Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

CÁCH VẼ TƯỢNG THẠCH CAO (TƯỢNG ĐẦU NGƯỜI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.72 KB, 6 trang )

Cách vẽ tượng thạch cao(tượng đầu người)
Tôi thấy nhiều bạn vẫn còn “ngơ ngác” về cách vẽ một bài tượng ra sao,
hình như các bạn chưa có định hướng về cách vẽ một bài tượng. Sau đây
tôi xin trình bày chút ít kinh nghiệm hi vọng giúp ích được cho các bạn.
- Dựng hình: Không nói thì ai cũng phải biết rằng, một bài hình họa tốt thì
đương nhiên hình phải tốt cái đã rồi nói chuyện gì thì nói. Các bạn dựng
tổng thể trước, xác định những điểm chính, dựng phác họa nhanh bằng
những hình kỉ hà rồi sau đó đi vào chi tiết sau.Công việc dựng hình đòi hỏi
các bạn phải đo đạc cho tốt, so sánh thật kĩ. Ngoài ra các bạn còn phải
dùng mắt quan sát so sanh các bộ phận với nhau xem đã đúng chưa (cái
này tôi không thể dạy các bạn được, nó là khả năng và năng khiếu của các
bạn). Dựa vào kiến thức về giải phẫu, các bạn sẽ hiểu và dựng hình chuẩn
hơn. Đặc biệt lưu ý, khi dựng hình, các bạn không nên tẩy những nét phác
đi, vì đó chính là cơ sở để các bạn kiểm tra lại hình xem đã đúng chưa.
Kiểm tra lại hình: Bước này rất quan trọng. Lúc này chính là lúc cần đến
con mắt nhanh nhảu của các bạn. Dựa vào những hình kỉ hà và những nét
phác khi dựng, hình dung trên đầu tượng cũng có những nét phác đó, kiểm
tra nhanh xem những hình kỉ hà trên bài vẽ đã đồng dạng với những hình
trên tượng chưa. Một vài điểm chính của tượng gần nhau sẽ tạo nên một
hình tam giác hay hình tứ giác…, các bạn sẽ hình dung xem những hình
tam giác hay tứ giác đó trên bài vẽ của mình đã đồng dạng với những hình
tương ứng trên tượng chưa. Và tương tự với hai điểm chính nào đó sẽ tạo
thành một đường chéo, kiểm tra xem các đường chéo đó đã tương ứng
với những đường chéo trên tượng chưa…v.v…


Nói ra thì dài dòng thế thôi nhưng khi thực hiện các bước trên các bạn phải
làm rất nhanh vì thời gian trong phòng thi không nhiều cho các bạn ngồi tỉ
mỉ đâu.
- Phân mảng: Theo tôi thì công việc này nên làm song song với dựng hình,
vì trong quá trình dựng hình cần phân mảng luôn để so sánh luôn với các


mảng trên tượng xem có đông dạng không, xem có đúng với cấu trúc của
tượng không (cái này chính là phần giải phẫu đấy). Lưu ý, công việc phân
mảng trong quá trình dựng hình chỉ là phân mảng lớn (mảng chính) thôi.
Sau khi dựng hình xong rồi ta sẽ dần dần đi vào những mảng nhỏ hơn.
Trong quá trình phân mảng các bạn phải nhấn nháy ngay, để ý xa gần, chỗ


gần thì cần nhấn tay hơn một chút, chỗ xa thì buông lỏng tay hơn. Trong
quá trình nhấn nháy cần gạt qua một vài lớp chì để thấy được mảng miếng
rõ hơn. Tất cả làm đều trên tượng để thấy được sự tương quan giữa các
mảng miếng. Trong quá trình dựng hình hay phân mảng cũng thế, đôi khi
có những cơ, những mảng mà trên tượng không hề có nhưng trên ý hiểu
về giải phẫu các bạn nên mạnh dạn phác ra để bài vẽ thêm phần sinh động
hơn, khỏe khoắn hơn, phong cách hơn.

- Lên bóng: Đã dựng hình và phân mảng xong, các bạn đi vào lên bóng
cho tượng. Việc đầu tiên là các bạn cần hình dung lại cơ cấu của đầu
tượng. Khi hiểu về cơ cấu của tượng các bạn sẽ hoàn thành công việc dễ


dàng hơn. Khi đánh bóng, các bạn nên lên theo từng lớp. Đầu tiên là các
mảng lớn từ trên xuống dưới, ở những mảng đậm hơn thì các bạn đè thêm
một lớp nữa và đổi hướng của nét khi đè thêm. Cứ như vậy, nếu mảng nào
đậm hơn thì các bạn đè thêm một lớp nữa. Đặc biệt lưu ý, vừa đánh bóng
các bạn vừa để ý lại hình và sửa lại luôn khi cần thiết, tất cả phải được lên
đều và lên một cách từ từ, có như thế thì các bạn mới có được cái nhìn
tổng thể bài vẽ của mình, kiểm soát được bài của mình. Tránh tình trạng
một số bạn cứ cắm đầu cắm cổ vẽ tập trung vào một chỗ, xong lại sang
chỗ khác vẽ tiếp (trước kia khi mới học vẽ tôi cũng vẽ như thế nên đã biết
được cái cực kì dở hơi của nó)



Đánh nền thế nào?
Tôi không khuyến khích các bạn đánh nền quá nhiều và quá đậm. Thế tại
sao phải có nền? Xin thưa với các bạn là nền là để giải quyết xa gần và để
cân bằng lại sắc độ cho bài vẽ thôi. Để ý những chỗ nào cần nhấn, những
chỗ nào cần dìm, khi đó ta sẽ dùng nền để giải quyết hoặc là khi sắc độ
trong bài không cân đối ta sẽ dùng nền để giải quyết. Đôi khi có một số bạn
khi vẽ xong đã đủ độ xa gần, khi đó ta cũng không cần đánh nền nữa thì
bài đã hoàn thành rồi.


- Tóm lại: Theo kinh nghiệm bản thân của tôi thì khi vẽ tượng các bạn cần
phải hiểu thật kĩ về cấu trúc của tượng (nói là giải phẫu cho nó oai). Tất cả
các bước thực hiện đều chủ yếu dựa trên cấu trúc của tượng. Vì thế muốn
có một bài vẽ tốt, các bạn phải tìm hiểu thật kĩ về cấu trúc của tượng thì
công việc của các bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Trên đây chỉ là chút ít kinh nghiệm mà tôi đúc rút được trong quá trình học
tập. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các bạn.



×