Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Brainstorming đặc điểm, phương pháp, kỹ thuật và cách thức tiến hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 13 trang )

Brainstorming - Đặc điểm, phương pháp,
kỹ thuật và cách thức tiến hành

07

M

K

C
(Tiếp theo)

Đặc điểm, phương pháp và kỹ thuật của brainstorming

89

* Có thể tiến hành bởi một hay nhiều người:

Tuy nhiên, thường thì phương pháp này sẽ hiệu quả hơn cho nhóm làm việc
bởi vì cơ sở hoạt động của nó dựa trên việc tạo ra càng nhiều ý tưởng liên
quan từ nhiều góc nhìn và nhiều cấp độ càng tốt. Số lượng người tham gia
nhiều sẽ giúp cho phương pháp tìm ra lời giải được nhanh hơn hay toàn diện
hơn nhờ vào nhiều góc nhìn khác nhau bởi các trình độ, trình tự khác nhau
của mỗi người.


* Dụng cụ:

Dễ nhất là thể hiện bằng một bảng viết cho mọi thành viên đều đọc rõ tình
trạng của hoạt động công não. Nếu tiến hành cá nhân hay vài người thì có
thể thay thế bằng giấy viết. Ngày nay, người ta có thể tiến hành bằng cách


nối các máy tính cá nhân vào chung một mạng làm cùng tiến hành việc công
não. Bằng cách này những người ở xa nhau cùng có thể tham gia và việc tập
kích còn được giúp đỡ bởi các phương tiện mạnh của tin học như là các kho
dữ liệu, các từ điển trực tuyến, và các máy truy tìm dữ liệu.

C
K

* Định nghĩa vấn đề:

M

Vấn đề muốn giải quyết phải được xác định thật rõ ràng phải đưa ra được
các chuẩn mực cần đạt được của một lời giải đáp. Trong bước này thì vấn đề

07

sẽ được cô lập hóa với môi trường và các nhiễu loạn. Nói theo cách chuyên
môn đây là bước đầu tiên xác định nội hàm của vấn đề và xác định các khả
năng, các điều kiện cần hay đủ của một lời giải.

89

* Tập trung vào vấn đề:

Đây là bước tập kích. Tránh các ý kiến hay các điều kiện bên ngoài có thể
làm lạc hướng buổi làm việc. Trong giai đoạn này người ta thu thập tất cả
các ý niệm, ý kiến và ngay cả các từ chuyên môn có liên quan trực tiếp đến
vấn đề cần giải quyết (thường có thể viết lên giấy hoặc bảng tất cả). Những ý
kiến này đều được xem là có vai trò ngang nhau không phân biệt chi tiết lớn

nhỏ. Việc ghi chép ra bảng cũng không nhất thiết phải liệt kê hay sắp xếp
theo trình tự nào hết.


Trong phần này, chúng ta chú ý các điều sau:

- Kết hợp nhiều ý tưởng để tạo ra ý tưởng mới:

Đây là một bước vô cùng quan trọng trong việc tìm kiếm những ý tưởng
mới. Giả sử ta có một cây đèn và một chiếc đồng hồ trong tay, nếu kết hợp
chúng lại thì sẽ như thế nào? Một cây đèn có gắn đồng hồ? Một chiếc đèn
hẹn giờ bật tắt? Một chiếc đồng hồ dạ quang? Hay đồng hồ sử dụng năng

C

lượng ánh sáng? Một chiếc đồng hồ du lịch có thể phát sáng để soi đường?

K

Kết hợp hai hay nhiều thứ khác nhau lại với nhau theo chức năng, hình dạng,
cấu tạo và bạn sẽ bất ngờ với những ý tưởng mới nghe có thể là vô lý những

M

hoàn toàn có thể là bước bắt đầu cho một sản phẩm đột phá.

07

- Đặt ý tưởng trong những điều kiện khác thường và đối nghịch:


Cố gắng khai thác sự đối nghịch với ý tưởng đang có sẽ giúp ta có 2 ý tưởng

89

hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như tại sai phải xây một ngôi nhà đầy góc cạnh
mà không xây một ngôi nhà tròn? Hay tại sao phải lắp ráp một máy tính có
kích thước lớn mà không lắp ráp một máy tính thật nhỏ gọn, tiết kiệm diện
tích?

Bên cạnh đó hãy đặt ý tưởng vào trong những điều kiện khác thường. Ví dụ
một chiếc máy tính thu nhỏ hết cỡ thì sẽ như thế nào? Có thể xách tay? Có
thể bỏ túi áo? Hay thậm chí có thể ghép dưới da?


K

C
07

M

Kết hợp nhiều ý tưởng để tạo ra ý tưởng mới

* Loại bỏ các chi tiết cảm tính không liên quan:

89

Không được phép đưa bất kì một bình luận hay phê phán gì về các ý kiến
hay ý niệm trong lúc thu thập. Những ý tưởng thoáng qua trong đầu nếu bị
các thành kiến hay phê bình sẽ dễ bị gạt bỏ và như thế sẽ làm mất sự tổng

quan của buổi tập kích não. Ngoài ra, thành viên tham gia không được dù
chỉ là tỏ thái độ cử chỉ chán chường, lãng ý, hay khinh khỉnh đối với các ý
kiến đóng góp. Thành viên cung cấp ý kiến không nên dùng các câu có đại
từ xưng hô (như là ''anh, các anh, bạn, các bạn, đồng chí, ...'') thay vào đó là
các câu chỉ có các động từ chỉ hành động hay thao tác.

* Khuyến khích tinh thần tích cực:


Mỗi thành viên cần thực sự cố gắng đóng góp và phát triển các ý kiến tùy
theo trình độ, khía cạnh nhìn thấy riêng và không giới hạn cách nhìn của mỗi
thành viên.

* Cuối cùng là phải biết đặt ra những giới hạn và luật lệ khi
brainstorming

Việc liệt kê các ý tưởng một cách lan tràn sẽ dễ dẫn tới đi quá xa vấn đề cần

C

giải quyết nếu bạn không đặt ra một hàng rào giới hạn nó và thực hiện theo.

K

Ví dụ, khi nghĩ về quảng cáo một loại nước hoa thì bạn không phải suy nghĩ
phát triển ra tới tình hình thế giới, hay khi tìm hiểu về con đường thì không

M

cần phát triển ý tưởng lan qua lãnh vực thể thao chẳng hạn. Giới hạn hợp lý

giúp bạn tập trung vấn đề và kiếm thật nhiều ý tưởng hữu dụng mà không

luồng suy nghĩ của bạn.

07

mất quá nhiều thời gian, nhưng nếu giới hạn quá nhỏ có thể sẽ giới hạn

89

Đến đây bạn đã nắm bắt được cơ bản của kỹ thuật brainstorming. Ý tưởng
sáng là thứ đóng vai trò quyết định trong bất cứ lĩnh vực nào và giới hạn của
bộ não bạn là vô cùng. Hãy kết hợp và sử dụng Brainstorming đúng lúc để
khai thác nó một cách hiệu quả nhất. Tập thành thói quen thúc đẩy não làm
việc hết sức khi cần ý tưởng. Hãy nhớ rằng một ý tưởng tốt là bước đầu tiên
để có một tác phẩm hoàn hảo.

Các bước tiến hành

- Tổng thời gian cho 1 buổi công não sẽ tùy theo tầm cỡ và độ sâu của vấn


đề, tùy trình độ và sự phân tán về chuyên môn, và tùy số lượng người tham
gia thường kéo dài từ 30 phút đến vài tiếng. Số lượng người tham gia tối đa
thường là 10 - 15.

- Trong nhóm lựa ra 1 người trưởng nhóm (để điều khiển) và một người thư
kí để ghi lại tất cả ý kiến (cả hai công việc có thể do cùng một người thực
hiện nếu tiện).


- Xác định vấn đề hay ý kiến sẽ được tập kích. Phải làm cho mọi thành viên

C

hiểu thấu đáo về đề tài sẽ được tìm hiểu.

K

- Thiết lập các "luật chơi" cho buổi tập kích não. Chúng nên bao gồm:

M

+ Người trưởng nhóm có nhiệm vụ điều khiển buổi làm việc.

07

+ Không một thành viên nào có quyền đòi hỏi hay cản trở, đánh giá, phê
bình hay thêm bớt vào ý kiến, từ vựng nêu ra, hay giải đáp của thành viên

89

khác.

+ Không có câu trả lời nào là sai!

+ Tất cả câu trả lời, các ý, các cụm từ, ngoại trừ nó đã được lập lại đều sẽ
được thu thập ghi lại (cách ghi có thể tóm gọn trong một chữ hay một câu
cho mỗi ý riêng rẽ).

+ Vạch định thời gian cho buổi làm việc và ngưng khi hết giờ.



- Bắt đầu tập kích não: Người lãnh đạo chỉ định hay lựa chọn thành viện chia
sẻ ý kiến trả lời (hay những ý niệm rời rạc). Người thư kí phải viết xuống tất
cả các câu trả lời, nếu có thể công khai hóa cho mọi người thấy (viết lên
bảng chẳng hạn). Không cho phép bất kì một ý kiến đánh giá hay bình luận
nào về bất kì câu trả lời nào cho đến khi chấm dứt buổi tập kích.

- Sau khi kết thúc tập kích, hãy lược lại tất cả và bắt đầu đánh giá các câu trả
lời. Một số lưu ý về chất lượng câu trả lời bao gồm:

C

+ Tìm những câu ý trùng lặp hay tương tự để thu gọn lại.

K

+ Góp các câu trả lời có sư tương tự hay tương đồng về nguyên tắc hay

M

nguyên lí

07

+ Xóa bỏ những ý kiến hoàn toàn không thích hợp.

+ Sau khi đã cô lập được danh sách các ý kiến, hãy bàn cãi thêm về câu trả

89


lời chung.

Lưu ý:

- Đối với một đề tài lớn hay có vai trò thiết yếu: Thường người ta sẽ có vài
buổi công não. Trong đó, vấn đề sẽ được chia làm nhiều mối nhỏ hơn và mỗi
buổi tập kích não sẽ tập trung theo từng mối. Buổi đầu thường sẽ tập trung
vào các đề tài tổng quát nhất và cách chia vấn đề thành nhiều mối. Buổi cuối
có thể dành cho tổng kết và đưa ra cái nhìn và biện pháp thực tế cho việc
giải quyết đề tài.


- Trong các buổi làm việc tập trung cao dài hơn 1 giờ thường cần xen vào 5 15 phút giải lao cho mỗi giờ nhằm mụch đích xả bớt sự căng thẳng và giúp
thành viên có thể có thêm các ý tưởng thoáng mới thông qua giờ giải lao.

Trên đây là những thông tin cơ bản của kỹ thuật brainstorming. Ý tưởng
sáng là thứ đóng vai trò rất quan trọng trong bất cứ lĩnh vực nào và giới hạn
của bộ não bạn là vô cùng. Hãy kết hợp và sử dụng brainstorming đúng lúc
để khai thác nó một cách hiệu quả nhất. Tập thành thói quen thúc đẩy não

C

làm việc hết sức khi cần ý tưởng. Hãy nhớ rằng một ý tưởng tốt là bước đầu

07

M

K


tiên để có một tác phẩm hoàn hảo.

89


Brainstorming
Kỹ thuật công não để tạo ra ý tưởng mới (Phần đầu)

M

K

C
(HieuHoc): Có lẽ đã từng có 1 lần bạn so sánh rằng trong khi người ta có thể

07

thao thao về những ý tưởng rất mới lạ thì mình lại im lìm như 1 khúc gỗ? Và
cũng đã có lúc bạn tự ti rằng mình không có khả năng sáng tạo. Cho dù có

thuật brainstorming.

89

đúng như vậy đi nữa thì vẫn có khắc cách khắc phục bạn ạ. Đó chính là kỹ

Brainstorming là gì?

Brainstorming (Công não/Tấn công não/tập kích não/Động não) là một kỹ

thuật ban đầu được tạo ra để tìm ý tưởng trong làm việc theo nhóm. Kỹ thuật
này được sáng tạo từ năm 1941, nhằm giải quyết các vấn đề. Nó được miêu
tả trong cuốn sách Applied Imagination do Alex F. Osborn, một nhà quản
trị quảng cáo.


Xin đặt ra câu hỏi là bao nhiêu ý tưởng thì đủ? Một ý tưởng mới mẻ có thể
làm vừa lòng rất nhiều người mà hằng ngày họ luôn làm những công việc
bình bình. Tuy nhiên, nếu bạn có hơn một ý tưởng thì sao? Vậy thì quá tuyệt
rồi! Câu trả lời cho câu hỏi trên là giới hạn của số ý tưởng đưa ra chính là tất
cả những ý tưởng mà bạn còn có thể nghĩ ra và phát triển được. Nói cách
khác, hãy bỏ qua những giới hạn và bắt bộ não của bạn hoạt động hết khả
năng, khi đó bạn sẽ thật sự bị bất ngờ trước khả năng sáng tạo của chính
mình.

C

K

Khi sử dụng kỹ thuật công não, thật đơn giản, bạn hãy chuẩn bị một cây bút
và giấy trắng để có thể viết tất cả những điều bạn hay cả nhóm của bạn đang

M

suy nghĩ ra. Hãy viết bất cứ thứ gì có trong đầu bạn ra mặt giấy (brain
dumping), không cần phải suy nghĩ nó là một ý tưởng tốt hay chỉ là một suy

07

nghĩ thoảng qua trong đầu. Bạn càng không cần phải bận tâm đến việc mình

có viết đẹp, ngay hàng thẳng lối hay không, nếu cần diễn tả một hình ảnh, cứ
việc vẽ ra nếu bạn thích, nhưng hãy phác hoạ thật nhanh chóng, hay khi phát

89

hiện ra mình viết sai thì cũng chẳng cần phải quay lại để sửa chữa, hãy để
suy nghĩ của bạn liên tục. Đừng chỉ suy nghĩ về chỉ 1 thứ mà hãy suy nghĩ
đến tất cả những thứ có liên quan đến nó. Cứ viết và đừng dừng bút để suy
nghĩ. Nếu bạn dừng bút trong khoảng thời gian dài hơn 10 giây, điều đó có
nghĩa là bạn đã khai thác quá nhiều về ý tưởng đó, hãy lập tức bỏ qua một
bên và quay sang những thứ liên quan khác, ta sẽ quay lại với nó sau. Có thể
bạn cảm thấy hơi ngớ ngẩn, nếu chỉ viết ra tất cả mọi thứ như vậy thì bạn sẽ
đạt được cái gì cụ thể ? Mục đích của quá trình Brainstorming này không
phải là tìm được chính xác một ý tưởng hoàn thiện mà là đưa ra được càng
nhiều ý tưởng càng tốt, do đó e ngại khi viết ra những điều mà bình thường


bạn nghĩ sẽ rất ngớ ngẩn, ví dụ như xây dựng một ngôi nhà không cần tới
mái chẳng hạn, thật sự thì bạn cũng đã thấy bây giờ đã có những ngôi nhà
không có mái trong thực tế. Nếu không có ý tưởng thì không thể nào có kết
quả. Một người từng nhận giải Nobel đã phát biểu: “Cách tốt nhất để có
được một ý tưởng tốt là bạn phải có thật nhiều ý tưởng” (The best way to get
a good idea is to get a lot of ideas – Linus Carl Pauling – Nobel hòa bình
1963).

07

M

K


C
89
“Cách tốt nhất để có được một ý tưởng tốt là bạn phải có thật nhiều ý
tưởng”
Trong công não thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh và nhiều cách
(nhìn) khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá.

Ngoài việc đưa ra thật nhiều ý tưởng, brainstorming còn giúp ta phân tích kỹ


vấn đề, tự xem xét tất cả vấn đề có thể xảy ra khi trong khi ta liên tục đặt ra
những câu hỏi: Nếu vậy, giả sử như …

Ví dụ: bạn sẽ nhìn thấy rất rõ được chức năng của từng bộ phận trong căn
nhà của bạn nếu liên tục đặt ra những câu hỏi nếu như không có nó thì sẽ
như thế nào? Hay giả sử nó để vào chỗ khác thì có ảnh hưởng không? Tổng
thể sẽ ra sao nếu nó có hình dạng khác với hình dạng chuẩn? … Hay khi đặt
câu hỏi nếu đang làm mà mất đi một bộ phận của nhà thì sẽ lấy gì để thay
thế ?… Những câu hỏi như vậy sẽ giúp bạn hình dung và đưa ra giải pháp xử

C

lý tình huống bất ngờ một cách sáng suốt nhất. Đưa ra nhiều tham số để lựa

K

chọn, bạn sẽ dễ dàng để lựa chọn được cách tối ưu nhất. Như khi bạn chỉ có
2 màu sơn để sơn một căn phòng cho thích hợp, bạn sẽ phải buộc hài lòng


M

với một trong hai, nhưng khi có trong tay tới 20 màu sơn thì bạn hoàn toàn
lựa chọn màu sắc nào là thích hợp với tính cách bản thân mình nhất. Bạn chỉ

07

có thể có được kết quả tốt nhất khi bạn có được ý tưởng tốt nhất.

Brainstorming được sử dụng trong các công việc sau đây:

89

- Phát triển sản phẩm mới
- Quảng cáo
- Giải quyết vấn đề
- Quá trình quản trị
- Quản trị dự án
- Xây dựng nhóm
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh

Chỉ với các vấn đề trên các bạn đã thấy tầm quan trọng của brainstorming có


ý nghĩa rất lớn trong các công việc hàng ngày của chúng ta, quan trọng với
các công việc của doanh nghiệp, các dự án kinh tế hay khoa học như thế nào
rồi.
(Còn tiếp)

07


M

K

C
89



×