Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

phân tích hiệu quả kĩ thuật của nông hộ trồng lúa trong mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH



NGUYỄN MINH TIẾN




PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KĨ THUẬT CỦA
NÔNG HỘ TRỒNG LÚA TRONG MÔ HÌNH
CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Ở HUYỆN
VĨNH THẠNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số ngành: 52620115









Tháng 8 Năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH


NGUYỄN MINH TIẾN
4105088



PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KĨ THUẬT CỦA
NÔNG HỘ TRỒNG LÚA TRONG MÔ HÌNH
CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Ở HUYỆN
VĨNH THẠNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
HUỲNH THỊ ĐAN XUÂN






Tháng 8 Năm 2013
LỜI CẢM TẠ

Trước tiên em xin cảm ơn đến quý thầy cô của Khoa Kinh Tế - QTKD trường
Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho
em trong suốt hơn ba năm qua. Đặc biệt em gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô
Huỳnh Thị Đan Xuân, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong
suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin cảm ơn các chú, anh, chị trong phòng Nông nghiệp và PTNT ở huyện
Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ, các cán bộ ở hai xã Thạnh Lợi và Thạnh An đã
nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để việc khảo sát nông hộ phục vụ cho
việc điều tra, cũng như cung cấp những thông tin, số liệu thứ cấp để em hoàn thành
tốt luận văn của mình.
Cuối cùng xin cảm ơn ba mẹ, tập thể lớp Kinh Tế Nông Nghiệp 1- K36 đã hết
lòng ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn!.











Cần Thơ, ngày tháng năm
Người thực hiện


TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp
nào khác.



















Cần Thơ, ngày tháng năm

Người thực hiện



NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP



























Cần thơ, ngày tháng năm
Thủ trưởng đơn vị

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lí do chọn đề tài. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể. 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu. 2
1.3.1 Phạm vi không gian 2
1.3.2 Phạm vi thời gian 2
1.3.3 Nội dung nghiên cứu 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4
2.1 Phương pháp luận. 4
2.1.1 Khái niệm nông hộ và kinh tế hộ. 4
2.1.2 Khái niệm sản xuất. 5
2.1.3 Khái niệm hàm sản xuất. 5
2.1.4 Khái niệm hiệu quả. 6
2.1.5 Khái niệm cánh đồng mẫu lớn. 8
2.1.6 Một số khái niệm tài chính trong nghiên cứu. 8
2.1.7 Một số chỉ tiêu tài chính khác. 9
2.2 Phương pháp nghiên cứu 9
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu. 9
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu. 10
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu. 11

2.3 Lược khảo tài liệu 15
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN VĨNH THẠNH THÀNH PHỐ
CẦN THƠ 17
3.1 Giới thiệu tổng quan về huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ 17
3.1.1 Giới thiệu về huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ 17
3.1.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện năm 2012 18
3.2 Khái quát về mô hình cánh đồng mẫu lớn huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần
Thơ 22
3.2.1 Giới thiệu về mô hình cánh đồng mẫu lớn 22
3.2.2 Công tác chuẩn bị và tổ chức thực hiện mô hình 22
3.2.3 Các hoạt động và hỗ trợ đã thực hiện 23
3.2.4 Hiệu quả mang lại từ việc thực hiện mô hình 24
3.3 Tình hình sản xuất lúa nông hộ huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ 27
3.3.1 Đặc điểm các nông hộ trong mẫu điều tra 27
3.3.2 Tình hình sản xuất của nông hộ 31
3.3.3 Kết quả sản xuất của các nông hộ trong hai mô hình 35
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KĨ THUẬT NÔNG HỘ TRỒNG LÚA
HUYỆN VĨNH THẠNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ 41
4.2 Kiểm định các biến trong mô hình cánh đồng mẫu lớn 41
4.1.1 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 41
4.1.2 Kiểm định đa cộng tuyến 41
4.1.3 Kiểm định sự tự tương quan 41
4.2 Kiểm định các biến ngoài mô hình cánh đồng mẫu lớn 42
4.2.1 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 42
4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến 42
4.2.3 Kiểm định sự tự tương quan 43
4.3 Phân tích và so sánh hiệu quả kĩ thuật của nông hộ trồng lúa trong cánh
đồng mẫu lớn và nông hộ trồng lúa ngoài cánh đồng mẫu lớn 43
4.4 Phân tích và so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật của nông
hộ trồng lúa trong cánh đồng mẫu lớn và nông hộ trồng lúa ngoài cánh đồng

mẫu lớn 46
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
5.1 Kết luận 51
5.2 Kiến nghị 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
































DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Số hộ được chọn để phỏng vấn 11
Bảng 2.2 Kì vọng các biến độc lập trong mô hình 11
Bảng 3.1 Diện tích, dân số và mật độ dân số trung bình qua các năm 18
Bảng 3.2 Tình hình sản xuất lúa qua các năm 19
Bảng 3.3 Tình hình chăn nuôi qua các năm 20
Bảng 3.4 Diện tích và sản lượng thủy sản năm 2013 21
Bảng 3.5 Diện tích đất trồng lúa của nông hộ 26
Bảng 3.6 Tổng hợp thông tin về nông hộ sản xuất 27
Bảng 3.7 Số nông hộ tham gia sản xuất 28
Bảng 3.8 Lượng giống gieo sạ của nông hộ 29
Bảng 3.9 Lượng phân bón của nông hộ 29
Bảng 3.10 Lượng phân bón nguyên chất theo khuyến cáo 33
Bảng 3.11 Tập huấn của nông hộ 34
Bảng 3.12 Phương pháp sạ của nông hộ 34
Bảng 3.13 Các biện pháp kĩ thuật của nông hộ 35
Bảng 3.14 Lí do tham gia vào mô hình cánh đồng mẫu lớn của nông hộ 36
Bảng 3.15 Chi phí sản xuất lúa trung bình của nông hộ 36
Bảng 3.16 Chi phí giống trung bình của nông hộ 37
Bảng 3.17 Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính 39
Bảng 4.3 So sánh kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ
trong hai mô hình 43

Bảng 4.4 So sánh kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật của nông
hộ trong hai mô hình 46





















DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân phối 6
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ 17
Hình 3.2. Diện tích trong mô hình cánh đồng mẫu lớn 26
Hình 3.3. Trình độ văn hóa của chủ hộ 29

Hình 3.4. Tổng chi phí sản xuất hai mô hình 36






































DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TPCT: Thành phố Cần Thơ
NN & PTNN: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
ĐBSCL: Đồng bằng song Cửu Long
CĐML: Cánh đồng mẫu lớn
GAP: thực hành nông nghiệp tốt
STT: số thứ tự
TT: thị trấn
IPM: quản lí dịch hại tổng hợp
MLE: phương pháp ước lượng khả năng lớn nhất
LĐGĐ: số lao động gia đình


1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong sản xuất nông nghiệp, việc tham gia áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào
canh tác lúa, đặc biệt là sản xuất lúa trong mô hình cánh đồng mẫu lớn là một
trong những mục tiêu hàng đầu của bà con nông dân huyện Vĩnh Thạnh thành

phố Cần Thơ.
Mô hình cánh đồng mẫu lớn là một mô hình nổi bật mang lại nhiều hiệu
quả thiết thực cho nông dân, được nhiều nhà nông ủng hộ. Mô hình này giúp
hạn chế các loại dịch hại, giảm số lần phun thuốc, giúp tiết giảm chi phí sản
xuất mà điển hình là đảm bảo số lượng và chất lượng hạt thóc sau thu hoạch,
góp phần tăng thêm thu nhập.
Huyện Vĩnh Thạnh TPCT là một trong những địa phương đi đầu trong
việc áp dụng thành công mô hình canh tác lúa mới cũng như áp dụng nhiều
tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất lúa. Theo kế hoạch năm 2013, Vĩnh Thạnh phấn
đấu xây dựng 12 cánh đồng mẫu lớn, diện tích duy trì trên 2.630 ha. Tuy nhiên
chỉ mới ở vụ Đông Xuân 2012 – 2013, huyện đã phát triển được 15 mô hình
CĐML, diện tích mở rộng trên 3.509 ha. Mô hình vừa được triển khai đã đem
lại hiệu quả nhiều mặt trong sản xuất lúa, gạo; vừa tạo ra lượng lúa hàng hóa
lớn phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; vừa góp phần phát triển kinh tế trong
vùng, trong nước và gia tăng thu nhập cho người trồng lúa.
Bên cạnh những thuận lợi của mô hình, cũng đi đôi với những trở ngại
do mô hình còn khá mới, nông dân chưa quen với việc sản xuất lúa theo quy
mô lớn, khiến việc thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn còn gặp nhiều bất
cập. Đa phần người nông dân chưa tiếp cận được nhiều với quy trình sản xuất
lúa theo hướng VietGap; trình độ người nông dân chưa đồng đều nên việc tiếp
thu khoa học kĩ thuật còn hạn chế; nhận thức về lợi ích canh tác lúa chưa được
cao. Nếu người nông dân có đầy đủ thông tin cũng như tiếp cận được với
nhiều tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất thì họ sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn như
tạo ra lúa chất lượng tốt hơn, giảm chi phí góp phần tăng thu nhập. Hơn nữa,
việc phát triển và nhân rộng mô hình vẫn còn nhiều trở ngại do người nông
dân chưa nhận thức chính xác về những lợi ích mang lại từ việc áp dụng kĩ
thuật vào sản xuất lúa theo CĐML hay sự liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu
thụ lúa gạo.
Nhận thấy tầm ảnh hưởng quan trọng của mô hình cánh đồng mẫu lớn
đến đời sống người nông dân ở địa bàn nghiên cứu nên em đã quyết định chọn



2
đề tài “Phân tích hiệu quả kĩ thuật của nông hộ trồng lúa trong mô hình cánh
đồng mẫu lớn ở huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ ”.
Việc phân tích đề tài này nhằm tìm hiểu tình hình trồng lúa trong việc áp
dụng hiệu quả kĩ thuật trong mô hình cánh đồng mẫu lớn từ đó đề xuất những
giải pháp giúp hạn chế các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng không tốt để nâng cao
hiệu quả trong mô hình, đồng thời tiếp tục phát huy những lợi thế nhất định
mà mô hình đã mang lại để tiến tới xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn bền
vững trong tương lai.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kỹ thuật trồng lúa của nông hộ trong mô hình cánh
đồng mẫu lớn ở huyện Vĩnh Thạnh TPCT từ đó đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả kĩ thuật trong sản xuất lúa cho người nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh
TPCT.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình sản xuất lúa của nông hộ trong và ngoài mô hình
cánh đồng mẫu lớn ở huyện Vĩnh Thạnh TPCT.
- Phân tích và so sánh hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng lúa của nông
hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn và nông hộ trồng lúa ngoài cánh đồng
mẫu lớn ở huyện Vĩnh Thạnh TPCT.
- Phân tích và so sánh các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật của
nông hộ trồng lúa trong cánh đồng mẫu lớn và nông hộ trồng lúa ngoài cánh
đồng mẫu lớn ở huyện Vĩnh Thạnh TPCT.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại huyện Vĩnh Thạnh TPCT là nơi có
nhiều hộ nông dân tham gia sản xuất lúa, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng là

giống nhau thuận lợi cho việc thu thập số liệu sơ cấp từ các nông hộ.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2013 – 11/2013.
Các số liệu thứ cấp phân tích tại huyện Vĩnh Thạnh TPCT lấy từ năm
2011 – 6/2013.
Các số liệu sơ cấp thu thập từ mùa vụ gần nhất của năm 2013 là vụ Hè
Thu, kéo dài trong hai tháng, từ tháng 3/2013 – 5/2013, gieo sạ tập trung chủ
yếu trong tháng 3 và tháng 4/2013.



3
1.3.3. Nội dung nghiên cứu
Trong nội dung nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung phân tích và so sánh hiệu
quả kĩ thuật của cánh đồng mẫu lớn và các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất
của nông hộ trồng lúa vụ Hè Thu 2013.



























4
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm nông hộ và kinh tế hộ
- Nông hộ (hộ nông dân) là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong
nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan
hệ huyết tộc sống chung một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành
các hoạt động sản xuất nông nghiêp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu
cầu của các thành viên trong hộ. (Trần Quốc Khánh, 2005).
Nông hộ có các đặc trưng:
+ Mục đích sản xuất của nông hộ là sản xuất ra nông, lâm sản phục vụ
cho nhu cầu của chính họ. Vì vậy, hộ nông dân chỉ sản xuất ra cái họ cần, khi
sản xuất không đủ tiêu dùng họ thường điều chỉnh nhu cầu, khi sản xuất dư
thừa họ có thể đem sản phẩm dư thừa để trao đổi trên thị trường, nhưng đó
không phải là mục tiêu chính của hộ nông dân.
+ Sản xuất của hộ nông dân dựa trên công cụ sản xuất thủ công, trình

độ canh tác lạc hậu, trình độ khai thác tự nhiên thấp.
+ Hộ nông dân có sự gắn bó của các thành viên cùng huyết thống, về
quan hệ hôn nhân, có lịch sử và truyền thống lâu đời.
- Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội,
tồn tại và phát triển lâu dài có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và
quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ
phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng
cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện mọi mặt đời
sống ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng
thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ.
Kinh tế nông hộ luôn gắn liền và chịu tác động mạnh mẽ của những yếu
tố và điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi địa phương, mỗi
vùng lãnh thổ. Sự khác nhau về đất đai, khí hậu, môi trường sinh thái cũng
như về trình độ sản xuất và tập quán sinh sống giữa các vùng vừa tạo ra tính
đa dạng trong kinh tế nông hộ đồng thời cũng tạo ra những nét khác biệt và
đặc thù về cả quy mô, cấu trúc lẫn phương thức và trình độ phát triển.




5
2.1.2. Khái niệm sản xuất
Sản xuất là một quá trình kết hợp các nguồn lực hoặc các yếu tố đầu
vào của sản xuất được sử dụng để tạo ra sản phẩm đầu ra hoặc dịch vụ mà
người tiêu dùng có thể dùng được.
Yếu tố đầu vào: là các loại hàng hóa và dịch vụ dùng để sản xuất ra
hàng hóa dịch vụ khác. Trong sản xuất lúa thì các yếu tố đầu vào bao gồm:
giống, phân bón, thuốc nông dược, đất, nước, lao động, vốn, máy móc thiết
bị
Yếu tố đầu ra (sản phẩm): hàng hóa và dịch vụ được tạo ra từ quá trình

sản xuất, thường được đo bằng sản lượng.
Mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và số lượng sản phẩm
đầu ra của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất.
2.1.3 Khái niệm hàm sản xuất
Mô tả mối quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các nguồn lực đầu vào để
sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó.
Dạng tổng quát: Y = f (X
1
, X
2
, , X
n
)
Trong đó: Y là sản lượng đầu ra và xi = (1, 2, 3….n) là các yếu tố đầu
vào. Các biến trong hàm sản xuất được giả định là dương, liên tục và các yếu
tố đầu vào được xem là có thể thay thế cho nhau tại mỗi mức sản lượng.
Hàm sản xuất cho biết mức sản lượng tối đa được tạo ra ứng với mỗi
phương án kết hợp các yếu tố đầu vào cho trước. Các yếu tố đầu vào bao gồm
các yếu tố cố định (là những yếu tố được nông dân sử dụng một lượng cố định
và nó không ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất như: chi phí nhiên liệu, chi phí
máy bơm nước, …) và các yếu tố biến đổi (là những yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp đến năng suất như: giống, lao động, phân bón, thuốc nông dược,…)
Trong đó hàm Cobb-Douglas được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt trong
sản xuất nông nghiệp. Các ông Cobb và Douglas thấy rằng logarit của sản
lượng Y và của các yếu tố đầu vào Xi thường quan hệ theo dạng tuyến tính.
Do vậy hàm sản xuất được viết dưới dạng:
lnY = lnβ
0
+ β
1

lnX
1
+ β
2
lnX
2
+ …+ β
k
lnX
k

Trong đó: Y và X
i
(i = 1, 2, …., k) lần lượt là các lượng đầu ra đầu vào
của quá trình sản xuất. Hằng số β
0
có thể được gọi là tổng năng suất nhân tố,
biểu diễn tác động của các yếu tố nằm ngoài những yếu tố đầu vào có trong
hàm sản xuất. Những yếu tố này có thể là sự tiến bộ công nghệ, sự hiệu quả.
Với cùng lượng đầu vào X
i
, β
0
càng lớn sản lượng tối đa đạt được sẽ càng lớn.


6
Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE sẽ cho thấy các hệ số (β) và
dấu của hệ số thể hiện mối quan hệ thuận (+) và nghịch (-) của các yếu tố đầu
vào với năng suất (Y).

2.1.4 Khái niệm về hiệu quả
2.1.4.1 Khái niệm hiệu quả
Theo Farrell, hiệu quả được định nghĩa là khả năng sản xuất ra một mức
đầu ra cho trước từ một khoản chi phí thấp nhất. Do vậy, hiệu quả của một nhà
sản xuất riêng lẻ có thể được đo lường bằng tỷ số giữa chi phí tối thiểu và chi
phí thực tế để sản xuất ra mức đầu ra cho trước đó. Định nghĩa này bao gồm
một gói chứa hai chi tiêu hiệu quả khác là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân
phối (hay còn gọi là hiệu quả giá). Hiệu quả kĩ thuật đề cập đến khả năng tạo
ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào thấp nhất hay khả năng
tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ lượng một lượng đầu vào cho trước, ứng với
một trình độ công nghệ nhất định. Hiệu quả phân phối là khả năng lựa chọn
được một lượng đầu vào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên (marginal
revenue porduct) của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó.
2.1.4.2. Khái niệm hiệu quả theo cách tiếp cận đầu vào
Các loại hiệu quả trên có thể được biểu diễn bởi hình 2.1. Xét một quá
trình sản xuất sử dụng 2 đầu vào là X
1
và X
2
để sản xuất ra một loại sản phẩm
Y với giả định hiệu xuất theo quy mô cố định (constant returns to scale).





















Hình 2.1 Hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân phối
X
1
Y




X
2
Y




O
Y
R’
R

P
S


7
Ta có đường đẳng lượng đơn vị YY

(unit isoquant), biểu diễn phối hợp
đầu vào nhỏ nhất có thể tạo ra một đơn vị sản phẩm. Do vậy, bất kỳ phối hợp
nào nằm trên đường YY

được xem là đạt hiệu quả kỹ thuật, trong khi những
điểm nằm phía trên và về phía phải của đường đẳng lượng chẳng hạn điểm P,
biểu diễn sự kém hiệu quả bởi vì chúng cần nhiều đầu vào hơn mức tối thiểu
để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm. Khoảng cách RP dọc theo đường OP đo
lường mức kém hiệu quả của nhà sản xuất đang nằm tại P. Khoảng cách này
đo lường tỷ lệ mà các đầu vào có thể được thu nhỏ lại mà không làm giảm sản
lưởng. Mức kém hiệu quả tại điểm P thường được đo lường bằng tỷ lệ %, và
do đó nó là tỷ số RP/OP, và do vậy mức hiệu quả kỹ thuật (TE) sẽ là 1 –
RP/OP = OR/OP.
Bây giờ, giả sử giá cả trên thị trường được biết trước và tỷ lệ giá giữa 2
đầu vào được cho bởi độ dốc của đường đẳng phí CC

. Khoảng cách SR sẽ đo
lường mức kém hiệu quả phân phối. Nếu tính theo tỷ lệ % thì đó là tỷ lệ số
SR/OR. Đối với phối hợp đầu vào có chi phí tối thiểu được cho bởi điểm R

, tỷ
số trên biểu diễn sự cắt giảm chi phí mà nhà sản xuất có thể đạt được nếu họ
dịch chuyển từ phối hợp đầu vào có hiệu quả kỹ thuật (R) nhưng không có

hiệu quả phân phối đến phối hợp vừa có hiệu quả kỹ thuật lẫn phân phối (R

).
Do vậy, hiệu quả phân phối (AE) của nhà sản xuất có điểm P được cho bởi tỷ
số OS/OR.
Kết hợp các khái niệm về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối,
Farrel (1957) đưa ra khái niệm hiệu quả tổng cộng hay hiệu quả kinh tế (EE),
được đo lường bằng tích số của 2 loại hiệu quả trên:
EE = TE x AE = OR /OP x OS / OR = OS / OP.
Trong đó khoảng cách SP có thể được xem là khoảng chi phí được cắt
giảm để đạt hiệu quả kinh tế.
2.1.4.3 Hàm giới hạn hiệu quả
Theo định nghĩa hàm sản xuất cho biết sản lượng tối đa có thể được tạo
ra từ một mức đầu vào cho trước. Tương tự, hàm lợi nhuận cho lợi nhuận tối
đa có thể đạt được ứng với các mức giá đầu vào và giá đầu ra cho trước. Thuật
ngữ tối đa có ý nghĩa quan trọng trong việc ước tính hiệu quả. Để ước tính giá
trị tối đa, các hàm giới hạn có thể áp dụng để định ra mức giới hạn có thể có
đối vớ mức quan sát. Với hàm giới hạn, những điểm được quan sát chỉ nằm
một bên của đường giới hạn. Khoảng cách giữa các thể được quan sát với
đường giới hạn có thể được xem lả thước đo của mức kém hiệu quả.
Nhiều bài nghiên cứu sử dụng phép ước lượng bình phương bé nhất
(OLS), chỉ biểu diễn các mức đầu ra trung bình mà không phải là mức tối đa,
phép ước lượng khả năng tối đa (MLE) có thể hữu hiệu hơn bởi vì nó cho


8
phép phần sai số e của các hàm giới hạn không đối xứng và nằm một bên
đường giới hạn.
2.1.4.4. Hiệu quả kĩ thuật
Hiệu quả kỹ thuật (MLE) là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất

định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là
một thành phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt hiệu quả kinh tế thì
trước hết phải đạt được hiệu quả kỹ thuật. Trong trường hợp tối đa hóa lợi
nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng
với mức nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật
dùng để chỉ kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất
định. Hệ số hiệu quả kỹ thuật TE của đơn vị sản xuất là: TE = 1 = 100%.
2.1.5. Khái niệm cánh đồng mẫu lớn
Theo Vũ Trọng Bình, Cánh đồng mẫu lớn là những cánh đồng có thể có
một hoặc nhiều chủ, nhưng có cùng quy trình sản xuất, cùng kế hoạch tiêu thụ
sản phẩm, cung ứng đồng đều và ổn định về số lượng và chất lượng theo yêu
cầu thị trường dưới một thương hiệu nhất định.
Khi tham gia vào mô hình cánh đồng mẫu lớn, nông dân mang lại nhiều
lợi ích to lớn của hành động tập thể. Lợi ích của hành động tập thể do thực
hiện trên cùng một cánh đồng lớn bao gồm: i) đạt tính kinh tế quy mô; ii) giảm
chi phí sản xuất, chi phí giao dịch; iii) tăng khả năng tiếp cận với công nghệ,
nguồn lực sản xuất và thị trường mới; iv) tăng vị thế đàm phán và khả năng
cạnh tranh; v) nâng cao năng lực về tổ chức và nâng cao kiến thức nhờ vào sự
chia sẻ kinh nghiệm trong nhóm; vi) chia sẻ rủi ro. Những lợi ích hành động
tập thể mang lại là vượt trội mà hành động riêng lẻ không thể nào tạo ra được.
2.1.6. Một số khái niệm tài chính sử dụng trong nghiên cứu
2.1.6.1. Khái niệm chi phí
Chi phí là tất cả những hao phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh
doanh để tiêu thụ sản phẩm hay là toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất ra một sản
phẩm nhất định.
Chi phí gồm có hai loại: định phí và biến phí. Sự thay đổi của tổng chi
phí là do sự biến đổi của biến phí. Khi sản lượng bằng không đồng nghĩa với
việc không sản xuất lúc này chi phí bằng định phí.
Chi phí = Biến phí + Định phí.
Định phí là chi phí cố định không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Chi

phí cố định là khoản phí mà doanh nghiệp (hộ gia đình) buộc phải bỏ ra trong
quá trình sản xuất hay ngay cả khi doanh nghiệp (hộ gia đình) ngừng sản xuất
vẫn phải chịu chi phí này.


9
Biến phí là chi phí biến đổi là những khoản chi phí tăng giảm theo sự
tăng giảm của sản lượng. Doanh nghiệp (hộ gia đình) không phải chịu khoản
phí này khi ngừng sản xuất.
2.1.6.2. Khái niệm doanh thu
Doanh thu là giá trị sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ
sản phẩm tức là tất cả số tiền mà nông hộ nhận được sau khi bán sản phẩm.
Hay nói cách khác doanh thu chính bằng sản lượng lúa khi thu hoạch nhân
với giá bán.
Doanh thu = Sản lượng x Đơn giá
2.1.6.3. Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận là khoản chênh lệnh giữa doanh thu và chi phí bỏ ra.
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Có 2 loại lợi nhuận: lợi nhuận không tính công lao động gia đình và lợi
nhuận có tính công lao động gia đình (hay còn gọi là thu nhập).
2.1.7. Một số chỉ tiêu tài chính khác
* Doanh thu trên chi phí
Doanh thu trên chi phí (DT/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí
đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu chỉ số
DT/CP nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu DT/CP bằng 1 thì người sản
xuất hoà vốn, DT/CP lớn hơn 1 người sản xuất mới có lời.
DT/CP = Doanh thu / Chi phí
* Lợi nhuận trên chi phí
Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí
bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu LN/CP

là số dương người sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt.
LN/CP = Lợi nhuận / Chi phí
*Lợi nhuận trên doanh thu
Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): tỷ số này phản ánh trong một đồng
doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữ lại được bao
nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra, đây chính là tỷ suất lợi nhuận.
LN/DT = Lợi nhuận / Doanh thu
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu thuộc huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ. Lí do
chọn vùng này để nghiên cứu là vì nơi đây là một trong những huyện có diện
tích trồng lúa lớn nhất thành phố Cần Thơ, cũng như tập trung đông những
nông hộ tham gia vào mô hình cánh đồng mẫu lớn. Ngoài ra nông hộ ở địa


10
phương này có truyền thống trồng lúa lâu đời nên sẽ thuận tiện trong việc thu
thập số liệu phỏng vấn, làm cho tính đại diện của số liệu cũng cao hơn.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu được thu thập từ Niên giám thống kê huyện Vĩnh Thạnh TPCT
trong năm 2012, các báo cáo tổng hợp về hoạt động sản xuất nông nghiệp và
hoạt động sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn của huyện, thông tin
có liên quan từ sách, báo, tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành để mô tả tình
hình kinh tế xã hội, thực trạng sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa
theo cánh đồng mẫu lớn nói riêng ở địa bàn nghiên cứu.
2.2.2.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập từ mùa vụ gần nhất của năm 2013 là vụ Hè
Thu bằng cách tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ sản xuất lúa trong mô
hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện Vĩnh Thạnh TPCT từ 9/2013 – 11/2013.

Với địa bàn rộng, kinh phí cũng như thời gian có hạn nên phương pháp
chọn mẫu được sử dụng trong đề tài là phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Tổng số mẫu được lấy chính thức là 80 để đảm bảo tính đại diện cho
tổng thể đồng thời cân nhắc về thời gian, chi phí và nhân lực. Cụ thể chọn mẫu
đại diên ngẫu nhiên từ 40 hộ tại 2 xã thuộc huyện Vĩnh Thạnh có hộ nông dân
trồng lúa trong mô hình cánh đồng mẫu lớn và chọn mẫu ngẫu nhiên đại diện
40 hộ tại 2 xã thuộc huyện Vĩnh Thạnh trồng lúa ngoài cánh đồng mẫu lớn.
Cách chọn mẫu:
Qua khảo sát ở ấp Thầy Kí có 208 hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu
lớn, còn xã Thạnh Lợi là 161 hộ.
Tổng số hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn ở hai xã: 369 hộ.
Xã Thạnh An chiếm (208/369) x 100 = 56,37% tổng số hộ tham gia ở
hai xã
Xã Thạnh Lợi chiếm (100% - 56,37%) = 43,63% tổng số hộ tham gia ở
hai xã
Đề tài chọn ngẫu nhiên 40 hộ trong mô hình thuộc hai xã
Xã Thạnh An chiếm 56,37% x 40 hộ = 22,58 hộ = 23 hộ
Xã Thạnh Lợi chiếm 46,63% x 40 hộ = 17,45 hộ = 17 hộ
Tương tự lấy 40 hộ ngẫu nhiên ngoài mô hình cánh đồng mẫu và chọn
ra 23 hộ thuộc xã Thạnh An và 17 hộ thuộc xã Thạnh Lợi để khảo sát. Cụ thể:






11
Bảng 2.1 Số hộ được chọn để phỏng vấn



Trong mô hình cánh
đồng mẫu lớn
(hộ)
Ngoài mô hình cánh
đồng mẫu lớn
(hộ)
Thạnh An
23
23
Thạnh Lợi
17
17
Tổng
40
40
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 nông hộ huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ
Các bước thu thập số liệu:
- Khảo sát thông tin nông hộ trong mô hình từ trung tâm Khuyến nông
huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ.
- Tiến hành điều tra số liệu tại địa bàn nghiên cứu dưới sự hướng dẫn
của cán bộ nông nghiệp tại xã.
- Kiểm tra tính hợp lí của số liệu.
2.2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
2.2.3.2. Hàm hiệu quả kĩ thuật
Dựa vào đặc điểm của bộ số liệu trong bài nghiên cứu thì mô hình
Cobb-Douglas không có biến thời gian có dạng sau:
ln Y
i
= β
0

+ β
1
lnX
1
+ β
2
lnX
2
+ β
3
lnX
3
+ β
4
lnX
4
+ β
5
lnX
5
+ β
6
lnX
6
+ V
i
- U
i
(1)
Trong đó

Y
i
là năng suất lúa sản xuất được của hộ i
X
1i
là số lượng giống (kg/1000m
2
)
X
2i
là lượng phân đạm nguyên chất (kg/1000m
2
)
X
3i
là lượng phân lân nguyên chất (kg/1000m
2
)
X
4i
là lượng phân kali nguyên chất (kg/1000m
2
)
X
5i
là chi phí thuốc BVTV (đồng/1000m
2
)
X
6i

là số ngày công lao động gia đình (ngày/1000m
2
)
Bảng 2.2. Kì vọng các biến độc lập trong mô hình
Tên biến
Kí hiệu biến
Kì vọng
Lượng giống
X
1
-
Lượng đạm nguyên chất
X
2
-
Lượng lân nguyên chất
X
3

+
Lượng kali nguyên chất
X
4
+
Chi phí thuốc BVTV
X
5
+
Số ngày công LĐGĐ
X

6
+
Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc.
Dấu “-” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc.
+ Số lượng giống: đây là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất, lượng
giống gieo sạ trên một đơn vị diện tích (1000m
2
) có ảnh hưởng rất lớn đến
năng suất của lúa khi thu hoạch. Lượng giống gieo sạ cho ta biết được mật độ


12
gieo trồng của hộ. Yếu tố này được đưa vào mô hình nhằm mục đích là để
xem xét khi lượng giống gieo sạ được sử dụng tăng thêm thì năng suất sẽ tăng
hay giảm tối đa là bao nhiêu, với giả định các yếu tố đầu vào khác không đổi.
Lượng giống sử dụng có đơn vị là kg/1000m
2
. Yếu tố này phản ánh ảnh hưởng
của mật độ giống đến năng suất, được kì vọng mang dấu (-) nhằm mong muốn
nông hộ có thể tăng được năng suất qua việc tiết giảm lượng giống gieo sạ, sử
dụng theo đúng khuyến cáo của các cán bộ khuyến nông là sạ thưa để hạn chế
dịch hại, sâu bệnh tấn công.
+ Lượng phân N, lượng phân P, lượng phân K: số %N, %P, %K có
trong các loại phân hỗn hợp mà nông dân sử dụng như: NPK (16-16-8), NPK
(20-20-15), Urê (46%N)…ảnh hưởng đến năng suất. Đây là một yếu tố đầu
vào quan trọng, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển.
Cụ thể,
Phân N: thúc đẩy cây trồng tăng trưởng mạnh, kích thích lúa đẻ chồi,
bộ lá phát triển và xanh đậm, tăng số hạt trên bông, tăng tỉ lệ hạt chắc và hàm
lượng protein trong hạt. Biến phân đạm được kì vọng mang dấu (-) với mong

muốn năng suất lúa của nông hộ được cải thiện thông qua việc giảm sủ dụng
phân đạm bởi ở vụ Hè Thu do chịu ảnh hưởng xấu của thời tiết như mưa kéo
dài, nên các nông hộ thường bón khá nhiều phân đạm ảnh hưởng đến thời gian
sinh trưởng của lúa kéo dài, trổ và chín chậm, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát
triển và gây giảm năng suất.
Phân P: giúp cho cây lúa có bộ rễ phát triển mạnh, tăng hiệu quả sử
dụng phân đạm, sớm phục hồi sau khi cấy, cho nhiều hạt chắc và phẩm chất
cao, lúa chín sớm và đều. Biến phân lân được kì vọng mang dấu (+) để giúp
cho nông hộ tăng hiệu quả trong việc cải thiện năng suất bằng cách tăng mạnh
việc sử dụng phân lân để bù đắp sự ảnh hưởng xấu của thời tiết vụ Hè Thu đến
cây lúa, giúp cây phát triển tốt, có sức chống chịu cao. Bên cạnh đó việc bón
thừa phân lân không gây hại gì đến cây lúa, chỉ lưu tồn trong vụ sau.
Phân K: xúc tiến quá trình quang hợp, hình thành và vận chuyển các
chất dinh dưỡng, chất bột đường trong cây. Ngoài ra phân Kali còn giúp cây
chống đỗ ngã, giảm tác dụng vươn lóng, vươn lá do bón thừa đạm, tăng khả
năng chống chịu với sâu bệnh và tăng phẩm chất hạt gạo. Tương tự phân lan,
biến phân kali cũng được kì vọng mang dấu (+) để bổ sung thêm các chất quan
trọng và cần thiết để cây lúa phát triển tốt, góp phần tăng năng suất. Việc kết
hợp sử dụng phân lân và kali một cách hài hòa sẽ giúp cho năng suất đạt hiệu
quả cao.
+ Lượng thuốc bảo vệ thực vật: thuốc bảo vệ thực vật cũng là yếu tố rất
quan trọng trong việc sản xuất. Sử dụng thuốc nông dược trị bệnh trên cây
trồng, thuốc trừ sâu hại giúp hạn chế các loại dịch hại và làm gia tăng năng


13
suất. Bên cạnh đó còn có các loại thuốc dưỡng giúp cho thân cứng tránh đổ
ngã, hạt lúa sáng và chắc hạt. Với giả định các yếu tố đầu vào khác không đổi
thì yếu tố này được đưa vào mô hình nhằm xem xét khi tăng thêm chi phí
thuốc BVTV lên thì năng suất sẽ thay đổi thế nào trong mô hình. Biến này

được kì vọng mang dấu (+) là do ở vụ Hè Thu thời tiết xấu nên sâu bệnh, dịch
hại xuất hiện nhiều, nên vai trò của việc sử dụng thuốc BVTV là vô cùng quan
trọng để cải thiện năng suất, nhưng các nông hộ cần tuân thủ đúng nguyên tắc
sử dụng để tránh dùng quá liều tránh gây hại tới năng suất.
+ Số ngày công lao động gia đình: để có thể sản xuất thì lực lượng lao
động có thể xem là điều rất quan trọng và cần thiết. Lao động gia đình đều
tham gia trực tiếp vào các khâu sản xuất lúa như: khâu làm và chuẩn bị đất,
gieo sạ, bón phân, phun xịt thuốc BVTV, dặm lúa, thu hoạch (cắt, phơi, sấy),
vận chuyển, Mục đích của việc đưa yếu tố số lao động gia đình vào mô hình
để xem xét khi tăng thêm lượng lao động gia đình lên thì năng suất lúa thay
đổi thế nào, với giả định các yếu tố đầu vào khác không đổi. Việc sử dụng lao
động gia đình thay cho việc thuê lao động cũng là cách giúp cho nông hộ tiết
kiệm khá nhiều chi phí, góp phần tăng thêm thu nhập cho nông hộ. Biến này
cũng được kì vọng mang dấu (+) với mong muốn các nông hộ phát huy tối đa
vai trò của nguồn lao động sẵn có để tăng năng suất nhờ vào việc các thành
viên trong gia đình từng hộ sống cùng nhau trên mảnh ruộng từ lâu nên các
điều kiện về sản xuất cũng như kĩ thuật canh tác đã thuần thục, nên năng suất
đạt được sẽ hiệu quả hơn là thuê lao động.
2.2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
Ui trong công thức (1) là hàm phi hiệu quả kỹ thuật (technical
inefficiency function), hàm này được sử dụng để giải thích các yếu tố ảnh
hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật hay ngược lại là hiệu quả kỹ thuật. Hàm phi
hiệu quả kỹ thuật có dạng sau:
TIE
i
= U
i
= σ
0
+ σ

1
Z
1
+ σ
2
Z
2
+ … +σ
9
Z
9
Trong đó:
TIE
i
là hệ số phi hiệu quả kỹ thuật của hộ i.
Z
1,
Z
2
, …, Z
9
là các yếu tố tác động đến phi hiệu quả kỹ thuật hoặc
ngược lại là hiệu quả kỹ thuật.
Z
1
là trình độ học vấn của chủ hộ (số năm đi học của chủ hộ) (năm).
Z
2
là kinh nghiệm của chủ hộ (số năm thâm niên trồng lúa) (năm).
Z

3
là diện tích đất sản xuất của chủ hộ (1000m
2
).
Z
4
là số lao động thuê tham gia sản xuất (người/1000m
2
).
Z
5
là biến mức độ tham gia tập huấn kỹ thuật của hộ (biến giả: 1 = có
tham gia tập huấn; 0 = không có tham gia tập huấn).


14
Z
6
là biến phương pháp sạ hàng (biến giả: 1 = sạ hàng; 0 = sạ tay).
Z
7
, Z
8
, Z
9
lần lượt là mô hình IPM, chương trình 3 giảm 3 tăng, mô
hình 1 phải 5 giảm (biến giả: 1 = có áp dụng; 0 = không áp dụng).
+ Học vấn: Đây là biến ngoại sinh chỉ có tác động đến hiệu quả kỹ
thuật góp phần làm thay đổi năng suất lúa chứ không phải là yếu tố trực tiếp
ảnh hưởng đến quá trình canh tác cũng như năng suất lúa. Học vấn của chủ hộ

phản ánh trình độ và khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật của
chủ hộ. Điều này góp phần tác động đến năng suất nên biến được chọn và đưa
vào mô hình. Nhằm xem xét giữa những người có trình độ học vấn khác nhau
thì có ảnh hưởng như thế nào đến việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất. Biến này được đo lường bằng số năm đi học của chủ hộ (đơn vị tính là
năm);
+ Kinh nghiệm: Kinh nghiệm trồng lúa của chủ hộ thể hiện số năm
mà chủ hộ bắt đầu canh tác lúa đến nay. Kinh nghiệm cũng là yếu tố ngoại
sinh chỉ tác động đến hiệu quả kỹ thuật và năng suất. Yếu tố này cũng thể hiện
xem khả năng tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật và việc áp dụng chúng
vào sản xuất của người nhiều năm kinh nghiệm so với những người khác là
như thế nào. Đó cũng là mục đích của việc đưa biến này vào mô hình. Biến
này được đo lường bằng số năm canh tác lúa (đơn vị tính là năm);
+ Diện tích đất trồng: Đây cũng là biến ngoại sinh tác động đến hiệu
quả kĩ thuật. Cho thấy khi diện tích trồng nhiều hơn thì việc áp dụng các tiến
bộ kĩ thuật có hiệu quả hơn hay là không. Đơn vị tính là 1000m
2
;
+ Số lao động thuê ngoài : Là số lao động mà gia đình thuê ngoài để
sản xuất. Đây cũng là một biến ngoại sinh, do trong sản xuất phần lớn ở các hộ
thì lao động thuê để tham gia sản xuất là chủ yếu. Nên yếu tố này được đưa
vào mô hình để xem lao động thuê có tác động đến hiệu quả kỹ thuật canh tác
của hộ không. Biến được đo lường bằng người/1000m
2
;
+ Tham gia tập huấn: Thể hiện mức độ tham gia tập huấn của hộ
trong 3 năm gần nhất. Đây cũng là biến ngoại sinh tác động đến hiệu quả kỹ
thuật và năng suất chứ không phải là yếu tố đầu vào trực tiếp ảnh hưởng đến
năng suất. Biến này đưa vào mô hình nhằm so sánh sự khác biệt về hiệu quả
kỹ thuật và năng suất giữa hộ có tham gia tập huấn với các hộ khác là như thế

nào. Nó có tác động thuận (hay nghịch) chiều với hiệu quả kỹ thuật. Biến được
đưa vào mô hình là sử dụng biến giả (Biến giả: 1 = có; 0 = không);
+ Phương pháp sạ hàng: Đây cũng chỉ là biến ngoại sinh. Do yếu tố
này không ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Trên thực tế phương pháp sạ
hàng thể hiện kỹ thuật gieo sạ của hộ, khi đó mật độ gieo sạ đồng đều cũng
như khoảng cách hợp lý giữa các hàng sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh,
dịch hại và tiết kiệm giống khi gieo sạ. Biến này được đưa vào mô hình để so


15
sánh về sự tác động của các hộ có sử dụng phương pháp sạ hàng với các hộ
khác nó có ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả kỹ thuật. Sử dụng biến giả để đưa
vào mô hình (Biến giả: 1 = có áp dụng; 0 = không áp dụng);
+ Mô hình IPM, mô hình 3 giảm 3 tăng, mô hình 1 phải 5 giảm
Là các biến thể hiện quy trình sản xuất của hộ và các kỹ thuật mà hộ
áp dụng vào sản xuất theo khuyến cáo của các tổ chức Hội, và sự hướng dẫn
của địa phương. Đây cũng là các chương trình tiên tiến nhất được áp dụng
rộng rãi ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL. Hiệu quả năng suất đạt được là rất cao,
chất lượng hạt lúa được cải thiện, giảm được chi phí phân thuốc nên lợi nhuận
tăng nếu các hộ áp dụng thành công. Và để biết rằng các biến này có tác động
thế nào đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật giữa hộ có áp dụng vào sản xuất
với các hộ khác. Đó cũng là mục đích của việc đưa các biến trên vào mô hình.
Cả 3 biến trên đều sử dụng biến giả để đưa vào mô hình (Biến giả: 1 = có áp
dụng; 0 = không áp dụng);
+ Loại giống
Loại giống ở đây được phân ra thành giống cải tiến và các loại giống
khác. Loại giống cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa. Với các điều kiện
khác nhau giữa các vùng khác nhau thì tùy từng nơi mà có một số loại giống
thích hợp khi đó năng suất lúa sẽ đạt cao hơn so với các loại giống khác. Yếu
tố này được đưa vào để so sánh xem giữa giống cải tiến và các loại giống khác

thì loại giống nào sẽ cho năng suất cao hơn khi các hộ trong địa bàn nghiên
cứu sử dụng để gieo sạ, và với giả định các yếu tố đầu vào khác không đổi.
Loại giống không thể đo lường được bằng lượng nên yếu tố này sử dụng biến
giả để thể hiện (Biến giả: 1 = giống cải tiến; 0 = các loại giống khác).
Hàm sản xuất và hàm phi hiệu quả kỹ thuật được ước lượng theo
phương pháp một bước (one-stage estimation) bằng Frontier 4.1 của Tim
Coelli (2007).
2.3. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Phạm Lê Thông, 2010. “Phân tích hiệu quả kĩ thuật, phân phối và kinh
tế của việc sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long”. Đề tài sử dụng phương
pháp ước lượng MLE để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa,
cũng như phần phân phối năng suất mất đi do kém hiệu quả kĩ thuật của 3 vụ
Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông. Qua phân tích ta thấy rằng mức hiệu quả kĩ
thuật đạt được trong vụ Đông Xuân là cao nhất do điều kiện tự nhiên thuận lợi
và có năng suất vượt trội so với các vụ khác. Mức hiệu quả kĩ thuật trung bình
của vụ Đông Xuân đạt gần 85%, trong khi đó vụ Hè Thu và vụ Thu Đông đạt
xấp xỉ nhau là 78%. Khoản thất thoát trung bình của một hộ giữa các vụ được
ước tính tương đương gần 1200/ha. Lí do này được xem xét là do ảnh hưởng

×