trong việc hỗ trợ quản lý đất đai tốt
hơn và bảo tồn. Trong khi những nguyên nhân chính của sự thay đổi sử dụng
đất vẫn còn đang đƣợc tranh chấp, thì bài viết này cho thấy các yếu tố sự thay
đổi sử dụng đất là một hiện tƣợng cực kỳ phức tạp mà không thể đƣợc giải
thích bằng một số nguyên nhân đơn giản mà chúng có mối quan hệ với nhau.
Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thay đổi không phải là cùng độc quyền nhƣng
12
thƣờng hỗ trợ lẫn nhau, làm cho nó khó khăn để dự đoán chính xác câu trả lời
ngƣời sử dụng đất đối với một chính sách khác nhau và chƣơng trình can
thiệp. Đây không phải là để nói rằng những nỗ lực tốt hơn để hiểu rõ nguyên
nhân thay đổi sử dụng đất trong sông Cửu Long là vô ích. Để có hiệu quả, can
thiệp để giải quyết thay đổi sử dụng đất không mong muốn cần phải đƣợc thực
hiện ở mức độ thích hợp.

Chakir và Parent. (2009) “Determinants of land use changes: A spatial
multinomial probit approach”. Bài báo này nghiên cứu về các yếu tố quyết
định thay đổi sử dụng đất: Một không gian đa thức với cách tiếp cận probit.
Nhóm tác giả đề xuất một mô hình probit đa thức không gian để kiểm tra các
yếu tố quyết định của thay đổi sử dụng đất, ở cấp lô, tại khoa Pháp du Rhones
1992-2003. Bài nghiên cứu này dựa trên một mô hình kinh tế giả định rằng
các chủ đất có thể lựa chọn giữa bốn loại sử dụng đất cho một mảnh đất đƣợc
đƣa ra tại một ngày nhất định: (1) nông nghiệp, (2) rừng, (3) đô thị, và (4)
không sử dụng. Tác giả ƣớc tính một mô hình cho phép cho cả hai biến số và
sự phụ thuộc không gian, và tác giả sử dụng các tính năng để khám phá tầm
quan trọng tƣơng đối của các yếu tố quyết định chủ đất để lựa chọn một cách
cụ thể sử dụng loại đất. Mô hình của tác giả tăng cƣờng sự hiểu biết về sử
dụng đất theo ba cách. Đầu tiên, thay vì dựa vào số liệu tổng hợp nhƣ trong
hầu hết các nghiên cứu trƣớc đây, tác giả sử dụng dữ liệu cấp mảnh đất là quy
mô tƣơng ứng tốt nhất để quyết định kinh tế đƣợc xem xét. Thứ hai, hầu hết
các nghiên cứu hoặc cho rằng chủ đất chỉ có một sự lựa chọn giữa hai sử dụng
đất, để tránh những ƣớc lƣợng của một mô hình đa thức, hoặc họ chiếm nhiều
sự lựa chọn và ƣớc lƣợng mô hình logit đa trong đó giả định giả thuyết IIA.
Kết quả của tác giả cho thấy rằng lựa chọn thay thế sử dụng đất phụ thuộc; do
đó giả định IIA không giữ. Thứ ba, trong khi hầu hết các nghiên cứu trong các
tài liệu dựa trên không gian dữ liệu rõ ràng sử dụng lấy mẫu thƣờng xuyên
không gian để xây dựng một mẫu không gần nhất hàng xóm và do đó thanh
lọc dữ liệu tƣơng quan không gian, tác giả đƣa vào tài khoản phụ thuộc không
gian trong một mô hình probit đa thức đó, kiến thức của tác giả vẫn chƣa đƣợc
thực hiện trong đất sử dụng các nghiên cứu. Kết quả cho thấy sức mạnh của sự
phụ thuộc không gian là rất tích cực và có ý nghĩa. Điều này khẳng định rằng
yếu tố bên ngoài không gian (nhƣ quy hoạch) có thể ảnh hƣởng đến sử dụng
đất. Hơn nữa, ƣớc tính tác động ngẫu nhiên có cấu trúc không gian cũng cho
thấy rằng những thay đổi sử dụng đất là mạnh mẽ bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố
không quan sát đƣợc trong mảnh đất ở khu vực (ví dụ, do quy định chế độ,

quy hoạch chung). Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải giải thích cho sự
13
tƣơng tác không gian giữa các quan sát để xác định chính xác các yếu tố quyết
định thay đổi sử dụng đất.
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là hai xã: Xuân Hiệp và Hòa Bình của
huyện Trà Ôn – tỉnh Vĩnh Long. Huyện Trà Ôn là một trong tám huyện của
tỉnh Vĩnh Long đang thực hiện thí điểm và nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu
lớn. Trong huyện có 2 xã điển hình thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn là
xã Xuân Hiệp với khoảng 96,5 ha và có 176 hộ tham gia và xã Hòa Bình với
khoảng 50ha và có 79 hộ tham gia. Vì vậy đề tài chọn hai xã này để nghiên
cứu sẽ mang tính đại diện cho tổng thể cao.
2.3.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện thông qua việc lập phiếu điều
tra và phỏng vấn trực tiếp 127 hộ ở hai xã Xuân Hiệp và Hòa Bình đang tham
gia sản xuất lúa nhỏ lẻ và sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. Lấy ý
kiến từ các hộ nông dân để thu thập thông tin chung về vùng nghiên cứu. Nội
dung phiếu điều tra gồm: Thông tin khái quát về nông hộ, giới tính, độ tuổi,
trình độ học vấn, lao động tham gia sản xuất lúa, diện tích đất sản xuất, vốn
sản xuất. Thông tin về chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng và của
nhà nƣớc. Các thông tin về thuận lợi, khó khăn về đầu vào và đầu ra trong sản
xuất, để đƣa ra kiến nghị đối với mô hình. Tình hình phân phối số hộ điều tra,
phỏng vấn trực tiếp ở 2 xã Xuân Hiệp và Hòa Bình đƣợc thể hiện cụ thể qua
bảng sau:
Bảng 2.1: Phân phối số hộ điều tra tại các xã trên địa bàn huyện Trà Ôn
(Đvt: Số hộ)

Số quan sát

Tỷ trọng (%)
Hòa Bình
51
40,2
Xuân Hiệp
76
59,8
Tổng
127
100,0
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013
2.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu đƣợc thu thập từ Niên giám thống kê của Cục Thống Kê Vĩnh
Long, báo cáo tổng hợp của phòng nông nghiệp thị trấn Trà Ôn, các tài liệu
14
nghiên cứu cũng nhƣ những nhận định, đánh giá của các nhà chuyên môn
trong lĩnh vực nông nghiệp và tham khảo tài liệu, thông tin có liên quan từ
sách, báo, tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành và mạng internet để mô tả
tình hình kinh tế xã hội, thực trạng sản xuất nông nghiệp nói chung và tình
hình sản xuất lúa nói riêng ở địa bàn nghiên cứu.
2.3.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Để giải quyết các mục tiêu đề tài đã đƣa ra, đề tài sẽ sử dụng các phƣơng
pháp phân tích cụ thể nhƣ sau:
- Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và phƣơng
pháp so sánh để phân tích thực trạng sản xuất nông nghiệp ở huyện Trà Ôn.
- Đối với mục tiêu 2 và 3: Sử dụng mô hình lựa chọn Probit để phân tích
các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất lúa từ sản xuất nhỏ
lẻ sang mô hình cánh đồng mẫu lớn và từ kết quả đó tiến hành phân tích và đề
ra các giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt
hạn chế trong quá trình chuyển đổi. Từ kết quả phân tích và các thông tin thu

thập đƣợc từ các nguồn có liên quan, tác giả đề xuất một số giải pháp để phát
triển mô hình Cánh đồng mẫu lớn theo hƣớng bền vững.
2.3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng trong đề tài nhằm mô tả thực
trạng chung của nông hộ sản xuất lúa ở hai xã Xuân Hiệp và Hòa Bình, huyện
Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Cụ thể nhƣ: độ tuổi, trình độ học vấn, số nhân khẩu
trong gia đình, số lao động gia đình, diện tích đất sản xuất nông nghiệp nói
chung và diện tích đất trồng lúa nói riêng, nguồn vốn sản xuất, lợi nhuận, tình
hình tham gia tập huấn, tham gia các tổ chức đoàn thể của nông hộ.
2.3.2.2 Mô hình Probit
Để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất lúa
từ nhỏ lẻ sang mô hình cánh đồng mẫu lớn tại địa bàn nghiên cứu đề tài sử
dụng mô hình Probit. Phƣơng pháp này cũng giống nhƣ phƣơng pháp hồi quy
tuyến tính nhƣng phƣơng pháp này đƣợc sử dụng phổ biến hơn trong trƣờng
hợp biến đƣợc dự báo là một biến nhị nguyên nhận giá trị 1 và 0.
Giả thuyết của mô hình xác suất nhị nguyên là có một phƣơng trình phản
ứng dƣới dạng
iii
uXY 

*
với
Xi
là biến có thể quan sát đƣợc nhƣng
*
i
Y
là biến không thể quan sát đƣợc.

i

u
theo phân phối chuẩn tắc. Những gì

×