Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

day so 5 tiet 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.32 KB, 5 trang )

Phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non

Chủ đề: Nước

và hiện tượng thiên nhiên

Đề tài: số 5 (tiết 1)
Độ tuổi: 4 – 5 tuổi
Thời gian: 25 – 30 phút

I.

MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức
- Ôn đếm, mối quan hệ của số 4.
- Trẻ biết đếm đến 5, nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng 5.
Nhận biết chữ số 5.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định ở trẻ.
- Rèn kĩ năng xếp các đối tượng.
- Rèn kĩ năng đếm xuôi, đếm ngược trong phạm vi 5.
3. Giáo dục
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
- Trẻ biết được ích lợi của nước, biết bảo vệ nguồn nước.

II.

CHUẨN BỊ

• Đồ dùng của cô:


- Đàn ghi nhạc bài “Cho tôi đi làm mưa với”, “Trời nắng, trời mưa”.
- File hình ảnh: + slide 1: 4 đám mây
+ slide 2: 3 đám mây
+ slide 3: 4 đám mây
- 1 thẻ số 5.
- 6 vòng thể dục.
- 2 bảng, 24 con cá làm từ xốp (dùng trong trò chơi).
1


Phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non

- Một số nhóm đối tượng có số lượng 5 xung quanh lớp.
• Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 5 lô tô về đám mây, 5 lô tô về giọt nước.
- Mỗi trẻ 2 thẻ số 5.

III. TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Ổn định, gây hứng thú.
- Cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”.

Trẻ hát.

- Hỏi trẻ:

Trẻ trả lời:


+ “Các con vừa hát bài hát gì?”

+“Cho tôi đi làm mưa với”

+ “Bạn nhỏ trong bài hát muốn làm gì?”

+ “muốn làm mưa”

+ “Ngoài nguồn nước mưa ra các con còn + “nước sông, nước biển…”
biết những nguồn nước nào nữa?”
- Giáo dục trẻ: “Trời mưa giúp cho không

Trẻ nghe cô nói.

khí mát mẻ, cây cối tốt tươi và mang lại cho
chúng ta nguồn nước mát. Ngoài nước mưa
còn có nước ở ao hồ, sông, suối… nước có
rất nhiều ích lợi vì vậy mà các con phải biết
bảo vệ nguồn nước.”
2. Ôn đếm, mối quan hệ của số 4.
a. Trò chuyện
- “Vào một ngày đẹp trời, các bạn mây rủ

Trẻ nghe cô trò chuyện.

nhau đi chơi.”
- “Tất cả có bao nhiêu bạn mây?”

Trẻ quan sát, đếm và trả lời:


Cho trẻ đếm.

“4 bạn mây”.

- “Một bạn mây mải chơi quá nên đã bị lạc.”
- “4 bạn mây bị lạc mất 1 bạn mây còn bao
nhiêu bạn mây?”
2

-“3 bạn mây”


Phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non

- “Vậy 4 bớt 1 còn mấy?”

- “Còn 3”

- “Chị gió tốt bụng đã giúp đỡ bạn mây tìm
thấy các bạn của mình rồi.”
- “3 bạn mây thêm 1 bạn mây bằng mấy bạn - “4 bạn mây”
mây?”
- “Vậy 3 thêm 1 bằng mấy?”

- “Bằng 4”

- Cô nhận xét và khen trẻ.
b. Trò chơi: Tạo nhóm
- “Chúng mình có muốn được dạo chơi như


Trẻ thích thú.

các bạn mây không?”
- “Bây giờ các con sẽ làm những chú thỏ
cùng nhau đi chơi nhé.”
- Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Trời nắng trời

Trẻ hát và tạo nhóm có số

mưa”. Bài hát kết thúc, cô nói “về chuồng”,

lượng 4.

mỗi chuồng chỉ có 4 chú thỏ.
- Cô đến từng nhóm và cho trẻ đếm.

Trẻ đếm theo nhóm.

- Cô hỏi các nhóm cách thêm, bớt bao nhiêu Trẻ trả lời cô.
cho đủ 4 chú thỏ.
- Cô nhận xét
3. Dạy đếm đến 5.
- Cho trẻ lấy rổ đồ dùng.

Trẻ lấy rổ đồ dùng.

- “Trên đường dạo chơi các bạn mây đã kết

Trẻ xếp nhóm mây.


bạn với các bạn nước đấy. Các con hãy xếp
tất cả các bạn mây thành hàng ngang nào.”
- “Bây giờ hãy lấy 4 bạn nước và xếp tương

Trẻ xếp nhóm giọt nước.

ứng mỗi bạn nước với một bạn mây.”
- “Ai có nhận xét gì về 2 nhóm?”

-“2 nhóm không bằng nhau.”
(nhóm mây nhiều hơn hoặc
nhóm nước ít hơn)
3


Phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non

- “Vì sao con biết 2 nhóm không bằng

- “Thiếu 1 bạn nước” hoặc

nhau?”

“thừa 1 bạn mây”

- “Cô muốn 2 nhóm bằng nhau, các con

-“Thêm 1 bạn nước” hoặc


phải làm gì?”

“bớt 1 bạn mây”

- “Cô muốn bạn mây nào cũng có một bạn

- “Thêm 1 bạn nước”

nước thì chúng ta phải làm gì?”
Cho trẻ thêm một bạn nước.
- “Các con thấy nhóm mây và nước bây giờ

- “Bằng nhau”

như thế nào?”
- “Để biết có bằng nhau không chúng mình

Trẻ đếm 2 nhóm.

cùng đếm nào.”
Cho trẻ đếm 2 nhóm.
- “2 nhóm đã bằng nhau chưa và bằng

- “Bằng nhau và bằng 4”

mấy?”
- “Vậy 4 giọt nước thêm 1 giọt nước là mấy

- “5 giọt nước”


giọt nước?”
- “Thế 4 thêm 1 bằng bao nhiêu?”

- “Bằng 5”

- Cho trẻ đếm 2 nhóm (cá nhân, tập thể).

Trẻ dếm.

- Cô giơ thẻ số 5 và yêu cầu trẻ chọn thẻ số

Trẻ lấy thẻ số. giơ lên.

giống thẻ số của cô và giơ lên.
- “Đây là thẻ số mấy?”

-“Thẻ số 5”

- « Thẻ số 5 dùng để làm gì ? »

-“Biểu thị nhóm đối tượng có
số lượng 5”

- « Chúng mình có mấy bạn mây ? »

-“5 bạn mây”

- « Vậy chúng mình sẽ gắn thẻ số mấy ? »

-“Thẻ số 5”


- « Có tất cả mấy bạn nước ? »

-“5 bạn nước”

- « Các con hãy lấy thẻ số 5 còn lại và gắn

Trẻ gắn thẻ số.

vào nhóm nước nào. »
- Cô kiểm tra, nhận xét.
4


Phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non

- « Bây giờ các con hãy cất các bạn mây vào Trẻ đếm và cất.
rổ và cùng đếm nào. »
- « Chúng mình cất các bạn nước về cùng

Trẻ đếm và cất.

bạn mây và đếm ngược lại. »
- « Cất các thẻ số vào rổ nào. »

Trẻ cất thẻ số.

* Liên hệ thực tế :
« Các con hãy tìm xung quanh lớp mình


Trẻ tìm và đếm.

các đối tượng có số lượng 5 nào. »
Cho trẻ đếm và gắn thẻ số.
Cô nhận xét.
4. Luyện tập – củng cố.
• Trò chơi 1 : Đếm xuôi – đếm ngược.
- Trẻ ngồi thành vòng tròn.

Trẻ ngồi vòng tròn.

- Cô lấy 1 trẻ làm mốc số 1 rồi cho cả lớp

Trẻ đếm theo yêu cầu của cô.

đếm theo thứ tự tăng dần, giảm dần.
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
• Trò chơi 2 : Thả cá vào ao.
- Cô chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 5 bạn

Trẻ hiểu luật chơi và chơi

chơi.

cùng nhau.

- Trẻ bật qua các vòng thể dục, lên lấy cá
gắn vào bảng với số lượng mỗi ao cá là 5
con cá. Kết thúc bản nhạc đội nào thả được
nhiều ao cá sẽ giành chiến thắng,

- Cô nhận xét, khen trẻ.
*Kết thúc.

5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×