BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRẦN LIÊN HÀ
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng - Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học : GS.TS. TRƯƠNG BÁ THANH
Phản biện 1: TS. Đinh Bảo Ngọc
Phản biện 2: TS. Võ Duy Khương
Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng ngày
14 tháng 8 năm 2015
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay, có thể nói hiệu quả
hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp quyết định đến sự suy tồn
và phát triển của doanh nghiệp đó. Đây cũng là vấn đề các nhà quản
trị doanh nghiệp đặc biệt quan tâm bởi lẻ hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp càng cao thì sức cạnh tranh trên thị trường
càng lớn và niềm tin với nhà đầu tư thêm vững chắc. Sự phát triển của
từng doanh nghiệp phản ánh sự phát triển của ngành kinh doanh trong
lĩnh vực đó. Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay, phát triển du
lịch là nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan chức năng với phương châm
"Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ
trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội".
Để tìm hiểu sự phát triển của ngành trên địa bàn thành phố
hiện nay, chúng ta cần phân tích xem các doanh nghiệp hoạt động
trong ngành du lịch hiện nay hoạt động như thế nào, hiệu quả ra sao?
Do đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: "Phân tích hiệu quả kinh doanh
của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng" làm
đề tài luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động
kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kiểm định mô hình và các giả thuyết
nghiên cứu, từ đó xác định các nhân tố và mức độ tác động của chúng đến
hiệu quả kinh doanh của các công ty hoạt động trong ngành du lịch trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2
- Đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
các doanh nghiệp ngành du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh doanh và các nhân
tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu được giới hạn
trong 03 năm 2011, 2012 và 2013. Đây là giai đoạn thực tế phản ánh tình
trạng khó khăn của nền kinh tế thời kỳ hậu khủng hoảng.
Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu 25 doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Đây là những doanh nghiệp thực hiện tương đối đầy đủ công tác thông
tin trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn dữ liệu
- Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài: các tài liệu, giáo trình
về phân tích và thống kê hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác: trong các tạp chí,
báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học, … có liên quan đến các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
- Các chủ trương, chính sách của Nhà nước và thành phố Đà
Nẵng liên quan đến ngành du lịch.
- Số liệu phục vụ cho nghiên cứu: thu thập từ Báo cáo tài chính
đã được kiểm toán của 25 doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013 và các số liệu
thống kê của ngành trên cáo cáo của Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch
TP. Đà Nẵng.
3
4.2. Phương pháp thực hiện
Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng công cụ toán thống kê với sự
hỗ trợ của phần mềm Excel và SPSS 16.0 để xây dựng mô hình hồi quy
và kiểm định sự ảnh hưởng các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp sử dụng trong nghiên cứu. Trên cơ sở đó, đề
tài đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về phân tích hiệu quả kinh doanh trong
các doanh nghiệp.
Chương 2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Chương 3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Đất nước ta ngày càng đổi mới và đang trên đường hội nhập
với kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam để cạnh tranh tốt trên
trị trường đòi hỏi phải luôn luôn đổi mới cho phù hợp với xu thế phát
triển, các nhà quản trị đòi hỏi phải nắm bắt kịp thời tình hình hiện tại
của công ty, những vấn đề cần khắc phục hay cả những lợi thế của
doanh nghiệp mình so với ngành để đưa ra các quyết định nhằm mang
lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Do vậy, phân tích hiệu quả kinh doanh
không chỉ là vấn đề mà các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện mà
cũng là đề tài được nhiều học giả nghiên cứu để khái quát chung thực
trạng và hỗ trợ các doanh nghiệp tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả
của mỗi doanh nghiệp. Trên thực tế đã có một số đề tài nghiên cứu về
vấn đề này như sau:
4
Đề tài: "Phân tích hiệu quả kinh doanh vận tải đường sắt"
được PGS.TS. Hoàng Tùng thực hiện trong Báo cáo khoa học của Đại
học Đà Nẵng năm 2004. Đề tài đã tổng quan cơ sở lý luận về phân tích
hiệu quả kinh doanh vận tải đường sắt và thực hiện phân tích cụ thể
hiệu quả của ngành đường sắt Việt Nam. Tác giả cũng đã đưa ra bốn
giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải đường sắt
Việt Nam.
Đề tài: "Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các
Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng" được tác giả
Hoàng Thị Xinh thực hiện trong khóa luận văn thạc sĩ của Đại học Đà
Nẵng năm 2006 được sự hướng dẫn của PGS. TS. Hoàng Tùng. Ngoài
việc đề cập đầy đủ cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả kinh doanh của
các Ngân hàng thương mại, tác giả Hoàng Thị Xinh thực hiện phân
tích hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác này
tại đơn vị nghiên cứu.
Đề tài: "Phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp
Thủy sản Đà Nẵng" được tác giả Nguyễn Thị Hoài Thương thực hiện
trong khóa luận văn thạc sĩ của Đại học Đà Nẵng năm 2007 được sự
hướng dẫn của TS. Võ Duy Khương. Đề tài đã đối chiếu thực trạng
công tác phân tích kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp Thủy sản
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở về phân tích hiệu quả kinh
doanh, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác công
tác phân tích hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp Thủy sản thời gian
đến.
Đề tài: "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm
niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam" được tác giả Nguyễn Lê
Thanh Tuyền thực hiện trong khóa luận văn thạc sĩ của Đại học Đà Nẵng
5
năm 2013 dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Phùng. Đề tài đã khái quát
các nghiên cứu cơ sở về hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả này khá đầy đủ. Tác giả đã thiết kế nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp
ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên HOSE và từ kết quả
nghiên cứu đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm.
Đề tài: "Phân tích hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam" được tác giả Nguyễn Thị
Minh Phụng thực hiện trong khóa luận văn thạc sĩ của Đại học Đà
Nẵng năm 2008 được sự hướng dẫn của TS. Lê Đức Toàn. Đề tài đề
cập đến hai mảng lớn trong phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp đó là hiệu quả kinh doanh và hiệu quả tài chính. Đề tài đã đưa
ra đầy đủ cơ sở lý luận trong phân tích hiệu quả hoạt động, tuy nhiên
khi thực hiện phân tích, tác giả chỉ lựa chọn một doanh nghiệp kinh
doanh du lịch tại thành phố Hội An để thực hiện việc phân tích hiệu
quả hoạt động của mình. Chính vì vậy mà tác giả chưa đối chiếu được
thực trạng phân tích tại các doanh nghiệp với những chỉ tiêu cần phân
tích và chưa so sánh được hiệu quả giữa các doanh nghiệp thế nào,
khác nhau ra sao để có hướng bổ sung nhằm nâng cao hiện quả của
các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Đề tài: "Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp du lịch tại thành phố Đà Nẵng" được tác giả Trần Thị
Kim Anh thực hiện trong khóa luận văn thạc sĩ của Đại học Đà Nẵng
năm 2012 được sự hướng dẫn của GS. TS. Trương Bá Thanh. Đề tài
đã đề cập đầy đủ cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh, tác giả đã thực hiện phân tích thực trạng 10 doanh nghiệp kinh
doanh du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Từ đó đối chiếu và thực
hiện phân tích bổ sung để hoàn thiện việc phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh. Tuy nhiên các doanh nghiệp tác giả lựa chọn là các doanh
6
nghiệp đã có thời gian hoạt động rất lâu trong ngành du lịch, hiệu quả
của các doanh nghiệp tương đối đồng đều nên chưa khái quát được
thực trạng kinh doanh du lịch tại Đà Nẵng khi mà số lượng các đơn vị
này tăng lên từng ngày với các doanh nghiệp mới được đánh giá cao
về quy mô, cơ sở hiện đại và làm thay đổi đáng kể diện mạo thành
phố. Giải pháp tác giả để cập đến cũng chỉ dừng lại ở việc định hướng
chứ chưa cụ thể hóa những việc doanh nghiệp cần thực hiện và thực
hiện như thế nào để hoàn thiện công tác phân tích tại các doanh nghiệp
du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Cũng xuất phát từ lý do này và yêu cầu trong phân tích hiệu
quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch hiện nay trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng; dựa trên những cơ sở lý luận về phân tích hiệu
quả kinh doanh, dựa trên những đề tài đã nghiên cứu trước đó, đề tài
"Phân tích hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng” mà tác giả sẽ nghiên cứu tại đây sẽ khái quát lại
cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh, nghiên cứu hiệu quả kinh
doanh của ngành và ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh
doanh thông qua phương pháp phân tích hồi quy để đưa ra kết luận
chung và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HIỆU QUẢ KINH DOANH
1.1.1. Khái niệm
Xét trên bình diện các quan điểm kinh tế học khác nhau cũng có
nhiều ý kiến khác nhau về hiểu như thế nào về hiệu quả kinh doanh.
- Nhà kinh tế học Adam Smith
- Tác giả Manfred Kuhn
7
- Hai tác giả Whohe và Doring
Từ các quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát hiệu quả
kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân
tài, vật lực, tiền vốn và các yếu tố khác) để đạt được mục tiêu xác định
mà doanh nghiệp đã đề ra.
1.1.2. Vai trò của hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là điều kiện hết sức quan trọng
trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh
và tiến bộ trong sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là điều kiện thực hiện mục tiêu
bao trùm của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận.
1.2. NGUỒN THÔNG TIN TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
KINH DOANH
1.2.1. Nguồn thông tin từ báo cáo tài chính
Hệ thống BCTC bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán (CĐKT). Mẫu số B.01-DN
- Báo cáo kết quả kinh doanh (KQKD). Mẫu số B.02-DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Mẫu số B.03-DN
- Bảng thuyết minh BCTC. Mẫu số B.09-DN
1.2.2. Các tài liệu liên quan khác
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH
DOANH
Trong phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể
sử dụng 5 phương pháp sau:
1.3.1. Phương pháp so sánh
1.3.2. Phương pháp loại trừ
8
1.3.3. Phương pháp cân đối liên hệ
1.3.4. Phương pháp chi tiết
1.3.5. Phương pháp phân tích hồi quy
1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế tổng hợp, được
tạo thành bởi tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Do
vậy hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp không chỉ được xem
xét một cách tổng hợp mà còn được nghiên cứu trên cơ sở các yếu tố
thành phần, đó là hiệu quả cá biệt.
1.4.1. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cá biệt
Để có thể xem xét, đánh giá một cách chính xác hiệu quả kinh
doanh cá biệt, chúng ta xây dựng các chỉ tiêu chi tiết cho từng yếu tố
của quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở so sánh từng loại phương
tiện, từng nguồn lực với kết quả đạt được. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu
quả cá biệt đối với từng loại phương tiện khác nhau thường được sử
dụng với nhiều tên gọi như: hiệu suất, năng suất, tỷ suất…
a. Hiệu suất sử dụng tài sản doanh nghiệp
Hiệu suất sử dụng tài sản =
Tổng doanh thu
Tổng tài sản bình quân
x 100%
b. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định doanh nghiệp
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Doanh thu thuần BH&
x 100%
Nguyên giá TSCĐ bình quân
c. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Số vòng quay VLĐ =
Doanh thu thuần BH&
VLĐ bình quân
9
Số ngày vòng quay VLĐ
=
Số VLĐ bình quân
Doanh thu thuần
Tốc độ luân chuyển khoản phải thu
Số vòng quay KPT =
Doanh thu thuần
KPT bình quân
Số ngày vòng quay KPT =
Số ngày vòng quay HTK =
360 ngày
Số vòng quay KPT
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Số vòng quay HTK =
x 360 ngày
Giá vốn hàng bán
HTK bình quân
360 ngày
Số vòng quay hàng tồn kho
d. Hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp
NSLĐ năm =
NSLĐ ngày =
NSLĐ giờ =
Giá trị sản xuất
Số CNSX bình quân năm
Giá trị sản xuất
Tổng số ngày làm việc của CNSX
Giá trị sản xuất
Tổng số giờ làm việc của CNSX
Tỷ suất chi phí lương trên doanh thu =
Chi phí tiền lương
Doanh thu
1.4.2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh
doanh tổng hợp
a. Phân tích khả năng sinh lợi từ hoạt động của doanh
nghiệp
10
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Lợi nhuận trước thuế
Tổng doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần SXKD
Tỷ suất LN trên doanh thu SXKD
=
Lợi nhuận thuần SXKD
Doanh thu thuần
b. Phân tích khả năng sinh lời tài sản
x 100%
x 100%
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE)
RE =
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay EBIT
Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời tài sản =
x 100%
Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản bình quân
x 100%
Tỷ suất sinh lợi của tài sản là kết quả tổng hợp của những cố
gắng của doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả cá biệt của các
yếu tố sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh, là kết quả của nỗ
lực mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh số và tiết kiệm các chi phí.
Điều này được thể hiện thông qua phương pháp phân tích Dupont
trong kinh tế như sau:
11
Sơ đồ 2.1. Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh
Các nhân tố ảnh hưởng có thể được phân chia thành hai nhóm:
các nhân tố bên trong doanh nghiệp (nhân tố chủ quan) và các nhân tố
bên ngoài doanh nghiệp (nhân tố khách quan) như sau:
a. Nhân tố chủ quan
- Quy mô của doanh nghiệp
- Tốc độ tăng trưởng
- Quản trị nợ phải thu khách hàng
12
- Đầu tư tài sản cố định
- Cơ cấu vốn
- Rủi ro kinh doanh
- Thời gian hoạt động của doanh nghiệp
- Một số nhân tố khác
+ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
+ Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
+ Đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh
+ Công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu
b. Nhân tố khách quan
- Nhân tố môi trường quốc tế
- Nhân tố môi trường nền kinh tế quốc dân
- Nhân tố môi trường ngành
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. TÌNH HÌNH KINH DOANH CÁC DOANH NGHIỆP DU
LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP. ĐÀ NẴNG
2.1.1. Giới thiệu về ngành du lịch trên địa bàn TP. Đà Nẵng
a. Ngành du lịch và vị trí, vai trò ngành trong nền kinh tế
b. Sự phát triển của ngành du lịch tại TP. Đà Nẵng
Giai đoạn trước năm 1975
Giai đoạn từ năm 1975 – 1989
Giai đoạn từ năm 1990 – 2005
13
Giai đoạn từ năm 2006 – 2010
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh ngành du lịch tại TP.
Đà Nẵng
Các hình thức hoạt động kinh doanh du lịch chủ yếu bao gồm:
- Kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa .
- Kinh doanh lưu trú du lịch.
- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch.
- Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch
- Kinh doanh dịch vụ du lịch khác.
Tình hình hoạt động kinh doanh ngành du lịch trên địa bàn TP.
Đà Nẵng được thể hiện qua các tiêu chí sau:
a. Số lượng đơn vị kinh doanh du lịch
b. Khách du lịch và doanh thu du lịch
c. Phương tiện giao thông tham gia kinh doanh du lịch
d. Địa điểm du lịch, khu vui chơi và giải trí
e. Sản phẩm du lịch
f. Cơ sở hạ tầng du lịch và dự án đầu tư du lịch
g. Công tác xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch
2.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.2.1. Phân tích chỉ tiêu sinh lợi tài sản ROA
Dựa trên nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh đã nêu ở
chương 1, chúng ta đi vào phân tích các nội dung sau của chỉ tiêu ROA
để thấy hiệu quả chung của 25 doanh nghiệp nghành du lịch trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
- Giá trị trung bình
14
- Phương sai & Độ lệch chuẩn
Bảng 2.5. Thống kê mô tả chỉ tiêu sinh lợi tài sản
Mean
Median Std. Deviation
Range
Min
Max
-1.104380 0.127770 1,009612474E1 48,757164 -28,464443 20,292721
(Nguồn: Theo tính toán phần mềm SPSS)
Tỷ suất sinh lợi của tài sản trung bình là -1.104380%. Có ½ số
doanh nghiệp được phân tích có ROA thấp hơn 0.127770% và ½ số
doanh nghiệp còn lại có ROA cao hơn 0.127770%. Độ lệch chuẩn mẫu
là 1,009612474E1. Doanh nghiệp có ROA thấp nhất là -28.464443%,
trong khi ROA cao nhất là 20.292721%. Khoảng biến thiên thực tế là
48.757164%.
2.2.2. Phân tích mối quan hệ giữa ROA và các chỉ tiêu
phản ánh hiệu quả kinh doanh khác
Phân tích mối quan hệ Dupont sau:
LNTT
ROA =
Tổng tài sản bình quân
LNTT
Doanh thu thuần
=
x
Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân
=
ROS
x Hiệu suất sử dụng tài sản
Phân tích mối quan hệ giữa ROA với Tỷ suất LN trên DT và
Hiệu suất sử dụng tài sản cho phép chúng ta xem xét khả năng sinh
lợi của tài sản chịu ảnh hưởng từ vòng quay tài sản, từ ROS (Return
on Sales - Tỷ suất LN trên DT) như thế nào và chịu ảnh hưởng ra
sao. Trong nội dung này tác giả sẽ tổng hợp ảnh hưởng qua từng
năm của các chỉ tiêu khác đến ROA để có thể so sánh và nhận xét
hiệu quả của ngành qua từng năm. Trong nội dung này, chúng ta
thực hiện tính toán chỉ tiêu trung bình ngành theo công thức sau:
LNTT
=
Tổng tài sản
15
=
LNTT
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tài sản
=
Theo kết quả tính toán như sau:
ROA =
ROS
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
x Hiệu suất sử dụng tài sản
ROA2011 = -0.041361 = -0.140961 x 0.293419
ROA2012 = -0.046880 = -0.181647 x 0.258081
ROA2013 = -0.028285 = -0.108343 x 0.261070
LNTT/ DT
DT/ TS
ROA
Sơ đồ 2.2. Sự biến thiên các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh
doanh trong giai đoạn 2011 – 2013
Qua phân tích Dupont này, chúng ta cơ bản thấy rằng quá
trình sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu của các doanh nghiệp
vẫn tốt nhưng lại chưa thực hiện tốt ở khâu kiểm soát chi phí, tối
đa hóa lợi nhuận cho nên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chưa
tốt. Như vậy, các doanh nghiệp cần phải tập trung trong bài toán
thứ hai hơn nữa đồng thời tiếp tục tăng hiệu suất sử dụng tài sản
16
tại doanh nghiệp mình thì mới có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh nói
chung cho mỗi doanh nghiệp. Để có thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả kinh doanh chúng ta cần tìm hiểu xem những nhân tố nào đã
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ở mục tiếp theo.
2.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp
a. Cơ sở xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả
kinh doanh
Đầu tư
TSCĐ
Cơ cấu
vốn
Tốc độ
tăng
trưởng
Quy mô
doanh
nghiệp
Rủi ro
kinh
doanh
RO
A
Thời gian
hoạt động
Sơ đồ 2.3. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tài sản
b. Giả thuyết về mối tương quan giữa hiệu quả kinh doanh
và các nhân tố ảnh hưởng
Giả thuyết 1: Quy mô của doanh nghiệp có tác động tích cực (+)
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
Giả thuyết 2: Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tác động tích
cực (+) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
Giả thuyết 3: Tỷ trọng tài sản cố định có tác động tiêu cực (-) đến hiệu
17
quả hoạt động kinh doanh
Giả thuyết 4: Cơ cấu vốn tác động (+/-) đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh
Giả thuyết 5: Rủi ro kinh doanh có tác động (+/-) đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh
Giả thuyết 6: Thời gian hoạt động có tác động tích cực (+) đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh
c. Phương pháp nghiên cứu
Chọn mẫu
Dựa trên BCTC của 25 doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng. Đây là các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ thông
tin trên các báo cáo tài chính.
Đo lường các biến
Đối với biến phụ thuộc: chỉ tiêu sinh lợi tài sản ROA
Đối với các biến độc lập
Bảng 2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tài sản
Các xác định
Nhân
Nghiên cứu cơ
Công thức Giảthuyết
tố
Biến
sở
tính
1.Quy Zeitun và T Quy mô Tổng tài
mô
ian (2007)
tài sản
sản
2.Tốc
độ
Biến
Zeitun và Tian
(TSn-TSn-1)/
tăng
động tài
(2007)
TSn-1
trưởng
sản
DN
Ký hiệu
+
SIZE
+
GROWTH
18
3.Đầu
Zeitun và Tian
tư
(2007)
TSCĐ
Tỷ trọng
tài
sản cố
định
TSCĐ/
Tổng TS
Neil Nagy (2009),
4.Cơ Marian Siminica,
Nợ phải trả/
cấu DanielCirciumaru, Tỷ lệ nợ
Tổng TS
vốn
Dalia Simion
(2011)
Zeitun & Tian
5.Rủi (2007); Fozia Độ lệch
Độ lệch
ro
Memon, Niaz
chuẩn chuẩn dòng
kinh Ahmed Bhutto, dòng tiền (LNst +
doanh
khấu hao)
Ghulam
tiền
Abbas(2012)
6.Thời
gian
hoạt
động
Neil Nagy
(2009)
Thời
gian
hoạt
động
Số năm từ
năm
thành
lập
-
TANG
+/-
DE
+/-
RISK
+
AGE
Kiểm tra dữ liệu trước khi phân tích hồi quy
Đặc trưng các nhân tố ảnh hưởnghiệu quả kinh doanh
Phân tích hệ số tương quan từng phần giữa các biến
Phân tích hồi quy tuyến tính
Phương pháp sử dụng để ước lượng các tham số của mô hình là
phương pháp bình phương nhỏ nhất - OLS (Ordinary Least Squares).
Xây dựng dạng mô hình hồi quy tổng thể như sau:
ROA =β0 + β1 LnSIZE + β2 LnGROWTH + β3 TANG +
β4LnDE + β5 LnRISK + β6 LnAGE + e
Chúng ta sử dụng phương pháp chọn từng bước (Stepwise
Selection) để thực hiện mô hình. Đây là phương pháp kết hợp của phương
19
pháp đưa vào dần vào (Forward Selection) và loại trừ dần (Backward
Selection). Và là phương pháp được sử dụng thông thường nhất. Như
vậy phân tích hồi quy đã loại bỏ những biến không có ý nghĩa ra khỏi
mô hình. Kết quả mô hình hồi quy bội biểu diễn tỷ suất sinh lời của
tài sản và 1 nhân tố ảnh hưởng như sau:
ROA = 55,292 - 2,823lnRISK
Kiểm định mô hình
- Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình
- Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy
- Kiểm định phương sai của sai số không đổi
- Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư
- Kiểm định tính độc lập của sai số (không có tương quan giữa
các phần dư)
d. Kết luận từ kết quả nghiên cứu
Kết quả ngiên cứu mô hình sáu nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh cho thấy chỉ có biến độ lệch chuẩn của dòng tiền là ảnh hưởng
ngược chiều (-) đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch
được nghiên cứu. Khi độ lệch chuẩn của dòng tiền càng biến động thì rủi
ro kinh doanh của các doanh nghiệp càng cao, doanh nghiệp sẽ gặp rất
nhiều nguy hiểm. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Zeitun và Tian
(2007) nhưng trái ngược với nghiên cứu của Fozia Memon, Niaz Ahmed
Bhutto và Ghulam Abbas (2012). Trong ba năm từ năm 2011-2013,
nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới có nhiều biến động đem lại
nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp không có
biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro thì sẽ gặp rất nhiều khó
20
khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, làm giảm hiệu quả kinh doanh
thậm chí phải ngừng hoạt động.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU
LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Dựa trên kết quả nghiên cứu chúng ta có thể nhận thấy hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TP. Đà Nẵng
còn rất thấp. Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi bối cảnh kinh tế chung trong
giai đoạn năm 2011 – 2013 nhưng rõ ràng hiệu quả kinh doanh là một
vấn đề quan trọng mà các nhà quản trị doanh nghiệp cần xem xét lại
và chú trọng nhiều hơn.
Mô hình phân tích các nhân tố cho thấy trong số sáu nhân tố lựa
chọn để phân tích là: Quy mô doanh nghiệp, Tốc độ tăng trưởng của
doanh nghiệp, Tỷ trọng đầu tư TSCĐ, Cơ cấu vốn, Rủi ro kinh doanh
và Thời gian hoạt động của doanh nghiệp thì qua phân tích hồi quy chỉ
có một nhân tố ảnh hưởng đên hiệu quả kinh doanh, đó là rủi ro kinh
doanh được đặc trưng bởi độ lệch chuẩn của dòng tiền. Từ đó, đề tài dựa
trên cơ sở này để đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
Như vậy dựa trên kết quả từ phân tích Dupont và phân tích
các nhân tố ảnh hưởng, tác giả đề xuất một số giải pháp trong nội
dung tiếp theo.
21
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TẠI TP. ĐÀ NẴNG
3.2.1. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp du lịch địa bàn TP.
Đà Nẵng
a. Thực hiện tốt khâu kiểm soát chi phí
Về tổ chức luân chuyển chứng từ
Về tổ chức thu thập thông tin lập dự toán chi phí
Về tổ chức kế toán chi tiết trong quá trình hoạt động
b. Chiến lược tăng trưởng doanh thu
Nâng cao hiệu quả của công tác marketing, công tác nghiên cứu thị
trường
Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý
Áp dụng khoa học công nghệ tạo sự thuận tiện cho khách hàng.
Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên chuyên nghiệp
Nâng cao trách nhiệm xã hội
c. Phòng ngừa và hạn chế rủi ro kinh doanh
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
Nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp
3.2.2. Giải pháp từ Nhà nước và các cơ quan chức năng
a. Tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch đặc trưng của
Đà Nẵng
b. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch và nghiên cứu mở
rộng thị trường
c. Tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch
d. Mở rộng hợp tác liên kết khu vực và hợp tác quốc tế
22
e. Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch
3.2.3. Kiến nghị đối với các đối tượng khác
a. Đối với các nhà khoa học
Nghiên cứu của các nhà khoa học là một tài liệu tham khảo
quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Trong lĩnh vực du
lịch, nghiên cứu được hành vi và sự hài lòng của du khách là một yếu
tố quan trọng để tăng trưởng thị trường. Các nhà khoa học luôn cập
nhật các nghiên cứu của mình trong mỗi giai đoạn kinh tế để làm nền
tảng cho các nhà quản trị hoạch định chiến lược phát triển của doanh
nghiệp. Ngoài việc tư vấn cho doanh nghiệp thì các nhà khoa học cần
hỗ trợ cho các cơ quan Nhà nước trong việc đưa ra các chính sách thu
hút và phát triển du lịch thành phố.
b. Đối với các tổ chức tín dụng
Các tổ chức tín dụng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được
tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ tư vấn các thông tin cần thiết
cho các doanh nghiệp. Một vấn đề quan trọng khác để phát triển du lịch
là tạo sự thuận lợi cho khách hàng trong các dịch vụ thanh toán, chuyển
đổi ngoại tệ và hình thành một hệ thống thanh toán hiện đại và chuyên
nghiệp dành cho các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn, đó là hệ
thống thanh toán băng POS (Point Of Sales) mà mới chỉ được dùng ở
vài địa điểm trên thành phố hiện nay. Các tổ chức tín dụng là đối tượng
có thể cung cấp các dịch vụ này tốt nhất cho du khách và các doanh
nghiệp hoạt động du lịch tiếp xúc với khách quốc tế thường xuyên. Sự
phát triển này sẽ đưa du lịch thành phố lên tầm cao mới, hiện đại và
chuyên nghiệp hơn.
c. Các hiệp hội ngành nghề
Cần phát huy vai trò là trung tâm đầu mối tập hợp, phân tích và xử
lý thông tin thị trường, là cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý
23
Nhà nước, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong ngành thông qua
thương lượng và giải quyết các tranh chấp quốc tế. Đối với du lịch sự
phát triển của các hiệp hội ngành nghề tạo nên bản sắc riêng cho thành
phố và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc.
Sự kết hợp những đối tượng đã được đề cập trên đây với mong
muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch trên
địa bàn thành phố và thúc đẩy ngành phát triển, tạo ra những dấu ấn
riêng đối với thành phố trong thời gian đến.