Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Chuyên Đề: Quản lý hành chính tư pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.14 KB, 56 trang )

Chuyên Đề:

Quản lý hành chính - tư pháp
ThS. Trần Hữu Minh
P. Trưởng Khoa Nhà nước - Pháp luật


I. Khái quát chung về quản lý hành chính - tư pháp
1. Quan niệm về hoạt động tư pháp
Nhà nước quản lý xã hội
thông qua các hoạt động

Quyền
Lập pháp

Quyền
Hành pháp

Quyền
Tư pháp


I. Khái quát chung về quản lý hành chính - tư pháp
1. Quan niệm về hoạt động tư pháp
Luật sư

Điều tra

Kiểm sát
( truy tố )


Thi
Hành án

Tòa án
( xét xử )

Giám định
Tư pháp

Công chứng
Hộ tịch


I. Khái quát chung về quản lý hành chính tư pháp
1. Quan niệm về hoạt động tư pháp
Hoạt động tư pháp là một loại hoạt động
nhằm thực hiện quyền tư pháp của nhà nước
bao gồm hoạt động xét xử và các hoạt động tư
pháp khác.
Quyền tư pháp là quyền phán xét tính hợp
hiến, hợp pháp của các quyết định pháp luật và
hành vi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thông
qua hoạt động xét xử của tòa án.


I. Khái quát chung về quản lý hành chính tư pháp
1. Quan niệm về hoạt động tư pháp
“ Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động
trọng tâm trong quá trình cải cách tư pháp ”
( Nghị quyết 49 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 )



I. Khái quát chung về quản lý hành chính tư pháp
1. Quan niệm về hoạt động tư pháp
Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định:
+ Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của
nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền
tư pháp.
+ Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công
lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân.


“..... Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số
lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình
độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để
luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa,
đồng thời xác định rõ trách nhiệm đối với luật sư.
Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy
chế độ tự quản của tổ chức luật sự; đề cao trách
nhiệm các tổ chức luật sư đối với thành viên của
mình.”
( Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị về chiến
lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 )


• Quản lý hành chính – tư pháp được hiểu là:
Quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ

quan hành chính nhà nước đối với hoạt động
hành chính – tư pháp, dựa trên các quy luật
khách quan của đời sống kinh tế - xã hội,
nhằm phát triển kinh tế - xã hội, duy trì và bảo
đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm thực hiện
các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân,
đồng thời góp phần hỗ trợ tích cực cho hoạt
động tư pháp.


I. Khái quát chung về quản lý hành chính - tư pháp
2. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về hành
chính - tư pháp.
+ Chính phủ
“… Chính phủ thống nhất quản lý công tác
hành chính – tư pháp, các hoạt động về luật
sư, giám định tư pháp, công chứng và bổ trợ
tư pháp; tổ chức quản lý công tác thi hành án,
quốc tịch, hộ khẩu, hộ tịch”.
( khoản 4 điều 18 Luật Tổ chức chính phủ )


+ Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,
Bộ Ngoại giao, …..
Bộ tư pháp quản lý về luật sư và hành nghề luật
sư, thi hành án dân sự, công chứng, hộ tịch …..

+ Ủy ban nhân dân các cấp (cấp tỉnh, cấp
huyện, cấp xã)



I. Khái quát chung về quản lý hành chính - tư pháp
3. Nội dung quản lý hành chính - tư pháp
- Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền
ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
- Hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện
chính sách, kế hoạch, định hướng về hoạt
động hành chính - tư pháp;
- Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật;


• Quản lý hệ thống tổ chức, hoạt động của cơ
quan;
• Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ;
• Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi
phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt
động hành chính tư pháp;


• Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện
cho một số hoạt động hành chính tư pháp;
• Hợp tác quốc tế về hành chính tư pháp;
• Tổng kết hoạt động hành chính tư pháp;
• Báo cáo cơ quan nhà nước cấp trên về hoạt
động hành chính tư pháp.


II. Nội dung quản lý hành chính tư pháp
trong một số lĩnh vực cụ thể
1. Quản lý nhà nước về công chứng

2. Quản lý nhà nước về chứng thực
3. Quản lý nhà nước về hộ tịch
4. Quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, thi
hành án hình sự
5. Quản lý nhà nước về giám định tư pháp
6. Quản lý nhà nước về luật sư
7. Quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ
sở


II. Nội dung quản lý hành chính tư pháp
trong một số lĩnh vực cụ thể
1. Quản lý nhà nước về công chứng
a. Khái niệm
Công chứng là việc công chứng viên chứng
nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp
đồng, giao dịch bằng văn bản mà theo quy
định của pháp luật phải công chứng hoặc cá
nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.


• Công chứng là việc công chứng viên của một
tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận
tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao
dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính
xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của
bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang
tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài
sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật
phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự

nguyện yêu cầu công chứng.
• Công chứng viên được chứng thực bản sao
từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy
tờ, văn bản.


Cảnh xếp hàng chờ đợi thường thấy ở các Phòng công chứng
trước khi có Luật Công chứng


Tình trạng quá tải ở các phòng công chứng
trước khi Luật Công chứng có hiệu lực.


Cảnh chờ đợi tại một Phòng Công chứng.



II. Nội dung quản lý hành chính tư pháp
trong một số lĩnh vực cụ thể
1. Quản lý nhà nước về công chứng
b. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng


b. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
• 1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được
công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành
nghề công chứng.
• 2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực
thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp

bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình
thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo
quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham
gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
• 3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị
chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng,
giao dịch được công chứng không phải chứng minh,
trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.


II. Nội dung quản lý hành chính tư pháp
trong một số lĩnh vực cụ thể
1. Quản lý nhà nước về công chứng
c. Công chứng viên


• Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ
Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và
có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ
nhiệm công chứng viên:
• 1. Có bằng cử nhân luật;
• 2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên
tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân
luật;
• 3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc
hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng;
• 4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề
công chứng;
• 5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.



Đào tạo nghề công chứng
• 1. Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa
đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề
công chứng.
• 2. Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng.
• Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công
chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp
giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công
chứng.
• 3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về cơ sở
đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào
tạo nghề công chứng và việc công nhận tương
đương đối với những người được đào tạo nghề công
chứng ở nước ngoài.


×