Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

so sánh đáp ứng miễn dịch của hai quy trình tiêm phòng vaccine h5n1 trên gà thả vườn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHẠM THỊ HIẾU

SO SÁNH ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA HAI
QUY TRÌNH TIÊM PHÒNG VACCINE
H5N1 TRÊN GÀ THẢ VƯỜN

Luận văn tốt nghiệp
Ngành : THÚ Y

Cần Thơ, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành : THÚ Y

Tên đề tài :

SO SÁNH ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA HAI
QUY TRÌNH TIÊM PHÒNG VACCINE
H5N1 TRÊN GÀ THẢ VƯỜN

Giáo viên hướng dẫn :
TS. Trần Ngọc Bích

Sinh viên thực hiện :


Phạm Thị Hiếu
MSSV : LT10513
Lớp : CN1067L1

Cần Thơ, 01/2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
----

Đề tài:

SO SÁNH ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA HAI QUY TRÌNH
TIÊM PHÒNG VACCINE H5N1 TRÊN GÀ THẢ VƯỜN
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hiếu, MSSV: LT10513
Thời gian :từ tháng 01/2012 đến 07/2012
Địa điểm: trại gà Ba Hoàng, tổ 7, khu vực Thới Thạnh, Phường Thới An Đông,
Quận Bình Thủy – TP. Cần Thơ

Cần Thơ, ngày tháng
năm 20
Duyệt của Cán bộ hướng dẫn

Cần Thơ, ngày tháng năm 2012
Duyệt của Bộ môn

TS. TRẦN NGỌC BÍCH


Cần Thơ, ngày tháng năm 20
Duyệt của Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

-i-


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Hiếu

- ii -


LỜI CẢM ƠN

Thời gian trôi qua thật mau, cũng đến lúc tôi phải nói lời tạm biệt mái trường Đại
Học Cần Thơ mến yêu – nơi để lại cho tôi biết bao kỷ niệm một thời sinh viên.
Giờ đây, trước mặt tôi là cuốn luận văn tốt nghiệp vừa hoàn thành. Xin chân thành
biết ơn quý Thầy cô, Cha mẹ, cùng tất cả các bạn đã giúp tôi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành luận văn.
Xin gửi đến ba mẹ- người đã cho tôi một cơ thể khỏe mạnh, nuôi dạy tôi nên
người, giúp tôi luôn lạc quan trước mọi khó khăn bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc
nhất.
Chân thành biết ơn Thầy Trần Ngọc Bích đã hết lòng dạy dỗ, động viên, nhiệt tình
hướng dẫn trong quá trình tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này.

Chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Hữu Hưng đã giúp đỡ, động viên, hướng dẫn tôi
và các bạn trong lớp TYLT K36.
Chân thành biết ơn Chị Trần Thị Hồng Liễu đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong
quá trình làm luận văn.
Cảm ơn các bạn lớp TYLT K36 đã động viên, giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm
trong suốt thời gian học tại mái trường mến yêu.

- iii -


MỤC LỤC
Trang
Trang duyệt .....................................................................................................i
Lời cam đoan ....................................................................................................ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................iii
Mục lục .............................................................................................................iv
Danh mục bảng ..................................................................................................vii
Danh mục biểu đồ ..............................................................................................viii
Danh mục hình ...................................................................................................ix
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................x
Tóm lược............................................................................................................xi
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.............................................................. 2
2.1 Khái quát về bệnh cúm gia cầm ....................................................... 2
2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài và trong nước ....................................... 2
2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước.................................................. 2
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................. 3
2.3 Căn nguyên gây bệnh....................................................................... 4
2.3.1 Hình thái – cấu tạo virus cúm gia cầm ........................................... 5
2.3.2 Đặc tính kháng nguyên .................................................................. 7

2.3.3 Độc lực của virus ........................................................................... 7
2.3.4 Sức đề kháng của virus .................................................................. 8
2.4 Dịch tễ học ....................................................................................... 8
2.4.1 Phân bố dịch bệnh ......................................................................... 8
2.4.2 Loài vật mắc bệnh .......................................................................... 9
2.4.3 Tuổi gia cầm mắc bệnh .................................................................. 9
2.4.4 Cơ chế sinh bệnh và phương thức lây lan....................................... 9
2.4.6 Tính chất mùa của bệnh cúm gia cầm .......................................... 10
2.5 Triệu chứng lâm sàng...................................................................... 11
2.6 Giải phẩu bệnh tích ......................................................................... 12
2.6.1 Bệnh tích đại thể .......................................................................... 12
2.6.2 Bệnh tích vi thể ............................................................................ 14
2.7 Chẩn đoán ....................................................................................... 14
2.7.1 Chẩn đoán lâm sàng .................................................................... 14

- iv -


2.7.2 Chẩn đoán virus học .................................................................... 15
2.7.3 Chẩn đoán huyết thanh học .......................................................... 15
2.8 Phòng bệnh ..................................................................................... 15
2.8.1 Phòng bệnh bằng vaccine ............................................................ 15
2.8.2 Vệ sinh phòng bệnh ...................................................................... 16
2.9 Điều trị ........................................................................................... 17
2.10 Miễn dịch học ............................................................................... 17
2.11 Một số vấn đề vấn vaccine cúm gia cầm ....................................... 18
2.11.1 Lịch tiêm vaccine và liều lượng sử dụng .................................... 18
2.11.2 Một số chú ý khi sử dụng vaccine cúm gia cầm .......................... 18
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............. 19
3.1 Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 19

3.2 Phương tiện thí nghiệm .................................................................. 19
3.2.1 Địa điểm ..................................................................................... 19
3.2.2 Thời gian .................................................................................... 19
3.2.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 19
3.2.4 Vật liệu thí nghiệm ...................................................................... 19
3.2.5 Hóa chất và sinh phẩm ................................................................ 20
3.2.6 Dụng cụ và thiết bị máy móc ....................................................... 20
3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 21
3.3.1 Bố trí thí nghiệm và đánh giá khả năng bảo hộ của vaccine cúm gia
cầm đối với 3 giống gà thí nghiệm ........................................................ 21
3.3.2 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản huyết thanh.......................... 23
3.3.3 Phương pháp xét nghiệm ............................................................. 23
3.4 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 28

-v-


Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 29
4.1 Kiểm tra kháng thể thụ động H5N1 trên gà 1 ngày tuổi ................... 30
4.2 Khảo sát đáp ứng miễn dịch của các giống gà theo thời gian ở quy trình
tiêm phòng 1 lần lúc 14 ngày tuổi ........................................................ 31
4.2.1 Phân bố hiệu giá kháng thể H5N1 trên gà được 35 ngày tuổi ....... 31
4.2.2 Phân bố hiệu giá kháng thể H5N1 trên gà được 65 ngày tuổi ........ 32
4.3 Khảo sát đáp ứng miễn dịch của các giống gà theo thời gian ở quy trình
2 tiêm phòng lần 1 lúc gà 14 ngày tuổi và lặp lại mũi 2 lúc gà được 28 ngày
tuổi........................................................................................................... 33
4.3.1 Phân bố hiệu giá kháng thể H5N1 trên gà khi gà được 35 ngày tuổi. 33
4.3.2 Phân bố hiệu giá kháng thể H5N1 trên gà khi gà được 65 ngày tuổi 34
4.4 So sánh hiệu giá kháng thể giữa quy trình 1 và quy trình 2 ................ 35
4.5 So sánh đáp ứng miễn dịch của hai quy trình tiêm phòng vaccine H5N1

trên 3 giống gà ......................................................................................... 37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................... 39
5.1 Kết Luận................................................................................................ 39
5.2 Đề Nghị................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 40
PHỤ CHƯƠNG.............................................................................................. 44

- vi -


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các phân type chính của virus cúm gây bệnh cho người và động vật.. 6
Bảng 3.1: Quy trình phòng bệnh bằng vaccine ................................................. 22
Bảng 3.2: Trình tự thực hiện phản ứng HA....................................................... 24
Bảng 3.3: Chuẩn độ ngược kiểm tra kháng nguyên 4 HA ................................. 25
Bảng 3.4: Trình tự thực hiện phản ứng HI ........................................................ 27
Bảng 4.1: Hiệu giá kháng thể H5N1 trên gà 1 ngày tuổi ................................... 29
Bảng 4.2: Phân bố hiệu giá kháng thể H5N1 trên gà khi gà được 35 ngày tuổi
(Quy trình 1) .................................................................................................... 31
Bảng 4.3: Phân bố hiệu giá kháng thể H5N1 trên gà khi gà được 65 ngày tuổi
(Quy trình 1) .................................................................................................... 32
Bảng 4.4: Phân bố hiệu giá kháng thể H5N1 trên gà khi gà được 35 ngày tuổi
(Quy trình 2) .................................................................................................... 33
Bảng 4.5: Phân bố hiệu giá kháng thể H5N1 trên gà khi gà được 65 ngày tuổi
Quy trình 2)...................................................................................................... 34
Bảng 4.6: So sánh hiệu giá kháng thể giữa quy trình 1 và quy trình 2............... 35
Bảng 4.7: So sánh đáp ứng miễn dịch của hai quy trình tiêm phòng vaccine H5N1
trên 3 giống gà ................................................................................................ 37


- vii -


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 4.1: So sánh hiệu giá kháng thể giữa quy trình 1 và quy trình 2.........36
Biểu đồ 4.2: So sánh đáp ứng miễn dịch của 2 quy trình tiêm phòng vaccine H5N1
trên 3 giống gà ...............................................................................................38

- viii -


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Mô tả cấu trúc virus cúm gia cầm ....................................................... 5
Hình 2.2: Xuất huyết từng đám ở khí quản ....................................................... 12
Hình 2.3: Xuất huyết ở màng treo ruột non....................................................... 13
Hình 2.4: Tim xuất huyết có những điểm hoại tử.............................................. 13
Hình 2.5: Phù thủng nặng và hoại tử ở mào...................................................... 13
Hình 2.6: Xuất huyết hoại tử ruột ..................................................................... 13

- ix -


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
HPAI

Highly pathogenic avian influenza

LPAI


Low pathogenic avian influenza

HA

Haemagglutinin

Bộ NN và PTNT

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

WHO

World Health Organization

HI

Hemagglutination inhibition test

PBS

Phosphate Buffer Saline

AI

Avian influenza

OIE

(Tổ chức Dịch Tễ Thế Giới)Office International des

Epizooties

M

matrix antigen

NP

nucleoprotein

NA

Neuraminidase

HPAIV

highly pathogenic avian influenza virus

LAIPV

low pathogenic avian infuenza virus

ĐCÂ

đối chứng âm

ĐCD

đối chứng dương


ĐCHC

đối chứng hồng cầu

XN

xét nghiệm

GMT

Geometric mean titer

-x-


TÓM LƯỢC

Đề tài nhằm kiểm tra hàm lượng kháng thể thụ động trên 3 giống gà (gà Nòi, gà
Tàu, gà Lương Phượng). Và so sánh đáp ứng miễn dịch của 3 giống gà qua thử
nghiệm 2 quy trình thông qua hàm lượng kháng thể trong máu gà.
Quy trình 1: tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 mũi 1 duy nhất vào 14 ngày
tuổi.
Quy trình 2: tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 mũi 1 vào 14 ngày tuổi và
lặp lại mũi 2 vào 28 ngày tuổi
Bố trí thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên trên 3 giống gà (gà Nòi, gà Tàu và gà
Lương Phượng) thử nghiệm vaccine từ 01/2012 đến 07/2012. Kết quả cho thấy,
kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang con trên 3 giống gà (gà Nòi, gà Tàu và gà
Lương Phượng) có tỷ lệ bảo hộ lần lượt là 80.00%, 73.33%, 46.67%. Khả năng
bảo hộ của vaccine cúm H5N1 nếu tiêm 1 lần duy nhất vào lúc 14 ngày tuổi trên
các giống gà thí nghiệm thì không đạt tỷ lệ bảo hộ. Hàm lượng kháng thể tiêm

phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 mũi 1 vào 14 ngày tuổi và lặp lại mũi 2 vào 28
ngày tuổi tỷ lệ bảo hộ lần lượt là: 86.67%, 86.67%, 93.33%.

- xi -


Chương 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăn nuôi gia cầm là nghề truyền thống lâu đời của nông dân ta để có thực phẩm
cải thiện đời sống, tăng thu nhập gia đình. Khi chăn nuôi gia cầm phát triển ở quy
mô thương mại hàng hóa thì lại là một nghề kinh doanh chăn nuôi có tỷ lệ lợi nhuận
khá cao so với một số nghề chăn nuôi khác. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm ở nông
hộ, trang trại đang còn ở quy mô nhỏ, phân tán nhiều cho nên gây không ít khó khăn
để phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh cúm gia cầm.
Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có tính nghiêm trọng đặc
biệt, lây lan xuyên thế giới và gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho các nước có dịch.
Virus cúm gia cầm không chỉ gây bệnh cho gà, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, đà điểu,
chim hoang dã và nguy hiểm hơn còn lây lan và gây chết cho người.
Nhằm ngăn ngừa và khống chế dịch cúm gia cầm do chủng virus H5N1 có nguy cơ
bùng phát trở lại, trong thời gian các tỉnh, Thành Phố đang triển khai tiêm phòng
vaccine cho các đàn gà, vịt… Chúng tôi thực hiện đề tài: “So sánh đáp ứng miễn
dịch của hai quy trình tiêm phòng vaccine H5N1 trên gà thả vườn” nhằm mục
tiêu đánh giá hiệu quả đáp ứng miễn dịch đối với việc tiêm phòng vaccine của đàn
gà.

1



Chương 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 KHÁI QUÁT VỀ BỆNH CÚM GIA CẦM
Bệnh cúm gia cầm (Avian influenza, viết tắt AI) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do
virus cúm type A thuộc họ Orthomyoviridae gây ra ở gia cầm, dựa vào khả năng
của virus gây bệnh cho gia cầm phân làm hai loại: HPAI (High Pathogenic Avian
Influenza) là loại chủng độc lực cao và LPAI (Low Pathogenic Avian Influenza) là
loại có độc lực thấp.
Bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao (HPAI) hay còn gọi là bệnh cúm gà, là một bệnh
truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm, gây bệnh cho các loài gia cầm và các loài
chim, đặc biệt các loại thủy cầm (vịt, ngan, ngỗng) thường mang mầm bệnh. Theo
Cục Thú Y (2007), Tổ chức Dịch Tễ Thế Giới (OIE) đã xếp HPAI vào danh mục 15
bệnh nguy hiểm nhất của động vật.
2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI VÀ TRONG NƯỚC
2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao (HPAI) được phát hiện lần đầu tiên ở Italy vào
năm 1878. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất mạnh ở gia cầm. Với
tính chất nguy hiểm của nó, bệnh cúm gia cầm được Tổ chức Thú y thế giới (OIE Office International des Epizooties) xếp vào bảng A - bảng danh mục những bệnh
nguy hiểm nhất ở động vật. Bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây thiệt hại
kinh tế rất lớn. Căn bệnh do virus cúm gia cầm thuộc họ Orthomyxoviridae, là RNA
virus phân mảnh có khả năng đột biến mạnh. Hai kháng nguyên bề mặt H (từ H1
đến H16) và N (từ N1 đến N9) có vai trò quan trọng trong sinh bệnh học và miễn
dịch học cũng như phân loại virus (Alexander, 2007).
Các virus cúm gia cầm thể độc lực cao không nhất thiết có độc lực cho tất cả các
loài gia cầm và mức độ nghiêm trọng về mặt lâm sàng dường như thay đổi ở các
loài chim và chủng virus (Alexander, 1978; Alexander, 1986).
Virus cúm gia cầm được bài thải qua đường hô hấp, niêm mạc và phân. Trong 1
gram phân gia cầm bệnh có thể chứa tới 10 7 hạt virus gây nhiễm (Utterback, 1984;

Alexander và Gough, 1986).

2


Với các vaccine sẵn có trên thị trường hiện nay, việc tiêm chủng vaccine sẽ được
kết quả tốt nếu chọn được vaccine thích hợp và tiêm chủng đúng quy định sẽ bảo vệ
đàn gia cầm chống lại sự gây nhiễm của virus và giảm tỷ lệ chết; giảm mức độ và
thời gian bài thải virus đồng thời tăng sức đề kháng của vật chủ đối với bệnh
(Capua, 2004). Tuy nhiên ở tất cả virus cúm gia cầm thể độc lực cao có thể gây
nhiễm và tái sản ở những gia cầm đã được chủng vaccine nhưng không xuất hiện
triệu chứng lâm sàng (Van der Goot, 2005).
Ưu điểm của tiêm chủng vaccine trong khống chế dịch cúm gà thể độc lực cao là
giảm đáng kể sự bài xuất virus trong đàn gà nhiễm bệnh; giảm thiểu số lượng gà
loại thải từ những đàn gà khỏe mạnh; là phương án khả thi đối với đàn gà có giá trị
cao, gà chăn nuôi gia đình, gà cảnh; giảm thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi gia
cầm công nghiệp (Breytenbach, 2004).
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Đợt 1, tại Việt Nam bệnh cúm gia cầm xuất hiện lần đầu tiên vào cuối tháng 12
năm 2003 tại tỉnh Hà Tây, Tiền Giang, Long An sau đó nhanh chóng phân tán và
lây lan ra các tỉnh thành khác với diễn biến phức tạp. Ngay trong đợt 1 này (từ
tháng 12/2003 đến ngày 27/02/2004), bình quân mỗi ngày có khoảng 150 - 230 xã
của 15 - 20 huyện phát sinh ổ dịch mới thuộc 57 tỉnh thành trong cả nước, làm chết
và tiêu hủy hàng ngày từ 2-3 triệu con gia cầm các loại, có ngày lên đến 4 triệu con
(Cục Thú Y, 2004). Tổng số xã phường có dịch là 2.574 (chiếm 24,6% số xã
phường trong cả nước) thuộc 381 quận, huyện, thị xã (chiếm 60%), số con gia cầm
chết và tiêu hủy là 43,9 triệu con, chiếm 16,79% tổng đàn, trong đó gà chiếm 30,4
triệu con, thủy cầm chiếm 13,5 triệu con, ngoài ra còn có 14,76 triệu con chim cút
và các loại chim khác bị chết và tiêu hủy (Phạm Sỹ Lăng, 2005). Thiệt hại ước tính
khoảng 1.300 tỷ đồng (Nguyễn Tiến Dũng, 2006). Bệnh cúm gia cầm xảy ra gây

thiệt hại nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gia cầm và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
con người.
Đợt 2, dịch xảy ra vào tháng 5 năm 2007 tại Nghệ An rồi lây lan ra 167 xã phường
của 70 quận huyện, thuộc 23 tỉnh thành, làm chết và tiêu hủy 294.849 con gia cầm,
trong đó có 21.525 con gà bằng 7,31%, 264.549 con vịt bằng 89,71% và 8.775 con
ngan bằng 2,98%. Nặng nhất là Nam Định với 26 xã phường thuộc 5 huyện thành.
Riêng tỉnh Đồng Tháp, dịch đã 3 lần xuất hiện trên đàn gia cầm (Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn, 2007).

3


Năm 2008, chỉ tính đến tháng 2 đã có 17 tỉnh thành trong cả nước xuất hiện dịch,
làm chết hàng triệu con gia cầm.
Theo Lê Văn Năm (2004) bệnh cúm gia cầm xảy ra ở hầu hết các giống có mặt tại
miền Bắc nước ta như: các giống707, Cob, Ross 308, Hyline, Goldline, gà ta, gà
Tam Hoàng , Lương Phượng, Kabir Sasso. Các giống như vịt cỏ, vịt bầu Bắc Kinh,
Hà Lan, vịt siêu thịt,…
Hiệu giá kháng thể trên đàn gia cầm sau khi tiêm vaccine cúm phụ thuộc vào loài
gia cầm và phương thức chăn nuôi. Nghiên cứu của Lưu Đình Lệ Thúy (2008) tại
Bình Dương thì tỷ lệ bảo hộ sau khi tiêm tính chung của các đàn gia cầm là 66,15%
ở lần kiểm tra thứ nhất, sau 4 tháng giảm còn 53,69%. Gà ở hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, vịt
và cút không đủ bảo hộ đối với bệnh. Gà đẻ công nghiệp có tỷ lệ bảo hộ rất tốt
(89,85- 94,06% có hiệu giá kháng thể ≥ 4log2).
Hiện nay, Viện Thú Y đã chế tạo thành công kháng nguyên HA- H5N1 dùng trong
giám sát huyết thanh cúm gia cầm và cũng đã chế tạo thành công kháng huyết thanh
kháng H5N1 dùng trong nghiên cứu và chẩn đoán bệnh (Trương Văn Dung, 2008).
2.3 CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH
Bệnh gây ra bởi virus cúm type A thuộc họ Orthomyoviridae, trong đó virus gây
bệnh ở gia cầm chủ yếu là loại H5, H7 và H9, đồng thời virus này cũng có thể gây

bệnh cho người và một số động vật hữu nhũ khác.
Virus có khả năng làm dịch cúm lây lan rất mạnh và nhanh, làm chết nhiều gia cầm
trong một thời gian ngắn, tỷ lệ chết cao có thể đến 100% (Cục Thú Y, 2007).
Virus H5N1 từ gia cầm có thể lây sang người và gây bệnh ở người và khi người bị
nhiễm virus H5N1 từ gia cầm thì virus này sẽ kết hợp với virus cúm ở người có thể
tạo ra một loại virus cúm mới nguy hiểm hơn cho người.
Loại virus có độc lực cao (HPAI), có tốc độ lây lan nhanh, diễn biến phức tạp, tỷ lệ
tử vong cao, có thể gây chết 70- 100%. Kháng nguyên H5, H7, H9 được xem virus
có độc lực cao thường gặp (Hồ Thị Việt Thu, 2006).
Loại có độc lực trung bình: là những chủng virus gây dịch cúm với triệu chứng lâm
sàng rõ rệt và gây chết không quá 15% số gà nhiễm (Lê Văn Năm, 2004).
Loại có độc lực thấp (LPAI) hay nhược độc là những virus phát triển tốt trong cơ
thể gà và có thể gây dịch cúm nhưng không tạo ra bệnh tích đại thể, không làm chết
gia cầm (Hồ Thị Việt Thu, 2006).

4


2.3.1 Hình thái- cấu tạo virus cúm gia cầm

Hình 2.1 Mô tả cấu trúc virus cúm gia cầm
(Nguồn: www.thebirdflupandemic.com)

Virus cúm (Influenza virus) được phát hiện vào đầu những năm 30 của thế kỷ 20.
Hiện nay có 3 type virus A,B,C và được phân biệt dựa vào bản chất kháng nguyên
NP (nucleoprotein) và M (matrix antigen).
Hạt virus (virion) này có hệ gen là ARN, chứa 8 phân đoạn, có cấu trúc hình khối,
đường kính 80-120 nm, phân tử lượng khoảng 250 triệu Dalto. Cấu trúc từ ngoài
vào trong gồm:
- Màng lipid 2 lớp có nguồn gốc từ màng nguyên sinh chất của tế bào ký chủ.

- Protein bề mặt gồm: HA (Hemagglutinin, gọi tắt là H) hình gậy và NA
(Neuraminidase, gọi tắt là N) có hình nấm.
- Vỏ bọc bên ngoài của virion là glycoprotein có kháng nguyên bề mặt NA, HA đó
là những gai, mấu có độ dài 10-14 nm, đường kính 4-6 nm. Tác dụng của gai HA là
giúp virus gắn lên thể cảm thụ trên bề mặt tế bào, gai NA có tác dụng phá hủy thể
thụ cảm của tế bào và giúp phóng thích hạt virus đã nhân lên từ tế bào bị nhiễm.
- Virus cúm type A được chia ra nhiều type phụ (Subtype) tùy theo đặc tính kháng
nguyên bề mặt H và N. Hiện nay có 16 type phụ H (từ H1- H16), và 9 type phụ N
(từ N1- N9), mỗi virus có một trong hai subtype này kết hợp với nhau. Subtype H5,
H7 và H9 được coi là có độc lực rất cao gây bệnh cho gà, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu,
các loại chim và có thể gây bệnh cho người.
- Một trong những đặc điểm quan trọng của virus cúm gia cầm là sự biến đổi kháng
nguyên theo thời gian. Virus cúm biến đổi tính kháng nguyên bề mặt liên tục do đột
biến ngẫu nhiên và do sức ép của miễn dịch.

5


- Hình thái và cấu trúc của virus được Kawaoka (1988) mô tả khá chi tiết và nhấn
mạnh rằng ARN của virus là một sợi đơn chia thành 8 đoạn kế tiếp nhau mang 10
mật mã cho 10 loại virion protein khác nhau: HA, NA, NP, M1, M2, PB1, PB2 và
PA.
Thành phần hóa học của virus cúm gia cầm:
ARN: 0,8- 1,1%
Protein: 70-75%
Lipid: 20-24%
Hydrocacbon: 5-8%
Lipid tập trung ở màng virus và chủ yếu là virus có gốc phospho, số còn lại là
cholesterol, glucolipid và một ít hydrocacbon gồm các loại enzyme galactose,
mannose, ribose, fructose, glucosanin.

Bảng 2.1. Các phân type chính của virus cúm gây bệnh cho người và động vật
(Xầm Văn Lang, 2006)

Loài

Type virus A
H1N1, H3N1

Người

H2N2, H1N2 (không đưa vào trong
vaccine)
H1N1, H3N2

Heo
H1N2 (Không đưa vào vaccine)
H7N7( Biến mất )
Ngựa
H3N8
Nhiều phân type có độc lực yếu
Chim, gia cầm

H5, H7 và H9 có thể là tác nhân gây
bệnh cúm

6


2.3.2 Đặc tính kháng nguyên
Biến đổi và trao đổi kháng nguyên trong nội bộ gen và giữa HA, NA đã được

nghiên cứu rất chi tiết trong hàng chục năm qua. Có tất cả 16 biến thể gen HA (H1H16) và 9 biến thể gen NA (N1- N9), mà mỗi một hợp thể gen HA và NA tạo nên
một biến chủng gây bệnh. Nhiều khi những biến chủng đó tuy cùng 1 loại hình tái
tổ hợp HA và NA, ví dụ: H5N1, nhưng đột biến nội gen của chính HA và NA tạo
nên tính thích ứng của loài vật chủ khác nhau và mức độ gây bệnh khác nhau.
H5N1 được coi là loại biến chủng có mức độ biến chủng cao nhất cho các loài động
vật và người. Do H5N1 gây chết phôi gà ngay lập tức nên nguồn phôi gà không thể
sử dụng để nuôi cấy thu virus H5N1 để sản xuất vaccine vô hoạt (Lê Thanh Hòa,
2005).
2.3.3 Độc lực của virus
Virus cúm gia cầm gây ra những biểu hiện lâm sàng ở những mức độ khác nhau phụ
thuộc vào chủng virus, loài cảm nhiễm và các yếu tố ngoại cảnh.
Độc lực của virus do cả 8 gen quyết định, nhưng HA có vai trò quan trọng. Virus
cúm A chia là 2 nhóm: nhóm có độc lực cao HPAIV (highly pathogenic avian
influenza virus) và nhóm có độc lực thấp LAIPV (low pathogenic avian infuenza
virus).
Dựa vào độc lực gây bệnh, virus cúm được chia thành hai loại:
- Loại độc lực cao: sau 10 ngày tiêm tĩnh mạch 0,2ml nước trứng gà đã gây nhiễm
virus được pha loãng 1/10 cho gà mẫn cảm từ 4 - 6 tuần tuổi phải làm chết 15 100% gà thực nghiệm. Virus gây bệnh cúm gà (có thể type phụ) phải làm chết 20 %
số gà mẫn cảm thực nghiệm và phát triển tốt trên tế bào xơ phôi trong môi trường
nuôi cấy không có trypsin.
- Loại độc lực thấp: là virus phát triển tốt trong cơ thể gà nhưng không gây ra dịch
cúm với các triệu chứng lâm sàng và không tạo ra các bệnh tích đại thể (Xầm Văn
Lang, 2006).
Tuy nhiên, độc lực của virus biến đổi rất phức tạp. Trong quá trình diễn tiến của
bệnh hoặc sau khi diễn tiến qua nhiều loài, nhiều chủng độc lực thấp ở loài này lại
trở thành độc lực cao của loài khác và trở thành nguồn lưu trữ rất quan trọng

7



2.3.4 Sức đề kháng của virus
Điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng rõ rệt tới sức đề kháng của virus cúm H5N1.
Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ tương đối thấp virus thường sống lâu hơn. Nhiệt
độ cao, PH quá kiềm hay quá acid cũng làm cho virus trở nên bất hoạt. Ở nhiệt độ
trên 60-70 oC virus dễ dàng bị tiêu diệt sau 5 phút.
Virus cúm có thể sống trong chuồng gà tới 35 ngày, trong phân gia cầm bệnh 3
tháng và sống bền trong dung dịch có chứa protein được trữ lạnh hoặc đông khô,
trong điều kiện nhiệt độ tự nhiên có thể tồn tại trong 3 - 4 ngày. Trứng gia cầm có
mang virus bảo quản ở 4oC vẫn có khả năng gây bệnh sau vài tuần.
Virus cúm type A tương đối nhạy cảm với các chất hóa học như: formalin, acid pha
loãng, ete, sodium desoxycholat, hydroxylamine, vôi bột hoặc nước vôi tôi cũng có
tác dụng khử trùng.
Nước xà phòng có 2 tác dụng: thứ nhất nó tẩy rửa làm trôi virus bám trên tay, chân,
quần áo và các đồ vật nhiễm trùng; thứ hai nó phân hủy vỏ lipoprotein của virus
cúm làm virus vô hoạt.
Ánh sáng mặt trời cũng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt virus chỉ sau vài giờ do
tác động của tia tử ngoại (Tài liệu hướng dẫn cho cán bộ thú y, thú y viên và người
hành nghề thú y, 2007).
2.4 DỊCH TỄ HỌC
2.4.1 Phân bố dịch bệnh
Virus cúm gia cầm phân bố khắp thế giới trong các loài gia cầm, dã cầm, động vật
có vú. Sự phân bố và lưu hành của virus cúm gia cầm rất khó xác định được chính
xác.
Sự phân bố của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố ở cả loài vật nuôi và hoang dã, tập
quán chăn nuôi gia cầm, đường di trú của dã cầm, mùa vụ, thời tiết và hệ thống báo
cáo dịch bệnh, phương thức nghiên cứu, trình độ văn minh trong chăn nuôi, vận
chuyển, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm, hệ thống và hiệu lực của luật pháp
về thú y,…
Sự phân bố và lưu hành của virus cúm gia cầm đã xảy ra trong phạm vi toàn cầu do
sự di trú của các loài chim trời. Do đó, rất khó dự đoán khi nào và ở đâu virus sẽ

xuất hiện để gây thành dịch cho đàn gia cầm nuôi.
Ở những nơi mà dịch cúm gia cầm đã từng xảy ra do virus có thể còn lẩn quất đâu
đó trong tự nhiên nên cũng khó biết khi nào thì dịch lại bùng phát trở lại. Điều quan
trọng là tìm mọi cách ngăn chặn sự tiếp xúc giữa dã cầm và gia cầm nuôi để bảo vệ
đàn gia cầm (Bùi Quý Huy, 2007).

8


Virus cúm A có nhiều biến chủng khác nhau, thích ứng hầu như với mọi loài vật
chủ, và kháng nguyên luôn luôn biến đổi do có sự sắp xếp tái tổ hợp lại các phân
đoạn gen, định kỳ gây nên các vụ dịch cúm kinh hoàng trong lịch sử ở động vật và
người. Do có đặc tính trao đổi gen để tái tổ hợp và truyền lây trong quần thể sinh
vật, cúm A được coi là nhóm virus nguy hiểm thuộc loại gây bệnh từ động vật sang
người.
2.4.2 Loài vật mắc bệnh
Gà, gà tây và vịt là mẫn cảm nhất, ngan, ngỗng, cút, chim công, trĩ, các loài gia cầm
khác và chim hoang dã ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm virus. Người, heo, ngựa,
chồn, mèo, khỉ,… Cũng có thể bị nhiễm bệnh.
2.4.3 Tuổi gia cầm mắc bệnh
Theo kết quả khảo sát các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích đại thể bệnh cúm gia
cầm ở một số cơ sở chăn nuôi các tỉnh phía Bắc ghi nhận tuổi mắc bệnh ở độ tuổi
4 -6 tuần tuổi, sớm nhất là 26 ngày tuổi ở gà và 28 ngày tuổi ở vịt và ở ngan là 24
ngày tuổi. Đồng thời, tuổi mắc bệnh cao nhất ở gà là 10 tháng tuổi, ở vịt 18 tháng
và ở ngan là 14 tháng tuổi (Lê Văn Năm, 2004).
2.4.4 Cơ chế sinh bệnh và phương thức lây lan
Ở gia cầm bệnh bắt đầu từ việc gia cầm hít hoặc nuốt phải virus từ không khí, thức
ăn, nước uống, xâm nhập theo đường hô hấp và tiêu hóa. Vì men trypsin trên đường
hô hấp và trong biểu mô niêm mạc ruột cho phép các phân tử virus này nhân đôi và
tăng sinh để phóng thích các virus gây nhiễm. Ở gà, xoang mũi là vị trí tăng sinh

virus đầu tiên.
Sự lây truyền được thực hiện theo hai đường:
- Lây trực tiếp: do gia cầm tiếp xúc với gia cầm hay chim hoang dã mắc bệnh thông
qua các hạt khí dung được bài thải từ đường hô hấp hoặc qua phân, thức ăn, nước
uống bị nhiễm mầm bệnh.
- Lây gián tiếp: qua các hạt khí dung trong không khí với khoảng cách gần hoặc
những dụng cụ chứa virus H5N1, do gia cầm, chim trời mắc bệnh thải ra qua phân
hoặc do thức ăn, côn trùng.

9


Đối với gia cầm nuôi thì nguồn dịch đầu tiên thường thấy là:
- Từ các loài gia cầm khác nhau ở trong cùng một trang trại hoặc trang trại khác liền
kề, hoặc hộ chăn nuôi xung quanh.
- Từ gia cầm nhập từ nơi khác đến.
- Từ chim di trú.
- Từ người và động vật có vú khác.
Virus cúm gia cầm dễ dàng lây lan truyền tới các vùng khác nhau do con người đưa
gia cầm mắc bệnh đi hoặc quần áo, giầy dép bị ô nhiễm mầm bệnh, hoặc do các xe
vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi.
Đối với virus cúm gia cầm độc lực cao thì sự truyền lây chủ yếu qua phân, đường
miệng.
Với chủng virus cúm gia cầm có độc lực cao, phân tử gây nhiễm xâm nhập vào lớp
dưới niêm mạc và vào trong mao mạch. Virus nhân lên và lan tràn trong đường máu
và bạch huyết đi đến các cơ quan nội tạng, não và da. Virus gây bệnh bằng cách phá
vỡ các mạch máu gây xuất huyết tràn lan, đồng thời hủy hoại nhanh chóng các tổ
chức tế bào ở đường hô hấp, gây sốt cao, làm rối loạn các quá trình sinh hóa bình
thường của cơ thể.
Tác hại của virus cúm gia cầm là hậu quả của một trong ba tiến trình:

- Virus nhân lên trực tiếp trong tế bào, mô và cơ quan.
- Thiếu máu cục bộ do huyết khối trong mạch.
- Tác động gián tiếp do sản xuất những chất trung gian như Cytokine (Bùi Quý
Huy, 2007).
2.4.6 Tính chất mùa của bệnh cúm gia cầm
Trong khoảng thời gian từ năm 2003- 2005 thấy bệnh có khuynh hướng hay phát
vào mùa đông, sau đó lây lan và lưu hành từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm
sau.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân thời gian gần đây bệnh phát ra không theo mùa
như trước mà phát ra cả những tháng mùa hè. Nói chung, bệnh hiện nay không phát
ra theo mùa mà có thể phát ra trong bất kỳ tháng nào trong năm.

10


Lý do được đưa ra là những năm đầu phát dịch do làm tốt công tác tiêu độc tại vùng
dịch nên virus đã bị tiêu diệt ngoài môi trường. Đến mùa đông, chim di trú quay trở
lại mang theo virus H5N1 phát triển và lây lan rộng virus dần dần thích nghi và tiềm
ẩn trong đàn gia cầm nuôi tại các địa phương. Từ đó, bệnh phát tán sang các loài gia
cầm như gà, vịt chưa tiêm phòng và gây dịch vào bất cứ tháng nào (Bùi Quý Huy,
2007).
2.5 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Triệu chứng bệnh rất thay đổi tùy thuộc chủng virus, loài gia cầm nhiễm bệnh, lứa
tuổi, giống, nhiễm trùng kết hợp.
Không có biểu hiện hoặc rối loạn hô hấp nhẹ do các chủng có độc lực thấp gây bệnh
cho gia cầm con (vịt, ngan), chủ yếu là triệu chứng cảm cúm như sổ mũi, viêm
xoang, tỉ lệ chết thấp.
Trong trường hợp do các chủng có độc lực cao triệu chứng bệnh trầm trọng, tỷ lệ
bệnh và tỷ lệ chết có thể lên đến 100%.
Một số gia cầm chết rất nhanh không kịp thể hiện triệu chứng.

Gia cầm sốt cao (44 - 45 oC), đi xiêu vẹo, run rẩy, bỏ ăn hoặc kém ăn, uống nhiều
nước lúc đầu sau đó giảm dần, mệt mõi, ủ rũ. Triệu chứng là những bất thường thể
hiện ở tất cả bộ máy hô hấp, tiêu hóa, sinh dục và hệ thần kinh.
Chảy nước mắt, mũi, mí mắt sưng mọng, đỏ tấy. Mào, tích thâm tím, đầu mặt sưng
phù. Ho, nhảy mũi, âm ran khí quản. Thở khó, há mồm thở dốc, vươn cổ thở, thỉnh
thoảng có những con vảy mạnh mỏ khạc đờm nhầy đặc, đôi khi có lẫn máu rất
giống như bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm nhưng tiếng ho và cách ho rất
giống bệnh hô hấp mãn tính.
Tiêu chảy nặng, phân có màu trắng hoặc xanh, gà mất nước da khô, gầy, lông xù,
hậu môn xuất huyết. Gà lười vận động, hay nằm, nhiều gà đi không vững, run rẩy
và bị xua đuổi đầu và cổ bị co giật hoặc lắc lư không bình thường. Một số trường
hợp biểu hiện thần kinh thể hiện rõ như: gà chạy tán loạn, có con nhảy sốc lên lăn
đùng, giãy giụa, xoay vòng một lúc rồi chết. Xuất huyết da ống chân, kẻ ngón chân
là biểu hiện đặc trưng. Ở gà đẻ sản lượng trứng sụt giảm mạnh, có nhiều đàn ngưng
đẻ hoàn toàn (Hồ Thị Việt Thu, 2006).

11


2.6 GIẢI PHẨU BỆNH TÍCH
2.6.1 Bệnh tích đại thể
Bệnh tích thay đổi tùy thuộc vào chủng virus gây bệnh và loài gia cầm cảm nhiễm.
Trong trường hợp nhẹ, bệnh tích thường gặp là viêm cata có tơ huyết ở xoang mũi,
có bã đậu trong xoang, khí quản phù thủng có dịch và chất bã đậu, viêm túi khí,
viêm ruột cata có tơ huyết.
Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh tích sung huyết, xuất huyết, phù, hoại tử nhiều
bộ phận và cơ quan nội tạng.
Mào và tích thâm tím, quăn lại hoặc phù nề. Chỉ sau một hoặc hai ngày thấy rõ xuất
huyết rìa mào và tích, thậm chí trên mào và tích có chỗ bị hoại tử, chảy mủ và dịch
thẩm xuất đặc quánh.

Xung quanh lỗ huyệt bẩn, niêm mạc hậu môn bị phù nề và xuất huyết khá nặng.
Xoang mũi và trán bị viêm từ cata đến có mủ.
Khí quản viêm xuất huyết, nhiều đờm và đôi khi có lẫn máu.

Hình 2.2: Xuất huyết từng đám ở khí quản
(Nguồn:)

12


×