Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐIỆN HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 21 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công
nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến việc đổi mới nội dung, phương pháp, phương
thức dạy học. Sự kết hợp máy vi tính với hệ thống truyền thông đa phương tiện cùng với
mạng thông tin toàn cầu Internet đang góp phần đổi mới phương pháp dạy học, tạo được
động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Với Internet, người sử dụng có thể tìm kiếm mọi
thông tin cần thiết, tra cứu tài liệu hỗ trợ cho quá trình dạy học, mở rộng kiến thức, ôn
tập, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, học trực tuyến, tham gia các diễn đàn để trao đổi
kiến thức... Từ đó giúp cho người dạy thay đổi phương pháp dạy học của mình theo
hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, đồng thời người học có thể rèn
luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức của nhân loại.
Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng Internet trong dạy học hiện nay chưa đạt hiệu
quả cao. Phần lớn giáo viên hiện nay vẫn chưa thành thạo trong cách tìm kiếm thông tin
trên Internet để phục vụ cho việc dạy học của mình. Một số giáo viên biết cách tìm kiếm
thông tin nhưng chưa biết cách lưu giữ, xử lí chúng hoặc những thông tin đó chưa thật sự
có chất lượng. Học sinh thì chủ yếu sử dụng Internet để giải trí vì không có nhu cầu và
không biết cách tìm thông tin trên Internet. Đây cũng là một vấn đề cấp thiết trong công
tác dạy học hiện nay khi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đang được chú
trọng nhằm thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của
học sinh.

Trên cơ sở đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐIỆN HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG” làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình. Với hy vọng đề tài này sẽ là một

tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập của các em học sinh 11 và cho công
tác giảng dạy của các bạn đồng nghiệp.

Trang 1



B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1.1.Khái niệm Internet
Mạng máy tính là hệ thống nhiều máy tính được kết nối với nhau để trao đổi thông
tin, chia sẻ tài nguyên (đĩa cứng, máy in) của các máy trong mạng với nhau, và có thể
quản lý được toàn bộ hoạt động của các máy được kết nối. Có thể nối hai hoặc nhiều
mạng máy tính thành một mạng lớn hơn. Một máy tính trong mạng nhỏ này có thể gửi
thông tin đến cho một máy tính khác nằm trong mạng nhỏ thứ hai nếu hai mạng nhỏ trên
được nối với nhau.
Internet là sự kết nối của hệ thống các mạng máy tính thông qua các phương tiện
viễn thông trên toàn thế giới như vệ tinh viễn thông, cáp quang, đường điện thoại... Khả
năng truyền tải của những phương tiện này rất lớn, có thể chứa được nhiều loại thông tin
như dữ liệu, hình ảnh, tiếng nói, hình ảnh động...
1.2.Vai trò của Internet trong dạy học vật lý
- Nguồn hoạt hình mô phỏng
Từ các website, ta có thể thu được nhiều hình ảnh mô phỏng quá trình vật lí. Đây là
những hình động được xây dựng bằng phần mềm Macromedia Flash rất đẹp, bảo đảm
tính sư phạm, tính trực quan và thẩm mỹ để mô phỏng các quá trình vật lí. Các hình động
này rất dễ sử dụng vì chỉ cần chèn ngay vào trang nào đó của bài giảng với dung lượng ít.

Hình 1.1. Một số mô phỏng bằng phần mềm Macromedia Flash
Hoặc những mô phỏng được viết bằng ngôn ngữ applet nhúng trong java để chạy
trực tiếp trên trình duyệt cho phép người sử dụng thay đổi được các thông số của thí
nghiệm đó.

Trang 2


Hình 1.2. Một số mô phỏng thí nghiệm có thông số thay đổi được
- Nguồn hình ảnh vật lí

Từ nhiều website về vật lí, ta có thể thu được nhiều hình ảnh tĩnh cũng như hình ảnh
động về các hiện tượng, quá trình vật lí cũng như các thí nghiệm vật lí… Những hình ảnh
này rất dễ download và sử dụng.

Hình 1.3. Một số hình ảnh vật lí
- Nguồn videos về thí nghiệm vật lí
Từ Internet, ta có thể download các thí nghiệm vật lí của các phần Cơ, Quang,
Nhiệt, Điện…

Hình 1.4. Một số videos thí nghiệm vật lí

Trang 3


Trên đây chỉ là một số nguồn tư liệu điển hình có thể khai thác và sử dụng trong dạy
học vật lí. Trong lúc chúng ta chưa có điều kiện xây dựng các phần mềm dạy học vật lí
chuyên biệt, thì việc khai thác tư liệu qua Internet là rất cần thiết. Bài giảng điện tử được
xây dựng thông qua việc multimedia hoá nội dung kiến thức cần trình bày sẽ góp phần
tích cực hoá hoạt động học tập ở lớp, góp phần quan trọng trong việc đổi mới phương
pháp dạy học vật lý hiện nay ở trường phổ thông.
1.3. Qui trình khai thác và sử dụng thông tin trên Internet trong dạy học vật lí
1.3.1. Tìm kiếm thông tin
Thông tin trên Internet rất phong phú và đa dạng. Chính vì vậy mà chất lượng và độ
tin cậy của chúng cũng phong phú và đa dạng không kém. Xác định các nguồn tài liệu tin
cậy sẽ giúp chúng ta loại ra những tài liệu vô bổ, không cần thiết, từ đó tiết kiệm công
sức và thời gian. Vì vậy để nâng cao hiệu quả khi tìm kiếm thông tin cần phải thực hiện
theo một số bước nhất định.
a. Xác định rõ mục đích sử dụng thông tin
Kết quả thông tin nhận được thường rất lớn nên gây mất tập trung cho sự chọn lựa.
Vì vậy, cần xác định mục tiêu tổng quát khi tìm tin. Nếu tìm kiếm thông tin theo diện

rộng sẽ tìm được một lượng lớn thông tin hơn tìm theo chiều sâu. Nếu tìm kiếm thông
tin theo chiều sâu sẽ tìm được thông tin sát với chủ đề hơn, mặc dù số lượng thông tin sẽ
ít hơn. Vậy muốn tìm thông tin nhanh chóng và đỡ mất thời gian, người sử dụng phải thu
hẹp chủ đề cần tìm. Tuy nhiên những thông tin này cần phải được đánh giá về độ tin cậy.
Việc tạo ra và đưa websites lên Internet rất dễ và không một tổ chức nào có trách nhiệm
kiểm tra chất lượng chúng. Thông tin trên websites có thể mang tính khoa học cao, cũng
có thể là những thông tin lạc hậu không sử dụng được.
Khi tìm kiếm và sử dụng thông tin trên websites với mục đích nghiên cứu khoa học,
cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tài liệu có tiêu đề không? Có tác giả không?
- Tác giả là ai? Cá nhân hay tổ chức?
- Tài liệu này có công bố trên sách hoặc tạp chí nào đó không ?
- Tài liệu được viết khi nào? Update cuối cùng khi nào?
- Tài liệu được công bố trên websites của nhà xuất bản, công ty, trường học, tổ chức
hay cá nhân?

Trang 4


- Tài liệu được tham khảo từ đâu? Có đủ chứng cứ để đi đến kết luận đó không?
Những tiêu chuẩn trên được dùng để đánh giá mức độ tin cậy của thông tin trên
Internet.
b. Chuẩn bị các từ khóa cần tìm
Từ khóa là một từ hoặc cụm từ được rút trong tên chủ đề hoặc chính văn tài liệu, nó
phản ánh một phần nội dung hoặc toàn bộ nội dung của chủ đề hoặc tài liệu đó. Bước xác
định từ khóa và tạo lập chiến thuật tìm tin rất quan trọng. Nếu người sử dụng bỏ qua giai
đoạn này trong quá trình tìm kiếm sẽ mất rất nhiều thời gian, cuối cùng không thu được
kết quả như ý muốn. Để tìm từ khóa cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1 : Xác định từ chủ đạo để tìm kiếm thông tin cho lần đầu tiên.
Bước 2 : Chọn từ có nghĩa, tránh chọn từ đa nghĩa, loại bỏ các phụ từ (liên từ, giới

từ, mạo từ như và, với, the, a …).
Bước 3 : Xác định từ đồng nghĩa, từ có nghĩa liên quan (từ có nghĩa rộng hơn hoặc
hẹp hơn).
c. Dùng trình duyệt, font chữ và bộ gõ tiếng Việt
Trình duyệt được dùng phổ biến là Internet Explore (hiện nay đã có phiên bản 6.0).
Có những trang tiếng Việt bị lỗi font đọc không được vì chưa cài font tiếng Việt
(thường dùng font: VNTime hoặc VNI-Times hoặc Unicode…), hoặc font cài rồi nhưng
trình duyệt nhận không được, cần chỉnh font cho phù hợp (vào Tools – Internet Options –
General – Fonts để chính sửa).
Để gõ được tiếng Việt cần bật bộ gõ, dùng bộ gõ Vietkey hoặc Unikey (một số trang
web tích hợp bộ gõ ngay chính trang đó nên người dùng không cần bật bộ gõ).
d. Dùng các công cụ dò tìm
Sự ra đời các công cụ dò tìm đã tạo điều kiện cho người sử dụng Internet có thể tìm
kiếm thông tin nhanh nhất. Các trang công cụ này được ví như “danh bạ” để tìm địa chỉ
trang web, nội dung trang web chứa thông tin cần tìm. Hiện nay có rất nhiều các công cụ
dò tìm khá hiệu quả và phổ biến.



www.copernic.com



www.metacrawler.com



www.askjeeves.com

Trang 5



/>
www.surfwax.com



www.vivisimo.com

Hình 1.5. Giao diện của Google và Yahoo
1.3.2. Lưu giữ thông tin
Sau khi tìm được thông tin thì người sử dụng phải lưu giữ thông tin để tiện cho việc
sử dụng. Việc lưu giữ thông tin sẽ gồm các bước sau:
a. Lưu và tải thông tin
- Nếu lưu văn bản (file text, htm): vào File – Save as (chọn các kiểu lưu văn bản)
- Nếu lưu file (.doc, .pdf, .exe), nhấp chuột vào file cần tải, sau đó lưu.
b. Dùng các công cụ tải
Tải thông tin về thật nhanh và tránh đứt gãy trong lúc tải là điều cần thiết, vì có thể
tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Trên Internet hiện có khá nhiều công cụ hỗ trợ tải
(download) file khá hiệu quả.
- Công cụ tải file: Get right, Mass download, Internet Download Manager…
- Công cụ tải web: Teleport, Webcopyer…
Khi download phần mềm hay website, click vào liên kết chương trình. Lúc đó màn
hình sẽ xuất hiện hộp thoại muốn lưu chương trình hay không. Trong hộp thoại có các
tùy chọn sau:
Open it: Tùy chọn cho phép tải tập tin xuống và mở nó
Save it: Tùy chọn cho phép tải tập tin về máy tính. Lúc này sẽ xuất hiện hộp thoại
Save As cho phép chọn đường dẫn lưu file ở vị trí xác định.
Để download nhanh hình ảnh chỉ cần đưa con trỏ đến hình cần tải và click chuột
phải, sau đó nhấn “Save picture as”, lập tức hình sẽ được tải ngay về thư mục My

document\My picture.
c. Quản lý file và thư mục

Trang 6


Quản lý, sắp xếp file một cách khoa học sẽ giúp tìm thông tin nhanh và chính xác,
tránh sự trùng lặp thông tin khi lấy về. Do đó người sử dụng nên đặt tên các thư mục theo
chủ đề, chủ đề rộng chứa chủ đề hẹp, trong chủ đề hẹp chứa các file thuộc chủ đề đó.
1.3.3. Xử lí thông tin
Sau khi tìm kiếm và lưu giữ thông tin trong máy, người sử dụng cần xử lí thông tin
cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Ví dụ 1: Người sử dụng đã tìm kiếm những thông tin bằng hình ảnh rất có giá trị.
Tuy nhiên đó lại là hình ảnh được chú thích bằng tiếng nước ngoài. Để chuyển sang chữ
tiếng Việt thì người sử dụng có thể làm như sau:
Copy hình nguyên bản vào trang word cần lưu, dùng biểu tượng ô vuông dưới thanh
công cụ Drawing và chọn màu sao cho trùng với màu nền để che các chữ lại. Sau đó
dùng Text Box để viết chữ, lưu ý chọn No line và No fill.

Hình 1.6. Phương pháp xử lí hình ảnh
Người sử dụng có thể dùng Paint để vẽ thêm hoặc chỉnh sửa hình cho phù hợp với
yêu cầu.
Ví dụ 2: Người sử dụng chỉ muốn lấy một phần đoạn phim trong toàn bộ đoạn phim
đã tìm kiếm được. Lúc đó cần sử dụng các phần mềm cắt phim để tạo ra được những file
phim theo mục đích sử dụng. Ta có thể sử dụng phần mềm AVI MPEG RM WMV
Splitter để cắt phim. Phần mềm này chỉ cho phép cắt những file phim có định dạng đuôi
là avi, mpeg, rm, wmv.
Sau khi cài đặt, giao diện chương trình sẽ hiển thị như sau

Trang 7



Hình 1.7. Chương trình cắt phim
Click vào Open để chọn file phim cần cắt, đoạn phim sẽ hiện lên ở màn hình. Để
chọn thời điểm bắt đầu, ta click vào biểu tượng "{" (hoặc gõ trực tiếp thời gian vào mục
Start Time). Để chọn điểm kết thúc, ta click vào biểu tượng "}" (hoặc gõ trực tiếp thời
gian vào mục End Time). Sau đó click vào “Split” để tiến hành cắt phim như mong
muốn.

Hình 1.8. Thanh công cụ dùng để cắt phim
Tuy nhiên có những đoạn phim có đuôi khác ngoài những đuôi đã kể ở trên thì
chúng ta phải sử dụng đến phần mềm quay màn hình BlueBerry FlashBack (BB). Phần
mềm này rất tiện lợi, có thể quay tất cả những thông tin hiện trên màn hình. Người sử
dụng có thể mở bất kì file phim nào cần dùng rồi tiến hành quay, thậm chí có thể tự tạo ra
một đoạn phim theo yêu cầu sử dụng với sự hỗ trợ của phần mềm Powerpoint.
Sau khi cài đặt, dưới thanh màn hình sẽ xuất hiện một biểu tượng của BB

Hình 1.9. Biểu tượng của BB dưới màn hình
Click vào biểu tượng BB rồi nhấn “Record”, màn hình sẽ xuất hiện hộp thoại yêu
cầu nhập nơi lưu file, tên file, diện tích quay màn hình. Nếu quay cả màn hình thì ta chọn
Whole screen, nếu chỉ quay một phần nhỏ màn hình sao cho phù hợp với diện tích của
đoạn phim thì chọn Region or window. Để bắt đầu quay thì nhấn biểu tượng Record màu
đỏ, muốn kết thúc thì nhấn vào biểu tượng Stop bên cạnh.

Trang 8


Hình 1.10. Các bước tiến hành quay màn hình bằng phần mềm BB
Sau khi kết thúc, giao diện màn hình sẽ hiển thị lại đoạn phim vừa quay
Ghi âm


Hình 1.11. Giao diện của BB
Trên thanh giao diện này có đầy đủ các chức năng ghi âm, chuyển đuôi file sang các
dạng khác, xóa bớt đoạn phim....
1.3.4. Sử dụng thông tin
Sau khi đã tìm kiếm, lưu trữ và xử lí thông tin, ta sử dụng chúng sao cho phù hợp
với mục đích sử dụng.
Đối với giáo viên, những thông tin tìm kiếm trên mạng có thể được sử dụng để hỗ
trợ cho bài giảng của mình nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh. Đó là những
hình ảnh động, phim thí nghiệm, thí nghiệm ảo... mà thực tế học sinh khó hình dung được
nếu giáo viên chỉ truyền giảng (như sự phân cực của điện môi trong điện trường...).

Trang 9


Hình 1.12. Phim mô phỏng về sự phân cực của điện môi trong điện trường
Tuy nhiên, giáo viên không nên lạm dụng việc sử dụng các chương trình mô phỏng,
không được thay thế hoàn toàn các thí nghiệm thực bằng mô phỏng trên máy vi tính. Nếu
giáo viên biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc tiến hành các thí nghiệm thực với mô
phỏng thì sẽ có tác dụng rất tốt đối với học sinh. Thông qua các thí nghiệm thực tế để rèn
luyện cho học sinh kỹ năng thực hành cần thiết. Thông qua chương trình mô phỏng để bổ
sung, khắc sâu các nội dung khoa học mà các thí nghiệm thực không thể làm nổi bật lên
được.
Ví dụ sau khi làm thí nghiệm về điện nghiệm, học sinh mới chỉ thấy được hiện
tượng. Do đó giáo viên cần dùng mô phỏng để giải thích về bản chất của hiện tượng đó.

Hình 1.13. Mô phỏng quá trình nhiễm điện do hưởng ứng với điện nghiệm
Giáo viên cũng có thể sử dụng thông tin trên Internet để soạn bài. Ví dụ sau khi xem
đoạn phim về tiết dạy học của giáo sư nước ngoài, giáo viên có thể học hỏi, rút kinh
nghiệm để soạn bài tốt hơn.


Trang 10


Hình 1.14. Video một tiết dạy học của giáo sư nước ngoài
Giáo viên có thể tham khảo các đề thi, đề trắc nghiệm trên Internet để ra đề thi, đề
kiểm tra cho học sinh của mình.
Giáo viên có thể mở rộng kiến thức cho học sinh dựa vào các mô phỏng trên
Internet. Ví dụ giải thích tại sao sau khi cọ xát bóng vào áo len rồi đưa bóng chạm tường
thì bóng bị hút vào tường.

Hình 1.15. Mô phỏng hiện tượng nhiễm điện do cọ xát
Giáo viên cũng có thể lấy ý tưởng cho ngoại khóa vật lí thông qua các câu đố vật lí
vui trên Internet.
Sinh viên sử dụng thông tin trên Internet để bổ sung, hoàn thiện bài tập, tiểu luận
của mình. Qua các bài báo cáo khoa học và các hội thảo tìm được trên Internet, sinh viên
có thể có ý tưởng cho luận văn tốt nghiệp. Học sinh sử dụng thông tin từ Internet để bổ
sung kiến thức, tự kiểm tra, đánh giá trình độ của mình.

II. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐIỆN
HỌC LỚP 11 THPT
2.1. Nghiên cứu nội dung phần Điện học

Trang 11


Điện học là phần quan trọng trong chương trình vật lí lớp 11 THPT. Phần Điện học
bao gồm các chương Điện tích – Điện trường, Dòng điện không đổi, Dòng điện trong các
môi trường.
Nội dung chính của chương này bao gồm những khái niệm cơ bản về điện tích, điện

trường, mối liên hệ giữa điện tích và điện trường; thuyết electron và định luật bảo toàn
điện tích; định luật Coulomb; cường độ điện trường, điện thế, hiệu điện thế và mối liên
hệ giữa chúng, vật dẫn và điện môi trong điện trường, điện dung của tụ điện. Chương
Điện tích – Điện trường có nhiều thí nghiệm mà giáo viên cần tiến hành trên lớp. Đa số là
những thí nghiệm đơn giản. Tuy nhiên khi thực hiện thí nghiệm, giáo viên khó có thể cho
toàn bộ cả lớp quan sát được (ví dụ: học sinh ở cuối lớp có thể không nhìn thấy rõ thí
nghiệm hai lá kim loại của điện nghiệm xòe ra khi đưa vật nhiễm điện chạm vào núm
kim loại,...). Vì thế giáo viên có thể kết hợp cả thí nghiệm thực và trình chiếu videoclip
về thí nghiệm đó để cả lớp đều quan sát rõ ràng. Hoặc những thí nghiệm chưa thực hiện
được vì điều kiện trang thiết bị (như thí nghiệm về điện phổ), các quá trình vật lí mà học
sinh khó hình dung (như sự dịch chuyển của electron trong vật dẫn...) trong quá trình dạy
học. Vì vậy giáo viên nên có một số hình ảnh động hoặc những đoạn phim thí nghiệm để
học sinh quan sát, từ đó học sinh có thể ghi nhớ bài dễ dàng hơn và nắm vững kiến thức
hơn.
Chương “Dòng điện không đổi” đề cập đến những vấn đề cơ bản về dòng điện
không đổi, là cơ sở để nghiên cứu các vấn đề khác về dòng điện. Có một số kiến thức
(như dòng điện, chiều dòng điện, cường độ dòng điện, định luật Ohm, định luật Jun –
Lenxơ) tuy đã được trình bày ở trung học cơ sở nhưng chưa sâu, chưa hệ thống hóa.
Ngoài ra chương này trình bày những vấn đề mới về nguồn điện, về sự tạo thành suất
điện động của các nguồn điện, về máy thu điện và suất phản điện, đặc biệt là việc thiết
lập và vận dụng định luật Ohm cho các loại đoạn mạch. Tuy nhiên học sinh vẫn khó hình
dung được bản chất của dòng điện, của điện trở, của nguồn điện như thế nào. Giáo viên
nên sử dụng những hình ảnh động để học sinh hiểu được sâu sắc hơn.
Chương “Dòng điện trong các môi trường” trình bày các khái niệm, bản chất của
dòng điện trong các môi trường như kim loại, bán dẫn, chất điện phân, chân không, chất
khí và các ứng dụng của nó. Đa số các thí nghiệm trong chương có thể thực hiện trực tiếp
trên lớp. Tuy nhiên học sinh chỉ thấy được hiện tượng bên ngoài, còn bản chất thì không
nắm rõ được (như sự dịch chuyển của các hạt mang điện trong các môi trường...). Điều

Trang 12



này cũng đòi hỏi giáo viên nên có hình ảnh để truyền đạt kiến thức một cách tốt nhất.
Những thí nghiệm không thực hiện trên lớp được thì việc sử dụng các videoclips là cách
tốt nhất để có thể truyền đạt kiến thức cho học sinh.
2.2. Giới thiệu thư viện tư liệu khai thác trên Internet
2.2.1. Thư viện tư liệu văn bản
Thư viện tư liệu văn bản rất đa dạng, bao gồm các bài giảng điện tử được trình bày
dưới dạng powerpoint, các bài giảng dưới dạng web và cả những nội dung kiến thức dưới
dạng Acrobat. Sau đây là các trang web có thể tham khảo:
Từ website có thể tham
khảo các bài giảng điện tử thuộc phần Điện

Hình 2.1. Trang web chứa các bài giảng điện tử
Website cung
cấp các bài giảng phần Điện của Tom Henderson, giáo viên khoa học của trường THPT
Glenbrook South, Glenview (Illinois - Mỹ)

Hình 2.2. Một bài giảng kèm hình ảnh minh họa

/>Course=PHYS&TopicCode=03a cung cấp các hiện tượng, thí nghiệm vật lí phần Điện
bằng các hình ảnh động kèm theo lời giải thích về hiện tượng đó

Trang 13


Hình 2.3. Một hiện tượng vật lí
Từ website có thể thu
được các bài giảng bằng flash rất hay


Hình 2.4. Một bài dạy học bằng Flash
Từ website tham
khảo được các hình ảnh, videos về thí nghiệm vật lí phần Điện kèm theo phần lí thuyết
giải thích các hiện tượng đó.

Hình 2.5. Một video thí nghiệm có kèm hình ảnh minh họa và lời giải thích
2.2.2. Thư viện tư liệu hình ảnh, thí nghiệm ảo
Ngoài các hình ảnh có thể thu được từ tư liệu văn bản, ta còn có thể khai thác hình
ảnh tĩnh và hình ảnh động ở một số trang web sau:

Trang 14


Từ website có thể thu được các hình ảnh tĩnh và
động về phần Điện. Trang web này cho phép người sử dụng xem và tải tư liệu sau khi đã
đăng nhập.

Hình 2.6. Trang web chứa kho tư liệu về hình ảnh tĩnh và động
/>option=com_gallery2&Itemid=72&g2_itemId=1803 cung cấp các hình ảnh điện từ.
Người sử dụng cũng cần phải đăng nhập trước khi tải thông tin.

Hình 2.7. Một số hình ảnh từ trang Thư viện vật lí

/>txtkeys1=Electrostatic+Experiments gồm các hình ảnh về thí nghiệm vật lí, hiện tượng
vật lí… thuộc phần Điện

Trang 15


Hình 2.8. Hình ảnh về thí nghiệm và hiện tượng vật lí


/>cat=Electricity_Magnets_and_Circuits cung cấp các mô phỏng rất đẹp về phần điện,
các mô phỏng này có thể thay đổi thông số được.

Hình 2.9. Trang web chứa các mô phỏng thí nghiệm, hiện tượng vật lí
Trang với hình ảnh, phim và lời giải thích thí
nghiệm vật lí.

Hình 2.10. Một thí nghiệm kèm lời giải thích

Trang 16


Vào website có thể thu
được thí nghiệm ảo phần Điện được viết bằng java kèm lí thuyết

Hình 2.11. Một thí nghiệm ảo viết bằng Java
Website cung cấp cho ta
các hình ảnh động về phần Điện

Hình 2.12. Một số hình ảnh động của phần Điện
Với có thể
thu các hình ảnh động làm bằng Flash rất đẹp

Hình 2.13. Một hình ảnh bằng Flash

Trang 17


Từ website thu

được các hình ảnh động phần Điện

Hình 2.14. Một số hình ảnh động
2.2.3. Thư viện tư liệu videoclips
Nguồn tư liệu videoclips khá phong phú. Các đoạn phim dễ dàng download với
phần mềm FlashGet. Tuy nhiên, có những đoạn phim cần phần mềm tương ứng mới xem
được như QuickTime, Real One…
Vào trang có thể xem hoặc
download các thí nghiệm của phần điện gồm các phần tĩnh điện, điện trường và điện thế,
tụ điện, điện trở, lực điện động và dòng điện không đổi.

Hình 2.15. Một số videos thí nghiệm

Trang 18


/>ity.htm cũng là trang web có thể download các phim thí nghiệm phần điện gồm điện tích,
định luật Coulomb, dòng điện không đổi và định luật Ohm, năng lượng điện…

Hình 2.16. Các videoclips thí nghiệm
Website với
các thí nghiệm về phần Điện có thể download được dễ dàng.

Hình 2.17. Trang web chứa các videoclip thí nghiệm về hiện tượng tĩnh điện
Website cung cấp lời mô tả
thí nghiệm cùng videoclip về phần Điện

Hình 2.18. Một thí nghiệm tĩnh điện

Trang 19



C. KẾT LUẬN
Xuất phát từ kinh nghiệm của bản thân, từ thực tế nhiều năm giảng dạy ở
trường THPT, bản thân tôi đúc rút thành kinh nghiệm đưa ra cách khai khác các tư
liệu như hình ảnh, phim, thí nghiệm trên Internet và quy trình sử dụng mong rằng
sẽ giúp cho các GV sử dụng thành thạo Internet trong phần học phần Điện nói
riêng và môn Vật lý nói chung. Vật lý là bộ môn khoa học thực nghiệm, các hiện
tượng vật lý đều được đúc kết từ các thí nghiệm, trong khi đó một số thí nghiệm
thực không thể làm trực tiếp được, để học sinh hiểu rỏ bản chất thì các thí nghiệm
ảo là vô cùng quan trọng. Sử dụng Internet trong dạy học giúp học sinh trực quan
được vấn đề, nắm vưng bài sâu sắc.
Đề tài này đã được áp dụng cho học sinh lớp 11 - Trường Chuyên Võ
Nguyên Giáp, hầu hết học sinh đã nắm được bài.
Do thời gian có hạn nên đề tài này chưa được áp dụng rộng rãi và chắc chắn
không tránh hết những thiếu sót. Vì vậy rất mong được sự góp ý của quý thầy cô
giáo và các bạn động nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và được áp dụng phổ
biến hơn trong những năm học tới.
Xin chân thành cảm ơn!

Trang 20


D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Công Triêm (2005), Sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lí, NXB Giáo dục
3. />4. />5. />6. />7. />8. />option=com_remository&Itemid=43&func=fileinfo&id=1394
9. />
Trang 21




×