Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.96 KB, 32 trang )

Mục lục

A. phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
1. Lớ do khỏch quan
2. Lớ do ch quan
II. Mục đích nghiên cứu
III. NHiệm vụ nghiên cứu
IV. Đối tợng nghiên cứu
V. Phơng pháp nghiên cứu

b. nội dung
I. Nội dung chơng trình
II. quy trình dạy tiết tập đọc
III. Điều tra thực trạng
1, V phớa giỏo viờn
2, V phớa hc sinh
IV. những biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh
1, Trong gi tp c:
a, Rốn k nng c thm
b, Yờu cu hc sinh c ỳng, lu loỏt v nm c ni dung, ý ngha cỏc bi
tp c
c, Hng dn hc sinh c din cm
2, Ngoi gi tp c
3, Giỏo ỏn minh ha

c. Kết luận
I, Kết quả
II, Một số kiến nghị
-1-



A/ PHẦN MỞ ĐẦU:
I.

Lý do chän ®Ò tµi:

1- Lý do khách quan :
Môn Tiếng Việt giữ một vai trò quan trọng trong chương trình tiểu học. Học
tốt môn Tiếng Việt là tiền đề để học tốt những môn học khác. Nói về mục tiêu của
môn Tiếng Việt bậc tiểu học, văn bản dự thảo “Chương trình môn Tiếng việt bậc tiểu
học” do tiểu ban Tiếng Việt (Bộ giáo dục - Đào tạo) tổ chức soạn thảo năm 1996 (cho
giai đoạn sau năm 2000) ghi rõ :
Mục tiêu của môn Tiếng việt bậc tiểu học là:
- Hình thành và phát triển kỹ năng đọc, viết, nghe, nói cho học sinh nhằm giúp các
em sử dụng Tiếng việt có hiệu quả trong việc học tập và giao tiếp ở gia đình trường
học và xã hội.
- Góp phần cùng môn học khác phát triển năng lực tư duy cho học sinh.
- Trang bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu về văn học, văn hoá và ngôn ngữ,
văn hoá thông qua một số sáng tác văn học và một số loại văn bản khác của Việt Nam
và thế giới nhằm hình thành ở các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, khả năng rung
cảm trước cái đẹp trước những buồn vui yêu ghét của con người.
- Góp phần hình thành nhận thức tình cảm, thái độ hành vi đúng đắn của con người
Việt Nam hiện đại trong quan hệ gia đình và xã hội.
Để đạt được mục tiêu trên giáo viên chỉ dạy đủ nội dung cho từng phân môn thôi
chưa đủ mà còn phải làm thế nào để dạy tốt dạy hay, phải đổi mới phương pháp giảng
dạy để cho mỗi giờ học thực sự “ Nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn và hiệu quả hơn”.
Môn Tiếng việt được chia làm nhiều phân môn nhỏ : Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và
câu, Tập làm văn... Riêng với phân môn Tập đọc việc luyện đọc nói chung và phương
pháp luyện đọc diễn cảm nói riêng có một vai trò rất lớn đối với học sinh khi luyện
đọc.

Đọc diễn cảm được thực hiện trong mọi giờ học của bậc tiểu học nhưng đặc
biệt nhất là ( lớp 4 + 5 ). Các em đã đọc thông viết thạo rồi nhưng chưa đọc diễn cảm
-2-


được. Chính vì vậy nên các em không cảm thụ và tiếp xúc được với ngôn ngữ nghệ
thuật, cảm thụ hết cái hay, cái đẹp của văn chương. Do vậy các em cần sự giúp đỡ
của người thầy, người cô để giúp các em có kỹ năng đọc tốt, tạo điều kiện cho các em
đọc để cảm nhận được tốt môn Tiếng Việt cũng như những môn khác.
2. Lý do chủ quan:
- Nhiều người cho rằng học sinh tiểu học chỉ cần đọc thông viết thạo. Chính vì lẽ đó
hoạt động của các em chưa được coi trọng đúng mức
- Một số em còn mải chơi, chưa chăm chỉ học tập. Phần đa gia đình còn khó khăn
chưa có đủ đồ dùng sách vở khi đến lớp.
- Mặt khác do từ ở lớp 1 - 2 - 3 các em mới chỉ đọc thông viết thạo. Lên lớp 4 các em
còn nhiều bỡ ngỡ khi thể hiện giọng đọc của mình để người nghe cảm nhận được
ngay. Các em có đọc diễn cảm hay 1 đoạn thơ, 1 đoạn văn các em mới cảm nhận
được cái hay, cái đẹp của bài thơ, bài văn đó và qua đó các em mới áp dụng vốn kiến
thức của mình để viết văn hay. Làm bài tập luyện từ và câu tốt, học tốt các phân môn
Tập đọc Luyện từ và câu, Tập làm văn... chính là góp phần nâng cao chất lượng của
bộ môn Tiếng Việt.
Xuất phát từ mục tiêu trên tôi thấy thật cần thiết phải giúp các em cảm nhận
được cái hay, cái đẹp của văn chương góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt
cho nên tôi đã tiến hành nghiên cứu: “Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học
sinh lớp 4”.
II/ Môc ®Ých nghiªn cøu:
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh
- Giúp học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm không chỉ trong phạm vi một văn bản của tiết
tập đọc mà biết đọc diễn cảm bất kì một bài văn nào.
- Biết vận dụng kiến thức, hiểu biết của mình trong giao tiếp hàng ngày để nói hay,

nói đúng, mạnh dạn, tự tin, bình tĩnh trước tập thể.
- Thông qua việc rèn luyện đọc diễn cảm, giáo viên còn bồi dưỡng thêm năng lực
cảm thụ văn học cho học sinh.
-3-


III. NhiÖm vô nghiªn cøu:
Phân loại các dạng bài tập đọc trong sách giáo khoa tiếng việt 4 từ đó đề ra
những biện pháp để giúp học sinh đọc tốt hơn, diễn cảm hơn các dạng bài trong sách
giáo khoa.
IV. §èi tîng nghiªn cøu:
Học sinh lớp 4D trường Tiểu học Quảng An – Tây Hồ - Hà Nội
V. Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu:
1.

Phương pháp nghiên cứu lý luận

2.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

3.

Phương pháp thực nghiệm

4.

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

-4-



B/ NỘI DUNG
I. néi dung ch¬ng tr×nh:
SGK Tiếng Việt 4 gồm 10 đơn vị học, mỗi đơn vị ứng với một chủ điểm, học
trong 3 tuần ( riêng chủ điểm Tiếng sáo diều học trong 4 tuần).
Nếu như ở các lớp dưới, chủ điểm học tập xoay quanh những lĩnh vực rất gần
gũi với học sinh thì ở lớp 4 chủ điểm là những vấn đề đời sống tinh thần của con
người như tính cách, đạo đức, năng lực, sở thích,.. cụ thể:
Tập I gồm 5 chủ điểm, học trong 18 tuần:
- Thương người như thể thương thân (tuần 1, 2, 3)
- Măng mọc thẳng (tuần 4, 5, 6)
- Trên đôi cánh ước mơ ( tuần 7, 8, 9)
- Có chí thì nên (tuần 11, 12, 13)
- Tiếng sáo diều ( tuần 14, 15, 16, 17)
Tuần 10 dùng để ôn tập giữa học kì I, tuần 18 ôn tập cuối học k ì I
Tập II gồm 5 chủ điểm, học trong 17 tuần
- Người ta là hoa đất ( tuần 19, 20, 21)
- Vẻ đẹp muôn màu ( tuần 22, 23, 24)
- Những người quả cảm (tuần 25, 26, 27)
- Khám phá thế giới ( tuần 29, 30, 31)
- Tình yêu cuộc sống ( tuần 32, 33, 34)
Tuần 28 dùng để ôn tập giữa học kì II, tuần 35 ôn tập cuối học kì II
Phân môn Tập đọc được dạy 2 tiết/ tuần.
II. Quy Tr×nh d¹y tiÕt tËp ®äc :
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV cho 2 – 3 HS đọc thành tiếng hoặc đọc thuộc lòng bài tập đọc hoặc bài học
thuộc lòng trước đó, sau đó đặt một số câu hỏi về nội dung bài để kiểm tra kĩ năng
đọc - hiểu.
2. Dạy bài mới:

-5-


a, Giới thiệu bài:
- Nêu nhiệm vụ cần thực hiện trong tiết học. Đối với bài Tập đọc thuộc chủ điểm
mới, trước hết GV cần giới thiệu vài nét chính về chủ điểm.
b, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
- Luyện đọc:
+ HS đọc thành tiếng từng đoạn văn (khổ thơ)
Ě Đọc nối tiếp nhau trước lớp: mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
(lặp lại nhiều vòng sao cho mỗi HS trong lớp đều được đọc ít nhất 1 đoạn)
Ě Đọc theo cặp hoặc đọc trong nhóm: mỗi HS đọc một đoạn theo trình tự các đoạn
trong bài (lặp lại nhiều vòng sao cho mỗi HS đều được đọc tất cả các đoạn trong bài)
Ě 1 – 2 HS đọc lại toàn bài
+ GV đọc mẫu toàn bài
- Tìm hiểu bài:
GV hướng dẫn HS đọc và trả lời từng câu hỏi trong SGK theo các hình thức dạy học
thích hợp
- Đọc diễn cảm (với văn bản nghệ thuật) hoặc luyện đọc lại (với các văn bản phi nghệ
thuật)
+ Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn (khổ thơ):
Ě Một số HS đọc: mỗi em đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
Ě GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn
+ Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn (khổ thơ)
Ě GV dùng lời nói hoặc lời nói kết hợp ghi bảng, sử dụng đồ dùng dạy học để hướng
dẫn HS cách đọc
Ě HS đọc đoạn văn (thơ) đã được GV hướng dẫn cách đọc
Ě GV sửa lỗi cho các em
+ HS thi đọc diễn cảm trước lớp
- Học thuộc lòng với những bài có yêu cầu thuộc lòng

+ HS tự nhẩm HTL các khổ thơ, bài thơ hay đoạn văn theo chỉ định trong SGK.
+ GV tổ chức thi đọc thuộc lòng các khổ thơ, bài thơ hay đoạn văn vừa học thuộc
-6-


c, Củng cố, dặn dò:
- Hướng dẫn HS chốt lại nội dung chính hoặc ý nghĩa của bài tập đọc
- Nêu nhận xét tiết học
- Nêu yêu cầu tiếp tục luyện tập và chuẩn bị bài sau
III. §iÒu tra thùc tr¹ng:
1. Về phía giáo viên:
Trước đây, phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt ở chương trình cũ vẫn còn
đề cao quá mức về cảm thụ văn học nên một số giáo viên đã biến tiết Tập đọc thành
giờ giảng văn. Trong tiết học, giáo viên quá lạm dụng phần tìm hiểu bài, giảng giải là
chính còn học sinh chỉ nghe, ít có thời gian để luyện đọc; hậu quả là có một số em
học hết chương trình Tiểu học mà vẫn chưa đọc thông thạo. Song ở chương trình
tiếng Việt Tiểu học mới hiện nay, nội dung các bài đọc trong sách giáo khoa tương
đối phù hợp với nhận thức của học sinh, các bài đọc được sắp xếp khá lôgic, chặt chẽ
theo từng chủ điểm, đa dạng các thể loại và nội dung phong phú ; hơn nữa giáo viên
đã nắm được Chuẩn cần đạt về kĩ năng đọc và hiểu của học sinh. Vì thế, trong quá
trình dạy phân môn Tập đọc thì người giáo viên đã hướng dẫn các em thực hiện khá
nhịp nhàng giữa các hoạt động.
Mặt khác giáo viên còn chưa hiểu rõ được vai trò của đọc diễn cảm trong phân
môn tập đọc lớp 4. Chưa đổi mới phương pháp trong giảng dạy còn quá lệ thuộc vào
sách vở, giảng dạy dập khuôn máy móc không có sự linh hoạt sáng tạo trong giảng
dạy. Chưa biết phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học từ đó hạn chế hiệu
quả giảng dạy. Đa số các bài đọc lớp 4 ; 5 tương đối dài mà thời gian một tiết học quá
ít nên hầu như giáo viên chỉ mới dừng lại ở luyện đọc đúng cho các em, bước hướng
dẫn các em đọc diễn cảm còn ít. Chính vì thế, việc yêu cầu các em tham gia thể hiện
đọc diễn cảm trước lớp chỉ thực hiện được ở một số học sinh khá, giỏi.

2. Về phía học sinh:
- Thực tế, trong nhiều năm giảng dạy khối 4 tôi thấy kĩ năng đọc của học sinh giữa
các lớp chưa đồng đều. Đa số các em chỉ mới đọc đúng, số học sinh biết đọc diễn cảm
-7-


cũn rt ớt (thm chớ nhiu em cha bit cỏch c din cm hoc cũn xem nh hot
ng ny); s hc sinh c cha lu loỏt v sai li vn cũn.
- Nhn thc ca hc sinh v tm quan trng ca mụn hc cha ỳng, cỏc em thớch
hc mụn Toỏn hn mụn Ting Vit nờn nhiu em cũn ngi c bi v cha cú ý thc
t rốn c din cm m ch mi mang tớnh cht chiu l, i phú.
- Do vn t ng ca cỏc em cũn quỏ ớt i, cha hiu ht ngha cỏc t, cm t trong bi
c nờn dn n khi c bi, cỏc em ngt ngh khụng ỳng ch, nhiu lỳc gõy hiu sai
ý ngha ca cõu vn hay bi th.
- Ging c ca hc sinh cũn nh ; nhiu em cha nm c ni dung ca bi c
nờn khi c, tụi thy cỏc em cha bc l c cm xỳc ca bi c qua ging c
hoc nu cú thỡ ch mang tớnh cht bt chc giỏo viờn hoc bn bố.
- Do nh hng ca ting a phng v cỏch phỏt õm ca mi em khỏc nhau nờn cỏc
em c cũn sai cỏc t ng, sai ni dung ý ngha ca vn bn.
- i vi hc sinh khi luyn c din cm a s cỏc em cũn rt lỳng tỳng vỡ õy l
hot ng trớ tu phc tp cỏc em rt li c k vn bn do ú khi tỡm v t rỳt ra
ging c cho phự hp vi tng kiu bi, tng nhõn vt (trong cỏc bi cú i thoi)
cũn chm, nhiu em cũn li khụng t tỡm ra c cỏi hay, cn nhn ging t ú
tỡm rừ sc thỏi biu cm ca bi m ch yu ch da vo giỏo viờn v mt s hc sinh
khỏ gii ca lp.
- Mt iu ỏng núi l phn ln hc sinh khi c mt tỏc phm cũn c tu tin theo
ch quan khụng cú thúi quen ngt ging ỳng ch, la chn ng iu c phự hp
t ú bit cỏch phi hp t th, nột mt , c ch, iu b trong khi c.
- Qua thc t ging dy nhng nm hc trc tụi nhn thy khi dy hc sinh c din
cm giỏo viờn v hc sinh gp rt nhiu khú khn.

IV. NHững biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh:
Xut phỏt t cỏc nguyờn nhõn trờn, hng nm trong quỏ trỡnh ging dy, bn
thõn tụi ó thc hin mt s gii phỏp nhm rốn k nng c din cm cho cỏc em lp
4. C th : c vo u mi nm hc, sau khi nhn lp v n nh t chc lp xong, tụi
ó tin hnh kho sỏt cht lng hai mụn Toỏn, Ting Vit nm c cht lng
-8-


đại trà từng môn của lớp ; sau đó tôi tiếp tục đưa ra một đoạn văn ngắn yêu cầu các
em đọc để khảo sát kĩ năng đọc của từng học sinh. Kết quả khảo sát đầu năm học
2011 – 2012 là :
Thời gian

Đọc chưa lưu loát

Đọc đúng

Đọc hay

kiểm tra
KSCL

(có diễn cảm)
SL

%

SL

%


SL

đầunăm

13

42%

15

48%

3

%

10%

Dựa vào kết quả khảo sát trên, tôi đã phân loại các đối tượng đọc gồm :
* Đối tượng 1 : Những học sinh đọc đúng, đọc hay (đọc diễn cảm).
* Đối tượng 2 : Những học sinh đọc đúng song chưa diễn cảm.
* Đối tượng 3 : Những học sinh đọc chưa lưu loát và còn chậm.
Sau khi phân loại học sinh, tôi đã có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, kèm cặp học
sinh yếu về kĩ năng đọc cho các em trong các tiết học, đặc biệt trong giờ Tập đọc.
Vậy để rèn cho các em có kĩ năng đọc diễn cảm tốt, tôi đã tiến hành các bước như sau
1. Trong giờ tập đọc:
a, Rèn kỹ năng đọc thầm.
- Đọc thầm là hình thức đọc không thành tiếng, người đọc dùng mắt để nhận biết văn
bản và vận dụng năng lực tư duy để thông hiểu và tiếp nhận nội dung thông tin của

văn bản.
- Đọc thầm chỉ được thực hiện khi người đó đã biết đọc thành tiếng một cách thành
thạo. Khi đọc thầm, do không phải phát âm thành tiếng nên người đọc đỡ hao tốn sức
lực hơn so với đọc thành tiếng, tốc độ nhanh hơn từ 1,5 đến 2 lần, người đọc có điều
kiện tập trung tư tưởng để suy ngẫm, tìm hiểu ý tứ nội dung văn bản đọc. Vì thế đọc
thầm giúp người đọc thông hiểu, tiếp nhận tốt hơn nội dung thông tin của văn bản.
- Chính vì thế mà để dạy đọc hiểu được cho học sinh thì giáo viên cần rèn cho các em
kỹ năng đọc thầm. Khi tổ chức cho học sinh đọc thầm, theo chúng ta cần chú ý.
- Tư thế ngồi đọc của học sinh ngồi ngay ngắn khoảng cách giữa mắt và sách từ 30
đến 50 cm
-9-


- Thường xuyên củng cố cho học sinh về cách đọc thầm, đọc hoàn toàn bằng mắt,
không mấp máy mắt, không phát ra tiếng. Lúc đầu có thể di chuyển mắt theo que trỏ
hoặc ngón tay, khi đạt thành thạo chỉ có mắt di chuyển mà thôi, và quan trọng hơn là
mắt đọc nhưng đầu phải suy nghĩ về những điều mình đang đọc ( tránh tình trạng học
sinh chỉ di chuyển mắt theo chữ mà tâm lại hoàn toàn nghĩ về chuyện khác ).
- Cần kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh. Quy định thời gian đưa ra câu hỏi
(đơn giản) yêu cầu học sinh trả lời về hình thức về nội dung của bài đọc.
b. Yêu cầu học sinh đọc đúng, lưu loát và nắm được nội dung, ý nghĩa các bài
đọc
Muốn đọc diễn cảm một tác phẩm trước hết đòi hỏi các em cần phải biết đọc
đúng, lưu loát và nắm được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm đó. Vì khi đọc đúng, các
em sẽ phát âm chính xác các từ ngữ, biết ngắt nghỉ giọng đúng chỗ trong từng câu,
từng đoạn để giúp người nghe hiểu đúng nghĩa các từ ngữ cũng như các câu văn của
bài đọc. Còn khi các em nắm được nội dung, ý nghĩa bài đọc sẽ giúp các em biết nhấn
giọng các từ ngữ biểu cảm và tự xác định được giọng đọc phù hợp cho từng đoạn hay
cả bài đọc đó. Hơn nữa, có hiểu thấu đáo nội dung và ý nghĩa của bài đọc thì các em
mới có những cảm xúc thực để truyền đạt được những tâm tư tình cảm hay ý đồ của

tác giả được ẩn chứa trong từng câu, từng chữ của bài đọc đến với người nghe. Vì
thế, đây là một yếu tố rất quan trọng, là cơ sở ban đầu của việc rèn kĩ năng đọc diễn
cảm cho các em.
* Luyện đọc đúng:
Việc giúp các em luyện đọc đúng, lưu loát tôi thực hiện chủ yếu ở bước luyện
đọc. Trong quá trình đọc, tôi thường gọi các em thuộc đối tượng 1 và 2 đọc trước; sau
đó yêu cầu các em tiếp tục giúp đỡ, kèm cặp các bạn đọc còn chậm, chưa lưu loát tiến
đến đọc đúng và lưu loát hơn.
Đối với học sinh lớp 4 thì việc rèn luyện đọc đúng được rèn luyện như sau:
- Trước khi tiến hành luyện đọc, chia văn bản thành các đoạn đọc. Tôi căn cứ vào
trình độ đọc của học sinh trong lớp để chia văn bản thành các đoạn, sao cho các đoạn
- 10 -


không quá dài hoặc quá chênh lệch nhau về chữ số, cách ngắt đoạn không quá chi li,
gây khó khăn cho học sinh theo dõi và đọc nối tiếp.
- Dựa vào số đoạn tôi chỉ định trước số học sinh tham gia đọc nối tiếp ở mỗi vòng
đọc. Học sinh có thể đứng hoặc ngồi tại chỗ với tâm thế sẵn sàng đọc nối tiếp.
- Để củng cố kĩ năng đọc trơn đã được rèn ở các lớp dưới, tôi hướng dẫn học sinh đọc
nối tiếp qua 3 vòng:
+ Vòng 1: Qua những học sinh đọc nối tiếp, giáo viên nghe và phát hiện những hạn
chế về cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu, từ đó có biện pháp hướng dẫn đối với
cá nhân hoặc nhắc nhở chung đối với cả lớp để học sinh đạt yêu cầu đọc đúng và rành
mạch.
+ Vòng 2: Học sinh đọc nối tiếp kết hợp nắm nghĩa của từ được chú giải trong SGK,
nó có tác dụng góp phần nâng cao kĩ năng đọc hiểu ( việc tìm hiểu nghĩa từ có thể
xen kẽ trong quá trình đọc nối tiếp hoặc sau khi đọc hết bài). Nếu học sinh đọc sai
giáo viên vẫn tiếp tục hướng dẫn, sửa chữa.
+ Vòng 3: Học sinh đọc nối tiếp để giáo viên đánh giá sự tiến bộ, tiếp tục hướng dẫn
hoặc nhắc nhở.Việc luyện đọc từng đoạn nối tiếp tạo điều kiện cho nhiều học sinh

được thực hành đọc. Qua thực hành mà học sinh được giáo viên hướng dẫn, uốn nắn
hay động viên, khích lệ để đạt được vững chắc kĩ năng đọc, chuẩn bị luyện tập kĩ
năng mới: Đọc diễn cảm.
Với những học sinh phát âm chưa đúng, giáo viên cần sửa phát âm cho học sinh. Cụ
thể:
Ví dụ: Khi dạy bài Hoa học trò học sinh phát âm sai từ “ nỗi niềm”, “lá me non”, “lúc
nào”, “làm sao” thành các từ “ lỗi liềm”, “ná me lon”, “núc lào”, “nàm sao”… Đây là
lỗi sai khi nói lẫn lộn phụ âm đầu l/n do cách phát âm của địa phương. Đối với những
lỗi như thế này tôi gọi một hoặc hai học sinh đọc chuẩn đọc lại hoặc tôi đọc lại từ đó
và yêu cầu học sinh phát âm theo. Nếu học sinh không sửa được tôi dùng cách trực
quan mô tả âm vị và hướng dẫn học sinh quan sát, tự kiểm tra. Vì âm “ n ” là âm mũi
khi phát âm sờ tay vào mũi thấy rung. Tôi yêu cầu học sinh đọc lại các từ “ nỗi
- 11 -


niềm”, “lá me non”, “lúc nào” một cách chính xác. Ngược lại, khi bịt mũi học sinh
không thể đọc được “ nỗi niềm”.
Đối với những học sinh đọc sai dấu thanh: thanh “ hỏi” thành thanh “ nặng”, thanh
“ngã” thành thanh “sắc”.
Ví dụ: Khi đọc “ đỏ rực” thành “đọ rực”, “xã hội” thành “ xá hội”, “ đưa đẩy” thành
“đưa đậy”, “mạnh mẽ” thành “mạnh mé”.
Đây là những lỗi sai rất khó sửa nên tôi đã rất kiên trì đồng thời phải có sự phối hợp
tích cực giữa học sinh, phụ huynh. Tôi hướng dẫn học sinh cách đặt vị trí của đầu
lưỡi khi phát âm “ đỏ”, “đẩy” đầu lưỡi đặt lên vị trí hàm trên hai môi khép kín khi
đọc lưỡi bật xuống và phát âm. Còn nếu học sinh phát âm sai “đọ”, “đậy” trong khi
phát âm nếu khép hai môi như trên thì không thể phát âm được. Tôi cũng hướng dẫn
cho phụ huynh cách luyện thêm ở nhà cho các em. Đối với từng bài tôi tìm ra những
tiếng khó, từ khó để các em luyện đọc.
Ví dụ:
+ Trong bài “ Đường đi Sa Pa” ( TV 4- tập 2 trang 102 ) các em cần đọc đúng các từ:

chênh vênh, lướt thướt, Hmông, Tu Dí, Phù Lá, khoảnh khắc …
+ Với những truyện đọc nước ngoài giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách đọc
các danh từ riêng, như trong bài “Dù sao trái đất vẫn quay” ( TV4 tập2) :Cô-péc-ních,
Ga- li- lê …
Các hình thức luyện đọc:
Để hướng dẫn học sinh luyện đọc thành tiếng, tôi tổ chức cho học sinh hoạt động theo
các hình thức sau:
- Đọc cá nhân (đọc riêng lẻ hoặc nối tiếp từng đoạn, đọc trước lớp hoặc đọc theo cặp,
theo nhóm).
- Đọc đồng thanh ( theo nhóm hoặc tổ, lớp) khi cần: Ví dụ: Đọc đồng thanh để khắc
sâu ấn tượng về nhịp điệu của đoạn văn, bài thơ; giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ đoạn,
bài cần thuộc lòng, thay đổi hoạt động, tạo không khí hào hứng cho lớp học.
- Đọc theo phân vai ( nhiều học sinh hợp tác đọc theo lời nhân vật mình đóng vai,
tham gia các trò chơi luyện đọc).
- 12 -


+ Việc giúp các em nắm nội dung, ý nghĩa của bài đọc được tiến hành chủ yếu ở bước
tìm hiểu bài. Sau khi hướng dẫn các em khai thác nội dung các câu hỏi trong sách
giáo khoa, tôi đã nêu thêm một vài câu hỏi mở để giúp các em hiểu sâu sắc hơn về ý
nghĩa của bài đọc đó.
* Khai thác giọng đọc của học sinh thông qua việc tìm hiểu nội dung bài:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài nhằm trao đổi kĩ năng đọc- hiểu, góp phần nâng
cao năng lực cảm thụ văn học và tạo cơ sở cho luyện đọc diễn cảm.

`

Nắm được nội dung chính của bài sẽ giúp các em xác định giọng đọc chung của đoạn,
của bài. Ví dụ: Bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, vui tươi, mạnh mẽ...
- Giáo viên nêu câu hỏi để định hướng cho học sinh đọc thầm ( đoạn, bài) và trả lời

đúng nội dung. Có thể kết hợp cho học sinh đọc thành tiếng, những học sinh khác đọc
thầm thảo luận vấn đề do giáo viên đưa ra. Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc
thầm khổ thơ 3 trong bài thơ "Mẹ ốm"( lớp 4) để trả lời câu hỏi: Sự quan tâm chăm
sóc của xóm làng đối với mẹ bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?
- Với trình độ học sinh trong lớp, tôi chia câu hỏi thành các ý nhỏ để học sinh dễ thực
hiện hoặc bổ sung câu hỏi phụ có tác dụng dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi.
Ví dụ: Câu hỏi 1 trong bài "Tre Việt Nam"(lớp 4) tôi tách thành 3 ý nhỏ để học sinh
dễ trả lời.
+ Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất cần cù của người Việt Nam?
+ Những hình ảnh nào gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam?
+ Những hình ảnh nào gợi lên phẩm chất ngay thẳng của người Việt Nam?
- Bằng nhiều hình thức khác nhau ( làm việc cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm..), tôi
tạo điều kiện cho học sinh luyện tập một cách tích cực. Trong quá trình tìm hiểu bài,
tôi rèn luyện cho học sinh cách trả lời câu hỏi, trao đổi ý kiến.
- Muốn đọc diễn cảm một văn bản, phải lựa chọn được giọng điệu, ngữ điệu phù hợp
với tình huống miêu tả, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm của nhân vật hay
tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung, ý nghĩa bài đọc. Tôi yêu
cầu học sinh đọc thật tốt một đoạn văn nhằm "thăm dò" khả năng thể hiện sự cảm
nhận nội dung bằng giọng đọc của học sinh. Qua kết quả đọc của học sinh, tôi dẫn
- 13 -


dắt, gợi ý để học sinh phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế và tìm ra
cách đọc hợp lí. Ví dụ: Đoạn vừa rồi đọc với giọng như thế nào? Để nêu đặc điểm
của nhân vật, em cần chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
Hoặc: Qua nội dung bài, em hãy xác định giọng đọc chung của toàn bài?
Học sinh thảo luận và trả lời - sau đó giáo viên rút ra kết luận chung
- Muốn tìm hiểu được ngữ điệu đọc phải bắt đầu từ hiểu và cảm thụ nội dung bài.
- Trong mỗi tiết học, giáo viên là người giúp các em nắm vững nội dung bài, những
từ ngữ gợi tả bằng cách đặt câu hỏi, gợi mở, dẫn dắt, từ đó các em sẽ cảm thụ và rung

động trước cái hay, cái đẹp của bài văn. Có có thụ sâu sắc nội dung bài mới chuyền
được ngữ điệu, cảm xúc của tác phẩm đến người nghe.
- Trong các bài thơ bài văn miêu tả trữ tình tôi giúp học sinh tìm ra các từ “chìa khoá”
những từ tạo nên giá trị nghệ thuật của bài. Vậy làm thế nào để học sinh có thể nhận
ra được những từ có tín hiệu nghệ thuật ấy? Theo tôi, chúng ta nên bắt đầu bằng
những ví dụ thật cụ thể để làm sao cho học sinh thấy được rằng: Những từ có tín hiệu
nghệ thuật thường là những từ giầu mầu sắc biểu cảm như các từ láy, những từ đa
nghĩa, những từ mang nghĩa bóng có sự chuyển nghĩa văn chương, những từ có kết
hợp bất thường, những từ bộc lộ cảm xúc.
Ví dụ các từ : long lanh, phân vân, thung thăng của bài Con chuồn chuồn nước
(Tiếng Việt 4 ).
- Đối với các bài văn, bài thơ có thể yêu cầu học sinh tìm các từ ngữ, hình ảnh có giá
trị nghệ thuật trong bài. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh giải nghĩa các từ đó
bằng các biện pháp: định nghĩa, bằng trực quan (tranh, ảnh…), bằng ngữ cảnh cụ
thể…
Ví dụ: bài ( Con chuồn chuồn nước – Tiếng việt 4 )
+ Khi giải nghĩa từ phân vân giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ đó.
+ Với từ thung thăng tôi phải đặt từ đó vào câu để giải thích. (Rồi những cảnh tuyệt
đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng đang gặm cỏ ;
dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi). Ngoài ra trong giảng dạy tôi giúp các
em học sinh hiểu được các nghĩa của câu từ ( nghĩa đen và nghĩa bóng)
- 14 -


- Ngoài việc dạy cho học sinh hiểu rõ nghĩa của từ, chúng ta cần giúp học sinh hiểu rõ
cái hay của việc dùng từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật, cảm nhận được những giá trị nổi
bật, những điều tế nhị sâu sắc, đẹp đẽ của từ ngữ, câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn
thơ, câu chuyện…
- Việc phát hiện ra các biện pháp nghệ thuật là một trong những phần quan trọng
trong việc cảm thụ bài văn. Vì vậy, ngay từ đầu giáo viên cần bổ sung cho các em

hiểu biết thêm về các biện pháp tu từ như: biện pháp so sánh , nhân hoá và dấu hiệu
nhận biết, tác dụng của các biện pháp đó. Đồng thời, các em cần tìm ra sự tinh tế
trong cách sử dụng ngôn từ. Ta cần đọc kỹ, lắng nghe xem bài văn gây cho ta cảm
xúc gì? ( cảm xúc về âm thanh, giai điệu? về đường nét, mầu sắc ? về nhịp điệu cuộc
sống? về tâm tư, suy nghĩ của tác giả? về con người cảnh vật được miêu tả?... ).
- Muốn có được những cảm nhận đó, các em cần có một trí tưởng tượng phong phú,
một khả năng nhận diện cảm xúc nhậy bén … giáo viên chính là người phát hiện và
bồi dưỡng những khả năng này ở các em.
Ví dụ: Khi dậy bài “ Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” – Tiếng việt 4 tập 2 trang 71.
“ Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng
……
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.”
Phạm Tiến Duật
- Để giúp các em hiểu rõ nội dung và cảm thụ được bài thơ giáo viên cần đặt câu hỏi:
+ Những hình ảnh nào trong bài thơ nói nên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của
những chiến sỹ lái xe?
+ Tình đồng chí, đồng đội của những người chiến sỹ được thể hiện trong câu thơ nào?
- 15 -


+ Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ
thù gợi cho em cảm nghĩ gì?
- Qua hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính vì bom giật bom rung sẽ giúp
các em hiểu rõ hơn những khó khăn, nguy hiểm trên đường ra trận và tinh thần dũng

cảm lạc quan của các chiến sỹ lái xe trong những năm tháng chống mỹ cứu nước. Đó
cũng là khí thế quyết chiến, quyết thắng Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước của hậu
phương lớn miền Bắc trong thời kỳ chiến tranh chống đế quốc Mỹ.
- Hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp cái hay của bài thơ ( thể hiện qua những hình ảnh gợi
tả, biện pháp tu từ …) các em sẽ có được niềm cảm thông sâu sắc bởi đã hoà mình
được vào dòng cảm xúc của tác giả. Từ đó các em không chỉ đọc đúng mà còn có thể
truyền tải được cả tình cảm của tác giả trên cơ sở mình cảm nhận được.
Khi đọc những câu thơ trong bài “ Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ ”, Tiếng
việt 4 tập 2 trang 49 của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.
Ta cảm thấy thật xúc động bởi tình yêu của mẹ đối với con, đối với cách mạng thật
lớn lao, cao cả. Chính vì ,vậy, giáo viên cần giúp cho các em tìm ra các yếu tố gây
xúc động trong những câu thơ ấy. Trên cơ sở đó, các em sẽ đọc tốt.
Tóm lại: Tìm được cái gì đó làm mình cảm xúc, tức là các em đã cảm thụ được
bài văn.
Kết luận: Việc hiểu, đặc biệt là cảm thụ được bài văn là việc làm hết sức quan
trọng trong việc học sinh có thể đọc diễn cảm. Đặc biệt với học sinh lớp 4 thì việc
hiểu và cảm thụ bài văn lại càng quan trọng vì đó là cơ sở giúp các em học tốt hơn
môn Tiếng việt. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần chú ý ở bậc Tiểu học việc giảng giúp
- 16 -


các em hiểu và cảm thụ bài văn nhằm mục đích lớn nhất là để các em đọc diễn cảm
được tốt hơn do đó không nên biến một giờ lên lớp thành một giờ giảng văn.

c. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm
Đọc diễn cảm (còn gọi là đọc hay) là một hình thức bộc lộ cảm thụ văn bản. Qua đọc
diễn cảm, người giáo viên sẽ đo được mức độ cảm thụ của học sinh. Vì thế có thể nói:
“Đọc diễn cảm là một kĩ xảo của quá trình đọc.”
Luyện đọc diễn cảm cho học sinh tức là hướng dẫn cho các em khi đọc biết cách thể
hiện ngữ điệu, trường độ, cao độ qua giọng đọc của mình. Muốn thể hiện tốt giọng
đọc diễn cảm cho một bài đọc hay một đoạn trong bài đọc thì người giáo viên cần căn
cứ vào nội dung, phong cách bài đọc để dẫn dắt, gợi mở học sinh tìm ra cách đọc và
tập thể hiện bằng giọng đọc của chính mình.
Thông thường, ở lớp 4, bước đọc diễn cảm được thực hiện sau bước tìm hiểu bài và
không đòi hỏi học sinh phải thực hiện đọc cả bài mà chỉ yêu cầu đọc diễn cảm 1- 2
đoạn trong bài đọc. Vì thế, sau khi các em tìm hiểu bài xong, tôi đã tiến hành luyện
đọc diễn cảm cho các em theo quy trình :
+ Đọc nối tiếp từng đoạn trong bài.
+ Giới thiệu đoạn đọc diễn cảm (thường là những đoạn tiêu biểu và khó đọc nhất
trong bài đọc)
+ Đọc mẫu (giáo viên hoặc học sinh giỏi, khá)
+ Yêu cầu học sinh nêu giọng đọc phù hợp cho đoạn trên.
+ Luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp.
Với quy trình trên, tôi thường giao việc cụ thể cho từng đối tượng HS như sau :
- Với các em thuộc đối tượng 1 (những HS đọc hay) : Tự đọc để phát hiện cách đọc;
nêu giọng đọc phù hợp nhất và tiến hành đọc diễn cảm đoạn đó.
- Với các em thuộc đối tượng 2 (những HS đọc đúng) : Nêu chỗ ngắt nghỉ giọng cho
câu văn (đặc biệt trong câu văn dài) hay nhịp điệu của dòng thơ, câu thơ ; nêu các từ
ngữ cần nhấn giọng để bước đầu biết đọc diễn cảm.

- 17 -



- Với các em thuộc đối tượng 3 (những HS đọc chưa lưu loát, còn chậm) : Đọc đúng
các từ ngữ thường phát âm sai, nêu được một số từ ngữ cần nhấn giọng để luyện đọc
trôi chảy (trường hợp này chỉ dừng lại ở luyện đọc đúng, không yêu cầu đọc diễn
cảm).
Thực tế, không phải bài nào tìm hiểu bài xong mới tiến hành luyện đọc diễn cảm mà
tùy theo từng bài và tùy từng đối tượng học sinh, tôi có thể hướng dẫn các em thể
hiện đọc diễn cảm ngay từ bắt đầu luyện đọc đoạn. Điều này rất tốt, tạo hứng thú
trong quá trình học tập của học sinh.
Ví dụ:
+ Khi dạy bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Tiếng Việt 4- tập 2, trang 71)
Trước hết tôi gọi một em đọc toàn bài thơ, yêu cầu các em dưới lớp theo dõi và nhận
xét nhịp điệu, sắc thái của bài thơ này (nhanh hay chậm, vui tươi hay buồn rầu, hóm
hỉnh hay gay gắt), rồi yêu cầu các em dựa vào nội dung của bài thơ để xác định giọng
đọc phù hợp. Sau khi học sinh nêu, tôi bổ sung thêm và hướng dẫn các em nhấn
giọng ở các từ gợi tả trong bài. Qua đó, tôi thấy đa số các em biết thể hiện giọng đọc
diễn cảm cho toàn bài thơ ngay từ lúc bắt đầu bước vào phần luyện đọc đúng với
giọng vui, hóm hỉnh nhằm toát lên được tinh thần dũng cảm, lạc quan, coi thường khó
khăn, gian khổ của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với
cách làm như trên, khi chuyển sang bước luyện đọc diễn cảm, các em sẽ chủ động
hơn trong việc đọc diễn cảm từng đoạn của bài thơ và không chỉ những học sinh giỏi,
khá biết đọc diễn cảm mà một số em học sinh trung bình cũng có thể bước đầu biết
đọc diễn cảm.
Trong chương trình Tập đọc, yếu tố đọc diễn cảm đối với lớp 4 chỉ yêu cầu ở
mức độ vừa phải (tức là chỉ bước đầu biết đọc diễn cảm) ; còn đối với lớp 5 thì yếu tố
này đòi hỏi ở mức độ cao hơn như : biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ dễ nhớ
trong bài ; biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật ;
biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt giọng đúng nhịp thơ.
Vậy: Có phải bài đọc nào cũng hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm không ? Giọng
đọc mẫu của giáo viên có ảnh hưởng gì đến việc hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm ?
- 18 -



Theo tôi, không phải bài đọc nào cũng thực hiện đọc diễn cảm. Đối với văn
bản nghệ thuật thì mới hướng dẫn đọc diễn cảm, còn đối với các văn bản khác thì chỉ
hướng dẫn luyện đọc lại. Đồng thời, trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng
biết đọc diễn cảm nên giọng đọc mẫu của giáo viên có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, nó không những giúp các em cảm nhận được
ngay từ đầu cái hay, cái đẹp của tác phẩm mà còn tạo hứng thú trong suốt giờ học của
các em. Chính vì thế, khi dạy, tôi yêu cầu các em xác định bài đọc đó có phải là văn
bản nghệ thuật hay không ? Còn khi tiến hành đọc diễn cảm, tôi luôn nhắc các em
phải biết thể hiện rõ ngữ điệu, trường độ, cao độ của giọng đọc trong từng bài. Đối
với mỗi bài đọc, tôi luôn khuyến khích các em tự trình bày giọng đọc hay nhất thông
qua ngữ điệu, độ to nhỏ, trầm bổng hay nhanh chậm của âm thanh, câu, từ.
- Trong quá trình soạn bài, tôi đã phân loại các văn bản nghê thuật trong chương trình
Tập đọc lớp 4 thành 3 thể loại cơ bản sau :
(1) Văn xuôi.
(2) Thơ.
(3) Truyện ; kịch.
Ở mỗi thể loại, tôi hướng dẫn cách đọc diễn cảm khác nhau. Cụ thể :
* Đối với văn xuôi
Hướng dẫn các em xác định về sắc thái giọng đọc, biết lựa chọn cách ngắt nghỉ giọng
và nêu được những chỗ cần nhấn giọng phù hợp trong từng câu của đoạn. Tuỳ theo
nội dung từng câu hay của cả đoạn để lựa chọn các yếu tố trên sao cho phù hợp, từ đó
các em sẽ tự điều chỉnh được giọng đọc của bản thân khi đọc. Ngoài việc khai thác
các câu hỏi trong sách giáo khoa, tôi còn cho các em tìm hiểu thêm về giá trị nghệ
thuật trong đoạn cần đọc diễn cảm để các em dễ dàng tìm đúng giọng đọc cho đoạn
đó.
Ví dụ: Khi dạy bài “Hoa học trò” ( Tiếng Việt 4 - tập 2, trang 43)
Ở bước tìm hiểu bài, tôi đặt các câu hỏi:
+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? (câu hỏi 2 SGK)

+ Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian? (câu hỏi 3 SGK)
- 19 -


Sau đó, tôi mới đặt câu hỏi: Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò” (câu
hỏi 1 SGK). Tiếp đó, tôi nêu thêm một số câu hỏi dành cho HS khá, giỏi giúp các em
tìm hiểu về giá trị nghệ thuật có trong đoạn đầu để thấy hết vẻ đẹp đặc biệt của hoa
phượng.
+ Đoạn đầu, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả vẻ đẹp của
hoa phượng? ( so sánh, điệp ngữ)
+ Hãy nêu những hình ảnh so sánh (So sánh là những tán hoa lớn xoè ra như muôn
ngàn con bướm thắm đậu khít nhau)
+ Tác giả sử dụng điệp ngữ nào? (Điệp ngữ: không phải, cả một loạt, cả một vùng, cả
một góc trời đỏ rực)
+ Những biện pháp đó có tác dụng gì? (giúp người đọc hình dung và nhấn mạnh rõ
hơn vẻ đẹp của cả chùm hoa phượng, cả cây phượng)
+ Để nhấn mạnh được vẻ đẹp ấy, đoạn này, ta cần đọc như thế nào? (giọng nhẹ
nhàng, nhấn giọng những từ được dùng một cách ấn tượng để tả vẻ đẹp của hoa
phượng: không phải, cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực, muôn ngàn
con bướm thắm)
Tôi chọn đoạn 1 để hướng dẫn các em đọc diễn cảm. Tôi tiến hành như sau :
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp toàn bài văn.

- 3 HS đọc nối tiếp ; Cả lớp đọc thầm

- Giới thiệu đoạn đọc diễn cảm (đoạn - 1 HS đọc to (HS khá, giỏi); Lớp theo dõi.
1) Treo bảng phụ và gọi HS đọc mẫu.
+ Để đọc hay đoạn này, em cần đọc - Nêu các từ cần nhấn giọng, chỗ ngắt
với giọng như thế nào ?


hơi sau các cụm từ (ĐT2 + 3) ; nêu

- Thống nhất giọng đọc cho đoạn giọng đọc phù hợp nhất cho đoạn (ĐT1).
này : đọc với giọng nhẹ nhàng, cảm - Chú ý lắng nghe.
hứng ca ngợi và nhấn giọng các từ - Đọc theo nhóm đôi (2’)
gợi tả, gợi cảm. (có thể đọc mẫu lại )
- Luyện đọc diễn cảm theo nhóm

- 3- 4 HS thi đọc ( theo từng cặp cùng nhóm
đối tượng đọc); Dưới lớp nhận xét và

- Tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
Nhận xét, ghi điểm ; Tuyên dương HS.
Cụ thể đoạn này đọc như sau :
- 20 -


Phượng không phải một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt,
cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chi là một phần tử của cả xã hội thắm
tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến n ững tán hoa lớn xoè
ra như muôn ngàn con bướm thắm/ đậu khít nhau.
b, Đối với thơ
Ngoài sắc thái giọng đọc và cách nhấn giọng, tôi thường hướng dẫn các em biết lựa
chọn nhịp điệu cho từng dòng thơ, câu thơ trong các khổ thơ. Tuỳ theo nội dung của
từng bài để tôi hướng dẫn các em đọc diễn cảm. Ngoài việc chọn một đoạn tiêu biểu
để hướng dẫn các em đọc diễn cảm, tôi còn cho các em tự chọn và luyện đọc đoạn
thơ mà các em yêu thích để tạo hứng thú, sự thoải mái và tránh bị gò ép khi học tập ;
đồng thời phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học sinh.
Ví dụ: Dạy bài “Tre Việt Nam” (TV4- tập 1, trang 41)
Vì bài này độ dài của các đoạn gần bằng nhau nên sau khi tìm hiểu bài xong, tôi hỏi:

+ Bài thơ này có mấy đoạn ?

+ 4 đoạn

- Gọi HS đọc nối tiếp bài thơ.

- 4 HS đọc, mỗi em 1 đoạn.

+ Em thích nhất là đoạn nào ? Vì sao ?

+ 3- 4 HS nêu kết hợp giải thích.

- Tổ chức luyện đọc diễn cảm.

- Đọc diễn cảm đoạn đã chọn theo một

( nhắc HS chú ý chỗ nhấn giọng, nhịp

trong các hình thức sau :

thơ, giọng đọc phù hợp với đoạn đã chọn)

. Đọc cá nhân.
. Đọc theo nhóm ngẫu nhiên trong tổ.
. Đọc theo nhóm ngẫu nhiên trong lớp.

- Tổ chức thi đọc diễn cảm kết hợp đọc

+ 2 - 3 HS (hoặc nhóm) thi đọc đoạn.


thuộc lòng trước lớp.

+ 1- 2 em đọc thuộc lòng cả bài.
- Dưới lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

=> NX, ghi điểm; Tuyên dương.
(VD : Đoạn 4 của bài thơ cần đọc với giọng ca ngợi ; nhấn giọng ở các từ khẳng định
và những từ mang rõ sắc thái cảm xúc như sau :
... Nòi tre đâu chịu mọc cong
- 21 -


Chưa lên đã nhọn như chông / lạ thường.
Lưng trần phơi nắng / phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng / thân tròn của tre.
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc / có gì lạ đâu.
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh/ tre mãi xanh màu tre xanh.)
- Đối với các bài thơ thuộc thể thơ tự do, nhịp thơ không ổn định nên tôi luôn nhắc
các em phải dựa vào ý thơ giữa các dòng để ngắt đúng nhịp từng dòng thơ hoặc đọc
theo cách vắt dòng (tức là đọc liền mạch với các dòng sau)
c, Đối với truyện- kịch
- Với thể loại này, khi hướng dẫn đọc diễn cảm thì trước hết tôi giúp các em phân biệt
rõ giữa lời kể và lời các nhân vật, giữa lời các nhân vật với nhau; phân biệt nhân vật
chính - phụ để các em thể hiện tốt lời nói, ngữ điệu theo từng tuyến nhân vật nhằm

tăng giá trị biểu cảm của tác phẩm. Đồng thời, tổ chức đọc diễn cảm theo cách phân
vai kết hợp với sự phụ trợ của nét mặt, ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ,…cho từng nhân vật.
Vì vậy, trong quá trình rèn đọc, tôi yêu cầu các em nhấn giọng các từ ngữ biểu cảm,
nhận biết được tính cách của từng nhân vật,…để xác định giọng đọc phù hợp với
từng nhân vật trong câu chuyện hay đoạn kịch.
- Khi tổ chức đọc diễn cảm loại bài này, tôi đã kết hợp gọi cả ba đối tượng học sinh
cùng tham gia đọc, như:
+ Đối tượng 1 và 2 (những HS đọc đúng, đọc hay) : các em nhập vai những nhân vật
có tính cách mạnh mẽ ; vai người dẫn chuyện hay những vai có lời thoại dài, cần thể
hiện nhiều cảm xúc.

- 22 -


+ Đối tượng 3 (những HS đọc chưa lưu loát và còn chậm): các em nhập vai một số
nhân vật có tính cách trầm, nhẹ nhàng hoặc những vai có lời thoại ngắn, đơn giản
nhằm tạo hứng thú học tập cho các em và giúp các em có cơ hội được bộc lộ, từ đó
các em sẽ cố gắng rèn đọc dần dần ở những bài sau.
Ví dụ: Dạy bài “Người ăn xin” (Tiếng Việt 4- tập 1)
* Luyện đọc :
- Tổ chức cho các em đọc nối tiếp từng đoạn hay toàn bộ đoạn kịch theo phân vai.
Khi các em đọc lời đối thoại các nhân vật trong đoạn kịch thì tôi nhắc các em cần
phải:
+ Phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật và lời chú thích về thái độ, hành
động của nhân vật.
+ Thể hiện đúng tình cảm, thái độ của các nhân vật qua lời nói và tình huống truyện.
-

Yêu cầu các em nêu giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn. (Đoạn kể và tả


hình dáng của ông lão ăn xn đọc với giọng chậm rãi, thương cảm). Nhấn giọng những
từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
-

Yêu cầu các em nêu giọng đọc phù hợp với từng nhân vật. Cụ thể :

. Lời cậu bé: giọng xót thương ông lão
Lời ông lão : xúc động trước tình cảm chân thành của cậu bé
- Hướng dẫn các em cách đọc diễn cảm đoạn kịch theo phân vai.
* Đọc diễn cảm :
+ Đọc từng đoạn.
+ Đọc diễn cảm đoạn : Tôi chẳng

– 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài
- 3 HS đối tượng 1, 2 đọc theo cách phân

biết làm cách nào……… nhận

vai

được chút gì cuả ông lão

- HS luyện đọc diễn cảm theo cách phân
vai
- HS thi đọc diễn cảm
Lớp NX và bình chọn bạn thể hiện hay

nhất.
Như vậy, để rèn cho các em đọc diễn cảm có hiệu quả, trong các giờ Tập đọc
tôi luôn cho các em xác định bài đọc đó thuộc thể loại nào, từ đó các em sẽ định dạng

- 23 -


cho mình về cách thể hiện cảm xúc đối với bài đọc đó một cách tốt nhất, góp phần
nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho các em. Hơn nữa, vì thời gian luyện đọc diễn
cảm trong giờ Tập đọc rất ít nên để đáp ứng cho nhiều đối tượng học sinh được đọc
diễn cảm, tôi đã tiến hành tổ chức cho các em luyện đọc thêm các tiết Hướng dẫn học
(buổi chiều)
Tổ chức các hình thức rèn đọc diễn cảm cho học sinh
Đối với học sinh Tiểu học, bất kì học môn học nào hoặc tham gia một phong
trào gì đó thì tâm lí các em đều thích được bộc lộ, thích khen và luôn có tính thi đua.
Vì thế, trong quá trình lên lớp, để giúp các em luyện đọc diễn cảm có hiệu quả, đảm
bảo thời gian và tạo cho tất cả các em đều có cơ hội bộc lộ khả năng của chính mình,
tôi đã thường xuyên tổ chức các hình thức đọc diễn cảm khác nhau. Và tuỳ theo từng
bài, từng thể loại để tổ chức cho các em đọc diễn cảm một đoạn hay cả bài. Cụ thể :
* Văn xuôi và thơ :
- Đối với những bài mà giữa các đoạn có độ dài, độ khó tương đương nhau thì tôi có
thể cho các em tự chọn đoạn theo ý thích để luyện đọc diễn cảm. Trong quá trình
luyện đọc, tôi thường tổ chức hình thức đọc cá nhân hoặc đọc theo nhóm ngẫu nhiên
có cùng đoạn đọc.
- Đối với các bài có đoạn dễ - đoạn khó; đoạn ngắn - đoạn dài thì tôi sẽ ấn định đoạn
cần luyện đọc diễn cảm cho các em (thường là đoạn tiêu biểu nhất trong bài). Trường
hợp này tôi thường tổ chức các hình thức đọc giống như quy trình nêu trên, gồm : cá
nhân đọc mẫu, đọc theo nhóm đôi, thi đọc trước lớp. Nếu em học sinh đó đọc mẫu
chưa đạt yêu cầu thì tôi sẽ đọc lại đoạn đó để định hướng cho tất cả các em có giọng
đọc đúng và phù hợp với đoạn trên.
* Truyện - Kịch :
Nếu nội dung của câu chuyện, đoạn kịch đó ngắn thì tôi hướng dẫn các em
luyện đọc cả bài. Ngược lại câu chuyện, đoạn kịch đó dài thì tôi chọn đoạn có lời
thoại hay, nhiều câu văn dài, khó để hướng dẫn các em đọc diễn cảm và tổ chức hình

thức đọc theo phân vai.

- 24 -


Tuy nhiên không phải bài tập đọc nào cũng tổ chức đọc diễn cảm sau khi các
em đã luyện đọc đúng và tìm hiểu bài. Có những bài tôi đã định hướng cách đọc diễn
cảm cho các em ngay ở phần luyện đọc đúng (như ví dụ “Bài thơ về tiểu đội xe không
kính”. Qua các hình thức tổ chức trên nhằm phát huy tính độc lập (đọc cá nhân), tính
hợp tác (đọc theo nhóm, đọc theo phân vai) và tính thi đua (thi đọc trước lớp) trong
học sinh ; đồng thời giúp tôi phân loại các đối tượng đọc một cách dễ dàng, từ đó tôi
tiếp tục có kế hoạch bồi dưỡng, giúp các em học ngày càng tiến bộ nhằm nâng cao
chất lượng đọc diễn cảm nói riêng và chất lượng giảng dạy nói chung.
2. Ngoài giờ tập đọc:
Ngoài việc học trên lớp, tôi thường phát động học sinh mỗi tuần phải đọc một
bài thơ hay một câu chuyện ở báo thiếu niên, để đến giờ sinh hoạt có thể đọc thơ hoặc
kể chuyện cho cả lớp cùng nghe, tuyên dương những em học sinh có giọng đọc hay,
kể chuyện hấp dẫn.
- Trong buổi học thứ hai tôi thường đọc cho các em nghe một bài thơ, bài văn hay.
- Tôi đã phân loại chất lượng đọc của từng em, dành thời gian giúp đỡ, hướng dẫn các
em cách đọc đúmg, đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc trước lớp để các em tự đánh giá, cùng chọn ra bạn có
sự tiến bộ để động viên, tuyên dương, làm gương cho cả lớp noi theo.
3. Giáo án minh hoạ:

- 25 -


×