TIỂU LUẬN BỘ MÔN
TIẾP CẬN HỆ THỐNG
Tờn tiểu luận:
Xây dựng chỉ thị môi trường theo
MÔ HÌNH DPSIR
1
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Một chỉ thị là một thông số được sử dụng để đơn giản hoá, lượng hoá và
truyền đạt một vấn đề. Trong lĩnh vực môi trường, một lĩnh vực vô cùng phức
tạp, rõ ràng cần phải xác định các chỉ thị để có thể định lượng các khía cạnh
quan trọng của môi trường nhằm đơn giản hoá những khía cạnh này. Theo đó,
bạn có thể truyền đạt những thông tin môi trường đối với mọi đối tượng và cung
cấp thông tin để lập báo cáo hiện trạng môi trường.
Rõ ràng là càng áp dụng nhiều chỉ thị (với chất lượng ở mức chấp nhận
được), ta càng có khả năng mô tả chi tiết hơn về các diễn biến của môi trường.
Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh nhất định, mà việc áp dụng quá nhiều
các chỉ thị sẽ có thể làm cho bức tranh trở nên rối mắt trong khi cái đang cần là
một bức tranh tổng quát.
Mô hình DPSIR được lựa chọn làm mô hình định hướng cho hoạt động xây
dựng chỉ thị môi trường. Mô hình này rất mạnh trong việc cung cấp một cái
nhìn tổng quan bối cảnh vấn đề môi trường và cũng như minh họa và làm rõ
những mối quan hệ nhân - quả nói chung. Những mối quan hệ nhân - quả này
thường mang tính khái niệm và về bản chất mang tính định tính chứ không phải
được xác định bằng phương trình toán học. Mối quan hệ nhân - quả này có thể
được nhiều người biết tới nhưng lại khó có thể định lượng được. Chỉ có rất ít
trường hợp cụ thể mà trong đó có thể xác định được một tập hợp các phương
trình toán học có thể xâu chuôĩ/ liên hệ được các yếu tố/thành phần với nhau để
mô tả toàn cảnh theo mô hình DPSIR. Tuy nhiên, đối với từng phần riêng lẻ
trong mối liên hệ nhân - quả thì các chỉ thị thì lại cho phép xác định và giúp ta
hiểu được về các thành phần phụ thuộc lẫn nhau riêng lẻ của chúng mà trên cơ
sở đó có thể phân tích các xu hướng.
2
2
II. MÔ HÌNH DPSIR
Mô hình DPSIR (hình 1) mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa:
- Hiện trạng môi trường (S).
- Áp lực do con người gây ra (P).
- Động lực trực tiếp hoặc gián tiếp (D).
- Tác động (I) của sự thay đổi hiện trạng môi trường
- Phản hồi (R) từ xã hội về những tác động không mong muốn
Mô hình DPSIR minh hoạ cả những hoạt động xã hội ảnh hưởng đến hiện
trạng môi trường và những đáp ứng từ hiện trạng môi trường tới xã hội dưới
hình thức những động thái về chính sách môi trường cho từng lĩnh vực riêng
(nông nghiệp, giao thông, công nghiệp,...). Những đáp ứng này bao gồm những
mục tiêu và biện pháp mà xã hội đặt ra để chống lại những thay đổi không mong
muốn về tình trạng môi trường và tác động tiêu cực của những thay đổi này lên
hệ sinh thái cũng như điều kiện sống của con người.
Hiện trạng môi trường thường được miêu tả theo hiện trạng vật lý và hoá
học cũng như hiện trạng sinh học của môi trường. Hiện trạng vật lý gồm những
vấn đề thuỷ văn, khí tượng học, thuỷ lực học, cảnh quan thiên nhiên và dự trữ
tài nguyên thiên nhiên. Hiện trạng hoá học gồm chất lượng không khí, nước và
đất tính theo thành phần và nồng độ nhiều chất khác nhau trong các môi trường
này. Các hợp chất nhân tạo cũng như tự nhiên sẽ tạo ra các chất hữu cơ, chất
dinh dưỡng và ôxy hoà tan. Hiện trạng sinh học bao gồm sự tuyệt chủng của
một số loài, hệ sinh thái cũng như những trạng thái : sự đa dạng và thể trạng của
các yếu tố sinh học liên quan : Ví dụ cây cối, động vật, cá, chim chóc,...
3
3
Động lựcPhát triển nói chung về mặt dân số.Các ngành tương ứng, ví dụ:Công nghiệpNông nghiệpGiao thông vận tảiNăng lượngDịch vụNgư nghiệpÁp lựcThải các chất gây ô nhiễm vào nước, không khí và đấtKhai thác tài nguyên thiên nhiênNhững thay đổi trong việc sử dụng đấtCác rủi ro về công nghệ
Hiện trạng môi trườngHiện trạng vật lý :Lượng nước và dòng chảyLưu chuyển trầm tích, lắng đọng bùnHình thái họcNhiệt độ, khí hậuHiện trạng hoá học :Nồng độ chất ô nhiễm trong nước, không khí, đấtHàm lượng chất hữu cơ, ôxy hoà tan, dưỡng chất trong nướcHiện trạng sinh học :Mất cân bằng hệ sinh thái, tuyệt chủng một số loàiHiện trạng thực vật, côn trùng, động vật, loài thuỷ sinh, các loài chim,v.v...
Tác độngĐa dạng sinh họcHệ sinh tháiTài nguyên thiên nhiên;Con người :Sức khoẻThu nhậpPhúc lợi/chất lượng cuộc sốngMôi trường sốngNền kinh tế :Các lĩnh vực kinh tế
Đáp ứngCác hành động giảm thiểuCác chính sách môi trường nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia về môi trường (Ví dụ : các chuẩn mực và tiêu chí để điều chỉnh áp lực)Các chính sách ngành (các giới hạn và kiểm soát việc phát triển của ngành để giảm/thay đổi các hoạt động hay các áp lực do các hoạt động này gây ra)Nhận thức về môi trườngCác biện pháp giảm nghèo cụ thể
Hình 1. Mô hình DPSIR
4
4
Hiện trạng môi trường bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố, cụ thể ở Việt Nam là
những thảm hoạ môi trường có tính định kỳ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại,
trọng tâm của chúng ta là tập trung vào số lượng lớn những áp lực do con người
gây ra có tác động tới môi trường, mà trước hết là các chất thải khí, nước thải và
việc tích tụ rác thải. Tuy nhiên, việc sử dụng tài nguyên cũng như những mô hình
sử dụng đất khác nhau của con người và những rủi ro khi ứng dụng các công nghệ,
ví dụ đưa vào môi trường các loài sinh vật biến đổi gien (GMO) cũng cần được coi
là những áp lực quan trọng.
Những áp lực này tạo ra bởi những hoạt động của con người. Do đó, các hoạt
động của con người như là sản xuất và tiêu dùng chính là những động lực đằng sau
những áp lực này. Những động lực này thường được liên hệ với các ngành kinh tế
của xã hội như là nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng. Một
loại áp lực có thể sinh ra từ một ngành cụ thể của xã hội hoặc từ nhiều ngành.
Tương tự, các hoạt động trong một ngành cụ thể có thể tạo ra 1 vài hoặc một chuỗi
những áp lực khác nhau vì thế ảnh hưởng tới 1 vài hoặc nhiều vấn đề/chủ đề môi
trường. Mức độ áp lực do các hoạt động của một ngành cụ thể gây ra tuỳ thuộc vào
mức độ và loại hình hoạt động, công nghệ áp dụng khi tiến hành hoạt động cũng
như "hành vi môi trường" của những người đang thực hiện các hoạt động đó. 3 yếu
tố : hoạt động, công nghệ ứng dụng và hành vi chính là các điểm trọng tâm của các
chính sách và biện pháp mà xã hội có thể áp dụng nhằm giảm các áp lực đối với
môi trường.
Mặc dù làm giảm các áp lực có thể là mục đích trước mắt của rất nhiều chính
sách về môi trường, tuy nhiên đó không phải là lý do cơ bản của các chính sách
này. Lý do cơ bản chính là hạn chế những tác động không mong muốn mà một
môi trường đang bị suy thoái có thể sẽ tạo ra. Những tác động này có thể được mô
tả như những tác động vào 3 nguồn lực cơ bản : cụ thể là thiên nhiên, con người và
các nguồn lực nhân tạo. Những tác động vào tự nhiên có thể là làm suy giảm
nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm suy yếu các chức năng đ hệ sinh thái khác nhau
(sông, hồ, rừng...) hoặc nói theo một cách khác là làm giảm tính đa dạng sinh học.
5
TÁC ĐỘNG đối với
Đa dạng sinh học
Hệ sinh thái
Tài nguyên thiên nhiên;
Con người :
Sức khoẻ
Thu nhập
Phúc lợi/chất lượng
cuộc sống
Môi trường sống
5