Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đáp ứng miễn dịch của vịt, ngan được tiêm vaccine cúm gia cầm và viêm gan vịt tại trung tâm nghiên cứu vịt đại xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.49 KB, 11 trang )



ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA VỊT, NGAN ĐƯỢC TIÊM VACCINE CÚM GIA CẦM VÀ
VIÊM GAN VỊT TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VỊT ĐẠI XUYÊN
Nguyễn Thị Thúy Nghĩa,
1
Tô Long Thành, Đồng Thị Quyên, Đặng Thị Vui,
Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn văn Duy
Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên;
1
Trung tâm Chẩn đoán Thú y trung ương
Tóm tắt
Kết quả nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của vịt, ngan sau khi tiêm vacxin cúm gia cầm và viêm gan vịt từ
năm 2008 đến 2010 tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên cho thấy: Vịt có hiệu giá kháng thể trung bình
6,6log2, tỷ lệ bảo hộ 100% tại thời điểm 30 ngày sau khi tiêm vacxin H5N1 lần 2. Cả vịt và ngan có đáp ứng miễn
dịch tốt với vacxin H5N1. Sau khi tiêm vacxin viêm gan một lần duy nhất vịt có đáp ứng miễn dịch kéo dài suốt thời
gian mẫn cảm với bệnh. Đàn vịt sinh sản được tiêm vacxin lặp lại 3 lần trước khi đẻ thì đàn con của chúng có miễn
dịch thụ động cao hơn vịt mẹ được tiêm nhắc lại 2 lần.
1. Đặt vấn đề
Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tốc độ lây lan rất nhanh với tỷ lệ chết
cao trong đàn gia cầm khi bị nhiễm bệnh. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, gây thiệt hại về
kinh tế và có ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị xã hội.Bệnh xuất hiện lần đầu ở nước ta năm
2003 và dự đoán trong nhiều năm nữa là mối đe dọa cho sự phát triển của nghành chăn nuôi gia
cầm nước ta và sức khỏe cộng đồng.
Bệnh viêm gan vịt là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở vịt, không chỉ gây bệnh cho vịt
mà còn lây lan và gây bệnh cho ngan thậm chí cả ngỗng con và một số loài chim nước hoang dã
như vịt trời. Ở nước ta, bệnh được phát hiện lần đầu tiên năm 1978 từ một số giống vịt nhập
ngoại. Năm 1983-1984, dịch viêm gan vịt đã xảy ra ở một số địa phương như Hà tây, Hải
Dương, Hà Nam…làm chết hơn 6000 vịt con dưới 3 tuần tuổi. Mấy năm gần đây, bệnh viêm gan
vịt lại phát sinh, gây thành dịch qui mô lớn gây thiệt hại cho nghành chăn nuôi vịt, ngan đặc biệt
là ngan Pháp.


Việt Nam và một số nước trên thế giới đã tiến hành đồng bộ các biện pháp như tiêu hủy
đàn gia cầm, cấm lưu thông tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm, kiểm soát giết mổ và các biện
pháp an toàn sinh học…Mặc dù những biện pháp này đã cho những kết quả nhất định song rất
tốn kém và gây thiệt hại lớn về kinh tế. Vì thế, song song với việc áp dụng các biện pháp đồng
bộ khác, sử dụng vaccin được xem như một biện pháp hỗ trợ tích cực trong việc phòng và hạn
chế bệnh cúm gia cầm và viêm gan vịt. Mặc dù đã có hướng dẫn của nhà xản xuất nhưng lịch
tiêm vacxin của các bệnh trên vẫn còn là vấn đề cần phải nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi tiến hành
đề tài: “Đánh giá đáp ứng miễn dịch của vịt ngan được tiêm vacxin cúm gia cầm và vacxin viêm
gan vịt”
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Vịt, ngan nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên.


Vacxin cúm gia cầm vô hoạt subtype H5N1 chủng Re – 1 do công ty Weike, Harbi (
Trung Quốc) sản xuất.
Vaccin H5N9
Vacxin viêm gan vịt của xí nghiệp thuốc thú y TW.
Kháng nguyên H5 (H5 – Antigen of Avian Influenza) do công ty Weike sản xuất.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá đáp ứng miễn dịch của vịt sau khi tiêm vacxin cúm gia cầm H5N1.
Đánh giá đáp ứng miễn dịch của ngan sau khi tiêm vacxin cúm gia cầm H5N1, H5N9.
Đánh giá đáp ứng miễn dịch của vịt ngan sau khi tiêm phòng vacxin viêm gan siêu vi
trùng.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được triển khai tại trung tâm Nghiên cứu vịt đại Xuyên và Trung tâm Chẩn
Đoán Thú y Trung ương từ năm 2008-2010.
2.4.1. Bố trí thí nghiệm cho nội dung 1
Sau khi sử dụng vacxin lần 2, lần 3, lấy máu ngẫu nhiên ở các đàn vịt tại thời điểm 30,
60, 90, 120 ngày kiểm tra hàm lượng kháng thể cúm.

2.4.2. Bố trí thí nghiệm cho nội dung 2 (n=150con/đàn)
Thí nghiệm gồm 2 đàn ngan một đàn tiêm vacxin H5N1, đàn còn lại tiêm vacxin H5N9.
Sau khi tiêm nhắc lại lần thứ 3 lấy máu ở các thời điểm 30,60,90,120 ngày kiểm tra hàm lương
kháng thể kháng H5.
2.4.3. Bố trí thí nghiệm cho nội dung 3 (n=150 con/đàn)
Thí nghiệm gồm 3 đàn vịt được tiêm vacxin viêm gan siêu vi trùng của xí nghiệp thuốc
thu y Trung ương.
2.4.4. Các phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng
Phương pháp lấy máu vịt, ngan: dung bơm tiêm vô trùng lấy máu tĩnh mạch cánh để
nghiêng sau đó chắt huyết thanh.
Kiểm tra hiệu giá kháng thể cúm gia cầm trong huyết thanh vịt ngan bằng phản ứng HI
(phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu).
Kiểm tra kháng thể viêm gan siêu vi trùng vịt bằng phản ứng trung hoà trên phôi trứng.
Phương pháp công cường độc virus viêm gan vịt trong phòng thí nghiệm
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học và
phần mềm Excel.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của vịt được tiêm vacxin cúm gia cầm
3.1.1. Đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của vịt sau khi tiêm vaccin H5N1 lần 2


Để xác định đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của vịt được tiêm vacxin H5N1
Trung quốc, tiến hành lấy mẫu ở các đàn vịt được tiêm vacxin tại trung tâm. Thời điểm lấy mẫu
sau khi tiêm mũi 2 là 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày, 120 ngày. Huyết thanh được chuyển kịp thời về
Trung tâm Chẩn đoán Thú y trung ương, để xác định hiệu giá kháng thể. Các mẫu đều đạt yêu
cầu xét nghiệm. Kết quả kiểm tra được trình bày ở bảng 1 dưới đây:
Bảng 1. Hiệu giá kháng thể trung bình và tỷ lệ bảo hộ của vịt được tiêm vacxin H5N1
Thời điểm lấy mẫu sau
tiêm vacxin mũi 2(ngày)
Tổng số

mẫu
Số mẫu (+)
Số mẫu đạt
bảo hộ
Tỷ lệ bảo
hộ (%)
GMT
(log
2
)
30
30
30
30
100
6,6
60
30
30
28
93
5,5
90
30
28
22
73
4,4
120
30

27
20
66
3,9
(STT-số thứ tự, GMT-hiệu giá kháng thể trung bình)

Qua kiểm tra cho thấy: Tại thời điểm 30 ngày sau khi tiêm phòng mũi 2 đáp ứng miễn
dịch đạt cao nhất với hiệu giá kháng thể 6,6 log
2
, tỷ lệ bảo hộ 100%. Sau đó đáp ứng miễn dịch
giảm dần, tại thời điểm 120 ngày sau khi tiêm phòng mũi 2, hiệu giá kháng thể 3,9 log
2
, tỷ lệ bảo
hộ 66%. Theo tiêu chuẩn của OIE thì hiệu giá kháng thể tối thiểu phải có trong huyết thanh đàn
gia cầm là 4 log
2
và tỷ lệ bảo hộ 70% thì đàn gia cầm đó mới được bảo hộ. Như vậy đàn vịt sau
khi tiêm phòng vacxin H5N1 đã cho đáp ứng miễn dịch đạt ngưỡng bảo hộ và kéo dài được 4
tháng kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Ninh Văn Hiểu (2006).
3.1.2. Đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của từng giống vịt sau khi tiêm vaccin H5N1
lần 3
Để xác định thời điểm thích hợp tiêm nhắc lại cho từng giống vịt chúng tôi tiến hành xác
định hiệu giá kháng thể của vịt sau khi tiêm phòng lần thứ 3 (khi vịt vào đẻ). Đáp ứng miễn dịch
của từng giống vịt được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2. Hiệu giá kháng thể trung bình của đàn vịt sinh sản sau khi tiêm phòng lần 3
Giống vịt
Hiệu giá kháng thể tại các thời điểm sau tiêm phòng (log2)
30 ngày
60 ngày
90 ngày

120 ngày
150 ngày
Vịt Khaki Campbell
5,0
4,5
4,4
4,3
4,2
Vịt Triết Giang
4,9
4,6
4,6
4,5
4,3
Vịt CV. Supper M
4,5
4,3
4,2
4,0
3,8
Trung bình
4,8
4,5
4,4
4,2
4,1
(HGKT- hiệu giá kháng thể, TLBH- tỷ lệ bảo hộ)




Qua bảng 2 cho thấy hiệu giá kháng thể trung bình của các giống vịt tại các thời điểm sau
khi tiêm phòng lần 3 thấp hơn hiệu giá kháng thể của vịt sau khi tiêm phòng lần 2 nhưng độ dài
miễn dịch của một số giống vịt kéo dài đến 5 tháng vẫn đạt mức bảo hộ (>4log2) Vịt CV. Supper
M hiệu giá kháng thể và độ dài miễn dịch ngắn nhất chỉ đạt mức 4 tháng. Như vậy, thời điểm
tiêm nhắc lại trong giai đoạn sinh sản thích hợp nhất cho vịt Khaki Campbell và Triết giang (vịt
chuyên trứng) là 5 tháng, vịt CV. Supper M sau 4 tháng.


3.2. Đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của ngan khi được tiêm vacxin H5N1 và H5N9
Mỗi đàn ngan được tiêm phòng một loại vacxin theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất,
kết quả được trình bày ở bảng 3.
Đàn ngan được tiêm vaccine H5N1 có đáp ứng miễn dịch với hiệu giá kháng thể và độ
dài miễn dịch cao hơn hẳn đàn ngan được tiêm vaccine H5N9. Hiệu giá kháng thể trung bình
giữa hai loại vacxin có sự sai khác rõ rệt. Sau khi tiêm vacxin H5N1 lần 3 đàn ngan có miễn dịch
kéo dài 5 tháng. Theo nhiều kết quả nghiên cứu khác, ngan là loài có đáp ứng miễn dịch không
cao đối với vacxin cúm H5N9 được sử dụng tại Việt Nam và phải tiêm nhắc lại nhiều lần mới tạo
được miễn dịch đạt đến mức bảo hộ như vacxin H5N1 được dùng cho ngỗng và ngan tại Trung
Quốc (Trần Hoa Lan, tư liệu cá nhân). Theo Nguyễn Hoàng Đăng (2008), tỷ lệ bảo hộ của
vacxin H5N9 đối với ngan rất thấp (17,22%). Như vậy, sau 5 tháng phải tiêm vacxin nhắc lại để
đàn ngan được bảo hộ với bệnh cúm gia cầm.
Bảng 3.Hiệu giá kháng thể TB và tỷ lệ bảo hộ của ngan được tiêm vacxin H5N1, H5N9
Đàn
Loại
vacxin
Chỉ tiêu
Thời gian sau tiêm phòng (ngày)
30
60
90
120

150
1
H5N1
HGKT(log2)
5,9
4,9
4,9
4,5
4,0
TLBH (%)
95
95
85
75
72
2
H5N9
HGKT(log2)
3,9
3,2
2,3
2,0
-
TLBH (%)
67
53
40
30
-


3.3. Đáp ứng miễn dịch của vịt sau khi tiêm vacxin viêm gan siêu vi trùng
Theo Crighton (1978), vịt con mới nở khi tiêm vaccine nhược độc typ I, sau 48-72 giờ vịt
có miễn dịch, miễn dịch kéo dài trong suốt giai đoạn vịt mẫn cảm với bệnh.
Theo Trần Thị Liên (2008), vịt được sử dụng vacxin theo các đường tiêm bắp, tiêm dưới
da hoặc nhỏ mắt hoặc nhỏ mũi đều có đáp ứng miễn dịch tốt, miễn dịch kéo dài đến 30 tuần tuổi.
Để làm rõ khả năng kích thích sinh miễn dịch của vacxin viêm gan siêu vi trùng kết quả
thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4. Đáp ứng miễn dịch của đàn vịt được tiêm vacxin viêm gan siêu vi trùng
Đàn
Ngày tuổi
tiêm vacxin
Liều
số mẫu
kiểm tra
số mẫu (-)
Số mẫu
(+)
Tỷ lệ bảo
hộ (%)
1
1
1
5
0
5
100
2
1
1
5

0
5
100
3
1
1
5
1
4
80

Đàn vịt con sau khi tiêm vacxin 14 ngày tiến hành lấy máu, làm phản ứng trung hoà trên
phôi trứng cho kết quả: đàn vịt có tỷ lệ bảo hộ đạt từ 80-100%. Vịt có đáp ứng miễn dịch rất tốt


sau khi tiêm vacxin viêm gan siêu vi trùng nên với vịt nuôi thương phẩm chỉ cần dùng một lần
vacxin đã giúp cho vịt có miễn dịch suốt giai đoạn mẫn cảm với bệnh.
3.3.1. Đáp ứng miễn dịch thụ động ở đàn vịt con
Hanson (1976), Tripathy (1986) cho biết, vịt con nở ra từ đàn vịt mẹ có miễn dịch, hàm
lượng kháng thể giảm dần trong 2 tuần đầu. Như vậy, đàn vịt con đã có miễn dịch thụ động
nhưng hàm lượng kháng thể đó có chịu ảnh hưởng bởi số lần tiêm vacxin và thời điểm đẻ trứng
của đàn mẹ hay không. Theo Hwang (1973) số lần sử dụng vacxin ở vịt mẹ có ảnh hưởng đến
miễn dịch thụ động ở vịt con. Để làm rõ vấn đề này chúng tôi dùng vacxin cho đàn mẹ với số lần
khác nhau:
- Đàn mẹ tiêm vacxin 2 lần: 7 ngày tuổi, trước khi vào đẻ.
- Đàn mẹ tiêm vacxin 3 lần: 7 ngày tuổi, 28 ngày tuổi, trước khi vào đẻ.
Sau khi vịt mẹ đẻ 1,3,6 tháng tiến hành thu trứng cho ấp nở, chọn vịt con khoẻ mạnh kiểm tra
miễn dịch thụ động (3 ngày tuổi) bằng phương pháp công cường độc. Kết quả thu được trình bày
ở bảng 5.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:

Vịt mẹ được tiêm vacxin 3 lần: Vịt con nở từ trứng sau khi đẻ 1 tháng cho tỷ lệ bảo hộ
lúc 3 ngày tuổi là 100%, sau 3 tháng 80%, sau 6 tháng còn 70%.
Vịt mẹ được tiêm vacxin 2 lần: Sau khi đẻ 1 tháng cho đàn con có tỷ lệ bảo hộ 90%, sau 3 tháng
70%, sau 6 tháng còn 40%.
Bảng 5. Ảnh hưởng của số lần dùng vacxin ở vịt mẹ đến miễn dịch thụ động ở vịt con
Thời
gian
thu
trứng
Đối
tượng
Kết quả công cường độc
Vịt mẹ tiêm vacxin 2 lần
Vịt mẹ tiêm vacxin 3 lần
Số vịt
TN
(con)
Số vịt
chết
(con)
Số vịt
sống
sót
(con)
Tỷ lệ
bảo hộ
(%)
Số vịt
TN
(con)

Số vịt
chết
(con)
Số vịt
sống
sót
(con)
Tỷ lệ
bảo hộ
(%)
1
TN
10
1
9
90
10
0
10
100
ĐC
5
5
0
0
5
5
0
0
3

TN
10
3
7
70
10
2
8
80
ĐC
5
5
0
0
5
5
0
0
6
TN
10
6
4
40
10
3
7
70
ĐC
5

5
0
0
5
5
0
0
(TN- thí nghiệm, ĐC- đối chứng)

Như vậy, vịt mẹ được gây miễn dịch bằng cách tiêm vacxin 3 lần cho đàn con có tỷ lệ
bảo hộ cao hơn so với vịt con của đàn mẹ được tiêm vacxin 2 lần. Đàn vịt mẹ có miễn dịch sẽ
truyền cho đàn con của chúng, miễn dịch đó có hướng giảm dần theo thời gian. Để đàn con sinh
ra luôn được bảo hộ phải tiêm vacxin nhắc lại cho đàn mẹ 5-6 tháng 1 lần.


Theo OIE (2000), nên tiêm vacxin nhược độc viêm gan vịt typ I cho vịt mẹ trước khi đẻ
12,8 và 4 tuần (2-3 lần). Sau khi đẻ 3 tháng một lần tiêm vacxin nhắc lại cho vịt mẹ để tạo miễn
dịch chủ động cho vịt con trong suốt chu kỳ đẻ trứng.
3.3.2. Xác định thời điểm dùng vacxin thích hợp cho đàn vịt con
Việc nghiên cứu ảnh hưởng của kháng thể thụ động đến đáp ứng miễn dịch của vịt con
khi dùng vacxin là việc làm cần thiết, tạo cơ sở chọn thời điểm thích hợp dùng liều vacxin đầu
tiên cho đàn vịt con. Thí nghiệm sử dụng vacxin cho đàn vịt con không có miễn dịch thụ động và
đàn vịt có miễn dịch thụ động. Kết quả được trình bày ở
bảng 6.
Bảng 6. Kết quả xác định thời điểm dùng vacxin thích hợp cho đàn vịt con
Ngày
tiêm
vacxin
Ngày
công

cường
độc
Đàn mẹ dùng vacxin
Đàn mẹ không dùng vacxin
Số vịt
thí
nghiệm
Số vịt
ốm
Số
sống
xót
TLBH
(%)
Số vịt
thí
nghiệm
Số vịt
ốm
Số
sống
xót
TLBH
(%)
1
1
5
1
4
80

5
5
0
0
3
5
3
2
40
5
4
1
20
7
5
3
2
40
5
3
2
40
14
5
2
3
60
5
2
3

60
21
5
2
3
60
5
1
4
80
7
7
5
1
4
80
5
5
0
0
10
5
3
2
40
5
4
1
20
14

5
2
3
60
5
2
3
60
21
5
1
4
80
5
1
4
80
28
5
0
5
100
5
0
5
100
10
10
5
2

3
60




14
5
4
1
20




21
5
2
3
60




28
5
0
5
100





(TLBH- tỷ lệ bảo hộ)

- Đối với đàn vịt con không có miễn dịch thụ động, khi sử dụng vaxin viêm gan vịt liều
đầu tiên vào thời điểm 1 ngày tuổi và 7 ngày tuổi đều tạo được miễn dịch cao cho đàn vịt. Sau
khi tiêm vacxin 3 ngày vịt có miễn dịch và sau 21 ngày vịt có tỷ lệ bảo hộ 80-100%.
- Đối với đàn vịt con có miễn dịch thụ động khi sử dụng vacxin viêm gan vào thời điểm
khác nhau 1,7 và 10 ngày tuổi cho thấy:
+ Vịt dùng vacxin lúc 1 ngày tuổi tỷ lệ bảo hộ của vịt giảm nhanh chóng, sau ba ngày
giảm từ 80% xuống còn 20% sau đó tăng dần và đạt cao nhất lúc 21 ngày tuổi 60%.


+ Vịt dùng vacxin lúc 7 ngày tuổi, sau 3 ngày tỷ lệ bảo hộ cũng giảm từ 80% xuống 40%
nhưng sau đó tăng dần đạt 100% tại thời điểm 21 ngày sau khi dùng vacxin.
+ Vịt dùng vacxin lúc 10 ngày tuổi, sau khi dung vacxin 3 ngày tỷ lệ bảo hộ của vịt có
giảm đi từ 60 xuống 20%, sau đó tăng dần và đạt bảo hộ 100% sau khi tiêm vacxin hơn hai tuần.
Như vây, đàn vịt không có miễn dịch thụ động viêm gan vịt có thể dùng liều vacxin đầu
tiên vào lúc 1,7 ngày tuổi đều tạo được miễn dịch tốt cho đàn vịt. nhưng dùng vacxin vào lúc 7
ngày tuổi sẽ có một thời gian dài đàn vịt không có miễn dịch, không bảo hộ được với bệnh nên
dung vacxin vào lúc 1 ngày tuổi là thích hợp nhất. Đàn vịt có miễn dịch thụ động khi sử dụng
vacxin liều đầu tiên, tỷ lệ bảo hộ cho vịt có giảm xuống nhưng sau đó tăng lên và đạt cao nhất
nếu dùng tại thời điểm 7,10 ngày tuổi.
Theo Tripathy (1986), vịt con của đàn vịt giống không có miễn dịch với bệnh viêm gan
vịt có thể dung vacxin viêm gan vịt typ I lúc 1 ngày tuổi bằng đường cho uống hoặc tiêm dưới da
để gây miễn dịch. Vịt con được nở từ đàn vịt mẹ có miễn dịch, khángthể thụ động giảm dần
trong 2 tuần nên dung vacxin nhược độc typ I cho vịt con vào thời gian 7-10 ngày tuổi.
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận

- Vịt, ngan có đáp ứng miễn dịch tốt khi được tiêm vacxin cúm gia cầm H5N1. Trong giai
đoạn sinh sản, vịt hướng trứng và ngan có thời gian miễn dịch cao, miễn dịch kéo dài hơn so với
vịt chuyên thịt.
- Vịt được tiêm vacxin viêm gan siêu vi trùng một lần cho đáp ứng miễn dịch với tỷ lệ
bảo hộ từ 80-100%. Vịt con sinh ra từ đàn bố mẹ được phòng bệnh 3 lần ở những thời điểm 7, 28
ngày tuổi và lúc vào đẻ có miễn dịch thụ động với tỷ lệ bảo hộ lúc 3 ngày tuổi là 70-100% tuỳ
thuộc vào thời điểm sinh sản sau khi tiêm vacxin. Vịt con sinh ra từ đàn bố mẹ không được tiêm
phòng có đáp ứng miễn dịch tương đương nhau khi dùng vacxin ở thời điểm 1 và 7 ngày tuổi.
Vịt con sinh ra từ đàn bố mẹ có miễn dịch có đáp ứng miễn dịch cao nếu tiêm vacxin ở 7-10
ngày tuổi.
Qua kết quả nghiên cứu trên có thể khuyến cáo lịch tiêm phòng cho từng loại vịt, ngan
như sau:
- Đối với vịt ngan thương phẩm: Tiêm vacxin viêm gan siêu vi trùng một lần duy nhất
lúc 1 ngày tuổi nếu đàn bố mẹ không được tiêm phòng, lúc 7 ngày tuổi nếu đàn bố mẹ đã có
miễn dịch.
- Đối vịt, ngan sinh sản:
Tiêm vacxin viêm gan 3 lần trước khi vào đẻ ở các thời điểm 7, 28 ngày tuổi, lúc vào đẻ.
Trong thời gian sinh sản 5-6 tháng tiêm vacxin nhắc lại.
+ Vịt chuyên thịt tiêm vacxin H5N1 nhắc lại trong giai đoạn sinh sản sau mỗi 4 tháng.
+ Vịt chuyên trứng và ngan tiêm vacxin H5N1 nhắc lại trong giai đoạn sinh sản sau mỗi 5
tháng.
4.2. Đề nghị


Công nhận lịch tiêm phòng vacxin H5N1 và vacxin viêm gan siêu vi trùng vịt là TBKT.
Tài liệu tham khảo
1. Ninh Văn Hiểu (2006). Tình hình dịch cúm gia cầm và Kết quả tiêm vacxin H5N2, H5N1 của Trung Quốc
để phòng bệnh cho gà, vịt trên địa bàn tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sĩ NN, Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội.
2. Tô Long Thành, Nguyễn Hoàng Đăng, Hoàng Đăng Huyến (2008). Đáp ứng miễn dịch trên gà và vịt của

tỉnh Bắc Giang được tiêm phòng vacxin cúm gia cầm. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập XIV, Số 6,
2008, 21-27.
3. Trần Thị Liên (2008). Sản xuất thử nghiệm vacxin nhực độc đông khô phòng bệnh viêm gan vịt.
4. Crighton, G.W., and P.R. Woolock, 1978. Active immunization of ducklings against duck virus hepatitis.
Vet. Rec. 102, P. 358-361.
5. Hanson, L.E., and D. N. Tripathy 1976. Oral immunization of ducklings with attenuated duck hepatitis
virus. Dev. Biol. Stand. 33, P. 357-363.
6. Hwang, J. (1973). “Active immunization against duck hepatitis virus” Amj Vet Res 33, pp. 2539- 2544.
7. OIE (2000). Manual of standards for diagnostic test and vaccines.
8. Tripathy, D.N., and L.E. Hanson. 1986. Impact of oral immunization against duck viral hepatitis in
passively immune ducklings. Prevent vet. Med. 4, P. 355-360.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH BỆNH TÍCH CỦA BỆNH VIÊM GAN VỊT



Ảnh 1. Bệnh tích của vịt bị viêm gan siêu vi trùng
Ảnh 2. Hình ảnh gan vịt viêm xuất huyết




Ảnh 3. Tư thế vịt chết của bệnh viêm gan siêu vi trùng












×